Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng thí nghiệm, chuyên ngành Vật liệu Trường Đại học Giao thông vận tải. Nội dung bao gồm: Lời mở đầu Mục đích của quá trình thực tập Giới thiệu về đơn vị thực tập Nội dung của quá trình thực tập Nhật kí thực tập.....
Trang 1BỘ MÔN VẬT LIỆU DỰNG
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
-BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên :
Lớp :
Nhóm thực tập :
Địa điểm thực tập:
Giáo Viên phụ trách :
Thời gian thực tập :
Người viết báo cáo :
Nhóm 13 Tại phòng thí nghiệm Vật liệu xây dựng Trường ĐHGTVT
TS.Thái Khắc Chiến 8/8/2016 đến 14/9/2016
Hà Nội - 2016
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp đối với sinh viên năm cuối là một giai đoạn rất quan trọng và cần thiết, nhằm chuẩn bị những kiến thức thực tế để phục vụ công tác làm đồ án tốt nghiệp, đồng thời giúp sinh viên tiếp cận được dễ dàng với công việc sau khi ra trường Trong suốt quá trình thực tập, sinh viên phải nắm vững được các kiến thức
cơ bản đã được học trong nhà trường, kết hợp với những kiến thức trau dồi từ thực tế
để trang bị đầy đủ kiến thức về chuyên môn trước khi tốt nghiệp ra trường Qua đợt thực tập này chúng em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức thực tế về chuyên môn
bổ ích cho việc làm đồ án tốt nghiệp và cho công việc sau này
Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ môn Vật Liệu Xây Dựng, trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Hà Nội đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu trong thời gian học tập giúp chúng em có nền tảng cơ bản để nhận định
và tìm hiểu các vấn đề trong quá trình thực tập
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Thầy TS.Thái Khắc Chiến trong suốt quá trình chúng em thực tập và thực hiện báo cáo này
Và chúng em cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới phòng thí nghiệm Vật liệu xây dựng – Trường ĐHGTVT đã tạo điều kiện cho chúng em được thực tập ở đây Chúng
em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong phòng thí nghiệm đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình thực tập tốt nghiệp này
Trang 3MỤC LỤC
Trang 41 MỤC ĐÍCH
Mục đích của đợt thực tập này : Thực tập tốt nghiệp là quá trình giúp sinh viên ngành vậy liệu và công nghệ xây dựng giao thông tìm hiểu và làm quen với những nội dung kiến thức sau:
- Tổng hợp lại các kiến thức cơ bản về lĩnh vực vật liệu và công nghệ xây dựng
- Tìm hiểu được các nội dung công việc thực tế liên quan đến công tác vật liệu và công nghệ xây dựng tại các phòng thí nghiệm
- Tích lũy kinh nghiệm để phục vụ tốt làm đề tài tốt nghiệp
- Nắm vững nội dung của các thí nghiệm cơ bản thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng
- Cách tổ chức một phòng thí nghiệm cơ bản thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng
- Cách tổ chức một phòng thí nghiệm hiện trường liên quan đến một dự án xây dựng
cụ thểCác phương pháp cơ bản đánh giá chất lượng của các sản phẩm sử dụng trong xây dựng
2 NỘI DUNG
Trong thời gian thực tập tốt, chúng em đã tìm hiểu và thực hiện các nội dung sau:
- Sơ đồ bố trí một phòng thí nghiệm Cơ cấu tổ chức của một phòng thí nghiệm nói chung và một phòng thí nghiệm hiện trường nói riêng
- Các loại trang thiết bị chủ yếu liên quan được trang bị tại phòng thí nghiệm và các ứng dụng chủ yếu của thiết bị đó
- Danh sách các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế về VLXD (cốt liệu, bê tông
xi măng, bê tông atphan…)
- Tham gia thực hành các công tác thí nghiệm tại phòng thí nghiệm Qua đó nắm chắc được nguyên tắc, trình tự, nội dung tiến hành các thí nghiệm cụ thể, phân tích kết quả
và viết báo cáo thí nghiệm
2.1 Giới thiệu chung về đơn vị thực tập
- Tên đơn vị thực tập: phòng thí nghiệm Vật liệu xây dựng – Trường ĐHGTVT
- Địa chỉ: Số 3 phố Cầu Giấy, P.Láng Thượng, Q.Đống Đa, Tp.Hà Nội
- Chức năng nhiệm vụ: phòng thí nghiệm Vật liệu xây dựng có chức năng tổ chức
giảng dạy thực hành, thí nghiệm theo chương trình đào tạo đã được nhà trường phê duyệt; thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và thực
Trang 5hiện dịch vụ tư vấn, thí nghiệm, kiểm định của pháp luah vật liêu, đánh giá chất lượng các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật
- Đội ngũ nhân sự: PTN có thầy Vũ Việt Cường là thí nghiệm viên chính thực hiện
công tác giảng dạy và hướng dẫn sinh viên thực hiện các thí nghiệm liên quan đến môn học Ngoài ra còn có các thầy cô trong bộ môn vật liệu xây dựng tham gia vào việc hướng dẫn sinh viên về môn học và nghiên cứu khoa học
2.2 Nhật kí thực tập
- Tuần thứ nhất: 8/8/2016- 14/8/2016
• 8/8: Nhận nhiệm vụ và nghe phổ biến nội dung, quy chế, và nhận địa điểm thực tập tại giảng đường nhà A2
• 9/8: Có mặt tại địa điểm thực tập- phòng thí nghiệm VLXD trường ĐHGTVT; nghe thầy giáo phổ biển nội dung, quy chế của đơn vị đến thực tập
• 10/8: Tiến hành vệ sinh ván khuôn của PTN
• 11/8: Dọn dẹp toàn bộ các phế thải cốt liệu ở phòng thí nghiệm đổ bê tông
• 12/8: Sắp xếp lại dụng cụ phòng thí nghiệm; vệ sinh máy thí nghiệm; đem
bỏ các mẫu thí nghiệm không sử dụng
• 13/8: Chuẩn bị vật liệu (cát, đá, xi măng,…) để thí nghiệm
- Tuần thứ 2: 15/8/2016- 21/8/2016
• 15/8: Thí nghiệm xác định thành phần hạt của cốt liệu
• 16/8: Thí nghiệm xác định độ ẩm của cốt liệu
• 17/8- 18/8: Thí nghiệm xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích, độ hút nước của cốt liệu
• 19/8: Thí nghiệm xác định khối lượng lèn chặt của cốt liệu
• 20/8: Xử lý kết quả thí nghiệm tính chất của cốt liệu
- Tuần thứ 3: 22/8/2016- 28/8/2016
• 22/8/2016: Lên bộ môn gặp giáo viên hướng dẫn để báo cáo về những công việc đã thực hiện trong 2 tuần thực tập trước
• 23/8: Làm phẳng mặt các mẫu bê tông cấp 30 để chuẩn bị thí nghiệm nén mẫu
• 24/8: Tiến hành thí nghiệm nén mẫu BT cấp 30 để xác định cường độ
• 25/8: Chuẩn bị ván khuôn, dụng cụ, thiết bị để đổ bê tông
• 26/8: Tiến hành đổ bê tông cấp 30 có sử dụng phụ gia chống thấm
• 27/8: Tháo ván khuôn
- Tuần thứ 4: 29/8- 4/9
Trang 6• 29/8: Chuẩn bị ván khuôn, dụng cụ, thiết bị để đổ bê tông.
• 30/8: Tiến hành đổ bê tông cấp 30
• 31/8: Tháo ván khuôn
• 1/9: Vệ sinh phòng thí nghiệm
• 3/9: Lên bộ môn gặp giáo viên hướng dẫn để báo cáo về những công việc
đã thực hiện trong 2 tuần thực tập trước
- Tuần thứ 5: 5/9/2016- 11/9/2016
• Viết báo cáo thực tập
2.3 Sơ đồ bố trí và cơ cấu tổ chức phòng thí nghiệm.
2.3.1 Sơ đồ bố trí PTN vật liệu xây dựng nhà A4.
- Chú thích
Trang 71- Máy nén ADR 2000
2- Máy tăng tốc CO2
3- Tủ sấy
4- Máy trộn vật liệu
5- Máy trộn vật liệu
6- Máy sàng
7- Thùng để dụng cụ lao động
8- Bàn làm việc
9- Máy nén
10- Bàn làm việc
11-Máy đo mỏi bê tông asphalt
12- Máy đầm xoay
13-Tủ sấy OF-22
14 - Máy đầm mẫu
15 - Nhớt kế Vebe 16- Dụng cụ 17- Thiết bị kiểm tra vật liệu 18- Bể bảo dưỡng mẫu 19- Máy trộn cưỡng bức
20 Máy trộn tự do 21- Khu để khuôn mẫu 22- Bể chứa vật liệu I- Phòng lưu trữ hỗ sơ II- Phòng thí nghiệm bê tôngasphalt III- Phòng thí nghiệm đổ bê tông
2.3.2 Cơ cấu tổ chức phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng
PHÒNG THÍ NGHIỆM
Phòng
làm việc
Phòng lưu trữ hồ sơ
PTN bê tông asphalt
PTN bê tông
Máy trộn vật liệu Máy sàng
Máy nén
Nhớt kế vê be
Máy đầm xoay
Máy đo mỏi BT asphalt
Máy trộn tự do
Máy trộn cưỡng bức
Trang 8Nhận xét:
Phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng có quy mô vừa,bố trí tương đối hợp lí,các trang thiết bị và dụng cụ máy móc thí nghiệm khá đầy đủ đáp ứng được yêu cầu cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên và các thầy cô trong bộ môn
2.4 Máy móc trang thiết bị hiện có của PTN
2.4.1 Máy trộn bê tông
- Công dụng : Dùng để trộn đều các phối liệu hỗn hợp bê tông và vữa như: cát, đá,
ximăng, nước và các phụ gia khác theo một cấp phối xác định, đảm bảo mật độ của các chất này được đồng đều cho năng suất ,chất lượng cao và tiết kiệm xi măng hơn trộn thủ công
Dụng cụ đo độ chảy lan
Thiết bị đo độ lún
Tủ sấy
Thiết bị kiểm tra vật liệu liệu
Trang 9Hình 1a: Máy trộn tự do
Hình 1b: Máy trộn cưỡng bức Hình 1: Máy trộn bê tông
- Máy trộn BT tự do :
Trang 10một phần cốt liêu lên cao rồi rơi tự do xuống thùng trộn, trộn đều tạo thành hỗn hợp bê tông
• Ưu điểm :
Có kết cấu nhỏ gọn, cấu tạo đơn giản
Khả năng tiêu hao năng lượng ít, tiết kiệm chi phí năng lượng khi sử dụng
• Nhược điểm :
Chất lượng bê tông không cao so với các loại máy trộn công nghiệp khác
Công suất không quá lớn nên có thời gian trộn lâu, không thích hợp sử dụng trong các công trình lớn
- Máy trộn BT cưỡng bức:
Trang 11• Ưu điểm:
Đạt năng suất trộn cao
Chất lượng của sản phẩm bê tông đồng đều, đảm bảo nhu cầu sử dụng
bê tông liên tục khi thi công
• Nhược điểm:
Máy được cấu tạo phức tạp hơn, yêu cầu người sử dụng phải có chuyên môn khi vận hành
Tiêu hao năng lượng điện lớn hơn do công suất lớn Thích hợp sử dụng trong các công trình vừa và lớn
Máy nén bê tông 200T
- Công dụng : Dùng để né n, uốn bê tông, gạch xây, gạch lát nền, xi măng, đá gốc, nén dập đá dăm, cắt Bulong, ép chẻ mẫu bê tông và các vật liệu xây dựng khác
-Hình 2: Máy nén BT 200T