1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

3 290 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 41 KB

Nội dung

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 500.000 trường hợp sốt xuất huyết nhập viện, trong đó ít nhất 2,5% tử vong. Những thông tin gần đây của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy Indonesia và các nước châu Á đang phải đối phó với nguy cơ bùng phát của một dịch sốt xuất huyết mới. Tại Việt Nam, sự gia tăng đột ngột các trường hợp sốt xuất huyết đang là một mối lo cho xã hội. Sốt xuất huyết là một bệnh do muỗi truyền, đặc biệt phát triển tại các vùng nông thôn, nơi mà điều kiện vệ sinh môi trường kém. Bệnh xuất hiện tại hơn 100 quốc gia ở châu Á, châu Mỹ, châu Phi, đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á. Sốt xuất huyết thường có những dịch bùng phát tại Philippines, Thái Lan. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân phải nhập viện và thậm chí gây tử vong.

Trang 1

SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 500.000 trường hợp sốt xuất huyết nhập viện, trong đó ít nhất 2,5% tử vong Những thông tin gần đây của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy Indonesia và các nước châu Á đang phải đối phó với nguy cơ bùng phát của một dịch sốt xuất huyết mới

Tại Việt Nam, sự gia tăng đột ngột các trường hợp sốt xuất huyết đang là một mối

lo cho xã hội Sốt xuất huyết là một bệnh do muỗi truyền, đặc biệt phát triển tại các vùng nông thôn, nơi mà điều kiện vệ sinh môi trường kém Bệnh xuất hiện tại hơn 100 quốc gia ở châu Á, châu Mỹ, châu Phi, đông Địa Trung Hải, Đông Nam

Á Sốt xuất huyết thường có những dịch bùng phát tại Philippines, Thái Lan Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân phải nhập viện và thậm chí gây tử vong

Cơ chế truyền bệnh

Sốt xuất huyết là một bệnh do siêu vi khuẩn Dengue gây ra, bệnh truyền từ người này qua người khác do một loài muỗi vằn (cái) mang tên Aedes aegypti Khi muỗi chích, mầm bệnh được truyền đi Chỉ từ 2-7 ngày sau, người bệnh bắt đầu sốt Bệnh có quanh năm, tuy nhiên thường gặp nhiều nhất vào mùa mưa Dù ngày nay

y học phát triển, số người chết vì bệnh này ngày càng giảm đi đáng kể nhưng diễn biến của bệnh vẫn rất phức tạp, kể cả ở trẻ em và người lớn

Trẻ em dễ mắc bệnh hơn người lớn, đặc biệt trẻ ở khu vực có nhiều muỗi, quanh các vùng sông rạch, nơi có nước ao tù nước đọng quanh năm Ở thành thị, những bồn chứa nước, bình hoa, hồ cá cũng có thể trở thành nơi sản sinh muỗi

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng của bệnh thay đổi tùy theo lứa tuổi

- Trẻ nhỏ sốt cao, thường không đi kèm ho và sổ mũi Mặc dù có uống thuốc hạ sốt, vài giờ sau trẻ lại tiếp tục sốt cao 38 -39 độ Do vậy, người thân đừng quá sốt ruột khi bệnh sốt liên tục nhiều ngày

- Đôi khi có thêm dấu xuất huyết (thường là những chấm nhỏ màu đỏ như đầu kim

ở tay chân hay khắp người, có khi là những vết bầm hay bị chảy máu mũi )

- Trẻ lớn hơn thì thường sốt nhẹ, có khi nhức đầu, cảm thấy đau nhức ở sau mắt, nhức mỏi khắp người, đau các khớp và có các dấu xuất huyết

Trang 2

- Bệnh nhân có khi đau bụng dữ dội Đau ở vùng dưới sườn bên phải.

Nên làm gì?

Nếu nghi ngờ sốt xuất huyết, lời khuyên của bác sĩ là:

- Nằm nghỉ ở nơi thông thoáng

- Uống nước nhiều lần trong ngày, mỗi lần vài hớp nhỏ, nếu có điều kiện, nên uống nước cam chanh pha ngọt (có sinh tố C) Nếu trẻ uống nước chanh chua quá

dễ bị ói, người thân càng thêm lo âu

- Chỉ dùng thuốc Paracetamol để hạ sốt (không uống aspirin hay các chất tương tự)

- Đến khám bệnh mỗi ngày để theo dõi các dấu hiệu bệnh nặng Có khi phải đi xét nghiệm mỗi ngày

- Các diễn tiến khác của bệnh cần được thông báo đầy đủ cho bác sĩ để dễ theo dõi

Dấu hiệu bệnh nặng

Dấu hiệu nguy hiểm của sốt xuất huyết thường xảy ra vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của bệnh, bao gồm:

- Đau nhiều ở vùng dưới sườn bên phải, có khi đau dữ dội

- Sốt rất cao, hoặc là vã mồ hôi, tay chân lạnh ngắt, môi tím tái, vẻ mặt lờ đờ

- Có khi đi đại tiện, phân màu đen, ói ra máu, chảy máu mũi rất nhiều

- Bệnh nhân có thể ói nhiều lần, ói liên tục, vật vã, lạnh tay chân, tím các đầu ngón tay, ngón chân, xanh tái quanh môi, lờ đờ

Khi có một trong các dấu hiệu này, cần chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện

Điều trị như thế nào?

- Mức độ nhẹ, bệnh nhân có thểá điều trị tại nhà, chỉ dùng thuốc hạ nóng Thầy thuốc có thể sẽ yêu cầu đến khám và theo dõi các xét nghiệm máu mỗi ngày

- Bệnh nặng hơn, cần nhập viện để dễ theo dõi, bệnh nhân sẽ được theo dõi kỹ hơn

và có thể sẽ được yêu cầu xét nghiệm nhiều lần mỗi ngày

Trang 3

- Trường hợp trầm trọng, điều trị phức tạp hơn.

Trong mọi trường hợp, cần tuyệt đối tuân theo các chỉ dẫn của thầy thuốc

Hiện nay, người ta đang nghiên cứu thuốc chủng ngừa bệnh này, đang thử nghiệm tại Thái Lan và một số nước khác

Cách phòng tránh bệnh

- Tốt nhất, tránh để muỗi chích: cần ngủ mùng ban ngày cũng như ban đêm

- Diệt muỗi, diệt lăng quăng Lưu ý đậy kín các nơi chứa nước, tốt nhất, thay nước mỗi tuần hai lần những lu, bồn chứa nước, hồ cá

- Dọn dẹp sạch sẽ các khu vực quanh nhà, không để ao tù nước đọng

Ngày đăng: 17/07/2017, 13:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w