ĐẶC TRƯNG TƯ TƯỞNG – VĂN HÓA THỜI LÝ – TRẦNLỜI NÓI ĐẦU Trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, thời đại Lý – Trần được xemnhư là mốc son chói lọi, đánh dấu bước ngoặt căn bản t
Trang 1ĐẶC TRƯNG TƯ TƯỞNG – VĂN HÓA THỜI LÝ – TRẦN
LỜI NÓI ĐẦU
Trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, thời đại Lý – Trần được xemnhư là mốc son chói lọi, đánh dấu bước ngoặt căn bản trong tư duy, nhận thức củangười Việt về lòng yêu nước và tinh thần độc lập, tự cường
Triều Lý (1009 – 1226) và Triều Trần (1226 – 1400) là hai triều đại lớn trong lịch
sử dân tộc ta Thời Lý – Trần được xem là một giai đoạn lịch sử oanh liệt nhất thờitrung đại, giai đoạn mà dân tộc ta đã vươn lên mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, viết nên những trang sử chói lọi trong sự nghiệp đánh giặc giữnước Tuy mỗi triều đại có những đặc điềm phát triển riêng, nhưng xét chung thụctiễn lịch sử của dân tộc các giai đoạn Lý-Trần, ta đều thấy, khi các triều đại đanglên, nhà nước phong kiến còn đóng vai trò tích cực, tổ tiên ta thường xuyên chăm
lo xây dựng Tổ quốc, làm cho dân giầu nước mạnh, sẵn sàng đối phó với nguy cơxâm lược
Trong các thế kỉ XI và XIII, nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng cácthế lực xâm lược lớn mạnh Thế kỷ XI, quân dân Đại Việt đánh tan 30 vạn quânxâm lược Tống; thế kỷ XIII, trong vòng 30 năm (1258-1288), dân tộc ta ba lầnđương đầu với những đạo quân xâm lược khét tiếng nhất thời đại là đế quốcNguyên – Mông
Thắng lợi vĩ đại của công cuộc chống giặc giữ nước thời Lý-Trần là kết quả tất yếucủa cả quá trình chuẩn bị lực lượng, xây dựng tiềm lực đất nước Điều đó chứng tỏ,những nhà lãnh đạo các vương triều thời Lý-Trần đã nắm chặt hai nhiệm vụ dựngnước và giữ nước, thi hành chính sách đối nội- đối ngoại đúng đắn Hệ thống tưtưởng chính sách của ta có giá trị như những học thuyết
Trang 2Thời Lý – Trần là thời kỳ nhà nước phong kiến củng cố và phát triển chế độ trungương tập quyền, nhiều cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự được áp dụng đã đemlại những thành quả rực rỡ về nhiều mặt Và quan trọng hơn cả là tăng cường sứcmạnh quân sự với 3 lần chiến thắng giặc Nguyên – Mông, đội quân xâm lược hùnghậu phương Bắc, giữ vững bờ cõi, khẳng định chắc chắn chủ quyền của dân tộc.
Trên cơ sở của nền kinh tế – chính trị đó, văn hoá, tư tưởng của dân tộc cũng đượcphát triển mạnh mẽ Thời kỳ này đã xuất hiện nhiều nhân tài về văn chương, nghệthuật với nhiều tác phẩm bất hủ Từ những áng văn thơ hào hùng của Lý ThườngKiệt hay bài hịch vừa sục sôi ý chí quyết thắng, vừa thấm đẫm tình cảm tướng sĩcủa Trần Quốc Tuấn đến những nét chạm khắc tinh tế, uyển chuyển đầy tính sángtạo và bay bổng trên những con rồng thời Lý,… tất cả đã tạo nên bức tranh đa sắc
về một đời sống văn hoá phong phú Song, nhìn một cách tổng quát, chúng ta sẽthấy nổi lên ý thức tự hào dân tộc, một hào khí Đông Á mà hậu thế mãi còn nhắcđến
BỐI CẢNH LỊCH SỬ THỜI LÝ (1010-1225) – TRẦN (1225-1400)
Sau hơn 1.000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, qua nhiều lần chia cắt, táchnhập, từ Nam Việt của Triệu Đà, đến Giao Chỉ bộ thời Hán, An Nam đô hộ phủthời Đường, một phần lãnh thổ ở phía bắc nước ta bị phong kiến ngoại bang, bấygiờ là nhà Nam Hán, chiếm giữ Từ khi Khúc Thừa Dụ nổi dậy năm 905, quyền tựchủ của dân tộc được lập lại trên phạm vi hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân, tức vùngBắc Bộ và bắc Trung Bộ ngày nay Các triều đại Ngô, Đinh và Tiền Lê kế tiếp nhaucủng cố nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Kinh đô nước ta thời Ngô là
Cổ Loa (Đông Anh – ngoại thành Hà Nội) Thời Đinh, Lê, tên nước là Đại Cồ Việt,kinh đô ở Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình) Đinh Bộ Lĩnh chia nước thành 12 đạohành chính, Lê Hoàn đổi đạo thành bộ và cho các hoàng tử, thân vương trấn trị ở
Trang 3các vùng Dưới triều Tiến Lê, phía bắc, Lê Hoàn đánh tan quân Tống, phía nam,đánh bại quân Chiêm giữ yên bờ cõi Cơ đồ nhà Tiền Lê được xây dựng vững vàngtrên toàn bộ đất nước, bấy giờ chủ yếu là vùng trung du, đổng bằng Bắc Bộ và bắcTrung Bộ Các vùng rừng núi xa xôi còn ràng buộc lỏng lẻo, giao cho thổ tù, châumục bản địa coi giữ, dưới sự quản lý của triều đình Tuy nhiên, biên giới phía đôngbắc đất nước đã khá rõ ràng, vùng biên giới từ Vĩnh An (Móng Cái) đến KhâmChâu và từ Quan Lang (Ôn Châu) đến Ung Châu đã được hai bên Tống, Việt kiểmsoát Cương vực phía nam Đại Cồ Việt là Hoành Sơn (Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con tranh giành địa vị, cuối cùng Lê Long Đĩnh lênngôi vua, nhưng đây là ông vua tàn bạo, vừa ham mê tửu sắc, nên bị bệnh nặng.Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy cáctăng sư và đại thần, đứng đầu là Đào Cam Mộc, tôn Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng
đế, nhà Lý thành lập
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập nên vương triều Lý Thấy Hoa Lư chậthẹp không phù hợp với kinh đô của một quốc gia độc lập đang trên đà phát triển,năm 1010, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) dời đô ra thành Đại La và đổi tên là Thăng
Long, “[Thăng Long] được cái thế rồng cuộn hổ ngồi Đã đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây, lại tiện hướng nhìn ra sông, tựa núi Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao
mà thoáng Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước Cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” (Chiếu dời đô)
Từ đấy Thăng Long là kinh đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt, một lần nữa khẳng định sựtrưởng thành của quốc gia độc lập tự chủ
Trang 4Nhà Lý rất quan tâm bảo vệ non sông gấm vóc toàn vẹn lãnh thổ và độc lập, tự chủcủa dân tộc Cuộc đấu tranh vì chủ quyền lãnh thổ diễn ra dài lâu và liên tục Phíabắc, nhà Tống thường xuyên mưu toan mở rộng lãnh thổ, nhiều lần cho quân xâmlấn và phát động chiến tranh xâm lược Trong thời kì nhà Tống âm mưu chiếm giữđất Quảng Nguyên (Cao Bằng), nhà Lý đã kiên trì đấu tranh, cho nên sau cuộc xâmlăng 1076-1077 hai năm, nhà Tống buộc phải trả lại Quảng Nguyên cho ta Cươngvực Đại Việt ở phía bắc từng bước ổn định Biên giới từ Cao Bằng về phía đônglúc đó đã rõ ràng, gồm các châu Tây Bình, Lộc Bình và huyện An Viễn So vớingày nay phía gần biển, lãnh thổ Đại Việt còn ăn sâu vào tỉnh Quảng Đông đến gầnvịnh Khâm Châu; còn phía tây Cao Bằng, cư dân Đại Việt sống thành từng động,
sự ràng buộc của triều đình chưa chặt chẽ
Thời nhà Trần, về cơ bản cương vực phía bắc Đại Việt không thay đổi Sau nhữnglần bị giặc Nguyên – Mông xâm lược, nhà Trần chú ý nhiều đến biên giới; việckiểm soát các châu, động phía bắc và đông bắc càng chặt chẽ hơn thời Lý
Ở phía nam, vương quốc Chiêm Thành thường đem binh thuyền quấy phả vùngbiên giới và ven biển của ta Các vua Lý, vua Trần đã nhiều lần phải động binhđánh dẹp Trong đợt tiến công năm 1069, vua Chế Củ bị bắt, Chiêm Thành xindâng ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh Đến đời Lý Thái Tông (1028 – 1054),lãnh thổ phía nam Đại Việt đã gồm cả nửa phần tỉnh Quảng Trị bây giờ Năm 1075,
Lý Nhân Tông cử Tể tướng Lý Thường Kiệt đi kinh lý vùng đất mới, vẽ bản đồhình thể núi sông, rồi đổi châu Địa Lý thành Lâm Bình, Ma Linh thành Minh Linh
Cư dân phía bắc được phép vào khai khẩn ruộng hoang và lập các trang hộ2 Năm
1306, vua Trần Anh Tông gả công chúa Huyền Trân (con vua Nhân Tông) cho vuaChiêm là Chế Mân Chế Mân đem hai châu Ô và Lý dâng Đại Việt để làm lễ vậtdẫn cưới
Trang 5Vua Anh Tông sai Hành khiển Đoàn Nhử Hài vào Ô, Lý để hiểu dụ đặt quan cai trị,cấp ruộng cho dân và thu thuế, đồng thời đổi tên hai châu đó thành Thuận Châu vàHóa Châu Như vậy lãnh thổ Đại Việt vào đầu thế kỷ XIV đã vươn tới tỉnh ThừaThiên ngày nay.
Xu hướng khai phá đất hoang để tăng diện tích cư trú và canh tác ra vùng biển vẫnđược tiến hành liên tục Vùng đất phù sa sông Hổng và các sông lớn khác dẩn dầntrở thành đồng bằng và làng xóm của người Đại Việt Chẳng hạn, vùng Bố HảiKhẩu đầu thế kỷ X hãy còn là đất biển, đến đầu thế kỷ XI, đã trở thành đồng ruộngtrù phú Năm 1038, Lý Thái Tông đã tới đây cày tịch điền Đó là thị xã Thái Bìnhngày nay Dưới triều Lý – Trần, công cuộc khẩn hoang, trị thủy được tiến hành quy
mô, đất canh tác ngày càng mở rộng, dân cư ngày một đông đúc Điều này đượcphản ánh ở nhiều sử sách trong và ngoài nước
Sách An Nam chí nguyên của Trung Quốc chép: “Xứ Giao Chỉ dân cư trù mật, đấtkhông đủ cày cho nên người trước đắp đê cao ở hai bên sông ngòi để phòng nướclụt Đất ở ven biển bị nước mặn lấn vào, bọn quý tộc thế gia muốn chiếm riêng đất
đó, đều tự ý đắp đê để ngăn nước mặn rồi gieo trồng cày cấy bên trong, như thế là
để yên dân và khai thác hết mối lợi của đất đai… Đê cao ba thước rộng nămtrượng, đặt hà đê chánh và phó sứ để trông coi… Từ đó thủy tai không còn nữa màđời sống dân được sung sướng, đất không bỏ sót nguồn lợi nào”3
Chính vì thế lưu vực của các con sông lớn ở Bắc Bộ và Trung Bộ đã trở thành địabàn cư trú chủ yếu của cư dân thuở ấy Nước Đại Việt vốn từ xưa đã bao gồm mộtcộng đồng dân tộc nhiều tộc người, trung tâm là người Việt Ở vùng trung du vànhất là vùng núi là địa bàn sinh sống của các tộc khác như Mường, Tày, Thái, Mèo,Nùng, Dao, v.v Thời Lý, cư dân vùng rừng núi gần biên giới phía bắc là ngườiTày, Mán, Nùng… sinh sống Họ cư trú thành từng động, bản do các tộc trưởng có
Trang 6uy tín đứng đầu Bấy giờ, các dòng họ có thế lực như Tôn, Hoàng Thân, Vi, Nùng đã từng làm chủ các châu động Triều đình Lý vừa dùng đức vừa dùng uy để vỗ
về phủ dụ các tộc trưởng địa phương Chính nhờ vậy mà họ đã có đóng góp lớntrong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược hồi thế kỷ XI Như vậy từ thời
Lý, Đại Việt đã là một quốc gia đa tộc có đa số, có thiểu số, phân bố khắp lãnh thổgồm miền núi, trung du và đồng bằng Tuy trình độ phát triển có khác nhau, nhưng
từ sớm họ đã cố kết, đùm bọc, chung lưng, đấu cật cùng nhau dựng nước và giữnước
Sách Đảo di chí lược của Trung Quốc đời Nguyên có ghi: “Nước Đại Việt… đấtrộng người đông, khí hậu thường nóng, ruộng đất phần lớn phì nhiêu”4 Sách AnNam chí lược cũng phản ánh: Nước Đại Việt có “dân cư đông đúc” Theo Dư địachí của Nguyễn Trãi, đời Lý thiên hạ chia thành 24 lộ; Hành khiển dâng số hộ gồm3.300.100 đinh Đời Trần chia nước thành 12 xứ; viện quan dâng số vàng, hạng đạinam và trung nam có 4.900.000 đinh, hạng hoàng nam có 2.104.300 đinh5 Nhưvậy, theo Nguyễn Trãi, thời Trần Đại Việt.đã có trên 7 triệu đinh nam (?) Bấy giờ,
do nhu cầu cần nắm vững nhân đinh để tuyển quân, bắt phu và thu thuế, Nhà nước
Lý – Trần quản lý chặt chẽ số người bằng phương pháp lập sổ hộ tịch Phan HuyChú cho biết, “buổi đầu đời Trần làm sổ hộ tịch, cứ hằng năm lại làm kế tiếp, phéplàm rất rõ và kỹ vì noi theo phép cũ của nhà Lý nên như vậy”6 Tuy rằng sử sáchxưa không ghi chép cụ thể dân số Đại Việt là bao nhiêu, nhưng chúng ta có thểđoán rằng dân số nước ta thời Lý – Trần khoảng từ 5 đến 7 triệu
Theo sử cũ, Đại Việt là một xứ sở phồn thịnh Đó là một nước, như Cao HùngTrưng viết, ruộng đất màu mỡ, cấy lúa, trồng dâu và chăn nuôi đều thích nghi cả…Muối thì trắng sạch như tuyết Cánh chim trả thì đỏ tía, đẹp mắt Vàng thì sẵn ở cácchâu Phú Lương và Quảng Uyên Hạt trai thì sáng, sẵn ở các xứ Tĩnh An và Vân
Trang 7Đồn Còn san hô và đồi mồi thì sẵn ở trong biển”7 Sách Lịch triều hiến chươngloại chí cho biết, “nước Đại Việt là nơi đô hội ở phương Nam, ruộng cấy lúa tốt,đất trồng dâu tốt, núi sẵn vàng bạc, biển sẵn châu ngọc, người ở đâu đến làm ănbuôn bán cũng làm giàu được cả”.
Đất nước Đại Việt đông dân và giàu có, lại nằm ở một vị trí địa lý quan trọng, trênđường giao lưu từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, từ đất liền ra biển cả… đã lọtvào cặp mắt dòm ngó, đầy tham vọng của các thế lực xâm lược láng giềng hết thế
kỷ này đến thế kỷ khác Lịch sử đã để lại những bài học quý giá về mặt này PhanHuy Chú viết: “Cái tiếng phong phú ấy đồn đi xa, nên Trung Quốc lúc nào cũngnghĩ cách chiếm đất nước mình, đặt làm quận huyện để cai trị đã từ lâu rồi Lúcchưa lấy được thì nghĩ cách để lấy; lúc đã lấy được rồi thì không chịu bỏ ra nữa”9
Từ thế kỷ X, nước ta đã giành được độc lập, nhưng vẫn thường xuyên bị các thếlực phong kiến phương Bắc tìm cơ hội để thôn tính, đặt quyền cai trị và mở đườngtiến xuống phía nam Tham vọng biến Đại Việt thành các quận huyện nội thuộcvẫn chưa dứt trong tư tưởng của nhiều triều đại phong kiến thống trị ở Trung Quốc
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII, các triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đã bảy lầngây binh lửa xâm lược Đại Việt: nhà Nam Hán hai lần (các năm 931 và 938), nhàTống hai lần (các năm 981 và 1075 – 1077), nhà Nguyên – Mông ba lần (các năm
1258, 1285 và 1288) Triều đại này bị đánh bại nhiều lần mới chịu thôi, thì triều đạisau trong các thế kỷ sau, lại nuôi tham vọng xâm lược mới Nhà Nam Hán rồi nhàTống thất bại, buộc vua Tống phải thốt lên: “Đừng thấy Giao Chỉ nhỏ mà xemthường” và đã có lúc chán chường: “Nước Giao Chỉ nhỏ, thủy thổ độc dữ, dânchúng gan lý liều chết, có lấy được cũng vô ích” (Tống sử), thế nhưng đến nhàNguyên tham vọng bành trướng lại trỗi dậy, liên tục gây ra ba cuộc chiến tranh
Trang 8Kết quả cả ba lần đều thất bại để rồi “việc Nam chinh luôn luôn như ngứa ngáytrong tim” Hốt Tất Liệt.
Ở mỗi cuộc chiến tranh, hoàn cảnh của kẻ thù một khác Giặc Tống gây chiến tranhvới Đại Việt trong lúc nội tình đang đầy rẫy khó khăn, muốn thông qua chiến tranh
để ổn định nội trị Giặc Nguyên – Mông xâm lược nước ta trong giai đoạn vó ngựacủa chúng đã tung hoành khắp các lục địa Âu – Á Dẫu trong hoàn cảnh nào, kẻ thùdân tộc luôn luôn là những thế lực xâm lược lớn mạnh gấp ta nhiều lần Nhà Tốnghuy động 30 vạn quân cho chiến tranh, trong khi quân đội nhà Lý có hơn 10 vạn.Trong cuộc xâm lăng năm 1285, quân Nguyên đông hơn nửa triệu, còn triều đìnhnhà Trần lúc động viên cao nhất cũng chỉ có 30 vạn quân Tuy nhiên, trong cáccuộc chiến tranh nói trên, nhân dân ta đều giành thắng lợi, đó là kết quả của sự nỗlực phi thường của cả dân tộc, không chỉ trong giai đoạn chiến tranh mà cả tronggiai đoạn xây dựng đất nước Trần Quốc Tuấn khái quát quy luật của cuộc khángchiến chống Nguyên rằng: tóm lại, giặc cậy trường trận, ta cậy đoản binh, lấy đoảnchế trường là việc thường của binh pháp”10
Cùng với nguy cơ xâm lược từ phương Bắc, nước Đại Việt còn thường xuyên bịcác thế lực phía nam quấy nhiễu, cướp phá Thời Lý, năm 1069, quân ChiêmThành quấy phá biên giới; năm 1128, Chân Lạp đem 2 vạn quân vào cướp NghệAn; năm 1132, Chân Lạp và Chiêm Thành đánh phía nam, tiến đến tận Nghệ An…Thời Trần, quân Chiêm Thành liên tục trong các năm 1353, 1361, 1365, 1367,
1380, 1383, 1389 đã xâm lấn Hóa Châu, Lâm Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, QuảngOai Đặc biệt nghiêm trọng dưới triều vua Chế Bồng Nga, quân Chiêm ba lần cướpphá kỉnh thành Thăng Long vào các trăm 1371, 1377 và 1378
Tình hình đất nước và kẻ thù trên đây đòi hỏi dân tộc ta trong tiến trình xây dựngđất nước phải thường xuyên cảnh giác trước các thế lực xâm lược; lo sao cho đất
Trang 9nước luôn luôn có sẵn phương lược và đủ sức mạnh để bảo vệ vững chắc nền độclập dân tộc.
Chế độ phong kiến Lý – Trần mang đậm tính dân tộc chịu ảnh hưởng của lễ nghiphong kiến phương Bắc, nhưng tính chuyên chế chưa cao, khoảng cách giữa vua
và tôi, giữa quý tộc và bình dân chưa thật lớn Lối sống trong sinh hoạt chốn triềuđình còn thể hiện tính dân chủ của cộng đồng Trần Thánh Tông cho phép cácvương hầu, tôn thất xong buổi chẩu vào trong cung điện và lan đình, cùng nhau ănuống; hoặc khi tối trời không về thì đặt gối dài, chăn rộng cùng nghỉ liền giườngvới nhau, để tỏ tình thân ái; chỉ khi có lễ lớn, tân khách hay yến tiệc, mới phân biệtngôi thứ… Hoặc như Trần Quốc Tuấn đã từng nói với các tướng sĩ: “Lúc trận mạcthì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà thì cùng nhau vui cười” Điểu đó chứng tỏ sựđổng tâm, hòa thuận trong nội bộ chính quyền, làm tăng thêm sức mạnh của vươngtriều tạo điều kiện cố kết nhân tâm trong cả nước, nhất là khi cần huy động quânđội của các vương hầu quý tộc Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Năm NguyênPhong (đời Trần Thái Tông), giặc Nguyên sang cướp, vương hầu đều đem gia hầu
và hương bỉnh, thổ hào sung vào đội quân cần vương; việc biến năm Đại Định2,vương hầu lại đem dân thôn trang sắm sửa nghi trượng để đón vua mới Như thế,chế độ nhà Trần cũng làm tăng thêm được sức mạnh của cái thế “duy thành”, bảo
vệ nhà nước”3
Nhìn chung, tầng lớp quý tộc thời Lý – Trần là một đẳng cấp xã hội trẻ, đang độphát triển Xu hướng cát cứ của quý tộc chưa phải là hiện tượng phổ biến Sự đốilập trong nội bộ chính quyền hoặc sự đối kháng giai cấp lúc đó chưa cao Đặc điểmnày đã tạo nên một không khí chính trị lành mạnh trong giới cầm quyền và trong
cả nước nói chung, tạo nên thế mạnh cho chính quyền, cho cả nước trong mối quan
hệ đối nội cũng như trước những thử thách ngặt nghèo cửa ngoại xâm
Trang 10Trong cấu trúc xã hội thời Lý – Trần, hệ thống cộng đổng làng xã đã đóng góp mộtvai trò rất quan trọng Có thể coi đây là nền tảng là cơ sở của cả cấu trúc, trong đóbao gồm đông đảo những người nông dân và các thợ thủ công, tức thành phần chủyếu sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống xã hội, là nơi cung cấp nhân lực, vật lựccho công cuộc xây dựng sức mạnh phòng vệ đất nước.
Mỗi làng xã Đại Việt là một tế bào xã hội Ở đó, những hộ nông dân sống quần tụ,gắn bó trong mối quan hệ vừa là thân tộc vừa là láng giềng Trong điều kiện kinh tếhàng hóa chưa phát triển mạnh, các làng xã nông nghiệp còn tương đối khép kín, tựcung tự cấp Ở đây bên cạnh một hệ thống chính quyền cấp xã mang tính chất nhànước gồm các “quản giáp”, các xã trưởng, các đại hoặc tiểu tư xã – những ngườiđại diện của chính quyền nhà nước, còn tồn tại song song một hệ thống quyền lựcmang tính chất công xã cổ truyền do dân cử, gồm các bô lão, những già làng,những tộc trưởng có uy tín cùng tham gia quản lý làng, xã
Khi đất nước thanh bình, khi nhà nước phong kiến còn thể hiện vai trò tích cực thìnhững người nông dân vẫn sống thuần hậu, chất phác và cần mẫn với việc đồngáng, họ tham gia các nghĩa vụ đối với nhà nước như đóng tô thuế, lao dịch và binhdịch Một bộ phận tham gia các đội tuần đinh, dân binh làng xã Họ là lực lượng vũtrang cơ sở, tồn tại dưới hình thức “tĩnh vi nông, động vi binh” (lúc yên là nôngdân, lúc động là binh lính) Khi đất nước có chiến tranh, nông dân là lực lượngđông đảo nhất tham gia quân đội của nhà nước, hoặc các đội dân binh đánh giặc tạichỗ, với ý thức “quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”, cùng đánh giặc giữ lànggiữ nước Dĩ nhiên, tầng lớp binh dân – những người nông dân và thợ thủ công làđối tượng bóc lột, thống trị của giới quý tộc phong kiến, vì thế, khi chính quyềnnhà nước kém hiệu lực, khi quý tộc quan lại trở lên tham nhũng hà khắc, thì chính
họ, những người bình dân lại là lực lượng chủ yếu tham gia các cuộc “nổi loạn”
Trang 11của quần chúng Trường hợp này đã diễn ra vào giai đoạn cuối thời Lý và cuối thờiTrần.
Dưới cùng của bậc thang xã hội Đại Việt là tầng lớp nông nô, nô tỳ Đây là di sảncủa xã hội cổ xưa Đến thời Lý – Trần, nông nô, nô tỳ phát triển tương đối mạnh về
số lượng Lúc đó, tầng lớp quý tộc địa chủ đang là lực lượng quan trọng ủng hộchính quyền và đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội, họ đượcnhà nước cho phép nuôi người phục dịch, chiêu mộ dân nghèo, người lưu tán khaiphá đất hoang lập các trang trại Hình thức kinh doanh nông nghiệp đó đã tạo ratầng lớp lao động có địa vị thấp kém, bị phụ thuộc hoàn toàn về thân phận đối vớichủ của mình Nông nô, nô tỳ là lực lượng sản xuất trong các trang trại, nhưng khicần họ trở thành lực lượng quân sự của các vương hầu quý tộc, họ tham gia bảo vệtrị an và đánh giặc giữ nước Trong kháng chiến chống Nguyên, lực lượng gia nô,nông nô đã có những đóng góp đáng kể; nhiều chiến công của họ đã được lịch sửghi nhận
Cùng với sự phát triển của chính quyền về mặt hành chính là quá trình kiện toànchức năng lập pháp và hành pháp của nó Ởnước ta, đến thời Lý – Trần, các hoạtđộng lập pháp của nhà nước đã xuất hiện và phát triển Năm 1042, Lý Thái Tôngban hành bộ Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta Sang thời Trần, bêncạnh bộ Quốc triều thống chế gồm 20 quyển, xác định các quy chế chính quyền,nhà nước còn tổ chức biên soạn và nhiều lần sửa đổi bổ sung bộ Hình thư củamình Các bộ luật này đã thất truyền Tuy nhiên, căn cứ vào các lệnh dụ của nhàvua, các việc làm cụ thể được sử sách ghi chép, có thể nghĩ rằng luật pháp thời Lý– Trần đã đề cấp đến nhiều lĩnh vực, trong đó có những chế định về quyền hạn vàtrách nhiệm của mỗi thành viên đối với xã hội, về nghĩa vụ binh dịch của các đinhtráng, về nghĩa vụ đóng góp xây dựng và bảo vệ đất nước, về chức năng của các
Trang 12loại quân trong việc bảo vệ chính quyền và biên giới Tổ quốc Các hoạt động lậppháp ngày càng quy củ đó chứng tỏ nhà nước quân chủ trung ương tập quyền thời
Lý – Trần ngày một ổn định, và hoàn bị để thực hiện tốt các chức năng của nó
Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý – Trần tiến hành trong hoàn cảnh nạn ngoạixâm luôn luôn là nguy cơ trực tiếp và thường xuyên Trong giai đoạn này, đã diễn
ra liên tục bốn cuộc chiến tranh giữ nước lớn Đó là chưa kể đến những lần triềuđình phải động binh xử lý các vụ xâm phạm biên giới của các lực lượng phàn lộngphía tây và nam Tổ quốc Do đó, để củng cố nền thống trị của nhà nước phong kiếnđộc lập, tự chủ và đồng thời để tăng cường lực lượng quốc phòng sẵn sàng ứng phóvới nguy cơ xâm lược của nước ngoài, chính quyền Lý – Trần đặc biệt quan tâmđến việc xây dựng lực lượng vũ trang của mình Lực lượng vũ trang đó gồm cóquân chính quy của triều đình, quân địa phương của các lộ, phủ, giả binh củavương hầu và dân binh, hương binh ở làng xã Cấm quân là lực lượng quân độithường trực nòng cốt của trung ương, được coi trọng phát triển và thường xuyêntúc trực bảo vệ kinh đô Quân đội nhà nước Đại Việt là quân đội chính quy, đã đạtđến một trình độ tổ chức, trang bị, huấn luyện và chỉ huy tốt Các lực lượng vũtrang thời Lý – Trần đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chính quyền và
đã lập nhiều chiến công rực rỡ trong công cuộc đánh giặc giữ nước
VĂN HÓA THỜI LÝ – TRẦN
1 Các yếu tố tác động đến tư tưởng – văn hóa thời Lý – Trần
Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, với sự đấu tranh kiên trì và anh dũng, nhân dân ta đãgiành lại được độc lập hoàn toàn Từ sự nghiệp tự cường của họ Khúc (905) họDương và tiếp đó là cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằngcủa Ngô Quyền thắng lợi (năm 938) quốc gia phong kiến độc lập tự chủ chính thức
ra đời Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIX (trước khi tiếp xúc với những ảnh hưởng
Trang 13của nền văn minh phương Tây), nhân dân ta đã xây dựng được một đất nước vữngmạnh, có một nền văn hoá riêng, phát triển Nền văn hoá rực rỡ đó nảy sinh và tồntại chủ yếu trong thời đại nước ta mang tên Đại Việt có kinh đô là Thăng Long, do
đó được mệnh danh là văn hoá Đại Việt hay văn hoá Thăng Long và gần đây là vănminh Đại Việt
Đất nước bước vào kỉ nguyên độc lập tự chủ – Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhân dân ta bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước sau những thángnăm dài dưới ách đô hộ ngoại bang Đặc biệt là từ sau cuộc dẹp loạn 12 sứ quâncủa Đinh Tiên Hoàng, nên thống nhất đất nước được khôi phục và cũng cố thêmmột bước dưới thời Tiền Lê Năm 1010 Lý Công Uẩn lên ngôi, trong “Chiếu dờiđô” đã viết: “Đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền ) ở thành Đại La, giữa khu vựctrời đất, có thể rồng cuộn, hổ ngồi, ở giữa Nam – Bắc – Đông – Tây, tiện hình thếnúi non sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, muôn vật rấtthịnh mà phồn vinh Xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả; thực là chỗ hội họpcủa bốn phương, là nơi thương đô của kinh sư muôn đời “ Việc đời đô từ Hoa Lư
ra Thăng Long là một bước tiến mới, thể hiện sự trưởng thành của ý thức dân tộc
và của giai cấp thống trị dân tộc Cũng từ đây Thăng Long đã trở thành trung tâmkinh tế, chính trị, văn hoá của nước Đại Việt và Việt Nam sau này
1 Thời độc lập tự do của quốc gia Đại Việt kéo dài gần 1000 năm (từ thế kỉ Xđến thế kỉ XIX) đây là thời kì độc lập lâu dài nhưng không phải độc lập trongthanh bình mà luôn luôn phải đối phó với giặc ngoại xâm Hơn 9 thế kỉ, nhân dânĐại Việt đã phải 8 lần đứng dậy cầm vũ khí chống giặc ngoại xâm : hai lần khángchiến chống Tống thời Tiền Lê và Lý, ba lần kháng chiến chống quân Mông –Nguyên đời Trần, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh ở đầu thế kỉ XV
do Vương triều Hồ lãnh đạo; 10 năm “nếm mật nằm gai” của nghĩa quân Lam
Trang 14Sơn đã quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi; kháng chiến chống quân xiêm.Thanh ở thế kỉ XVIII Chính cuộc sống trong độc lập , trong đấu tranh đó đã cótác động đến tâm tư tình cảm của con người Việt Nam Lòng yêu nước đã trởthành tình cảm và tư tưởng cao qúy nhất và sâu sắc nhất của họ Điều này khôngchỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền văn hoá văn minh mà còn ảnh hưởngđến cả tư tưởng chủ đạo của nền văn hoá, văn minh đó.
2 Nền văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ những truyền thống sản xuấtchiến đấu của tổ tiên, được kế thừa những di sản văn hoá, văn minh hoá của thời
kì Văn Lang – Âu Lạc và của hàng nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc Vì vậy
nó càng có điều kiện phát huy và phát triển trong hoàn cảnh đất nước hoà bình.Trong xã hội Lý – Trần, nền kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo và là cơ sởcủa mọi hoạt động trong nước Chính quyển phong kiến coi trọng nghề nông và đề
ra nhiều chính sách chăm lo phát triển nông nghiệp Sức lao động và sức kéo trongnông nghiệp được nhà nước bảo vệ Nông dân có ruộng cày, xóm làng ồn định.Quân lính được thay phiên nhau về tham gia sản xuất theo chính sách Ngụ binh ưnông
Các công trình khẩn hoang và thủy lợi được tiến hành hằng năm, quy mô ngày mộtlớn Thời Lý, nhiều đoạn đê quan trọng dọc theo những sông lớn, nhất là đê Cơ Xá(đê sông Hồng) được đắp Năm 1248, triều Trần ra lệnh cho các lộ đắp đê từ đầunguồn đến bờ biển gọi là đê quai vạc Đến đời Trần, hệ thống đê sông Hồng và cácsông lớn ở Bắc Bộ và bắc Trung Bộ đã hoàn chỉnh Chức hà đê chánh và phó sứđược đặt để quản lý và trông coi đê điều Nhiều kênh ngòi được đào và khơi sâuthêm Những công trình đó đã tạo ra những điều kiện tốt cho sự phát triển kinh tếnông nghiệp Sứ thần nhà Nguyên là Trần Phu đã ghi lại rằng: “Ở Đại Việt lúa mỗinăm chín bốn lần, tuy vào giữa mùa đông mà mạ vẫn mườn mượt”1
Trang 15Từ thời Trần: nhà nước khuyến khích khai phá đất hoang lập thành các trang trạilớn Các khu định cư và các vùng đất canh tác mới xuất hiện Ở các lộ có đặt chứcđồn điền chánh và phó sứ để quản lý, đôn đốc việc khẩn hoang Năm 1266, vuaxuống chiếu cho phép các vương, công chúa, phò mã, cung phi chiêu tập dânnghèo không có đất làm nô tỳ, đi khai hoang ven biển lập các điền trang Thời kỳnày xuất hiện một loại hình kinh tế mới, đó là kinh tế điền trang.
Sự phát triển của kinh tế điền trang thái ấp cùng với việc cho phép các vương hầuquý tộc xây dựng phủ đệ và lực lượng vũ trang riêng vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có
ý nghĩa quân sự, càng tăng thêm thế nước, chính quyền có thêm lực lượng vật chất
để bảo vệ vương quyền và phòng giữ đất nước
Đây là thời kì hình thành của chế độ phong kiến (từ thế kỉ X) tiến tới xác lập (ở thế
kỉ XV) và từ thế kỉ XVI trở về sau, những quan hệ sản xuất phong kiến đã trởthành những quan hệ thống trị và ngày càng được củng cố Sự thực đó đã dẫn đếntình trạng Đại Việt bị chia cắt làm hai miền: Đàng trong và Đàng ngoài với sự tồntại của các tập đoàn thống trị khác nhau Nguy cơ ngoại xâm bị đẩy lùi Thay vào
đó là những cuộc chiến tranh phong kiến, việc mở rộng lãnh thổ xuống phươngnam Đến giữa thế kỉ XVIII, việc sáp nhập miền đất Nam bộ ngày nay vào lãnh thổĐại Việt đã cơ bản hoàn thành và cuối cùng là mâu thuẫn đấu tranh giai cấp… Sauhơn 200 năm chia chắt, chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của toàn xãhội và đã đến lúc phải thống nhất đất nước trong tình hình mới
Hoàn cảnh xã hội đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến sực phát triển của nền văn hoá vàvăn minh Đại Việt
1 Những mặt khác, trong điều kiện hoá bình, dân số vẫn ngày càng tăng lên
Đó là một trong những nhu cầu dẫn đến việc khẩn hoang các vùng đất ven biển
Trang 16và đặc biệt là vùng đất phía nam, đang từng bước sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt.Điều này lại dẫn đến sực gia tăng nhu cầu về công cụ sản xuất, xây dựng nhàcửa, làng xóm, về các dụng cụ cần thiết và các thức ăn hàng ngày Mặc khác,việc mở rộng lãnh thổ Đại Việt Điều này lại dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về công
cụ sản xuất xây dựng nhà cửa, làng xóm, về các dụng cụ cần thiết và thức ănhàng ngày Mặc khác, việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam cũng làm tăng thêmnhững sản phẩm mới của đất đai, núi rừng, sông biển Thủ công nghiệp do đóphát triển lên một bước về cả hai mặt: kĩ thuật và loại hình sản phẩm Đó là cơ sởquan trọng để mở rộng hơn nữa sự phân công lao động xã hội, tạo tiền đề cho sựgia đời của các đô thị
Dưới thời Lý – Trần, các nghề thủ công trong nước được tạo điều kiện phát triển
Đó là những nghề truyền thống như dệt, gốm sứ, luyện kim, mỹ nghệ, chạm khắc,đúc đổng, v.v… Trong nông thôn Đại Việt xuất hiện những làng thủ công chuyênsản xuất những sản phẩm truyền thống của mình, như nghề dệt lĩnh ở Trích Sài (HàNội); nghề dâu ở Nghi Tàm (Hà Nội); nghề dệt ở Từ Sơn (Hà Bắc); nghề làm nón
ở Ma Lôi (Hải Hưng)… Kinh thành Thăng Long có 61 phường, mỗi phường làmmột nghề thủ công, phố xá buôn bán các sản phẩm ngày một sầm uất Từ thời Lý,nhà nước đã áp dụng những biện pháp tạo điều kiện cho các nghề thủ công trongnước phát triển Chẳng hạn, mở lớp dạy dệt gấm cho các cung nữ và khuyến khíchdùng những sản phẩm thủ công nội địa Năm 1040, Lý Thái Tông đã ra lệnh phátgấm vóc trong kho để may lễ phục cho vua quan, cấm mua gấm vóc của nhà Tống.Nghề dệt lụa của Đại Việt vì thế mà đã trở thành nổi tiếng trong vùng với đủ cácthứ vải, lụa, gấm vóc, the đoạn… có nhiều màu sắc và họa tiết trang trí đặc sắc.Nhu cầu vải mặc và một số trang bị khác cho quân đội đã được nghề dệt trongnước cung cấp
Trang 17Nghề gốm sứ có truyền thống từ lâu đời, đến thời Lý đã tiến thêm một bước dài,cung cấp nhiều vật dụng cho cung đình và nhu cầu ở các làng xã Nghệ thuật gốm
sứ thời Lý – Trần mang đậm sắc thái dân tộc, có trình độ thẩm mỹ cao và đạt tớiđỉnh cao trong lịch sử phát triển của nó
Nghề khai mỏ và luyện kim, chủ yếu là đồng và sắt, đã cung cấp thỏa mãn nguyênvật liệu cho nhà nước đúc tiền, đúc chuông, tượng, các nông cụ cũng như các thứbinh khí, chiến cụ trang bị cho quân đội
Đường giao thông thủy, bộ trong nước được mở mang và phát triển đồng thời vớicác phương tiện vận chuyển như các loại thuyền lớn, nhỏ, tạo điều kiện tốt khôngchỉ đối với sự phát triển giao lưu kinh tế mà còn cho công cuộc phòng giữ đấtnước, là cơ sở tốt để nhà nước huy động, sử dụng khi có chiến tranh
Nhà nước Lý – Trần không hạn chế ngoại thương, nhưng luôn luôn có những biệnpháp quản lý rất chặt chẽ để đề phòng âm mưu do thám của người nước ngoài,nhằm bào vệ an ninh trong nước
Những thành tựu trên lĩnh vực kinh tế đã tạo ra những cơ sở vật chất vững vàngcho sự tồn tại quốc gia độc lập tự chủ và mở ra những điều kiện thuận lợi cho sựphát triển nền văn hóa dân tộc
Sự phát triển của giáo dục đã có tác dụng lớn Do yêu cầu của việc xây dựng bộmáy quan lại, giáo dục ngày càng phát triển Từ cuối đời Trần, đặc biệt sang thời
Lê Sơ, khoa cử đã trở thành một trong những phương thức tuyển lựa quan lại chủyếu của triều đình Phong kiến Sang thế kỉ XVII, XVIII, hầu hết các làng ở Đàngngoài và sau đó ở Đàng trong đều có các lớp học tự do các thầy đồ phục trách.Làng đã dành một số ruộng (gọi là học điền) phục vụ việc nuôi thầy và khuyếnkhích học tập Lệnh thành lập các trường công ở xã thời Tây Sơn tuy chưa được
Trang 18thực hiện nhưng có tác dụng khuyến khích, rất lớn Khi Nho giáo suy đổi, đấutranh giai cấp tăng lên thì giáo dục trở thành điều quan trọng để nhân dân nói lênnhững nguyện vọng, tâm tư và tình cảm của mình
2 Văn hóa thời Lý – Trần
Cùng với sự lớn mạnh về chính trị và kinh tế, các vương triều Lý, Trần, Hồ đãchứng kiến một sự phát triển rực rỡ về văn hoá Đây là giai đoạn thịnh đạt của nềnvăn hóa Đại Việt Như Lê Quý Đôn đã nhận định “Nước Nam Ở hai triều Lý, Trầnnổi tiếng là văn minh”
Đây là những thế kỷ phục hưng của nền văn hóa Việt cổ bản địa (văn minh VănLang – Âu Lạc) trên nền tảng của sự khôi phục độc lập dân tộc và sự giữ vững chủquyền quốc gia qua những cuộc kháng chiến của Đại Việt chống Tống, Nguyênthắng lợi Vị thế độc lập về chính trị – dẫn đến ý thức độc lập về văn hóa “NamBắc đều chủ nước mình, không phải noi nhau” (lời Trần Nghệ Tông) Chủ nghĩayêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tìm về cội nguồn đã thấm đậm trong môi trườngvăn hóa thời Lý -Trần
Cùng với sự phục hưng, văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ đã trở nên phongphú và phát triển ở một tầm cao mới qua một quá trình tiếp biến và tích hợp vănhóa Trên cơ sở cốt lõi của nền văn hóa Việt cổ, với tư cách là những vương triềuphong kiến độc lập, các triều đình Lý, Trần đã tự nguyện, chủ động tiếp thu và cảibiến những yếu tố của văn hóa Đông Á Trung Hoa, cũng như của nền văn hóaChampa phương Nam chịu ảnh hưởng Ấn Độ, tích hợp vào nền văn hóa dân tộc.Tuy nhiên lúc này, những ảnh hưởng văn hóa ngoại sinh du nhập còn ở mức độ hạnchế, được gạn lọc luyện hợp thành những yếu tố nội sinh
Trang 19Cũng như về mặt xã hội, văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ đã pha trộn và hỗndung giữa những yếu tố Nam Á và Đông Á trong một vị thế cân bằng văn hóa Sựcân bằng đó thể hiện trong tính đối trọng lưỡng nguyên và đan xen giữa Phật, Đạo
và Nho, giữa văn hóa dân gian làng xã và văn hóa quan liêu cung đình Xu hướngphát triển là từ yếu tố vượt trội của văn hóa Nam Á dân gian Phật giáo trong thời
kỳ đầu chuyển dần sang sắc thái văn hóa Đông Á quan liêu Nho giáo trong giaiđoạn cuối
Tôn giáo tín ngưỡng
Nhìn chung, các nhà nước Lý – Trần đã chủ trương một chính sách khoan dunghòa hợp và chung sống hòa bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo như tín ngưỡng dângian, Phật, Đạo, Nho Đó chính là hiện tượng Tam giáo đồng nguyên, Tam giáotịnh tồn ở thời kỳ này Nói như Phan Huy Chú, “thời Lý – Trần, dù là chính đạohay dị đoan đều được tôn chuộng, không phân biệt” Trên nền tảng đó, nhìn chungcác tín ngưỡng dân gian, Đạo giáo và đặc biệt là Phật giáo đã được tôn sùng
Các tín ngưỡng dân gian cổ truyền như tín ngưỡng thần linh, vật linh, tục thờ Mẫu,tục sùng bái anh hùng, pha trộn với Đạo giáo đã được tự do phát triển và khuyếnkhích Trong hai tác phẩm Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái, rất nhiều vịthiên thần và nhân thần, các anh hùng và danh nhân đã được truyền thuyết hóa vàtôn vinh Theo dã sử, đời Lý Thần Tông, có Trần Lộc, dựa trên các tín ngưỡng dângian đã lập nên đạo Nội tràng Hình tượng Phật Mẫu Man nương (có nguồn gốc từchùa Dâu) đã được sùng bái, thờ cúng ở rất nhiều nơi
Các đạo sĩ Đạo giáo đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh thời Lý– Trần Họ được triều đình mời đi trấn yểm các núi sông trong nước, vào cung làm
lễ tống trừ ma quỷ đêm 30 Tết, làm phép cầu đảo chống hạn, trừ sâu lúa, giảng giải
Trang 20cho vua về phép tu luyện Những đạo sĩ nổi tiếng là Thông Huyền, Hứa Tông ĐạoHuyền Vân Một số đạo sĩ kiêm thiền tăng như Trần Tuệ Long, Trịnh Trí Không,Nguyễn Bình An Một số đạo quán đã được xây dựng như Thái Thanh cung, CảnhLinh cung, Ngã Nhạc quán Đạo học, cùng với Phật học và Nho học đã được đưavào nội dung các kỳ thi Tam giáo.
Đạo Phật là tôn giáo thịnh đạt nhất trong xã hội thời Lý- Trần, được coi như mộtQuốc giáo Hầu hết các vua Lý (Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông,Thần Tông, Anh Tông) và nhiều vua Trần (Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông)đều sùng Phật, sai dựng chùa tháp, tô tượng đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sáchPhật… Như năm 1031, vua Lý xuống chiếu phát tiền, thuê thợ làm chùa quán ởcác hương ấp, tất cả 150 chỗ Nhiều quý tộc tôn thất đã quy Phật như Hoàng hậu ỶLan, Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung Khắp nơi, nhiều chùa chiền đã được xâydựng như các chùa Diên Hựu (Một Cột), Phật Tích, Long Đội, Báo Thiên, BốiKhê, Thái Lạc, Phổ Minh, cụm quần thể chùa tháp ở Yên Tử Phần lớn các côngtrình này đã được nhà nước tài trợ Đông đảo quần chúng bình dân trong làng xã
nô nức theo đạo Phật Lê Quát sống vào cuối đời Trần, nhận xét :”Từ trong kinhthành cho đến ngoài châu phủ, kể cả những nơi thôn cùng ngõ hẻm, không bảo màngười ta cứ theo, không hẹn mà người ta cứ tin, hễ nơi nào có nhà ở là ắt có chùachiền… Dân chúng quá nửa nước là sư…”
Thời Lý – Trần, có rất nhiều vị sư tăng nổi tiếng trong cả nước, có uy tín và địa vịchính trị- xã hội Có thể kể các nhà sư Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viên Thông, Từ ĐạoHạnh, Nguyễn Minh Không, Giác Hải, Pháp Loa Huyền Quang Có 3 tông pháichủ yếu: Tịnh Độ tông thờ đúc Phật Adiđà, chú trọng đến lễ thức lên chùa lễ Phật,phổ biến trong quần chúng bình dân làng xã; Mật tông là tông phái Phật giáo có sửdụng nhiều phép lạ, phần nào có ảnh hưởng của Đạo giáo (như các nhà sư Từ Đạo
Trang 21Hạnh, Nguyễn Minh Không) ; Thiền tông vốn có truyền thống từ lâu, là tông phái
có thế lực lớn nhất, chú trọng đến thiền định về tư tưởng, chủ trương Phật tại Tâm,được các giới quý tộc, trí thức hâm mộ Có 2 phái Thiền tông chính: Phái ThảoĐường do Lý Thánh Tông sáng lập, có nơi trụ trì chính là chùa Khai Quốc (TrấnQuốc, Hà Nội); phổ biến hơn cả là phái Trúc Lâm, do 3 vị tổ sáng lập:Trần NhânTông (tức Điều Ngự Giác Hoàng), Pháp Loa và Huyền Quang, nơi trụ trì chính làcụm chùa ở núi Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh)
Nhà nước Lý – Trần tôn chuộng đạo Phật, trong bối cảnh của sự khoan dung, hòahợp tôn giáo “Tam giáo đồng nguyên”, chủ yếu là sự kết hợp giữa Phật và Nho,giữa giáo lý và thực tiễn đời sống Trần Thái Tông nói : “Đạo giáo của đức Phật là
để mở lòng mê muội, là con đường tỏ rõ lẽ tử sinh Còn trách nhiệm nặng nề củatiên thánh tà đặt mực thước cho tương lai,nêu khuôn phép cho hậu thế” Trần NhânTông thì chủ trương “Sống với đời, vui vì đạo” (Cư trần lạc đạo) Đạo Phật thời Lý– Trần đã ảnh hưởng đến đường lối cai trị của Nhà nước (chính sách thân dân,khoan dung), là đối trọng tư tưởng của Nho giáo, tạo nên thế cân bằng tôn giáo
Cuối thời Trần, khi Nho giáo và Nho học phát triển, trong điều kiện xuất hiện một
bộ phận tăng ni biến chất và thoái hóa, Phật giáo đã bước đầu bị một số nho sĩ như
Lê Văn Hưu, Lê Quát, Trương Hán Siêu bài xích Hồ Quý Ly ra lệnh sa thải bớttăng đồ, ai chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục
Tuy nhiên, ảnh hưởng của Phật giáo vẫn rất sâ đậm trong xã hội, nhất là trong cáclàng xã
Cùng tồn tại với Phật giáo, nhưng Nho giáo thòi Lý – Trần đã có xu hướng pháttriển ngượ lại với Phật giáo Trong khi thế lực Phật giáo có chiều hướng suy giảmdần, thì thế lực của Nho giáo lại ngày càng tăng tiến, từ chỗ lúc đầu mới chỉ là một