MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu : 2 3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................................2 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Khái quát chung về truyền thông môi trường 3 1.2. Cơ sở pháp lý thực hiện mô hình 4 1.3. Tình hình thực hiện mô hình truyền thông ở Việt Nam 5 1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 8 1.4.1. Điều kiện tự nhiên 8 1.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội 10 1.5. Khái quát chung về mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. 13 CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16 2.2. Nội dung nghiên cứu 16 2.3. Phương pháp nghiên cứu 16 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu và nghiên cứu thực địa 16 2.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học 17 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 17 CHUƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18 3.1. Hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn xã Nam Hùng, huyện Nam Trực 18 3.1.1. Phát sinh chất thải rắn nông nghiệp 18 3.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt 22 3.2. Công tác quản lý chất thải rắn tại xã Nam Hùng 23 3.2.1. Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt 24 3.2.2. Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Hùng 26 3.3. Đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. 31 3.3.1. Đánh giá hiệu quả thực hiện các hoạt động triển khai mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Hùng. 31 3.3.2. Những lợi ích về mặt kinh tế, xã hội, môi trường mà mô hình truyền thông nâng cao nhận thức về thu gom , phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đem lại 43 3.4. Đề xuất các giải pháp duy trì hiệu quả các hoạt động của mô hình truyền thông về thu gom, phân loại, xử lí chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. 45 3.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách 46 3.4.2. Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật 47 3.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường 48 CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 1. Kết luận 50 2. Kiến nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
TRẦN THỊ HÀ PHƯƠNG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ THU GOM, PHÂN LOẠI, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ NAM HÙNG, HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH
HÀ NỘI, 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
TRẦN THỊ HÀ PHƯƠNG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ THU GOM, PHÂN LOẠI, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ NAM HÙNG, HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH
Ngành : Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã ngành : 52850101
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S NGUYỄN BÍCH NGỌC
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là : Trần Thị Hà Phương
đồ án được thu thập một cách trung thực và có cơ sở
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hà Phương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề tài : “ Đánh giá mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thugom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam hùng, huyện Nam TRực,tỉnh Nam Định “ được hoàn thành là kết quả của một quá trình học hỏivà là một thành
quả lao động đáng ghi nhận Trong quá trình nghiên cứu ngoài sự nỗ lực của bản thân,
em đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo và bạn bè
Đặc biệt, tôi xin gừi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo Th.s.Nguyễn Bích Ngọc đã trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức cần thiếtgiúp tôi thu thập tài liệu và vận dụng các phương pháp để hoàn thành đồ án một cáchtốt nhất
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các cán bộ công tác tại UBND xã NamHùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp nhữngthông tin, tài liệu cần thiết để tôi nghiên cứu đồ án này
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm, vốn kiến thức còn hạn chế, đồ ántốt nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉbảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức,kinh nghiệm cho bản thân phục vụ cho công tác thực tế sau này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, tháng năm 2017 Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hà Phương
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu : 2
3 Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Khái quát chung về truyền thông môi trường 3
1.2 Cơ sở pháp lý thực hiện mô hình 4
1.3 Tình hình thực hiện mô hình truyền thông ở Việt Nam 5
1.4 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 8
1.4.1 Điều kiện tự nhiên 8
1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 10
1.5 Khái quát chung về mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định 13
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .16 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
2.2 Nội dung nghiên cứu 16
2.3 Phương pháp nghiên cứu 16
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu và nghiên cứu thực địa 16
2.3.2 Phương pháp điều tra xã hội học 17
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 17
CHUƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
3.1 Hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn xã Nam Hùng, huyện Nam Trực 18
3.1.1 Phát sinh chất thải rắn nông nghiệp 18
Trang 63.1.2 Chất thải rắn sinh hoạt 22
3.2 Công tác quản lý chất thải rắn tại xã Nam Hùng 23
3.2.1 Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt 24
3.2.2 Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Hùng 26
3.3 Đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định 31
3.3.1 Đánh giá hiệu quả thực hiện các hoạt động triển khai mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Hùng 31
3.3.2 Những lợi ích về mặt kinh tế, xã hội, môi trường mà mô hình truyền thông nâng cao nhận thức về thu gom , phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đem lại 43
3.4 Đề xuất các giải pháp duy trì hiệu quả các hoạt động của mô hình truyền thông về thu gom, phân loại, xử lí chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định 45
3.4.1 Giải pháp về cơ chế chính sách 46
3.4.2 Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật 47
3.4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường 48
CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
1 Kết luận 50
2 Kiến nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Cơ cấu kinh tế của cộng đồng dân cư xã Nam Hùng 10
Bảng 3.1 : Phụ phẩm từ hoạt động trồng lúa, lạc 20
Bảng 3.2 : Lượng chất thải rắn mà vật nuôi thải ra trong năm 21
Bảng 3.3 : Thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Hùng 22
Bảng 3.4 : Thống kê phương tiện, thiết bị và nhân lực thu gom tại xã Nam Hùng 25
Bảng 3.5 :Thông tin liên quan đến các hoạt động của mô hình truyền thông mà người dân được tiếp cận 37
Bảng 3.6 : Bảng so sánh sự thay đổi trước và sau khi thực hiện mô hình truyền thông 43
Trang 8DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 : Vị trí địa lí xã Nam Hùng trên bản đồ 9Hình 3.2 : Nguồn phát sinh chất thải rắn nông nghiệp 19Hình 3.3 : Quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam Hùng 24Hình 3.4 : Đánh giá của người dân về tần suất và thời gian thu gom chất thải rắn sinhhoạt tại xã Nam Hùng 26Hình 3.5 : Các hình thức xử lí chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình tại xã Nam Hùng 28Hình 3.6 : Hình thức tiếp cận các hoạt động của mô hình truyền thông của người dân
xã Nam Hùng 32Hình 3.7 : Hình thức truyền thông thu hút người dân 33Hình 3.8 : Các hoạt động truyền thông được thực hiện tại xã Nam Hùng 34Hình 3.9 : Mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động truyền thông môi trường 35Hình 3.10 : Mức độ tham gia của người dân đối với các buổi tập huấn 36Hình 3.11 : Thông tin liên quan đến các hoạt động của mô hình truyền thông mà ngườidân được tiếp cận 37Hình 3.12 : Mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động ra quân VSMT qua kếtquả phỏng vấn các nhà quản lý 39Hình 3.13 : Mức độ tham gia của người dân về các hoạt động ra quân vệ sinh môitrường ở địa phương 40Hình 3.14 : Đánh giá của người dân về hiệu quả của mô hình truyền thông môi trường 41
Trang 9BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
2 BVMT Bảo vệ môi trường
3 CTR Chất thải rắn
5 EM Effective Microorganisms
6 MT Môi trường
7 QCVN Quy chuẩn môi trường
9 TNMT Tài nguyên môi trường
10 TTMT Truyền thông môi trường
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Môi trường đang trở thành vấn đề chung của nhân loại, được cả thế giới quantâm Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được cải thiện cả vfvật chất lẫn tinh thần Việt Nam cũng là nước có môi trường đang bị hủy hoại nghiêmtrọng do các hoạt động của con người Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những nămgần đây đã kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng cho môi trường, gây mất cân bằngsinh thái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sự phát triển của đất nước.Một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả trên là do nhận thức và thái độ của conngười về môi trường còn nhiều han chế Từ đó yêu càu đặt ra là phải là thế nào đểnâng cao hiệu quả giáo dục môi trường, truyền thông môi trường
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong những năm gầnđây số lượng chất thải rắn trên toàn quốc đã không ngừng gia tăng cả về số lượng lẫnthành phần, trong đó chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt Tại các khu vực đô thị và thànhphố, chất thải rắn sinh hoạt là một vấn đề cấp bách do công tác quản lý và nhận thứccủa người dân còn nhiều hạn chế Đáng chú ý nhất là vấn đề ô nhiễm do rác thải rắn,rác thải sinh hoạt và chất thải ở các làng nghề, bệnh viện, các cơ sở sản xuất, kinhdoanh dịch vụ…Tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề và khu kinh tế cũng đang cóchiều hướng gia tăng Nguyên nhân chủ yếu do nhiều địa phương, cơ sở sản xuất chưaquan tâm tới vấn đề môi trường, chưa thực hiện nghiêm túc định của pháp luật về bảo
vệ môi trường cũng như chưa xây dựng các khu xử lý chất thải, nước thải tập trung…
Để giải quyết vấn đề cấp bách này Chi cục BVMT- Sở TNMT tỉnh Nam Định đã kết
hợp với UBND xã Nam Hùng xây dựng mô hình truyền thông nâng cao nhận thức
cộng đồng về nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại và xử lí chất thải sinh hoạt tại xã Nam Hùng huyện Nam Trực, tinh Nam Định
Với mục đích làm cho mô hình được hoàn thiện và duy trì có hiệu quả, do đó tôi
đã thực hiện đồ án tốt nghiệp với tên : " Đánh giá mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại và
xử lí chất thải sinh hoạt tại xã Nam Hùng huyện Nam Trực, tinh Nam Định" nhằmtìm hiểu về quy trình và nội dung các phương thức truyền thông để tìm ra những ưu
Trang 11mô hình nâng cao nhận thức cua cộng đồng về thu gom, phân loại và xử lý chất thảirắn sinh hoạt tại xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
2 Mục tiêu nghiên cứu :
- Đánh giá được hiệu quả của mô hình truyền thông môi trường về thu gom, phânloại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại xã Nam Hùng, huyện Nam Trực tỉnhNam Định
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình góp phần nângcao chất lượng đời sống của người dân và kinh tế
3 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá việc thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thugom, xử lí, phân loại rác thải tại xã Nam Hùng, huyện Nam Trực
- Đánh giá hiệu quả của mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng vềthu gom, phân loại, xử lí rác thải của xã Nam Hùng, huyện Nam Trực
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và duy trì mô hình
Trang 12CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái quát chung về truyền thông môi trường
Truyền thông là quá trình trong đó người gửi truyền thông điệp tới người nhậnhoặc trực tiếp hoặc thông qua các kênh truyền thông, nhằm mục đích thay đổi nhận
thức, kiến thức thái độ, kĩ năng thực hành của người nhận thông điệp.
Có 3 loại hình truyền thông cơ bản : truyền thông dọc, truyền thông ngang, vàtruyền thông theo mô hình
- Truyền thông dọc : không có thảo luận, không phản hồi Người phát thông điệpkhông biết chính xác người nhận thông điệp cũng như hiệu quả của công tác truyềnthông Các phương tiện thông tin đại chúng ( báo, phát thanh, truyền hình ) là công cụtruyền thông dọc
Truyền thông dọc ít tốn kém và phù hợp với các vấn đề môi trường toàn cầu,quốc gia Nội dung truyền thông mang tính thống nhất, tin cậy và có thể phát đi phátlại nhiều lần
- Truyền thông ngang : có phản hồi giữa người nhận và người phát thông điệp.Loại truyền thông này khó hơn, tốn kém hơm nhưng hiệu quả lớn
Truyền thông ngang phù hợp với cấp dự án và góp phần giải quyết các vấn đềmôi trường địa phương và cộng đồng
-Truyền thông theo mô hình : Hiệu quả cao nhất Bằng mô hình cụ thể, sử dụnglàm địa bàn tham quan trực tiếp trao đổi, thảo luân, xem xét đánh giá về mô hình.Cộng đồng không chỉ hiểu mà còn cảm nhận được, trao đổi thông tin đa chiều( giữa truyền thông viên với cộng đồng, giữa các đối tượng truyền thông với nhau )
- Khái niệm truyền thông môi trường : “ Truyền thông môi trường là quá trìnhtương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho mọi đối tượng tham gia vào quá trình đócùng tạo ra và cùng chia sẻ với nhau các thông tin môi trường, với mục đích đạt được
sự hiểu biết chung về các chủ đề môi trường có liên quan, từ đó có năng lực cùng chiasẻ trách nhiệm bảo vệ môi trường với nhau Hiểu biết chung sẽ tạo ra nền móng của sựnhất trí chung và từ đó có thể đưa ra các hành động cá nhân và tập thể đẻ bảo vệ môitrường “
- Truyền thông môi trường có ba vai tro chính trong công tác quản lý môi trường :
Trang 13+ Thông tin : Thông tin cho đối tượng cần truyền thông biết tình trạng quản límôi trường và bảo vệ môi trường nơi họ sinh sống, từ đó lôi cuốn cùng quan tâm đếnviệc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
+ Huy động : huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết của tập thể và cánhân vào các chương trình, kế hoạch hóa bảo vệ môi trường
+ Thương lượng : thương lượng hòa giải xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môitrường giữa các cơ quan và trong cộng đồng
Các giải pháp nâng cao vai trò cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường :
- Công tác truyền thông
- Tăng cường năng lực cho cộng đồng
- Tăng cường quyền tiếp cận thông tin và đối thoại
- Tăng cường thể chế và cơ chế chính sách cấp cộng đồng
- Xây dựng mối quan hệ phối hợp, hợp tác và đối tác
1.2 Cơ sở pháp lý thực hiện mô hình
- Luật bảo vệ môi trường năm 2014: điều 154 về truyền thông phổ biến pháp luậtmôi trường phải được thực hiện thường xuyên và rộng rãi
- Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị: Nghi quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trịngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ của Chinh phủ về quản
lí chất thải và phế liệu: Chương 3: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt từ điều 15 đến điều28
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 về chủ động ứng phó vớibiến đổi khí hậu, tăng cường quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 20 tháng 1 năm 2010 của Ban bí thư trung ươngĐảng về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị
- Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 03 năm 2013 của Chính phủ về một sốvấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt chiến lược Quốc gia về quản lí tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025,tầm nhìn đến năm 2050
- Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25 tháng 05 năm 2011 của Thủ tướng chínhphủ phê duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020
Trang 14- Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9năm 2012.
- Thông báo số 143/TB-VPCP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Văn phòng chínhphủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về tình hình triển khaithực hiện chương trình xử lí chất thải rắn giai đoạn 2011-2020
- Thông tư 31/2016/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bảo
vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sởsản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạchbảo vệ môi trường
1.3 Tình hình thực hiện mô hình truyền thông ở Việt Nam
Hiện nay, bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu cần sự phối hợp, chungtay của tất cả các quốc gia trên thế giới và cả loài người Vấn đề ô nhiễm môi trường,
lỗ thủng tầng ozôn, biến đổi khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng …đang từng ngày, từng giờ tác động xấu đến cuộc sống, sinh hoạt của con người Đểphòng ngừa, ứng phó với những vấn đề trên, các quốc gia đã cùng nhau thảo luận,thống nhất đưa ra những quy định chung làm căn cứ để mỗi nước có nghĩa vụ chấphành, tuân thủ Căn cứ vào luật pháp quốc tế và điều kiện thực tế về điều kiện tự nhiên,kinh tế- xã hội, phong tục tập quán riêng của mỗi nước… đã xây dựng, ban hành Luật
và các văn bản hướng dẫn thi hành để điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân, tổ chức.Nhưng để các văn bản pháp luật mới ban hành đi vào cuộc sống thì cần phải tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục để mọi người biết và thực hiện; khi hiểu rõ, hiểu đúng cácquy định của pháp luật thì hành động mới đúng; tư tưởng có thông thì hiệu quả côngviệc mới cao (kinh nghiệm đã đúc kết rằng: tư tưởng không thông, vác bình tôngkhông nổi) Nhận thức đúng về tầm quan trọng của tuyên truyền, giáo dục, nâng caonhận thức về bảo vệ môi trường nên Đảng và Nhà nước đã quy định cụ thể trong cácchủ trương, đường lối, nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể ( Khoản
1 Điều 6 và Điều 154, Luật Bảo vệ môi trường 2014; giải pháp thực hiện trong Nghị
Trang 15quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trongthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…).
Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của toàn ngành, các cấp chính quyền hoạtđộng tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đã được cáccấp, ngành, địa phương quan tâm và đã được đẩy mạnh và đạt được nhiều thành tựu Hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường đã đa dạnghơn; nguồn lực đầu tư cho hoạt động nêu trên được tăng cường; sự phối hợp giữa địaphương và trung ương trong đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng truyền thông cho cán
bộ làm công tác trong lĩnh vực môi trường ngày càng chặt chẽ Hàng trăm chuyênmục, chuyên trang, chương trình của các cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình vớihàng nghìn bài, tin, ảnh được đăng tải mỗi tháng đã kịp thời phản ánh tình trạng ônhiễm môi trường tại các địa phương hoặc biểu dương những điển hình tiên tiến trongcông tác bảo vệ môi trường
Mô hình truyền thông giáo dục hành động trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường hộ gia đình do ChildFund tại Việt Nam tổ chức tại thị xã Bắc Kạn, tỉnh
Bắc Kạn
Mục đích của Hội thảo nhằm tổng kết, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện thí điểm
mô hình truyền thông Giáo dục Hành động tại bốn huyện dự án Nước sạch và Vệsinhmôi trường gồm Cao Phong, Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình) và Na Rì, Bạch Thông (tỉnh BắcKạn)
Sau 8 tháng triển khai, kết quả thu được tại các xã dự án là rất khả quan Chỉ tínhriêng ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, đã có 1.888 hộ gia đình tham gia mô hìnhGDHĐ 79,3% hộ dân đặt dụng cụ và xà phòng rửa tay gần nhà bếp và phòng ăn.67,8% hộ dân làm nắp hố tiêu nhà vệ sinh và 81,1% hộ dân tham gia thu nhặt rác xungquanh vườn nhà và lối đi Rửa tay với xà phòng đã trở thành thói quen của nhiều bà
mẹ và trẻ em ở các vùng dự án
Có thể nói, mô hình GDHĐ đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện các hành vi vệsinh tại cộng đồng, giúp người dân miền núi dần xóa bỏ phong tục tập quán, thói quenlạc hậu, tạo lập nếp sống văn minh, tiến đến việc tiếp cận những mô hình vệ sinh hiệnđại
Trang 16Công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường của Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Phước Mỹ, thành phố Đà Nẵng:
Với những lợi thế nhất định để phát triển kinh tế, xã hội nhưng những khó khăn
và thách thức là điều không thể tránh khỏi, đã đặt ra những vấn đề về xã hội, trong đótình trạng ô nhiễm môi trường, nguyên nhân từ các hoạt động du lịch, dịch vụ Với vaitrò tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tuyên truyền, vận động nhân dântham gia các phong trào, các cuộc vận động thi đua yêu nước Công tác vận độngNhân dân thực hiện phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cáo sức khỏe Nhân dân đượcchính quyền, Mặt trận phối hợp tổ chức thực hiện bằng các hình thức chủ yếu đó là :Nhằm huy động sức mạnh của cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường, Uỷ banMặt trận đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân thực hiện phong trào: “Ngày Chủ nhậtXanh - Sạch - Đẹp” Hằng tuần, hằng tháng và trong nhiều năm qua phong trào này đãđược đông đảo Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và duy trì thường xuyên Cán bộ, côngchức cơ quan phường chấp hành và thực hiện phong trào này vào Chủ nhật hằng tuầntập trung thực hiện tại 57 khu đất trống (mỗi khu đất có hàng chục lô đất) 16 điểmthường xuyên gây ô nhiễm môi trường (như cống, mương thoát nước, đường đất, )Nhân dân tập trung thực hiện việc xử lý, dọn cắt cỏ, rác, san ủi xà bần, nhắc nhỡ các
hộ kinh doanh không lấn chiếm vỉa hè
Tổ chức, thực hiện mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” tại 6/6 khudân cư Để thực hiện mô hình này Ủy ban Mặt Trận trực tiếp tổ chức, thành lập các tổ
tự quản, nòng cốt là các vị Trưởng Ban công tác Mặt trận, Tổ trưởng tổ dân phố, các vị
có uy tín trong cộng đồng, tộc họ, chức sắc tôn giáo, gắn với việc thực hiện nội dung
“quy ước tổ dân phố văn hóa”, “tộc họ văn hóa”
Trong nhiều năm qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công tác tuyêntruyền, phổ biến luôn được chú trọng Nhiều hình thức nâng cao nhận thức cộngđồng thông qua các tư liệu, tranh ảnh, các chiến dịch truyền thông đại chúng, cácphương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình), các cuộc thi sáng tác, viết,
vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi trường, các cuộc vận động quần chúng tham gia bảo vệmôi trường hằng năm được thực hiện thường xuyên và đi vào nền nếp Nhiều tài liệu,
ấn phẩm, sách giáo khoa, sách tham khảo về bảo vệ môi trường đã được biên soạn và
Trang 17cũng như kỹ năng quản lý cho các cấp lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp, các doanhnghiệp cũng như các tổ chức xã hội Tuy vậy, công tác giáo dục, đào tạo và nâng caonhận thức về bảo vệ môi trường vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
- Một số các bộ/ ngành, địa phương chưa làm tốt chức năng quản lý Nhànước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức vềmôi trường theo quy định của pháp luật
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ, ngành, tổ chức trong giảiquyết các vấn đề môi trường và nâng cao nhận thức môi trường
- Đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường nói chung và công tác giáo dục, đàotạo, nâng cao nhận thức môi trường nói riêng còn hạn chế về số lượng, năng lực, khảnăng chuyên môn
- Chưa có được chương trình chung, thống nhất về giáo dục, đào tạo môi trườngtrong các trường học
- Chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồngmới chỉ dừng ở giai đoạn nhận thức, còn hạn chế khi đi vào giải quyết những vấn đề
cụ thể phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh của địa phương
- Các cơ quan truyền thông còn chưa thực sự phát huy chức năng của mìnhtrong lĩnh vực bảo vệ môi trường Truyền thông về môi trường chưa phát huy hết hiệuquả và chưa được xã hội hóa đúng nghĩa
Trong thời gian tới, cần tiếp tục duy trì phát huy những điểm mạnh, bổ khuyếtnhững điều còn hạn chế để làm tốt công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức môitrường Có thể coi giai đoạn bước tiếp là chuyển biến từ nhận thức thành hành độngbảo vệ môi trường, vì vậy cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, ban/ngành, đoàn thể
xã hội, trong đó các cơ quan quản lý môi trường ở cấp trung ương và địa phương
1.4 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.4.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lí :
Trang 18Hình 1.1 : Bản đồ vị trí xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
Nam Hùng là một xã thuần nông của huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, có vị trítiếp giáp với :
- Phía Đông giáp xã Nam Hoa, xã Hồng Quang
- Phía Tây giáp xã Nam Cường, xã Nam Giang
- Phía Nam giáp xã Nam Hoa
- Phía Bắc giáp xã Nam Cường, xã Hồng Quang
Với vị trí địa lí khá thuận lợi, đó là điều kiện quan trọng để xã Nam Hùng pháttriển kinh tế năng động, đa dạng và hòa nhập với phát triển kinh tế - xã hội, khoa học
kỹ thuật trong nước và quốc tế
b Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: địa hình bằng phẳng, được hình thành và phát triển gắn liền với lịch
sử hình thành và phát triển của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Độ cao có xuhướng nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông Địa hình sông nhỏ, hẹp,khả năng tiêu thoát nước tốt Nhìn chung địa hình ở đây rất thuận tiện cho phát triểnmạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư và thích hợp cho sản xuất nôngnghiệp đặc biệt là ngành nông nghiệp lúa nước và cây màu
- Khí hậu :
Trang 19Đặc điểm khí hậu xã Nam Hùng mang tính chất chung của khí hậu đồng bằngBắc Bộ, là khí hậu chí tuyến gió mùa ẩm, có thời tiết bốn mùa xuân - hạ - thu - đôngkhá rõ rệt.
Nhiệt độ : NHiệt độ trung bình hàng năm từ 23-240C , số tháng có nhiệt độ lớnhơn 200C từ 8-9 tháng Mùa đông có nhiệt độ trung bình 18,90C , thàng lạnh nhất làtháng 1 và tháng 2 Mùa hạ có nhiệt độ trung bình 270C, tháng nóng nhất là tháng 7 vàtháng 8
Độ ẩm : Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm 80-85%, giữa tháng có
độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là 90%(tháng 3), tháng có độ ẩm thấp nhất là 81% (tháng 1)
Chế độ mưa : Khu vực có chế độ mưa phong phú và khá đồng đều, lượng mưatrung bình năm giao động từ 1700 – 1800 mm/năm Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đếntháng 10, chiếm tới 85 – 90% lượng mưa của năm, tập trung chủ yếu vào tháng 7,tháng 8 và tháng 9 Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 Trong trườnghợp có bão, áp thấp nhiệt đới hay hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới thì lượng mưa cựcđại có thể đạt trong 24 giờ là 300 – 400 mm
Chế độ gió : Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cảnăm là 2-2,3m/s Mùa đông, hướng gió thịnh hành là gió đông bắc với tần suất 60-70%, tốc độ gió trung bình 2,4-2,6 m/s Những tháng cuối mùa đông, gió có xu hướngchuyển dần về phía đông Mùa hè, hướng gió thịnh hành là gió đông nam với tuầnsuất 50-70%, tốc độ gió trung bình 1,9-2,2% , tốc độ gió cực đại khi có bão là 40m/s,đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây nhiều thiệt hại đến câytrồng
- Thủy văn : Xã Nam Hùng có sông Đào chảy qua phục vụ cho việc tưới tiêu
nông nghiệp Chế độ sông ngòi chia theo 2 mùa rõ rệt là mùa mưa lũ và mùa cạn
1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a Dân số
Dân số xã Nam Hùng 7500 khẩu ở 2090 hộ kinh tế Nghề nghiệp chủ yếu củangười dân là sản xuất nông nghiệp trồng cây hoa màu và có thu nhập ổn định, đời sốngnhân dân ngày một nâng cao, an ninh chính trị được giữ vững, nhu cầu văn hóa, văn
Trang 20nghệ, thể dục thể thao ngày càng được đẩy mạnh đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhândân trong toàn xã.
b Đặc điểm kinh tế
Cơ cấu kinh tế :
Tuy là một xã tương đối phát triển nhưng dân cư chủ yếu làm nông nghiệp nên tỷ
lệ các hộ thuần nông còn khá cao ( 50,7% ) Những hộ dân cư khác thì kết hợp giữangành nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp ( 13,8%), hoặc là các gia đình vừa kết hợpnông nghiệp vừa buôn bán dịch vụ (5,2%), vừa có người ăn lương nhà nước (21,2%).Chỉ có 7,8% số hộ làm phi nông nghiệp
Bảng 1.1 : Cơ cấu kinh tế của cộng đồng dân cư xã Nam Hùng
Nông nghiệp kết hợp với buôn bán, dịch vụ và
tiểu thủ công nghiệp 294 13,8
Cán bộ ăn lương nhà nước, hưu trí kết hợp với
Các hộ phi nông nghiệp 178 7,8
( Nguồn : Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KTXH năm 2016 UBND xã Nam Hùng)
Trang 21 Tình hình phát triển kinh tế :
Sản xuất nông nghiệp :
Về trồng trọt : Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của BCH Đảng ủy, UBND xã đã chỉ
đạo Hội đồng quản trị HTX NN, các ngành, các cơ sở, Ban nông nghiệp chủ độngphòng chống đối phó với thời tiết, thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu bệnh, bảo vệcây trồng nên năng suất, sản lượng cây trồng đạt ở mức khá cao
Tổng diện tích gieo trồng toàn xã 355 ha Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 hacanh tác đạt 168 triệu đồng, vượt 18 triệu đồng( 12%) so với kế hoạch đầu năm đề ra
và tăng so với năm 2015 22 triệu đồng/ha/năm Cụ thể :
Đối với cây lúa năng suất bình quân đạt 5,135 tấn/ha/năm (185kg/sào), tăng0,135 tấn/ha/năm so với năm 2015, tổng sản lượng đạt 2333,3 tấn tăng 89,7 tấn so vớinăm 2015, giá trị kinh tế đạt 14 tỷ 633 triệu đồng Đối với cây lạc vụ xuân, diện tíchgieo trồng 220 ha, năng suất bình quân đạt 3,88 tấn/ha(140kg/sào) Tổng sản lượng đạt855,5 tấn, giá trị kinh tế đạt 17 tỷ 966 triệu đồng Khoai tây vụ đông diện tích 225 ha,năng suất bình quân đạt 13,88 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 3124 tấn, giá trị kinh tế đạt
21 tỷ 868 triệu đồng, tăng 6 tỷ 248 triệu đồng Rau màu các loại cả năm đạt 5 tỷ 499triệu đồng tăng 1 tỷ 750 triệu đồng so với năm 2015
Về chăn nuôi :Đàn gia súc, gia cầm đảm bảo duy trì tổng đàn lợn 4206 con, đàn
trâu bò 552 con, đàn gia cầm, thủy cầm 11000 con, đàn chó mèo 1495 con
Công tác tài chính :
Thực hiện thu chi ngân sách đúng quy định, thực hiện tiết kiệm chi tiêu hnfnhchính, chi trả lương, phụ cấp và các hoạt động khác đầy đủ, kịp thời để thực hiện tottscác nhiệm vụ kinh tế – chính trị của địa phương
Tổ chức quyết toán thuế năm 2015 đúng thời gian luật định
Chi trả tiền hỗ trợ đất 2 lúa 6 tháng cuối năm 2015 số tiền là 42591000 đồng.Thu ngân sách năm 2016 : 6 tỷ 842 triệu đồng đạt 138,54 % so với dự toán Chingân sách năm 2016 đạt 6 tỷ 233 triệu đồng (126,54% so với dự toán )
Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn quy định của nhà nước trong hoạt động tàichính, thu nộp thuế, quỹ các nghĩa vụ tài chính khác với kho bạc nhà nước, không đểxảy ra tham ô, lãng phí.[7]
Trang 22 Tình hình văn hóa - xã hội :
Công tác xây dựng cơ bản, xây dựng nông thôn mới :
Xây dựng và hoàn thiện 2 phòng học trường tiểu học Nam Hùng
Tiến hành sửa chữa, cải tạo, nâng cấp một số công trình bị thiệt hại do cơn bão số
1 năm 2016 gây ra như : tường bao trụ sở UBND xã, tường bao và mái tôn nhà hiệu bộtrường THCS Nam Hùng
Lắp đặt hệ thống loa truyền thông không dây trên địa bàn xã
Phong trào làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới tiếp tụctriển khai và thực hiện có hiệu quả Có 5 đơn vị đăng kí thực hiện vốn trái phiếu Chínhphủ gồm : Cầu Chanh, Vượtt Đông, Minh Tiến, Điện An để làm đường giao thôngthôn xóm và Xóm Tây Cổ tung để làm nhà văn hóa, đến nay các đơn vị đã vận động
đỷ số vốn đối ứng và nhân dân đang tổ chức thi công
Về văn hóa, thông tin, thể thao :
Hoạt động văn hóa thông tin, phát thanh đã có chuyển biến tích cực về nội dung,phương thức hoạt động nhằm tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa của địaphương như : Tuyên truyền ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tuyên truyền kếhoạch gieo trồng sản xuất,…
Toàn xã có 14/18 thôn, xóm được công nhận văn hóa, có 12 nhà văn hóa thôn,xóm và 6 sân thể thao đang khai thác và hoạt động có hiệu quả
Trường đã được cấp trên công nhận trường chuẩn xanh, sạch, đẹp
Trường tiểu học có 517 em học sinh Học sinh có thành tích cao trong học tập là
Trang 23Công tác tiêm chủng mở rộng phòng ngừa 6 bệnh cho trẻ em được tiến hànhthường xuyên và đạt kết quả tuyệt đối Số cháu uống vitamin A đạt 100%.
Tổ chức triển khai tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, không để xảy ra tìnhtrạng bệnh dịch và củng cố tốt mạng lưới y tế thôn, xóm
Triển khai chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ Chăm sóc sức khỏe –
Kế hoạch hóa gia đình [7]
1.5 Khái quát chung về mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại và xử
lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam Hùng được triển khai xây dựng từ ngày 18/8 đếnngày 30/8/2016 với sự tham gia của nhiều thành phần người dân và các bên liên quannhư :
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định
- Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Nam Trực
- Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
- Cấp ủy, Chính quyền, đoàn thể và tập thể nhân dân xã Nam Hùng
- Chủ các cơ sở kinh doanh sản xuất, cán bộ của bệnh viện, trường học,
Mô hình truyền thông về nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại,
xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã được triển khai xây dựng theo các bước :
- Bước 1 : Xây dựng ý tưởng xây dựng mô hình truyền thông nâng cao nhận thứccộng đồng về thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồnkhu vực thị trấn, nông thôn, trung du, miền núi phía Bắc
- Bước 2 : Xây dựng các tiêu chí để chọn điểm xây dựng mô hình : Mô hình đượcxây dựng tại khu vực nông thôn, có các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,dịch vụ Địa điểm được chọn phải có cơ sở vật chất đáp ứng công việc thu gom vậnchuyển và xử lí chất thải rắn Phải có giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển chấtthải rắn cùng như trong quá trình tham quan, khảo sát, trao đổi ý kiến với cộng đồngdân cư Phải có sự nhất trí và cam kết phối hợp của cấp ủy, Chính quyền địa phương,các cơ quan, đơn vị liên quan của tỉnh, huyện và sự nhiệt tình hưởng ứng của cộngđồng Mô hình phải có tính khả thi, ít rủi ro và có tính nhân rộng cao
Trang 24- Bước 3 : Tiến hành khảo sát thực tế tại địa điểm xây dựng mô hình, đánh giáhiện trạng môi trường, xem xét động thu gom, phân loại chât thải rắn Khảo sát nhậnthức của người dân về bảo vệ môi trường, các hoạt động truyền thông về môi trường.
Từ đó nhận biết được nhu cầu của cộng đồng về công tác tuyền thông môi trường
- Bước 4 : Họp với các bên liên quan để thảo luận và thống nhất nội dung, cáchoạt động của mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phânloại, xử lí chất thải rắn sinh hoạt
- Bước 5 : Xây dựng kế hoạch chi tiết về mô hình truyền thông nâng cao nhậnthức cộng đồng về thu gom, phân loại, xử lí chất thải rắn sinh hoạt : mục tiêu, nộidung, các hoạt đọng tham gia, thời gian, kinh phí
- Bước 6 : Họp với các bên liên quan để thống nhất lại nội dung, kế hoạch, tiến
độ thực hiện, phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho từng đơn vị
- Bước 7 : Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện các hoạt động trong mô hình.Đồng thời tổ chức kiểm tra giám sát công tác thực hiện và kiểm tra công tác phối kếthợp giữa các đoàn thể
- Bước 8 : Hướng dẫn khắc phục tồn tại, khó khăn trong công tác phối hợp thựchiện, đánh giá, tổng kết mô hình truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng vềthu gom, phân loại và xử lí chất thải rắn sinh hoạt [9]
Trong thời gian triển khai xây dựng mô hình truyền thông nâng cao nhận thứccộng đồng về phân loại chất thải rắn sinh hoạt, các hoạt động cụ thể diễn ra trên địabàn xã Nam Hùng :
- Tổ chức 3 lớp tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại chất thải rắn sinhhoạt cho 40 lãnh đạo chủ chốt của xã, 100 chủ cỏ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên
đị bàn xã và 300 người dân đại diện cho cộng đồng dân cư các thôn, xóm
- Tổ chức ký cam kết tham gia tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia vàocông tác thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt giữa Chính quyền địa phương vàtrưởng các thôn, xóm
- Tổ chức các cuộc mít tinh thu hút lực lượng đông đảo của các cấp, các ngành,các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư tham gia hưởng ứng như: ra quân cổ độngphong trào BVMT, ra quân vệ sinh môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh, thu hút
Trang 25các tầng lớp nhân dân : học sinh, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội người cao tuổi,các doanh nghiệp
- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức mít tinh và ra quân VSMThưởng ứng “Ngày Nước thế giới” và “Ngày Khí tượng thế giới” năm 2016, đã thu hútkhoảng gần 1.000 người tham gia
- Tổ chức ra quân làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm thôn với hơn 500 hội viêntham gia
- Tổ chức ký cam kết với 426 hộ gia đình về thực hiện công tác thu gom, phânloại chất thải rắn sinh hoạt
- Tổ chức mô hình Tổ hợp tác thu gom rác thải với mục đích triển khai thu gomrác thải của các hộ gia đình, thực hiện quét dọn vệ sinh môi trường giữa các xóm.Đồng thời thu tiền phí thu gom rác thải của các hộ gia đình tại các xóm để trả cthuf laocho thành viên Tổ hợp tác
- Phát động các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, treo panô, khẩu hiệu, các phóng
sự trên báo, đài phát thanh của xã Nam Hùng
- Tổ chức in ấn, phát tài liệu, tờ rơi, áp phích, khẩu hiệu về thu gom, phân loạichất thải rắn tới các hộ gia đình trong xã
- UBND xã hỗ trợ xe thu gom rác thải, đầu tư trang thiết bị, quần áo bảo hộ phục
vụ cho công tác tổng vệ sinh, khơi thông dòng chảy hàng tháng [9]
Trang 26CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : : Việc thực hiện mô hình truyền thông về việc thu gom,phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Nam Hùng huyện Nam Trực
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Về không gian : Đề tài được thực hiện tại xã Nam Hùng, huyện Nam Trực,Nam Định
+Về thời gian :Đề tài được thực hiện từ ngày 27/2/2017 đến ngày 21/5/2017
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu và nghiên cứu thực địa
Thu thập số liệu là chọn lọc các tài liệu và thu thập thông tin tổng quan nhất liênquan đến đề tài nghiên cứu Để thu thập được các tài liệu cần thiết tôi đã kế thừa cáctài liệu từ các bản báo cáo nghiên cứu trước đó từ cơ quan quản lý môi trường, cơ quanquản lý của xã Nam Hùng và các tài liệu từ các nguồn tin cậy khác :
Để thực hiện đồ án tốt nghiệp này tôi đã thu thập được các tài liệu sau:
- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2016.Phương hướng nhiệm vụ năm 2017
- UBND xã Nam Hùng , "Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động bảo vệ môi trườngnăm 2015
- Các văn bản pháp luật bảo về vệ môi trường đang được thực hiện tại xã NamHùng
Từ các tài liệu đã thu thập được tôi chọn lọc và tổng hợp các thông tin cần thiết
để thực hiện đồ án này
2.3.2 Phương pháp điều tra xã hội học
Thu thập tài liệu sẵn có là rất cần thiết nhưng không thay thế được việc điều tracác đối tượng bằng phỏng vấn trực tiếp và qua các câu hỏi có sẵn Trên cơ sở lấy ýkiến của người dân và cán bộ để thu thập các thông tin về hiện trạng môi trường vàcông tác bảo vệ môi trường, quản lý môi trường tại địa phương, cũng như sự quan tâmhiểu biết của mọi người về công tác bảo vệ môi trường, các hoạt động tác động đếnmôi trường xã Nam Hùng
Trang 27Để thu thập các thông tin thực tế cần thiết thông qua ý kiến người dân và các cán
bộ quản lý tại địa phương :
- Đối với mẫu phiếu dành cho các nhà quản lý ( 20 phiếu ) : Nội dung của phiếuđiều tra nhằm khai thác các thông tin về hiện trạng môi trường xã Nam Hùng, hiệntrạng quản lý chất thải rắn, nhận thức của người dân sau khi tham gia vào mô hìnhtruyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắnsinh hoạt, Các đối tượng được điều tra phong vấn : Các cán bộ quản lý UBND xãNam Hùng, cán bộ trong hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, người kiểmtra giám sát trong hội phụ nữ,
- Đối với mẫu phiếu hỏi dành cho người dân ( 50 phiếu ) : Nội dung phiếu điềutra tập trung khai thác các vấn đề về : hiện trạng môi trường xã Nam Hùng, mức độtham gia của người dân vào mô hình thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinhhoạt, hiệu quả của mô hình truyền thông đem lại đối với cộng đồng dân cư trên địa bànxã, Xây dựng phiếu hỏi đối với người dân các xóm :xóm Giữa, xóm Đông, TrênLàng, Làng Cây, Xóm May, Rục Kiều, Nghĩa Kế, xóm Nam, xóm Đông Nam (5-6phiếu/thôn, xóm )
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập được cần phải được xử lý:
- Trong quá trình làm đồ án, từ những nguồn tài liệu thu thập và thông tin trongcác chuyến khảo sát thực tế tại xã Nam Hùng, sinh viên tổng hợp thông tin, đưa ranhững nhìn nhận của bản thân về những vấn đề tích cực và vấn đề còn tồn tại trongcông tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau khi thựchiện mô hình truyền thông về phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xãNam Hùng Từ đó đưa ra những giải pháp cải thiện để phát huy hiệu quả các phươngthức truyền thông tại thị trấn Nam Hùng nói riêng, vùng nông thôn Việt Nam nóichung
- Phân tích đánh giá số liệu, bảng biểu, hình ảnh thu thập đuộc trong quá trìnhđiều tra Tổng hợp, tính toán các số liệu trên máy tính bằng các công cụ như:Microsoft Excel hoặc Microsoft Word
Trang 28CHUƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn xã Nam Hùng, huyện Nam Trực
Xã Nam Hùng có tổng diện tích tự nhiên là 578,48ha, dân số 7096 khẩu ở 2090
hộ kinh tế Nghề nghiệp chủ yếu của người dân là sản xuất nông nghiệp trồng cây hoamàu Nông nghiệp đã chuyển mạnh sang cơ cấu sản xuất hiệu quả hơn và đạt tốc độtăng trưởng khá cao; an ninh lương thực được bảo đảm Cơ cấu hộ nông dân theongành nghề đang chuyển dịch theo hướng tăng dần số lượng và tỷ trọng nhóm các hộtham gia sản xuất phi nông nghiệp như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Tỷ trọng phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ tăng lên rõ rệt, góp phần tạo việclàm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho nông dân
Một trong những nguyên nhân chính của ô nhiễm môi trường tại đây là do CTR
từ hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi, sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bóntrong sản xuất nông nghiệp, CTR từ hoạt động làng nghề và rác thải từ sinh hoạt
3.1.1 Phát sinh chất thải rắn nông nghiệp
Theo quá trình điều tra thực tế tại xã Nam hùng, huyện Nam Trực, chất thải rắnnông nghiệp chiếm phần lớn lượng chất thải phát sinh ở xã Chất thải từ hoạt động sảnxuất nông nghiệp chiếm 55% lượng chất thải phát sinh [4]
Trang 29Hình 3.1 : Nguồn phát sinh chất thải rắn nông nghiệp
Thành phần chất thải rắn nông nghiệp :gồm nhiều chủng loại khác nhau, phầnlớn là các thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy như các phế phụ phẩm từ trồng trọt(rơm rạ, thân rễ lá của các cây trồng như ngô, đỗ, lạc, vừng); các chất thải từ chănnuôi, giết mổ (phân gia súc và thức ăn dư thừa của gia súc) Loại chất thải hữu cơ nàychiếm tỷ lệ khá cao (60 – 65%) [4] Ngoài ra, còn có các chất thải khó phân hủy và độchại như: các bệnh phẩm của động vật nhiễm bệnh (gà rù, gà cúm, lợn lở mồm longmóng…); đồ dùng thủy tinh (chai, lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ sâu,thuốc diệt côn trùng, bả chuột; chai lọ đựng thuốc thú y đã qua sử dụng, xylanhhỏng…); đồ nhựa (bình xịt hóa chất bảo vệ động, thực vật, găng tay bảo hộ…); kimloại (bơm kim tiêm, dao mổ, các vật sắc nhọn khác…); dược phẩm (thuốc thú y đã quáhạn sử dụng, thuốc còn sót trong vỏ đựng…)
a Trong hoạt động trồng trọt :
Hoạt động trồng trọt chính chiếm diện tích canh tác lớn nhất tại xã Nam Hùng làtrồng lúa và trồng lạc Ngoài ra còn một số lọa hoa màu khác như : khoai tây, raumàu, Qua khảo sát, điều tra thực tế các thông tin về sản lượng cây trồng của xã, đồ án
Trang 30đã thống kê và tính toán được lượng chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động trồng trọtchính diễn ra trên địa bàn xã Nam Hùng Cụ thể như sau:
Bảng 3.1 : Phụ phẩm từ hoạt động trồng lúa, lạc
Sản lượng ( tấn ) Khối lượng phụ phẩm (tấn)
Tổng lượng chất thải/mùa vụ (tấn)
( Nguồn : Tổng hợp kết quả điều tra của đồ án, 2017 )
Như vậy, chỉ tính riêng phụ phẩm của các cây trồng chính là lúa và lạc có thểthấy khối lượng thải rất lớn, khoảng 5322,6 nghìn tấn, trong đó phụ phẩm từ lúa là2753,8 nghìn tấn chiếm 19,55% tổng lượng chất thải, từ lạc là 3483,4 nghìn tấn chiếm24,72% và khối lượng từ khoai tây là 7850,2 chiểm 55,73% tổng lượng chất thải trongmột mùa vụ [4].Vào những ngày thu hoạch, lượng rơm, rạ, và các phụ phẩm nôngnghiệp khác phát sinh nhiều và chiếm thành phần chủ yếu trong chất thải rắn nôngnghiệp Qua quá trình phỏng vấn người dân ở địa phương, phần lớn phụ phẩm từ lúa( rơm ra, trấu ) được người dân đốt trực tiếp tại đồng ruộng, một phần nhỏ vứt rađường phố của thôn, xóm Đối với phụ phẩm từ lạc và khoai tây, người dân tại đây thugom lại vào bao rồi vứt vào các thùng rác đặt trên các đường phố hoặc thu gom để làmnguyên liệu ủ phân hữu cơ
b Trong hoạt động chăn nuôi
Lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăn nuôi gia súc chính là bò, trâu,
lợn và các loại gia cầm như gà, vịt rất lớn Để tính lượng phát thải (chủ yếu là phânthải) từ động vật nuôi có thể lấy lượng thải trung bình/con nhân với tổng số lượng vậtnuôi\
Trang 31Bảng 3.2 : Lượng chất thải rắn mà vật nuôi thải ra trong năm
Loài vật nuôi CTR bình quân
(kg/con/ngày) Tổng số con (con)
Tổng CTR năm (nghìn tấn)
( Nguồn : Tổng hợp kết quả điều tra của đồ án 2017 )
Từ kết quả tính toán trên bảng 3.2 cho thấy lượng chất thải từ hoạt động chănnuôi khá lớn ( 5267,7 nghìn tấn/năm ).Mặc dù chăn nuôi phát triển, song phương thứcchăn nuôi còn lạc hậu, quy mô nhỏ Do đó, chưa quan tâm đến xử lý chất thải đã gâynhiều ảnh hưởng trong vấn đề vệ sinh môi trường ở địa phương Theo kết quả điều tra
từ người dân địa phương và cán bộ quản lý môi trường tại xã có khoảng 40 - 70% chấtthải rắn chăn nuôi được xử lý, số còn lại thải trực tiếp ra ao, hồ, kênh, rạch [4][7]
c Chất thải từ bao đựng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật
Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc trừcỏ… trong quá trình trồng trọt ngày càng gia tăng Theo kết quả khảo sát trên địa bàn
xã Nam Hùng cho thấy trung bình lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng là 500 ÷
600 gam thuốc/lần phun/ha Trong đó, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật trên lúa vàlạc đều khoảng 4 lần/vụ [4] Tổng lượng thuốc Bảo vệ thực vật được sử dụng hàngnăm đối với lúa và lạc là khoảng 1350 kg ÷ 1620 kg Theo ước tính của Cục Bảo vệthực vật, lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật thường chiếm khoảng 10% tổng lượngthuốc tiêu thụ, như vậy hàng năm ở xã Nam Hùng có khoảng 135 ÷ 162 kg bao bìđược thải ra trong quá trình sản xuất lúa và lạc Ngoài ra, lượng thuốc bảo vệ thực vậtcòn sót lại trong các bao bì cũng cần được quan tâm Theo tính toán của Cục Bảo vệthực vật thì trong mỗi bao bì đựng thuốc trừ sâu dùng trong sản xuất nông nghiệptrung bình có khoảng 1,8% lượng thuốc dính vào bao bì Như vậy, qua quá trình sảnxuất lúa và lạc, hàng năm sẽ có khoảng 24,3 ÷ 29,16 tấn thuốc bảo vệ thực vật phátthải theo bao bì ra môi trường Một lượng lớn các bao bì, chai nhựa, túi polyten kèmtheo dư lượng hóa chất này đều không có hệ thống thu gom riêng mà được đưa thẳngvào các kênh, mương xung quanh gây ra những tác động vô cùng nghiêm trọng vớimôi trường
Trang 323.1.2 Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động hàng ngày của con người Cácnguồn phát thải chính là từ các hộ gia đình, các cơ quan đơn vị, trường học, chợ và cácđiểm buôn bán, các nhà hàng kinh doanh ăn uống, khách sạn, công viên, khu vui chơigiải trí, Thành phần CTR sinh hoạt chủ yếu là các loại chất hữu cơ như thực phẩmthừa, giấy, bìa cacton, … (chiếm 80.93% tổng khối lượng CTR sinh hoạt), ngoài racòn một số loại chất thải vô cơ khác như chai nhựa, túi ni long, kim loại … Cụ thểđược thống kê trong bảng 3.3:
Bảng 3.3 : Thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Hùng
Nhựa Các sản phẩm thải từ nhựa 10,75 10,75%
( Nguồn : Đề án thu gom, phân loại chất thải rắn trên địa bàn xã Nam Hùng )
Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại địa bàn chỉ mới đạt khoảng 60- 85%, rác vẫncòn ở một số nơi công cộng, ao, hồ Đối với công tác xử lý CTR,trước kia địa phương
xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hoặc đổ thải lộ thiên, không đáp ứng đượcyêu cầu kỹ thuật, vệ sinh môi trường Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xã NamHùng đã đầu tư, lắp đặt các lò đốt CTR với công suất nhỏ, phục vụ việc xử lý CTRhoặc dùng hình thức ủ phân compost Từ khi áp dụng hai hình thức xử lý này, hiệu quả
xử lý tương đối cao đã giải quyết được phần nào những bức xúc của người dân về tìnhtrạng rác thải ngày càng gia tăng
3.2 Công tác quản lý chất thải rắn tại xã Nam Hùng
3.2.1 Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt
Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Hùng được công nhân “ Tổ hợp tác thu gom rác thải “ của Hội phụ nữ đảm nhận Quy trình thu gom rác
Trang 33Hình 3.2 : Quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam Hùng
Qua sơ đồ, có thể thấy được lượng chất thải rắn sinh hoạt được các hộ dân, các
cơ sở sản xuất kinh doanh mang ra bỏ vào các thùng rác tập trung 240 lít đặt ở vỉa hè,
có thể bỏ vào bao tải đặt trước cửa nhà Sau đó công nhân thu gom rác trong tổ thugom rác thải của Hội Phụ nữ đi đến từng hộ gia đình, cơ quan, đơn vị sản xuất kinhdoanh để thu gom Rác thải sẽ được mang lên xe vận chuyển đến khu xử lí tập trung
Tần suất thu gom : Chất thải rắn đã được phân loại được thu gom Thời gian thu
gom vào khoảng 16h-18h hàng ngày, mỗi lần thu 2 chuyến
Dụng cụ chứa, phương tiện vận chuyển :Để thực hiện mô hình, tổ chức đã cấp
miễn phí 1200 thùng rác loại 20 lít cho các hộ gia đình để phân loại chất thải rắn Rácthải sinh hoạt được đựng trong loại thùng rác 240 lít với số lượng là 36 thùng được đặt
CTR từ hộ gia đình, cơ quan, đơn vị,
cơ sở sản xuất kinh doanh
CTR từ hộ gia đình, cơ quan, đơn vị,
cơ sở sản xuất kinh doanh
Điểm trung chuyển CTR (hoặc thu trực tiếp từ hộ gia đình)
Điểm trung chuyển CTR (hoặc thu trực tiếp từ hộ gia đình)
Khu xử lý CTR tập trung ( tiếp tục
Trang 34cố định trên vỉa hè của các tuyến phố chính của xã Nam Hùng, các khu vực trung tâmxung quanh UBND xã Nam Hùng Vì chỉ được đặt ở các tuyến phố chính nên số lượngthùng rác chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng Do đó một số hộ dân vẫn phải đổ rác vàobao tải và vứt ra lề đường Ngoài ra, tại các cửa hàng ăn uống, vật dụng chủ yếu đểchứa rác là xô, chậu, túi nilon, bao tải, để thu chứa rác thải sinh hoạt phát sinh.
Bảng 3.4 : Thống kê phương tiện, thiết bị và nhân lực thu gom tại xã Nam Hùng STT Phương tiện, trang thiết bị Đơn vị tính Số lượng
1 Xe thu gom đẩy tay ( 500l ) Chiếc 16
2 Xe ô tô tải ( tải trọng 1,5 tấn ) Chiếc 1
3 Thùng rác ( 240l ) Cái 36
4 Thùng rác ( 20l ) Cái 1200
5 Nhân viên vệ sinh Người 32
( Nguồn : Đề án thu gom, vận chuyển chất thải rắn xã Nam Hùng )
Công tác thu gom của Tổ thu gom rác thải của Hội phụ nữ của xã Nam Hùngđược người dân đán giá qua giờ giấc thu gom, tần suất thu gom và mức phí thu gomđược đề ra và mức độ hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ
Theo kết quả điều tra thực tế, 100% cán bộ quản lý đều cho rằng công tác thugom rác thải của “ Tổ hợp tác thu gom rác thải “là hợp lí Ngoài ý kiến của cán cán bộquản lý, hiệu quả của công tác thu gom chất thải rắn còn được phản ánh qua đánh giácủa người dân Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy mức độ đánh gá của người dân về côngtác thu gom chất thải rắn trên địa bàn xã Nam Hùng
Đánh giá của người dân
Thời gian thu gom (%) Tần suất thu gom (%)
Trang 35Hình 3.3 : Đánh giá của người dân về tần suất và thời gian thu gom chất thải rắn
sinh hoạt tại xã Nam Hùng
Qua biểu đồ cho thấy, phần lớn người dân đánh giá giờ giấc thu gom của Tổ thugom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Hùng là phù hợp với nhu cầu ( chiểm85%) Bên cạnh đó vẫn có một phần nhỏ là không hợp với nhu cầu do công tác thugom vẫn còn một số hạn chế :
Khoảng thời gian thu gom của Tổ thu gom từ 16h-18h chứ không có thời gian cốđịnh nên việc tự thu gom và đổ rác của người dân chưa chủ động
Do phương tiện, thiết bị thu gom còn hạn chế, đặc biệt là thùng rác công cộng chỉđược trang bị loại 240l mà chưa được trang bị loại 660l, số lượng xe rác đẩy tay và xe
ô tô vận chuyển còn ít Vì vậy khả năng thu gom rác hiện nay chỉ đạt 60-85%
Do ý thức về bảo vệ môi trường của một số người dân chưa caonên lượng CTR
bị vứt bừa bãi ra môi trường còn nhiều cũng như do địa hình của một số thôn, xóm cònkhó khăn cho các phương tiện vận chuyển chất thải đi lại trong hẻm rất khó thu gom
3.2.2 Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Hùng
Xử lý chất thải rắn là một công tác quyết định đến chất lượng bảo vệ môi trường.Công tác xử lý chất thải rắn được hiện ở mỗi hộ gia đình và được xử lí ở khu xử lí ráctập trung của xã Nam Hùng Các phương pháp xử lý chất thải rắn được áp dụng nhiều
ở địa phương như : xây dựng bãi chôn lấp rác thải, sử dụng lò đốt chất thải rắn, ủ phâncompost
a Xử lý chất thải tại hộ gia đình
Chất thải rắn nếu không được xử lí đúng cách sẽ gây ra nhiều tác động lớn đếnmôi trường và đời sống của con người Được biết đến những tác hại mà rác thải manglại, do đó nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Nam hùng đã ý thức được việc xử lí rácthải sinh hoạt đúng cách rất quang quan trọng 100% người dân đã sử dụng dịch vụ thugom rác thải hoặc bỏ rác vào thùng rác công cộng vì họ cho rằng rất tiện lợi Bên cạnh
đó, có một số hộ gia đình tái sử dụng, tái chế rác thải phục vụ hoạt động sinh hoạt củamình, chôn rác thải hữu cơ bằng các hố chôn lấp di động
Rác hữu cơ bị phân huỷ như thức ăn thừa, rau củ quả hư hỏng, cành lá, cây cỏ,phân động vật được thu gom chế biến thành phần compost bón cho cây trồng như
Trang 36rau, lạc, lúa, và làm cho đất thêm màu mỡ, tơi xốp mà không tốn nhiều chi phí thựchiện.
Các vỏ lon bia, nước ngọt, sách báo, vở cũ được thu gom, lưu giữ sau đó đượcbán cho người thu gom đồng nát và các cơ sở tái chế
Qua quá trình phỏng vấn và điều tra về các biện pháp xử lí chất thải rắn sinh hoạttại xã Nam Hùng, các biện pháp mà người dân sử dụng hàng ngày bao gồm : đốt, chônlấp,đợi công nhân đến thu gom, tái sử dụng Từ đây tình trạng vứt rác thải bừa bãi rađường, ruộng mương, ao hồ đã không còn cũng chính vì nhận thức của người dân đãđược nâng cao, các hình thức xử lý này được người dân sử dụng khá phổ biến vừagiúp họ có thêm một khoản thu nhập, vừa góp phần bảo vệ môi trường Các hình thức
xử lí chất thải rắn sinh hoạt được người dân thực hiện được thể hiện trong qua biểu đồdưới đây :
( Nguồn : Kết quả phỏng vấn ý kiến người dân )
Hình 3.4 : Các hình thức xử lí chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình tại xã Nam
Hùng ( Nguồn : Kết quả điều tra phỏng vấn ý kiến của người dân )
Quan sát biểu đồ ta có thể nhạn thấy rằng hình thức xử lí chất thải rắn sinh hoạtcủa người dân xã Nam Hùng khá đa dạng Phần lớn người dân ở đây đều chọn hìnhthức xử lí là đợi công nhân của Tổ thu gom đến thu gom rác thải ( chiếm 100 % ),
Trang 37ngoài ra còn có hình thức chôn lấp để ủ phân compost chiếm 32%, tái sử dụng chiếm23%, hoặc đốt chiếm 12%
b Xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu xử lý tập trung:
Xã Nam hùng đã có bãi xử lý rác tập trung được đặt ở Làng Cây, có diện tích
11200 m2, cách trung tâm của xã 4-5 km Đường vào bãi đã được đổ bê tông chắc chắnrộng 4,5m từ quốc lộ 21 rẽ vào, khá thuận tiện cho ô tô tải chở chất thải rắn di chuyển
và đặc biệt nằm xa khu vực dân cư sinh sống
Vấn đề khó khăn nhất của chương trình phân loại rác tại nguồn là xử lý triệt đểnguồn rác thải sau khi phân loại Vì vậy, việc sử dụng các phương pháp để xử lý chấtthải rắn sinh hoạt cũng vô cùng quan trọng Rác thải sau khi được công nhân thu gom
về bãi xử lý rác tập trung được xử lý bằng các phương pháp chính : sử dụng lò đốt chấtthải và bãi chôn lấp Ngoài ra, một phần nhỏ lượng chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủynhư : rau, củ, lá cây, sẽ được đem đi ủ làm phân compost
- Quy trình đốt chất thải rắn sinh hoạt :
Hàng ngày chất thải rắn sinh hoạt sẽ được vận chuyển về bãi bằng xe ô tô tải, sau
đó công nhân sẽ phân loại để chôn lấp, làm phân bón, số còn lại sẽ để đốt Tại khu xử
lý rác tập trung của xã hiện có 01 lò đốt với công suất đốt khoảng 110kg/h và tối đakhoảng 2-3 tấn rác/ngày Lò có cấu tạo gồm buồng đốt sơ cấp và buồng đốt thứ cấp cómức nhiệt từ 4500C tới 1.0000C Khí thải ra môi trường bảo đảm đạt các tiêu chuẩntheo các quy chuẩn Việt Nam Trang bị lò đốt không yêu cầu nhiều về diện tích cũngnhư nhân lực vận hành chỉ cần 2 người/ca
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt đã giảm tới mức thấp nhất khối lượngchất thải rắn so với ban đầu, chất thải rắn chuyển thành dạng khí trong thời gian ngắntrong khi các phương pháp khác cần thời gian lâu hơn, hiệu quả xử lý cao so với cácphương pháp khác Tuy nhiên nhiệt độ lò không phải lúc nào cũng đạt tiêu chuẩn nêncòn sản sinh ra các loại khí độc cho môi trường : CO, CO2, đioxxin, tuy nhiên côngnhân vận hành lò đốt vẫn chưa được trang bị đầy đủ các dụng cụ và trang phục bảo hộ
an toàn khi vận hành lò đốt Bên cạnh đó hầu hết công nhân đều là người trong xã nênchưa được đào tạo chuyên sâu về công nghệ, quy trình vận hành lò đốt mà chỉ biết vậnhành nạp nguyên liệu vào đốt Do đó vẫn tạo ra một số tác động khác tới môi trường
và đời sống người dân
Trang 38- Quy trình thực hiện bãi chôn lấp :
Chất thải không dễ đốt và ủ phân được đưa vào bãi chôn lấp gồm gạch, đá,xương động vật, xỉ than, Bãi chôn lấp có diện tích 2000 m2 được chôn sâu 5m vớicông suất một ngày có thể chôn lấp 8-9 tấn rác thải Chất thải được chở đến BCL phảiđược kiểm tra phân loại và tiến hành chôn lấp ngay, không để quá 24 giờ Bãi chônlấp chất thải rắn ở xã Nam Hùng còn thiếu thốn về cơ sở vật chất khiến quá trình xử lýcòn nhiều khó khăn : khả năng ngăn mùi chưa triệt để, hệ thống thu gom và xử lý nướcthải từ rác không thường xuyên được bảo dưỡng, tu sửa do đó vẫn gây ra tác động tớimôi trường trong quá trình chôn lấp
- Ủ phân compost :
Mô hình ủ phân compost là một quá trình sinh học trong việc xử lý chất thải hữu
cơ Phân compost không gây ra mùi hôi, không gây ô nhiễm, được làm từ các loại ráchữu cơ Phân compost thích hợp dùng để bón cây ăn trái và rau màu Trong thành phầnphân compost không chứa hóa chất gây hại mà còn chứa nhiều chất hữu cơ tự nhiên bổsung cho đất Mỗi bể ủ phân ở khu xử lí tập trung của xã Nam Hùng được thiết kế theohình thức yếm khí, xây bằng gạch, chát vữa Mỗi bể ủ được thiết kế với dung tích 7,5
m3 chứa 500-550 kg rác thải.Sau khi đưa rác hữu cơ vào, các bể sẽ được phun chếphẩm EM để giảm bớt mùi hôi của rác thải Tuy nhiên các bể ủ vẫn chưa được xâydựng hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ rác
Công tác xử lý chất thải rắn tại khu xử lí rác tập trung của xã Nam Hùng nhìnchung đã đem lại những kết quả khả quan đối với môi trường và đời sống của ngườidân nơi đây Hoạt động thu gom và xử lí rác thải đã được các cấp chính quyền xã quantâm, đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất Tuy nhiên, hiện nay việc phân loại, thu gom,
xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn trong tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế Khoảng 15% sốrác thải sinh hoạt trong xã chưa được thu gom, vận chuyển, xử lý Do vậy, vẫn xảy ratình trạng xả, đốt rác bừa bãi nơi cộng cộng, ao hồ, sông ngòi, kênh mương, ven đườnggiao thông Tình trạng rác thải đổ xung quanh bãi chôn lấp, điểm tập kết, đốt rác thải
và đổ trộm rác thải vẫn còn tồn tại Bên cạnh đó bãi rác thực hiện xử lí chôn lấp lộthiên, không có hệ thống xử lí nước rò rỉ từ rác nên khó tránh khỏi các tác động đếnmôi trường Vào mùa mưa, nước rỉ rác chảy từ các bãi chôn lấp ra gây ô nhiễm nguồn
Trang 39nên quá trình phân loại trước khi chôn lấp còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết
bị chưa đầy đủ để đảm bảo vận hành xử lí rác thải hợp vệ sinh
Theo điều tra thực tế, hầu hết người dân đều có nhận xét rằng bãi xử lý rác thảitập trung của xã Nam Hùng đã làm việc hiệu quả tốt Tuy nhiên vẫn còn một số hộ dânsinh sống ở vùng lân cận xung quanh khu xử lý phản ánh rằng khu xử lý rác thải tậptrung còn nhiều bất cập : gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe củangười dân xung quanh khu xử lý rác thải Theo phản ánh của người dân, tình trạng bãirác bốc mùi hôi thối thường xuyên xảy ra, nhất là trong những ngày nóng bức Mùi hôithối và ruồi muỗi bay sang khiến không khí nơi đây càng thêm ngột ngạt, là yếu tố tácđộng lớn đến sức khỏe của các hộ dân lân cận Vào mùa mưa, nước rỉ từ các bãi ráccũng chảy thẳng ra kênh, mương dẫn nước vào ruộng gây ảnh hưởng tới năng suất,chất lượng cây trồng Để xử lý dứt điểm vấn đề ô nhiễm môi trường từ khu xử lý rácthải cần được tập trung triển khai một số giải pháp về cơ chế chính sách và giải pháp
về công nghệ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả của khu xử lý rác tập trung
3.3 Đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
3.3.1 Đánh giá hiệu quả thực hiện các hoạt động triển khai mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Hùng.
Xã Nam Hùng là một trong những xã tiêu biểu về đạt chuẩn nông thôn mới củahuyện Nam Trực Vì thế để duy trì chất lượng môi trường, nâng cao nhận thức củangười dân và cải thiện vấn đề chất thải rắn trên địa bàn xã, Chi cục Bảo vệ Môi trường
đã xây dựng các hoạt động triển khai mô hình truyền thông Các hoạt động đã đượccấp chính quyền, cơ quan, đoàn thể và người dân địa phương nhiệt tình hưởng ứng
a Đối với các phương thức truyền thông
Tất cả các hoạt động truyền thông đều mang tới thông tin rất đa dạng về nhữngkiến thức bảo vệ môi trường thông qua những hình thức truyền thông phong phú như :thông qua tivi, đài phát thanh, phát tài liệu, tờ rơi, áp phích tuyên truyền về phân loạichất thỉ rắn tại nguồn, kẻ, vẽ khẩu hiệu, băng zôn ở khu vực đông dân cư Thông quacác hình thức truyền thông này đã góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận
Trang 40thức và hành động của người dân ở đây, tạo sự quan tâm, chú ý của người dân đến bảo
vệ môi trường ở nơi họ sinh sống Theo người dân, các hình thức truyền thông giúp họtiếp cận được với các thông tin về bảo vệ môi trường, công tác thu gom, phân loại và
xử lí chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện tại địa phương khá đa dạng và cụ thể nhưhình 3.4 :
( Nguồn : Kết quả phỏng vấn người dân )
Hình 3.5 : Hình thức tiếp cận các hoạt động của mô hình truyền thông của người
dân xã Nam Hùng
Từ biểu đồ ta có thể thấy rằng hình thức truyền thông qua hội nghị tập huấn( chiếm 85%) và phát tờ rơi, treo khẩu hiệu, áp phích ( chiểm 73%) là những phươngthức truyền thông phổ biến nhất tại địa phương Điều đó cũng được thể hiện qua kếtquả khảo sát, phỏng vấn 20 cán bộ quản lý đối với các hình thức truyền thông đượccho là thu hút người dân Kết quả khảo sát các cán bộ quản lý gần chính xác so với quátrình điều tra, phỏng vấn người dân Kết quả đánh giá được thể hiện qua hình 3.5 :