doanh nghiệp lớn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng :
Qua những nghiên cứu phân tích ở trên về tình hình cho vay tại Chi nhánh đối với các doanh nghiệp lớn, có thể đưa ra một số giải pháp tăng cường hiệu quả cho vay doanh nghiệp lớn tại Chi nhánh NHCT khu vực Hai Bà Trưng như sau:
3.2.1. Nâng cao chất lượng quy trình thẩm định cho vay
Quy trình thẩm định cho vay phải căn cứ vào văn bản hướng dẫn hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng, cũng như những quy định của Ngân hàng Nhà nước nói chung. Khi quy trình đó được thực hiện một cách đồng bộ, cụ thể, hợp lý và liên tục cập nhật, Ngân hàng sẽ giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động cho vay.
3.2.1.1. Nâng cao chất lượng chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng là văn bản quy định cụ thể các bước trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh, góp phần làm cho chất lượng cho vay ổn định và đạt được mục tiêu ban đầu đề ra. Do đó, chi nhánh cần hoàn thiện các chính sách về đảm bảo, chính sách khách hang, chính sách quy mô và giới hạn cho vay …Đây là những chính sách mang tính quyết định ảnh hưởng tới độ an toàn, quy mô của hoạt động cho vay, do vậy việc đua ra các chính sách này cần phải dựa trên cơ sở nghiên cứu kĩ thực trạng tại chi nhánh, thực trạng các đối tượng khách hang,thực trạng kinh tế và pháo lý.
3.2.1.2. Nâng cao chất lượng hoạt động theo quy trình cho vay :
Quy trình cho vay tại Chi nhánh cần được quy định và hướng dẫn cụ thể hơn nữa. Các bước phải được làm rõ hơn với từng đối tượng khách hàng khác nhau cụ thể như thế nào. Quy trình cần được liên tục cập nhật, điều chỉnh phù
hợp với sự thay đổi của các quy định về pháp luật, môi trường kinh tế, về đặc điểm khách hàng.
Bên cạnh đó, việc thực hiện quy trình cho vay cần mang tính bắt buộc, có sự ràng buộc về trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với quy trình tín dụng, cụ thể trong từng bước thực hiện. Khi có ràng buộc như vậy, việc thực hiện theo các bước trong quy trình tín dụng mới thật sự hiệu quả và chính xác. Ngoài ra, cũng cần xây dựng thêm một một vài công đoạn đặc biệt như thẩm định tài chính, tìm kiếm thông tin, quản lý dư nợ khách hang mang tính chuyên môn hoá cao, từ đó có thể phân công chuyên môn hoá công việc cho các nhân viên tín dụng, nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay.
Ngoài ra, quy trình cho vay cũng cần có sự mềm dẻo , linh hoạt trong từng trường hợp, bởi không phải trong hoàn cảnh nào cũng có thể áp dụng cùng một cách giống nhau. Sự linh hoạt trong sự thống nhất sẽ làm cho hoạt động cho vay được diễn ra với hiệu quả cao hơn. Tính linh hoạt này có được từ sự cụ thể và đầu tư kĩ lưỡng, thấu hiểu thị trường và khách hàng của những người xây dựng quy trình cho vay.
3.2.1.3.Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay
Thẩm định cho vay là cơ sở của một khoản vay tốt. Thẩm định cho vay là khâu thẩm tra tính trung thực và hiệu quả của khách hàng và dự án trên nhìêu tiêu chí, từ đó làm cơ sở cho quyết định cho vay hay không, cho vay như thế nào. Để nâng cao chất lượng thẩm định, Chi nhánh cần tập trung vào một số vấn đề sau:
- Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, đặc biệt đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn có nhiều điểm đặc biệt. Hiện nay, khi mà định hướng phát triền của Chi nhánh là đa dạng hoá cả đối tượng và quy mô khách hàng, việc đánh giá phân loại khách hàng là hết sức cần thiết. Đối tượng doanh nghiệp lớn đang có xu hướng phát triển đa dạng, sáp nhập thâu
tóm, các mô hình tập đoàn đa ngành nghề kinh doanh đòi hỏi cần có những phương thức tiếp cận và thẩm định phù hợp …
- Nâng cao chất lượng thông tin khách hàng: các thông tin cần phải đảm bảo đa dạng, bao quát mọi khía cạnh về khách hàng, ngoài ra thông tin còn phải chính xác, đầy đủ và được cập nhật kịp thời. Từ đó, đưa ra các đánh giá và tiến hành xếp hạng tín dụng khách hàng theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Việc xếp hạng cũng chính là việc phân loại khách hàng để từ đó dễ dang hơn trong việc quản lý và theo dõi khách hàng, trước , trong và sau quá trình cho vay đối với khách hàng.
Muốn việc đánh giá và xếp hạng đạt được tính chính xác cao nhất, cần nâng cấp và đổi mới hệ thống phân tích khách hàng, bao gồm hệ thống tiêu chí tài chính và phi tài chính. Hệ thống tiêu chí tài chính cần xây dựng với mỗi nhóm khách hàng và ngành hàng trong từng giai đoạn cụ thể. Hệ thống tiêu chí phi tài chính, do tính chất định tính nên cần được sử dụng một cách linh hoạt.
Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về những đối tượng doanh nghiệp lớn có quy mô lớn và hoạt động sản xuất kinh doanh phức tạp, có nhiều xu hướng phát triển đa dạng. Việc doanh nghiệp lớn thâu tóm, hay thay đổi hướng sản xuất sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khoản vay đã cấp và những hoạt động cho vay sẽ cấp. Do vậy, khi có cán bộ chuyên trách phụ trách và nghiên cứu sâu về các đối tượng này sẽ theo dõi được hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời có thể tư vấn và kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng thẩm định dự án: Ngân hàng chỉ cho vay khi dự án mà ngân hàng sẽ tài trợ phải đảm bảo hoạt động có lợi nhuận, có khả năng trả nợ cho ngân hàng sau này. Do đó, ngoài việc thẩm định về khách hàng
vay, cần phải chú trọng đặc biệt đến việc thẩm định chất lượng của dự án, từ đó mới có thể ra quyết định cho vay hay không.
Thống nhất mô hình phân tích hiệu quả dự án, hướng tới xây dựng mô hình lượng hoá các chỉ tiêu hiệu quả, rủi ro của dự án. Trong tình hình hiện nay, khi mà Chi nhánh có nhiều dự án lớn nhưng việc thẩm định lại không thể tập trung do thiếu cán bộ, trình độ cán bộ còn hạn chế, chưa xây dựng và thành thạo các phần mềm tính toán lượng hoá các yếu tố của dự án. Việc thống nhất mô hình phân tích hiệu quả dự án sẽ nhằm hướng hoạt động thẩm định theo một chuẩn mực chung và qua đó tránh được tình trạng kém hiệu quả. Tăng cường công tác tìm kiếm nguồn thông tin chính xác và có giá trị cho hoạt động thẩm định.
3.2.1.4.Tăng cường kiểm tra, giám sát món vay của các doanh nghiệp lớn :
Các doanh nghiệp lớn khi vay cũng thường vay những khoản lớn và thường trong thời gian dài, cho nên nếu có vấn đề dẫn đến khách hàng không thể trả nợ hoặc cố tình không trả nợ cho ngân hàng thì sẽ là một tổn thất lớn cho ngân hàng. Bởi vậy, cần phải theo dõi, giám sát khoản vay thường xuyên, liên tục và cặn kẽ trong quá trình nó được sử dụng để tránh việc vốn bị sử dụng không đúng mục đích. Các cán bộ tín dụng cũng cần theo dõi, kiểm tra khoản vay thường xuyên để quản lý và đưa ra những tư vấn hợp lý cho khách hàng trong quá trình sử dụng vốn.
Kiểm tra, giám sát món vay cũng là một khâu quan trọng trong quy trình tín dụng. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát vốn cho vay, Ngân hàng phải thường xuyên đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng. Nếu phát hiện thấy khách hàng có những dấu hiệu đáng ngờ, Ngân hàng phải xử lý theo quyền hạn và nghĩa vụ của mình.
- Kiểm tra thường xuyên, trước khi cho vay (kiểm tra chặt chẽ hồ sơ vay vốn), trong khi cho vay (kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay xem khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích không) và sau khi cho vay (kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, theo dõi thời gian tiêu thụ và thanh toán tiền hàng để đôn đốc thu nợ và lãi kịp thời).
- Theo dõi tình hình thị trường và ngành hàng sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành. Nếu giảm so với giá lúc thế chấp thì cần phải bổ sung tài sản thế chấp hoặc giảm dư nợ tương ứng trên cơ sở thoả thuận giữa khách hàng và Ngân hàng.