1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Phát hiện dexamethason acetat, betamethason dipropionat và prednisolon trong một số mỹ phẩm đang lưu hành tại huyện nghi lộc– tỉnh nghệ an

46 254 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

Một số nhà sản xuất bất chấp sự an toàn của người tiêu dùng đã trộn một số thuốc vào trong mỹ phẩm, đặc biệt là các chất thuộc nhóm corticoid.. Corticoid là nhóm thuốc có tác dụng chống

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA Y DƯỢC

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ MỸ LINH

PHÁT HIỆN DEXAMETHASON ACETAT, BETAMETHASON DIPROPIONAT VÀ

HÀ NỘI – 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến ThS Dương Hải Thuận đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi

trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Y Dược, cảm ơn các thầy cô

Bộ môn Hóa dược và kiểm nghiệm thuốc, các thầy cô ở phòng Đào tạo cùng các Bộ môn, Phòng, Trung tâm… của khoa Y Dược đã giảng dạy tận tình và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập tại Khoa

Và cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng yêu thương, biết ơn tới gia đình và bạn bè những người đã luôn động viên, chia sẻ, khích lệ và giúp đỡ để tôi có kết quả ngày hôm nay

Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Mỹ Linh

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

λ max Bước sóng cho cực đại hấp thụ

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Các mẫu mỹ phẩm 13

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính thích hợp của hệ thống HPLC với dexamethason acetat 18

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tính thích hợp của hệ thống HPLC với betamethason dipropionat 18

Bảng 3.3 Kết quả khảo sát tính thích hợp của hệ thống HPLC với prednisolon 19

Bảng 3.4 Kết quả kiểm tra các mẫu 23

Bảng 3.5 Kết quả khảo sát mẫu 4 28

Bảng 3.6 Kết quả phổ UV-VIS 30

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Nang lông bị bít tắc, viêm nhiễm khi sử dụng kem trộn trắng da 3

Hình 1.2 Cấu trúc nhân steran 4

Hình 1.3 Công thức cấu tạo của dexamethason acetat 5

Hình 1.4 Công thức cấu tạo của betamethason dipropionat 6

Hình 1.5 Công thức cấu tạo của prednisolon 7

Hình 3.1 SKĐ của dung dịch chuẩn hỗn hợp 17

Hình 3.2 SKĐ mẫu thử kem Korcin và mẫu chuẩn 21

Hình 3.3 Pic trong SKĐ mẫu thử kem Korcin và mẫu chuẩn 21

Hình 3.4 Phổ đồ pic mẫu thử kem Korcin và mẫu chuẩn 21

Hình 3.5 Phổ UV-VIS của mẫu thử và mẫu chuẩn với dexamethason acetat 22

Hình 3.6 SKĐ mẫu số 4 và mẫu chuẩn dexamethason acetat 24

Hình 3.7 Phổ UV-VIS của pic nghi ngờ trong mẫu số 4 và pic chuẩn dexamethason acetat 24

Hình 3.8 Sơ đồ xử lý mẫu 26

Hình 3.9 SKĐ của các mẫu số 4.1; 4.2; 4.3; 4.4 và mẫu chuẩn 28

Hình 3.10 Phổ UV-VIS của pic nghi ngờ trong các mẫu số 4.1; 4.2; 4.3; 4.4 và pic chuẩn với dexamethason acetat 29

Trang 7

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 - TỔNG QUAN 2

1.1 Tổng quan về mỹ phẩm 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Phân loại mỹ phẩm 2

1.1.3 Tác dụng của mỹ phẩm 3

1.1.4 Các thành phần độc hại cho da có trong mỹ phẩm 3

1.2 Tổng quan về chất phân tích 4

1.2.1 Dexamethason acetat 5

1.2.2 Betamethason dipropionat 6

1.2.3 Prednisolon 7

1.3 Tổng quan về HPLC 8

1.3.1 Nguyên tắc của quá trình sắc ký 8

1.3.2 Các thông số đặc trưng của quá trình sắc ký 8

1.3.3 Ứng dụng 10

1.3.4 Ưu điểm 10

1.3.5 Nhược điểm 11

1.4 Đánh giá phương pháp phân tích 11

1.4.1 Giới hạn phát hiện 11

1.4.2 Đánh giá sai số và độ lặp lại của phép đo 11

1.4.3 Phương pháp xử lý số liệu phân tích 12

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

2.1 Đối tượng nghiên cứu 13

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 13

2.1.2 Mẫu nghiên cứu 13

2.2 Chất chuẩn, dung môi, hóa chất 14

2.2.1 Chất chuẩn 14

Trang 8

2.2.2 Dung môi, hóa chất 14

2.3 Thiết bị, dụng cụ 15

2.4 Phương pháp nghiên cứu 15

Chương 3 - THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 17

3.1 Khảo sát tính thích hơp của hệ thống với phương pháp phân tích 17

3.1.1 Phương pháp xử lý mẫu 17

3.1.2 Điều kiện sắc ký 17

3.1.3 Khảo sát tính thích hợp của hệ thống HPLC 17

3.2 Áp dụng phương pháp kiểm tra các mẫu 22

3.3 Bổ sung quy trình khảo sát mẫu nghi ngờ chứa dexamethason acetat 25

3.3.1 Cơ sở lý thuyết 25

3.3.2 Xử lý mẫu 25

3.3.3 Tiến hành khảo sát 26

3.4 Bàn luận 30

3.4.1 Về quy trình định tính 3 chất corticoid trong kem bôi da 30

3.4.2 Về khả năng áp dụng của quy trình 31

3.4.3 Về tình hình nhiễm các chất cấm trong mỹ phẩm 31

3.4.4 Về những đóng góp của đề tài 32

Chương 4 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33

KẾT LUẬN 33

KIẾN NGHỊ 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

MỞ ĐẦU

Từ xa xưa con người đã có nhu cầu làm đẹp, đã biết làm đẹp Ngày nay, xã hội phát triển, nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, khi nền kinh tế được mở cửa, đi đến đâu cũng có thể thấy những sản phẩm

“làm đẹp” cho con người Đó chính là mỹ phẩm

Hiện nay, ngành mỹ phẩm nước ta phát triển rất mạnh, đa dạng về sản phẩm Nhưng chúng ta vẫn còn hạn chế về kiến thức làm đẹp và chăm sóc da một cách thiếu khoa học Một số nhà sản xuất bất chấp sự an toàn của người tiêu dùng đã trộn một số thuốc vào trong mỹ phẩm, đặc biệt là các chất thuộc nhóm corticoid Trong

đó, dexamethason acetat, betamethason dipropionat, prednisolon… là những corticoid rẻ tiền, dễ kiếm thường được trộn trong mỹ phẩm Corticoid là nhóm thuốc

có tác dụng chống viêm mạnh, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, làm nhẵn bóng da, giảm ngứa nên dễ bị lợi dụng trộn trái phép vào các loại kem bôi da mỹ phẩm Các

mỹ phẩm trộn corticoid có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: teo da, xơ cứng bì, viêm da đỏ ửng, giãn mao mạch, mụn trứng cá hoặc bội nhiễm nấm, vi khuẩn và virus, chậm liền sẹo, đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp [13, 17]

Xuất phát từ những vấn đề trên, ngày 2/9/2003, Việt Nam đã ký kết “Hiệp định về Hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm” Theo đó đã có quy định các chất thuộc nhóm corticoid là những chất bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm (số 300 trang 312, annex II, Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm)

Ở nước ta, kiểm soát chất lượng mỹ phẩm nói chung, chất cấm trong mỹ phẩm nói riêng còn nhiều hạn chế Để góp phần kiểm soát chất cấm trong mỹ phẩm đang lưu hành tại địa phương, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:

“Phát hiện dexamethason acetat, betamethason dipropionat và prednisolon trong một số mỹ phẩm đang lưu hành tại huyện Nghi Lộc– tỉnh Nghệ An”

Với mục tiêu cụ thể sau đây:

- Phát hiện dexamethason acetat, betamethason dipropionat và prednisolon trong một số mỹ phẩm đang lưu hành tại huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An bằng kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao

Trang 10

Chương 1 - TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về mỹ phẩm

Thông thường mỹ phẩm được chia làm ba loại [7, 13, 16]:

Loại thứ nhất là mỹ phẩm bề ngoài: Các sản phẩm trang điểm bề mặt (sản phẩm make up, sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc…) Các sản phẩm này chỉ tác động đến vẻ bề ngoài chứ không đi sâu vào sinh lý da

Loại thứ hai là mỹ phẩm dự phòng, bao gồm các sản phẩm chăm sóc da, dưỡng da dành cho các việc làm chậm lại các biến đổi sinh lý của da (lão hóa, khô da) và bảo vệ chống lại các tác nhân bên ngoài (ô nhiễm, ánh nắng, chất kích ứng): kem chống nắng, sữa dưỡng ẩm, nước hoa hồng…

Loại thứ ba là các sản phẩm sửa chữa được dùng khi con người đã thất bại trong dự phòng Đối mặt với các tổn thương con người phải chăm sóc, khắc phục chúng bằng các sản phẩm như là làm căng, làm ẩm, làm láng, tái sinh, giảm béo, chống rụng tóc… Với chuyên khoa da liễu, các tổn thương thuộc về lĩnh vực của da như: vảy nến, chàm, mụn trứng cá… Dược mỹ phẩm về da là một công cụ bổ sung hiệu quả cho các điều trị y khoa

Ngoài ra có thể phân loại mỹ phẩm theo các bộ phận mà nó cho tác dụng như sau:

Da: xà bông tắm, sữa tắm, phấn hồng, phấn nền, bột thơm, nước hoa, chất làm trắng, chất làm mềm, kem chống nắng, kem dưỡng da…

Lông tóc: dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm tóc, thuốc duỗi tóc, thuốc uốn tóc, gel vuốt tóc, kem tẩy lông, kem cạo râu…

Mắt: bút kẻ mắt, kẻ lông mày, kem chải mi, mi mắt giả…

Môi: son môi, chất làm ẩm môi, chất làm bóng môi…

Trang 11

Móng tay, chân: sơn, thuốc tẩy sơn…

Giúp làn da mịn màng, săn chắc, ngăn ngừa và hạn chế mụn phát triển

Có tác dụng làm trắng da, nhất là sử dụng vào ban đêm vì đêm là thời điểm lý tưởng nhất để da hấp thụ các dưỡng chất làm trắng da do quá trình trao đổi chất của các tế bào diễn ra mạnh mẽ

Mỹ phẩm cũng giúp loại bỏ những tế bào chết trên da và giữ ẩm cho da

Mỹ phẩm tác động sâu vào bên trong da giúp kích thích, tái sinh tế bào da, phục hồi da, tạo một làn da tươi khỏe

1.1.4 Các thành phần độc hại cho da có trong mỹ phẩm

Mỹ phẩm được bào chế theo nhiều dạng, nhiều mùi, nhiều màu sắc khác nhau theo những công thức, nguyên liệu cũng khác nhau Có nhiều loại mỹ phẩm được tạo

từ các thành phần nguyên liệu khác nhau nhưng thường được trộn từ các loại mỹ phẩm Trung Quốc, thuốc tây, và các loại hóa chất dùng trong công nghiệp

Trong mỹ phẩm thường có những thành phần hóa học gây hại cho da Theo điều tra, đa số các loại mỹ phẩm đều có chứa nhiều hóa chất độc hại như thủy ngân, hydroquinon, glucocorticoid, acid salicylique, iod, hydrogen peroxid… Những chất này thường gây nên hiện tượng phồng rộp da, nhiễm trùng da, tức ngực, phổi bị ứ nước, thậm chí còn có thể dẫn tớ suy thận, suy gan…

Hình 1.1 Nang lông bị bít tắc, viêm nhiễm khi sử dụng kem trộn trắng da

Trang 12

Đặc biệt các chất thuộc nhóm corticoid trong mỹ phẩm là mối đe dọa cực kì nguy hiểm cho làn da và sức khỏe của con người [4, 18, 24]

Các thành phần có hại cho da đã được quy định theo “Hiệp định về Hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm” Các quốc gia của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ký ngày 2 tháng 9 năm 2003 đã tham gia hiệp định này ngoại trừ Đông Timor Hiệp định này có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2008 [19]

Hình 1.2 Cấu trúc nhân steran

Dựa vào cấu tạo, tác dụng người ta chia corticoid thành 3 nhóm:

+ Corticoid đường (glucocorticoid): loại steroid 21C, có một mạch ngang gồm 2C

ở C17, OH ở C11, ví dụ: cortisol, corticosteron, cortison

+ Corticoid khoáng (mineralcorticoid): loại steroid 21C, mạch ngang ở C17 và nhóm OH ở C11, C13 có gắn nhóm chức CHO (C18)

+ Corticoid sinh dục: loại steroid 19C, không có OH ở C11; C17 không có mạch ngang mà có chức ceton (C=O), ví dụ: androsteron…

- Glucocortiroid [8]

Nguồn gốc

+ Tự nhiên: gồm hai chất chính là hydrocortison (cortisol) và cortison

Trang 13

+ Tổng hợp: ví dụ như prednison, prednisolon, dexamethason, betamethason…

Tác dụng

+ Sinh lý

Trên chuyển hóa glucid, protein, lipid Trên chuyển hóa nước và điện giải Trên hệ thần kinh trung ương, trên hệ tim mạch, tiêu hóa

+ Điều trị

Tác dụng kháng viêm

Ức chế miễn dịch Kháng dị ứng, điều trị thiếu hụt hormone…

Trang 14

Dexamethason acetat dùng để điều trị các rối loạn ngoài da: viêm da tăng tiết

bã nhờn (trứng cá), viêm da do tiếp xúc, do tắm nắng; viêm da kèm sưng tấy, nhiễm khuẩn; viêm da dị ứng (eczema cấp và mạn, viêm da tróc vẩy, mày đay, lở mép)

Dexamethason acetat làm giảm phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể và giảm những triệu chứng như sưng tấy hay phản ứng dị ứng khác Điều trị các bệnh da: pemphigus, eczema, viêm gan mãn tính, hoạt động tự miễn dịch, ban xuất huyết, phù não do u hay chấn thương

Tác dụng không mong muốn trên da: teo da, ban đỏ, bầm máu, rậm lông, khó liền sẹo, da thâm, giãn mao mạch, trứng cá

là bất lợi Dùng liều cao, betamethason dipropionat có tác dụng ức chế miễn dịch

Trang 15

Betamethason dipropionat là một loại thuốc corticosteroid liều mạnh, corticosteroid giúp giảm sưng, đỏ, ngứa và kháng viêm, dùng tại chỗ có hiệu quả nhanh trong các bệnh viêm da

Betamethason dipropionat dùng trong điều trị bệnh viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da tróc vảy, viêm da bã nhờn, eczema cấp và mạn tính, vảy nến, lichen đơn mạn tính, côn trùng cắn

Tác dụng không mong muốn: nhiễm khuẩn tại chỗ nặng lên, nhất là nhiễm nấm và virus; teo da tại chỗ đặc biệt ở trên mặt và nếp gấp da, mất sắc tố, giãn các mạch máu nông và tạo các vệt; viêm quanh miệng; trứng cá ở vùng bôi thuốc nhất là

ở mặt

1.2.3 Prednisolon

- Công thức cấu tạo [5]

C21H28O5 P.t.l: 360,45 Tên khoa học: 11β, 17, 21-trihydroxy pregn-1, 4-dien-3, 20 dion

Hình 1.5 Công thức cấu tạo của prednisolon

- Tính chất vật lý [5]

Bột kết tinh trắng hoặc hầu như trắng, dạng khan dễ hút ẩm, rất khó tan trong nước, tan trong ethanol, methanol, hơi tan trong aceton, khó tan trong methylene clorid, nhiệt độ phân hủy 227-230°C

Trang 16

prednisolon so với các glucocorticoid khác: 5mg prednisolon có hiệu lực bằng 4mg methylprednisolon và bằng 20mg hydrocortison

Prednisolon được dùng để ức chế viêm trong nhiều chứng bệnh viêm và dị ứng: viêm khớp dạng thấp, lupus hệ thống, viêm khớp gút cấp, viêm khớp vảy nến, viêm loét đại tràng và bệnh Crohn, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da do thuốc, viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc

Prednisolon điều trị các bệnh da mạn tính gồm viêm da dạng herpes, chốc lở (pemphigus), bệnh vảy nến nặng và viêm da tǎng tiết bã nhờn nặng, eczema…

Tác dụng không mong muốn: Rối loạn da như teo da, chậm liền sẹo, ban xuất huyết, bầm máu, mụn trứng cá, rậm lông, thâm tím, tăng sắc tố da, lâu lành vết thương, da mỏng, dễ bị bầm tím/chảy máu

1.3 Tổng quan về HPLC

1.3.1 Nguyên tắc của quá trình sắc ký

Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) là kỹ thuật phân tích nhằm tách, định tính, định lượng các chất dựa trên ái lực khác nhau giữa các chất có trong hỗn hợp với hai pha luôn tiếp xúc nhưng không hòa lẫn vào nhau là pha tĩnh và pha động

Khi nạp mẫu phân tích gồm hỗn hợp 2 chất A, B (có thể nhiều hơn) vào cột phân tích thì kết quả là 2 chất A, B sẽ được tách ra khỏi nhau nhờ pha động và được rửa giải ra khỏi cột Tùy thuộc vào bản chất của pha động, pha tĩnh, chất phân tích

mà các chất được rửa giải ra khỏi cột với tốc độ khác nhau [1-3, 6]

1.3.2 Các thông số đặc trưng của quá trình sắc ký

- Hệ số phân bố K [6, 14]

Là tỷ số nồng độ chất tan trong pha tĩnh và pha động

𝐾 = 𝐶𝑠

𝐶𝑚

Ý nghĩa: K càng lớn, sự di chuyển chất tan qua pha tĩnh càng chậm, nếu các

chất trong hỗn hợp có hằng số K khác nhau càng nhiều, càng dễ tách khỏi nhau

- Thời gian lưu t R [6, 14]

Là thời gian cần thiết để một chất từ thời điểm tiêm mẫu đến khi xuất hiện đỉnh của pic Thời gian lưu hiệu chỉnh được tính:

𝑡′𝑅 = 𝑡𝑅 − 𝑡0

Trang 17

Ý nghĩa: Với những điều kiện sắc ký nhất định thì tR là hằng số và đặc trưng

cho mỗi chất Vì vậy, tR cung cấp thông tin về mặt định tính của một chất

Ý nghĩa: K’ phụ thuộc vào bản chất của chất phân tích, bản chất và thể tích

hai pha K’ nhỏ, chất cần tách bị rửa giải ở thời điểm gần với thời điểm tiêm mẫu nên khả năng tách không tốt K’ quá lớn, thời gian phân tích kéo dài, pic bị loãng, độ nhạy tín hiệu thấp Trị số tối ưu là: K’ = 1 ÷ 8

𝑡′𝐵𝑡′𝐴

Ý nghĩa: α là một biểu hiện về mức độ tách giữa hai chất, với quy ước chất B

bị lưu giữu mạnh hơn chất A (α > 1) Nếu α quá nhỏ, hai chất tách khỏi nhau kém, nếu α quá lớn thời gian phân tích sẽ dài Trị số tối ưu là: α = 1,05 ÷ 2,00

- Hệ số bất đối AF [6, 14]

Để đánh giá tính bất đối xứng của pic

𝐴𝐹 = 𝑏𝑎

Ý nghĩa: Giá trị AF càng gần tới 1, pic càng đối xứng Một chất nhồi cột tốt

𝑁 = 𝐿𝐻

Ý nghĩa: N, H phản ánh hiệu lực của cột, N càng cao, H càng nhỏ hiệu lực cột

càng cao

Trang 18

- Độ phân giải giữa hai pic liền kề R s [6, 14]

Thể hiện mức độ tách của hai chất trong cùng một điều kiện sắc ký Giả sử chất B bị lưu giữ mạnh hơn chất A

𝑅𝑠 =2×(𝑡𝑅𝐵 − 𝑡𝑅𝐴)

𝑊𝐵 + 𝑊𝐴 =

1,18×(𝑡𝑅𝐵 − 𝑡𝑅𝐴)

𝑊1/2𝐵 + 𝑊1/2𝐴Trong đó: + tRA, tRB: Thời gian lưu của 2 pic liền kề nhau

+ WA, WB: Độ rộng của pic đo ở các đáy pic + W1/2A, W1/2B: Độ rộng pic đo ở nửa chiều cao pic Các giá trị tRA, tRB, WA, WB, W1/2A, W1/2B phải tính theo cùng 1 đơn vị Yêu cầu Rs > 1, giá trị tối ưu Rs = 1,5 Rs còn được tính theo công thức:

Ý nghĩa: Rs = 1,5: Hai pic tách nhau rõ ràng, chỉ xen phủ 0,3%

Rs = 1,0: Hai pic chưa tách hẳn nhau, còn xen phủ 4%

Rs = 0,75: Hai pic chưa tách nhau

Quy trình sắc ký tách ra các chất và rửa giải được hứng riêng rồi cho bốc hơi

dung môi thu lấy chất

1.3.4 Ưu điểm

Trang 19

- Điều kiện phân tích dễ dàng, không cần bay hơi mẫu như GC nên dùng phân tích các chất kém bền với nhiệt

- Dễ dàng thu hồi chất phân tích với độ tinh khiết cao nếu gắn bộ thu hồi phân đoạn thường dùng trong điều chế, tách tinh dầu dược phẩm

- Độ nhạy cao

- Thường không phân hủy

- Tốc độ nhanh (nhiều phân tích < 30 phút)

- Tái sử dụng cột

1.3.5 Nhược điểm

Thiết bị đắt tiền và đầu tư ban đầu cao

1.4 Đánh giá phương pháp phân tích

1.4.1 Giới hạn phát hiện

Giới hạn phát hiện (LOD) của một quy trình phân tích là lượng thấp nhất của chất cần thử trong mẫu còn có thể phát hiện được, nhưng không phải xác định chính xác hàm lượng Giới hạn này thường được biểu thị bằng phần trăm, phần ngàn, phần triệu (ppm), phần tỷ (ppb)… Đây là một thông số dặc trưng cho độ nhạy của phương pháp Chất nào chạy nhanh hơn sẽ có LOD nhỏ hơn [12]:

LOD = tín hiệu chiều cao pic/ nhiễu đường nền ≥ 3

Thường xác định LOD theo theo hai cách [12]:

SD là độ lệch chuẩn của độ đáp ứng

1.4.2 Đánh giá sai số và độ lặp lại của phép đo

Độ lặp lại được dùng để đánh giá định lượng độ phân tán của các kết quả phân tích Đại lượng này đặc trưng cho độ gần về giá trị trung bình của hai hay nhiều phép

đo nhận được trong những điều kiện giống nhau

Trang 20

Đánh giá độ lặp lại dựa trên độ lệch chuẩn tương đối (RSD) hoặc độ biến động

1.4.3 Phương pháp xử lý số liệu phân tích

Các kết quả thực nghiệm được xử lý và tính các giá trị thống kê trên Microsoft Excell để rút ra nhận xét kết luận Một số công thức tính toán các giá trị thống kê như sau:

Giá trị trung bình:

𝑥 = ∑ 𝑥𝑖

𝑛 𝑖=1

xi là kết quả của lần xác định thứ i

n là số lần xác định

Trang 21

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các mẫu mỹ phẩm lưu hành trên thị trường huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An

2.1.2 Mẫu nghiên cứu

Gồm 11 mẫu mỹ phẩm, như bảng sau:

Bảng 2.1 Các mẫu mỹ phẩm STT Tên mẫu Nơi sản xuất Số lô, hạn dùng Tác dụng

Kem mụn, chữa thâm, liền sẹo, trắng da se khít lỗ chân lông

2 One Today Công ty TNHH

MTV SX & TM

MP Đăng Dương

SL: 05.DD01.16 THIEN PHU HSD: 14/07/2019

Kem dưỡng trắng da lão hóa

4 Bảo Lâm Công ty CP đông y

học Bảo Lâm

SL: 07.17 HSD: 07.2019

Kem trắng da, ngừa trị mụn

Hương & Công ty TNHH SX – TM Đại Việt Hương

SL: 27/08/2016 HSD: 27/08/2018

Kem trắng da và ngăn mụn

WHITE

DNTN Sản xuất hóa mỹ phẩm

SL: HW.010316 HSD: 02.03.2019

Kem trị nám

Trang 22

Gamma

7 DERMA DNTN Sản xuất

hóa mỹ phẩm Gamma

SL: DM.01.07.16 HSD: 15.07.2019

Kem sạch mụn, mờ sẹo, ngừa vết thâm

8 Miss

White

Công ty TNHH Tigon

SL: MT02 HSD: 29.03.19

Kem mụn và thâm

9 POND’S Công ty TNHH

quốc tế Uniever Việt Nam

SL: 20.10.02.17 HSD: 10.02.2020

Kem dưỡng da chống láo hóa Cung cấp độ

ẩm trên da, cải thiện nếp nhăn và tái tạo tế bào da mới mịn đẹp

11 New One Hóa mỹ phẩm

Linh Chi

SL: 04 NDA 350 HSD: 20.04.2018

Kem trị nám – tàn nhang, trắng da, chống nắng

2.2 Chất chuẩn, dung môi, hóa chất

2.2.2 Dung môi, hóa chất

- Acetonitril tinh khiết HPLC (Merck)

- Dicloromethan tinh khiết phân tích (Merck)

Trang 23

- Methanol tinh khiết HPLC (Merck)

- Ethanol tinh khiết HPLC (Merck)

- Khí N2

- Nước cất

2.3 Thiết bị, dụng cụ

- Hệ thống HPLC Model Ultimate 3000 – Dionex với detector DAD

- Cân phân tích chính xác tới 0,1mg

- Máy lắc siêu âm

- Nồi cách thủy, bếp điện

- Pipetman, bình định mức, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh…

- Giấy lọc, màng lọc

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Sau khi tham khảo và xem xét các tài liệu có liên quan đến đề tài khóa luận, tiến hành lựa chọn phương pháp phân tích như sau:

Các steroid được chiết ra khỏi nền mẫu mỹ phẩm bằng hỗn hợp dung môi dicloromethan – methanol (9:1), bốc hơi trên cách thủy tới khô Hòa cắn thu được trong hỗn hợp dung môi acetonitril – nước (48:52) Sau đó, các steroid được phân tích bằng thiết bị HPLC trang bị detector DAD đặt tại bước sóng 240nm Sự có mặt các steroid có thể được khẳng định bằng cách so sánh tR và phổ UV-VIS của pic nghi ngờ trên SKĐ mẫu thử với các pic steroid tương ứng trong SKĐ mẫu chuẩn [11]

0,20µm [11]

- Chuẩn bị mẫu chuẩn

Cân chính xác khoảng 25mg từng chất chuẩn pha vào 25ml methanol, rồi pha loãng tiếp bằng pha động để được các dung dịch chuẩn gốc có nồng độ khoảng 9 - 12µg/ml Các dung dịch này được sử dụng để pha dãy chuẩn hoặc pha dung dịch hỗn

hợp chuẩn [11]

Ngày đăng: 19/07/2017, 18:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Tử An, Thái Nguyễn Hùng Thu (2007), Hóa phân tích, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa phân tích
Tác giả: Trần Tử An, Thái Nguyễn Hùng Thu
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
2. Trần Tử An, Trần Tích (2007), Hóa phân tích, Tập I, II, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa phân tích
Tác giả: Trần Tử An, Trần Tích
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
3. Bộ môn Hoá dược (1993), Hóa dược, Nhà xuất bản Y học, Tr 191-237 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa dược
Tác giả: Bộ môn Hoá dược
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 1993
4. Bộ Y tế (2002), Dược Thư Quốc Gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược Thư Quốc Gia Việt Nam
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2002
5. Bộ Y tế (2007), Hóa dược tập II, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa dược tập II
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
6. Bộ Y tế (2009), Dược Điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược Điển Việt Nam IV
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2009
7. Vương Ngọc Chính (2005), Hương liệu mỹ phẩm, NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hương liệu mỹ phẩm
Tác giả: Vương Ngọc Chính
Nhà XB: NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM
Năm: 2005
8. Đào Mạnh Dũng, Lê Huy Đăng, Phạm Thị Hương Mai, Xác định corticoid trong thực phẩm chức năng bằng phương pháp HPLC, Tiểu luận, Học viện Quân y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định corticoid trong thực phẩm chức năng bằng phương pháp HPLC
9. Nguyễn Thị Duyên (2013), Nghiên cứu phát hiện dexamethasone trong một số chế phẩm đông dược bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát hiện dexamethasone trong một số chế phẩm đông dược bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng
Tác giả: Nguyễn Thị Duyên
Năm: 2013
10. Trần Đức Hậu, et al. (2006), Hóa dược, Tập 2, Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa dược
Tác giả: Trần Đức Hậu, et al
Năm: 2006
11. Lê Thị Hường Hoa (2013), Nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện và xác định hàm lượng một số chất bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm, Luận án tiến sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện và xác định hàm lượng một số chất bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm
Tác giả: Lê Thị Hường Hoa
Năm: 2013
12. Đặng Văn Hòa, Vĩnh Định (2012), Kiểm nghiệm thuốc (Dùng cho đào tạo dược sĩ Đại học), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm nghiệm thuốc (Dùng cho đào tạo dược sĩ Đại học)
Tác giả: Đặng Văn Hòa, Vĩnh Định
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
13. Nguyễn Thành Long (2006), Mỹ phẩm, Chuyên đề tự chọn, Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ phẩm
Tác giả: Nguyễn Thành Long
Năm: 2006
14. Hoàng Thanh Tâm (2008), Xây dựng phương pháp phát hiện một số chất thuộc nhóm glucocorticoid trộn trái phép trong mỹ phẩm, Luận án tiến sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng phương pháp phát hiện một số chất thuộc nhóm glucocorticoid trộn trái phép trong mỹ phẩm
Tác giả: Hoàng Thanh Tâm
Năm: 2008
15. Mai Tất Tố, Vũ Thị Trâm (2007), Dược lý học, tập II, Nhà xuất bản Y học, Tr 290-294 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược lý học
Tác giả: Mai Tất Tố, Vũ Thị Trâm
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
16. Hải Trường, Thanh Nga, Làm thế nào để có làn da khỏe và đẹp, NXB Văn Hóa Thông Tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm thế nào để có làn da khỏe và đẹp
Nhà XB: NXB Văn Hóa Thông Tin
17. Hàn Chí Tú (2014), Nghiên cứu xác định hàm lượng chất cấm dexamethasone acetat trong mỹ phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, Luận văn thạc sĩ Hóa học, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xác định hàm lượng chất cấm dexamethasone acetat trong mỹ phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
Tác giả: Hàn Chí Tú
Năm: 2014
20. Council of Europe, European Pharmacopoeia Commission (2007), The European Pharmacopoeia 6th Edition, Council Of Europe Sách, tạp chí
Tiêu đề: The European Pharmacopoeia 6th Edition
Tác giả: Council of Europe, European Pharmacopoeia Commission
Năm: 2007
24. Wu Da-nan, et al. (2008), "Determination of 8 glucocorticoids in cosmetics by ultra performance liquid chromatography", Chinese journal of healthlaboratory technology Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determination of 8 glucocorticoids in cosmetics by ultra performance liquid chromatography
Tác giả: Wu Da-nan, et al
Năm: 2008
19. ASEAN (2005), "Identification of hydrocortisone acetate, dexamethasone, betamethasone, betamethasone 17-valerate and triamcinolone acetonide in cosmetic products by TLC and HPLC&#34 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w