Thế giới đang bước và giai đoạn phát triển và hội nhập hơn bao giờ hết, kéo theo đó là thị trường cạnh tranh khốc liệt, hàng hóa ngày càng đa dạng, dịch vụ ngày càng phong phú. Bất cứ doanh nghiệp hay công ty nào cũng đều đang nỗ lực tạo cho mình một hình ảnh, một thương hiệu rất riêng để khẳng định vị thế của mình trong tâm trí của các khách hàng. Với nền kinh tế thị trường biến động như hiện nay, điều mà các doanh nghiệp luôn quan tâm là quá trình hoạt động kinh doanh của công ty mình ổn định hơn, mang lại thu nhập và uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp. Để làm được như vậy, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã bắt đầu thực hiện chiến dịch chiến dịch truyền thông của mình một cách mạnh mẽ, thông qua các phương tiện hữu hiệu như: Quảng cáo, PR, Marketing trực tiếp. Trong đó, công cụ mang lại hiệu quả cao và không thể thiếu của doanh nghiệp đó chính là công cụ PR. Chính vì thế, em quyết định chọn đề tài : “Phân tích hoạt động PR và đưa ra giải pháp PR cho công ty cổ phần liên doanh SANA – WMT” Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần liên doanh Sana WMT với những kiến thức học được đã giúp em ứng dụng những kiến thức đó vào thực tế và hơn thế nữa là những kinh nghiệm học được qua quá trình thực tập tại công ty. Bên cạnh đó, em đã có cơ hội thực tế và học hỏi được những kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho công việc thực hiện báo cáo thực tập của mình.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới đang bước và giai đoạn phát triển và hội nhập hơn bao giờ hết, kéo theo
đó là thị trường cạnh tranh khốc liệt, hàng hóa ngày càng đa dạng, dịch vụ ngày càngphong phú Bất cứ doanh nghiệp hay công ty nào cũng đều đang nỗ lực tạo cho mìnhmột hình ảnh, một thương hiệu rất riêng để khẳng định vị thế của mình trong tâm trícủa các khách hàng
Với nền kinh tế thị trường biến động như hiện nay, điều mà các doanh nghiệpluôn quan tâm là quá trình hoạt động kinh doanh của công ty mình ổn định hơn, manglại thu nhập và uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp Để làm được như vậy, các doanhnghiệp trong và ngoài nước đã bắt đầu thực hiện chiến dịch chiến dịch truyền thôngcủa mình một cách mạnh mẽ, thông qua các phương tiện hữu hiệu như: Quảng cáo,
PR, Marketing trực tiếp Trong đó, công cụ mang lại hiệu quả cao và không thể thiếucủa doanh nghiệp đó chính là công cụ PR Chính vì thế, em quyết định chọn đề tài :
“Phân tích hoạt động PR và đưa ra giải pháp PR cho công ty cổ phần liên doanhSANA – WMT”
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần liên doanh Sana- WMT với nhữngkiến thức học được đã giúp em ứng dụng những kiến thức đó vào thực tế và hơn thếnữa là những kinh nghiệm học được qua quá trình thực tập tại công ty Bên cạnh đó,
em đã có cơ hội thực tế và học hỏi được những kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho côngviệc thực hiện báo cáo thực tập của mình
Nội dung báo cáo thực tập gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần liên doanh Sana- WMT
Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần liên doanh WMT
Sana-Phần 3: Phân tích thực trạng hoạt động Pr và giải pháp cho hoạt động Pr của công
ty cổ phần liên doanh Sana- WMT giai đoạn 2013- 2015
Do nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên trong bài báocáo thực tập tổng quan này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được
sự góp ý của quý thầy cô Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GVHD: Th.sHuỳnh Bá Thúy Diệu – Giảng viên khoa Thương Mại Điện Tử đã hướng dẫn nhiệttình giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn sựgiúp đỡ của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể anh chị em trong công ty cổ phần Sanamiền Trung đã hổ trợ em trong thời gian thực tập vừa qua
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH 6
PHẦN MỞ ĐẦU 7
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH SANA – WMT 10
1.1 Tổng quan về công ty cổ phần Liên doanh SANA- WMT 10
1.1.1 Giới thiệu công ty cổ phần Liên doanh SANA - WMT 10
1.1.2 Các chi nhánh của công ty cổ phần Liên doanh SANA – WMT 11
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Liên doanh SANA-WMT 11
1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 13
1.3.1 Sơ đồ tổ chức 13
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 14
1.4 Tầm nhìn, sứ mệnh của công ty 16
1.4.1 Tầm nhìn 16
1.4.2 Sứ mệnh 16
1.5 Các lĩnh vực hoạt động của công ty 16
PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH SANA – WMT NĂM 2013 - 2015 18
2.1 Các nguồn lực chủ yếu của công ty 18
2.1.1 Nhân lực 18
2.1.2 Tài chính 20
2.1.3 Cơ sở vật chất 23
2.2 Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến công ty 24
2.2.1 Môi trường vĩ mô 24
2.2.1.1 Môi trường kinh tế 24
Trang 32.2.1.2 Môi trường chính trị, pháp luật 26
2.2.1.3 Môi trường tự nhiên 26
2.2.1.4 Môi trường văn hóa – xã hội 27
2.2.1.5 Môi trường công nghệ 28
2.2.2 Môi trường vi mô 29
2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh 29
2.2.2.2 Nhà cung ứng 30
2.2.2.3 Khách hàng 32
2.2.3 Mô hình SWOT 32
2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ( 2013 – 2015) 33
2.3.1 Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty ( 2013 – 2015) 33
2.3.2 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2013- 2015 37
2.3.2.1 Ưu điểm 37
2.3.2.2 Nhược điểm 37
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG PR CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH SANA – WMT NĂM 2013 – 2015 39
3.1 Hoạt động truyền thông cổ động của công ty cổ phần liên doanh SANA – WMT 39
3.1.1 Mục tiêu truyền thông 39
3.1.2 Công chúng mục tiêu 40
3.1.3 Thông điệp truyền thông 40
3.1.4 Công cụ và phương tiện truyền thông 40
3.1.4.1 Quảng cáo 40
3.1.4.2 Marketing trực tiếp 41
3.1.4.3 Quan hệ công chúng 42
3.2 Thực trạng hoạt động PR của công ty cổ phần liên doanh SANA – WMT 42 3.2.1 Công chúng mục tiêu 42
3.2.2 Mục tiêu của PR 43
Trang 43.2.3 Các hoạt động PR 43
3.2.3.1 PR nội bộ 43
3.2.3.2 Hoạt động PR bên ngoài 47
3.2.3.3 Ngân sách cho hoạt động PR của công ty cổ phần liên doanh SANA – WMT 53
3.2.4 Đáng giá hiệu quả các hoạt động PR của công ty cổ phần liên doanh SANA – WMT 54
3.2.4.1 Ưu điểm 54
3.2.4.2 Nhược điểm 55
3.3 Một số đề xuất nhằm xây dựng hoạt động PR cho công ty cổ phần liên doanh SANA – WMT 55
3.3.1 Lý do đưa ra giải pháp 55
3.3.2 Đề xuất ý kiến 55
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Nguồn nhân lực của công ty cổ phần liên doanh SANA - WMT 18Bảng 2.2 bảng cân đối kê toán của công ty cổ phần liên doanh SANA – WMT 21Bảng 2.3 Bảng thống kê cơ sở vật chất của công ty cổ phần liên doanh SANA - WMT 23Bảng 2.4 Các chỉ tiêu thống kê về tình hình kinh tế năm 2015 và ước tính năm 201625Bảng 2.5 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty(2013 – 2015) 34Bảng 2.6 Bảng thông số tài chính – khả năng sinh lời của công ty cổ phần liên doanh SANA – WMT 35Bảng 2.7 Thông số tài chính – khả năng thanh toán của công ty cổ phần liên doanh SANA - WMT 36Bảng 3.1 Ngân sách dành cho PR của SANA - WMT (2013 - 2015) 53
Trang 6DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần liên doanh SANA – WMT 13
Hình 2.1 Sơ đồ thể hiện trình độ chuyên môn của công ty 19
Hình 3.1 Thông báo nội bộ 43
Hình 3.2 Ngày quốc tế thiếu nhi năm 2015 45
Hình 3.3 Du lịch ở Cù Lao Chàm 45
Hình 3.4 Sinh nhật của cán bộ công ty 46
Hình 3.5 SANA – WMT du lịch tại Bà Nà 46
Hình 3.6 Tổ chức phòng trào tập thể tham quan của công nhân viên trong công ty nhân dịp lễ 30/4-1/5 47
Hình 3.7 buổi tiệc thân mật của công ty với khách hàng 48
Hình 3.8 Công ty đến thăm và tặng quà cho các cháu trẻ mồ côi ở chùa Bồ Đề 49
Hình 3.9 các nhân viên công ty đang hiến máu 49
Hình 3.10 các phóng viên, nhà báo đến tham quan nhà máy sản xuất của công ty 50
Hình 3.11 hình ảnh đài truyền hình đang quay phim về công ty 51
Hình 3.12 Sinh viên và đoàn hướng dẫn tập trung để chuẩn bị lên xe bắt đầu cuộc hành trình đi thực tập nhận thức 51
Hình 3.13 Công ty trao quà cho người dân ở Đà Nẵng 52
Hình 3.14 hội chợ tại trung tâm hội chợ triển lãm 53
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay để hướng tới thành công trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt, cácdoanh nghiệp phải vận dụng rất nhiều giải pháp kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả vàquảng bá thương hiệu, bởi đây là tài sản vô hình quý giá của doanh nghiệp Để làmđược điều này họ sử dụng các công cụ như quảng cáo, marketing trực tiếp, khuyếnmại, bán hàng cá nhân và quan hệ công chúng (PR) với mục đích tạo ra sự quan tâm từphía khách hàng, một trong những công cụ tạo được lòng tin, sự quan tâm mạnh mẽ ấychính là PR.Và ngành dịch vụ du lịch Việt Nam được đánh giá là ngành dịch vụ đang
có tiềm năng phát triển, với xu thế cạnh tranh đó họ đã sử dụng các chiến lược truyềnthông riêng nhưng trong đó đặc biệt đẩy mạnh công cụ PR nhằm xây dựng, phát triểnthương hiệu đồng thời tạo sự khác biệt, duy trì và gây dựng lòng tin được với côngchúng
Không nằm ngoài xu thế đó, công ty cổ phần liên doanh SANA – WMT là công
ty chuyên sản xuất hàng tiêu dùng cũng đã rất chú trọng đến công cụ PR với nhữnghoạt động vừa mang tính sáng tạo cao vừa tạo dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt côngchúng, đây là cả một quá trình cố gắng phấn đấu không ngừng của ban lãnh đạo và tậpthể cán bộ công nhân viên của Công ty Tuy nhiên, thành quả đạt được từ công cụ PRnày vẫn chưa thật sự thỏa đáng và còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải khắc phục Chính
vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động PR và đưa ra giải pháp cho
hoạt động PR cho Công ty cổ phần liên doanh SANA – WMT ” làm báo cáo thực
tập tốt nghiệp của mình
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu khái quát cơ sở lý luận về truyền thông cổ động và PR để thuận lợicho việc phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp cho hoạt động PR trên internet
Tìm hiểu về công ty cũng như các yếu tố môi trường tác động đến công ty Cổphần liên doanh SANA-WMT
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động PR của công
ty cổ phần liên doanh SANA-WMT
3 Đề ra một số giải pháp cho hoạt động Pr của công ty cổ phần liên doanh SANA-WMT
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Công ty cổ phần liên doanh SANA-WMT
Trang 8SANA-Thống kê các số liệu và so sánh các số liệu qua các năm.
Thu thập các dữ liệu từ sách báo, internet,… đến các vấn đề có liên quan đếncông ty
5 Phương pháp nghiên cứu
Phân tích các tài liệu thực tế từ công ty cổ phần lien doanh SANA-WMT
Thống kê các số liệu kinh doanh và PR từ năm 2013-2015
Phân tích số liệu các năm từ 2013-2015
Phương pháp điều tra nghiên cứu thị trường
Hoạt động quan sát thực tiễn
Phân tích và nghiên cứu hoạt động PR của các công ty cùng ngành hoạt độngtrên thị trường để công ty đưa ra những chính sách phù hợp hơn
6 Dự kiến kết quả
Sau khi hoàn tất một công việc thực tập, các sinh viên sẽ rút ra được nhiều bàihọc quí báu bổ sung cho vốn kiến thức và kỹ năng cho mình cũng như giúp các sinhviên xác định và chọn lựa tốt nhất cho nghề nghiệp tương lai
Qua việc tìm hiểu tổng quan về công ty cũng như tình hình hoạt động kinh doanhcủa công ty, tình hình hoạt động quan hệ công chúng từ đó làm cơ sở định hướng choviệc phân tích thực trạng của công ty
Thông qua đề tài này còn giúp công ty thấy rõ được các yếu tố ảnh hưởng đếncông ty, phân tích được điểm mạnh để phát huy những vấn đề còn hạn chế từ đó có thể
có những biện pháp để khắc phục để nâng cao hoạt động quan hệ công chúng của công
ty và đưa hình ảnh của công ty ngày càng phát triển, giúp khách hàng nhận biết và sửdụng dịch vụ của công ty
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Về phương diện khoa học: Đề tài khi được xây dựng xong sẽ giúp cho đội ngũ
lãnh đạo, các bộ phận của công ty củng cố thêm những chiến lược PR cho hình ảnhcông ty đến với công chúng Từ đó có thể doanh nghiệp sẽ củng cố thêm một bộ phận
Trang 9chuyên về PR để tiết kiệm được chi phí khi thuê ở bên ngoài nhưng vẫn đạt được hiệuquả tốt nhất.
Về ý nghĩa thực tiễn: Qua kết quả nghiên cứu có thể thấy rõ được tầm quan
trọng của PR làxây dựng hình ảnh của công ty trong mắt công chúng và có thể đứngvững trong thị trường cạnh tranh gây gắt như hiện nay Là nguồn tài liệu tham khảo đểhiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của công ty và đưa ra những giải pháp hữu ích và
đề xuất giúp công ty ngày càng phát triển hơn Hy vọng qua bài báo cáo này có thểgiúp công ty hoàn thiện hoạt động quan hệ công chúng của mình
Trang 10PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN
DOANH SANA – WMT
1.1 Tổng quan về công ty cổ phần Liên doanh SANA- WMT
1.1.1 Giới thiệu công ty cổ phần Liên doanh SANA - WMT
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH SANA WMT
Tên Tiếng Anh: WMT SANA Joint venture joint Stock Company
Tên viết tắt: WMT SANA.JSC
Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng (Ba mươi tỷ đồng)
Trụ sở chính: Xóm Tiếu – Xã Đại Yên – Huyện Chương Mỹ - Hà Nội
Địa chỉ: P808- T8 - 27 Huỳnh Thúc Kháng, Hà nội
Điện thoại: 04 3 7731791 Fax: 04 3 7731783
Công ty đã đạt nhiều giải thưởng cao quí như: Việt Nam tốt nhất, quả cầu vàngcho chất lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do bộ khoahọc và công nghệ cấp
Trang 111.1.2 Các chi nhánh của công ty cổ phần Liên doanh SANA – WMT
Chi nhánh Miền Nam
Công ty TNHH SANA Miền Nam
Địa chỉ: 12-16 KP5, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12 -TP HCM
Giấy phép kinh doanh: 0500471991-001 ()
Chi nhánh Miền Trung
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Vận Tải SANA Miền Trung
Địa chỉ: 25 Lương Thế Vinh, P An Hải Đông, Q Sơn Trà, Tp Đà Nẵng
Trang 12Giai đoạn 2011 – đến nay
Ngày 23 tháng 02 năm 2011 Công ty Cổ phần Liên doanh SANA WMT tăngvốn điều lệ từ 16.000.000.000 đồng lên 30.000.000.000 đồng theo hình thức phát hành
cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu của Công ty
Năm 2011 là một năm đầy khó khăn với các nền kinh tế trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng Tuy nhiên, SANA WMT vẫn nỗ lực không ngừng và khép lạinăm 2011 với doanh thu gần 106 tỷ đồng, tăng gần 165% so với năm 2010, vượt sovới chỉ tiêu kế hoạch đã được HĐQT thông qua đầu năm
Ngày 12 tháng 03 năm 2012 Công ty Cổ phần Liên doanh SANA WMT (mãchứng khoán ASA) chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
Tổng thể trong suốt chặng đường 10 năm qua Với bề dày kinh nghiệm trongngành sản xuất kinh doanh các loại Thép không rỉ - thép chịu mài mòn, Hóa mỹ phẩm,Nước uống đóng chai, với đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, được đào tạo chínhquy, chuyên sâu có phẩm chất, năng lực và nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình sáng tạo.Công ty Cổ phần liên doanh Sana WMT đã khẳng định ưu thế và thương hiệu trên thịtrường Việt Nam
SANA - WMT đã trở thành thương hiệu quen thuộc trong và ngoài nước, đã làmtròn xuất sắc chức năng của một đơn vị kinh tế đối với Nhà nước và trở thành mộtđiểm sáng trong thời kì kinh tế hội nhập WTO Bản lĩnh của công ty là luôn năngđộng, sáng tạo, đột phá tìm một hướng đi, một mô hình kinh tế có hiệu quả nhất
Trang 131.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
1.3.1 Sơ đồ tổ chức
Hình 1.1 sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần liên doanh SANA – WMT
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Liên doanh SANA – WMT theo mô hình cơ cấutrực tuyến chức năng Lãnh đạo các phòng chức năng làm nhiệm vụ tham mưu, giúpviệc, theo dõi, đề xuất, kiểm tra, tư vấn cho thủ trưởng nhưng không có quyền ra qyếtđịnh cho các bộ phận , đơn vị sản xuất
Ý kiến của lãnh đạo các phòng chức năng đối với các đơn vị sản xuất chỉ có tínhchất tư vấn về mặt nghiệp vụ, các đơn vị nhận mệnh lệnh trực tiếp từ thủ trưởng đơn
vị, quyền quyết định thuộc về thủ trưởng đơn vị sau khi đã tham khảo ý kiến cácphòng chức năng
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG MARKETING
PHÒNG KĨ THUẬTPHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Trang 14+ Ưu điểm
Thực hiện được chế độ một thủ trưởng
Tận dụng được các chuyên gia
Khắc phục được nhược điểm của cơ cấu trực tiếp và cơ cấu chức năng nếu đểriêng
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty
để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, là người quyết định chiếnlược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công
Tổng giám đốc
Tổng Giám đốc là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạtđộng kinh doanh của công ty Là người lãnh đạo các phòng ban và các nhân viên trong công
ty, đồng thời thực hiện các công việc chính sau:
+ Hoạch định chính sách và mục tiêu phát triển công ty
+ Cung cấp nguồn lực để duy trì hoạt động của công ty
+ Tổ chức bô máy quản lý, xây dựng chiến lược phát triển
+ Hoạch định, tổ chức điều hành
+ Kiểm tra tất cả các hoạt đông sản xuất kinh doanh, trực tiếp phụ trách cácphòng ban
Phó tổng giám đốc
Là người có trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động kinh doanh, điều hành công ty
Có những trách nhiệm như kiểm soát các hoạt động kinh doanh của công ty, kiểm tra
sổ sách ké toán tài sản, các báo cáo, các quyết toán năm tài chính của công ty Từ đóđưa ra những sự kiên bất thường về tài chính để báo cáo lên tổng giám đốc
Trang 15 Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát có nhiệm vụ giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lý củaHội đồng quản trị và ban tổng giám đốc Kiểm tra, thẩm định tín trung thực, chính xáchợp lý và sự cẩn trọng từ các số liệu trong báo cáo tài chính, và các báo cáo cần thiết
Bộ phận marketing
Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng+ Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu
+ Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng
+ Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu
+ Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trườngmong muốn (thực hiện trước khi sản xuất sản phẩm, xây dựng nhà hàng,….)
Trang 16- Tham gia khai thác, lựa chọn đối tác, nhà cung ứng để mua sắm vật tư, hànghóa.
- Tham gia xét thầu, đấu thầu, dự thảo hợp đồng của công ty về kí kết thực hiện
tổ chức sự kiện
- Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhân viênphát huy được tính sáng tạo, mang lại hiệu quả làm việc vượt trội và giúp nhân viênđạt được mục tiêu nghề nghiệp
1.4 Tầm nhìn, sứ mệnh của công ty
1.4.1 Tầm nhìn
Dựa trên những giá trị cốt lõi, mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, nỗlực lao động sáng tạo, làm khách hàng hài lòng, góp phần giàu mạnh quốc gia, muốnvươn xa hơn để hội nhập cùng với nền kinh tế Việt Nam, trở thành công ty hàng đầucung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao trong lĩnh vực Chăm sóc Sức khỏe Giađình Việt
1.4.2 Sứ mệnh
Công ty hy vọng nhận được sự hợp tác của các cơ quan Ban ngành, các đối táctrong và ngoài nuớc để: Hợp tác cùng phát triển, tôn trọng các tiêu chuẩn đã được xâydựng, hành động một cách đạo đức, trách nhiệm cao với cuộc sống con người và xãhội Mang lại những sản phẩm chất lượng hàng đầu với dịch vụ khách hàng chu đáo càgiá thành tốt nhất để chăm sóc sức khỏe gia đình Việt một cách toàn diện
1.5 Các lĩnh vực hoạt động của công ty
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty:
+ Sản xuất các chất tẩy rửa , nước rửa bát, vệ sinh, sản xuất buôn bán dầu gộiđầu, sản xuất kinh doanh các loại giấy vệ sinh, giấy ăn, bỉm trẻ em, bỉm y tế,băng vệ sinh
+ Sản xuất mỹ phẩm, rượu, nước ngọt, nước uống tinh khiết, nước khoángđóng chai
+ Sản xuất dầu thực vật, sản xuất mua bán muối ăn, muối công nghiệp
+ Kinh doanh xăng dầu, đại lý kinh doanh xăng dầu
+ Khai thác hoá chất và các phân bón (trừ loại nhà nước cấm), Khai thácquặng kim loại hiếm, khai thác quặng sắt, tái phế liệu, buôn bán kim loại vàquặng kim loại
+ Sản xuất đồ gỗ, bàn ghế, da đệm
Trang 17+ Sản xuất thức ăn, gia súc, gia cầm, sản xuất và gia công hàng may mặc.+ Sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế.
Các sản phẩm truyền thống của Công ty:
Công ty cổ phần Liên doanh SANA-WMT chuyên sản xuất và kinh doanh cácmặt hàng tiêu dùng bao gồm nước uống đóng chai, các sản phẩm chăm sóc tóc, sữatắm, dầu ăn …và một số lĩnh vực khác như kinh doanh thép, sản phẩm may mặc ,gồm:
Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăngtrưởng mạnh tại Việt Nam, mà theo Theo Bloomberg (hãng tin hàng đầu thế giới),Việt Nam nằm trong top danh sách các thị trường sơ khai tiềm năng nhất đối với cácnhà đầu tư quốc tế trong thời gian tới
Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuấtkhẩu sang các thị trường nước ngoài như Cuba
Trang 18PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH SANA – WMT
Đội ngũ lãnh đạo của công ty cổ phần SANA - WMT gồm những nhà quản lý đãđạt nhiều thành tích vượt bậc khi làm việc với các đối tác lớn Các thành tích này trảirộng trong các lĩnh vực xây dựng thương hiệu, đạt doanh số và thị phần, cũng nhưtrong công việc xây dựng hình ảnh công ty
SANA – WMT tập hợp những nhà lãnh đạo dầy dạn kinh nghiệm, đã kinh quacác công việc thực tế từ lúc ban đầu cho đến khi nắm những cương vị trọng yếu tại cáccông ty Họ đã trải qua thời kỳ công ty khởi nghiệp, đối phó với mọi khó khăn củathương trường và chèo lái cho đến lúc giành được thắng lợi
Bảng 2.1 Nguồn nhân lực của công ty cổ phần liên doanh SANA - WMT
SL (Người)
TL (%)
SL (Người)
TL (%) Tổngsốlaođộng 54 100 61 100 69 100
Trang 19 Tổng số lao động của SANA – WMT tăng đều qua các năm Cụ thể năm
2013 có 54 lao động, tăng lên 61 lao động vào năm 2014, đến 2015 thì tăng lên 69 laođộng Điều này chứng tỏ công ty đang mở rộng qui mô sản xuất nên cần nhiều nguồnlao động
Xét về giới tính, do đặc thù ngành của công ty nên tỷ lệ lao động nam cao khá
so với lao động nữ Cho nên cơ cấu lao động theo giới tính có sự chênh lệch khá lớn
Cụ thể năm 2013 lao động năm có 39 người chiếm 72,2 %, lao động nữ có 15 ngườichiếm 27,8% Năm 2014 lao động nam có 44 người chiếm 72,1%, lao động nữ có 17người chiếm 27,9% Năm 2015 lao động nam có 49 người chiếm 71%, lao động nữ
có 20 người chiếm 29%
Xét về độ tuổi, Với bộ phận nhân viên nằm trong độ tuổi 22- 30 là nhữngngười trẻ tuổi, năng động, sáng tạo Lực lượng lao động trẻ ở công ty cao hơn lựclượng lao động già ( >30) Điều đó cho thấy công ty đang sở hữu những lực lượnglao động trẻ, khỏe đầy nhiệt huyết, năng động và sáng tạo và thích ứng nhanh trongmọi công việc Từ đây, ta thấy được quá trình tuyển dụng, công tác tiềm kiếmnguồn lực của công ty rất được chú trọng
Hình 2.1 Sơ đồ thể hiện trình độ chuyên môn của công ty
Qua sơ đồ trên ta thấy được số lượng nhân viên đạt trình độ đại học, cao đẳng
Trang 20chiếm khá đông so với tổng số nhân viên của công ty Cụ thể nhân viên có trình độđại học chiếm 48%, trình độ cao đẳng chiếm 40%, còn lại 12% là trình độ trung cấp.Điều đó chứng tỏ công ty đang có được lưc lương lao động lớn có trình độ chuyênmôn cao, sẽ giúp công ty phát triển trong việc sản xuất kinh doanh
Phân tích tình hình tài chính giúp cho nhà quản lý thấy được những biến động
về tài chính trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai của doanh nghiệp mình, từ đó đểtiến hành huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính một cách thích hợp và hiệu quả.Thông qua bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần liên doanh SANA- WMT từ năm
2013 đến năm 2015, ta có thể thấy tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty qua cácnăm
Trang 21Bảng 2.2 bảng cân đối kê toán của công ty cổ phần liên doanh SANA – WMT
2013 2014 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 120,324 130,978 127,132 10,654 8,85% -3,846 -2,94% Tài sản ngắn hạn 47,414 56,399 53,057 9,858 21,18% -3,342 -5,93%
( Nguồn: phòng tài chính kế toán 2015)
Trang 22- Tài sản
Tài sản qua 3 năm của công ty có nhiều biến động Cụ thể tăng thêm mộtlượng hơn 10 tỷ đồng ở năm 2014 và giảm gần 4 tỷ ở năm 2015, nhưng vẫntăng gần 7 tỷ so với năm 2013
Điều này được giải thích bởi nguyên nhân:
+ Tài sản ngắn hạn của công ty đã tăng lên ở cả năm 2014 và năm 2015 Tuynhiên tốc độ tăng của năm 2014 là 21,18% với một lượng là 9,858 tỷ Còn đếnnăm 2015 thì lại giảm đi một lượng là 3,342 tỷ đồng Sự biến động này chủyếu là do yếu tố hàng tồn kho gây ra Tốc độ gia tăng hàng tồn kho ở năm
2014 là quá lớn và đạt mốc 100% so với năm 2013 Đây là điều khiến cho banlãnh đạo công ty thực sự đau dầu Với những nỗ lực của mình ban lãnh đạo đãgiảm lượng tồn kho ở năm 2015 một lượng gần 1 tỷ Tuy không nhiều nhưng
là dấu hiệu lạc quan cho công ty
+ Tài sản dài hạn được gia tăng chủ yếu ở tài sản cố định
- Nguồn vốn
Nguồn vốn của công ty trong 3 năm qua cũng có khá nhiều biến động Cụ thể
là trong năm 2014, khoản nợ phải trả của công ty là 28,304 tỷ đồng, tăng9,522 tỷ đồng so với năm 2013 Đến năm 2015 thì lại giảm còn 23,164 tỷđồng, tức là giảm 5,140 tỷ đồng so với năm 2014 Đối với vốn chủ sở hữu củacông ty thì nhìn chung có tăng khá nhẹ từ năm 2013 đến 2015 Cụ thể nhưnăm 2013, vốn chủ sở hữu của công ty là 101,542 tỷ đồng đến năm 2014 thìtăng 102,675 tỷ đồng, có tỷ trọng chiếm 1,12% Đến năm 2015 thì tiếp tụctăng nhẹ lên 103,968 tỷ đồng có tỷ trọng chiếm 1,26%
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy tình hình tài chính của công ty chưa đượctốt Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của công ty Vấn đề cần đặt ra
ở đây là ban lãnh đạo của SANA – WMT cần sáng suốt đưa ra những chiến lược phùhợp với tình hình thực tại của công ty để giúp công ty có thể vượt qua được giai đoạnkhó khăn này
Trang 232.1.3 Cơ sở vật chất.
Để kinh doanh được phát triển thuận lợi và có thể đáp ứng được nhu cầu trên thịtrường thì cơ sở vật chất kĩ thuật là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong quá trìnhhoạt động kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố đảm bảo điều kiện cho hoạtđộng của công ty và góp phần tạo nên sự hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mỗidoanh nghiệp Là một công ty chuyên về sản xuất hàng tiêu dùng để phục vụ cho nhucầu thiết yếu của khách hàng thì đòi hỏi phải đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đầy đủ
và hiện đại tạo môi trường làm việc hiệu quả và mang lại sự hài lòng cho khách hàng
Bảng 2.3 Bảng thống kê cơ sở vật chất của công ty cổ phần liên doanh SANA - WMT
Tên thiết bị ĐVT Số lượng Nước SX Tình trạng sử dụng
Qua bảng tổng kết trên ta thấy công ty Cổ phần liên doanh SANA - WMT có gầnnhư đầy đủ các thiết bị, máy móc, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty đượctrang bị hiện đại, công nghệ tiên tiến các thiết bị ánh sáng, máy móc, bàn ghế tiện nghihiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi nhân viên làm việc và hoàn thành tốt công việccủa mình, đáp ứng đầy đủ trang thiết bị tốt nhất giúp cho nhân viên làm việc hiệu quả
và đạt chất lượng cao được cải tiến và hiện đại Hơn nữa mang lại sự hài lòng và tin cậy
Trang 24cho các khách hàng và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng
2.2 Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến công ty
2.2.1 Môi trường vĩ mô.
Mỗi một tổ chức dù hoạt động trong lĩnh vực nào đi chăng nữa thì cũng đều chịutác động của môi trường Do tính chất luôn biến động, khống chế và hoàn toàn bấtđịnh, môi trường kinh doanh tác động sâu sắc đến hoạt động của doanh nghiệp Nhữngbiến đổi diễn ra trong môi trường này không thể gọi là chậm và có thể dự đoán trướcđược có thể gây ra hậu quả nặng nề Vì thế doanh nghiệp cần phải chú ý theo dõi tất cảnhững diễn biến của môi trường này bằng cách sử dụng chúng vào việc nghiên cứu vàthu thập thông tin thường ngày bên ngoài doanh nghiệp hiện có
Môi trường kinh doanh gồm có môi trường vĩ mô và môi trường vi mô Môitrường vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn hơn, có ảnh hưởng đếnmôi trường vi mô, như các yếu tố nhân khẩu học, kinh tế, tự nhiên, công nghệ, chính trị
- pháp luật và văn hóa - xã hội Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trựctiếp với bản thân doanh nghiệp và những khả năng phục vụ khách hàng của nó, tức lànhững người cung ứng, những người môi giới marketing, các khách hàng, các đối thủcạnh tranh và công chúng trực tiếp
2.2.1.1 Môi trường kinh tế
Trải qua nhiều khó khăn, hiện nay nền kinh tế đất nước đã có sự chuyển biến tíchcực nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà Nước và nằm trong khu vực Đông Nam
Á là một khu vực đang phát triển mạnh, được thế giới đánh giá là khu vực năng độngnhất trong những năm qua Cùng với việc gia nhập tổ chức WTO làm cho nền kinh tếViệt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, kinh tế mở cửa thu hút nhiều sự quan tâm vàđầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam Trong những năm gần đây nềnkinh tế Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có tốc độ tăng trưởng ổn định Cùngvới sự phát triển đó, thủ đô Hà Nội những năm gần đây đã đạt mức tăng trưởng caotheo hướng trở thành trung tâm kinh tế của khu vực Miền Bắc Đời sống của người dânđược nâng cao, thu nhập bình quân của họ càng ổn định hơn, nhu cầu tiêu dùng của họcàng tăng Điều đó càng làm cho sự cạnh tranh của các công ty ngày càng khốc liệt
Trang 25Bảng 2.4 Các chỉ tiêu thống kê về tình hình kinh tế năm 2015 và ước tính năm 2016
- Lạm phát: tính đến năm 2015 tại Việt Nam tỷ lệ lạm phát chiếm 2,08%, ước
tính năm 2016 chiếm 2,5%, còn riêng đối với Hà Nội thì tỷ lệ lạm phát chiếm 2% vàonăm 2015, tới năm 2016 thì ước tình chiếm 2,2% Tỷ lệ lạm phát tăng tác động rất lớntrực tiếp đến các ngành, nghề vì thế các ngành, nghề không được chú trọng đầu tư.Song song đó là tỷ lệ thất nghiệp cao và đồng tiền bị mất giá, nhu cầu mua bị giảm sút
- GDP: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 đạt 200 tỷ
USD, ước tính đến năm 2016 là 218 tỷ đồng, điều đó cho thấy nền kinh tế của ViệtNam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng Riêng đối với Hà Nội thì tốc độ tăng tổngsản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 đạt 20.162 tỷ đồng, ước tính đến năm 2016tăng lên 20.252 tỷ đồng Qua đó ta thấy được nền kinh tế tại Hà Nội có bước phát triển
rõ rệt, từ đó giúp cho mức thu nhập cho người lao động được cải thiện hơn
- Mức lãi suất: Tỷ lệ lãi suất của năm 2015 của cả nước là 6,68%, ước tính đếnnăm 2016 là tăng lên 7,04% Đối với Hà Nội thì năm 2015 là 4,93%, ước tính sẽ tănglên 5,94% vào năm 2016 Nhìn chung mức lãi suất có tăng đều làm cho nhu cầu muasắm của khách hàng sẽ tăng cao vì thu nhập của họ được tăng lên
Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của Thành phố Hà Nội 05 năm (2011 –2015) với mục tiêu “Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại,
đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức và nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, hài hòa với phát triển vănhóa xã hội và bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân Phát triển đôthị và xây dựng nông thôn mới trên cơ sở quy hoạch đồng bộ, văn minh, hiện đại Giữvững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội Tạo nền
Trang 26tảng cơ bản để thực hiện hoàn thành trước từ 1- 2 năm những mục tiêu, nhiệm vụ vềcông nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, góp phần cùng cả nước cơ bản trở thành nướccông nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” Với vị thế là trái tim, là trung tâmkinh tế lớn của cả nước, Hà Nội đã và đang có sự ưu tiên tập trung đầu tư phát triển.Qua hơn 25 năm đổi mới kinh tế Hà Nội đã có sự tăng trưởng kinh tế liên tục đóng vaitrò quan trọng phát triển kinh tế của cả nước.
Trong giai đoạn từ 2000 đến nay, kinh tế Thủ đô liên tục đạt mức tăng trưởng khá
và tương đối ổn định tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Thành phố bình quân 5 năm(2001- 2005) tăng 11,25%, gấp 1,5 lần so với mức tăng GDP của cả nước (7.51%) Giaiđoạn 2006 – 2010 mức tăng trưởng bình quân là 10,73%/năm (cao gấp 1,5 lần tăngtrưởng kinh tế chung của cả nước là 6,2%)
Từ những bước phát triển rõ rệt của nền kinh tế Việt Nam nói chung và Hà Nộinói riêng đã giúp cho công ty cổ phần liên doanh SANA – WMT có được những cóđược những nền tảng nhất định để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai Tuy nhiên,thách thức đặt ra cho SANA – WMT là phải cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty đốithủ, cần có những chiến lược, tầm nhìn tốt hơn để thu hút khách hàng, cũng như pháttriển tốt hơn trong điều kiện kinh tế hiện nay
2.2.1.2 Môi trường chính trị, pháp luật
Hiện nay ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có nền chính trị pháp luậtkhá ổn định Chính trị có ổn định thì nền kinh tế mới có thể phát triển được, đặc biệtvới các hoạt động đầu tư từ bên ngoài Các chủ đầu tư luôn muốn tham gia vào thịtrường không xảy ra nội chiến hay các cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo Nước ta cónền chính trị ổn định bên cạnh chính sách hội nhập, mở cửa thì Việt Nam có mối quan
hệ tốt đẹp với nhiều nước trên thế giới Nhà nước đã ban hành hệ thống chính sách thuếnhư thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ, thu nhập sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợinhuận của các doanh nghiệp trong ngành Cùng với sự ổn định về chính trị, hệ thốngpháp luật cũng không ngừng bổ sung và ngày càng được hoàn thiện hơn, tạo một môitrường pháp luật đảm bảo cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty trong ngànhsản xuất hàng tiêu dùng
2.2.1.3 Môi trường tự nhiên
Tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Về cơ bản thườngtác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanhnghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, thựcphẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch Để chủ động đối phó với các tác độngcủa yếu tố tự nhiên,các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan
Trang 27thông qua các hoạt động phân tích, dự baó của bản thân doanh nghiệp và đánh giá củacác cơ quan chuyên môn Các biện pháp thường được doanh nghiệp sử dụng: dự phòng,san bằng, tiên đoán và các biện pháp khác Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các doanhnghiệp như vấn đề tiếng ồn, ô nhiễm môi trường và các doanh nghiệp phải cùng nhaugiải quyết.
Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, Thăng Long - Hà Nội đượcxem là vùng đất “địa linh - nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi đểphát triển Thành trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của cả nước
Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế, xãhội và văn hóa Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, là đầu não chính trị - hànhchính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịchquốc tế; là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không vàđường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế
Khí hậu ở Hà Nội được hình thành nhờ cơ chế nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh
ít mưa, mùa hè nóng nhiều mưa Cùng với đó là địa hình khá đa dạng với núi thấp, đồi
và đồng bằng Trong đó, phần lớn diện tích là đồng bằng, thấp dần từ tây bắc xuốngđông nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiềuđến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô
Từ những điều kiện về địa hình cũng như khí hậu của Hà Nội đã tạo cho SANA –WMT có được những thuận lợi nhất định trong việc đề xuất ra những chiến lược pháttriển kinh doanh cho phù hợp Bên cạnh đó, những điều kiện tự nhiên khắt nhiệp như lũlụt ngập úng, ôi nhiễm môi trường, tai biến thiên nhiên đã gây không ít khó khăn cho
sự phát triển kinh doanh của công ty
2.2.1.4 Môi trường văn hóa – xã hội
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặctrưng Đó là những truyền thống, văn hóa, niềm tin tư tưởng, tồn tại ở mỗi con ngườitrong xã hội Ở mỗi địa phương khác nhau thì sẽ hình thành những đặc trưng văn hóakhác nhau Nền văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa lâu đời vẫn còn giữ những nétđẹp truyền thống của cha ông xưa để lại Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sửtrong quá trình dựng nước và giữ nước, với truyền thống văn hóa lâu đời Mỗi vùngmiền đều có bản sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo và được xem như là sản phẩm du lịchcủa vùng đó Bên cạnh đó, trong công cuộc đổi mới đất nước đã làm cho đời sống vănhóa con người ngày càng phát triển Nhu cầu về vật chất và tinh thần càng được nângcao Đây là cơ hội lớn cho các công ty trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng ở nước taphát triển vì vậy đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng chất lượng hơn, an toàn hơn
Trang 28Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa đặc sắc và đa đạng, với từng vùngmiền, địa phương từ Bắc vô Nam có một nét văn hóa đặc trưng tạo nên một nền vănhóa biểu tượng cho từng vùng miền (Chợ tình Sapa, nhã nhạc cung đình Huế, cồngchiên Tây Nguyên, làng quan họ Bắc Ninh…), là một quốc gia tự do về tôn giáo chonên việc phân phối, quảng cáo sản phẩm ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng,không chịu nhiều ràng buộc khắt khe như nhiều nước châu Á khác, nhưng lại chịunhiều các yếu tố về thuần phong mỹ tục Cho nên khi cho ra một sản phẩm hay mộthoạt động của doanh nghiệp thì cần xem xét về yếu tố văn hóa xã hội để hợp lí và tránhnhững điều kiêng kị về phong tục tập quán của vùng miền.
2.2.1.5 Môi trường công nghệ
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công nghệ ngày càng trở nênquan trọng Sự phát triển ngày càng cao của công nghệ đòi hỏi các công ty trong ngànhdịch vụ phải áp dụng kịp thời các ứng dụng công nghệ của thời đại Sự phát triển củakhoa học công nghệ không những phục vụ cho các nhu cầu đời sống hàng ngày mà còntrở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của ngành dịch vụ Trước đây,khi internet chưa phát triển khách hàng rất khó khăn trong việc tìm kiếm, so sánh mứcgiá, chất lượng của dịch vụ với nhau rất khó khăn nhưng bây giờ với sự phát triển như
vũ bão của công nghệ thông tin khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin, chỉ cần ở nhàclick chuột là đã có thể lựa chọn
Cho đến nay, chính phủ đã bước đầu thúc đẩy sự vận hành của thị trường côngnghệ thông qua các cơ chế, chính sách (Luật Chuyển giao công nghệ, Đề án Phát triểnthị trường công nghệ, Quy chế Chợ công nghệ và thiết bị) Nhiều chợ công nghệ vàthiết bị, sàn giao dịch công nghệ ở quy mô quốc gia, vùng và địa phương được tổ chứcthường xuyên, thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tư công nghệ trong vàngoài nước Tổng giá trị các giao dịch mua bán công nghệ lên tới hàng nghìn tỷ đồng.Trong thời gian qua, các sàn giao dịch điện tử (hỗ trợ giới thiệu, tìm kiếm, thương thảo,thỏa thuận các hợp đồng chuyển giao công nghệ) đã được đưa vào hoạt động tại thànhphố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Hải Phòng, thu hút sự tham gia của đông đảo cácnhà đầu tư công nghệ trong và ngoài nước Điều này cho thấy kỹ thuật, công nghệ pháttriển, nó góp phần không nhỏ vào sự phát triển, thành công của doanh nghiệp
Ngoài ra, sự phát triển của thương mại điện tử trong đó có mạng internet, với cácdịch vụ hữu ích trên website giúp công ty thực hiện các giao dịch, đặt phòng, thanhtoán trực tuyến, với khách hàng, nhà cung ứng một cách nhanh chóng, tiện lợi vàchính xác Đây là cơ hội đông thời cũng là thách thức cho ngành Thách thức bởi sựphát triển nhanh chóng của internet dẫn đến việc các đối thủ cạnh tranh lợi dụng sựphát triển của công nghệ sử dụng các hacker, tin tặc tấn công vào mạng nội bộ công ty
Trang 29gây nhiều tổn thất Đồng thời, công nghệ phát triển nếu doanh nghiệp không bổ sungkịp thời sẽ làm công ty thiếu hụt và lạc hậu so với đối thủ, làm mất vị thế cạnh tranhtrên thị trường.Vì thế trong quá trình cải tiến công nghệ công ty phải có cái nhìn sâuhơn để có những bước đi phù hợp.
2.2.2 Môi trường vi mô
2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Để có được chiến lược cạnh tranh hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải nhận diện
và phân tích các đối thủ cạnh tranh của mình Quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp đánhgiá điểm yếu và điểm mạnh của đối thủ hiện tại và tiềm năng Những phân tích nàycung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết về chiến lược tấn công và phòngngự, qua đó họ có thể xác định những cơ hội và thách thức Mọi công ty đều có rấtnhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau Hiện nay trên thị trường sự cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp sản xuất diễn ra ngày càng gay gắt, sự cạnh tranh diễn ra dưới nhiều hìnhthức khác nhau như: Cạnh tranh về giá cả, chất lượng dịch vụ do đó đòi hỏi công ty cổphần liên doanh SANA - WMT phải cố nổ lực trong các hoạt động để tìm được chổđứng trên thị trường Hiện nay, SANA – WMT đã xác định các đối thủ cạnh tranhchính của mình là:
Công Ty TNHH Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ Luyện Kim Lê Nguyễn
Tên doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm đầu tư và phát triển công nghệ luyện kim
Lê Nguyễn
Trụ sở: 756 Đường Láng, P Láng Thượng, Q Đống Đa, Hà Nội
Đây là công ty có quy mô sản xuất lớn được thành lập khá sớm tại Hà Nội Làcông ty chuyên về các ngành nghề kinh doanh như:
Công ty TNHH Phương Liên
Tên doanh nghiệp: công ty TNHH Phương Liên