1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

28 464 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 6,49 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRUONG DAI HOC KINH TE

PHAM THI THUY NGA

CAC NHAN TO ANH HUONG DEN MUC BO CONG BO

THONG TIN TRACH NHIEM XA HOI CUA CAC CONG TY NIEM YET

TREN THI TRUONG CHUNG KHOÁN VIỆT NAM

TOM TAT LUAN VAN THAC SI KE TOAN

Mã số: 60 34 03 01

Da Nang- Nam 2017

Trang 2

Cơng trình được hồn thành tại

TRUONG DAI HOC KINH TE, DHDN

Người hướng dẫn khoa học: TS.Phạm Hoài Hương

Phản biện 1: PGS.TS Đường Nguyễn Hưng

Phản biện 2: PGS.TS Võ Văn Nhị

Tuận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà

Nẵng vào ngày 08 tháng 04 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

~— Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng

~ Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN

Trang 3

MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trách nhiệm xã hội là một đề tài đang được các doanh nghiệp quan tâm hiện nay Bên cạnh các lợi ích tài chính đem lại từ việc

thực hiện tốt trách nhiệm xã hội như tăng doanh số, giảm chỉ phí hoạt

động còn làm tăng giá trị hình ảnh doanh nghiệp, từ đó làm tăng lòng trung thành của khách hàng cũng như lực lượng lao động Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, các nhà đầu tư cũng như khách hàng ngày càng quan tâm đến những hoạt động kinh doanh hướng đến con

người và cộng đông Tại các nước phát triển, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phầm mà còn coi trọng cách thức

các công ty làm ra sản phầm đó như thế nào, có thân thiện với môi

trường sinh thái và cộng đồng hay không, có nhân đạo, và lành mạnh hay không Do đó, bên cạnh các thông tin tài chính, việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp là điều vô cùng cần

thiết, tăng tính minh bạch đối với các hoạt động liên quan đến vân dé

xã hội và môi trường, giúp các nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về

Doanh nghiệp

Tuy nhiên trên thực tế, không phải doanh nghiệp nảo cũng thực hiện trách nhiệm xã hội đầy đủ và công bố các thông tin liên quan

đến trách nhiệm xã hội ra bên ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp

thuộc các nước đang phát triển Gần đây tại Việt Nam đã xây ra các

vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong đó có thể kể đến là

trường hợp của công ty Fomusa Điều này đáng báo động cho các cơ quan nhà nước cần phải có những biện pháp thích hop dé tang cường

mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ra bên ngoài nhằm hạn chê các thiệt hại trước khi quá muộn Hiện

Trang 4

2,

của doanh nghiệp rất chỉ tiết như công ty sữa Vinamilk, công ty Bảo Việt, công ty cơ phần tập đồn Pan Tuy nhiên không phải công ty

nao cũng công bồ thông tin trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ Tại Việt Nam vẫn còn rất ít các nghiên cứu tìm hiểu về các nhân tô nào

ảnh hưởng đến việc công bồ thông tin trách nhiệm xã hội của Doanh

nghiệp, do đó tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức

độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ” đề thực hiện nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu Luậ

mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các Công ty niêm văn nhằm trả lời câu hỏi

ác nhân tố nào ảnh hưởng đến

yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?° Để trả lời câu hỏi nghiên cứu này, đề tài hướng đến

- Đo lường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các

ác mục tiêu cụ thể s

u:

công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Từ đó đánh giá thực trạng công bồ thông tin trách nhiệm xã hội của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bó thông tin

trách nhiệm xã hội của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng

khoán Việt Nam.Từ đó gợi ý các chính sách nhằm cải thiện mức độ

công bồ thông tin trách nhiệm xã hội của các Doanh nghiệp 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

> Đối hrợng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các nhân to ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các Công ty niêm yết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam

> Phạm vỉ nghiên cứu

Trang 5

hiện hành tại Việt Nam liên quan đến việc công bố thông tin trách

nhiệm xã hội của Doanh nghiệp, cụ thể là thông tư 155/2015/TT-

BTC hướng dẫn về công bồ thong tin trên thị trường chứng khoán ,

tác giả xây dựng danh mục thông tin trách nhiệm xã hội Trên cơ sở

đó, tác giả tiền hành đo lường mức độ công bồ thông tin trách nhiệm

xã hội trên báo cáo thường niên của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Dựa vào kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây cũng

như các lý thuyết giải thích về sự ảnh hưởng của các nhân tô đối với

mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội, tác giả xác định các

nhân tổ ảnh hưởng và sử dụng mô hình hôi quy bội xác định các

nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bồ thông tin trách nhiệm xã hội

trên báo cáo thường niên của các Công ty niêm yết Sở dí tác giả lây

thông tin từ nguồn báo cáo thường niên của các công ty mà không phải từ các nguôn khác bởi vì báo cáo thường niên của doanh nghiệp

được xem là tài liệu chung và phổ biến nhất được phát hành bởi các doanh nghiệp, đó là phương tiện chủ yếu để các doanh nghiệp công

bố thông tỉn ra bên ngồi cơng chúng 5 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, luận văn được chia làm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về công bố thông tin

trách nhiệm xã hội

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức

độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Trang 6

4

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

> Các nghiên cứu ngoài nước

Có khá nhiều nghiên cứu ở nước ngoài về chủ đề này, trong đó

có thể kể đến nghiên cứu của Hussainey, K., Elsayed M., Razik M.A

được thực hiện vào năm 2011 Sử dụng mẫu gồm 111 công ty niêm

yết ở Ai Cập trong giai đoạn 2005-2010, tác giả của nghiên cứu đã

tim thây nhân tố khả năng sinh lời là nhân tổ chính ảnh hưởng đến

mức độ công bồ thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trong nghiên cứu củaTaha, M H (2013), dé đo lường mức độ

công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Malayxia, tác giả đã sử dụng những thông tin công bố trên báo cáo thường niên và trên website của các công ty

này và xây dựng chỉ số công bố thông tin trách nhiệm xã hội, sau đó

thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số công bồ thông tin trách

nhiệm xã hội và các biến độc lập gồm có: quy mô hội đồng quản trị, mức độ độc lập của hội đồng quản trị, mức độ độc lập của ủy ban kiêm toán, mức độ tập trung vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu

thuộc về ban quản lý Kết quả cho thay chi có một nhân tô có ảnh

hưởng cùng chiều với mức độ công bó thông tin trách nhiệm xã hội

của Doanh nghiệp là mức độ độc lập của ủy ban kiêm toán

Một nghiên cứu khác được thực hiện tại các công ty hàng đầu ở An D6, do Kansal, M., Joshi, M & Batra, G.S, (2014) thực hiện Bài

viết nghiên cứu về mối quan hệ của sáu nhân tổ ảnh hưởng đến mức

độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp, gồm có

quy mô công ty, khả năng sinh lời, đòn bây tài chính, ngành nghề

kinh doanh, tuổi công ty và danh tiếng công ty Kết quả cho thay có

ba nhân tô có ảnh hưởng đến mức độ công bồ thông tin trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp là quy mô công ty, ngành nghề kinh doanh,

Trang 7

Gan đây, một nghiên cứu do Isa, M.A., Muhammad, S (2015)

thực hiện trong phạm vi các công ty niêm yết ở Nigeria thuộc ngành

thực phẩm đã đưa ra năm nhân tố: Quy mô hội đồng quản trị, mức độ độc lập của Hội đồng quản trị, vốn chủ sở hữu thuộc về quản lý, số

lượng phụ nữ thuộc hội đồng quản trị và quy mô công ty Nghiên cứu chỉ ra rằng có hai nhân tổ có tác động cùng chiều đối với mức độ công bó thông tin CSR của Doanh nghiệp là quy mô hội đồng quản trị và số lượng phụ nữ tham gia vào hội đồng quản trị Trong khi đó quyền sở hữu thuộc về quản lý có tác động ngược chiều đồi với mức

độ công bồ thông tin CSR của Doanh nghiệp

Istianingsih (2015) thực hiện nghiên cứu tại các công ty thuộc

ngành sản xuất chế tạo trên thị trường chứng khoán Indonesia với nhóm các nhân tô gồm: Quản trị Doanh nghiệp tốt được đo lường bởi

chỉ số quản trị công, Khả năng sinh lời, đòn bây tài chính, quy mô

công ty, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, và hình ảnh của công ty Kết quả

cho thấy quy mô công ty và hình ảnh công ty là hai nhân tố có ảnh

hưởng đáng kể đến mức độ công bó thông tin trách nhiệm xã hội Các nhân tổ còn lại không có ảnh hưởng đáng kể đối với việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội

> Các nghiên cứu trong nước

Bên cạnh các nghiên cứu ở nước ngoài, tại Việt Nam, Lê Thị Na

(2015) đã thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức

độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết

trên thị trường chứng khoán Hỗ Chí Minh Tác giả đã đề cập đến

năm nhân tổ gồm có: Quy mô công ty, Khả năng sinh lời, đòn bây tài chính, độ tuổi của công ty và ngành nghề kinh doanh Kết quả cho thấy mức độ công bó thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty

niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phó Hồ Chí Minh có mối

Trang 8

của công ty

Trong nghiên cứu ở Việt Nam, cụ thé 1a nghiên cứu của Lê Thị

Na (2015) chỉ đề cập đến các nhân tó liên quan đến đặc điểm của

công ty, chưa đề cập đến các nhân tổ liên quan tới đặc điểm quản trị công ty Do đó, trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất

thêm các nhân tổ thuộc yếu tổ quản trị doanh nghiệp để thực hiện

nghiên cứu Đồng thời dựa trên yêu cầu về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam có hiệu lực từ năm 2016 và hướng dẫn bởi khung sáng

kiến báo cáo toàn cầu, tác giả đề ra danh mục thông tin trách nhiệm

xã hội phù hợp với yêu cầu hiện nay dé đo lường chỉ số công bồ

thông tin trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp Bên cạnh đó, thay vì sử dụng thang đo có trọng số như nghiên cứu của Lê Thị Na (2015) thì tác giả sử dụng phương pháp phân tích nội dung để đo lường mức

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYÉT VÀ THỰC TIEN VE CÔNG BÓ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

1.1 KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH

NGHIỆP (CORPORATE SOCIABLE RESPONSIBILITY-CSR)

Có rât nhiều khái niệm về trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp

Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả chọn định nghĩa CSR theo

quan điểm của Hội đồng kinh doanh thế giới về phát triển bền vững

(WBCSD) vì đây là một định nghĩa khá hoàn chỉnh và rõ ràng về

CSR từ trước đến nay

Theo Hội đồng kinh doanh thế giới về phát triển bền vững

(World Business Council for Sustainable Development-WBCSD) (1998) định nghĩa Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một sự

cam kết liên tục của Doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển kinh tế

bền vững thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường,

bình đẳng giới, an toàn lao động, quyên lợi lao động, đảm bảo chât

lượng sản phẩm theo cách có lợi cho cả Doanh nghiệp cũng như sự

phát triển chung của xã hội

1.2 NHỮNG THÀNH TÓ CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Carroll (1991) đã phát triển tháp CSR thể hiện trách nhiệm xã hội

bao gồm:

> Trach nhiém kinh té (Economic Responsibilities) > Trách nhiệm pháp luật (legal responsibilities) > Trách nhiệm đạo đức (cthical responsibilities)

> Trách nhiệm từ thiện (Philanthropic responsibilities)

1.3 YEU CAU VE CONG BO THONG TIN TRACH NHIEM

XÃ HỘI

Trang 10

8

hội được thé hiện trong một báo cáo riêng biệt của Doanh nghiệp gọi

là “Báo cáo bên vững” (Sustainability Reporting) Từ năm 2006, Báo cáo bền vững đã được nhiều quốc gia và Thị trường chứng khoán yêu cầu hoặc hướng dẫn tự nguyện cho các Doanh nghiệp khi niêm

yết trên Sản chứng khoán Và tại Việt Nam, gần đây Bộ tài chính đã

ban hành thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bó thông tin trên thị trường chứng khoán Một trong những điểm mới trong

Thông tư 155/2015/TT-BTC về công bồ thông tin trên TTCK là quy

định Doanh nghiệp đại chúng phải công bồ thông tin liên quan đến

phát triển bền vững được trình bày trong phần Phụ lục 4 của Thông tư

1.4 CÁC LÝ THUYÉT GIẢI THÍCH HÀNH VI CƠNG BĨ

THONG TIN TRACH NHIEM XA HOI CUA DOANH NGHIEP

Có nhiều lý thuyết giải thích cho hành vi thực hiện và công bố

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trong đó có thé ké dén bon lý

thuyết tiêu biểu sau:

1.4.1 Lý thuyết về tính hợp lý (Legittimacy theory)

1.4.2 Ly thuyét dai dién (Agency theory)

1.4.3 Ly thuyét chi phi chinh tri (Political cost theory) 1.4.4 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)

1.5 ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BÓ THÔNG TIN TRÁCH

NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Từ các nghiên cứu trước đây cho thây có hai cách đo lường phổ

biến thường được sử dụng để đo lường mức độ công bó thông tin

trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp, đó là phương pháp phân tích

nội dung được sử dụng trong nghiên cứu của Taha, M H (2013).,

Istianingsih (2015) và phương pháp sử dụng thang đó có trọng số

được sử dụng trong nghiên cứu của Kansal, M., Joshi, M & Batra,

Trang 11

1.6.1 Yếu tố về đặc điểm công ty

a Quy mô Công ty

Đây là nhân tổ thường được sử dụng khi nghiên cứu các nhân tô tác động đến mức độ công bố CSR Quy mô công ty càng lớn sẽ càng nhận được sự chú ý từ công chúng và đặc biệt là sự liên quan tới pháp lý Bên cạnh đó, các công ty lớn thường có nhiều tác động

đến công đồng xã hội nên phải đối mặt với các thử thách về việc

công bồ thông tin trách nhiệm xã hội nhiều hơn Vì vậy việc công bố

thông tin trách nhiệm xã hội sẽ đáp ứng các yêu cầu của pháp luật,

giảm chỉ phí chính trị cho công ty (Sembiring, 2005)

b Độ tuỗi Công ty

Có nhiều nghiên cứu sử dụng nhân tố độ tudi công ty là một nhân

tố quan trọng ảnh hưởng đền mức độ công bó thông tin trách nhiệm

xã hội Những công ty có thời gian hoạt động lâu có xu hướng công

bố thông tin về trách nhiệm xã hội nhiều hơn vì họ nhận được nhiều

sự chú ý từ công chúng hơn (Roberts, 1992) Ngược lại cũng có nghiên cứu cho thây có mối quan hệ ngược chiều giữa độ tuổi công ty và mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội như nghiên cứu

của Rettab và cộng sự (2009) Tuy nhiên có nghiên cứu cho rằng

nhân tổ này không có ảnh hưởng đến mức độ công bó thông tin trách

nhiệm xã hội như nghiên cứu của Rahman và cộng sự (2011)

c Khả năng sinh lời của Doanh nghiệp

Có ý kiến cho rằng khả năng sinh lời có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ công bồ thông tin trách nhiệm xã hội bởi lẽ khi khả năng

Trang 12

10

Ismail & Chandler, 2005; Roberts, 1992; Giner, 1997) Tuy nhién, Reverte (2009) cho rằng khả năng sinh lời lại có ảnh hưởng ngược

chiều đối với mức độ công bồ thông tin trách nhiệm xã hội bởi lẽ để

tạo ra lợi nhuận cao thì doanh nghiệp sẽ bỏ qua các hoạt động liên

quan tới trách nhiệm xã hội đề cắt giảm chỉ phí d Ngành nghệ kinh doanh

Mức độ công bố thông tin về các hoạt động trách nhiệm xã hội

của doanh nghiệp tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp (Waddock & Graves, 1997) Hackston, David và Mark J Milne (1996) cũng có quan điểm tương tự Những doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực gây tác động nhiều đến môi trường thường công

bố thông tin trách nhiệm xã hội nhiều hơn so với các doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực ít tác động đến môi trường Patten (1991)

nhận định rằng ngành công nghiệp dầu khí, hóa chất và các ngành

công nghiệp liên quan đến rừng là những ngành tác động nhiều đến

môi trường Roberts (1992) cho rằng những ngành công nghiệp tự động, hàng không, ngành công nghiệp dầu là những ngành tác động

nhiều đến môi trường, trong khi đó các ngành liên quan đến thực phẩm, sức khỏe và các sân phầm cá nhân, khách sạn, thiết bị gia

dụng là những ngành ít tác động đến môi trường 1.6.2 Yếu tố quần trị công ty

a Quy mô hội đồng quản trị

Đối với những công ty có quy mô hội đông quản trị càng lớn thì

họ càng có chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau (Isa, M.A., Muhammad, S

tử việc thực hiện tôt trách nhiệm xã

2015), khi đó sẽ có người thây được lợi ích đem lại

¡ Chính vì vậy, Doanh nghiệp sẽ tăng cường thực hiện và công bố thông tin trách nhiệm xã hội

càng nhiều ra công chúng Tuy nhiên, Lipton và Lorsh (1992) cho

Trang 13

trong giao tiếp và hợp tác, làm giảm khả năng kiểm soát bao gồm

kiểm soát việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với nhà quản lý

b Mức độ độc lập của Hội đồng quản trị

Xuất phát từ lý thuyết đại diện cho thay nếu mức độ độc lập của Hội đồng quản trị càng cao thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp càng tốt bởi vì khi mức độ độc lập của Hội đồng quản trị càng cao sẽ tăng khả năng kiểm soát của Hội đồng quản trị đổi với

các hoạt động của nhà quản lý, do đó việc thực hiện trách nhiệm xã

hội theo yêu cầu của chủ sở hữu công ty sẽ được thực hiện tốt hơn, từ

đó các thông tin trách nhiệm xã hội được công bồ càng nhiều Khan,

Muttakin & Siddiqui (2013) đã chứng tỏ được mối quan hệ cùng

chiều giữa hai nhân tố này Trong khi đó các nghiên cứu của Wang

và Dewhirst (1992) lại cho thấy không có mối quan hệ giữa hai yếu

tố này

c Giới tính các thành viên trong hội đồng quản trị

Giữa phụ nữ và nam giới có sự khác nhau trong định hướng đối với các nguyên tắc đạo đức, phần lớn bởi vì phụ nữ tiếp thu những

giá trị đạo đức xã hội tốt hơn thông qua vai trò xã hội của họ, họ có

những quan niệm về đạo đức mạnh mẽ hơn đàn ông Mặc khác

những người phụ nữ thường khó xây dựng uy tín của mình trong các

lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật, thay vào đó họ sẽ

ử dụng quyền hạn

của mình trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội dé xây dựng hình

ảnh công ty và cũng là để xây dựng uy tín bản thân (Eunjung Hyun, Daegyu Yang, Hojin Jung and Kihoon Hong ,2016) Vì vậy số lượng phụ nữ trong hội đồng quân trị có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ công bồ thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

TOM TAT CHUONG 1

Trong chuong 1, tac gia da trinh bay tom tat phan ly thuyét vé

Trang 14

12

công bố thông tin trách nhiệm xã hội và các thành tô cầu thành nên

trách nhiệm xã hội, yêu cầu về công bồ thông tin trách nhiệm xã hội

đối với các nước trên thể giới Ngoài ra tác giả cũng đã tóm tắt các lý

thuyết nên làm cơ sở để giải thích các vân đề liên quan đến công bồ

thông tin trách nhiệm xã hội gồm có lý thuyết tính hợp lý, lý thuyết đại diện, lý thuyết chỉ phí chính trị, lý thuyết các bên liên quan

Bên cạnh đó, tác giả còn trình bày tổng quan về các nhân tố ảnh

hưởng đến mức độ công bồ thông tin trách nhiệm xã hội trên cơ sở

kế qua các nghiên cứu trước đây như: nhóm nhân tổ liên quan đến

đặc điểm công ty và nhóm nhân tổ liên quan đến đặc điểm quan tri

công ty

Việc tìm hiểu các lý thuyết trên là cơ sở cho việc xây dựng mô

Trang 15

CHƯƠNG2

THIET KE NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TÔ

ANH HUGNG DEN MUC DO CONG BO THONG TIN TRACH NHIEM XA HOI

2.1 GIA THUYET NGHIEN CUU

2.1.1 Quy mô công ty và mức độ công bố thông tin trách

nhiệm xã hội

HI: Quy mô Công ty có ảnh hưởng cùng chiêu đến mức độ công bồ thông tin trách nhiệm xã hội của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.2 Độ tuổi công ty và mức độ công bố thông tin trách

nhiệm xã hội

H2: Độ tuôi Công ty có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ công bồ thông tin trách nhiệm xã hội của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.3 Kha năng sinh lời và mức độ công bố thông tin trách

nhiệm xã hội

H3: Khả năng sinh lời có ảnh hưởng cùng chiều đên mức độ

công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.4 Ngành nghề kinh doanh và mức độ công bố thông tin

trách nhiệm xã hội

H4: Ngành nghé kinh doanh có ảnh hưởng đến mức độ công bô thông tin trách nhiệm xã hội của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 16

14

H5: Quy mô hội đồng quân trị có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ công bó thông tin trách nhiệm xã hội của các Công ty niêm yết

trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.6 Mức độ độc lập của Hội đồng quần trị và mức độ công

bố thông tin trách nhiệm xã hội

H6: Mức độ độc lập của Hội đồng quản trị có ảnh hưởng cùng

chiều đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các Cong ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.7 Git mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hị inh cia các thành viên trong hội đồng quản trị và

H7: Giới tính của các thành viên trong hội đồng quản trị có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ công bồ thông tin trách nhiệm xã hội

của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2.2 ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BÓ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YÉT

2.2.1 Xây dựng danh mục thông tin trách nhiệm xã hội

Trong nghiên cứu này, trên cơ sở của Hướng dẫn báo cáo phát

triển bền vững của GRI (Global reporting Initiative) và những quy

định trong thông tư 155/2015/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành

ngày 06 tháng 10 năm 2015 Hướng dẫn công bố thông tin trên thị

trường chứng khoán, tác giả xây dựng danh mục thông tin trách

nhiệm xã hội và thực hiện nghiên cứu, gồm có 84 mục thông tin được chia thành 5 nhóm thông tin chính sau:

(1) Thông tin về môi trường: gồm 34 mục thông tin

(2) Thông tin về cách đối xử với người lao động và việc làm bền

vững: I8 mục thông tin

(3) Thông tin về quyền con người: 12 mục thông tin

(4) Thông tin về xã hội: 11 mục thông tin

Trang 17

2.2.2 Thiết lập chỉ số công bố thông tin trách nhiệm xã hội

Căn cứ vào danh mục thông tin trách nhiệm xã hội đã được xây

dựng (gồm 84 mục thông tin), tác giả xác định thông tin nào được trình bày trong báo cáo thường niên của công ty thì nhận giá trị là 1, va ngược lại thông tin nào không được trình bày trong báo cáo thường niên của công ty thì nhận giá trị là 0 Khi đó mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của công ty được xác định thông qua chỉ SỐ sau: dij CSRDI == CSRDI;: Chỉ số công bồ thông tỉn trách nhiệm xã hội của Công tyj,0 <CSRDI, < I

dụ = 1 nếu chỉ mục thứ ¡ của Công ty j được công bồ trên báo cáo

thường niên của Công ty j

dụ = 0 nếu chỉ mục thứ ¡ của Công ty j không được công bố trên báo cáo thường niên của Công ty j

n: số lượng yếu tố trong danh mục thông tin trách nhiệm xã hội đã xây dựng, n =84

2.3 ĐO LƯỜNG CÁC NHAN TO ANH HUGNG

Bang 2.2: Tóm tắt phương pháp đo lường các biến độc lập

Biến độc lập Phương pháp đo lường

Quy mô Công ty Logarit tổng giá trị tài sân

Độ tuổi Công ty Số năm từ khi thành lập công ty (công ty

tiền thân) đến năm 2015

Khả năng sinh lời Ty |

ita loi nhuan tréc thuế và lãi vay

trén tong tai san

doanh Ngành nghề kinh | 1: High profile, bao gồm các ngành khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo, sản

Trang 18

16

Biến độc lập Phương pháp đo lường

xuất phân phối điện khí đốt, xây dựng, vận

tải, nông lâm nghiệp thủy sản

0: Low-profile, bao gồm các ngành còn lại

như bán buôn bán lẻ; dịch vụ lưu trú, ăn

uống; du lịch; thông tin và truyền thông; tài

chính, ngân hàng, bảo hiểm; kinh doanh bat

động sản; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; tư vân Quy mô Hội đồng quản trị Số lượng thành viên Hội đồng quân trị Mức độ độc lập của Hội đồng quản trị

Tỷ lệ giữa số thành viên hội đồng quản trị

không điều hành và tổng số thành viên hội đồng quản trị Giới tính của các thành viên trong hội đồng quản trị Tỷ lệ phụ nữ trong tông số thành viên của hội đồng quản trị 2.4 MƠ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỞNG

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình hôi quy bội dé

xem xét mi quan hệ giữa các nhân tố đến mức độ công bố thông tin

trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp Mô hình như sau: Y =ÿo + Bị QMCT + j; Tuoi + j¿ TSSL+ B¿ NNKD + ÿ; QMHDOT + Bs MDDL +B; GT + e Trong đó: Y: Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội Bo: Tham số tự do

Trang 19

QMCT: Quy mô công ty

Tuoi: Độ tuổi của công ty

TSSL: Ty suat sinh loi

QMHDQT: Quy mô hội đồng quản trị

MDDL: Mức độ độc lập của hội đồng quản trị

GT: Giới tính của các thành viên hội đồng quản trị 3 Mẫu nghiên cứu

Tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2015, có 310 Công ty

niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và có 376 Công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội Đề tài

chọn ngẫu nhiên 106 Công ty trong số 686 Công ty niêm yết trên hai

sàn chứng khoán này để thực hiện nghiên cứu Kết quả chọn mẫu

cho thấy có 48 công ty thuộc sàn chứng khoán HOSE được chọn,

chiếm tỷ lệ 45.3% và có 58 công ty thuộc sàn chứng khoán HNX được chọn, chiếm tỷ lệ 54.7%

TÓM TẢTCHƯƠNG2 /

Dựa Vào cơ sở lý thuyét về công bô thông tin trách nhiệm xã hội và kêt quả của các nghiên cứu trước đây đã được trình bày ở chương 1, tác giả xây dựng 7 giả thuyêt nghiên cứu và mô hình nghiên cứu gdm 7 nhân tô độc lập: quy mô công ty, độ tuôi công ty, khả năng

sinh lời, ngành nghê kinh doanh, quy mô hội đồng quản trị, mức độ

độc lập của hội đồng quản trị và giới tính của các thành viên trong

hội đông quản trị

Căn cứ vào các quy định hiện hành, tác giả xây dựng danh mục

thông tin trách nhiệm xã hội và tiền hành đo lường mức độ công bố

thông tin trách nhiệm xã hội Trên cơ sở phương pháp đo lường các

nhân tổ ảnh hưởng đã được thực hiện ở các nghiên cứu trước, tác giả

xác định cách thức đo lường của từng nhân tố và sử dụng mô hình

Trang 20

18

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 MUC DO CONG BO THONG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

TREN BAO CAO THUONG NIEN CUA CAC CONG TY NIEM

YET TREN TH] TRUONG CHUNG KHOAN VIET NAM

3.1.1 Chỉ số công bố thông tin trách nhiệm xã hội và năm nhóm thông tin chỉ tiết

Qua kết quả phân tích mô tả cho thấy mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam còn rất thập, trung bình chỉ đạt 5.82% , trong đó công ty có

mức độ công bồ thông tin trách nhiệm xã hội cao nhật ở mức 21.43%

và công ty có mức độ công bó thông tin trách nhiệm xã hội thấp nhất

ở mức 1.19%

3.1.2 Thống kê mô tả 84 mục thông tin chỉ tiết

3.2 THONG KE MO TA CAC BIEN DOC LAP

3.2.1 Thống kê mô tả đối với các biến thuộc đặc điểm công ty

a Nhân tố quy mô công y

Kết quả thống kê mô tả cho thây quy mô công ty của các công ty

thuộc mẫu nghiên cứu tương đối lớn, giá trị trung bình bằng 11.7968 tương đương với quy mô 626 tỷ đồng Việt Nam Kết quả nảy tương

tự với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Na (2015) có giá trị trung bình

của biến quy mô công ty là 12.446

b Nhân tỗ độ tuôi công ty

Trong mẫu nghiên cứu này thì có độ tuổi trung bình bằng 22.12,

với sự chênh lệch đáng kể giữa giá trị nhỏ nhất (6 tuổi) và giá trị lớn nhất (57 tuôi) Trong khi, nghiên cứu của Lê Thị Na (2015) cho thây

Trang 21

tuôi của công ty được tính từ khi thành lập công ty tiền thân đến năm 2015 thay vì tính từ khi thành lập công ty cô phần chính thức

c Nhân té Khả năng sinh lời

So với nghiên cứu của Đức và Nguyễn (2014) thì giá trị tỷ suất sinh lợi trung bình trong mẫu nghiên cứu không có sự chênh lệch

nhiều (9.26% so với 8.243%) Tuy nhiên mức độ chênh lệch giữa giá

trị lớn nhật và nhỏ nhật tương đối cao (-8% và 46%) 4d Nhân tố ngành nghề kinh doanh

Theo kết quả trên cho thấy trong mẫu nghiên cứu gồm 106 công

ty thì số công ty thuộc ngành công nghiệp thấp (23 công ty, chim tỷ

lệ 21.7%) ít hơn số công ty thuộc ngành công nghiệp cao (83 công

ty, chiếm tỷ lệ 78.3%)

3.2.2 Thống kê mô tả đối với các biến thuộc đặc điểm quản trị

a Nhân tố quy mô hội đỒng quản trị

Qua kết quả thống kê cho thây số lượng thành viên hội đồng quản trị của các công ty trong mẫu dao động từ 3 đến 11 thành viên,

điều này không đâm bảo yêu cầu về số lượng thành viên hội đồng

quản trị được quy định đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng

khoán Tuy nhiên số lượng công ty có quy mô hội đồng quản trị

không đảm bảo yêu cầu đặt ra ( ít hơn 5 người) chiếm tỷ trọng nhỏ,

chỉ có 6 công ty trong tổng số 106 công ty trong mẫu, chiếm tỷ lệ 5.7%

b Nhân tô mức độ độc lập của hội đồng quản trị

Kết quả phân tích cho thay mức độ độc lập của hội đồng quân trị

có giá trung bình bằng 0.6086 đâm bảo yêu cầu Tổng số thành viên Hội đồng quân trị độc lập không điều hành phải chiếm ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị (QD 15/2007/QD-

Trang 22

20

Việt Nam đa số đảm bảo các yêu cầu của Bộ tài chính

c Nhân tỗ giới tính các thành viên trong hội đồng quản trị Kết quả cho thây tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị là nữ chiếm

tỷ trọng tương đối nhỏ (14.07%), trong đó có công ty hầu như không có thành viên nữ trong hội đồng quản trị Điều này cho thây ở Việt Nam, vai trò của phụ nữ trong công ty vẫn chưa được đề cao

Ở các nước phát triển, tỷ lệ nảy cũng chỉ đạt con số hơn 30% ở

các nước Na Uy, Phần Lan Để giải quyết tình trạng mất cân bằng giữa tỷ lệ nam và nữ trong hội đông quản trị, nhiều quốc gia đã đưa ra chỉ tiêu bắt buộc về tỷ lệ thành viên ban lãnh đạo công ty là nữ

như Pháp (33%), Đức (30%) và Na Uy (40%) Mặc dù tỷ lệ đưa ra

là một thách thức với các quốc gia này nhưng nhờ nó tỷ lệ nữ trong

hội đồng quản trị của các công ty đã tăng lên đáng kẻ

3.3 KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THIẾT CỦA MƠ HÌNH NGHIÊN CUU 3.3.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Nếu hệ số tương quan giữa các biến độ

thấy xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng (Guajarati, 1995) Kết quả cho thây hệ số tương quan Pearson giữa các biến độc

lập có giá trị cao nhất là 0.473, chứng tỏ không xây ra hiện tượng đa

lập vượt quá 0.8 cho

cộng tuyến giữa các biến độc lập Mặt khác, qua kết quả phân tích cho thây hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập rất

nhỏ (VIE < 10) Điều này càng chứng tỏ mô hình không xảy ra hiện

tượng đa cộng tuyến (O*“Brien, 2007)

3.3.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Kết qua cho thay giá tri durbin-watson bằng 2.182, với mức ý

nghĩa 5%, n=106, ta có d,= 1.528, dụ= 1.826 Như vậy giá trị 4-dụ=

2.174 4-dị= 2.472 Ta nhận thây 4- dụ= 2.174 < giá trị durbin-

watson d=2.182 < 4- dị= 2.472 nên không thể kết luận có hiện tượng

Trang 23

ra rang khi giá trị durbin-watson lớn hơn 3 hoặc nhỏ hơn 1 là vân đề

cần quan tâm vì sẽ xảy ra hiện tượng tự tương quan Kết quả giá trị durbin-watson của dữ liệu nghiên cứu bằng 2.182, nằm giữa 1 và 3

nên có thê kết luận không có hiện tượng tự tương quan xảy ra

34 PHAN TÍCH CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỞNG ĐÉN MỨC ĐỘ CÔNG BÓ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRÊN BÁO

CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YÉT

Mô hình hỏi quy bội được sử dụng dé nghiên cứu các nhân tô ảnh hưởng đến mức độ công bó thông tin trách nhiệm xã hội của các

công ty niêm yết Kết quả thực hiện với phương pháp stepwise cho

thấy mô hình cuối cùng có F= 5.084 và sig.= 0.008 < 0.05 nên có thể khẳng định mô hình phù hợp với tông thể Mặt khác, tắt cả các giá trị sig tương ứng với hai biển TSSL và QMHDQT lần lượt là 0.019 và 0.039 đều nhỏ hơn 0.05 Do vậy có thẻ khẳng định các biến này đều

có ý nghĩa trong mô hình

Như vậy kết quả cuối cùng ta có được mô hình hỏi quy sau: Y = 0.009 + 0.113 TSSL+ 0.007 QMHDQT

Trong đó: Y: Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội

TSSL: Tỷ suất sinh lợi

QMHDQT: Quy mô hội đồng quản trị

Mô hình hổi quy cuối cùng có R bình phương hiệu chỉnh bằng

7.2% cho thấy hai biến độc lập Khả năng sinh lời và mức độ độc lập

của hội đồng quản trị chỉ giải thích được 7.2% sự biến động của mức

độ công bồ thông tin trách nhiệm xã hội Con số nảy tương đối thập

cho thấy mức độ phù hợp của mô hình chưa cao

Hệ số ¿ của biến TSSL bằng 0.113 cho thấy chỉ số CSRI thay đổi 0.113 đơn vị khi biến TSSL thay đổi 1 đơn vị, các biến độc lập còn lại không đổi Mặt khác hệ số ÿ; > 0 chứng tỏ biến TSSL có ảnh

Trang 24

2

Kết quả này phù hợp với giả thuyết H3, ngụ ý rằng những nhà quản

lý có kiên thức để tạo ra lợi nhuận cho công ty thì cũng có nhận thức về trách nhiệm xã hội Do đó họ sẽ tăng cường thực hiện trách nhiệm

xã hội, từ đó nâng cao mức độ công bồ thông tin ra bene ngoài

Hệ số ; của biến QMHDQT bằng 0.007 chứng tỏ khi các biến

lập khác không đổi, quy mô hội đồng quản trị thay đổi một

độ:

người thì mức độ công bồ thông tin trách nhiệm xã hội thay đổi

0.007, mặt khác hệ số này lớn hơn 0 chứng tỏ quy mô hội đồng quản trị có tác động cùng chiều đến mức độ công bồ thông tin trách nhiệm

xã hội Kết quả này phù hợp với giả thuyết H5 và đông thời cũng

trùng hợp với kết quả nghiên cứu của Isa, M.A., Muhammad, S (2015) được thực hiện ở Nigieria Điều này ngụ ý rằng khi quy mô hội đồng quản trị càng lớn thì các nhà quân trị sẽ có chuyên môn ở

nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó sẽ sử dụng tối ưu nguôn lực hơn, tạo

nên sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp gắn liền với trách

nhiệm ội

Kết quả mô hình hỏi quy cho thay không có sự ảnh hưởng của

nhân tô quy mô công ty đến mức độ công bồ thông tin trách nhiệm xã hội (sig.=0.428>0.05) Kết quả này phủ định giả thuyết H1, ngụ ý

rằng ở Việt Nam, không phải tất cã các công ty có quy mô lớn đều

thực hiện tốt trách nhiệm xã hội

Độ tuổi công ty cũng không có ảnh hưởng đến mức độ công bố

thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (sig = 0.933) Kết

quả này trùng hợp với kết quả nghiên cứu của Rahman và cộng sự

(2011), và phủ định với giả thuyết H2, điều này ngụ ý rằng những

công ty có thời gian hoạt động ngắn hay dài đều không làm ảnh

hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trang 25

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Kết quả này không giống với các kết quả được thực hiện ở nước ngoài trước đây và cũng phủ định lại giả thuyết H4 Điều này ngụ ý rằng các công ty hoạt động trong lĩnh vực có ảnh hưởng xâu đến môi trường (high-profile) sẽ không

công bồ các thông tin về trách nhiệm xã hội ra bên ngoài, đặc biệt là

các thông tin liên quan đến tác động xâu đối với môi trường bởi vì nó

sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty

Nhân tố mức độ độc lập của hội đồng quản trị có sig.=

0.175>0.05, kết quả này phủ định giả thuyết H6 Điều này ngụ ý rằng

khi mức độ độc lập của hội đồng quản trị cao thì khả năng kiểm soát

các hoạt động của doanh nghiệp được tăng cường Tuy nhiên việc

kiểm soát này có thể không liên quan đến kiểm soát việc thực hiện

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà liên quan đến những vẫn đề

về lợi nhuận kinh doanh

Kết quả phân tích cuối cùng của nhân tổ giới tính cũng cho thấy nhân tổ này không có ảnh hưởng đền mức độ công bồ thông tin trách

nhiệm xã hội của doanh nghiệp, thể hiện qua giá trị sig.=0.392>0.05

Điều này ngụ ý rằng nhận thức giữa nam va nit vé trách nhiệm xã hội

không có sự khác biệt đáng kê

TÓM TẮT CHƯƠNG3

Tác giả sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả, phân tích hổi quy

để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bồ thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết trên thị trường chứng

khoán Việt Nam Kết quả phân tich cho thay có hai nhân tổ có tác

động cùng chiều với mức độ công bồ thông tin trách nhiệm xã hội là

kha năng sinh lời và quy mô hội đồng quản trị Các nhân tô còn lại

không có ảnh hưởng bao gồm quy mô công ty, độ tuổi công ty,

ngành nghề kinh doanh, mức độ độc lập của hội đồng quản trị và giới

Trang 26

24

CHƯƠNG4

HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN

4.1 HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Xuất phát từ thực trạng hiện tại cho thây các doanh nghiệp Việt

Nam nói chung và các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán

nói riêng có mức độ công bồ thông tin trách nhiệm xã hội còn quá

thấp, do vậy tác giả đề xuât một số cách thức nhằm nâng cao mức độ

công bồ thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt

Nam:

Ban hành hướng dẫn cụ thê đồi với các mục thông tin công bổ

Thiết lập quy định bắt buộc công bồ thông tin trách nhiệm xã hội

và giám sát việc thực hiện

Thiết lập quy định về kiểm tra độ tin cậy

bố

Nâng cao nhận thức về lợi ích của công bổ thông tin trách nhiệm

sủa thông tin được công

xã hội đối với doanh nghiệp

Phát huy vai trò của các thành viên trong hội đồng quản trị đến

van đề công bồ thông tin trách nhiệm xã hội

Thiết lập chính sách khuyến khích và truyền thông thực hiện công bố thông tin trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp

4.2 KÉT LUẬN

4.2.1 Đóng góp của luận văn

Trên cơ sở phân tích nghiên cứu, kết quả cho thây được thực

trạng công bồ thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây Kết quả này

Trang 27

doanh nghiệp đó là Quy mô hội đông quản trị Điều này cho thay van đề quân trị công ty cũng đóng vai trò quan trọng trong việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, góp phần lành mạnh hóa môi trường kinh doanh Ngoài ra luận văn đưa ra một số giải pháp phục vụ cho việc thúc day doanh nghiệp thực hiện và công bố thông tin trách nhiệm xã hội

4.2.2 Hạn chế của đề tài

Một trong những hạn chế lớn nhật của đề tài là việc thiết lập mô hình hồi quy với các nhân tô độc lập có độ phù hợp chưa cao, thé hiện ở kết quả giá trị R bình phương hiệu chỉnh chỉ bằng 7.2% Điều này có nghĩa là mức độ giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ

công bố thông tin trách nhiệm của các công ty niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam của mô hình chưa cao, ngoài hai nhân

tố khả năng sinh lời và quy mô hội đồng quản trị còn có nhiều nhân

tố giải thích khác chưa được phát hiện

Do hạn chế về thời gian nên tác giả chỉ thu thập số liệu trong một

năm 2015, do đó kết quả nghiên cứu chỉ phân ánh được thực trạng công bó thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết trên

thị trường chứng khoán Nam cũng như các nhân tổ ảnh hưởng

trong năm 2015 Vì vậy, đề tài chưa nghiên cứu được vẫn đề công bồ

thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết trong một giai

đoạn

Bên cạnh đó, mẫu nghiên cứu cũng chỉ giới hạn trong các công ty niêm yết, trong khi vấn đề thực hiện và công bồ thông tin trách nhiệm xã hội cũng cần phải đặt ra đối với các công ty không niêm yết Tuy nhiên, vẫn đề thu thập thông tin đối với các công ty không niêm yết khó khăn hơn rất nhiều

4.2.3 Hướng nghiên cứu trong tương lai

Trang 28

26

lai nên thực hiện chọn mẫu trong mot giai doan cụ thê Cách làm này

sẽ cho kết quả mang tính toàn diện hơn

Bên cạnh đó, ngồi các nhân tơ được đề cập trong luận văn này,

các nghiên cứu sau cần khám phá thêm các nhân tô mới như tỷ lệ sở

hữu nước ngoài và danh tiêng công ty Đây là hai trong những nhân

tô chưa được nghiên cứu ở Việt Nam nhưng đã có nhiều nghiên cứu

Ngày đăng: 20/07/2017, 21:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w