1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

thông tin giáo dục sức khỏe - Bệnh Sốt xuất huyết và cách phòng docx

5 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 129,46 KB

Nội dung

Bệnh Sốt xuất huyết và cách phòng Bệnh Sốt Xuất Huyết Dengue SXHD là một bệnh truyền nhiễm gây dịch do một loại vi rút thuộc họ Flaviviridae.. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành

Trang 1

Bệnh Sốt xuất huyết và cách phòng

Bệnh Sốt Xuất Huyết Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm gây dịch do một loại vi rút thuộc họ Flaviviridae Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do một loại muỗi đốt gọi là muỗi vằn (có tên khoa học là Aedes aegypti) Loại muỗi này sống trong và xung quanh nhà, thích đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, nước mưa Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng số mắc tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11)

SXHD lưu hành ở trên 100 nước thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương với khoảng 2,5 – 3 tỉ người sống trong vùng nguy cơ dịch Ước tính hàng năm có 50 triệu ca SXH mới mắc và gây tử vong 24 000 người

SXHD có đặc trưng bởi sốt, xuất huyết và thất thoát huyết tương, dẫn đến sốc do giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu thứ phát sau sốc kéo dài Do vậy, nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng kịp thời sẽ dẫn đến tử vong

Bệnh SXHD thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi Bệnh rất nguy hiểm vì tốc độ lan

Trang 2

truyền nhanh, chưa có thuốc đặc trị và vaxin Mặt khác, một người có thể bị mắc nhiều lần trong đời và những lần nhiễm sau nguy hiểm hơn những lần nhiễm trước

Do vậy, bạn phải biết phát hiện sớm một trẻ bị SXH cũng như thực hiện các biện pháp phòng chống nhằm bảo vệ con em và gia đình bạn cũng như cộng đồng nơi bạn đang sinh sống

Làm sao biết trẻ bị Sốt Xuất Huyết (SXH)?

Khi thấy trẻ có:

 Sốt cao đột ngột, kéo dài liên tục trong 2-7 ngày, khó làm hạ sốt

 Xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu nướu răng, vết bầm da

Làm gì khi nghi ngờ trẻ bị SXH?

Bạn có thể cho ngay trẻ đi khám bác sĩ và đến bệnh viện khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ SXH Nếu trẻ bị nhẹ, bạn có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo cách sau:

Trang 3

 Hạ sốt bằng cách lau mát bằng nước ấm và dùng thuốc Paracetamol, tuyệt đối không dùng Aspirin

 Cho uống nhiều nước, nước trái cây hoặc dung dịch Oresol (nước biển khô)

 Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa

 Không cạo gió, cắt lễ vì như thế sẽ làm bệnh nặng thêm

Phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện khi trẻ có các dấu hiệu sau:

 Đau bụng

 Ói

 Vật vã, li bì, lừ đừ

 Tay chân lạnh

 Tiêu, tiểu ra máu

Do không có thuốc đặc trị, chưa có vaxin phòng ngừa, phòng chống bệnh SXH chủ yếu là diệt lăng quăng, diệt muỗi và phòng ngừa muỗi cắn

Làm thế nào để diệt lăng quăng?

 Làm nắp đậy kín các lu khạp chứa nước, không để cho muỗi vào đẻ trứng

 Cọ rửa và thay nước (ít nhất 1 tuần 1 lần) ở lu, khạp, bình bông

Trang 4

 Thả cá ăn lăng quăng: dùng các loại cá nhỏ (cá bảy màu) thả vào lu, hồ chứa nước để cá ăn lăng quăng

 Bỏ muối hoặc bỏ dầu vào các chén nước chống kiến ở chân tủ thức ăn

 Không để cho các hốc cây, máng xối đọng nườc

 Tổng vệ sinh môi trường, thu gom, hủy bỏ các vật chứa nước không cần thiết (vỏ đồ hộp, vỏ xe cũ, chai lọ, mảnh lu khạp bể, báo dừa, )

Làm sao để diệt muỗi và chống muỗi đốt?

 Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, không treo quần áo lung tung để giảm bớt chỗ cư ngụ của muỗi

 Cho trẻ mặc áo dài tay

 Ngủ mùng kể cả ban ngày

 Làm rèm che cửa để hạn chế muõi xâm nhập vào nhà

 Dùng nhang trừ muỗi trong những giờ muỗi thường cắn nhất (sáng sớm và chiều tối)

Trang 5

Dùng bình xịt muỗi loại nhỏ tại nhà

Phun diệt muỗi trên phạm vi rộng lớn (tổ, ấp, khu phố, ) chỉ htực hiện khi đúng chỉ định của cơ quan y tế địa phương

Ngày đăng: 31/07/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w