Các em thân mến Theo kế hoạch của Bộ kì thi THPT Quốc gia năm 2018 sẽ tiếp tục kế thừa tính ưu việt của năm 2017. Về các môn thi, các em thi bắt buộc ba môn toán, ngữ văn, tiếng anh và một môn tự chọn bài khoa học tự nhiên hoặc bài khoa học xã hội. Về giới hạn kiến thức là cả khối 11 và khối 12. Nhằm chuẩn bị tốt kiến thức nền tảng sinh học khối 11 cho kì thi sắp tối của khối 12. Sau đây thì xin giới thiệu các đề thi trắc nghiệm đã được thầy biên tập theo các chủ đề để gửi tới các em. Các bài tập trắc nghiệm này được thầy sưu tầm và biên soạn mới. Hy vọng qua các bài tập trắc nghiệm này sẽ giúp ích cho các em trong việc cũng cố lại kiến thức và sẽ đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia năm 2018. Trân trọng kính chào
Trang 1THOÁT HƠI NƯỚC
I SỰ THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ
1 Ý nghĩa sinh học của quá trình thoát hơi nước.
“ Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”
- Trong vòng đời cây cần phải hấp thụ một lượng nước rất lớn nhưng chỉ sử dụng một lượng rất nhỏ cho hoạt động trao đổi chất, phần lớn nước được hấp thụ vào cơ thể sẽ được thải ra ngoài qua quá trình thoát hơi nước chủ yếu ở lá Tính trung bình, cứ 1000 g nước cây hút vào thì chỉ sử dụng 2 g để tổng hợp nên 3 gam chất hữu cơ, còn lại là thoát ra ngoài
- Mặc dù phải tiêu phí một lượng nước khá lớn nhưng cây vẫn phải thoát hơi nước vì thoát hơi nước có vai trò đặc biệt quan trọng:
+ Là động lực phía trên đảm bảo cho sự hút nước đầu trên của lá
+ Bảo vệ lá, tránh sự đốt nóng của ánh sáng mặt trời, vì phần năng lượng ánh sáng thừa không dùng cho quang hợp đã được sử dụng cho quá trình thoát hơi nước, làm giảm nhiệt độ của lá
+ Tạo điều kiện cho khí CO2 được khuếch tán vào trong tế bào làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp
2 Cường độ thoát hơi nước
Cường độ thoát hơi nước được tính bằng lượng nước mất đi trên một đơn vị thời gian và trên một đơn vị diện tích lá và thường được tính bằng đơn vị g nước/dm2 lá/ giờ hoặc g nước/m2
lá/giờ
Ta có thể xác định cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh
Theo công thức: I =
1 2 (P -P ) x 60
t x S
g/dm2/h Trong đó: I: Cường độ thoát hơi nước
P1: Khối lượng mẫu ban đầu
P2: Khối lượng mẫu sau khi cho thoát hơi nước t: Thời gian thoát hơi nước
S: Diện tích thoát hơi nước
3 Các con đường thoát hơi nước ở lá
a Qua khí khổng
- Đặc điểm:
+ Vận tốc lớn
+ Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng
- Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước
Nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng vì vậy cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh sự đóng- mở khí khổng
+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở
+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn (Hình b)
b Qua lớp cutin
- Đặc điểm:
+ Vận tốc nhỏ
+ Không được điều chỉnh
- Cơ chế thoát hơi nước qua cutin:
+ Hơi nước khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài
Trang 2+ Khuếch tán qua lớp cutin rất lớn và phụ thuộc vào độ dày và đọ chặt của lớp cutin
+ Lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua cutin càng nhỏ và ngược lại
4 Sự điều hòa thoát hơi nước qua khí khổng.
a Cấu tạo của khí khổng liên quan đến sự thoát hơi nước.
- Gồm hai tế bào hình hạt đậu (tế bào bảo vệ) nằm áp sát phần lõm vào nhau tạo thành lỗ khí
- Màng của tế bào phía lỗ dày hơn ở phía đối diện, do đó khi tế bào trương nước màng mỏng dãn
ra nhiều hơn màng dày, tế bào cong lại và lỗ khí mở ra
b Cơ chế đóng, mở của khí khổng:
* Ánh sáng.
- Hoạt hóa bơm K +
+ Ban ngày, lục lạp của tế bào khí khổng quang hợp, làm giảm nồng độ CO2, làm tăng pH ATP được tạo ra trong pha sáng của quang hơp đã hoạt hóa bơm K+ trong màng tế bào hạt đậu, dẫn đến hấp thu một lượng lớn ion K+ từ các tế bào biểu bì xung quanh, làm giảm thế nước trong
tế bào khí khổng và tế bào hút nước, khí khổng mở ra
+ Ban đêm, hoạt động hô hấp tích lũy CO2, tế bào dùng hết ATP Bơm K+ không được hoạt hóa, tế bào hạt đậu mất K+ và trở nên mất trương Khí khổng đóng
- Hoạt hóa enzim phôtphorilaza
+ Ở ngoài sáng, CO2 được sử dụng cho quá trình quang hợp, làm giảm lượng CO2, độ pH trong tế bào trở nên kiềm hơn và gần tới giá trị trung tính sẽ xúc tác hoạt tính enzim photphorilaza, enzim này xúc tác cho phản ứng phân giải tinh bột thành đường, làm tế bào hút nước và khí khổng mở
+ Trong tối diễn ra quá trình ngược lại làm cho khí khổng đóng.
* Axit abxixic có vai trò trong quá trình đóng và mở của khí khổng.
+ Khi lá thiếu nước, axit abxixic sẽ được tích lũy trong tế bào hình hạt đậu Axit này đã ức chế sự tổng hợp của enzim photphorilaza làm ngưng sự thủy phân tinh bột thành đường, làm giảm hàm lượng đường có hoạt tính thẩm thấu và khí khổng đóng lại
+ Hàm lượng axit abxixic trong tế bào hình hạt đậu tăng cũng đồng thời làm kích thích các bơm ion K+ hoạt động, các kênh ion mở, dẫn đến các ion K+ rút ra khỏi tế bào khí khổng, các tế bào này giảm áp suất thẩm thấu và khí khổng đóng
Hình 1.5: Cấu tạo khí khổng
Trang 3II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THOÁT HƠI NƯỚC
1 Độ ẩm đất
- Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng độ ẩm đất không phải là một nhân tố quan trọng đối với
sự thoát hơi nước Vì sự thay đổi lớn nhất trong thế nước xảy ra ở bề mặt phân cách lá – không khí nên miễn là đất không ở điểm phần trăm héo vĩnh cửu, thì thoát hơi nước hầu như không phụ thuộc vào tốc độ hấp thụ nước
- Trường hợp khi nước trong đất giảm ảnh hưởng đến phần trăm héo vĩnh cửu, tốc độ thoát hơi nước giảm xuống Lý do là thế nước đất bị giảm làm thế nước lá giảm
2 Ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp lên thoát hơi nước thông qua cơ chế mở khí khổng dưới tác
động của ánh sáng
3 Nhiệt độ là nhân tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng lên thoát hơi nước, nhiệt độ tăng
cường độ thoát hơi nước tăng Phần lớn các loài cây cường độ thoát hơi nước mạnh nhất ở
30-400C
4 Độ ẩm tương đối của không khí có liên quan với nhiệt độ không khí là một nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến thoát hơi nước Khi nhiệt độ lá tăng hay độ ẩm tương đối của không khí giảm, động lực thoát hơi nước sẽ tăng và thoát hơi nước tăng lên và ngược lại
5 Gió đóng vai trò kép trong thoát hơi nước Một là gió có thể làm tăng thoát hơi nước Hai là
gió có khuynh hướng làm thay đổi nhiệt độ lá làm cho nhiệt độ lá gần với nhiệt độ của gió
6 Ảnh hưởng của phân bón.
- K ảnh hường đến đóng mở khí khổng
- Bón phân nhiều làm giảm sự thoát hơi nước
III CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG:
a Khái niệm: Cân bằng nước là sự tương quan giữa lượng nước do rễ hút vào và lượng nước
thoát ra qua lá → được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B)
+ Khi A = B : mô của cây đủ nước và cây phát triển bình thường
+ Khi A > B : mô của cây thừa nước và cây phát triển bình thường
+ Khi A < B : mất cân bằng nước, lá héo, lâu ngày cây sẽ bị hư hại và cây chết
- Hiện tượng héo của cây: Khi tế bào mất nước làm giảm sức căng bề mặt, kéo theo nguyên
sinh chất và vách tế bào co lại làm lá rũ xuống gây hiện tượng héo Có 2 mức độ héo là héo lâu dài và héo tạm thời
+ Héo tạm thời xảy ra khi trong những ngày nắng mạnh, vào buổi trưa khi cây hút nước
không kịp so với thoát hơi nước làm cây bị hép, nhưng sau đó đến chiều mát cây hút nước no đủ thì cây sẽ phục hồi lại
+ Héo lâu dài xảy ra vào những ngày nắng hạn hoặc ngập úng hoặc đất bị nhiễm mặn, cây
thiếu nước trầm trọng và dễ làm cho cây bị chết
Chú ý: Hạn sinh lý là hiện tượng cây sống trong hiện tượng ngập úng, bị ngập mặn có thừa nước nhưng cây không hút được
b Cần tưới tiêu hợp lý cho cây:
* Cơ sở khoa học:
+ Dựa vào đặc điểm di truyền pha sinh trưởng, phát triển của giống, loại cây
+ Dựa vào đặc điêmt cảu đất và điều kiện thời tiết
* Nhu cầu nước của cây được chẩn đoán theo một số tiêu chí sinh lý: áp suất thẩm thấu, hàm
lượng nước và sức hút nước của lá cây
Hình 1.6: Cấu tạo khí khổng
Trang 4BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai?
I Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm
II Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút nước của cây sẽ yếu
III Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất
IV Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây
Câu 2: Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì
A vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm
hạ nhiệt môi trường xung quanh giúp CO2 khuếch tán vào bên trong lá
B vật liệu xây dựng toả nhiệt làm môi trường xung quanh nóng hơn
C cả 2 đều có quá trình trao đổi chất nhưng ở cây quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn
D vật liệu xây dựng và cây đều thoát hơi nước nhưng cây thoát mạnh hơn
Câu 3: Phản ứng mở quang chủ động là phản ứng
A mở khí khổng chủ động lúc sáng sớm khi mặt trời mọc hoặc khi chuyển cây từ ngoài sáng vào tối
B mở khí khổng chủ động lúc sáng sớm khi mặt trời mọc hoặc khi chuyển cây từ tối ra ngoài sáng
C mở khí khổng chủ động lúc trời tối hoặc khi chuyển cây từ ngoài sáng vào tối
D mở khí khổng chủ động lúc trời tối
Câu 4: Ở một số cây (cây thường xuân - Hedera helix), mặt trên của lá không có khí khổng thì
có sự thoát hơi nước qua mặt trên của lá hay không?
A.Có, chúng thoát hơi nước qua lớp biểu bì
B Không, vì hơi nước không thể thoát qua lá khi không có khí khổng
C Có, chúng thoát hơi nước qua lớp cutin trên biểu bì lá
D Có, chúng thoát hơi nước qua các sợi lông của lá
Câu 5: Cây hấp thụ 1000g nước thì có khoảng bao nhiêu g nước bay hơi, bao nhiêu g nước được
giữ lại?
A 990g nước bay hơi, 10g nước giữ lại B 700g nước bay hơi, 300g nước giữ lại
C 10g nước bay hơi, 990g nước giữ lại D 300g nước bay hơi, 700g nước giữ lại
Câu 6: Trên lá cây, khí khổng phân bố ở
A chỉ phân bố ở mặt dưới của lá
B chỉ phân bố ở mặt trên của lá
C luôn luôn phân bố ở cả mặt dưới và mặt trên của lá
D phân bố ở mặt trên, mặt dưới, hoặc cả 2 mặt tùy thuộc từng loài cây
Câu 7: Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm:
A Qua thân, cành và lá B Qua khí khổng và qua cutin
C Qua cành và khí khổng của lá D Qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá
Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của sự thoát hơi nước qua lá?
A khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp
B khí khổng mở cho khí O2 đi vào cung cấp cho quá trình hô hấp giải phóng năng lượng cho các hoạt động của cây
C giảm nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng
D tạo động lực đầu trên của dòng mạch gỗ
Câu 9:.Yếu tố nào là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng hoặc mở khí khổng?
Trang 5Câu 10: Nhận định nào không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của một số nhân tố tới sự thoát hơi
nước?
A Một số ion khoáng cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do nó điều tiết độ mở của khí khổng
B Các nhân tố ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước
C Vào ban đêm, cây không thoát hơi nước vì khí khổng đóng lại khi không có ánh sáng
D Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước
Câu 11: Ý nào sau đây là không đúng với sự đóng mở của khí khổng?
A Một số cây khi thiếu nước ở ngoài sáng khí khổng đóng lại
B Một số cây sống trong điều kiện thiếu nước khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày
C Ánh sáng là nguyên nhân duy nhất gây nên việc mở khí khổng
D Ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến sự đóng mở khí khổng
Câu 12: Khi tế bào khí khổng trương nước thì tế bào khí khổng có những hoạt động nào?
A Vách (mép ) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra
B Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căn theo nên khi khổng mở ra
C Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra
D Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra
Câu 13: Để tổng hợp được một gam chất khô, các cây khác nhau cần khoảng bao nhiêu gam
nước?
A Từ 100 gam đến 400 gam B Từ 600 gam đến 1000 gam
C Từ 200 gam đến 600 gam D Từ 400 gam đến 800 gam
Câu 14: Cứ hấp thụ 1000 gam thì cây chỉ giữ lại trong cơ thể:
Câu 15: Khi tế bào khí khổng mất nước thì các tế bào khí khổng có những hoạt động nào?
A Vách (mép) mỏng hết căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại
B Vách dày căng ra làm cho vách mỏng cong theo nên khí khổng đóng lại
C Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng đóng lại
D Vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng khép lại
Câu 16: Sự mở chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?
A Khi cây ở ngoài ánh sáng B Khi cây thiếu nước
C Khi lượng axit abxixic (ABA) tăng lên D Khi cây ở trong bóng râm
Câu 17: Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở?
A Mép (Vách)trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng
B Mép (Vách)trong và mép ngoài của tế bào đều rất dày
C Mép (Vách)trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng
D Mép (Vách)trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày
Câu 18: Sự đóng chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?
A Khi cây ở ngoài sáng B Khi cây ở trong tối
C Khi lượng axit abxixic (ABA) giảm đi D Khi cây ở ngoài sáng và thiếu nước
Câu 19: Axit abxixic (ABA) tăng lên là nguyên nhân gây ra
A việc đóng khí khổng khi cây ở ngoài sáng B việc mở khí khổng khi cây ở ngoài sáng
C việc đóng khí khổng khi cây ở trong tối D việc mở khí khổng khi cây ở trong tối
Câu 20: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là
A vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng
B vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng
Trang 6C vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
D vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng
Câu 21: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là
A vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng
B vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng
C vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng
D vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh
Câu 22: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình nào trong trao đổi nước ở thực vật?
A Chỉ đến sự vận chuyển nước ở thân B Chỉ đến quá trình hấp thụ nước ở rễ
C Chỉ đến quá trình thoát hơi nước ở lá
D Đến cả hai quá trình hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá
Câu 23: Nguyên nhân nào làm cho khí khổng mở?
A Các tế bào khí khổng giảm áp suất thẩm thấu
B Hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng
C Lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quan hợp
D Hoạt động của bơm Ion ở tế bào khí khổng làm giảm hàm lượng Ion
Câu 24: Nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây
mở khí khổng là
A độ ẩm đất và không khí B nhiệt độ C ánh sáng D dinh dưỡng khoáng
Câu 25: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào?
A Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra
B Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu
C Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh
D Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh
Câu 26: Nguyên nhân nào làm cho khí khổng đóng?
A Hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng
B Lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp
C Các tế bào khí khổng tăng áp suất thẩm thấu
D Hoạt động của hô hấp tế bào
Câu 27: Nhân tố ảnh hưởng các bơm ion ở tế bào khí khổng làm tăng hàm lượng các ion.chủ yếu
đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng là
A Độ ẩm đất và không khí B Nhiệt độ
Câu 28: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?
A Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất llà trong những ngày nắng nóng
B Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời
C Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá
D Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá
Câu 29: Kết quả nào sau đây không đúng khi đưa cây ra ngoài sáng, lục lạp trong tế bào khí
khổng tiến hành quang hợp?
A Làm tăng hàm lượng đường
B Làm thay đổi nồng độ CO2 và pH
C Làm cho hai tế bào khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mở
D Làm giảm áp suất thẩm thấu trong tế bào
Câu 30: Khi cây bị hạn, hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng có tác dụng là
A tạo cho các ion đi vào khí khổng
Trang 7B kích thích cac bơm ion hoạt động.
C làm tăng sức trương nước trong tế bào khí khổng
D làm cho các tế bào khí khổng tăng áp suất Thẩm thấu
Câu 31: Cơ quan thoát hơi nước của cây là
Câu 32: Vai trò quá trình thoát hơi nước của cây là
A, tăng lượng nước cho cây
B giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá
C cân bằng khoáng cho cây
D giảm lượng khoáng trong cây
Câu 33: Quá trình thoát hơi nước qua lá là do:
A Động lực đầu trên của dòng mạch rây B Động lực đầu dưới của dòng mạch rây
C Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ D Động lực đầu dưới của dòng mạch gỗ
Câu 34: Vai trò quá trình thoát hơi nước của cây là :
A Tăng lượng nước cho cây
B Giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá
C Cân bằng khoáng cho cây
D Làm giảm lượng khoáng trong cây
Câu 35: Nguyên nhân nào không đúng khi nói về hiện tượng ứ giọt?
A các phân tử nước có liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt
B sự thoát hơi nước yếu
C độ ẩm không khí cao gây bão hòa hơi nước
D Do lực thoát hơi nước ở lá mạnh tạo nên hiện tượng ứ giọt
Câu 36: Cho bảng kết quả thí nghiệm của Garô như sau:
khổng/mm 2 Thoát hơi nước
(mg/24giờ)
Cây thược (Dahlia
Cây thường xuân
Phân tích kết quả bảng trên và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Mặt trên có số lượng khí khổng ít hơn mặt dưới nên sự thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở mặt dưới lá
(2) Ở cây đoạn (Tialia sp.), cây thường xuân (Hedera helix) mặt trên lá không có thoát hơi nước
do lớp cutin ở mặt trên lá dày làm ngăn cản sự thoát hơi nước
(3) Quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra theo hai con đường: Qua lớp cutin và qua khí khổng (4) Quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra chủ yếu theo con đường qua khí khổng
Trang 8Câu 37: Cho (A) là lượng nước do rễ hút vào, (B) là lượng nước thoát ra Có bao nhiêu phát biểu
đúng về cân bằng nước
(1) Khi A = B mô cây đủ nước, cây phát triển bình thường
(2) Khi A > B, mô của cây dư thừa nước, cây phát triển bình thường
(3) Khi A < B, mất cân bằng nước, lá héo Nếu lâu dài, cây sẽ bị hư hại nên sinh trưởng của cây giảm, cây có thể bị chết
(4) Tưới tiêu hợp lí cho cây trồng nên thực hiện theo công thức A = B là tốt nhất
Câu 38: Tác nhân nào chủ yếu điều tiết đóng mở khí khổng?
A Nước, ánh sáng, nhiệt độ, các ion khoáng, gió
B Nước, enzim, nhiệt độ, nồng độ các chất trong đất
C Nhiệt độ, ánh sáng, các chất hữu cơ trong đất
D Gió, ánh sáng, áp suất rễ
Câu 39: Phát biểu đúng về thoát hơi nước của cây trong vườn so với cây trên đồi?
(1) Cây trên đồi có cường độ thoát hơi nước qua khí khổng cao hơn cây trong vườn
(2) Cây trên đồi có cường độ thoát hơi nước qua cutin cao hơn cây cây trong vườn
(3) Cây trên đồi có lớp cutin phủ trên bề mặt phiến lá mỏng hơn cây trong vườn
(4) Cây trên đồi lộng gió nên làm hạn chế sự thoát hơi nước
Câu 40: Phát biểu không đúng khi nói về vai trò của quá trình thoát hơi nước?
A Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ
B Nhờ thoát hơi nước khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp
C Thoát hơi nước nó điếu hòa nhiệt độ lá cây vào những ngày nắng nóng, đảm bào cho quá trình sinh lí xảy ra bình thường
D Thoát hơi nước là động lực di chuyển của dòng mạch rây
Câu 41: Phát biểu đúng khi nói về thoát hơi nước là “tai họa” đối với thực vật?
A Phần lớn lượng nước được hấp thụ thì có đến gần 98% thoát ra qua bề mặt lá
B Lượng nước được hấp thụ chủ yếu để tổng hợp chất hữu cơ cho thực vật
C Lượng nước được hấp thụ chủ yếu dùng cho môi trường cho các phản ứng xảy ra trong cơ thể thực vật
D Phần lớn lượng nước hấp thụ được dự trữ trong cây dưới dạng liên kết
Câu 42: Phát biểu không đúng khi nói về thoát hơi nước là “tất yếu” đối với thực vật?
A Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ
B Nhờ thoát hơi nước khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp
C Thoát hơi nước nó điếu hòa nhiệt độ lá cây vào những ngày nắng nóng, đảm bào cho quá trình sinh lí xảy ra bình thường
D Thoát hơi nước là cơ sở của cân bằng nước để thực hiện tưới tiêu một cách hợp lí
Câu 43: Cho hình sau về cấu tạo giải phẫu của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước Phân
tích hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?
Trang 9(1) Lớp cutin phủ trên bề mặt trên của phiến lá nhằm làm hạn chế quá trình thoát hơi nước do mặt này tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
(2) Có lớp tế bào nhu mô xốp nằm phía dưới mô giậu, cấu trúc này để dễ dàng cho các phân tử nước thoát ra từ tế bào dễ dàng khuếch tán đến khí khổng
(3) Bề mặt dưới có nhiều khí khổng để dễ dàng cho các phân tử nước khuếch tán qua khí khổng
ra ngoài môi trường
(4) Hệ gân lá có hệ thống mạch rây và mạch gỗ phân nhánh đến từng tế bào lá cung cấp nước và ion cho các tế bào lá
Câu 44: Cho hình sau về thí nghiệm tính cường độ thoát hơi nước ở lá của Garô Phân tích hình
và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) CaCl2 là muối có đặc tính hấp thụ nước mạnh
(2) Dùng bình thủy tinh bịt kín bề mặt trên và dưới phiến lá nhằm thu nhận các phân tử nước thoát ra từ bề mặt trên và bề mặt dưới phiến lá
(3) Nếu dùng lượng CaCl2 ở chậu trên và chậu dưới như nhau thì khi thực hiện cân lại lượng CaCl2 chậu dưới sẽ nhiều hơn chậu trên
(4) Thí nghiệm này nhằm mục đích so sánh cường độ thoát hơi nước ở mặt trên lá so với mặt dưới lá
Trang 10A 1 B 2 C 3 D 4.
Câu 45: Cho hình sau về khí khổng ở lá Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Khí khổng là bộ phận thực hiện chủ quá trình thoát hơi nước ở lá
(2) Khí khổng gồm 2 tế bào hình hát đậu úp vào nhau, thành tế bào trong hai tế bào dày hơn thành bên ngoài hai tế bào
(3) Hình a là tế bào khí khổng đang thực hiện sự thoát hơi nước
(4) Hình b là tế bào khí khổng khép lại hạn chế sự thoát hơi nước
Câu 46: Dùng hai miếng giấy lọc tẩm côban clorua (CoCl2) đã sấy khô (có màu xanh da trời) kẹp đối xứng nhau qua hai mặt lá và đo số lượng khí khổng ở mặt trên và mặt dưới lá Trình bày kết quả bảng sau:
Phân tích kết quả bảng tên và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Sự thoát hơi nước ở mặt trên lá hay mặt dưới lá phụ thuộc vào cấu tạo của lá ở mặt trên hay mặt dưới có nhiều khí khổng
(2) Thông thường, các lá cây có sự thoát hơi nước ở mặt trên nhiều hơn mặt dưới do mặt trên có nhiều khí khổng hơn
(3) Khi thoát hơi nước mạnh làm cho tốc độ chuyển màu của côban clorua (CoCl2) nhanh
Câu 47: Qua nghiên cứu các nhà khoa học thấy rằng ở cây ngô thì sự thoát hơi nước ở mặt dưới
lá nhiều hơn mặt trên lá Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng về nguyên nhân trên?
(1) Lá ngô mọc đối xứng, phần bề mặt dưới lá tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên lớp cutin dày (2) Phần bề mặt trên phiến lá có nhiều khí khổng hơn bề mặt dưới phiến lá
(3) Cây ngô là cây chịu hạn nên sự hấp thụ nước không nhiều Vì vậy lá cây ngô thoát ra hơi nước ở mặt dưới lá thấp
Tên lá Lá Thời gian chuyển màu (s) Số khí khẩu ở mỗi mặt lá
Mặt trên Mặt dưới Mặt trên Mặt dưới
Dương
Hoàng
hậu