1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Ứng dụng đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội (LA tiến sĩ)

176 1,6K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 3,65 MB

Nội dung

Ứng dụng đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội (LA tiến sĩ)Ứng dụng đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội (LA tiến sĩ)Ứng dụng đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội (LA tiến sĩ)Ứng dụng đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội (LA tiến sĩ)Ứng dụng đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội (LA tiến sĩ)Ứng dụng đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội (LA tiến sĩ)Ứng dụng đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội (LA tiến sĩ)Ứng dụng đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội (LA tiến sĩ)Ứng dụng đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội (LA tiến sĩ)Ứng dụng đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội (LA tiến sĩ)Ứng dụng đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội (LA tiến sĩ)Ứng dụng đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội (LA tiến sĩ)Ứng dụng đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội (LA tiến sĩ)Ứng dụng đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội (LA tiến sĩ)Ứng dụng đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội (LA tiến sĩ)Ứng dụng đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội (LA tiến sĩ)

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

LƯƠNG THỊ MAI HƯƠNG

ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM (LCA) ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

LƯƠNG THỊ MAI HƯƠNG

ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM (LCA) ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

CHẤT THẢI RẮN Ở HÀ NỘI

Chuyên ngành: Công nghệ Môi trường – Chất thải rắn

Mã số: 62520320-1

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 GS.TS NGUYỄN THỊ KIM THÁI

2 GS.TS HUỲNH TRUNG HẢI

Hà Nội - Năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ khoa học “Ứng dụng đánh giá Vòng đời sản phẩm để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội” là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án này hoàn toàn trung thực và chính xác Tất cả những sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc

Tác giả luận án

Lương Thị Mai Hương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tập thể lãnh đạo Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Khoa Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Khoa Kỹ thuật và Quản lý Môi trường, Bộ môn Công nghệ Môi trường Chất thải rắn - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Thị Kim Thái- Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận án

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Huỳnh Trung Hải - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận án

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên, chia sẻ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đối tác trong quá trình thực hiện nghiên cứu

Tác giả luận án

Lương Thị Mai Hương

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN L CHẤT THẢI RẮN VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 6

1.1 Các khái niệm 6

1.2 Tổng quan về quản lý chất thải rắn đô thị trên thế giới 9

1.2.2 Cách thức quản lý 13

1.2.3 Chiến lược quản lý và hệ thống pháp lý 14

1.3 Tổng quan về quản lý chất thải rắn đô thị tại Việt Nam 15

1.3.1 Hoạt động quản lý chất thải rắn đô thị 15

1.3.2 Cách thức quản lý 18

1.3.3 Các văn bản đã ban hành trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn 20

1.4 Đánh giá về hoạt động quản lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam 25

1.5 Tổng quan về quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Hà Nội 27

1.5.1 Các điều kiện, tự nhiên và xã hội của Thành phố Hà Nội 27

1.5.1.1 Các điều kiện tự nhiên 27

1.5.1.2 Các điều kiện xã hội 30

1.5.2 Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn ở Hà Nội 32

1.5.2.1 Tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển và thành phần chất thải rắn 32

1.5.2.2 Các phương pháp xử lý 34

1.5.2.3 Tổng quan về Khu Liên hợp Xử lý chất thải Nam Sơn – Hà Nội 35

1.5.3 Tóm tắt nội dung Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (phần chất thải rắn sinh hoạt) 37

1.5.3.1 Định hướng 37

1.5.3.2 Các mục tiêu 39

Trang 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI (LCA) TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁC KỊCH BẢN ỨNG DỤNG LCA CHO

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở HÀ NỘI 46

2.1 Cơ sở lý thuyết về đánh giá vòng đời (Life Cycle Assessment - LCA) 46

2.1.1 Khái niệm chung về Đánh giá vòng đời (LCA) 46

2.1.2 Các nghiên cứu về LCA trên thế giới và Việt Nam 50

2.1.3 Ưu điểm và hạn chế của LCA 53

2.2 Cơ chế áp dụng đánh giá vòng đời trong quản lý chất thải rắn đô thị 55

2.2.1 Đánh giá vòng đời trong Quản lý chất thải 55

2.2.2 Ứng dụng LCA cho các mô hình xử lý chất thải rắn 57

2.2.3 Công nghệ tích hợp tại các khu xử lý chất thải rắn tập trung (Khu liên hợp xử lý chất thải rắn) 72

2.2.4 So sánh các phương án 75

2.3 Mô hình kiểm kê vòng đời sản phẩm ứng dụng cho quản lý chất thải rắn (IWM-2) 76

2.3.1 Giới thiệu chung về Mô hình IWM-2 76

2.3.2 Mục đích xây dựng Mô hình 78

2.3.3 Đối tượng và phạm vi sử dụng của Mô hình 78

2.3.4 Dữ liệu đầu vào của mô hình 79

2.3.5 Ranh giới hệ thống của mô hình 82

2.3.6 Sự phát triển và ứng dụng của mô hình 82

2.4 Xây dựng các kịch bản xử lý chất thải rắn cho 3 vùng của Hà Nội theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 85

2.4.1 Mô tả các kịch bản 86

2.4.2 Các trường hợp xây dựng kịch bản 92

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 94

3.1 Kết quả 94

3.1.1 Kết quả của ba kịch bản xử lý cho ba vùng Hà Nội năm 2020 94

3.1.2 Kết quả của ba kịch bản xử lý cho ba vùng Hà Nội năm 2030 107

3.1.3 Kết quả của ba kịch bản xử lý cho Nam Sơn năm 2014 121

Trang 7

3.2 Bàn luận về kết quả nghiên cứu 125

3.2.1 So sánh các kịch bản 125

3.2.2 Đánh giá về việc áp dụng mô hình IWM2 trong việc xây dựng và so sánh các kịch bản cho các vùng mục tiêu 140

3.2.3 Tiềm năng ứng dụng mô hình IWM2 trong quản lý chất thải rắn theo cách tiếp cận LCA 143

KẾT LUẬN 145

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ 148

TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LCA (Life Cycle Asessement): Đánh giá vòng đời sản phẩm

BVMT: Bảo vệ môi trường

URENCO: Công ty Môi trường đô thị

UBND: Ủy ban Nhân dân

JICA: Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

IWM: Mô hình Quản lý Tổng hợp chất thải

KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình

EM: Ví sinh vật hữu hiệu

TNHH MTV MTĐT: Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên môi trường đô thị NEDO: Tổ chức Phát triển công nghiệp năng lượng mới Nhật Bản

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước

trên thế giới [40] 10

Bảng 1.2 Khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh các năm 2005–2015 16

Bảng 1.3 Quy hoạch các cơ sở XLCRT vùng tỉnh, liên tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 [12] 23

Bảng 1.4 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận tại đầu vào tại các bãi chôn lấp chất thải rắn của thành phố Hà Nội[9] 33

Bảng 1.5 Các mục tiêu quản lý chất thải rắn sinh hoạt 39

Bảng 1.6 Dự báo dân số Hà Nội 40

Bảng 1.7 Tỷ lệ phát sinh và thu gom chất thải rắn sinh hoạt 40

Bảng 1.8 Thành phần chất thải sinh hoạt 41

Bảng 1.9 Lượng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải 43

Bảng 1.10 Bảng tổng hợp các cơ sở xử lý chất thải rắn theo Quy hoạch [15] 44

Bảng 1.11 Tổng chi phí Quản lý chất thải rắn sinh hoạt [15] 45

Bảng 2.1 Khối lượng phần tử và tỷ trọng của các khí trong bãi rác vệ sinh ở điều kiện chuẩn (oC, 1 atm) [13] 59

Bảng 2.4 Các mô hình ứng dụng cho quản lý chất thải rắn trên thế giới 84

Bảng 2.5 Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và thu gom vùng I giai đoạn 2030 86

Bảng 2.6 Thành phần lý học của chất thải rắn sinh hoạt 87

Bảng 2.7 Thành phần lý học chất thải rắn thương mại 87

Trang 10

Bảng 2.8 Thành phần khối lượng chất thải rắn có khả năng thu hồi của vùng 1 89

Bảng 2.9 Thành phần chất thải đầu vào của quá trình xử lý sinh học 90

Bảng 2.10 Thành phần khối lượng chất thải rắn chôn lấp Vùng I 90

Bảng 2.12 Dữ liệu quá trình đốt Vùng I 92

Bảng 2.13 Thành phần khối lượng chôn lấp rác thải Vùng I 92

Bảng 2.14: Tổng hợp các kịch bản được xây dựng 94

Bảng 3.1 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng của Vùng I, Kịch bản 1 94

Bảng 3.2 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng I, Kịch bản 1 95

Bảng 3.3 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng của Vùng I, Kịch bản 2 96

Bảng 3.4 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng I, Kịch bản 2 97

Bảng 3.5 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng I, Kịch bản 3 97

Bảng 3.6 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng I, Kịch bản 3 98

Bảng 3.7 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng II, Kịch bản 1 99

Bảng 3.8 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng II, Kịch bản 1 100

Bảng 3.9 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng II, Kịch bản 2 100

Bảng 3.10 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng II, Kịch bản 2 101

Bảng 3.11 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng II, Kịch bản 3 102

Bảng 3.12 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng II, Kịch bản 3 103

Bảng 3.13 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng III, Kịch bản 1 103

Bảng 3.14 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng III, Kịch bản 1 104

Bảng 3.15 Kết quả cân bằng vật chất cho hoạt động xử lý chất thải rắn Vùng III, Kịch bản 2 105

Bảng 3.16 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng III, Kịch bản 2 106

Bảng 3.17 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng III, Kịch bản 3 106

Bảng 3.18 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng III, Kịch bản 3 107

Bảng 3.19 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng I, Kịch bản 1 108

Bảng 3.21 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng I, Kịch bản 2 109

Bảng 3.22 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng I, Kịch bản 2 110

Trang 11

Bảng 3.23 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng I, Kịch bản 3 110

Bảng 3.24 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng I, Kịch bản 3 111

Bảng 3.25 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng II, Kịch bản 1 112

Bảng 3.26 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng II, kịch bản 1 113

Bảng 3.27 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng II, kịch bản 2 113

Bảng 3.28 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng II, Kịch bản 2 114

Bảng 3.29 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng II, kịch bản 3 115

Bảng 3.30 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng II, Kịch bản 3 116

Bảng 3.31 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng III, Kịch bản 1 116

Bảng 3.32 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng III, Kịch bản 1 117

Bảng 3.33 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng III, Kịch bản 2 118

Bảng 3.34 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng III, Kịch bản 2 119

Bảng 3.35 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng III, Kịch bản 3 119

Bảng 3.36 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng III, Kịch bản 3 120

Bảng 3.37 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng của Nam Sơn, Kịch bản 1 121

Bảng 3.38 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Nam Sơn, Kịch bản 1 122

Bảng 3.39 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng của Nam Sơn, Kịch bản 2 122

Bảng 3.40 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Nam Sơn, Kịch bản 2 123

Bảng 3.41 Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaNam Sơn, Kịch bản 3 124

Bảng 3.42 Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Nam Sơn, Kịch bản 3 125

Trang 12

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1 Hợp phần chức năng của hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị [8] 7

Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý CTR cấp trung ương 18

Hình 1.3 Biểu đồ diễn biến lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt [3] 33

Hình 1.5 Phân luồng chất thải năm 2020 [44] 42

Hình 1.6 Phân luồng chất thải năm 2030 [44] 42

Hình 2.1 Các giai đoạn có thể có trong vòng đời sản phẩm được xem xét trong một vòng đời và các đầu vào, đầu ra điển hình[30] 48

Hình 2.2 Các giai đoạn đánh giá vòng đời [32] 50

Hình 2.3 Vị trí của LCA trong cơ cấu quản lý môi trường[29] 54

Hình 2.6 Các ranh giới hệ thống của quá trình chôn lấp sau xử lý 59

Hình 2.7 Tỷ lệ tạo ra khí khác nhau qua các vòng đời hoạt động của một bãi chôn lấp (ước tính từ các thí nghiệm tỷ lệ ở phòng thí nghiệm) [29] 62

Hình 2.9 Sơ đồ mô hình ủ hiếu khí 67

Hình 2.10 Nội dung kiểm kê vòng đời của quá trình xử lý sinh học 69

Hình 2.11 Nội dung kiểm kê vòng đời của quá trình phân hủy kỵ khí [29] 71

Hình 2.12 Các hợp phần của 1 hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn [29] 72

Hình 2.13 Ranh giới hệ thống và đầu vào, đầu ra của kiểm kê vòng đời chất thải rắn sinh hoạt [29] 73

Hình 2.14 Hệ thống tích hợp gồm công nghệ tái chế + ủ sinh học + chôn lấp 74

Hình 2.15 Nội dung kiểm kê quá trìnhxử lý tái chế nhiên liệu + sinh học 74

Hình 2.16 Nội dung kiểm kê quá trình xử lý sinh học 75

Hình 2.17 Ví dụ về kết quả chạy mô hình IWM2 cho dòng luân chuyển chất thải 79

Hình 2.18 Ví dụ về việc khai báo dữ liệu cho mô hình 80

Hình 2.19 Đầu vào, đầu ra của quá trình xử lý sinh học 88

Hình 3.1 Dòng luân chuyển vật chất Vùng I, kịch bản 1 95

Hình 3.2 Dòng luân chuyển vật chất Vùng I, kịch bản 2 96

Hình 3.3 Dòng luân chuyển vật chất Vùng I, kịch bản 3 98

Hình 3.4 Dòng luân chuyển vật chất Vùng II, kịch bản 1 99

Trang 13

Hình 3.5 Dòng luân chuyển vật chất Vùng II, kịch bản 2 101

Hình 3.6 Dòng luân chuyển vật chất Vùng II, kịch bản 3 102

Hình 3.7 Dòng luân chuyển vật chất Vùng III, kịch bản 1 104

Hình 3.8 Dòng luân chuyển vật chất Vùng III, kịch bản 2 105

Hình 3.9 Dòng luân chuyển vật chất Vùng III, kịch bản 3 107

Hình 3.11 Dòng luân chuyển vật chất Vùng I, kịch bản 2 109

Hình 3.13 Dòng luân chuyển vật chất Vùng II, kịch bản 1 112

Hình 3.15 Dòng luân chuyển vật chất Vùng II, kịch bản 3 115

Hình 3.17 Dòng luân chuyển vật chất Vùng III, kịch bản 2 118

Hình 3.19 Dòng luân chuyển vật chất Nam Sơn, kịch bản 1 121

Hình 3.21 Dòng luân chuyển vật chất Nam Sơn, kịch bản 3 124

Hình 3.22 So sánh chi phí xử lý chất thải Vùng I giữa 3 Kịch bản 126

Hình 3.23 So sánh chất thải rắn cuối cùng Vùng I giữa 3 Kịch bản 127

Hình 3.24 So sánh chỉ số CH4 Vùng I giữa 3 kịch bản 127

Hình 3.25 So sánh chi phí xử lý chất thải Vùng II giữa 3 Kịch bản 128

Hình 3.26 So sánh chất thải rắn cuối cùng Vùng II giữa 3 Kịch bản 129

Hình 3.28 So sánh chi phí xử lý chất thải Vùng III giữa 3 kịch bản 130

Hình 3.29 So sánh chất thải rắn cuối cùng Vùng III giữa 3 kịch bản 131

Hình 3.32 So sánh chất thải rắn cuối cùng Vùng I giữa 3 Kịch bản 134

Hình 3.33 So sánh chi phí xử lý chất thải Vùng II giữa 3 Kịch bản 135

Hình 3.34 So sánh chất thải rắn cuối cùng Vùng II giữa 3 Kịch bản 136

Hình 3.35 So sánh chi phí xử lý chất thải Vùng III giữa 3 kịch bản 137

Hình 3.36 So sánh chất thải rắn cuối cùng Vùng III giữa 3 kịch bản 138

Hình 3.37 So sánh chi phí xử lý chất thải Nam Sơn giữa 3 kịch bản 139

Hình 3.38 So sánh chất thải rắn cuối cùng Nam Sơn giữa 3 kịch bản 140

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 L do chọn ề t i

Theo báo cáo của Bộ Xây Dựng [16], tính đến năm 2015, cả nước có 787 đô thị, trong đó 2 đô thị loại đặc biệt, 16 đô thị loại một, 24 đô thị loại hai, 42 đô thị loại ba, 75 đô thị loại bốn, và 628 đô thị loại năm

Song song với quá trình phát triển kinh tế là sự gia tăng khối lượng chất thải Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2014, lượng chất thải rắn phát sinh cả nước lên tới 61.000 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị là 30.000-31.000 tấn/ngày, với tỷ lệ gia tăng trung bình 7,5%/năm, đến năm 2020 sẽ là 39,9 triệu tấn/năm Đây là một thách thức to lớn trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta [15] Về xử lý, các biện pháp xử lý chất thải rắn đô thị hiện chủ yếu tập trung vào 3 loại hình công nghệ chính là: Chôn lấp, sản xuất phân vi sinh và đốt

Đến cuối năm 2014, cả nước có 26 nhà máy xử lý chất thải rắn, tập trung hoạt động tại một số đô thị, trong đó có 3 nhà máy sử dụng công nghệ đốt, 3 nhà máy sử dụng kết hợp cả đốt và sản xuất phân bón compost Các nhà máy còn lại sử dụng công nghệ sản xuất phân compost kết hợp chôn lấp đã được đầu tư xây dựng và đi vào vận hành, với tổng công suất xử lý theo thiết kế khoảng 6.000 tấn/ngày [43]

Toàn quốc có 458 bãi chôn lấp (quy mô trên 1ha) với tổng diện tích khoảng 1.813,5ha trong số này có 121/458 bãi chôn lấp hợp vệ sinh với diện tích khoảng 977,3ha [44]

Thủ đô Hà Nội là một trong các thành phố của Việt Nam hiện đang đứng trước những vấn đề bức xúc về vệ sinh môi trường và một trong những nguyên nhân là do lượng chất thải rắn sinh hoạt không ngừng gia tăng trong những năm gần đây Phương pháp chính để xử lý rác thải sinh hoạt ở Hà Nội hiện nay là chôn lấp hợp vệ sinh Tuy nhiên, quỹ đất dành cho chôn lấp ở Hà Nội có hạn, lượng rác thải phát sinh lại ngày càng gia tăng nhanh chóng (khoảng 10%/năm) đã tạo nên sức ép cho các nhà quản lý đô thị Trong khi đó các nhà máy xử lý chất thải rắn thành phân compost hiện vẫn hoạt động không hiệu quả

Trang 15

Hướng tới một đô thị phát triển bền vững, các nhà quản lý đô thị của Hà Nội cần thiết phải đưa ra được các mô hình quản lý chất thải rắn cân bằng giữa hiệu quả

về môi trường, hợp lý về kinh tế, phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng của thành phố

và được xã hội chấp nhận nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống hiện tại và cho các thế hệ sau Nếu như các yếu tố về kinh tế chúng ta có thể lượng hóa được tương đối chính xác thì các yếu tố môi trường lại là các chỉ tiêu khó định lượng; vì thế việc quyết định lựa chọn phương án xử lý nào cho phù hợp là công việc vô cùng khó khăn với mỗi nhà quản lý Để hỗ trợ cho việc ra quyết định, có nhiều phương pháp đánh giá đã được đề xuất, tuy nhiên phần lớn các phương pháp này chưa đề cập sâu đến các tác động môi trường phát sinh từ hoạt động quản lý chất thải rắn Luận án

“Ứng dụng đánh giá Vòng đời sản phẩm để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn

ở Hà Nội” của nghiên cứu sinh được nghiên cứu nhằm đưa ra một công cụ giúp cho nhà quản lý có thể đánh giá bao quát hơn các mô hình quản lý chất thải rắn trên cơ

sở xem x t các yếu tố kinh tế, môi trường

2 M c ch c a ề t i

- Đưa ra được mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp điều kiện của thành phố Hà Nội dựa trên Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hà Nội đến năm

2030, tầm nhìn đến năm 2050

Mục tiêu nghiên cứu:

- Ứng dụng mô hình phân tích chu trình sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA) nhằm định lượng hóa các mô hình xử lý chất thải rắn cho Thành phố Hà Nội phù hợp với quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô đã được phê duyệt

- Đưa ra được các kịch bản và quy mô với loại hình công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với các vùng theo quy hoạch

- Lựa chọn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp cho một khu xử lý điển hình của Hà Nội thông qua áp dụng mô hình LCA

Trang 16

4 Nội dung nghi n c u

- Nghiên cứu tổng quan về LCA và công tác quản lý chất thải rắn

- Ứng dụng mô hình phân tích chu trình sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA) nhằm định lượng hóa các mô hình xử lý chất thải rắn cho Thành phố Hà Nội phù hợp với quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô đã được phê duyệt

- Xây dựng các kịch bản với loại hình công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với các vùng theo quy hoạch, từ đó lựa chọn kịch bản xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp cho Hà Nội theo hướng tiếp cận LCA

5 Phương ph p nghi n c u

- Phương pháp thu thập số liệu, kế thừa: thu thập tổng hợp các tài liệu, số liệu từ các kết quả đã nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước liên quan đến đề tài Các dữ liệu giới hạn từ năm 2010 đến nay để đảm bảo tính cập nhật và thông tin không quá lỗi thời Tuy nhiên, do hạn chế về một nguồn dữ liệu thống nhất do yếu tố khách quan nên một số số liệu có sự chênh lệch nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến các kết quả tính toán quan trọng cuối cùng Các thông tin sẽ được xem xét lựa chọn để làm dữ liệu cần thiết cho đề tài

- Phương pháp khảo sát thực tế:Trên cơ sở thông tin ban đầu về hiện trạng quản lý chất thải rắn, tiến hành khảo sát thực tế, quan sát và chụp lại các hình ảnh sống động và cần thiết, từ đó đánh giá và cập nhật các tài liệu có liên quan vào luận án

- Phương pháp thống kê: Trên cơ sở thu thập số liệu, các thông tin về điều kiện tự nhiên, khí tượng thủy văn, tình hình phát triển kinh tế xã hội, đặc điểm hạ tầng

Trang 17

kỹ thuật và hiện trạng quản lý chất thải rắn của thành phố Hà Nội sẽ được tập hợp và thống kê

- Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: Trao đổi, tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô trong hội đồng chuyên môn và các đồng nghiệp có kinh nghiệm trong quá trình thực hiện luận án

- Phương pháp mô hình hóa:Trên cơ sở của các số liệu phân tích, ứng dụng Mô hình IWM-2 (Intergrated Waste Management-2) – Mô hình Quản lý Chất thải tổng hợp để lựa chọn kịch bản phù hợp với điều kiện cụ thể của Hà Nội

- Phương pháp phân tích, so sánh: Ứng dụng LCA để tính toán và đánh giá các kịch bản đề xuất cho xử lý CTR cho các vùng của Hà Nội bắt buộc phải tính toán, phân tích các yếu tố đầu vào và dựa trên các kết quả đầu ra thông qua mô hình, phương pháp so sánh được sử dụng để lựa chọn được kịch bản tối ưu

- Luận án đã đưa ra phương pháp đánh giá đa mục tiêu bao gồm nhiều khía cạnh dựa trên các điều kiện thực tế của khu vực nghiên cứu;

- Đã đưa ra được mô hình xử lý phù hợp cho một khu xử lý điển hình của thành phố

7 nghĩa khoa học và thực tiễn c a ề tài nghiên c u

- Các nội dung nghiên cứu của luận án có thể góp phần bổ sung các kiến thức chuyên ngành trong các môn học có liên quan của Bộ môn Công nghệ & Quản

lý Môi trường - Trường Đại học Xây dựng;

Trang 18

- Luận án có thể góp phần giải quyết được các vấn đề khó khăn, thách thức trong công tác xử lý chất thải ở thành phố Hà Nội;

- Luận án có thể góp phần xây dựng được luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của thành phố

8 Kết cấu c a luận án

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, danh mục công trình công bố và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm ba chương:

Chương 1: Tổng quan về quản lý chất thải rắn và khu vực nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về đánh giá vòng đời (LCA) trong quản lý chất thải rắn

và các kịch bản ứng dụng LCA cho quản lý chất thải rắn ở Hà Nội

Chương 3: Kết quả và bàn luận

Trang 19

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN L CHẤT THẢI RẮN

VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1 Các khái niệm

Chất thải rắn: Điều 3 - mục 12 Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13

định nghĩa "Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác"

Theo đó, Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ định nghĩa “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác” Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người Cũng theo Nghị định này, quản lý chất thải bao gồm chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, sản phẩm thải lỏng, nước thải, khí thải công nghiệp và các chất thải đặc thù khác;

Ngoài định nghĩa chung về chất thải rắn, các nước trên thế giới còn đưa ra định nghĩa về chất thải rắn đô thị theo đó chất thải rắn đô thị là tất cả các loại chất thải rắn phát sinh từ các nguồn dân cư, thương mại và công nghiệp, từ các hoạt động xây dựng, phá dỡ… mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị Chất thải rắn đô thị được xã hội nhìn nhận như một dạng vật chất mà các đô thị phải

có trách nhiệm thu gom, vận chuyển, xử lý và đổ thải Theo quan niệm này, chất thải rắn đô thị có các đặc trưng sau:

 Bị thải bỏ trong khu vực đô thị

 Thành phố có trách nhiệm thu gom và xử lý

Theo các thống kê hiện nay, khối lượng chất thải rắn ở các khu vực đô thị đang gia tăng nhanh chóng về cả khối lượng lẫn thành phần, tuy nhiên do việc hình thành bộ máy quản lý chưa đầy đủ và toàn diện đã đẫn đến việc quản lý manh mún trên từng địa bàn; bãi chôn lấp chất thải được phân bố khắp nơi, gây hậu quả ô nhiễm ở nhiều địa bàn trong cả nước Thêm vào đó, chính quyền các địa phương chưa có tầm nhìn chiến lược Chính vì quan niệm đô thị là đơn vị chịu trách nhiệm

Trang 20

thu gom và tiêu hủy chất thải rắn trong đô thị của mình nên mô hình quản lý chất thải rắn phổ biến là mô hình quản lý chất thải rắn theo từng đô thị, chưa có sự liên kết ở các vùng miền Ở Việt Nam hiện chưa có định nghĩa về chất thải rắn đô thị

Quản lý chất thải rắn là tổng hợp các quá trình quản lý từ khâu thu hồi, phân

loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển đến khâu xử lý và cuối cùng là tiêu hủy Sơ đồ tổng thể của một hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị hoàn chỉnh thường bao gồm 6 hợp phần chức năng như được minh hoạ ở hình 1.1

H nh 1 1 H p phần ch c năng c a hệ thống quản lý chất thải rắn ô thị [8]

Phân loại chất thải rắn tại nguồn: Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn tùy

thuộc vào chính sách tái chế chất thải và nguồn lợi thu được Nhà nước cần có chính sách về thu gom, tái chế chất thải có ưu đãi về giá nhằm khuyến khích việc phân

Gom, nhặt, t ch v ƣu giữ t i nguồn (2)

Nguồn phát sinh (1)

Nguồn phát sinh chất thải rắn

Thu gom (3)

Tách, xử lý và Chế biến (5)

Trung chuyển (4)

Vận chuyển

Chôn lấp / Đổ thải cuối cùng (6)

Trang 21

loại chất thải tại nguồn Ở Việt Nam có một đội ngũ những người thu gom đồng nát, thu mua phế thải đã góp phần vào hoạt động tái chế chất thải: giấy, chai lọ, sắt thép, đồng nhôm

Thu gom, vận chuyển chất thải rắn: Thu gom, vận chuyển chất thải rắn đến

cơ sở tái chế, xử lý hoặc chôn lấp chất thải rắn là một bộ phận của hệ thống quản lý chất thải rắn Hoạt động này cần một lượng lớn lao động, các phương tiện kỹ thuật

và chi phí đáng kể trong tổng chi phí xử lý chất thải rắn, bao gồm các khâu sau:

1 Trung chuyển chất thải rắn: Các trạm trung chuyển được sử dụng để tối

ưu hóa năng suất lao động của đội thu gom và đội xe

Trạm trung chuyển được sử dụng khi: (1) xảy ra hiện tượng đổ chất thải rắn không đúng quy định do khoảng cách vận chuyển quá xa, (2) vị trí thải bỏ quá xa tuyến đường thu gom (thường lớn hơn 16 km), (3) sử dụng xe thu gom có dung tích nhỏ (thường nhỏ hơn 15 m3), (4) khu vực phục vụ là khu dân cư thưa thớt, (5) sử dụng hệ thống container di động với thùng chứa tương đối nhỏ để thu gom chất thải

từ khu thương mại

Hoạt động của mỗi trạm trung chuyển bao gồm: (1) tiếp nhận các xe thu gom rác, (2) xác định tải trọng rác đưa về trạm, (3) hướng dẫn các xe đến điểm đổ rác, (4) đưa xe thu gom ra khỏi trạm, (5) xử lý rác (nếu cần thiết), (6) chuyển rác từ hệ thống vận chuyển để đưa đến bãi chôn lấp

Đối với mỗi trạm trung chuyển cần xem xét: (1) số lượng xe đồng thời trong trạm, (2) khối lượng và thành phần rác được thu gom về trạm, (3) bán kính hiệu quả kinh tế đối với mỗi loại xe thu gom, (4) thời gian để xe thu gom đi từ vị trí lấy rác cuối cùng của tuyến thu gom về trạm trung chuyển

2 Tái chế - xử lý và chế biến: Rất nhiều thành phần chất thải rắn trong rác

thải có khả năng tái sinh, tái chế như giấy, carton, túi nilon, nhựa, cao su, da, gỗ, thủy tinh, kim loại,… Các thành phần còn lại, tùy theo phương tiện kỹ thuật hiện có

sẽ được xử lý bằng các phương pháp khác nhau như: (1) sản xuất phân compost, (2) đốt thu hồi năng lượng hay (3) đổ ra bãi chôn lấp

Trang 22

3 Chôn lấp và đổ thải cuối cùng: Chôn lấp là phương pháp xử lý và tiêu hủy chất

thải rắn kinh tế nhất và chấp nhận được về mặt môi trường hay còn gọi là chôn lấp hợp vệ sinh Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm lượng chất thải, tái sinh, tái sử dụng và cả các kỹ thuật chuyển hóa chất thải, việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu quan trọng trong chiến lược quản lý thống nhất chất thải rắn

Tuỳ thuộc vào mức độ hoàn thiện và phát triển của đô thị, các hợp phần chức năng của hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị có thể đầy đủ như trong hình 1.1 hoặc không đầy đủ song điều kiện tiên quyết để hệ thống quản lý chất thải rắn có thể hoạt động được khi ít nhất có 4 hợp phần ( 1), (2), (3), (6) Trong những trường hợp, khi nguồn phát sinh quá xa so với vị trí khu xử lý hoặc chôn lấp thì việc có thêm hợp phần (4) sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng về chi phí vận chuyển

1.2 Tổng quan về quản lý chất thải rắn ô thị trên thế giới

1 2 1 Ho t ộng quản

Quản lý, xử lý chất thải rắn đô thị của các nước trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau, ở mỗi nước thường áp dụng đồng thời nhiều phương pháp kỹ thuật để xử lý chất thải rắn Đối với các nước công nghiệp, kinh tế phát triển thì công tác quản lý đã được nghiên cứu, có kinh nghiệm và được chú ý cả về pháp lý, tổ chức và đầu tư, có đủ công cụ

và vật chất để xử lý chất thải rắn, với khả năng tái sử dụng, thu hồi lớn nhất cho phép Với những nước có thu nhập thấp thì việc quan tâm cho xử lý chất thải rắn cũng ở mức giới hạn theo khả năng của nền kinh tế Các phương pháp xử lý gồm: thu hồi, đốt, chôn lấp hợp

vệ sinh, ủ sinh học Tùy điều kiện kinh tế của mỗi nước và quỹ đất khả thi cho quản lý chất thải rắn sẽ ứng dụng các phương pháp phù hợp Sau đây là một số ví dụ về hoạt động quản

lý ở một số quốc gia trên thế giới

Hà Lan: Là một đất nước phát triển lâu đời nhưng chất thải rắn sinh hoạt vẫn

là một vấn đề khá nan giải với chính phủ Hà Lan Ở Hà Lan người dân phân loại rác thải và những gì có thể tái chế để tách riêng Những thùng rác với những kiểu dáng màu sắc khác nhau được sử dụng trong thành phố Thùng lớn màu vàng ở gần siêu thị để chứa các đồ rác thuỷ tinh, đồ kính Thùng màu xanh nhạt để chứa giấy Tại các nơi đông dân cư sinh sống thường đặt 2 thùng rác màu khác nhau, một loại chứa rác có thể phân huỷ còn loại kia dùng để chứa rác không phân huỷ

Trang 23

Đức: Mỗi hộ gia đình được phát 3 thùng rác màu xanh, vàng, đen trong đó

thùng màu xanh dùng để đựng giấy, màu vàng để đựng túi nhựa và kim loại còn màu đen dùng để đựng thứ khác Các loại này sẽ được mang đi xử lý khác nhau

Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu tấn

Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2 kg rác/ngày Hầu như thành phần các loại rác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô

cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), nguyên nhân do kinh tế phát triển và tập quán của người Mỹ là thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ Trong thành phần vật lý củarác thải sinh hoạt, rác thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ các loại kim loại cũng khá cao là 7,7% Như vậy trong rác thải sinh hoạt Mỹ, rác tái chế chiếm tỷ lệ khá cao (các loại khó hoặc không phân giải được như kim loại, thuỷ tinh, gốm, sứ) chiếm khoảng hơn 20% [40] Đối với một số rác không thể tái sử dụng được thì được đem đi chôn lấp hoặc thiêu đốt Hiện nay có tới 55% khối lượng rác thải tại Mỹ được chôn, 17% lượng rác thải được đốt Đến nay có khoảng 110 nhà máy đốt rác thải, trung bình mỗi ngày nước

Mỹ xử lý đốt khoảng 100 tấn rác thải Việc quản lý khí thải sinh ra từ quá trình đốt được giao cho văn phòng bức xạ của cục môi trường phụ trách

Bảng 1 1 Tỷ ệ chất thải rắn ư c xử bằng c c phương ph p kh c nhau ở một số

Trang 24

Ở một số quốc gia đã thực hiện phân loại rác tại nguồn như Thái Lan, Nhật Bản người ta chia rác thành 3 loại cho vào 3 thùng riêng: những chất có thể tái sinh, thực phẩm và các chất độc hại Các loại rác này được thu gom và chở bằng xe

ép có màu sắc khác nhau

Chất thải rắncó thể tái chế sau khi được phân loại sơ bộ tại nguồn được chuyển đến nhà máy phân loại rác để tách ra các loại vật liệu khác nhau, và sau đó được tái chế Chất thải thực phẩm được chuyển đến nhà máy sản xuất phân vi sinh Những chất còn lại được xử lý bằng phương pháp chôn lấp Chất thải độc hại xử lý bằng phương pháp đốt

Nhật Bản:Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng

biệt và cho vào 3 túi với màu sắc theo quy định: rác hữu cơ dễ phân hủy, rác vô cơ

và chất thải có thể tái chế (giấy, vải, thuỷ tinh, kim loại) Rác hữu cơ dễ phân hủy được đưa đến nhà máy sản xuất phân vi sinh Các loại rác còn lại: giấy, vải, thuỷ tinh, kim loại được đưa đến cơ sở tái chế Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một loại cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm Các cặn rác không còn mùi sẽ được đem n n thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa

Thái Lan: Bằng những nỗ lực của mình, Thái Lan đã xây dựng được một cơ

sở có thể xử lý khối lượng lớn chất thải đồng thời thành công trong việc kiểm soát nạn vứt rác bừa bãi tại Băng Cốc Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng các loại chất thải bệnh viện và chất thải công nghiệp được đem đi chôn lấp tại những bãi rác đã cũ và

xử lý k m hiệu quả

Hàng năm tại Thái Lan có tới 22 triệu tấn rác phát sinh, việc phân loại rác được thực hiện ngay từ nguồn Người ta chia ra 3 loại rác và bỏ vào 3 thùng riêng: rác có thể tái sinh, thực phẩm và rác độc hại Các loại rác này được thu gom và chở bằng các xe p rác có màu sơn khác nhau Việc thu gom rác ở Thái Lan được tổ chức rất chặt chẽ Ngoài những phương tiện cơ giới lớn như xe p rác được sử dụng trên các đường phố chính, các loại xe thô sơ cũng được dùng để vận chuyển rác đến

Trang 25

các điểm tập kết Rác trên sông, rạch được vớt bằng các thuyền nhỏ của cơ quan quản lý môi trường Các địa điểm xử lý rác của Thái Lan đều cách xa trung tâm thành phố ít nhất 30 km

Singapore: Là quốc gia đô thị hoá 100% và là một trong những đô thị sạch

nhất trên thế giới Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư rất lớn cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon Rác có thể tái chế được đưa về các nhà máy tái chế, các loại rác khác được đưa về nhà máy đốt để thiêu huỷ Ở Singapore

có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở khoa học công nghệ và môi trường Ngoài

ra, các hộ dân và các công ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải của chính họ Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đô la Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7 đô la Singapo/tháng [7]

Malaysia: Mức độ phát sinh chất thải tính bình quân đầu người giữa các địa

phương dao động từ 0,25kg/người/ngày đến 2 kg/người/ngày Tốc độ đô thị hoá cao

có xu hướng tạo ra nhiều chất thải rắn hơn do những thay đổi trong tiêu thụ và thu nhập tại đất nước này

Gần 38% tổng số chất thải thu gom mỗi ngày được tái chế Thành phần chất thải thường là 14% giấy, 16% chất dẻo, 3% kim loại và 5% thuỷ tinh, chỉ có gần 47% rác dễ phân huỷ có thể dùng để ủ phân Chất thải thu gom được tại các bãi chôn lấp của Malaysia gồm nhiều loại phế thải khác nhau, hầu như không thể tách được các nguyên liệu tái chế

Qua các ví dụ trên có thể thấy, ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển có các đặc điểm tương tự Việt Nam, tái chế là chiến lược quan trọng để duy trì không gian của các bãi chôn lấp và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên Tuy

Trang 26

nhiên, Việt Nam hiện nay hoạt động này chưa được thúc đẩy mạnh Đồng thời, để nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường, đòi hỏi phải có một hệ thống thu gom thuận lợi, dễ dàng lồng gh p vào cơ sở hạ tầng hiện có

- Tái chế là sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác

Ở các nước phát triển, điển hình như Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu, Bắc

Âu, năng lực quản lý chất thải rắn đã ở mức cao từ việc phân loại rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đã được tổ chức tốt từ các chính sách pháp luật, công cụ kinh tế, cơ sở hạ tầng tốt, nguồn kinh phí cao và có sự tham gia của nhiều thành phần xã hội

Tại các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, ở những nơi công cộng và các tuyến phố rộng thoáng người ta sử dụng thùng 4 ngăn để thu gom phân loại rác thải từ khách du lịch, khách vãng lai và khu vực lân cận là hoàn toàn hợp lý Mặt khác, do trình độ dân trí cao nên việc bới lượm các loại vỏ chai, vỏ hộp không diễn

ra như ở Việt Nam Vì vậy, vấn đề thu gom phân loại rác thải được thực hiện một cách đơn giản

Sự thành công của việc sử dụng lại, tái chế chất thải là kết quả của 3 yếu tố gắn bó hữu cơ với nhau:

- Sự tham gia của cộng đồng: Công tác thu gom và xử lý rác thải nói riêng và

công tác bảo vệ môi trường nói chung chỉ có thể được giải quyết một cách ổn thoả khi có sự tham gia chủ động, tích cực của cộng đồng Sự tham gia này thể hiện ngay

từ khi xác định các vấn đề, các biện pháp, cách thức cụ thể giải quyết các vấn đề môi trường do rác thải gây nên Sự tham gia của cộng đồng còn có nghĩa là việc

Trang 27

tăng quyền làm chủ và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho họ quyền được sống trong một môi trường trong lành, sạch, đẹp, đồng thời được hưởng những lợi ích do môi trường đem lại Để làm được việc này, các nước đã trải qua quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và thậm chí bắt buộc người dân tiến hành phân loại rác tại nguồn

Nhiều nước đã đưa vào chương trình giáo dục phổ thông kiến thức môi trường và về thu gom phân loại rác thải Đặc biệt sử dụng phương pháp giáo dục trẻ

em thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại các trường tiểu học Bên cạnh chương trình bài giảng, các thầy cô giáo có rất nhiều tranh vẽ và giáo cụ trực quan về trẻ em tham gia thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt trên đường phố, tại gia đình Chính vì vậy, khi các em lớn, ra đời, việc giữ gìn vệ sinh, vứt rác đúng chỗ, đúng thùng phân loại không chỉ là ý thức mà còn là thói quen hàng ngày Các chuyên gia nước ngoài đều khẳng định đây là một chương trình giáo dục tuyên truyền hiệu quả nhất, bền vững nhất và không thể thiếu được trong các trường học phổ thông

- Sự đầu tư thoả đáng của nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải

để đủ năng lực tiếp nhận, tiếp tục phân loại và tái chế lượng rác đã được phân loại

sơ bộ tại nguồn Như vậy,trình độ phát triển về kinh tế - xã hội, sự giác ngộ và nhận thức của cộng đồng, sự đầu tư cơ sở vật chất đạt ngưỡng cần thiết để thực hiện xử

lý, tái chế phần lớn lượng rác thải ra hàng ngày có vai trò rất quan trọng

- Xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ, có nhiệt tâm đủ năng lực để vận

động cộng đồng thu gom, phân loại rác thải tại nguồn

1.2.3 Chiến ƣ c quản lý và hệ thống pháp lý

Chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở các nước được thực

hiệntheo thứ tự ưu tiên như sau:

- Giảm nguồn phát sinh chất thải, bao gồm tái sử dụng các sản phẩm;

- Tái chế chất thải;

- Thiêu đốt kết hợp với thu hồi năng lượng;

- Chôn lấp hợp vệ sinh

Trang 28

Tất cả các nước đều có hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất thải rắn, các đạo luật về phòng ngừa phát sinh chất thải rắn, đốt chất thải rắn để tái tạo năng lượng, hạn chế chôn lấp và khuyến khích sử dụng năng lượng tái sinh

- Luật phòng ngừa chất thải được ban hành tại Mỹ từ năm 1990 đưa ra các quy định về các hoạt động để giảm thiểu phát sinh chất thải dựa trên sự thay thế nguyên liệu đầu vào, tái sản xuất các sản phẩm, hiện đại hóa quy trình sản xuất và xây dựng các nhà máy tái chế

- Cộng đồng châu Âu cũng ban hành rất nhiều văn bản pháp luật về chiến lược quản lý chất thải ví dụ như:

 Hoạt động thu hồi, sử dụng chất thải làm nhiên liệu hay dạng khác để tái sinh năng lượng (Chỉ thị 91/156/EEC (CEC 1991) có sửa đổi từ Chỉ thị số 75/442/EEC, Chỉ thị về năng lượng mới số 2001/77/EC)

 Giảm dần lượng chất thải có khả năng phân huỷ sinh học đưa tới bãi chôn lấp (Chỉ thị số 1999/31/EC) [55]

Ngoài ra, các nước thành viên EU cũng ban hành các điều luật riêng ví dụ như luật cấm chôn lấp chất thải rắn đô thị đã được áp dụng tại Hà Lan, được áp dụng từ năm 2005 tại Đức và Áo Tại Thụy Điển, luật cấm chôn lấp phần chất thải được phân loại có thể đốt được áp dụng từ năm 2002, đối với chất thải hữu cơ thì luật cấm chôn lấp được thực hiện từ năm 2005 Trong khi đó, ở Pháp, luật hạn chế việc chôn lấp chất thải được thực hiện từ năm 2002 Tại Phần Lan, luật cấm chôn lấp chất thải rắn đô thị được áp dụng từ năm 2005

1.3 Tổng quan về quản lý chất thải rắn ô thị t i Việt Nam

1.3.1 Ho t ộng quản lý chất thải rắn ô thị

Các hợp phần chức năng của hệ thống quản lý chất thải rắn ở hầu hết các đô

thị Việt Nam tập trung chủ yếu thực hiện các hoạt động sau:

Khối lượng chất thải rắn đô thị: tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các đô

thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10 ÷ 16 % mỗi năm Tại hầu hết các đô thị, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt chiếmkhoảng 60 - 70% tổng lượng chất thải

Trang 29

rắn đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên đến 90%) Chỉ số phát sinh chất thải rắn đô thị bình quân đầu người tăng theo mức sống và mức độ đô thị hóa (Bảng 1.2)

Bảng 1 2 Khối ƣ ng chất thải rắn ô thị ph t sinh c c năm 2005–2015 [56]

Tổng khối lượng CTRSH (tấn/ngày)

Khối lượng CTRSH ở các

đô thị (tấn/ngày)

Tỷ lệ thu gom (%)

Tỷ lệ phát sinh (kg/người/ ngày)

- Phế thải xây dựng phát sinh từ các công trình xây dựng, sửa chữa hạ tầng;

- Chất thải rắn công nghiệp: phát sinh từ các cơ sở công nghiệp nằm trong đô thị, hoặc từ các khu công nghiệp;

- Chất thải rắn y tế: phát sinh từ các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh;

Thành phần chất thải rắn: phụ thuộc vào mức sống ở một số đô thị Mức

sống, thu nhập khác nhau giữa các đô thị đóng vai trò quyết định trong thành phần

chất thải rắn sinh hoạt Trong thành phần rác thải đưa đến các bãi chôn lấp, thành

phần rác có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ rất cao từ 54 - 77,1%; tiếp theo là thành phần nhựa: 8 - 16%; thành phần kim loại đến 2%; chất

thải nguy hại bị thải lẫn vào chất thải sinh hoạt nhỏ hơn 1%

Phân loại tại nguồn: Chương trình 3R với nền tảng cơ bản là hoạt động phân

loại tại nguồn Các thành phố đã áp dụng thử nghiệm phân loại rác tại nguồn, điển hình như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,…Nhìn chung các mô hình phân loại trên đã triển khai có hiệu quả và đem lại những thành công bước đầu cho

Trang 30

công tác phân loại rác tại nguồn, nhất là việc nâng cao nhận thức cho người dân Tuy nhiên thời gian thực hiện các dự án chưa được kéo dài, các dự án sau khi kết thúc không được duy trì và nhân rộng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan đem lại, đó

là nguồn vốn đầu tư hạn chế, thiếu việc tổ chức đồng bộ các khâu, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đầu tư chưa đồng bộ, ý thức người dân chưa cao

hu gom vận chuyển Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn vẫn chưa được

triển khai rộng rãi, vì vậy ở hầu hết các đô thị nước ta, việc thu gom rác chưa phân loại vẫn là chủ yếu Công tác thu gom thông thường sử dụng 2 hình thức là thu gom

sơ cấp (người dân tự thu gom vào các thùng/túi chứa sau đó được công nhân thu gom vào các thùng rác đẩy tay cỡ nhỏ) và thu gom thứ cấp (rác các hộ gia đình được công nhân thu gom vào các xe đẩy tay sau đó chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển đến khu xử lý hoặc tại các chợ/khu dân cư có đặt container chứa rác, công ty môi trường đô thị có xe chuyên dụng chở container đến khu xử lý) Công tác thu gom chất thải rắn đô thị trong những năm gần đây đã được quan tâm hơn Các đơn vị làm nhiệm vụ vệ sinh môi trường ở nhiều địa phương đã quan tâm trang bị thêm phương tiện và nhân lực cho khâu thu gom Tuy nhiên, việc đầu

tư chỉ được thực hiện với các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị từ 72% năm 2004 tăng lên khoảng 80 - 82% năm 2008 và đạt khoảng 83 - 85% cho năm 2010 Mặc dù tỷ lệ thu gom có tăng nhưng vẫn còn khoảng 15 ÷ 17% chất thải rắn đô thị bị thải ra môi trường vứt vào bãi đất, hố đất, ao hồ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường [1]

Tái sử dụng và tái chế: là phương thức khá phổ biến được thực hiện Tuy

nhiên các hoạt động này chỉ góp phần giảm khoảng 10 - 12 % khối lượng rác thải

Hoạt động tái chế, giảm lượng chất thải sinh hoạt được tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến rác thành phân hữu cơ Đây là bước đột phá

về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của nhiều đô thị ở Việt Nam trong mấy năm qua, tuy nhiên do chưa có những khảo sát chi tiết về khả năng chấp thuận của cộng đồng đối với sản phẩm phân vi sinh đồng thời do kỹ năng phân loại trong quá trìnhsản xuất của các nhà máy này còn thấp nên hiệu quả hoạt động của các nhà máy này đang còn thấp

Trang 31

Xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn đô thị: Tỷ lệ chất thải rắnđược chôn lấp hiện chiếm

khoảng 76 - 82% lượng chất thải rắn thu gom (trong đó, khoảng 50% được chôn lấp hợp

vệ sinh và 50% chôn lấp không hợp vệ sinh) Thống kê trên toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung ở các thành phố lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi được coi là hợp

vệ sinh Ở phần lớn các bãi chôn lấp, việc chôn lấp rác được thực hiện hết sức sơ sài Như vậy, cùng với lượng chất thải rắn được tái chế, hiện ước tính có khoảng 60% chất thải rắn

đô thị đã được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và tái chế trong các nhà máy

xử lý chất thải rắn để tạo ra phân compost, tái chế nhựa, Đốt chất thải sinh hoạt đô thị chủ yếu ở các bãi rác không hợp vệ sinh

Trang 32

Theo sơ đồ trên, Bộ Xây Dựng có trách nhiệm chính trong quản lý CTR đô thị trong đó có chất thải rắn sinh hoạt với các nhiệm vụ chính như hướng dẫn quản

lý đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy hoạch được phê duyệt; phương pháp lập, quản lý chi phí và phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Công bố định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và

xử lý chất thải rắn sinh hoạt; suất vốn đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt, quản lý, khai thác, trao đổi, cung cấp thông tin có liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt; Quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp vùng, liên tỉnh, liên đô thị, vùng kinh tế trọng điểm; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khác trong việc xử lý chất thải rắn tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn

Các Bộ, ngành khác có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ BXD trong công tác quản lý các chất thải khác và các hạng mục đầu tư tài chính, xây dựng các cơ chế ưu đãi về kinh tế để thúc đẩy hoạt động quản lý chất thải

xử lý chất thải rắn phù hợp cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để phê duyệt

Sở Tài nguyên và Môi trường: có vai trò quan trọng trong quản lý chất thải,

về giám sát chất lượng môi trường, quản lý và thực hiện các chính sách và quy định

về quản lý chất thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, phê duyệt báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường cho các dự án xử lý

Trang 33

chất thải, phối hợp với Sở Xây dựng xem xét và lựa chọn các bãi chôn lấp rác thải, sau đó đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt bãi chôn lấp phù hợp nhất Tuy nhiên, vai trò của Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường trong quản lý chất thải rắnphụ thuộc vào tính chất và tổ chức của từng tỉnh thành và giữa chúng có thể

có khác biệt

Các đơn vị vệ sinh môi trường hoặc Công ty Môi trường đô thị (URENCO): Ngoài các đơn vị quản lý nhà nước mang tính hành chính nói trên, Công ty Môi trường đô thị là đơn vị dịch vụ công của nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải ở tỉnh hoặc thành phố Và cũng tùy thuộc theo từng địa phương, URENCO có thể trực thuộc Sở Xây dựng hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường Điển hình như Hà Nội, Hải phòng và Thừa Thiên Huế, URENCO trực thuộc sự quản lý của Sở Xây dựng, tại Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, URENCO lại trực thuộc quyền quản lý của UBND Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý theo ngành dọc về mặt chuyên môn

1.3.3 C c văn bản ã ban h nh trong ĩnh vực quản lý chất thải rắn

Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp lý trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn bao gồm [2]:

- Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính Phủ về quản lý chất thải và phế liệu

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007của chính phủ ban hành quy định về quản lý chất thải rắn

- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Trang 34

- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050

- Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 14/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030

- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dậy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường

- Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch các cơ sở xử lý chất thải tại ba vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, Trung, Nam đến năm 2020

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại

- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn

- Thông tư liên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm 2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn lựa địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn

- Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn

- QCVN 07:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

- QCVN 02:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế

Trang 35

- QCVN 30:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp

- QCVN 41:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng

- QCVN 56:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tái chế dầu thải

- QCVN 61-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt

- TCXDVN 261-2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 6696-2009: Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - các yêu cầu về môi trường

- TCVN 6706-2009: Chất thải nguy hại - Phân loại

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2149/QD-TTGngày 17 tháng 12 năm 2009 phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm

2025, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là “Chiến lược về Quản lý chất thải rắn”) “Chiến lược về Quản lý chất thải rắn” được xây dựng bởi Bộ Xây dựng và

Bộ Tài nguyên & Môi trườngđã đưa ra mục tiêu quản lý chất thải rắn, bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế, trong các năm mục tiêu 2015, 2020 và 2025[12]

Các mục tiêu được nêu trong Chiến lược Quản lý chất thải rắn như sau:

* Tầm nhìn đến năm 2050

“Phấn đấu tới năm 2020, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng và tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp tới mức thấp nhất”

* Mục tiêu đến năm 2025

- 90% tổng lượng chất thải rắm sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ

Trang 36

- 80% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình

Trong chiến lược về quản lý tổng hợp chất thải rắn, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên Môi trường là các bộ có trách nhiệm xây dựng chính sách về quản lý chất thải rắn và/hoặc 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế) cũng như việc thực hiện quản lý chất thải rắn thuộc về UBND cấp địa phương Mặt khác, là các đơn vị hỗ trợ, vai trò của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương, Bộ Y tế,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thông Tin Truyền thông cũng được quy định Ngoài ra, để đạt được mục tiêu của Chiến lược về quản lý chất thải rắn công nghiệp, chương trình hành động gồm 10 chương trình đã được xây dựng kèm theo Chiến lược trong bảng sau

Cùng với sự điều phối của Bộ Xây dựng, quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh

tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2030 tại “Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ” đã được phê duyệt Trong đó, kế hoạch phát triển cơ

sở xử lý CTR vùng liên tỉnh, vùng tỉnh được được tóm tắt tại bảng sau

Bảng 1 3 Quy ho ch quản chất thải rắn vùng kinh tế trọng iểm Bắc Bộ ến

năm 2030 [18]

STT CSXL

CTR

Diện t ch quy ho ch (ha)

Công suất (tấn/ng y) Công nghệ xử Ph m vi ph c v Đến

năm

2020

Đến năm

2030

Đến năm

2020

Đến năm

- Xử lý các loại CTR sinh hoạt, công nghiệp, y tế, làng nghề, bùn thải và xây dựng cho Thủ đô Hà Nội

- Xử lý CTR nguy hại cho các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên

B CSXL CTR CẤP VÙNG TỈNH (c ch c năng cung cấp dịch v xử CTR i n tỉnh)

Trang 37

- Xử lý các loại CTR sinh hoạt, công nghiệp, y tế cho tỉnh Vĩnh Phúc

- Cung cấp dịch vụ xử lý CTR nguy hại cho các địa phương phía Tây - Bắc vùng Thủ đô Hà Nội

- Tái chế chất vô

cơ thành vật liệu xây dựng (gạch lát đường, gạch block )

- Sản xuất phân hữu cơ

- Đốt CTR công nghiệp nguy hại

và không nguy hại

- Đốt CTR y tế nguy hại

- Chôn lấp hợp

vệ sinh

- Xử lý các loại CTR sinh hoạt, công nghiệp, y tế, làng nghề, bùn thải, xây dựng và CTR nguy hại cho tỉnh Bắc Ninh

- Cung cấp dịch vụ xử lý CTR nguy hại cho các huyện thuộc tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh (dọc trục đường QL 18)

- Xử lý các loại CTR sinh hoạt, công nghiệp, y tế, làng nghề, bùn thải và xây dựng cho tỉnh Hưng Yên

- Cung cấp dịch vụ xử lý CTR cho các huyện thuộc tỉnh Hải Dương, Hải Phòng (dọc trục đường QL 5)

IV Tỉnh Hải

Trang 38

- Tái chế chất vô

cơ thành vật liệu xây dựng (gạch lát đường, gạch block )

- Sản xuất phân hữu cơ

- Đốt CTR công nghiệp nguy hại

và không nguy hại

- Chôn lấp hợp

vệ sinh

- Xử lý các loại CTR sinh hoạt, công nghiệp, y tế, làng nghề, bùn thải, xây dựng và CTR nguy hại cho

TP Hải Dương và một số huyện lân cận của tỉnh Hải Dương

- Cung cấp dịch vụ xử lý CTR nguy hại cho các khu công nghiệp dọc trục đường QL5 thuộc tỉnh Hưng Yên và TP Hải Phòng

- Xử lý các loại CTR sinh hoạt, công nghiệp, y tế, làng nghề, bùn thải, xây dựng và CTR nguy hại cho thành phố Hải Phòng

- Cung cấp dịch vụ xử lý CTR nguy hại cho các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh (dọc theo trục cao tốc duyên hải Bắc Bộ dự kiến)

1.4 Đ nh gi về ho t ộng quản lý chất thải rắn ô thị ở Việt Nam

Có thể thấy rằng, hoạt động quản lý chất thải rắn ở Việt Nam hiện còn tồn tại một số vấn đề chính:

- Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn công nghiệp (ISWM) vẫn chưa được thực hiện "Nghị định số 59/2007/NĐ-CP quy định về quản lý chất thải rắn”

và “Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 2149/2009/QĐ-TTG về Chiến lược quốc gia về Quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050” đã được ban hành lần lượt vào năm 2007 và 2009 Tuy nhiên, ở cả cấp trung ương và địa phương, việc thực thi các quy định này vẫn chưa được hiệu quả

- Thiếu thông tin/dữ liệu tin cậy về quản lý chất thải rắn ở cả cấp trung ương

và địa phương: Tại Việt Nam, các thông tin/dữ liệu đáng tin cậy về công tác quản lý chất thải rắn ở cả cấp trung ương và địa phương đều thiếu Cơ sở dữ liệu công tác

Trang 39

quản lý chất thải rắn là phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch hành động của công tác quản lý chất thải rắnở cả cấp trung ương và địa phương Trong khi đó, để thực hiện quản lý chất thải rắn hiệu quả, cần phải công bố thông tin về quản lý chất thải rắn cho cộng đồng và thu hút sự tham gia của người dân và cộng đồng

- Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn ở cấp chính quyền địa phương của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện: Nhìn chung tại Việt Nam, đặc biệt là chính quyền địa phương có quy mô vừa và nhỏ, ngân sách dành cho công tác quản lý chất thải rắn còn hạn hẹp Các cơ quan này thường vội vã trong công tác thu gom rác thải hàng ngày và các bãi rác không được trang bị và vận hành hợp lý Chính quyền của địa phương ở quy mô vừa và lớn đầu tư cho các cơ sở xử lýchất thải rắn một cách manh mún do không có quy hoạch tổng thể về quản lý chất thải rắn từ đó dẫn đến thiếu nhất quán trong quản lý chất thải rắn

- Chính sách quốc gia về 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải) vẫn chưa được thực hiện: Vòng đời ngắn của các bãi chôn lấp rác là vấn đề lớn mang tính chất xã hội trong quản lý chất thải rắn tại Việt Nam và nó được nêu rõ trong các quy định pháp lý liên quan đến quản lý chất thải rắn Trong khi đó, một số bãi rác đã phải đóng cửa do sự phản đối của người dân xung quanh Theo đó, việc áp dụng sáng kiến 3R cần phải được thực hiện tại cấp quốc gia

- Các hoạt động tái chế chưa được nhà nước hỗ trợ: Tại Việt Nam, hoạt động tái chế chủ yếu do lực lượng không chính thức thực hiện ví dụ như người nhặt rác, bán sắt vụn, co sở thu mua phế liệu, các làng nghề tái chế tự phát Tại các làng nghề, hoạt động tái chế được thực hiện trong điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, công nghệ lạc hậu Từ đó cho thấy, để thúc đẩy tái chế rác theo sáng kiến 3R, hỗ trợ

từ phía chính phủ như cải thiện môi trường các làng nghề và tạo điều kiện, khuyến khích các hoạt động tái chế, v.v… là cần thiết

- Công nghệ xử lý rác còn lạc hậu: Việt Nam cần áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện của từng khu vực

- Nhận thức của người dân về quản lý chất thải rắn chưa cao

Trang 40

- Tư nhân hóa/xã hội hóa chưa được thúc đẩy: Những năm gần đây, khu vực tư nhân ngày càng tham gia nhiều vào lĩnh vực quản lý chất thải rắn và chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, từ đó đã giảm bớt gánh nặng tài chính cho ngân sách nhà nước Xu hướng này cũng đang được nhân rộng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam cần quản lý và thúc đẩy sự tham gia hợp lý của khu vực tư nhân đối với công tác xử lý chất thải

- Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa tương thích kịp thời với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Các quy định về xử phạt vi phạm vệ sinh môi trường chưa được thực thi hiệu quả

- Quyền hạn, trách nhiệm và thẩm quyền của các Bộ, ngành trong lĩnh vực quản

lý chất thải rắn đô thị còn bị chồng chéo

1.5 Tổng quan về quản lý chất thải rắn ô thị thành phố Hà Nội

1.5.1 C c iều kiện, tự nhiên và xã hội c a Thành phố Hà Nội

1.5.1.1 C c iều kiện tự nhiên

Vị tr ịa lý

- Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Phía Nam giáp Hà Nam và Hòa Bình; phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ

- Hà Nội nằm hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam

- Thành phố Hà Nội gồm: 30 quận, huyện, thị xã, với 577 cấp xã phường, thị trấn (12 quận, 01 thị xã,17 huyện; gồm 154 phường, 401 xã và 22 thị trấn)

Khí hậu

- Khí hậu Hà Nội có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió Mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông gió lạnh, mưa ít Do nằm trong vùng nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời và có nhiệt độ cao (lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm khoảng 122,8 kcal/cm2, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,60C) Có độ ẩm và lượng mưa khá

Ngày đăng: 18/07/2017, 05:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo Hiện trạng Môi trường Việt Nam – Chất thải rắn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Hiện trạng Môi trường Việt Nam – Chất thải rắn
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2011
2. Bộ tài nguyên và Môi trường (2015), Kỷ yếu Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV
Tác giả: Bộ tài nguyên và Môi trường
Năm: 2015
3. Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (2015), Báo cáo Công tác quản lý chất thải rắn Thành phố Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Công tác quản lý chất thải rắn Thành phố Hà Nội
Tác giả: Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội
Năm: 2015
5. Lê Gia Hy (2010), Giáo trình Công nghệ vi sinh vật xử lý chất thải, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Công nghệ vi sinh vật xử lý chất thải
Tác giả: Lê Gia Hy
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
6. Nghiêm Vân Khanh (2012), Đánh giá thực trạng nhà máy chế biến phế thải hữu cơ Cầu Diễn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng nhà máy chế biến phế thải hữu cơ Cầu Diễn
Tác giả: Nghiêm Vân Khanh
Năm: 2012
8. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn (tập 1), NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất thải rắn (tập 1)
Tác giả: Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2001
10. Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội (2015), Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Hà Nội Giai đoạn 2011 – 2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Hà Nội Giai đoạn 2011 – 2015
Tác giả: Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội
Năm: 2015
11. Ngô Kế Sương, Nguyễn Lân Dũng (1997), Sản xuất biogas bằng kỹ thuật lên men kỵ khí, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất biogas bằng kỹ thuật lên men kỵ khí
Tác giả: Ngô Kế Sương, Nguyễn Lân Dũng
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1997
12. Thủ tướng Chính phủ (2009), Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn ở Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050 Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn ở Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2009
14. Viện Năng Lượng (2011), Báo cáo Đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng công trình Hệ thống xử lý rác thải công nghiệp phát điện tại Nam Sơn – Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng công trình Hệ thống xử lý rác thải công nghiệp phát điện tại Nam Sơn – Hà Nội
Tác giả: Viện Năng Lượng
Năm: 2011
15. Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội (2014), Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
Tác giả: Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội
Năm: 2014
53. Kirkeby, Christensen (2004), Waste Management and esearch 54. Petersen & Andersen (2002), Utilization of recycled paper Sách, tạp chí
Tiêu đề: Waste Management and esearch "54. Petersen & Andersen (2002)
Tác giả: Kirkeby, Christensen (2004), Waste Management and esearch 54. Petersen & Andersen
Năm: 2002
56. GSO, (2015), Survey on Waste Management Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Survey on Waste Management
Tác giả: GSO
Năm: 2015
4. Nguyễn Thị Hường (2010), Giáo trình xử lý nước thải Khác
7. Lê Huỳnh Mai và cộng sự (2009), Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam trong lĩnh vực xã hội hóa đầu tư bảo vệ môi trường Khác
9. JICA (2011), Báo cáo nghiên cứu quản lý chất thải rắn tại Việt Nam Khác
13. Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn Khác
19. Augenstein and Pacey (1991), Landfill gas generation after mechanical biological treatment of municipal solid waste. Estimation of gas generation rate constants Khác
20. Brown (1991), Material Flow Analysis as a Tool for Sustainale Regional Materials Management Khác
21. De Baere et al. (1987); 40–70%, Carra and Cossu (1990), Air Emissions for Landfills Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w