1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường đất do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại nghệ an, đề xuất biện pháp xử lý, phục hồi môi trường

90 498 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Nghệ An là một trong những tỉnh có số điểm ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật nhiều nhất cả nước và các điểm ô nhiễm nay đang hàng ngày phát tán ô nhiễm gây tác hại khôn lường tới

Trang 1

1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG 4

MỞ ĐẦU 6

1 Đặt vấn đề 6

2 Mục đích nghiên cứu 6

3 Phạm vi của đề tài 7

4 Nội dung nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

Chương 1- TỔNG QUAN VỀ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT 8

1.1 Khái niệm và phân loại hóa chất BVTV 8

1.1.1 Khái niệm hóa chất BVTV 8

1.1.2 Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật 8

1.1.3 Tình hình sử dụng hóa chất BVTV trên thế giới 14

1.3 Tình hình sản xuất, sử dụng và nhập khẩu hóa chất BVTV 14

1.3.1 Tình hình sản xuất 14

1.3.2 Tình hình sử dụng hóa chất BVTV tại Việt Nam 16

1.3.3 Tình hình nhập khẩu hóa chất BVTV 18

1.4 Những tác động của hóa chất BVTV tồn lưu tới môi trường và sức khỏe cộng đồng 20

1.5 Tình ô nhiễm chất BVTV tồn lưu ở Việt Nam 27

1.5.1 Tồn lưu dưới dạng kho lưu chứa 27

1.5.2 Tồn lưu dưới dạng khu vực 28

CHƯƠNG 2 - HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TỒN LƯU TẠI NGHỆ AN 30

2.1 Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên của tỉnh Nghệ An 30

2.2 Hiện trạng tồn lưu hóa chất BVTV tại Nghệ An 32

Chương 3 - ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM ĐẤT DO HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TỒN LƯU TẠI NGHỆ AN 37

3.1 Các phương pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật 37

3.1.1 Phương pháp thiêu đốt 37

3.1.2 Chôn lấp an toàn 42

3.1.3 Bao vây ngăn chặn 44

3.1.4 Phương pháp Plashma 44

3.1.5 Phương pháp phân hủy bằng tia cực tím UV 44

3.1.6 Phương pháp phân hủy sinh học 46

3.1.7 Các phương pháp đóng rắn và ổn định đất 48

3.1.8 Phương pháp Fenton 50

3.1.9 Công nghệ nghiền bi 52

3.1.10 Công nghệ sắt nano 54

3.1.11 Công nghệ giải hấp nhiệt 58

3.1.12 Một số công nghệ khác 60

Trang 2

2

3.2 Đánh giá và lựa chọn công nghệ xử lý đất bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực

vật tồn lưu 61

3.2.1 Các tiêu chí để đánh giá lựa chọn công nghệ xử lý đất bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu 61

3.2.2 So sánh các công nghệ và lựa chọn công nghệ phù hợp 69

3.3 Xử lý tồn dư hóa chất BVTV tại kho Chợ Mõ, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An 73

3.3.1 Lịch sử kho thuốc 73

3.3.2 Hiện trạng ô nhiễm 74

3.3.3 Phạm vi ô nhiễm 80

3.3.4 Quy trình xử lý 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 3

3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 1 : Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới (LD 50 mg/kg, chuột nhà) 10 Bảng 1 2: Tên thông dụng, tên thương mại và mục đích sử dụng của 8 loại thuốc bảo

vệ thực vật họ POP 11

Bảng 1 3: Lượng hóa chấtBVTV được sử dụng hàng năm trên thế giới 14

Bảng 1 4: Lượng HCBVTV nhập khẩu vào Việt Nam 19

Bảng 3 1: Bảng tổng hợp khả năng xử lý của Sắt nano 56

Bảng 3 2: Bảng giá trị của trọng số 62

Bảng 3 3: Bảng ma trận đánh giá 62

Bảng 3 4: Bảng ngưỡng nồng độ hóa chất BVTV trong đất phân theo mục đích 65

Bảng 3 5: Điểm trọng số của các tiêu chí 69

Bảng 3 6: Bảng tổng hợp điểm của các công nghệ 71

Bảng 3 7 Kết quả phân tích dư lượng hoá chất BVTV trong mẫu đất năm 2008 75

Bảng 3 8: Kết quả phân tích lượng tồn dư hóa chất BVTV tháng 3/2012 76

Bảng 3 9: Bảng 4 Kết quả phân tích lượng tồn dư hóa chất BVTV tháng 5/2012 79

Trang 5

5

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1 1 : Một số loại hóa chất BVTV họ POP lưu thông trên thị trường 13

Hình 1 2: người dân phun HCBVTV cho rau màu 16

Hình 1 3: Tác động của HC BVTV đến môi trường (Richardson, M.L 1979) 23

Hình 3 1: Quy trình tiêu hủy chất thải trong lò nung xi măng 39

Hình 3 2: Hình 3: Hệ thống oxy hoá bằng H2O2 kết hợp tia UV 45

Hình 3 3: Máy sấy 53

Hình 3 4: Sàng rung 53

Hình 3 5: Thiết bị xử lý khí 54

Hình 3 6: Sơ đồ nguyên lý của công nghệ IPTD 59

Hình 3 7: Sơ đồ mô tả một mố xử lý dioxin bằng công nghệ IPTD 59

Hình 3 8: Hố xử lý đất bùn nhiễm dioxin tại Sân bay Đà Nẵng 60

Hình 3 9: Sơ đồ hiện trạng kho Chợ Mõ 74

Hình 3 10: Vị trí lấy mẫu tháng 3/2012 76

Hình 3 11 Sơ đồ lấy mẫu phân tích lượng tồn dư hoá chất BVTV tháng 5/2012 79

Hình 3 12: Sơ đồ phân bố mức độ ô nhiễm 81

Trang 6

sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi từ thời kỳ bao cấp Các kho thuốc sau khi không sử dụng nữa hoặc bị di dời, hóa chất được đem chôn hoặc vẫn để tồn đọng trong kho Qua nhiều năm, các kho thuốc xuống cấp, nước mưa thấm vào làm hóa chất bảo vệ thực vật ngấm xuống đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường

Nghệ An là một trong những tỉnh có số điểm ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật nhiều nhất cả nước và các điểm ô nhiễm nay đang hàng ngày phát tán ô nhiễm gây tác hại khôn lường tới môi trường và người dân Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm đất do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại Nghệ An đồng thời nghiên cứu đưa ra các giải pháp xử lý triệt để ô nhiễm và phục hồi môi trường là cần thiết Do đó tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm đất do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại Nghệ An, đề xuất các biện pháp xử lý, phục hồi môi trường”

Trang 7

7

3 Phạm vi của đề tài

Đề tài thực hiện các nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An

4 Nội dung nghiên cứu

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Tổng hợp, phân tích đánh giá các công nghệ xử lý hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu

- Đề xuất phương pháp, công nghệ xử lý, phục hồi môi trường bị ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu phù hợp với điều kiện của Nghệ An

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả điều tra, nghiên cứu đã có liên

quan đến hiện trạng ô nhiễm và công nghệ xử lý ô nhiễm tại các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật

- Phương pháp điều tra, thống kê: Thực hiện điều tra, khảo sát để thu thập số

liệu

- Phương pháp phân tích, đánh giá: Dựa trên số liệu thu thập được thực hiện

việc phân tích, tổng hợp đánh giá;

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà

khoa học để xây dựng các biện pháp xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu;

- Phương pháp so sánh: Dựa trên các kết quả đạt được về xử lý, tiêu hủy hóa

chất bảo vệ thực vật đã áp dụng tại một số địa phương để so sánh đối chiếu sự tối ưu

và khả năng áp dụng của từng phương pháp

Trang 8

8

Chương 1- TỔNG QUAN VỀ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT

1.1 Khái niệm và phân loại hóa chất BVTV

1.1.1 Khái niệm hóa chất BVTV

Từ cuối thế kỷ 19 hoá chất BVTV có nguồn gốc hoá học đã được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp và dần trở thành một loại vật tư không thể thiếu góp phần nâng cao năng suất của cây trồng, diệt trừ các véc tơ truyền bệnh cho người và vật nuôi

Các hoá chất bảo vệ thực vật là tên gọi chung để chỉ các hoá chất dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, nhằm mục đích diệt sâu bệnh, cỏ dại, côn trùng và động vật gặm nhấm để bảo vệ cây trồng cũng như các kho lương thực hàng hoá

1.1.2 Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật

Ngành nông nghiệp nước ta góp một phần rất lớn trong lĩnh vực cung cấp lương thực thực phẩm cho các nước Để đạt được năng suất cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, HCBVTV đã góp một phần không nhỏ Đa dạng về số lượng, chủng loại, tác dụng đối với cây trồng và cách sử dụng… Vì vậy, có nhiều cách phân loại chúng

Mỗi cách phân loại được dựa theo các tiêu chí khác nhau, thông thường người

ta phân loại theo các cách: Mục đích sử dụng; theo thành phần, theo nguồn gốc sản xuất; theo tính chất độc hại, hoặc theo các phương pháp sử dụng, theo tính bền vững

của chúng trong tự nhiên…

- Phân loại theo mục đích sử dụng:

* Nhóm các chất trừ sâu, trừ nhện, trừ côn trùng gây hại bao gồm:

Các chất trừ sâu nhóm hữu cơ: DDT, HCH, edrin, đieldin, chlodan

Các chất trừ sâu nhóm hữu cơ photpho: Wofatox, diazinon, malathion, monitor

Các hợp chất Cacbamát: sevin, furadan, mipxin, bassa

Các hợp chất sinh học: pyrethroid, permetrin, delta metrin

* Nhóm các chất trừ nấm, trừ bệnh, trừ vi sinh vật gây hại bao gồm:

Trang 9

9

Các hợp chất chứa đồng Các hợp chất chứa lưu huỳnh Các hợp chất chứa thuỷ ngân Một số loại khác

* Nhóm các chất trừ cỏ dại, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng:

Các hợp chất phenol Các hợp chất của phenoxi Các dẫn xuất của axit afolic (dalapon) Các dẫn xuất của cacbamat (satun, eptam) Triazin (simazin, atrazin, evik, )

* Nhóm các chất diệt chuột và động vật gậm nhấm: phoszin, và warfarin

- Phân loại theo nguồn gốc sản xuất và cấu trúc hoá học:

* Hoá chất bảo vệ thực vật hữu cơ bao gồm:

Các hoá chất bảo vệ thực vật nhóm hữu cơ photpho: metyl - parathion, parathion, monocrotophot, diazion, malathion, dimetoal, azodzin

Các hoá chất bảo vệ thực vật nhóm hữu cơ clo: DDT, aldrin, HCH, chlordan, heptaclo, 2,4 - D

Các chất trừ sâu thuỷ ngân hữu cơ: ceresau, granosan, falizan Các dẫn xuất của hợp chất nitro

Các dẫn xuất của ure Các dẫn xuất của axit cacbamic Các dẫn xuất của axit propionic Các dẫn xuất cảu axit xianhiđic

* Các chất trừ sâu vô cơ bao gồm:

Các hợp chất của đồng Các hợp chất của asen Các hợp chất của lưu huỳnh Các hợp chất vô cơ khác

Trang 10

10

* Các chất trừ sâu nguồn gốc thực vật

Các alcaloit, thực vật có chứa nicotin, anabazin, pyrethroid

- Phân loại theo tổ chức y tế thế giới (WHO):

Các nhà chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc lên cơ thể động vật ở cạn (chuột nhà) và đã đưa ra 5 nhóm độc theo tác động của độc tố tới

cơ thể qua miệng và qua da Sự phân loại nhóm theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) được trình bày trên bảng

Bảng 1 1 : Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới (LD 50 mg/kg, chuột nhà)

- Phân loại theo độ bền vững:

Các HCBVTV có độ bền vững rất khác nhau, nhiều chất có thể lưu đọng trong môi trường đất, nước, không khí và trong cơ thể động vật, thực vật Do vậy các hoá chất độc này có thể gây những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người Dựa vào độ bền của chúng, có thể sắp xếp chúng vào các nhóm sau:

- Nhóm không bền vững: Nhóm này gồm các hoạt chất photpho hữu cơ, cacbamat Các hợp chất nhóm này có độ bền vững kéo dài trong vòng từ 1 -12 tuần

Trang 11

11

- Nhóm chất bền vững trung bình: Các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 1 -

18 tháng Điển hình thuộc nhóm này là thuốc diệt cỏ 2,4D (thuộc loại hợp chất hữu

cơ có chứa clo)

- Nhóm chất bền vững: Các hợp chất nhóm này có độ bền vững trong thời gian

từ 2-5 năm Thuộc nhóm này có thể kể đến thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam là DDT, 666(HCH), … Đó là các hợp chất hữu cơ bền vững

- Nhóm chất rất bền vững: Đó là các hợp chất hữu cơ, kim loại loại này có chứa các kim loại nặng như thuỷ ngân Hg, asen As … không bị phân huỷ theo thời gian, chúng đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam

Ngoài ra theo Công ước Stockholm (2001), 8/12 chất hữu cơ khó phân hủy là HCBVTV bao gồm: aldrin, chlordane, dieldrin, DDT và các phụ phẩm của nó là DDE và DDD, endrin, heptachlor, mirex và toxaphene Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy này nằm trong số những hóa chất độc hại nhất do con người tạo ra Tên thông dụng, tên thương mại và mục đích sử dụng của 8 loại thuốc bảo vệ thực vật được trình bày trong bảng 1.2

Bảng 1 2: Tên thông dụng, tên thương mại và mục đích sử dụng của 8 loại thuốc

bảo vệ thực vật họ POP

TT Tên thông dụng Tên thương mại Sử dụng

Altox

Sử dụng trong nông nghiệp nhằm kiểm soát:

- Kiến phá hoại lạc

- Mối phá hoại cây ăn quả và mía

Sử dụng để kiểm soát mối

2 chlordane Chlorotox,

Octochlor, Pentichlor

- Để kiểm soát côn trùng: mối, kiến, ấu trùng,

- Để kiểm soát sâu ngài, châu chấu bằng cách phun xịt lên lá

3 dieldrin Dieldrite, Dieldrex Để kiểm soát côn trùng:

- Mối phá hoại mía

Trang 12

12

TT Tên thông dụng Tên thương mại Sử dụng

- Kiến phá hoại lạc

- Châu chấu phá hoại ngô

- Để kiểm soát mối trong chế biến

gỗ

4 DDT và các phụ

phẩm DDE+DDD

Neocid, Pentachlorine, Chlorophenothane

Để kiểm soát bệnh lây nhiễm như bệnh sốt rét và một loạt các côn trùng khác như nhện mắt đỏ Thuốc trừ sâu sử dụng dưới dạng các công thức:

- DDT + toxaphene

- DDT + endrin

- DDT + methyl parathion

- DDT + azinphos ethyl

5 endrin Hexadrin Để kiểm soát rệp, bọ xít, sâu phá

hoại lúa, ngô, rau

6 heptachlor Heptox,

Heptamul, Drimex

Để kiểm soát côn trùng như: kiến, mối Bao hạt, kiểm soát hả ký sinh trên mía và sắn

loài sâu bọ khác Nó còn được sử dụng như tác nhân chống cháy trong chế tạo dây cáp điện

8 toxaphene,

camphechlor

polychlorocamphene,

Toxaphene Để kiểm soát côn trùng ở ngô, cây

ăn quả, ngũ cốc, rau và kiểm soát

Cassia obtusifolia ở đậu tương

Dưới đây là ảnh bao bì một số loại HCBVTV lưu thông trên thị trường

Trang 13

13

Hình 1 1 : Một số loại hóa chất BVTV họ POP lưu thông trên thị trường

Tên thương mại của aldrin là Aldrex

và của dieldrin là Dieldrex

Thùng chlordane

Những thùng lưu chứa Heptachlor khác nhau

DDT trong thùng và trong chai

Trang 14

14

1.1.3 Tình hình sử dụng hóa chất BVTV trên thế giới

Theo thống kê từ UN-FAO (1994), các loại HCBVTV được sử dụng ở các nước là rất lớn Trong đó, nước Mỹ có nền nông nghiệp phát triển, hàng năm lượng

sử dụng lớn nhất, lên tới 1/3 tổng số HCBVTV trên toàn thế giới, chủ yếu là thuốc diệt cỏ) Châu Âu dùng nhiều loại thuốc trừ bệnh, còn châu Á sử dụng 75% lượng

thuốc trừ sâu trên thế giới (Nguồn: UN-FAO, 1994)

Bảng 1 3: Lượng hóa chấtBVTV được sử dụng hàng năm trên thế giới

(tấn/năm)

Phần trăm (%)

Xu hướng sử dụng HCBVTV ở các quốc gia đang phát triển ngày càng tăng

Ví dụ: ở Thái Lan, năm 2001, riêng HCBVTV đã tăng lên đến khoảng 83.000 tấn, ở Việt Nam con số này cũng tăng lên gấp đôi so với năm 1994 Khoảng 20-25% HCBVTV sản xuất ra được xuất khẩu từ các nước công nghiệp sang các nước đang phát triển

1.3 Tình hình sản xuất, sử dụng và nhập khẩu hóa chất BVTV

1.3.1 Tình hình sản xuất

Trang 15

15

Có thể nói ngành công nghiệp sản xuất HCBVTV ở nước ta chưa được phát triển Theo thống kê cả nước có khoảng 50 cơ sở sản xuất hoá chất nông nghiệp Trong số hơn 300 loại HCBVTV sử dụng tại Việt Nam chỉ có 4 loại nguyên liệu HCBVTV được sản xuất trong nước ở 02 cơ sở liên doanh với nước ngoài Các cơ

sở khác nhập nguyên liệu HCBVTV từ nước ngoài để gia công sang chai, đóng gói thành các loại sản phẩm HCBVTV Qua kiểm tra thực tế cho thấy các cơ sở này đều

có các quy trình công nghệ sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói các loại HCBVTV tương đối hiện đại, khép kín, tự động và bán tự động

Trong những năm gần đây, một số xưởng sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói HCBVTV được tập trung xây dựng tại khu Công nghiệp Lê Minh Xuân, Thành phố Hồ Chí Minh đã làm cho công tác quản lý việc sản xuất gia công đóng gói HCBVTV có nhiều thuận tiện Điều kiện hạ tầng cơ sở của khu công nghiệp này tương đối tốt, phù hợp với các giải pháp bảo vệ môi trường Một số cơ sở liên doanh trong khu công nghiệp tập trung đã có hệ thống xử lý khí thải và lò đốt để tiêu huỷ các chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất

Ngoài các cơ sở trên, tại các tỉnh thành khu vực phía Bắc còn có các cơ sở sang chai đóng gói HCBVTV khác, như Công ty Thuốc sát trùng Việt Nam chi nhánh tại Hà Nội (VIPETKO) là đơn vị sản xuất và kinh doanh HCBVTV với sản lượng hàng năm là 1200 tấn Sản phẩm nhập ngoại khoảng 12.314 tấn Năng lực đóng gói của Công ty khoảng 1800 tấn hoạt chất/năm

Đến nay đã có 18 cơ sở sản xuất HCBVTV, lượng hoá chất BVTV sản xuất

là 4.585 tấn và lượng hoá chất BVTV sang chai đóng gói là 6.105 tấn

Các cơ sở sản xuất hoá chất, HCBVTV với qui mô nhỏ, công nghệ rất đơn giản và chỉ dừng ở mức sang chai, đóng gói Hơn 90% lượng hoá chất BVTV cần cho nông nghiệp phải nhập khẩu để gia công, sang chai, đóng gói Trong số các cơ sở gia công, sang chai, đóng gói HCBVTV vẫn còn một số cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến việc cải tiến công nghệ còn sử dụng các dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm Đặc biệt là hệ thống xử lý chất thải chưa đạt các tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường

Trang 16

16

1.3.2 Tình hình sử dụng hóa chất BVTV tại Việt Nam

Là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng Do vậy việc sử dụng HCBVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu Cùng với phân bón hóa học, HCBVTV

là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm an ninh lương thực cho loài người

Hình 1 2: người dân phun HCBVTV cho rau màu

Do các loại HCBVTV thường là các chất hoá học có độc tính cao nên mặt trái của HCBVTV là rất độc hại với sức khoẻ cộng đồng và là một đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh thái nếu không được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng cách Dư lượng HCBVTV quá giới hạn cho phép trong nông sản, thực phẩm là mối đe dọa đối với sức khoẻ con người

Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam các loại HCBVTV đã được sử dụng

từ nhiều năm trước đây Tuy nhiên thời kỳ đó, do tình hình phát sinh, phát triển của sâu hại, dịch bệnh diễn biến chưa phức tạp nên số lượng và chủng loại HCBVTV chưa nhiều Ngày đó do thiếu thông tin và do chủng loại HCBVTV còn nghèo nàn nên người nông dân đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV có độc tính cao, tồn lưu lâu trong môi trường Ngày nay người ta đã thay dần bằng các loại thuốc BVTV thế hệ mới có độc tính thấp, ít tồn lưu trong môi trường

Trang 17

17

Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, do thay đổi cơ cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn Vì vậy số lượng và chủng loại HCBVTV sử dụng cũng tăng lên Nếu như trước năm 1985 khối lượng HCBVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 đến 9.000 tấn thành phẩm quy đổi và lượng thuốc sử dụng bình quân khoảng 0,3 kg hoạt chất /ha thì thời gian từ năm 1991 đến nay lượng thuốc sử dụng biến động từ 25- 38 ngàn tấn Đặc biệt năm 2006 lượng HCBVTV nhập khẩu là 71.345 tấn Cơ cấu HCBVTV sử dụng cũng có biến động: thuốc trừ sâu giảm trong khi thuốc trừ cỏ, trừ bệnh gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại

Nguyên nhân của sự biến động này là do từ năm 1992 nền nông nghiệp Việt Nam đã áp dụng rất có kết quả chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) Nhiều

hộ nông dân đã biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ tổng hợp trong sản xuất và chỉ phun thuốc khi cần thiết theo sự chỉ đạo của cơ quan BVTV Tại các địa phương có áp dụng chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp IPM số lần phun thuốc đã giảm đi Kết quả này chứng minh rằng chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp IPM

là một trong các biện pháp hữu hiện nhằm tránh nguy cơ ô nhiễm môi trường do sử dụng HCBVTV

Do tập quán canh tác và diện tích trồng lúa lớn nên các các tỉnh vùng đồng bằng nông dân sử dụng nhiều HCBVTV hơn (1,15- 2,66 kg thành phẩm/ha/năm) so với các tỉnh miền núi (0,23 kg thành phẩm/ha/năm)

Ngoài ra, việc không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, tình trạng vứt bao bì HCBVTV bừa bãi sau sử dụng khá phổ biến Thói quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế HCBVTV không đúng nơi quy định gây ô nhiễm nguồn nước, gây ngộ độc cho động vật thuỷ sinh

Do nhu cầu sử dụng HCBVTV tăng, các cơ sở kinh doanh, buôn bán mặt hàng HCBVTV cũng ngày càng gia tăng Mặc dù HCBVTV là một mặt hàng kinh doanh

có điều kiện nhưng không phải cơ sở nào cũng có đầy đủ các điều kiện như quy định

Trang 18

18

Trình độ của người kinh doanh HCBVTV còn thấp so với yêu cầu trong khi theo điều tra có tới trên 90% nông dân tìm hiểu cách sử dụng HCBVTV trực tiếp từ người bán thuốc

Hiện trạng sử dụng HCBVTV ở nước ta ngày càng tăng cả về chủng loại và khối lượng và khá phức tạp Năm 1980 lượng HCBVTV sử dụng khoảng 10.000 tấn/năm, đầu thập niên 90 thế kỷ XX con số này tăng lên hơn gấp đôi và hiện nay khoảng 30.000 tấn/năm Dự đoán nhu cầu sử dụng HCBVTV tại Việt Nam còn tiếp tục tăng vì thực tế lượng HCBVTV sử dụng tính trên một ha diện tích trồng trọt ở Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với Thái Lan và các nước phát triển khác (Thái Lan: 2,38 kg a.i/ha; Đài Loan: 9,4 kg a.i/ha…, trong khi đó ở Việt Nam là 1,35 kg a.i/ha vào năm 1998); điều đó dẫn đến khả năng ô nhiễm môi trường sẽ còn tăng hơn nữa

Theo thống kê chưa đầy đủ, phần lớn HCBVTV được sử dụng trong canh tác nông nghiệp (1992: 21.400 tấn; 1997: 40.973 tấn) Tuy nhiên, nhiều loại hóa chất trừ sâu cũng được sử dụng trong các lĩnh vực khác, ví dụ sử dụng DDT để phòng trừ muỗi truyền bệnh sốt rét (từ 1957 -1994 : 24.042 tấn Hiện nay, tỉ lệ thành phần của các loại hoá chất BVTV đã thay đổi (hóa chất trừ sâu: 33%; thuốc trừ nấm: 29%; thuốc trừ cỏ: 50%, 1998)

1.3.3 Tình hình nhập khẩu hóa chất BVTV

Hầu hết các loại HCBVTV sử dụng trong nông nghiệp Việt Nam đều nhập khẩu từ nước ngoài Khối lượng HCBVTV nhập khẩu tăng từ 13.000-15.000 tấn/năm những năm đầu thập kỷ 90 lên 33.000-38.000 tấn những năm 2000 Đặc biệt các năm

2005 và 2006 do bùng phát dịch rầy nâu và vàng lùn xoắn lá tại các tỉnh Nam bộ nên lượng HCBVTV nhập khẩu đã tăng lên 51.000 tấn (2005) và 71.000 tấn (2006) Hiện tượng nhập lậu các loại HCBVTV (bao gồm cả thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc hạn chế sử dụng) đang là vấn đề chưa thể kiểm soát nổi

Từ năm 1994 đến 1996, mỗi năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ cho phép nhập khẩu 3.000 tấn thành phẩm theo qui chế trong danh mục hạn chế sử dụng Từ năm 1997, khối lượng hạn chế sử dụng được nhập khẩu vào Việt nam chỉ còn 2.500 tấn hóa chất thành phẩm quy đổi, trong đó hóa chất trừ sâu thông thường

Trang 19

Bảng 1 4: Lượng HCBVTV nhập khẩu vào Việt Nam

Trang 20

20

Để bảo vệ sức khoẻ con người lao động và bảo vệ môi trường, hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thường xuyên xem xét, tuyển chọn các loại HCBVTV để cho phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam

Tình hình nhập lậu HCVBTV

Hàng năm vẫn có một khối lượng lớn thuốc BVTV nhập lậu vào nước ta Tình trạng các thuốc BVTV tồn đọng không sử dụng, nhập lậu bị thu giữ đang ngày càng tăng lên về số lượng và chủng loại Điều đáng lo ngại là hầu hết các loại HCBVTV tồn đọng này được lưu giữ trong các kho chứa tồi tàn hoặc bị chôn vùi dưới đất không đúng kỹ thuật nên nguy cơ thẩm lậu và dò rỉ vào môi trường là rất đáng báo động Cùng với HCBVTV tồn đọng, các loại thuốc và bao bì, đồ dựng HCBVTV đang là nguy cơ đe dọa sức khoẻ cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường nếu không áp dụng ngay các biện pháp giải quyết khẩn cấp Tính riêng tỉnh Lạng Sơn có 253 km đường biên giới, tình hình buôn lậu nói chung và buôn lậu HCBVTV nói riêng diễn biến rất phức tạp Nhiều loại HCBVTV không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn mác và hướng dẫn sử dụng đã được vận chuyển trái phép qua biên giới và được bày bán tại nhiều cửa hàng của các chợ Tân Thanh, Lộc Bình, Bản Ngà (Lạng Sơn) Một phần lượng HCBVTV nhập lậu này sẽ được các lái buôn mua về, dán thêm nhãn mác và phân phối ở nhiều địa phương miền Bắc Các HCBVTV này thường là các loại HCBVTV thế hệ cũ có độc tính cao, cấm lưu hành Có những loại HCBVTV đã cấm từ năm 1992 nhưng cho đến nay vẫn được nhập lậu và sử dụng Tuy nhiên, số lượng HCBVTV bị thu giữ chiếm tỉ lệ rất ít so với số lượng thực tế nhập lậu Đây cũng là một trong những nguyên nhân một số loại HCBVTV cấm sử dụng và ngoài danh mục vẫn còn lưu thông trên thị trường và tạo các khu vực gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe con người

1.4 Những tác động của hóa chất BVTV tồn lưu tới môi trường và sức khỏe cộng đồng

Hoá chất BVTV khi sử dụng cho cây trồng được cây trồng hấp thụ một phần, còn một phần bị rửa trôi theo nước mưa xuống các sông ngòi hoặc thấm vào đất Dư lượng HCBVTV trong thực phẩm, đất, nước cao sẽ ảnh hưởng đến môi trường thiên

Trang 21

21

nhiên như thay đổi thành phần của đất, tác động đến động vật thuỷ sinh trong các ruộng lúa, ruộng rau, thay đổi cấu trúc các loại côn trùng và có thể là nguyên nhân gây bùng nổ các loại dịch bệnh khác trong nông nghiệp Đặc biệt, việc sử dụng HCBVTV không thực hiện đúng các quy trình bảo hộ lao động đã ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người như: gây rối loạn nội tiết, ung thư, thay đổi hệ miễn dịch, bệnh ngoài da, bệnh phổi,

Ngày nay, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, vấn đề ô nhiễm môi trường do sử dụng tuỳ tiện các loại hoá chất trong công nghiệp

và HCBVTV trong nông nghiệp đang trở nên nghiêm trọng Việc sử dụng ngày càng nhiều các chất hữu cơ gây ô nhiễm khó phân huỷ (POP) và các loại HCBVTV có độc tính cao đã làm cho mức độ tồn lưu dư lượng các loại hoá chất này trong nông sản, thực phẩm, đất, nước, không khí và môi trường ngày càng lớn Các vụ ngộ độc thức

ăn bởi HCBVTVcùng với các loại bệnh tật do ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng và trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nước ta hiện nay

Các HCBVTV có chung một số tích chất quan trọng sau:

- Trong môi trường, HCBVTV rất bền trước các tác nhân phân hủy hóa học, vật lý và sinh học;

- Tan rất tốt trong môi trường dầu và mỡ (có hệ số phân bố octanol – nước rất lớn);

- Có tính chất bán bay hơi và do đó có khả năng di truyển trong không khí từ những nguồn phát thải tới nhũng vùng rất xa xôi;

- Có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và động vật ở những nồng độ thậm chí rất thấp

Những tính chất trên đây của HCBVTV đã gây nên nhiều quan ngại cho sự có mặt của chúng trong môi trường cũng như cơ thể sinh vật và con người HCBVTV có khả năng thâm nhập vào cơ thể động vật cũng như con người và tích lũy tới nồng độ rất cao so với nồng độ của chúng trong môi trường Các HCBVTV đều tan rất tốt trong dầu mỡ (nghĩa là có hệ số phân bố octanol – nước rất cao) Trong môi trường

Trang 22

22

nước, HCBVTV có xu hướng di chuyển mạnh mẽ từ nước vào cơ thể sinh vật (vốn cũng được xem như là một pha hữu cơ) Do HCBVTV rất bền vững trước các quá trình phân hủy sinh học nên một khi đã thâm nhập vào trong cơ thể sinh vật, chúng sẽ tồn tại rất lâu và gia tăng nồng độ theo thời gian

Bên cạnh con đường phơi nhiễm thông qua tiếp xúc với môi trường như nói ở trên, HCBVTV còn thâm nhập vào cơ thể sinh vật qua chuỗi thức ăn Nồng độ HCBVTV sẽ thấp ở các động vật có vị trí thấp trong chuỗi thức ăn ví dụ như các loại

cá bé, sò, tôm Các loại sinh vật này mặt khác lại trở thành thức ăn cho những loại cá

to như cá trắm, cá chuối hoặch các loại chim ăn cá nằm ở vị trí cao hơn trong các chuỗi thức ăn Do vậy sự tích lũy của HCBVTV trong các loại sinh vật ở vị trí dinh dưỡng cao này sẽ nhiều hơn đáng kể so với các loại cá làm thức ăn cho chúng Con người, với vị trí cao nhất trong các chuỗi thức ăn trở thành đối tượng có sự tích lũy HCBVTV lớn nhất và do vậy cũng chịu nhiều ảnh hưởng nhất tới sức khỏe Hình 2

mô tả con đường vận chuyển của HCBVTV từ nguồn phát thải tới khi thâm nhập vào con người Trẻ em với hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ là đối tượng bị tổn hại nhiều nhất khi phơi nhiễm với HCBVTV

* Tác động tới môi trường sinh thái:

Sử dụng HCBVTV là chìa khoá của sự thành công trong cách mạng xanh, đảm bảo nhu cầu về lương thực Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhiều người

đã lo ngại về ảnh hưởng của HCBVTV đến môi trường Điều lo ngại này không chỉ

ở những nước phát triển mà ngày càng trở thành vấn đề quan trọng ở những nước đang phát triển như Việt Nam

Trang 23

23

Hỡnh 1 3: Tỏc động của HC BVTV đến mụi trường (Richardson, M.L 1979)

Thật vậy, khi người nụng dõn ỏp dụng cỏc cụng nghệ hiện đại, cỏc loại HCBVTV được sử dụng rộng rói hơn thỡ rất nhiều vấn đề mụi trường nảy sinh:

- Chất lượng mụi trường nước, đất bị suy giảm bởi thuốc trừ sõu và nitrat (NO3-), tỏc động xấu tới cỏc động vật hoang dại và làm suy thoỏi cỏc hệ sinh thỏi

- Gõy độc hại cho bầu khớ quyển bởi cỏc khớ amụniăc (NH3); nitơ ụxit; mờtan và nhiều chất khỏc sinh ra từ quỏ trỡnh đốt, làm suy giảm tầng ụzụn, làm trỏi đất núng lờn và gõy ụ nhiễm bầu khớ quyển

- Sử dụng quỏ mức cỏc tài nguyờn thiờn nhiờn gõy suy thoỏi nước ngầm, mất dần cỏc loài động vật và cỏc nguồn lương thực tự nhiờn, làm mất khả năng hấp thụ phế thải của chỳng, dẫn đến lụt lội và mặn hoỏ

- Làm xuất hiện những tai biến mới về sức khoẻ trong cỏc ngành cụng nghiệp chế biến thực phẩm và hoỏ học nụng nghiệp

Lắng đọng Bay hơi

Bay hơi Lắng đọng

Vận c huyể n Vận c

huyể n

Rửa t rôi

Không khí

Đất

N-ớc

Thực phẩm Thực vật

Trang 24

24

Các loại HCBVTV đã và đang là những nguyên nhân đóng góp vào việc làm giảm số lượng nhiều loại sinh vật có ích, làm giảm tính đa dạng sinh học, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người

Hiện trạng sử dụng tuỳ tiện các loại HCBVTV đã gây xáo trộn trong hệ sinh thái HCBVTV có mức độ tác động khác nhau đến các loài của quần thể sinh vật và gây ra những biến đổi tương ứng tới cấu trúc quần xã Hậu quả trực tiếp của những tác động này gây khó khăn trong công tác bảo vệ thực vật, làm xuất hiện tính kháng thuốc, gây hại cho thiên địch tự nhiên của sâu bệnh, gây hiện tượng bùng phát dịch, xuất hiện những loài sâu hại mới và đôi khi khá nguy hiểm

Thành phần thiên địch của sâu hại trong hệ sinh thái ruộng lúa ở Việt Nam khá phong phú nhưng hiện nay đã giảm sút nghiêm trọng Kết quả điều tra, định loại đã thu nhập được 129 loài ký sinh, 186 loài côn trùng và nhện ăn thịt, 6 loài vi sinh vật gây bệnh cho sâu hại lúa và một số cây trồng khác Nhưng hiện nay số loài sinh vật có lợi giảm đi đáng kể do sử dụng hoá chất, thuốc trừ sâu không hợp

Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ phun HCBVTV lên mật độ các loại thiên địch của sâu hại rau đã được tiến hành tại vùng trồng rau ở Mai Dịch (Từ Liêm) và Long Biên (Gia Lâm) - Hà Nội; Từ Sơn (Bắc Ninh); Quỳnh Lưu (Nghệ An) và một

số vùng khác, Hầu như ở khắp vùng trồng rau đều phun thuốc theo định kỳ, tuy nhiên cường độ phun thuốc không giống nhau

Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các loại HCBVTV có độc tính mạnh như Wofatox và Bassa với liều lượng trung bình khoảng 20ml/sào (thay đổi

từ 10 đến 20ml/sào) đã gây ảnh hưởng tới sinh thái giun đất - một loại sinh vật có lợi cho việc trồng trọt Khi dùng các HCBVTV trên ở nồng độ lớn sẽ gây tác động xấu tới sinh thái của giun đất như xua đuổi chúng xuống lớp đất sâu, hoặc làm chết giun, làm giun bỏ chạy và các động vật khác cũng bỏ chạy gây hỏng hệ sinh thái đất và gây thoái hoá cây trồng

Trang 25

25

Lượng HCBVTV tồn lưu trong đất gây hại đến các vi sinh vật đất làm nhiệm

vụ phân huỷ, chuyển hoá chất hữu cơ thành chất khoáng đơn giản hơn cần cho dinh dưỡng cây trồng là một cách gián tiếp tác động tiêu cực đến cây trồng

Mặc dù độ hoà tan của HCBVTV tương đối thấp, song chúng cũng bị rửa trôi vào nước tiêu, gây ô nhiễm nước bề mặt, nước ngầm và nước vùng cửa sông ven biển nơi nước tiêu đổ vào

Rất nhiều loại HCBVTV có khả năng bay hơi và thăng hoa, ngay cả thuốc có khả năng bay hơi ít như DDT cũng có thể bay hơi vào không khí, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nó có thể vận chuyển đến những khoảng cách xa, đóng góp vào việc ô nhiễm hoá học toàn cầu

* Tác hại của HCBVTV đến sức khỏe con người

Trong quá trình sử dụng HCBVTV và phân bón hoá học, một lượng đáng kể hóa chất và phân không được cây trồng tiếp nhận Chúng sẽ lan truyền và và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và HCBVTV tồn lưu

Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm HCBVTV và phân bón là làm suy thoái chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như phú dưỡng đất, nước,

ô nhiễm đất, nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn, suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với HCBVTV Nhiều nghiên cứu trên động vật trong phòng thí nghiệm cũng như dịch tễ đã chỉ ra rằng có những mối liên hệ chặt chẽ giữa việc tiếp xúc với HCBVTV(hoặc một nhóm nhất định của các chất này) và những ảnh hưởng sức khỏe của con người Các ảnh hưởng này bao gồm:

- Kích thích sự phát sinh u và tế bào ung thư tại nhiều cơ quan trong cơ thể

- Kìm hãm sự phát triển trí não và tính cách ví dụ như giảm khả năng tập chung, giảm chỉ số IQ, thay đổi trong tính cách, ứng sử

- Gây ra những thay đổi trong hệ miễn dịch, giảm khả năng miễn dịch

- Suy giảm khả năng sinh sản và các chức năng liên quan đến giới tính

- Giảm thời gian sản sinh sữa ở những bà mẹ đang nuôi con

Trang 26

tế không được tốt, trẻ sinh thiếu tháng sẽ dễ bị tử vong hơn so với những trẻ sinh đủ tháng Bên cạnh đó, đối với những phụ nữ đang nuôi con bằng sữa, HCBVTV có ảnh hưởng làm suy giảm quá trình sản sinh sữa, vốn là một nguồn thức ăn tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ nhỏ Ở đây có một mâu thuẫn, khi nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cung cấp cho con mình những nhân tố miễn dich cần thiết, tuy nhiên cũng chuyển một phần HCBVTV trong sữa mẹ sang trẻ nhỏ Những đánh giá toàn diện về vấn đề này đã chỉ ra rằng sự cung cấp các nhân tố miễn dich từ mẹ sang con qua con đường nuôi con bằng sữa mẹ luôn quan trọng hơn so với ảnh hưởng tiềm tàng gây ra bởi sự tích lũy của HCBVTV qua con đường này Hơn nữa, các ảnh hưởng nặng nề của HCBVTV thường diễn ra trong trong quá trình phát triển của thai nhi trong tử cung

Một số nghiên cứu tại Anh và xứ Wale đã chỉ ra rằng tỉ lệ ung thư tinh hoàn đã tăng 55% trong giai đoạn 1979-1991 và tổng cộng đã có 1137 trường hợp ung thư tinh hoàn được xác định mới trong năm 1999 Các nhà khoa học tin rằng ung thư tinh hoàn phát sinh từ các diễn biến bất thường trong quá trình phát triển của thai nhi trong tử cung Trong quá trình này một số HCBVTV gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể mẹ và đã dẫn đến sự gia tăng nguy cơ gây bệnh (Skakkebaek và cs., 1998)

Ung thư vú cũng là một trong những bệnh liên quan đến HCBVTV Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa ung thư vú và phơi nhiễm với một số HCBVTV có khả năng gây biến đổi nội tiết tố ví dụ như DDT (Wolf và cs., 1997) Các nhà khoa học cũng ước tính được rằng số ca ung thư vú gia tăng với tốc độ 1%/năm ở Mỹ Ở

Trang 27

27

Đan Mạch, số ca ung thư vú đã tăng 50% trong giai đoạn 1945 – 1980

Lịch sử cũng đã chứng kiến những sự cố công nghiệp dẫn đến sự phát tán các chất ô nhiễm HCBVTV Một tai nạn khác đã xảy ra ở Seveso, Italia vào năm 1976

Sự cố trong quá trình sản xuất thuốc trừ sâu đã dẫn đến sự phát thải chất chlodane và một lượng nhỏ dioxin ra môi trường bên ngoài Nhiều hậu quả xấu lên sức khỏe đã xẩy ra với cộng đồng dân cư sống quanh khu vực này ví dụ như gia tăng tỉ lệ sẩy thai, các bất thường sinh sản, dị tật bẩm sinh, suy giảm chức năng gan, suy giảm miễn dịch

và phát triển thần kinh

1.5 Tình ô nhiễm chất BVTV tồn lưu ở Việt Nam

1.5.1 Tồn lưu dưới dạng kho lưu chứa

Các loại HCBVTV tồn lưu gồm rất nhiều chủng loại và ở nhiều dạng khác nhau, từ dạng thuốc, dạng bột, dạng ống, dạng lẫn trong đất và cả loại không còn nhãn mác đa chủng loại tập trung chủ yếu ở các khu vực kho thuốc của ngành y tế trong chiến tranh; kho cũ của các xã, HTX, các cơ sở và trong vườn các hộ dân; tại kho của Chi cục BVTV, Các trạm BVTV phục vụ nông nghiệp

Theo kết quả điều tra, khảo sát thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tài nguyên và Môi trường về các điểm ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật (sau đây viết tắt là hóa chất BVTV) tồn lưu gây ra trên phạm vi toàn quốc từ năm 2007 đến năm 2009 cho thấy:

Trên địa bàn toàn quốc có trên 297 kho chứa hóa chất BVTV tồn lưu gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn 37 tỉnh, thành phố: Cao Bằng, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Điện Biên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Cần Thơ, Khánh Hòa, Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Yên, An Giang, Kiên Giang, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Tiền Giang, Yên Bái, Bến Tre, Bình Thuận, Đăclăk, Vĩnh Long Theo kết quả điều tra 297 kho chứa HCBVTV tồn lưu và phân loại cơ sở theo quy định tại Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn phân loại và

Trang 28

28

Quyết định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý thì có 52 kho gây

ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, 8 kho gây ô nhiễm môi trường và 237 kho chưa đánh giá được mức độ ô nhiễm

Hiện tại, trong 297 kho HCBVTV tồn lưu hiện đang lưu giữ khoảng 217 tấn;

37 nghìn lít HCBVTVvà 29 tấn bao bì

Các kho chứa HCBVTV tồn lưu hầu hết được xây dựng từ những năm 1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý kết cấu, nền móng để ngăn ngừa khả năng gây ô nhiễm Hơn nữa, từ trước đến nay các kho không được quan tâm tu sửa, gia cố hàng năm, nên đều đã và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng nền và tường kho phần lớn bị rạn nứt, mái lợp đã thoái hóa, dột nát, nhiều kho không có cửa sổ, cửa ra vào được buộc gá tạm bợ; hệ thống thoát nước hầu như không có nên khi mưa lớn tạo thành dòng mặt kéo theo lượng thuốc tồn đọng gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt và ô nhiễm đất xung quanh khu vực tồn lưu HCBVTV, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống người dân, thậm trí những tác động này còn ảnh hướng đến hệ thần kinh và giống nòi của những người dân bị nhiễm độc lâu dài do HCBVTV tồn lưu gây ra

1.5.2 Tồn lưu dưới dạng khu vực

Ở nước ta, HCBVTV đã được sử dụng từ những năm 40 của thế kỷ trước để phòng trừ các loại dịch bệnh Đến những năm gần đây, việc sử dụng HCBVTV đã tăng lên đáng kể cả về khối lượng lẫn chủng loại, với hơn 1.000 loại HCBVTV đang được lưu hành trên thị trường Mặt khác căn cứ vào kết quả báo cáo của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì sau khi xóa bỏ chế độ bao cấp hầu hết các loại hóa chất đều được đem đi chôn lấp hoặc kho trong quá trình sử dụng do không được quan tâm tu sửa, gia cố hàng năm, nên đều đã và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng nền và tường kho phần lớn bị rạn nứt, mái lợp đã thoái hóa, dột nát, nhiều kho không có cửa sổ, cửa ra vào được buộc gá tạm bợ; hệ thống thoát nước hầu như không có nên khi mưa lớn tạo thành dòng mặt kéo theo lượng hóa chất tồn đọng gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt và ô nhiễm đất xung quanh khu vực tồn lưu HCBVTV, kết quả điều tra, khảo sát cho thấy các loại HCBVTV tồn lưu trong đất

Trang 29

29

chủ yếu gồm: DDT, Basal, Lindan, thuốc diệt chuột, thuốc diệt gián, muỗi của Trung Quốc, Vinizeb, Echo, Xibuta, Kayazinno, Hinossan, Viben-C, Ridostar và nhiều loại thuốc không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Theo kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường về các khu vực ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu gây ra trên phạm vi toàn quốc từ năm 2005 đến năm 2009 cho thấy, trên toàn quốc hiện nay có khoảng 864 khu vực môi trường đất bị ô nhiễm do HCBVTV tồn lưu trên địa bàn 16 tỉnh, thành phố bao gồm: Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Phú Yên, An Giang Theo kết quả điều tra và phân loại theo quy định tại Điều

92 của Luật BVMT thì trong tổng số 864 khu vực bị ô nhiễm có 189 khu vực bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng và ô nhiễm nghiêm trọng, 87 khu vực bị ô nhiễm và 588 khu vực đất có ô nhiễm HCBVTV tồn lưu nhưng vẫn chưa đánh giá chi tiết mức độ ô nhiễm

Như vậy lượng HCBVTV tồn lưu ở Việt Nam ở cả hai dạng là kho chứa và khu vực là rất lớn Đây chính là những hiểm họa môi trường tiềm ẩn trong tương lai nếu không được xử lý nhanh chóng và kịp thời Điều đáng lo ngại là một số các kho chứa, các khu vực HCBVTV tồn lưu nằm rất gần hoặc nằm ngay trong khu dân cư

Trang 30

30

CHƯƠNG 2 - HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TỒN LƯU TẠI NGHỆ AN

2.1 Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên của tỉnh Nghệ An

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách

thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam tổng diện tích tự nhiên: 16.499 km2; dân số:

3131 nghìn người; mật độ dân số: 190 người/km2

- Địa hình Nghệ An nói chung và vùng nông thôn nói riêng phức tạp, đa dạng,

nghiêng từ Tây sang Đông, với ba vùng sinh thái khá rõ rệt : miền núi – trung du, đồng bằng và ven biển, trong đó miền núi chiếm tới 83% diện tích lãnh thổ Cùng với đường viền bờ biển 82km với nhiều bến cảng, bãi cát, đảo, cửa sông, bãi phù sa là dải đồng bằng hẹp xen giữa núi và biển, có dãy núi đâm ngang Vùng đồng bằng này

có khả năng chuyên canh và thâm canh cây lúa, các loại rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm; là nơi cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm tại chỗ cho hơn 3 triệu dân trong tỉnh, và là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản Tuy nhiên với địa hình đó làm cho đất bị rửa trôi, bào mòn, đồng thời gây trở ngại lớn cho sự phát triển giao thông, ngăn trở sự lưu thông giữa các khu vực, góp phần gia tăng khoảng cách chênh lệch giữa các vùng

- Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh Chế

độ khí hậu có sự phân hoá theo chiều từ Bắc vào Nam, từ biển vào đất liền mang tính chất chuyển tiếp giữa miền khí hậu phía Bắc và phía Đông Trường Sơn Bức xạ tổng cộng trung bình năm đạt 106 Kcal/cm2 với khoảng 1592-1750 giờ nắng Ở vùng đồng bằng ven biển nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 24oC tương ứng với tổng nhiệt năm

8700oC Nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao Biên độ nhiệt năm dao động trong khoảng 10,3-12oC Lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn, dao động trong khoảng khá rộng từ 950mm đến dưới 2000mm với 123-152 ngày mưa Độ ẩm trung bình 70%

Trang 31

31

Hiện tượng thời tiết đặc biệt đáng chú ý là hiện tượng gió Tây khô nóng Đây

là luồng gió mùa Tây Nam trong mùa hè bị thay đổi tính chất khi thổi qua dãy núi thượng Lào mà hệ quả đã mang lại cho những vùng thấp với độ cao khoảng dưới 700m của Nghệ An những ngày khô nóng với nhiệt độ tối cao vượt qua 35oC và độ

ẩm tương đối xuống dưới 60% Số ngày khô nóng trung bình hàng năm là 20-70 ngày Bên cạnh tác động của gió Tây khô nóng trong mùa hè, giông, lốc xoáy và mưa

đá cũng là những hiện tượng thời tiết đặc biệt hay xuất hiện trong khu vực miền núi Những diễn biến bất lợi do thời tiết khắc nghiệt gây ra những hệ quả nghiêm trọng: các trận cuồng phong, bão, lũ tàn phá nhà cửa, mùa màng, các công trình cơ

sở hạ tầng và đe doạ cả tính mạng con người; sự khô hạn kéo dài làm ruộng đồng nứt nẻ, gây bất lợi cho cây trồng, vật nuôi gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội…

- Mạng lưới sông ngòi trên lãnh thổ Nghệ An khá dày đặc, với 7 lưu vực sông

có cửa riêng biệt, chủ yếu là các sông ngắn ven biển có chiều dài sông dưới 50 km

và chỉ có sông Cả với chiều dài trong tỉnh là 361 km và có diện tích lưu vực là

15346 km2 Tuy sông ngòi nhiều, lượng nước khá dồi dào nhưng lưu vực sông nhỏ

và điều kiện địa hình dốc nên việc khai thác sử dụng nguồn nước sông cho sản xuất

và đời sống gặp nhiều khó khăn

- Đất đai vùng nông thôn Nghệ An có đặc điểm thổ nhưỡng đa dạng với 11 nhóm, 29 loại đất khác nhau Trong đó :

+ Nhóm đất phù sa có độ màu mỡ chỉ chiếm khoảng 8% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở vùng đồng bằng và các thung lũng của vùng núi cao, chủ yếu được dùng để trồng lúa và màu Đây là phần diện tích có khả năng thâm canh tăng năng suất và phát triển đa dạng sinh học

+ Nhóm đất cát được phân bố dọc theo bờ biển của các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc Loại đất này phần lớn được dùng cho lâm nghiệp hoặc để trống, một

số ít được trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày nhưng năng suất thấp

+ Nhóm đất đỏ vàng đồi núi được phân bố ở phía Tây, thích hợp với các loại cây

ăn quả Nhóm đất này chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh

Trang 32

du nhập các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt, vừa lưu giữ, bảo tồn quỹ gen của một số loài đặc sản quý hiếm như cam Xã Đoài, hươu sao, dê…Hệ thực vật rừng có nhiều loại gỗ và dược liệu quý hiếm như kim giao, pơmu, trắc, lim… Hệ động vật, về thú có tới 41 loài thuộc diện quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 38 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN và 18 loài có trong Nghị định 48/NĐ-CP; chim có 15 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 10 loài trong Sách đỏ IUCN, 2 loài trong Nghị định 48/CP-NĐ; bò sát, ếch nhái có 18 loài được ghi trong Sách Đỏ, 2 loài trong Sách đỏ IUCN và 9 loài có trong Nghị định 48/2002/NĐ-CP…

2.2 Hiện trạng tồn lưu hóa chất BVTV tại Nghệ An

Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước và đất do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật đang là một vấn đề bức xúc hiện nay ở Nghệ An Tại một số khu vực thuốc bảo vệ thực vật tồn dư từ sau chiến tranh hoặc quá trình sử dụng, quản lý và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật trước đây chưa đúng quy định, đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của cộng đồng Trong nhiều năm qua, các kho thuốc hoá chất bảo vệ thực vật tồn dư trước đây gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của những người dân ở các khu vực khác nhau

Trước thực trạng tồn lưu của thuốc bảo vệ thực vật đã gây ô nhiễm môi trường sinh thái và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, Ủy ban nhân

Trang 33

33

dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo cho các ngành chức năng trong tỉnh phối hợp cùng các nhà khoa học thực hiện những biện pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật gây ra Từ năm 1999 đến nay, Trung ương và tỉnh đã xử lý được 08 điểm ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể các điểm sau: Kho Hoà Sơn, huyện Đô Lương; Kho Diễn Tân, huyện Diễn Châu; Kho Nông trường Vực Rồng, huyện Tân Kỳ; Kho Kim Liên 1 huyện Nam Đàn; kho Công Thành, huyện Yên Thành; kho Nghi Mỹ, huyện Nghi Lộc; Kho Dùng, huyện Thanh Chương; kho Hội người mù thành phố Vinh Ngoài ra tỉnh đã đem đi xử lý bằng phương pháp đốt hơn

17 tấn hoá chất bảo vệ thực vật tồn đọng và quá hạn sử dụng Các công nghệ xử lý thuốc BVTV đã được áp dụng chủ yếu dùng phương pháp bao vây, ngăn chặn, trồng cây xanh và có hệ thống xử lý nước bề mặt Hiện nay, theo các chuyên gia về

xử lý hoá chất thì việc xử lý đất nhiễm thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu cô lập vùng ô nhiễm và xử lý bằng phương pháp hoá sinh và vi sinh

Triển khai thực hiện Thông báo số 160-TB/TU ngày 10/10/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Đề án giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc trên địa bàn tỉnh Nghệ An, ngày 30 tháng 10 năm 2007, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 4360/QĐ.UBND.NN về việc phê duyệt đề án: Điều tra, thống kê, đánh giá sơ bộ mức

độ ô nhiễm các điểm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đề xuất phương án xử lý, do Chi Cục Bảo vệ thực vật Nghệ An thực hiện Mục tiêu của

đề án từ nay cho đến năm 2010 sẽ cố gắng xử lý hết các điểm tồn dư thuốc BVTV

Để thực hiện nhiệm vụ trên năm 2007 – 2008, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An đã thực hiện đề án “Điều tra, thống kê, đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm các điểm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đề xuất phương án

xử lý” Kết quả cho thấy hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ an có 913 địa điểm chứa thuốc BVTV nằm trên 19 huyện, thành và thị xã Trong đó:

+ Huyện ít nhất 01 địa điểm ( Kỳ Sơn), huyện nhiều nhất 126 địa điểm ( Quỳnh Lưu )

+ Có 53 kho trước đây chứa thuốc BVTV hiện nay đã tu sửa làm nhà ở, lớp mầm non, trụ sở HTX và UBND xã Bao gồm: Thành Phồ Vinh: 01 điểm; Anh Sơn:

Trang 34

34

02 điểm; Con Cuông: 10 điểm; Nghi Lộc: 04 điểm; Nam Đàn: 01 điểm; Yên Thành: 08 điểm; Đô Lương: 01 điểm; Hưng Nguyên: 01 điểm; Diễn Châu: 06 điểm; Tân Kỳ: 02 điểm; Thanh Chương: 05 điểm; Nghĩa Đàn: 02 điểm; Quỳnh Lưu: 09 điểm và 01 điểm ở Quỳ Châu

+ Số địa điểm nằm gần khu dân cư có 808 điểm thuộc tất cả 18 huyện, thành, và thị xã trong tỉnh Bao gồm: Thành Phố Vinh: 21 điểm; Anh Sơn: 28 điểm; Con Cuông: 21 điểm; Nghi Lộc: 56 điểm; Nam Đàn: 45 điểm; Yên Thành: 92 điểm; Đô Lương: 21 điểm; Hưng Nguyên: 47 điểm; Diễn Châu: 53 điểm; Tân Kỳ:

85 điểm; Thanh Chương: 79 điểm; Nghĩa Đàn: 62 điểm; Quỳnh Lưu: 104 điểm; Quỳ Hợp: 23 điểm; Quỳ Châu: 04 điểm; Quế Phong: 06 điểm; Tương Dương: 04 điểm; Cửa lò: 03 điểm và 01 điểm ở Kỳ Sơn

+ Số địa điểm xa khu dân cư là 105 điểm Bao gồm: Thành Phố Vinh: 01 điểm; Anh Sơn: 03 điểm; Con Cuông: 02 điểm; Nghi Lộc: 01 điểm; Nam Đàn: 02 điểm; Yên Thành: 06 điểm; Đô Lương: 03 điểm; Hưng Nguyên: 22 điểm; Diễn Châu:18 điểm; Tân Kỳ: 03 điểm; Thanh Chương: 16 điểm; Nghĩa Đàn: 06 điểm và Quỳnh Lưu: 22 điểm

Theo Quyết định phê duyệt đề án đã chọn ra 277 điểm thuộc loại 1 và loại 2 (theo phân loại sơ bộ) để tiến hành lấy mẫu Kết quả phân tích cho thấy:

+ 116 địa điểm hoá chất BVTV tồn dư vượt ngưỡng cho phép lớn hơn 100 lần Bao gồm: Anh Sơn: 04 điểm; Con Cuông: 08 điểm; Nghi Lộc: 05 điểm; Yên Thành: 04 điểm; Đô Lương: 08 điểm; Hưng Nguyên: 06 điểm; Diễn Châu: 10 điểm

; Tân Kỳ: Diễn châu; Thanh Chương: 09 điểm; Nghĩa Đàn: 25 điểm; Quỳnh Lưu:

05 điểm 05 điểm; Quế Phong: 01 điểm; Tương Dương: 02 điểm; Quỳ Hợp: 04 điểm

và 02 điểm Quỳ Châu

+ 46 địa điểm hoá chất BVTV tồn dư vượt ngưỡng cho phép từ 10 – 100 lần Bao gồm: Thành Phố Vinh: 01 điểm; Anh Sơn: 01 điểm; Con Cuông: 04 điểm; Nghi Lộc: 05 điểm; Nam Đàn: 02 điểm; Yên Thành: 06 điểm; Đô Lương: 05 điểm; Hưng Nguyên: 04 điểm; Diễn Châu: 01 điểm; Tân Kỳ: 02 điểm; Thanh Chương: 02

Trang 35

35

điểm; Nghĩa Đàn: 02 điểm; Quỳnh Lưu: 07 điểm; Quế Phong: 01 điểm; Quỳ Hợp:

02 địa điểm và 02 điểm ở Cửa Lò

+ 101 địa điểm có hoá chất BVTV vượt ngưỡng cho phép đến 10 lần Bao gồm: Thành Phố Vinh: 05 điểm; Anh Sơn: 10 điểm; Nghi Lộc: 11 điểm; Nam Đàn:

09 điểm; Yên Thành: 12 điểm; Đô Lương: 3 điểm; Hưng Nguyên: 12 điểm; Diễn châu: 3 điểm; Tân kỳ: 12 điểm; Thanh Chương: 10 điểm; Nghĩa Đàn: 5 điểm; Quỳnh Lưu: 08 điểm; Tương Dương: 08 điểm và 01 điểm ở Cửa Lò

Con số này cho thấy mức độ ảnh hưởng không nhỏ của các điểm hoá chất BVTV tồn dư đến môi trường và cộng đồng Trong số các điểm hoá chất BVTV tồn

dư vượt ngưỡng cho phép có nhiều điểm vẫn nằm ngay trong khu dân cư đã, đang và

sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và nước ngầm cũng như sức khoẻ và sinh hoạt của người dân

Căn cứ vào kết quả báo cáo của UBND tỉnh tại Công văn số 3800/UBND.ĐC ngày 19 tháng 6 năm 2009 và kết quả thống kê, khảo sát điều tra của Bộ Tài nguyên

và Môi trường từ năm 2005 đến năm 2009 cho thấy trên địa bàn huyện Diễn Châu có

12 khu vực và kho hoá chất và thuốc BVTV được xếp loại ô nhiễm nghiêm trọng, 2 khu vực được xác định là ô nhiễm, 42 khu vực và 7 kho thuốc BVTV chưa được xếp loại do chưa có đầy đủ thông tin Trong số 12 khu vực được xếp loại ô nhiễm nghiêm trọng, điểm ô nhiễm hóa chất tại xã Diễn Hải đã được tỉnh tiến hành xử lý triệt để

Ngày 21 tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1946/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước, theo đó Nghệ An có 189 điểm nằm trong phụ lục 1 của Quyết định số 1946/QĐ-TTg (Danh mục các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) và 12 điểm nằm trong phụ lục 2 (Danh mục các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi)

Ngày 02 tháng 9 năm 2012, Thủ tướng chính phủ ký, ban hành Quyết định số 1206/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012-2015 Theo đó, tỉnh Nghệ An có 54 điểm/100 điểm

Trang 36

36

nằm trong kế hoạch xử lý của Chương trình Năm 2012 và 2013 tỉnh Nghệ An đã được Trung ương hỗ trợ 13,686 triệu đồng cho việc xử lý 03 dự án xử lý ô nhiễm môi trường do tồn dư hóa chất BVTV

Trang 37

37

Chương 3 - ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM ĐẤT DO HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TỒN LƯU TẠI NGHỆ AN

3.1 Các phương pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật

Vấn đề xử lý, tiêu hủy hóa chất BVTV đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và đã thu được những thành quả quan trọng Trên thế giới hiện nay, nhiều giải pháp công nghệ đang được áp dụng để tiêu hủy hóa chất BVTV Quỹ môi trường toàn cầu GEF và hội HCH và hóa chất trừ sâu (Mr.J.Vịgen) đã phân các giải pháp công nghệ thành hai nhóm chính, đó là :

i) giải pháp thiêu (incineratinon)

ii) giải pháp không thiêu (non-combustion)

Đối với giải pháp thiêu, hóa chất BVTV được đưa vào lò đốt, dưới tác dụng của nhiệt độ cao các liên kết bền vững của chúng bị phá hủy Giải pháp không thiêu thì đa dạng hơn như: xử lý bằng tia cực tím, hóa chất, vi sinh, đóng rắn, cô lập, nghiền bi…

Ngoài ra còn có cách phân loại khác đó là: giải pháp xử lý triệt để và xử lý không triệt để

Bản chất của phương pháp là ôxy hoá hóa chất BVTV bằng ôxy không khí ở nhiệt độ cao Phương pháp ôxy hoá ở nhiệt độ cao có hai công đoạn chính sau:

Công đoạn 1: Công đoạn tách chất ô nhiễm ra khỏi hỗn hợp đất bằng phương

pháp hoá hơi chất ô nhiễm Tuỳ thuộc vào loại chất ô nhiễm, quá trình hoá hơi sảy ra

ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi của chất ô nhiễm, thường từ 1500

C đến 4500 C đối

Trang 38

38

với các hoá chất BVTV loại mạch thẳng và từ 3000 C đến 5000 C đối với hoá chất BVTV loại mạch vòng hoặc có nhân thơm

Công đoạn 2: Là công đoạn phá huỷ chất ô nhiễm bằng nhiệt độ cao Dùng

nhiệt độ cao, có dư oxy để oxy hoá triệt để các chất ô nhiễm tạo thành CO2, H2O, HCl, NOx, P2O5… (tuỳ thuộc vào bản chất của chất ô nhiễm được xử lý) Để quá trình ôxy hoá xảy ra hoàn toàn, lượng oxy dư phải được duy trì ở mức lớn hơn 6% và nhiệt độ buồng đốt phải đủ cao (>11000C) nhằm tránh việc tạo ra sản phẩm nguy hiểm

Chất cần tiêu hủy + O2 SO2 + CO2 + H2O + HCl + NOx + tro xỉ Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, nhiệt độ tiêu hủy trên 11000C, cần đủ ô

xy và thời gian tiếp xúc, thời gian lưu trữ tối thiểu là 2 giây, có sự tham gia của xúc tác

Hỗn hợp khí sau khi đốt được dẫn qua hệ thống xử lý khí, đảm bảo khí thải ra

an toàn với môi trường Hệ thống xử lý khí phải được kiểm soát tốt tránh sự tái tạo dioxin, furan…

Phương pháp này không áp dụng cho hóa chất BVTV chứa kim loại nặng như thủy ngân

Hiện nay, người ta áp dụng công nghệ đồng xử lý chất thải nguy (bao gồm cả hóa chất BVTV) hại trong lò nung xi măng hoặc đốt hóa chất bảo vệ thực vật trong các lò đốt chất thải nguy hại Quy trình xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng thể hiện ở hình dưới

Trang 39

39

Hình 3 1: Quy trình tiêu hủy chất thải trong lò nung xi măng

* Quy trình xử lý:

- Chuẩn bị liệu cho thiêu:

Nếu hóa chất BVTV trong kho ở dạng lỏng thì tất cả chúng phải được tháo khỏi chai và theo từng loại được cho vào thùng kín dưới áp suất bằng khí nitơ nén

Chú ý: Vì đặc điểm kho hóa chất tồn lưu ở Việt Nam thường bị mất nhãn - mác nên trước khi đổ chung vào thùng chứa phải thử tính tương hợp giữa các lô hóa chất, tránh xảy ra phản ứng nổ hoặc hóa khí độc hại Vỏ chai được lưu giữ và quản lý an toàn để xử lý theo phương pháp xử lý bao bì rỗng

Nếu hóa chất ở dạng rắn đã bị vón cục, phân hủy và đóng rắn về hệ nạp liệu không phải là dạng trục soắn con bọ thì phải băm-cắt hóa chất đến kích thước phù hợp cho quá trình nạp liệu Trong trường hợp này cần phải phối trộn thêm chất độn,

ví dụ cát để hóa chất phân bố đều và dễ kiểm soát thời gian lưu của hỗn hợp trong lò

- Chuẩn bị các điều kiện hoạt động an toàn của dây chuyền thiêu:

Trang 40

40

Các lò thiêu xử lý hóa chất BVTV trình bày trong kế hoạch này là loại di động, có thể vận chuyển đến chân công trình Thiết bị được lắp đặt để xử lý hóa chất phải ở địa điểm xa dân cư, nằm cuối hướng gió Trước khi vận hành phải kiểm tra độ

an toàn của thiết bị Quy trình kiểm tra bao gồm

Trước khi nạp liệu, các khớp nối và các van điều chỉnh trên dây chuyền phải được kiểm tra độ an toàn và mức độ hở bằng các kỹ thuật như nhà cung cấp thiết bị hướng dẫn Chẳng hạn hệ phun nước dập trong thiết bị điều kiện hóa phải tự động bật khi có dòng khí từ lò thiêu đi qua, bất luận nhiệt độ cao hay thấp Cho một dòng khí nitơ đi qua lò thiêu (chưa gia nhiệt), hệ thiết bị dập phải bật van và phun mưa vào bể

Hệ thống xả khí an toàn khi áp suất trong lò thiêu quá giới hạn phải bật ngay nếu áp lực khí thử Để thử nghiệm van này dùng khí nitơ áp suất cao thổi vào lò và đóng van

xả, van an toàn phải bật và áp suất trong lò phải được giữ ổn định ở gía trị danh định

- Vận hành thiết bị thiêu:

Trước tiên phải bật lò bằng cách nạp nhiên liệu là khí đốt cùng oxy và để cho nhiệt độ trong lò tăng lên đến giới hạn mà nhà cung cấp khuyến cáo Sau đó bật hệ nạp liệu từ bình chứa, nếu là chất lỏng hoặc từ buồng chứa hỗn hợp hóa chất và cát trong trường hợp hóa chất là chất rắn Tốc độ nạp liệu phải được duy trì ở mức an toàn, tức là áp suất trong lò được duy trì ở mức giới hạn cho phép Đồng thời bật quan hệ trắc chất lượng khói thải để kiểm soát hàm lượng CO, Cl2, HCL trong khói thải

- Kiểm tra giá trị DRE và DE:

Thông qua số liệu về hàm lượng hóa chất chưa bị phân hủy trong khói thải, biết lưu lượng khói thải tính ra lượng hóa chất chưa bị phân hủy trong quá trình thiêu Thương số của hiệu giữa lượng hóa chất đưa vào xử lý và lượng hóa chất chưa bị phân hủy trong khói thải và lượng hóa chất nạp vào lò là giá trị DRE Giá trị này phải đạt thấp nhất là 6 số 9

Phân tích hàm lượng hóa chất chưa bị phân hủy trong xỉ, trong nước rửa và trong khói thải rồi tính ra tổng lượng hóa chất chưa phân hủy Thương số giữa hiệu của lượng hóa chất đưa vào xử lý và tổng lượng hóa chất chưa bị phân hủy phải đạt từ

Ngày đăng: 18/07/2017, 22:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Báo cáo kế hoạch “ Xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu gây ra trên phạm vi cả nước” , 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu gây ra trên phạm vi cả nước
5. Báo cáo nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá và đề xuất kế hoạch quản lý, xử lý và phục hồi môi trường tại các điểm ô nhiễm tồn lưu”, 2009, Cục Quản lí chất thải và cải thiện Môi trường, Bộ Tài Nguyên và Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra, đánh giá và đề xuất kế hoạch quản lý, xử lý và phục hồi môi trường tại các điểm ô nhiễm tồn lưu
2. Lê Đức (2002), Bài giảng “Đất ô nhiễm và biện pháp xử lí“, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội Khác
3. Lê Văn Khoa (2007), Sinh thái môi trường đất, Nhà xuất bản Giáo dục Khác
7. Dương Thị Thanh Tâm, Đoàn Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Văn Luyện, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Quách Đức Tín (2010) Tồn lưu DDT tại huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Hội nghị chuyên đề về công nghệ môi trường, Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ III Khác
8. Phạm Đức Việt, Lê Đức (2010). Nghiên cứu thử nghiệm xử lý DDT trong đất bằng Fe 0 nano, Hội nghị chuyên đề về công nghệ môi trường, Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IIITiếng Anh Khác
10. Pesticides and ground water, University of illinois at Urbana-champaign Khác
11. Organic Polutant in the Soil Envirenment with Emphasis on Sorption Process, Ahmad Gholamalizadeh Ahangar Khác
12. F. Stagnitti, Methemetical equations or the spread of pollution in soils, Deakin University, School or life & Environment science, warrnamboo, Australia Khác
13. Jamal abu-Shuor, Douglas M. Joy, Hung Lee, Hugh R. Whiteley and Samuel Zelin, Transport of microorganisms through soil, School of Engineering and Department of Environment Biology, University ò Guelph, Ontario, Canada N1G2W1 Khác
14. C. Paul Nathanail and R. Paul Bardos. Reclamation of Contaminated Land. John Wiley and Sons ltd. West Sussex, England, 2004 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w