1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

8 1,1K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Các em thân mến Theo kế hoạch của Bộ kì thi THPT Quốc gia năm 2018 sẽ tiếp tục kế thừa tính ưu việt của năm 2017. Về các môn thi, các em thi bắt buộc ba môn toán, ngữ văn, tiếng anh và một môn tự chọn bài khoa học tự nhiên hoặc bài khoa học xã hội. Về giới hạn kiến thức là cả khối 11 và khối 12. Nhằm chuẩn bị tốt kiến thức nền tảng sinh học khối 11 cho kì thi sắp tối của khối 12. Sau đây thì xin giới thiệu các đề thi trắc nghiệm đã được thầy biên tập theo các chủ đề để gửi tới các em. Các bài tập trắc nghiệm này được thầy sưu tầm và biên soạn mới. Hy vọng qua các bài tập trắc nghiệm này sẽ giúp ích cho các em trong việc cũng cố lại kiến thức và sẽ đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia năm 2018. Trân trọng kính chào

Trang 1

Giáo viên: Lê Hồng Thái Hotline: 0983636150

LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH

I SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRONG TẾ BÀO THẦN KINH

3 Sự lan truyền xung thần kinh trong tế bào thần kinh

- Khi tế bào thần kinh bị kích thích → xuất hiện điện thế hoạt động → xuất hiện một hiệu điện thế giữa hai điểm trong màng thế bào Theo tính chất dẫn điện, điện thế sẽ được lan truyền từ nơi điện thế cao đến nơi có điện thế thấp → lan truyền điện thế hoạt động từ vùng này đến vùng khác của tế bào

Hình 9.5: Sự lan truyền của xung thần kinh

- Sự lan truyền điện thế hoạt động trên màng tế bào thần kinh được gọi là sự lan truyền xung thần kinh trong tế bào thần kinh

- Dựa vào đặc điểm cấu tạo của bào thần kinh người ta chia tế bào thần kinh ra làm hai loại tế bào thần kinh có bao miêlin, tế bào thần kinh không có bao có miêlin

Hình 9.6: Tế bào thần kinh không có bao mielin

Hình 9.7: Tế bào thần kinh có bao miêlin

Trang 2

Bảng 1: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin và trên sợi thần

kinh có bao mielin

Đặc điểm so sánh Tế bào thần kinh không có bao

Đặc điểm cấu tạo - Không có bao mielin bọc trên sợi

trục thần kinh

- Có bao mielin có bản chất phospholipit ( tính cách điện), Bao mielin bọc quanh sợi trục thần kinh không liên tục và ngắt quãng (eo Ranvie)

Sự lan truyền

xung thần kinh

- Xung thần kinh lan truyền là do sự mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác Xung thần kinh lan truyền liên tục ,

từ vùng này sang vùng khác

- Xung thần kinh lan truyền là do

sự mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang

eo Ranvie khác

- Xung thần kinh được lan truyền theo kiểu nhảy cóc

Hướng lan truyền - Lan truyền theo hai chiều - Lan truyền theo hai chiều

Tốc độ lan truyền

xung thần kinh - Lan truyền chậm - Lan truyền nhanh

II SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH QUA XINÁP

1 Khái niệm

- Xinap là nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác

- Có 3 kiểu xinap:

+ Xinap giữa TBTK – TBTK

+ Xinap giữa TBTK – TB cơ

+ Xinap giữa TBTK – TB tuyến

Hình 9.7: Các loại xinap

- Vai trò: Có vai trò dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác

2 Cấu tạo xinap

- Cấu tạo xinap hóa học gồm 3 bộ phận

a Chùy xinap

- Ngoài có màng bao bọc gọi là màng trước xinap Trong chứa ty thể và các bóng chứa chất trung gian hóa học(axêtincôlin, norađrênalin, đôpamin,serôtônin, )

Trang 3

Giáo viên: Lê Hồng Thái Hotline: 0983636150

- Là 1 khe nhỏ nằm giữa màng trước và màng sau xinap

c Màng sau xinap

- Trên màng có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học Có các enzim đặc hiệu có tác dụng phân giải chất trung gian hóa học Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin

Hình 9.8: Cấu tạo của xinap

3 Quá trình truyền tin qua xinap

Hình 9.9: Quá trình truyền tin qua xinap Bước 1: Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap → tính thấm của màng chùy xinap biến đổi

làm mở kênh Ca2+ = Ca2+ từ dịch ngoại bào đi vào trong chùy xinap

Trang 4

Bước 2: Trong chùy xinap, Ca2+ tác dụng làm cho 1 số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xinap

Bước 3: Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap gây hiện tượng mất phân cực

(khử cực) ở màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp

- Nếu chất trung gian hóa học gây hưng phấn à tác dụng lên màng sau làm thay đổi tính thấm của màng đối với ion Na+ à màng sau xuất hiện hưng phấn và tiếp tục truyền đi

- Nếu chất trung gian hóa học có tác dụng gây ức chế → tác dụng lên màng sau làm thay đổi trạng thái của màng từ phân cực thành tăng phân cực à xuất hiện điện thế ức chế sau xinap Vậy xung đến xinap dừng lại không được truyền đi nữa

- Tại màng sau xinap , sau khi điện thế hoạt động được hình thành ở màng sau và lan truyền tiếp

đi, enzim axêtincôlinesteraza phân hủy axêtincôlin thành axêtat và côlin

- Hai chất này quay trở lại màng trước xinap và được tái tổng hợp lại thành axêtincôlin chứa trong các bóng xinap

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1: Xung thần kinh là

A sự xuất hiện điện thế hoạt động

B thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động

C thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động

D thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động

Câu 2: Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin lại “nhảy cóc” ?

A Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện

B Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh

C Vì sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie

D Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng

Câu 3: Ý nào không đúng đối với sự tiến hoá của hệ thần kinh?

A Tiến hoá theo hướng dạng lưới  Chuổi hạch  Dạng ống

B Tiến hoá theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ

C Tiến hoá theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường

D Tiến hoá theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng

Câu 4: Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin lại “nhảy cóc”?

A Vì sự thay đổi tính thấm của mang chỉ xảy ra tại các eo Ranvie

B Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng

C Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện

D Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh

Câu 5: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học năm ở bộ phận nào của xinap?

Câu 6: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi

trục không có bao miêlin là

A dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng

B dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng

C dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng

D dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng

Câu 7: Một trong các cách làm giảm đau tại chỗ khá hiệu quả là đắp đá lạnh lên vết thương Vì

sau khi đắp đá lạnh sẽ làm chỗ bị thương giảm nhiệt độ nên nơron tại chỗ …(1)… chuyển hóa

Trang 5

Giáo viên: Lê Hồng Thái Hotline: 0983636150

Thứ tự (1), (2) lần lượt là

A tăng, tăng B tăng, giảm C giảm, tăng D giảm, giảm

Câu 8: Ở người, tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh vận động(có bao miêlin) là

khoảng 100m/s, còn trên sợi thần kinh giao cảm (không có bao miêlin) là 5 m/s Xung thần kinh lan truyền theo các bó sợi thần kinh không có bao miêlin từ ngón chân đến vỏ não, và xung vận động lan truyền từ các bó sợi thần kinh có bao miêlin từ vỏ não xuống đến các cơ ngón chân làm ngón chân co lại Cho biết chiều cao của người đó là 1,7m Thời gian xung thần kinh cảm giác

và xung thần kinh vận động lan truyền lần lượt là:

A 0,017s – 0,34s B 0,34s – 0,017s C 0,17s – 0,34s D 0,34s – 0,17s

Câu 9: Hưng phấn được truyền đi dưới dạng xung thần kinh theo hai chiều?

A từ nơi bị kích thích B trong sợi thần kinh

C trong cung phản xạ D chùy xinap

Câu 10: Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin?

A Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác

B Xung thần kinh lan truyền từ nơi có điện tích dương đến nơi có điện tích âm

C Xung thần kinh lan truyền ngược lại từ phía ngoài màng

D Xung thần kinh không chạy trên sợi trục mà chỉ kích thích vùng màng làm thay đổi tính thấm

Câu 11: Các thông tin từ các thụ quan gữi về dưới dạng các xung thần kinh đã được mã hoá như

thế nào?

A Chỉ bằng tần số xung thần kinh

B Chỉ bằng số lượng nơron bị hưng hấn

C Bằng tần số xung, vị trí và số lượng nơron bị hưng phấn

D Chỉ bằng vị trí nơron bị hưng phấn

Câu 12: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin diễn ra như thế nào?

A Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực

B Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do cực rồi đảo cự đến mất phân cực rồi tái phân c

C Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực

D Xung thần kinh lan truyền không liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực

Câu 13: Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyên xung thần kinh trên sợi trục có

bao miêlin?

A Dẫn truyền theo lối “Nhảy cóc” từ eo Ranvie này chuyển sang eo Ranvie khác

B Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo

C Dẫn truyền nhanh và ít tiêu tốn năng lượng

D Nếu kích thích tại điểm giưũa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng

Câu 14: Cho bảng thông tin về sự lan truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh như sau:

Sợi thần kinh Phương thức lan truyền

1 Sợi thần kinh không có bao

miêlin

a Lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên

b Lan truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranviê này sang eo Ranviê khác

2 Sợi thần kinh có bao miêlin c Điện thế lan truyền do sự mất phân cực, đảo cực và tái

Trang 6

phân cực liên tiếp từ eo Ranviê này sang eo Ranviê khác

d Điện thế lan truyền do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác

e Điện thế hoạt động lan truyền nhanh hơn

Tổ hợp các ghép đôi đúng là

A 1 – a, 1 – c, 2 – b, 2 – d, 2 – e B 1 – e, 1 – c, 2 – b, 2 – d, 2 – a

C 1 – a, 1 – b, 2 – c, 2 – d, 2 – e D 1 – d, 1 – c, 2 – b, 2 – a, 2 – e

Câu 15: Diện tiếp xúc giữa các nơron, giữa các nơron với cơ quan trả lời được gọi là

A diện tiếp diện B điểm nối C xináp D xiphông

Câu 16: Cấu trúc không thuộc thành phần xináp là

A khe xináp B cúc xináp C các ion Ca2+ D màng sau xináp

Câu 17: Vai trò của ion Ca+ trong sự chuyển xung điện qua xináp:

A Tạo môi trường thích hợp để các chất trung gian hoá học hoạt động

B Xúc tác sự tổng hợp chất trung gian hoá học

C Tăng cường tái phân cực ở màng trước xináp

D Kích thích gắn túi chứa chất trung gian hoá học vào màng trước xináp và vỡ ra

Câu 18: Nguyên nhân làm cho tốc độ truyền tin qua xináp hóa học bị chậm hơn so với xináp

điện?

A Diện tiếp xúc giữa các nơron khá lớn nên dòng điện bị phân tán

B Cần có thời gian để phá vỡ túi chứa và để chất môi giới khuếch tán qua khe xináp

C Cần đủ thời gian cho sự tổng hợp chất môi giới hoá học

D Phải có đủ thời gian để phân huỷ chất môi giới hoá học

Câu 19: Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn theo thứ tự:

A Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp →

Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp →

axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp

B Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp →

axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp →

Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp

C Axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp →

Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp →

Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp

D Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp →

Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp →

axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp

Câu 20: Hoạt động của bơm ion Na+ - K+ trong lan truyền xung thần kinh như thế nào?

A Khe xinap  Màng trước xinap  Chuỳ xinap  Màng sau xinap

B Màng trước xinap  Chuỳ xinap  Khe xinap  Màng sau xinap

C Màng trước xinap  Khe xinap  Chuỳ xinap  Màng sau xinap

D Chuỳ xinap  Màng trước xinap  Khe xinap  Màng sau xinap

Câu 21: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào?

Trang 7

Giáo viên: Lê Hồng Thái Hotline: 0983636150

B Màng trước xinap  Chuỳ xinap  Khe xinap  Màng sau xinap

C Màng sau xinap  Khe xinap  Chuỳ xinap  Màng trước xinap

D Chuỳ xinap  Màng trước xinap  Khe xinap  Màng sau xinap

Câu 22: Chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?

Câu 23: Chất trung gian hoá học phổ biến nhất ở động vật có vú là

A axêtincôlin và đôpamin B axêtincôlin và Sêrôtônin

C sêrôtônin và norađrênalin D axêtincôlin và norađrênalin

Câu 24: Xinap là

A diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau

B diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến

C diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ

D diện tiếp xúc chỉ giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến…)

Câu 25: Ý nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp?

A Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp

B Các chất trung gian hoá học trong các bóng Ca+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau

C Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước

D Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca+ đi vào trong chuỳ xinap

Câu 26: Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành

rất nhiều?

A Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao

B Vì sống trong môi trường phức tạp

C Vì có nhiều thời gian để học tập

D Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron

Câu 27: Cho bảng thông tin sau:

Hình thức cảm ứng Các vận động ở động vật

1 Hưng tính a Là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần

kinh (giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ hoặc tuyến)

2 Hưng phấn b Là điện thế xuất hiện khi tế bào thần kinh hưng phấn do

bị kích thích

3 Điện thế nghỉ c Là điện thế nghỉ có ở tế bào đang nghỉ ngơi không bị

kích thích

4 Điện thế hoạt động d Là sự biến đổi lí hóa sinh xảy ra trong tế bào bị kích

thích

5 Xináp e Là khả năng nhận và trả lời kích thích của tế bào

Tổ hợp ghép đôi đúng là

A 1 – a, 2 – d, 3 – c, 4 – b, 5 – e B 1 – e, 2 – d, 3 – c, 4 – b, 5 – a

C 1 – e, 2 – c, 3 – d, 4 – b, 5 – a D 1 – e, 2 – d, 3 – c, 4 – a, 5 – b

Câu 28: Phát biểu không đúng về bao miêlin?

A Bao miêlin có cấu tạo từ lipit và có tính chất cách điện

B Bao miêlin bọc trên sợi thần kinh ngắt quãng tạo nên các eo Ranviê

Trang 8

C Dẫn truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin là theo lối “nhảy cóc”

D Dẫn truyền xung thần kinh tiêu tốn nhiều ATP

Câu 29: Phát biểu không đúng khi nói về dẫn truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có

bao miêlin?

A Xung thần kinh được lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác

B Dẫn truyền xung thần kinh tiêu tốn nhiều ATP

C Xung thần kinh dẫn truyền được do sự mất phân cực, đảo cực và tái phân cực tại các vùng liên tiếp trên màng

D Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh nhanh

Câu 30: Phát biểu không đúng khi nói về dẫn truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao

miêlin?

A Xung thần kinh được lan truyền liên theo lối “nhảy cóc” do sự mất phân cực, đảo cực và tái phân cực tại các eo Ranviê

B Dẫn truyền xung thần kinh tiêu tốn ít ATP

C Xung thần kinh dẫn truyền được do sự mất phân cực, đảo cực và tái phân cực tại các vùng liên tiếp trên màng

D Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh nhanh

ĐÁP ÁN

1:a;2:a;3:d;4:c;5:d;6:c;7:d;8:b;9:b;10:c;11:c;12:c;13:d;14:a;15:c;16:c;17:d;18:b;19:d;20:d;21:d;22 :b;23:d;24:d;25:c;26:a;27:b;28:d;29:d;30:c

Ngày đăng: 05/07/2017, 13:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w