Để xác lập các thuộc tính cho thanh Taskbar: Trỏ chuột vào thanh này, bấm nút chuột phải / Chọn Properties / Xuất hiện hộp thoại / Trong mục Taskbar: Chọn Lock the taskbar: Khóa khoảng c
Trang 1Chương 1: CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.Tin học ( Informatics ): Tin học là khoa học nghiên cứu về xử lý thông tin một
2 Máy tính điện tử ( Computer ): Là một loại máy được cấu thành từ các thiết
bị điện tử, cơ khí có chức năng xử lý thông tin một cách tự động bằng chương trình với tốc độ cực nhanh và độ chính xác cao
Những loại máy chúng ta đã có thường biến đổi năng lượng thành năng lượng – VD: Máy nhiệt điện biến đổi nhiệt năng thành điện năng ……
Máy tính điện tử khác hẳn với tất cả các loại máy đã có Nó không biến đổi năng lượng thành năng lượng - Mà nó biến đổi thông tin thành thông tin
Máy tính điện tử xuất hiện đầu tiên tại Mỹ năm 1946 để đáp ứng những yêu cầu của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 – Lúc đó máy tính rất đồ sộ: Máy nặng 30 tấn, sử dụng 18.000 bóng điện tử ( sử dụng công nghệ bóng bán dẫn ), tốc độ đạt vài ngàn phép tính / 1 giây, chương trình ít linh hoạt – Thường dùng để làm những phép tính dài dòng, lặp đi lặp lại, tốn kém thời gian
Đến những năm 70 – 80 của thế kỷ trước, công nghệ vi xử lý ra đời, chúng ta đã chế tạo được những máy tính có kích thước nhỏ hơn nhưng có khả năng tính toán mạnh hơn – đạt khoảng vài triệu đến một tỷ phép tính / 1 giây
Để đáp ứng yêu cầu sử dụng của con người ở những mức độ khác nhau, hiện nay có nhiều loại máy tính cùng song song tồn tại và phát triển - Những máy này khác nhau về kích thước, tính năng, tốc độ và giá thành ……
* Máy vi tính ( Máy tính cá nhân – Personal Computer – PC )
+ Ra đời vào năm 1981 của hãng IBM
+ Là loại máy tính thông dụng nhất hiện nay – Có rất nhiều người sử dụng loại máy tính này ( cơ quan, trường học, gia đình …… )
+ PC có đặc điểm: Giá thành tương đối rẻ ( 5 – 7 triệu VNĐ ), kích thước nhỏ, gọn, dễ sử dụng, ít hư hỏng, chi phí khai thác và bảo hành thấp, tính năng tác dụng của nó ngày càng được hoàn thiện
Trang 2+ Máy vi tính hiện nay có nhiều kiểu dáng khác nhau tuỳ theo hãng và năm sản xuất …… ( IBM, Intel, Datamini, Việt Nam, Compact …… )
* Trạm làm việc ( Worktation ): Có kích thước bằng PC, nhưng có công suất tính
toán mạnh hơn nhiều so với PC Trạm làm việc có khả năng nhập, xuất đồ họa tốt – nên nó được sử dụng nhiều trong các ứng dụng kỹ thuật, đặc biệt là thiết kế
* Máy tính lớn ( Mainframe Computer ): Là các cỗ máy có kích thước lớn, đắt
tiền – Nó có công suất tính toán mạnh ( đạt khoảng 250 triệu phép tính / giây ) – Vì vậy, máy tính lớn thường được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại như ngân hàng, cao ốc kinh doanh, công ty bảo hiểm, công ty cấp nước, điện lực …… Ngoài
ra, nó còn được sử dụng trong các hệ thống mạng lớn ( nó có thể chia sẻ cho hơn 500 máy tính con cùng một lúc truy cập vào máy tính trung tâm )
* Siêu máy tính ( Super Computer ): Là các máy tính có công suất tính toán cực mạnh – Được dùng trong các công việc tính toán với các số rất lớn như dự báo thời tiết, thiết kế máy bay, nghiên cứu hạt nhân, điều khiển các chuyến bay vũ trụ ……
Và hiện nay, xu hướng chung của công nghệ máy tính là làm sao cho máy tính gọn nhẹ hơn về cấu tạo, tốc độ xử lý cao, tích hợp nhiều chức năng ( máy tính, điện thoại, đầu máy CD để nghe nhạc, xem ti vi …… ), tiến tới có khả năng giao tiếp với người bằng tiếng nói, có khả năng trí tuệ nhân tạo ( biết suy luận giống con người ) …… và giá thành ngày càng hạ
3 Dữ liệu ( Data ): Dữ liệu là tất cả những gì mà con người có thể thu nhận được
bằng các giác quan của mình
Dữ liệu có nhiều hình thức thể hiện: Chữ viết, lời nói, hình ảnh ( tranh vẽ ), tín hiệu điện ( điện, từ, quang, nhiệt độ ), hành vi cử chỉ ( khóc, cười, nheo mắt ) ……
=> Như vậy dữ liệu là tất cả các sự việc, các hình ảnh chúng ta nhu nhận được bằng các giác quan trong cuộc sống
4 Thông tin ( Information ): Thông tin là tất cả những gì có thể đem đến cho con
người những hiểu biết về các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan
Thông thường dữ liệu chúng ta thu nhận được là những sự việc, những hình ảnh thô mang ít ý nghĩa cho đến khi chúng được xử lý ( sắp xếp, tính toán …… theo một cấu trúc nào đó ) sẽ xuất ra những dữ liệu có ý nghĩa hơn Những dữ liệu có ý nghĩa hơn này được gọi là thông tin
=> Như vậy, có thể hiểu thông tin là ý nghĩa được gắn vào dữ liệu – Hay thông tin được chứa trong dữ liệu – Còn dữ liệu là vật liệu mang thông tin
VD: Đang đi trên đường -> Đèn đỏ bật sáng -> Các phương tiện tham gia giao thông phải dừng lại
- Đèn đỏ bật sáng => Là một hình thức của dữ liệu, mắt ta thu nhận được
- Các phương tiện tham gia giao thông phải dừng lại => Là thông tin
Trang 3VD: Nhìn thấy một người đang cười -> Bằng kinh nghiệm cho ta thấy người đó đang vui: - Nhìn thấy một người đang cười => Là dữ liệu
- Người đó đang vui => Là thông tinThông tin tồn tại một cách khách quan trong cuộc sống, nó có thể được ghi lại lưu giữ và truyền đi – VD: Những điều mà chúng ta nghe thấy, nhìn thấy hàng ngày như: Dự báo thời tiết, giá điện đang tăng …… chính là thông tin
Việc chúng ta ghi lại những điều này ra giấy là chúng ta ghi lại thông tin
Còn việc chúng ta nói điều này cho người khác nghe gọi là truyền tin
5 Tính năng của máy tính điện tử.
- Tốc độ xử lý: Máy tính điện tử có tốc độ xử lý thông tin cực kỳ nhanh, độ
chính xác cao
Tốc độ xử lý của máy tính là tốc độ điện tử Cho nên ưu điểm chính của máy tính là có tốc độ xử lý thông tin cực kỳ nhanh với độ chính xác cao ( cao hơn con người rất nhiều – nó có thể thực hiện hàng triệu đến một tỷ phép tính trên một giây )
VD: Một nhà thiên văn thời trung cổ tên là Tycho Brahe đã dành toàn bộ cuộc đời mình để quan sát và ghi nhận vị trí của các hành tinh
Học trò của ông là Johannes Kepler, sau khi nghiên cứu kết quả quan sát của Thầy đã cảm nhận ra một qui luật chuyển động của các hành tinh Và ông đã bỏ ra mấy chục năm để xử lý nhừng ghi nhận này bằng những phép tính dài dòng, phức tạp Mãi tới năm 1621, Kepler mới công bố qui luật về sự chuyển động của các hành tinh
Sau này ngành hàng không vũ trụ đã sử dụng chúng để lập kế hoạch cho các chuyến bay vào không gian
=> Như vậy, Kepler và người Thầy của mình đã mất hơn một cuộc đời để thực hiện những phép tính phục vụ cho các qui luật về sự chuyển động của các hành tinh
Ngày nay một sinh viên ngành thiên văn học chỉ cần dùng một chiếc máy tính có thể kiểm chứng được những phép tính đó trong vài giờ
VD: Trong mục chuyện lạ Việt Nam, có câu chuyện về một em bé ở Bắc Giang có khả năng làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, khai căn các số có 3 chữ số nhanh bằng tốc độ của máy tính Đây là một tiềm năng của con người mà không phải ai cũng có Mặt khác, đó chỉ là những phép tính đơn giản – Còn những phép tính phức tạp thì khả năng của con người thua xa tốc độ của máy tính điện tử
- Khả năng lưu trữ thông tin: Máy tính điện tử có khả năng lưu trữ một khối
lượng thông tin khổng lồ trong những thiết bị gọn nhỏ Thông tin được lưu trữ an toàn Khi cần lấy ra rất nhanh, độ chính xác cao
VD: Một đĩa cứng của máy vi tính Pentium III = 40 GB
Cứ 1 GB được khoảng 10.000 trang văn bản
Trang 4Với 40 GB sẽ lưu trữ 400.000 trang văn bản = khoảng 120 – 150 triệu ký tự.
=> Như vậy, một thư viện lớn chỉ cần chứa trong vài đĩa cứng là đủ Nên hiện nay ở các thư viện quốc gia, các trường đại học lớn, các trung tâm nghiên cứu …… người ta đã xây dựng được thư viện điện tử – Mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Xử lý dữ liệu tự động bằng chương trình đã định sẵn: Thông thường máy tính
điện tử có thể làm được các phép tính nhập / xuất, +, -, *, ?, so sánh …… Các máy tính tay ( caculator ) cũng có thể làm được những phép tính này
Nhưng việc xử lý dữ liệu của máy tính điện tử khác với máy tính tay ở chỗ: + Máy tính tay cần đến sự can thiệp của con người ở mỗi bước xử lý dữ liệu – VD: Để thực hiện phép tính 2 + 3 = 5, ta phải làm như sau:
Nhấn phím số 2 để nhập liệu ( toán hạng )Nhấn phím dấu + để nhập phép tính ( toán tử )Nhấn phím số 3 để nhập liệu ( toán hạng )Nhấn phím dấu = để xuất hiện kết quả lên màn hình
Xem kết quả xong, nếu cần chúng ta phải ghi lại trên giấy
=> Nếu chúng ta không nhấn phím từng bước, máy tính cầm tay không biết công việc phải làm
+ Còn máy tính điện tử xử lý dữ liệu một cách tự động, không cần đến sự can thiệp của con người – Thậm chí sự can thiệp không cần thiết của con người có thể làm máy tính ngưng hoạt động ( treo máy )
Tuy nhiên, máy tính điện tử thông minh nhưng không khôn Chúng không thể quyết định được khi nào thì thực hiện công việc gì: nhập, xuất, tính toán, so sánh ……
Do vậy, để máy tính điện tử có thể làm việc được, chúng ta phải cung cấp cho nó một tập hợp các lệnh gọi là chương trình để hướng dẫn máy tính làm việc
=> Như vậy chúng ta thấy rằng máy tính xử lý dữ liệu thành thông tin một cách tự động dưới sự điều khiển của một chương trình được lưu trữ trên máy ( trong bộ nhớ RAM ) => Do vậy, máy làm việc rất nhanh và độ chính xác cao
II CẤU TẠO CỦA MÁY VI TÍNH ( PC )
Nói một cách tổng quát thì một máy tính điện tử có hai hệ thống
Hệ thống các thiết bị gọi là phần cứng
Hệ thống các chương trình gọi là phần mềm
1 Phần cứng ( Hardware ): Là các thiết bị máy móc tạo nên máy tính điện tử.
Là tất cả những cái chúng ta có thể nhìn thấy, cầm nắm được
Trang 5Phần cứng gồm 4 bộ phận.
a/ Thiết bị nhập ( Input ): Là những thiết bị cho phép nhập dữ liệu vào máy tính.
Thiết bị nhập gồm có: Bàn phím, con chuột, máy quét, camera số, chụp hình số, webcam, modem ……
b/ Bộ xử lý trung tâm ( Central Processing Unit – CPU - Bộ vi xử lý – Con chip )
Đây là bộ não của máy tính – Đảm nhận việc tính toán và điều khiển mọi hoạt động của máy tính
CPU có 3 bộ phận chính:
- Khối điều khiển ( Control Unit - CU ): Có chức năng điều khiển việc thực
hiện các lệnh và điều phối sự trao đổi thông tin giữa CPU và các thiết bị ngoại vi ( Vì tốc độ của hai bộ phận này không tương ứng: Bộ xử lý trung tâm hợp thành từ các mạch điện tử -> có tốc độ làm việc điện tử – Còn các thiết bị ngoại vi là các bộ phận điện cơ -> có tốc độ làm việc chậm hơn nhiều )
- Khối tính toán số học và lôgic ( Arithmetic Logical Unit – ALU ): Là nơi thực
hiện các phép toán số học, lôgic, so sánh Có chức năng mã hóa và giải mã ( Mã hóa là chuyển từ ngôn ngữ cấp cao sang ngôn ngữ máy – Giải mã là chuyển từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ cấp cao )
- Các thanh ghi ( Reg ): Dùng để lưu trữ tạm thời các lệnh và dữ liệu đang
được xử lý
c/ Bộ nhớ: Dùng để lưu trữ tạm thời hay lâu dài các câu lệnh, các chương trình, dữ
liệu, thông tin ……
Bộ nhớ gồm hai loại: Bộ nhớ trong và Bộ nhớ ngoài
* Bộ nhớ trong ( bộ nhớ chính ): Gồm có RAM và ROM
- Bộ nhớ ROM ( Read Only Memory ): Là bộ nhớ dùng để chứa những thông tin
cần thiết, tối thiểu để máy có thể hoạt động được khi chưa có phần mềm ( Khi mua máy mới về, chưa cài phần mềm – Chúng ta cắm điện và mở máy lên thấy trên màn hình có dòng sáng hoặc các chấm sáng nhấp nháy, có tiếng sôi giống như mở ti vi mà chưa có sóng của đài truyền hình – là do ROM điều khiển )
+ ROM là một con chip ( đã được nạp phần mềm ) gắn trên bo mạch chủ của máy tính
+ Phần mềm trên ROM sẽ được đọc đầu tiên sau khi máy tính khởi động và phần mềm này sẽ nạp hệ điều hành vào bộ nhớ RAM
+ Thông tin trên ROM là những chương trình do nhà sản xuất phần cứng viết và ghi cố định vào trong máy – Nên chỉ có thể đọc và sử dụng, không thay đổi được
+ Khi bị mất nguồn điện thông tin trong ROM vẫn còn
Trang 6- Bộ nhớ RAM ( Random Access Memory ): Là bộ nhớ dùng để chứa tất cả các
câu lệnh, các dữ liệu có liên quan tới chương trình đang chạy
+ RAM được chế tạo bởi các vi mạch Nó có các chân để nối với các bus địa chỉ, bus số liệu, bus điều khiển
+ Về mặt tổ chức bộ nhớ RAM, người ta ghép 8 bit ( 1 byte ) thành một ô nhớ.+ Các ô nhớ được đánh số thứ tự gọi là địa chỉ ô nhớ ( address ) Và bộ điều khiển nhận dạng ô nhớ bởi địa chỉ của ô nhớ ( Địa chỉ ô nhớ khác nội dung của ô nhớ – Nội dung ô nhớ là thông tin chứa trong ô nhớ )
+ Số lượng địa chỉ tùy thuộc vào số lượng các bit dùng để trỏ địa chỉ ô nhớ => Như vậy, dung lượng bộ nhớ tùy thuộc vào số lượng các bit dùng để trỏ địa chỉ
Máy 8080 XT dùng 16 bit địa chỉ = 2 16 byte nhớ = 64 KB bộ nhớ
Máy 8086 XT dùng 20 bit địa chỉ = 2 20 byte nhớ = 01 MB bộ nhớ
Máy 80286 AT dùng 24 bit địa chỉ = 2 24 byte nhớ = 16 MB bộ nhớ
Máy 80386 AT dùng 32 bit địa chỉ = 2 32 byte nhớ = 04 GB bộ nhớ
+ Dung lượng của RAM quyết định tốc độ và tính linh hoạt của máy tính RAM càng lớn máy tính xử lý càng nhanh ( RAM hiện nay từ 128 – 512 MB )
+ RAM có đặc điểm sau:
Tốc độ đọc ghi thông tin cực nhanh và trực tiếp ( khác với tuần tự )
Để đọc bộ nhớ ROM cần khoảng vài trăm nS ( nanôgiây – 1/triệu giây )Để đọc bộ nhớ SRAM cần khoảng một chục nS
Để đọc bộ nhớ DRAM cần khoảng 60 nS
Do đặc điểm này nên RAM có giá thành cao Vì vậy, để giảm giá thành người
ta thường chỉ gắn một số nhất định thanh RAM vào máy tính ( 16, 32, 64, 128, 256 … ) Các máy Noname thường gắn DRAM
Thông tin trong RAM sẽ bị mất khi mất nguồn điện
* Bộ nhớ ngoài ( bộ nhớ phụ ): Là các thiết bị dùng để lưu trữ thông tin lâu dài
trên máy tính
- Bộ nhớ ngoài gồm: Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, đĩa VCD, băng từ ……
- Bộ nhớ ngoài có đặc điểm chung:
+ Tốc độ chậm hơn nhiều so với RAM và ROM ( 360 – 3.600 vòng / phút )+ Không mất thông tin khi bị mất nguồn điện
+ Dễ bị hư, giá thành rẻ
Trang 7d/ Thiết bị xuất: Là những thiết bị cho phép xuất thông tin ra ngoài
Thiết bị xuất gồm: Màn hình, máy in, máy vẽ, modem ……
2 Phần mềm ( Soft ware ): Là toàn bộ các chương trình cho phép phần cứng thực
hiện một công việc hữu ích trên máy tính
Phần mềm có nhiều loại:
- Phần mềm hệ thống ( HĐH ): OS/2, MS – DOS, WINDOWS từ 9X …… XP
- Phần mềm tiện ích: NC, NU, PC – Tool ……
- Phần mềm ứng dụng: Word, Excel, Access, Foxpro ……
- Các ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ cấp thấp: Ngôn ngữ máy, Hợp ngữ ……
Ngôn ngữ cấp cao: Pascal, C, C ++ ……
=> Như vậy, ta thấy bộ xử lý của máy tính điện tử rất thông minh nhưng không thể làm được gì nếu không có chương trình điều khiển nó Do vậy rõ ràng sự thông minh của máy tính điện tử là do phần mềm quyết định chứ không phải là phần cứng Hay nói cách khác nếu không có phần mềm, phần cứng sẽ trở nên vô dụng
III CÁC HỆ ĐẾM DÙNG TRONG TIN HỌC.
1 Hệ đếm thập phân ( Hệ cơ số 10 – Decimal System – Ký hiệu là D )
- Hệ này dùng 10 chữ số ( 0, 1 …… 9 ) để biểu diễn, đếm, tính toán các số
- 10 được gọi là cơ số, các số trong hệ cơ số 10 được gọi là các ký số thập phân
- Mọi số TP đều biểu diễn được dưới dạng tổng các số với lũy thừa cơ số 10 VD: 32 11 50 = 3 * 102 + 1 * 101 + 5 * 100 = 300 + 10 + 5
11 20,3-1 4-2 = 1 * 101 + 2 * 100 + 3 * 10-1 + 4 * 10-2 = 10 + 2 + 0,3 + 0,04
- Chúng ta dùng hệ đếm này trong cuộc sống hàng ngày và trong khi viết các chương trình bằng ngôn ngữ lập trình cấp cao
2 Hệ đếm nhị phân ( Hệ cơ số 2 –Binary System – Ký hiệu là B )
- Hệ này dùng 2 chữ số ( 0 và 1 ) để biểu diển, đếm, tính toán các số
- 2 được gọi là cơ số, các số trong hệ cơ số 2 được gọi là các ký số nhịphân
- Mọi số của hệ nhị phân đều biểu diễn được dưới dạng thập phân bằng tổng các số với lũy thừa cơ số 2
VD: 12 11 00 = 1 * 22 + 1 * 21 + 0 * 20 = 4 + 2 + 0 = 6 D
13 12 11 00 = 1 * 23 +1 * 22 + 1 * 21 + 0 * 20 = 8 + 4 + 2 + 0 = 14 D
Trang 8- Chúng ta dùng hệ đếm này để biểu diễn, đếm, tính toán dữ liệu trong máy tính – Vì hệ cơ số 2 đơn giản về mặt cấu trúc ( chỉ có 2 ký số ) nên dễ tạo ra các mạch điện để thực hiện các phép toán số học, lôgic, so sánh Ở đây, người ta qui định: 1 là có điện và 0 là không có điện hoặc 1 là mở, 0 là tắt ……
- Cách đếm số – Đếm giống như đếm số thập phân
VD: Hệ thập phân: Bắt đầu đếm từ 0, 1, 2 …… 9
Hết số về 0 phía trước tăng thêm 1 = 10 …… 19Hết số về 0 phía trước tăng thêm 1 = 20 ……
Hệ nhị phân: Bắt đầu đếm từ 0, 1
Hết số về 0 phía trước tăng thêm 1 = 10, 11Hết số về 0 phía trước tăng thêm 1 = 100, 101, 111
3 Hệ bát phân ( Hệ cơ số 8 – Octal - Ký hiệu là O )
- Hệ này dùng 8 chữ số ( 0, 1 …… 7 ) để biểu diễn, đếm, tính toán các số
- 8 gọi là cơ số, các số trong hệ cơ số 8 được gọi là các ký số bát phân
- Mọi số bát phân đều biểu diễn được dưới dạng thập phân bằng tổng các số với lũy thừa cơ số 8
VD: 12 11 60 = 1 * 82 + 1 * 81 + 6* 80 = 64 + 8 +6 = 78 O
- Chúng ta dùng hệ đếm này để biểu diễn các số của hệ nhị phân – Một ký hiệu trong hệ 8 tương ứng với 3 ký số nhị phân
VD: Dãy nhị phân: 001 010 111 011
Dãy thập lục phân: 1 2 7 3 = 1273
=> Như vậy, 12 ký số nhị phân sẽ được biểu diễn rất gọn bằng 4 ký số bát phân
- Cách đếm số: Bắt đầu đếm 0, 1, 2 …… 7
Hết số về 0 phía trước tăng thêm 1 = 10, 11 …… 17Hết số về 0 phía trước tăng thêm 1 = 20, 21 …… 27Hết số về 0 phía trước tăng thêm 1 = 30, 31 …… 37 ……
Trang 94 Hệ thập lục phân ( Hệ cơ số 16 – Hexa Decimal - Ký hiệu là H )
- Hệ này dùng 16 chữ số ( 0, 1 …… 9, A, B, C, D, E, F ) để biểu diễn, đếm, tính toán các số
- 16 gọi là cơ số, các số trong hệ cơ số 16 được gọi là các ký số thập lục phân
- Mọi số TLP đều biểu diễn được dưới dạng thập phân bằng tổng các số với lũy thừa cơ số 16
VD: 12 11 A0 = 1 * 162 + 1 * 161 + A * 160 = 256 + 16 +10 = 182D
- Chúng ta dùng hệ đếm này để biểu diễn các số của hệ nhị phân – Một ký hiệu trong hệ 16 tương ứng với 4 ký số nhị phân
VD: Dãy nhị phân: 0001 0010 1110 1101 B
Dãy thập lục phân: 1 2 E D = 12ED H
=> Như vậy, 16 ký số nhị phân sẽ được biểu diễn rất gọn bằng 4 ký số TLP
- Cách đếm số: Bắt đầu đếm 0, 1, 2 …… 9, A, B, C, D, E, F
Hết số về 0 phía trước tăng thêm 1 = 10, 11 …… 1FHết số về 0 phía trước tăng thêm 1 = 20, 21 …… 2FHết số về 0 phía trước tăng thêm 1 = 30, 31 …… 3F ……
5 Cách chuyển đổi giữa các hệ đếm:
a/ Từ nhị phân, bát phân, thập lục phân sang thập phân.
- Đánh trọng số từ phải qua trái bắt đầu từ số 0
- Nhân từng số với cơ số lũy thừa trọng số rồi cộng lại
VD: 12 11 00 = 1 * 22 + 1 * 21 + 0 * 20 = 4 + 2 + 0 = 6 D
12 11 A0 = 1 * 162 + 1 * 161 + A * 160 = 256 + 16 +10 = 182 H
b/ Từ thập phân sang nhị phân, bát phân, thập lục phân.
- Chia liên tiếp cho cơ số
- Lấy phần dư viết theo chiều ngược lại
VD: 25 chia cho 2 bằng 12 dư 1
12 chia cho 2 bằng 6 dư 0
6 chia cho 2 bằng 3 dư 0 = 11001 B
3 chia cho 2 bằng 1 dư 1
1 chia cho 2 bằng 0 dư 1
Trang 10VD: 850 chia 16 bằng 53 dư 2
5 chia 16 bằng 0 dư 3
c/ Từ nhị phân sang bát phân và ngược lại
- Từ nhị phân sang bát phân: Nhóm 3 bit nhị phân thành một số bát phân
d/ Từ nhị phân sang thập lục phân và ngược lại
- Từ nhị phân sang thập lục phân: Nhóm 4 bit nhị phân thành một số thập phân
Trang 11Chương 2: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOW XP
I KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG HỆ ĐIỀU HÀNH
1 Khái niệm hệ điều hành ( Operating System – OS ): Là một phần mềm hệ
thống Phần mềm này bao gồm các chương trình được xây dựng sẵn nhằm giúp cho người sử dụng điều khiển máy tính thuận tiện và hiệu quả
Hệ điều hành là một phần mềm cơ sở và quan trọng: Nhờ có hệ điều hành mà máy tính và người sử dụng có thể trao đổi thông tin được với nhau
Người sử dụng chỉ có thể làm việc được với máy sau khi đã nạp hệ điều hành vào bộ nhớ RAM
2 Chức năng của hệ điều hành: Có 4 chức năng cơ bản sau:
- Quản lý, phân phối và thu hồi bộ nhớ
- Điều khiển việc thực hiện các chương trình
- Điều khiển các thiết bị bên trong, thiết bị ngoại vi
- Quản lý thông tin ( nhập / xuất / lưu trữ )
II HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
Quá trình phát triển của Hệ điều hành WINDOWS:
- Phần mềm MS WINDOWS 3.0 được đưa ra thị trường từ tháng 05/1990
- Phần mềm MS WINDOWS 3.1 và 3.1.1 được đưa ra thị trường năm 1993
- Hệ điều hành MS WINDOWS 95 đưa ra thị trường năm 1995
Trang 12- Sau đó là WINDOWS 97, 98, 2000, XP ……
2 Đặc điểm của Hệ điều hành WINDOWS
- Giao diện người sử dụng: Giao diện là môi trường giao tiếp giữa người sử
dụng và máy tính: HĐH MS – DOS là giao diện dòng lệnh Hỗ trợ bằng Phần mềm
NC dùng giao diện thực đơn - Đến WINDOWS: Dùng giao diện đồ họa bằng cách sử dụng các biểu tượng, hộp danh sách, nút chọn, cửa sổ; Cách sắp xếp và bố trí màn hình giống như trên bàn làm việc
- Tên File: Tên tập tin dài, không giới hạn tối đa 8 ký tự như MS - DOS
- Folder: Quan niệm một đối tượng này có thể được chứa trong một đối tượng
khác Đối tượng chứa gọi là Folder Vậy thư mục là Folder ( DOS gọi là Directory )
- Đa phương tiện ( Multimedia ): Cho phép vừa làm việc vừa nghe nhạc, xem
phim VCD nhờ các ứng dụng kèm sẵn
- Đa nhiệm: tại một thời điểm, WINDOWS cho phép chạy nhiều chương trình
ứng dụng chạy song song Và có thể chia sẻ thông tin giữa các trình ứng dụng này
- Cơ chế Plug and Play ( cắm và chạy ): Khi có sự thay đổi về phần cứng ( các
thiết bị ) của máy tính WINDOWS có khả năng tự động nhận biết và cài đặt lại cấu hình của các thiết bị ( trong tập COFIG.SYS )
- Chế độ bảo vệ: Trong trường hợp, khi một ứng dụng có sự cố xảy ra và hiện
tượng treo máy ( halt ), WINDOWS sẽ hủy ứng dụng đó trong khi ứng dụng khác vẫn hoạt động
- Kết nối với mạng: WINDOWS cung cấp các khả năng có sẵn đễ nối mạng
giữa các máy tính, cung cấp trình ứng dụng để truy cập và sử dụng tài nguyên trên mạng – VD: Internet Explore, Microsoft Mail, Microsoft Fax, Microsoft Exchange …
- Trình tiện ích Maitenance Wizard: giúp máy tính có thể tự bảo trì và giúp
máy có thể hoạt động với hiệu suất tối đa bằng việc tự động xóa bỏ các tập tin không cần thiết, tối ưu hóa dữ liệu trên đĩa cứng
3 Yêu cầu về phần cứng khi chạy WINDOWS
- Máy PC Multimedia có bộ vi xử lý 486 DX - 66 MHz
- Bộ nhớ RAM có 16 MB trở lên
- Đĩa cứng từ 120 – 295 MB còn trống
- Màn hình VGA tr73 lên – Nên dùng Super VGA 256 màu
- Con chuột máy tính
- Ổ đĩa CD – ROM: Để cài đặt các file Clipart, các Font chữ, các File Video và File âm thanh mà trên bộ cài đặt không có
III HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS XP
Trang 131 Khởi động WINDOWS XP
- Với hệ điều hành WINDOWS nói chung khi ta nhấn nút Power trên CPU máy tính sẽ tự khởi động Khi khởi động xong sẽ xuất hiện màn hình chính ( màn hình nền
- Desktop ) của WINDOWS
- Còn Hệ điều hành WINDOWS XP, để bảo mật thông tin và quản lý người sử dụng máy đặc biệt là các máy tính đã nối mạng Ta thực hiện theo các thao tác sau:
+ Nhấn nút Power trên CPU Đợi một lúc sẽ thấy xuất hiện màn hình chào hỏi của WINDOWS XP – Yêu cầu nhấn tổ hợp 3 phím Ctrl + Alt + Del
+ Xuất hiện hộp thoại đăng nhập cho chúng ta nhập tên người sử dụng và mật khẩu kèm theo ( nếu có )
- Nhập xong, ta nhấp chuột vào nút OK
Nếu nhập đúng, máy tính sẽ khởi động và xuất hiện màn hình chính Nếu nhập sai, máy tính sẽ yêu cầu nhập lại
2 Kết thúc chạy WINDOWS XP
- Đóng các ứng dụng đã mở để về lại màn hình chính của WINDOWS XP
- Bấm nút Start / Chọn Shutdown
- Xuất hiện hộp thoại:
Trang 14+ Chọn Log off Administrator: Đóng các ứng dụng trở lại màn hình đăng nhập+ Chọn Shutdown: Kết thúc làm việc với WINDOWS XP, đồng thời máy tự
động tắt luôn CPU+ Restart: Đóng các ứng dụng - Khởi động lại WINDOWS XP
+ Chọn Stadby: Chuyển máy tính qua chế độ chờ, ít tốn điện
- Chọn Shutdown rồi OK
Note: Nếu đang làm việc mà máy bị treo ( không còn điều khiển được bằng bàn phím
hay con chuột ), ta phải khởi động lại máy tính bằng cách
C1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del / Xuất hiện hộp thoại Windows
Secuirity / Chọn ShurtDown
C2: Mở Start / Chọn ShutDown / Xuất hiện hộp thoại Sutdown Windows / Chọn Restart
C3: Tắt máy tính theo kiểu áp đặt: Tức là nhấn nút POWER - Hoặc nhấn nút Reset trên CPU ( dùng tay nhấn và giữ nút POWER khoảng trên 30 giây )
3 Giới thiệu màn hình chính của WINDOWS XP
Trang 15- Các Shortcut: Biểu tượng của một chương trình hoặc một tập tin Các biểu
tượng này có thể do WINDOWS XP tạo ra khi cài đặt hoặïc do người sử dụng tạo ra –Các Shortcut do người sử dụng tạo ra thì có thể xóa được – Để khởi động một chương trình hay mở một tập tin ta nhấp đôi chuột vào Shortcut chương trình hay tập tin đó
- Thanh tác vụ ( Taskbar ): Thanh hiển thị các ứng dụng đang hoạt động – Để
chọn ứng dụng nào ta nhấp chuột vào tên ứng dụng đó
Để xác lập các thuộc tính cho thanh Taskbar: Trỏ chuột vào thanh này, bấm nút chuột phải / Chọn Properties / Xuất hiện hộp thoại / Trong mục Taskbar:
Chọn Lock the taskbar: Khóa khoảng chứa nhóm các biểu tượng khởi động nhanh chương trình trên taskbar ( không di chuyển được )
Các biểu tượng chương trình
Thanh tác vụ( Taskbar )
Thanh Short cut Bar
Nút Start
Biểu tượng WINDOWS XP
Nút đồng hồ
Trang 16Chọn Auto – hide the taskbar: Tự động ẩn thanh taskbar, chỉ xuất hiện khi trỏ
chuột tới vị trí của thanh này
Chọn Keep the taskbar on top of other windows: Giữ thanh taskbar luôn nằm trên các cửa sổ chương trình khác ( dù có phóng to vẫn chừa lại một phần để hiển thị thanh taskbar – Giống Always on top của WINDOWS 98, 2000 )
Chọn Grup similar taskbar buttons: Có thể mở rộng hay thu hẹp khoảng chứa
nhóm cácbiểu tượng khởi động nhanh chương trình trên taskbar ( thêm biểu tượng mới và di chuyển được )
Chọn Show Quick Launch: Hiện nhóm cácbiểu tượng khởiđộng nhanh chương trình ở cạnh nút Start
Chọn Show the clock: Hiện đồng hồ hệ thống.
Chọn Hide inactive icons: Ẩn các biểu tượng bên góc dưới bên phải
- Thanh Shortcut Bar: Chứa các biểu tượng dùng để khởi động nhanh các
chươngtrìnhthườngsử dụng Muốnthayđổithuộctínhnhấn chuột phải chọn Customize
- Nút Start: Dùng để mở Program Menu – Là menu hệ thống của WINDOWS
Muốn thay đổi chế độ hiển thị của nút Start
Ta trỏ chuột vào thanh này, nhấn nút chuột phải / Chọn Properties / Trong mục Start Menu + Chọn Start Menu ( kiểu của WINDOWS XP )
+ Chọn Classic Start Menu kiểu của WINDOWS 9X )
Trong menu hệ thống của WINDOWS XP có các công cụ sau:
Menu Program : Chứa danh mục các chương trình ứng dụng
Menu Document: Chứa các tập tin mới nhất và cho phép mở bằng chuột
Trang 17Menu Settings: Hỗ trợ cài đặt, quản trị các thông số của hệ thống.
Menu Search: Hỗ trợ tìm kiếm thông tin trên máy
Menu Help and Support: Mở phần trợ giúp
Menu Run: Chạy chương trình trên đĩa CD, đĩa mềm
4 Cách sử dụng chuột, menu và bàn phím.
a/ Sử dụng chuột.
* Hình dạng chuột: Thông thường chuột có một trong 3 dạng sau:
- Dạng mũi tên: Cho phép bấm chọn biểu tượng hoặc đề mục
- I Dạng chuột đang trong văn bản
- Dạng đồng hồ cát: Windows đang thực hiện các tác vụ, yêu cầu đợi
* Các thao tác trên chuột.
- Nhấp ( Click ): Nhấp nút trái chuột rồi nhả ngay
- Nhấp đúp ( Double Click – D_Click ): Nhấp nút chuột trái hai lần liên tiếp.
- Kéo ( Drag ): Nhấp nút trái và giữ nguyên khi di chuyển chuột ( rê chuột ).
- Trỏ ( Point ): Di chuyển chuột cho đến khi mũi tên trên màn hình chỉ vào
biểu tượng hoặc đề mục cần chọn
b/ Sử dụng menu: Trong mỗi cửa sổ ứng dụng ngoài menu điều khiển còn có thanh menu chưa các lệnh riêng của ứng dụng này
Các thể hiện thường gặp trên menu.
- Lệnh bị mờ ( màu nhạt ): Là lệnh không được chọn tại thời điểm hiện tại
- Lệnh sau đó có dấu ( ): Là lệnh sau khi chọn sẽ xuất hiện hộp thoại
- Lệnh có dấu R ở trước: Là lệnh đang có hiệu lực
- Tổ hợp phím sau một lệnh hoặc ký tự có gạch chân trong lệnh: Là phím nóng, dùng để chọn lệnh mà không cần mở menu
- Shortcut menu: Khi nhấp chuột phải tại vị trí bất kỳ mục nào sẽ xuất hiện một menu lệnh phù hợp với ngữ cảnh Menu lệnh này bao gồm các lệnh quen thuộc cần sử dụng trong thời điểm này
c/ Sử dụng bàn phím:
- Alt + Spacebar: Mở hộp menu điều khiển ( control menu box )
- Alt hoặc F10: Chọn ( bật ) thanh menu
- Shift + F10: Xem Shortcut menu của mục đã chọn
Trang 18- Ctrl + Shift + Drag Mouse: Tạo Shortcut.
- Alt + Enter hoặc Alt + D_Click: Xem thuộc tính ( Properties )
- Alt + Tab: Chuyển qua ứng dụng khác
- Alt + F4: Thoát khỏi ứng dụng hiện hành
- Ctrl + Drag Mouse: Copy tập tin hoặc thư mục ( File or Folder )
- Ctrl+C: Sao chép ( copy )
- Ctrl + X: Cắt ( cut )
- Ctrl + V: Dán ( paste )
- Ctrl + Z: Phục hồi ( undo )
- F1: Mở cửa sổ trợ giúp ( help )
- F2: Đổi tên mục chọn
- F5: Cập nhật cửa sổ
5 Cách khởi động và kết thúc một ứng dụng
a/ Cách khởi động một ứng dụng
- C1: Mở Start / Chọn Program / Click chuột vào chương trình cần chạy
- C2: D_Click vào biểu tượng chương trình cần chạy trên thanh Shortcut Bar
- C3: D_Click vào biểu tượng chương trình cần chạy trên Destop
- C4: Click chuột vào biểu tượng chương trình trên thanh tác vụ ( taskbar )
- C5: Mở My Computer / Tìm và Click chuột vào chương trình cần chạy
- C6: Trong trường hợp chương trình muốn chạy không có Shortcut, không có tên trong Program Menu – Ta sẽ sử dụng lệnh Run trên Start Menu hoặc Mở Windows Explorer / Chọn tập tin EXE để chạy
VD: Muốn chạy chương trình NC trên C\NC ta làm như sau: Mở nút Start / Chọn Run / Xuất hiện hộp thoại - Trong mục Open ta gõ lệnh: C:\NC\NC – Nếu không nhớ đường dẫn tới tập tin EXE cần chạy thì dùng nút Browse để dò tìm / OK
b/ Cách kết thúc một ứng dụng
- C1: Click chuột vào nút Close Button X ở góc trên bên phải cửa sổ
Trang 19- C2: Click chuột vào hộp menu điều khiển ( Control Menu Box ) ở góc trên bên trái cửa sổ / Chọn Close Hoặc D_Click chuột tại hộp menu điều khiển
- C3: Click chuột phải tại nút đại diện trên thanh tác vụ / Chọn Close
- C4: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4
- C5: Mở thực đơn File chọn Exit hoặc Close
6 Các thành phần của cửa sổ
Trong Windows, mỗi chương trình khi chạy đều được biểu diễn trong một hình chữ nhật gọi là cửa sổ ( window )
Chúng ta có thể mở nhiều cửa sổ cùng một lúc nhưng tại một thời điểm chỉ có một cửa sổ đang hoạt động gọi là cửa sổ hiện hành
Tùy từng chương trình mà các thành phần trong cửa sổ sẽ khác nhau Nhưng nhìn chung trong một cửa sổ có các thành phần cơ bản sau:
- Hộp điều khiển ( Control Menu Box ): Có biểu tượng ứng dụng đang chạy
- Thanh tiêu đề ( Title Bar ): Có tên ứng dụng đang hoạt động
- Nút thu nhỏ, phóng to, đóng chương trình ứng dụng
- Thanh thực đơn ( Menu Bar )
- Thanh công cụ chuẩn ( Tool Bar )
- Thanh định dạng ( Fortmat Bar )
- Vùng làm việc ( vùng văn bản hoặc vùng bảng tính - Work Area )
- Thanh trạng thái ( Status Bar )
- Các thanh cuốn ( Scroll Bar )
Trang 207 Các thao tác với cửa sổ.
a/ Mở một cửa sổ: Giống cách mở một ứng dụng hay một chương trình
b/ Đóng một cửa sổ: Giống cách đóng một ứng dụng hay một chương trình
c/ Chọn cửa sổ hiện hành ( cửa sổ làm việc )
- C1: Click vào nút đại diện thanh tác vụ
- C2: Nhấp chuột vào vị trí bất kỳ vào cửa sổ muốn chọn ( Nếu cửa sổ cần chọn bị che khuất thì dùng lệnh sắp xếp cửa sổ )
- C3: Bấm phím Alt + ESC hoặc Alt + Tab hoặc Ctrl + F6 để mở cửa sổ trình ứng dụng kế tiếp
d/ Di chuyển một cửa sổ
- C1: Drag Mouse tại thanh tiêu đề của cửa sổ đến vị trí mới rồi thả
- C2: Mở Menu điều khiển chọn Move
- C3: Click chuột phải tại nút đại diện trên thanh tác vụ / Chọn Move
e/ Thay đổi kích thước cửa sổ.
- C1: Mở Menu điều khiển chọn Size
- C2: Click chuột phải tại nút đại diện trên thanh tác vụ / Chọn Size
- C3: Trỏ chuột đến cạnh biên ( dọc hay ngang ) cửa sổ Khi chuột có dạng mũi tên hai đầu thì rê chuột để thu hẹp hay nới rộng kích thước cửa sổ
- C4: Trỏ chuột đến một trong 4 góc của cửa sổ Khi chuột có dạng mũi tên chéo thì rê chuột để thay đổi một lúc hai cạnh của cửa sổ
f/ Phóng to, thu nhỏ, phục hồi một cửa sổ
- C1: Click vào nút cực tiểu ( Minimize ) để thu nhỏ hết cỡ cửa sổ
Click vào nút cực đại ( Maximize ) để phóng to hết cỡ cửa sổClick vào nút phục hồi ( Restore ) để trở về kích thước trước đó
- C2: Mở menu điều khiển chọn Minimize, Maximize, Restore để thay đổi
- C3: Click chuột phải tại nút đại diện trên thanh tác vụ / Chọn Minimize, Maximize, Restore để thay đổi
g/ Sắp xếp các cửa sổ.
Click chuột vào khoảng trống trên thanh Taskbar / Xuất hiện hộp thoại
Trang 21- Chọn Cascade Windows: Xếp theo kiểu mái ngói.
- Chọn Tile Windows Horizotally: Xếp theo kiểu dàn ngang trên màn hình
- Chọn Windows Vertically: Xếp theo kiểu hàng dọc trên màn hình
- Chọn Undo Cascade: Không xếp theo kiểu mái ngói ……
* Các chọn lựa khác
- Chọn Show the Desktop: Thu nhỏ cửa sổ đang mở và trở về màn hình nền
- Chọn Task the Taskbar: Cho phép mở cửa sổ quản lý chương trình – Windows Task Manager để mở hay đóng chương trình
- Chọn Lock the Taskbar: Giữ lại thanh Taskbar trên màn hình nền
- Chọn Properties: Xác lập thuộc tính cho thanh Taskbar
h/ Cách sử dụng các thanh cuộn ( ngang, dọc )
Thanh cuộn dùng để xem thông tin trong vùng làm việc
- Click chuột vào các mũi tên cuộn
Sang phải một hàng Sang trái một hàng
- Click vào mũi tên cuộn và giữ nút trái chuột: Lên hay xuống nhiều hàng
- Drag hộp cuộn đến vị trí bất kỳ – Sẽ chuyển vị trí văn bản tới vị trí đó
8 Các thao tác với Shortcut.
a/ Tạo Shortcut
- Có một số shortcut được WINDOWS tạo ra lúc cài đặt là: My Computer,
My Documents, My Network Places, Recycle Bin, Internet Explorer
- Người sử dụng có thể tạo ra các Shortcut riêng của mình Các Shortcut do người sử dụng tạo ra có dấu mũi tên màu đen ở góc dưới bên trái của Shortcut
Trang 22* Cách 1: Tạo biểu tượng như sau:
- Nhấp chuột phải tại một vị trí bất kỳ trên Desktop / Mở ra một Shortcut Menu / Chọn New / Chọn Shortcut
- Xuất hiện hộp thoại Create Shortcut Trong Mục Type the location of the item - Ta nhập đường dẫn và tên tập tin - Nhập xong kích chuột vào nút Next
- Xuất hiện hộp thoại Select a Title for the Program Trong mục Type a name for this shortcut - Ta nhập tên cho Shortcut ( nếu không đặt tên thì Windows sẽ lấy tên của tập tin muốn tạo shortcut làm tên của shortcut )
- Nhập xong nhấp chuột vào nút Finish để hoàn tất việc tạo Shortcut
* Cách 2: Dùng chức năng Drag and Drop:
- Khởi động My Computer hoặc Windows Explorer
- Chọn tập tin cần tạo Shortcut
- Drag tên tập ra ngoài Desktop WINDOWS sẽ tự tạo ra Shortcut
b/ Đổi tên Shortcut
- Nhấp chuột phải vào Shortcut cần đổi tên
- Xuất hiện Shortcut Menu
- Chọn Rename
- Xoá tên cũ - Nhập tên mới
c/ Xoá Shortcut
- Nhấp chuột phải vào Shortcut cần xóa
- Xuất hiện Shortcut Menu
- Chọn Delete
Trang 23Note: + Các Shortcut khi xóa sẽ được đưa vào RecycleBin Muốn xóa Shortcut mà
không đưa vào RecycleBin, ta dùng tổ hợp phím Shift + Del
+ Muốn xóa nhanh tập tin hoặc thư mục: Chọn biểu tượng tập tin hoặc thư mục muốn xóa, kéo đến RecycleBin rồi thả nút chuột
d/ Thay đổi biểu tượng của Shortcut
- Nhấp chuột phải vào Shortcut cần thay đổi biểu tượng
- Xuất hiện Shortcut Menu
- Chọn Properties / Chọn Shortcut / Chọn Change Icon / Chọn biểu tượng
e/ Sắp xếp các biểu tượng.
- Nhấp chuột phải Desktop
- Xuất hiện Shortcut Menu
- Chọn Arrange Icon
- Chọn kiểu sắp xếp: Name: Sắp xếp theo tên
Size: Sắp xếp theo kích thướcType: Sắp xếp theo kiểu fileModified: Sắp xếp theo thời gian tạo lậpAuto Arrange Icon: Tự động sắp xếp
7 Các thao tác với Folder.
a/ Tạo Folder trên nền Desktop
- Nhấp nút chuột phải vào nền Desktop
- Xuất hiện Shortcut Menu / Chọn New Folder
- Trên nền Desktop sẽ xuất hiện một biểu tượng có tên New Folder
- Xoá tên New Folder - Nhập tên mới
b/ Tạo Folder trong Folder đã có trên nền Desktop
- D_Click vào biểu tượng Folder đã có trên Desktop để mở cửa sổ Folder
- Mở thực đơn File / chọn New / chọn Folder
- Trong cửa sổ Folder hiện ra một Folder con có tên là New Folder
- Xoá tên New Folder - Nhập tên mới
c/ Di chuyển Folder
Mở cửa sổ chứa các Folder muốn di chuyển
Trang 24Mở cửa sổ sẽ chứa các Folder muốn di chuyển tới
Dùng chuột kéo biểu tượng Folder từ cửa sổ đích sang cửa sổ nguồn
d/ Đổi tên Folder
- C1: Nhấp chuột phải vào biểu tượng Folder muốn đổi tên
Xuất hiện một Menu / chọn RenameVùng tên của Folder sẽ xuất hiện con trỏ để ta xóa tên cũ đặt tên mới
- C2: Nhấp chậm chuột 2 lần ( cách nhau ) vào vùng tên của Folder
Vùng tên của Folder sẽ xuất hiện con trỏ để ta xóa tên cũ đặt tên mới
e/ Sao chép Folder
- C1: Nhấp chuột phải vào biểu tượng Folder nguồn
Xuất hiện một Menu / chọn CopyNhấp chuột phải ra khoảng trống trên DesktopXuất hiện một Menu / chọn Paste
- C2: Giữ phím Ctrl đồng thời kích chuột vào biểu tượng Folder nguồn
Kéo từ vị trí nguồn sang vị trí đích ( biểu tượng được kéo sẽ có dấu + )
Nhả chuột trước rồi thả phím Ctrl
f/ Đổi tên Folder
- C1: Chọn biểu tượng Folder muốn xóa - Nhấp chuột phải
Xuất hiện một Menu / chọn DeleteXuất hiện hộp thoại: Chọn Yes để xóa – Chọn No không xóa
- C2: Mở cửa sổ chứa Folder muốn xóa vào cửa sổ Recycle Bin
Chọn Folder cần xóa kéo thả vào Recycle BinXuất hiện hộp thoại: Chọn Yes để xóa – Chọn No không xóa
Trang 25Chương IV: PHẦN MỀM SOẠN THẢO VĂN BẢN
MICROSOFT WORD
I Cách khởi động và kết thúc MICROSOFT WORD
1 Cách khởi động WORD
- C1: Mở Start / Chọn Program / Click chuột vào chương trình Microsoft Word
- C2: D_Click vào biểu tượng Microsoft Word trên thanh Shortcut Bar
- C3: D_Click vào biểu tượng chương trình Microsoft Word trên Destop
- C4: Click chuột vào biểu tượng chương trình Microsoft Word trên Taskbar
- C5: Mở My Computer - Tìm và Click vào chương trình Microsoft Word
2 Cách kết thúc WORD
- C1: Click chuột vào nút Close Button X ở góc trên bên phải cửa sổ
- C2: Click chuột vào hộp menu điều khiển ( Control Menu Box ) ở góc trên bên trái cửa sổ / Chọn Close Hoặc D_Click chuột tại hộp menu điều khiển
Trang 26- C3: Click chuột phải tại nút đại diện trên thanh tác vụ / Chọn Close
- C4: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4
- C5: Mở thực đơn File chọn Exit hoặc Close
II Giới thiệu màn hình làm việc của Microsoft Word.
- Hộp điều khiển ( Control Menu Box ): Có biểu tượng Word đang chạy
- Thanh tiêu đề ( Title Bar ): Có tên tập tin đang mở và tên Microsoft Word
- Nút thu nhỏ, phóng to, đóng chương trình ứng dụng
- Thanh thực đơn ( Menu Bar ): File, Edit, Insert, Fortmat, Tools, Table ……
- Thanh công cụ chuẩn ( Tool Bar ): Chứa các biểu tượng được gắn sẵn
- Thanh định dạng ( Fortmat Bar ) chức năng lệnh
- Thanh thước ( Ruler )
- Vùng soạn thảo văn bản: Nơi hiển thị nội dung tài liệu đang soạn
- Thanh trạng thái ( Status Bar ): Cho biết vị trí của con trỏ ở dòng, cột nào
- Các thanh cuốn ( Scroll Bar ): Dọc và Ngang dùng để di chuyển văn bản
III Soạn thảo văn bản tiếng Việt
1 Chọn chế độ màn hình
* Cách 1: Chọn thực đơn Wiew / Chọn chế độ hiển thị
Trang 27- Normal: Là kiểu dành để nhập nhanh dữ liệu, dấu ngắt trang thể hiện theo
đường kẻ ngang, không hiển thị phần hình ảnh ( picture ), khung hình ( text box ), cột
- Web Layout: Hiển thị văn bản giống trang Web, không có dấu ngắt trang.
- Print Layout: Hiển thị văn bản giống như khuôn dạng trang giấy Cho ta thấy
rõ phần văn bản, lề trên, dưới, trái, phải của văn bản
- Out line: Hiển thị văn bản theo tiêu đề lớn, tiêu đề nhỏ
* Cách 2: Nhấp chuột vào dãy biểu tượng nằm bên trái thanh cuộn ngang
Kiểu NormalKiểu Web Lay outKiểu Print LayoutKiểu Out line
2 Chọn mã và phông chữ tiếng Việt
- Nhấp chuột vào biểu tượng VietKey trên Desktop
Hoặc nhấp chuột vào biểu tượng V ở góc dưới bên trái màn hình
- Xuất hiện hộp thoại VietKey 2000
+ Mục kiểu gõ: Chọn bộ gõ tiếng Việt : Telex hay Vni
Chọn cách bỏ dấu: Bỏ dấu kiểu cũ
Bỏ dấu ngay sau nguyên âm
Trang 28Bỏ dấu tự doChọn bàn phím cần gõ: Chọn tiếng Việt + Mục Bảng mã: Mã TCVN 3 – ABC -> Chọn bộ font: VnTime
MãVNI Win -> Chọn bộ font: VNI -Time Mã Unicode -> Chọn bộ font: Times New Roman
- Chọn xong nhấp chuột vào mục: Luôn nổi -> Hiện B tượng V trên Taskbar
3 Cách gõ dấu tiếng Việt
4 Chọn cỡ chữ
- Nhấp chuột vào biểu tượng trên thanh định dạng
- Chọn lại cỡ chữ hoặc nhập lại cỡ chữ
5 Chọn kiểu căn lề
- Nhấp chuột vào các biểu tượng căn lề trên thanh định dạng
Căn lề tráiCăn lề giữaCăn lề phảiCăn đều hai bên
Trang 296 Các phím thường dùng khi soạn thảo
- Các phím ký tự chữ, ký tự số
- Các phím mũi tên: Dùng để di chuyển con trỏ
- Phím CaplLock: Bật / Tắt chế độ viết chữ in hoa
- Phím Shift: Dùng kết hợp với các phím ký tự để tạo chữ in hoa
- Phím Enter: Kết thúc một đoạn văn bản, đưa con trỏ xuống dầu dòng dưới
- Phím Delete: Xóa ký tự bên phải con trỏ
- Phím Back Space: Xóa ký tự bên trái con trỏ
- Phím Space Bar: Chèn ký tự khoảng trắng tại vị trí con trỏ
- Phím Home: Đưa con trỏ về đầu dòng
- Phím End: Đưa con trỏ về cuối dòng
- Phím Ctrl + Home / End: Đưa con trỏ về đầu / cuối trang văn bản
- Phím Page Up / Page Down: Lên / xuống một trang màn hình
- Phím Ensert: Chuyển chế độ viết chèn / đè
7 Cách nhập các ký tự đặc biệt.
- Các ký tự đặc biệt có trên bàn phím – VD: @, #, $ ……
Dùng phím Shift + Phím ký tự số có ký tự đặc biệt đi kèm ở hàng trên
- Các ký tự đặc biệt không có trên bàn phím – VD: ,,……
+ Đặt con trỏ tại vị trí cần chèn ký tự đặc biệt+ Mở Insert / Symbol / Chọn Font / Chọn ký tự cần nhập / Insert / Close
8 Cách nhập chỉ số trên và chỉ số dưới – VD: H2 O, x2 ……
- Chỉ số mũ trên: Ctrl + Shift + =
- Chỉ số dưới: Ctrl + =
9 Cách nhập các công thức toán học – VD: α , Ω , x
- Mở Insert / Chọn Object / Chọn Microsoft Equation 3.0 ( hoặc )
- Chonï kiểu công thức toán học và nhập / Nhập xong nhấn Enter
IV CÁC THAO TÁC TRÊN TẬP.
1 Mở một tập mới chưa có
- Cách 1: Chọn biểu tượng trên thanh công cụ chuẩn ( Hoặc Ctrl + N )
Trang 30- Cách 2: Mở File / New / Xuất hiện hộp thoại New / chọn Document / OK
2 Mở một tập đã có trên đĩa
- Cách 1: Chọn biểu tượng trên thanh công cụ chuẩn ( Ctrl + O )
- Cách 2: Mở File / Open / Xuất hiện hộp thoại Open
- Trong hộp thoạI Open: Cĩ thể dùng 4 phím mũi tên để tìm và chọn tên tập tin cần
mở Và dùng phím tắt Tab hoặc Shift + Tab để di chuyển đến các thành phần trong hộp thoại Open
+ Look in: Là nơi lưu trữ tên ổ đĩa, tên thư mục và tên các tập tin trong ổ đĩa hay thư mục đĩ - VD: Mở tập tin “ file_phim_tat_TV.doc ” được lưu tại Desktop
+ Các biểu tượng và tên hiển thị dọc bên trái ( History, My Documents, Desktop, Favorites, My Network Places ) là những phím tắt để mở nhanh những thư mục đĩ ( cĩ thể là nơi lưu trữ tập tin đang cần mở )
+ Ngồi ra cịn một số biểu tượng cơng cụ để chúng ta thao tác nhanh hơn
- Kích đúp chuột trái vào tên tập tin cần mở Hoặc kích chuột trái vào tên tập tin, rồi chọn nút Open Lúc này màn hình MS Word sẽ mở ra nội dung file đĩ
3 Ghi tập văn bản lên đĩa:
* Ghi lần đầu ( chưa cĩ tên hoặc ghi tập tin được đặt tên với một tên khác )
- Mở File / Chọn Save As … ( F12 ) / Xuất hiện hộp thoại Save As
Trang 31- Mục Save in: Chọn ổ đĩa, thư mục muốn ghi tập tin ( giống phần mở tài liệu )
- Mục File name :Đặt tên cho tập tin, mặc định MS Word được lưu sẽ là *.Doc
- Kích chuột vào nút Save hoặc ấn phím Enter
Note : + Sau khi đặt tên xong, trên thanh tiêu đề của màn hình MS word chúng ta sẽ
nhìn thấy tên tập tin vừa đặt trước tên Microsoft Word
+ Muốn cài đặt thuộc tính hoặc mật khẩu cho tập tin chọn mục Tools / Cài đặt
- C1: Mở File / Chọn Save
- C2: Nhấp chuột vào biểu tượng Save trên thanh công cụ chuẩn
- C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S
- Vào File / Chọn Save as WebPage / Xuất hiện hộp thoại Save As
- Mục Save in: Chọn ổ đĩa, thư mục muốn ghi tập tin ( giống phần mở tài liệu )
- Chọn nút Change Title … để đặt lại tiêu đề cho file web
Màn hình mở ra hộp thoai Set Page Title
Trang 32• Mặc định của chương trình sẽ lấy nội dung đoạn văn bản đầu tiên của file
làm tiêu đề cho file web nhưng không quá 255 ký tự
• Nhập lại nội dung tiêu đề ( nếu bạn muốn thay đổi )
• Nếu không muốn thay đổi và tắt hộp thoại chọn nút Cancel ( phím ESC )
• Chọn nút OK
- Mục File name :Đặt tên tập, mặc định của file này được lưu sẽ là *.htm, *.html
- Kích chuột vào nút Save hoặc ấn phím Enter
file vừa đặt Tuy nhiên khi chúng ta mở lạI file ra Nó sẽ là một trang web, thanh tiêu đề hiển thị nội dung đã đặt ở hộp thoại Set Page Title và chúng ta không thể quay lại sửa nội dung với file được lưu dưới dạng *.htm, *.html trong MS word
Đặc biệt, trong nơi chúng ta lưu thành trang web sẽ tự động tạo ra một thư mục có tên “ tênfilebạnđặt_files ” chứa toàn bộ ảnh hiển thị trong nội dung của file Nếu xóa thư mục này thì nội dung trang web của bạn sẽ không hiển thị ảnh
4 Đóng tập tin
- C1: Mở File / Chọn Close
- C2: Nhấp chuột vào Close Button X ở góc trên bên phảI màn hình
5 Di chuyển giữa các tập tin đang mở
- Chọn khốI muốn sao chép
- Nhấp chuột vào biểu tượng Copy ( Hoặc Ctrl + C, Mở File / Copy )
- Chuyển dấu nháy đến vị trí mớI
- Nhấp chuột vào biểu tượng Paste ( Hoặc Ctrl + V, Mở File / Paste )
Trang 333 Di chuyển khối.
- Chọn khốI muốn di chuyển
- Nhấp chuột vào biểu tượng Cut ( Hoặc Ctrl + X, Mở File / Cut )
- Chuyển dấu nháy đến vị trí mớI
- Nhấp chuột vào biểu tượng Paste ( Hoặc Ctrl + V, Mở File / Paste )
4 Xoá khối.
- Chọn khốI muốn xoá
- Nhấn phím Delete ( Hoặc mở File / Delete )
5 Muốn khôi phục lại như cũ
Nhấp chuột vào biểu tượng Undo, Redo trên thanh công cụ chuẩn
a/ Thay đổi mẫu chữ ( Font )
- Chọn khối muốn thay đổi font chữ
- Nhấp chuột vào biểu tượng trên thanh định dạng
b/ Thay đổi cỡ chữ ( Size )
- Chọn khối muốn thay đổi cỡ chữ
- Nhấp chuột vào biểu tượng trên thanh định dạng
Note: Có thể dùng Ctrl + ] - Để tăng cỡ chữ lên một đơn vị
c/ Thay đổi kiểu chữ
- Chọn khối muốn thay đổi kiểu chữ
- Nhấp chuột vào các biểu tượng trên thanh định dạng
Trang 34Chữ đậm
Chữ nghiêng
Chữ gạch chân
d/ Thay đổi màu chữ
- Chọn khốI muốn thay đổi màu chữ
- Nhấp chuột vào biểu tượng trên thanh định dạng
Nếu muốn định dạng đầy đủ, phong phú hơn thì mở Format / Chọn Font
Bold – Italic : Chữ đậm - nghiêng
- Mục Size: Chọn cỡ chữ ( nếu không có cỡ chữ ta muốn thì nhập cỡ chữ )
- Mục Font Color: Chọn màu chữ
- Mục Underline Style: Kiểu đường gạch chân
- Mục Underline Color: Chọn màu đường gạch chân
Trang 35- Mục Effect: Một số định dạng cầu kỳ khác
• Strikethrough: Vẽ đường kẻ xuyên qua chữ
• Double - Strikethrough: Vẽ 2 đường kẻ xuyên qua chữ
• Super sript: Chuyển chữ thành dạng chỉ số trên
• Sub sript: Chuyển chữ thành dạng chỉ số dưới
• Shadow: Tạo bóng sau chữ
• Outline: Hiển thị đường viền trong và ngoài chữ
• Emboss: Chạm nổi chữChạm nổi chữ
• Engrave: Làm chữ trong như được in lên trang giấyLàm chữ trong như được in lên trang giấy
• Smalcaps: CHỮ ĐỊNH DẠNG THÀNH CHỮ HOA NHỎ
• Allcaps: TẤT CẢ CHỮ THÀNH CHỮ IN HOA
• Hidden: Các ký tự được ẩn đi
- Mục Priview: Dùng để xem mẫu các định dạng được lựa chọn
- Mục Default: Dùng để đặt các định dạng được lựa chọn thành mặc định
Note: Trước khi chọn định dạng thì cần tô đen các ký tự muốn định dạng
Chọn xong các mục nhấp chuột vào nút OK để chấp nhận
Nếu chọn xong rồi muốn hủy chọn nhấp chuột vào nút Cancel
* Thẻ Charater Spacing:
Qui định khoảng cách giữa các ký tự hoặc vị trí ký tự trên dòng văn bản
Trang 36- Mục Scale: Kích thước ( tỷ lệ % Phóng to / thu nhỏ ) của ký tự
- Mục Spacing: Qui định khoảng cách giữa các ký tự
• Normal: Bình thường
• Expanded: Dãn ra ( thưa nhau hơn )
• Condensed: Nén lại ( sít nhau hơn )
- Mục Position: Qui định vị trí của các ký tự trên dòng văn bản
• Normal: Bình thường
• Raised: Đưa lên cao
• Lowered: Hạ thấp xuống
- Mục Default: Dùng để đặt các định dạng được lựa chọn thành mặc định * Thẻ Text Effect: Cho phép làm hoạt hình dòng chữ ( chỉ xem, không in được )
- Mục Animation: Lựa chọn các hiệu ứng có sẵn
Trang 37• None: Không tạo
• Blinking Background: Dòng màu đen nhấp nháy
• Las Vegas Lights: Vòng chấm sáng nhấp nháy quanh chữ
• Marching Black Ants: Vòng chấm đen chạy quanh chữ
• Marching Black Ants Vòng chấm đỏ chạy quanh chữ
• Shimmer: Tạo bóng nhấp nháy chữ
• Sparkle Text: Đèn nháy quanh chữ
- Mục Priview: Dùng để xem mẫu các định dạng được lựa chọn
- Mục Default: Dùng để đặt các định dạng được lựa chọn thành mặc định
2 Định dạng đoạn ký tự ( Paragraph )
- Đặt con trỏ vào đoạn văn bản muốn định dạng
- Mở Format / Paragraph / Xuất hiện hộp thoại
* Thẻ Indents and Spacing:
- Mục Alignment: Để canh lề của đoạn văn bản
• Left: Canh lề trái
• Centered: Canh lề giữa
• Right: Canh lề phải
Trang 38• Justified: Canh đầu hai bên
- Mục Indentation: Tạo khoảng lùi vào của đoạn văn bản so với lề trang in
• Left: Khoảng lùi vào so với lề trái
• Right: Khoảng lùi vào so với lề phải
• Special: None: Không đặt
First Line: Hàng đầu tiên lùi vào một khoảng so với lề trái
các hàng khác bình thường
Hanging: Hàng đầu tiên giữ lề trái bình thường, các hàng
khác lùi vào trong so với lề tráiBy: Đặt khoảng lùi vào cho First Line và Hanging
- Mục Spacing: Đặt khoảng cách giữa các đoạn,các hàng ( tính bằng point )
• Before: Đặt khoảng để trống thêm ở trước hàng đầu tiên của đoạn
• After: Đặt khoảng để trống thêm ở sau hàng cuối cùng của đoạn
• Line Spacing: Đặt khoảng cách giữa các hàng trong đoạn
Single: Khoảng cách bằng một dòng đơn ( đủ hiển thị 100% chữ )1,5 Line: Cách một dòng rưỡi
Double: Cách hai dòng
At least: Cách dòng nhỏ nhấtExactly: Cách dòng theo số đo của người dùng nhập vàoMultiple: Đặt cách dòng = cỡ chữ * 1 số thực người dùng nhập
- Mục Priview: Dùng để xem mẫu các định dạng được lựa chọn
* Thẻ Line and Page Breaks: Qui định việc ngắt đoạn văn bản
Trang 39- Widow / Orphan control: Không cho một đoạn văn bản bị lẻ một dòng ở
trang sau trong khi các dòng khác ở trang trước ( widow: góa ) Hoặc một hàng ở trang trước trong khi các hàng khác ở trang sau ( orphan: mồ côi )
- Keep lines together: Các hàng của một đoạn được giữ trên cùng một trang.
- Keep with next: Không ngắt trang giữa đoạn văn bản và đoạn kế tiếp, giữ hai
đoạn văn bản trên cùng một trang
- Page break before: Chèn dấu ngắt trang trước đoạn văn bản, đoạn sẽ bắt đầu
ở một trang mới
- Superess line numbers: Ngưng đánh số dòng trong đoạn văn bản khi đang có
chọn lựa đánh số dòng cho văn bản hoặc phân đoạn
- Don’t Hyphenate: Không sử dunïg chức năng cho ngắt một nửa từ dài ở cuối
hàng xuống hàng dưới và đặt vào đó bởi dấu gạch nối
3 Định dạng trang văn bản.
a/ Thay đổi lề trang văn bản
- Chuyển chế độ màn hình sang Print Layout
- Chọn vùng văn bản muốn thay đổi lề
- Dùng chuột căn lại lề trên thanh thước ( Ruler )
Hoặc: Mở File / Page Setup … ( Alt + F + U ) / Xuất hiện hộp thoại Page Setup
Trang 40Chọn thẻ Margins ( Alt + M ): Đặt khoảng cách lề trang văn bản ( inch, cm )
• Top: Lề trên
• Bottom: Lề dưới
• Left: Lề trái
• Right: Lề phải
• Header: Tiêu đề đầu trang
• Footer: Tiêu đề chân trang
R Mirror margins: Làm mép lề đối xứng nhau để in tài liệu 2 mặt trên 1 tờ giấy
R 2 pages per sheet: In 2 trang trong một mặt giấy
- Mục Priview: Dùng để xem mẫu các định dạng được lựa chọn
- Mục Apply to: Áp dụng cho:
• Whole document: Tồn bộ file văn bản
• This point forward: Áp dụng cho trang sau kể từ vị trí của con trỏ
- Mục Gutter posittion: Chừa lề cho phần đĩng gáy tập
• Left: Lề trái
• Top: Lề trên
- Nút Default: Dùng để đặt các định dạng được lựa chọn thành mặc định
- Chọn xong nhấp chuột vào nút OK
- Muốn huỷ chọn nhấp chuột vào nút Cancel
b/ Thay đổi chiều trang văn bản và khổ giấy.
Mở File / chọn Page Setup… ( Alt + F + U ) / Xuất hiện hộp thoại Page Setup