1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

27 782 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 87,66 KB

Nội dung

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG TRONG HỆ THỐNG KIỂM TOÁN 2 1. Khái niệm và bản chất của KTMT 2 2.Nội dung kiểm toán môi trường: 2 3.Ý nghĩa của KTMT 3 4. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG 3 CHƯƠNG 2: KIỂM TOÁN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 6 1.Khái niệm ĐTM 6 2.Đặc điểm đánh giá tác động môi trường : 6 3. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 7 CHƯƠNG 3: KIỂM TOÁN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 12 1.Khái niệm và đặc điểm hệ thống quản lý môi trường 12 2.QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HT QLMT 12 CHƯƠNG 4: KIỂM TOÁN CHẤT THẢI 19 1.Khái niệm và đặc điểm chất thải 19 2.Vai trò của kiểm toán chất thải 19 3.QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHẤT THẢI 19

Trang 1

M C L C Ụ Ụ

Trang 2

CHƯƠNG 1: KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG TRONG HỆ THỐNG KIỂM TOÁN

1. Khái niệm và bản chất của KTMT

- Khái niệm: Theo ISO 14010 – Hướng dẫn kiểm toán môi trường – Nguyên tắc chung thì “KTMT là quá

trình xác minh có hệ thống tài liệu, có khách quan và đánh giá bằng chứng kiểm toán để xác định liệu cáchoạt động quy định về môi trường, các sự kiện, điều kiện, hệ thống quản lý, hoặc các thông tin về nhữngvấn đề này phù hợp với tiêu chuẩn kiểm toán và giao tiếp kết quả của quá trình này”

Điểm mấu chốt trong khái niệm về KTMT:

• Là quá trình kiểm tra có hệ thống và được ghi bằng văn bản

• Được tiến hành một cách khách quan và độc lập

• Thu thập và đánh giá bằng chứng

• Xác định vấn đề và xem xét sự phù hợp với các tiêu chuẩn

• Thông báo, thông tin kết quả với khách hàng

trường tự nhiên, sử dụng các nguyên liệu xanh và thân thiện với môi trường

2.Nội dung kiểm toán môi trường:

*)Kiểm toán năng lượng và tiết kiệm trong việc sử dụng

+ khái niệm kiểm toán năng lượng là một kiểm tra,khảo sát và phân tích các dòng năng lượng cho một tòanhà, một quá trình, hoặc hệ thống để giảm số lượng đầu vào năng lượng của hệ thống mà không ản hưởngxấu đến đầu ra

+Kiểm toán năng lượngtrong sản xuất công nghiệp , kiểm toán năng lượng giúp giảm tiêu thụ năng lượngtại các hệ thống sản xuất và bổ trợ trong khi vẫn duy trì, hoặc , cải thiện công trình công suất lao động, sứckhỏe con người, sự thoải mái và an toàn cho môi trường sống, môi trường làm việc

+Kiểm toán năng lượng tập trung xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng và tiềm năng cải thiện hiệu quảnăng lượng

*)Kiểm toán sự tuân thủ các quy định và chính sách môi trường.

+Khái niệm là việc thẩm tra mức độ chấp hành các nguyên tắc về môi trường Đặc biệt là trong những nămgần đây, nội dung của luật và các nguyên tắc về môi trường ngày càng rộng hơn và phức tạp hơn, mà việc

vi phạm những nguyên tắc này có thể truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường

+Mục tiêu xác định những đòi hỏi đặc trưng có tính nguyên tắc là phải chấp nhận , việc tìm hiểu xemnhững hoạt động nào được chấp hành , và xác định những vi phạm có thể xảy ra đúng lúc để có biện phápđối phó trước

*)Kiểm toán hệ thống quản lí môi trường.

+Khái niệm là quá trình đánh giá hệ thống quản lí môi trường của tổ chức nhằm xem xét đơn vị có thiết lậphệ thống quản lí việc tuân thủ nguyên tắc hay không, đã hoạt động chưa, được sử dụng đúng đắn chưatrong các hoạt động thường ngày

+Mục tiêu kiểm toán hệ thống quản lí môi trường nhằm hiện những sai lầm mang tính hệ thống có khảnăng xảy ra mà tự thân các sai lầm đó có thể liên quan đến những vấn nạn môi trường sau này

*)Kiểm toán chất thải.

+Khái niệm kiểm toán chất thải là việc quan sát , đo đạc và ghi chép các số liệu, thu nhập và phân tích cácmẫu chất thải với mục tiêu là ngăn ngừa việc sinh sản sinh ra chất thải , giảm thiểu và quay vòng chất thải.Kiểm toán chất thải là bước đầu tiên trong quá trình nhằm tối ưu hóa việc tận dụng triệt để tài nguyên vànâng cao hiệu quả của sản xuất

+Mục tiêu kiểm toán chất thải nhằm mục đích giảm nguồn thải, tăng sử dụng lại hoặc loại bỏ hoàn toànchất thải

Trang 3

Ngoài ra, còn có các loại hình kiểm toán sau: kiểm toán đánh giá tác động môi trường, những địa điểm cóvấn đề về môi trường, quản lý sử dụng đất, rừng thủy sản

3.Ý nghĩa của KTMT

KTMT có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển xã hội hướng tới môi trường trong lành và tạo ra sảnphẩm thân thiện với môi trường, giúp nhà quản lý tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất sản phẩm Ý nghĩa khicác DN thực hiện KTMT:

- Thu hút khách hàng vì ngày nay con người càng đòi hỏi nhiều hơn về vấn đề sản phẩm đáp ứng chất lượngtốt, an toàn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường

- Chi phí – lợi ích: DN sẽ giải quyết được vấn đề chi phí thông qua việc nhận diện các quá trình, phân bổ cácnguồn lực tối thiểu cho các quá trình thiết lập mối tương tác hợp lý phù hợp với tổ chức, giữa các quá trìnhđó để đảm bảo DN bỏ ra mức chi phí thấp nhất có thể thu về lợi nhuận cao nhất

- Cải tiến các mối quan hệ nhà đầu tư: mqh bao gồm nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp

- Tránh được các rủi ro không đáng có về môi trường, về sức khỏe con người trong môi trường làm việc vàcải thiện môi trường làm việc, lao động trong DN; ngoài ra còn giúp cải thiện mqh giữa DN với KH vàNCC, tăng khả năng cạnh tranh với các DN khác

- Tuân thủ pháp luật: khi tuân thủ quy định, pháp luật và hiểu được tác động của các quy định này đối vớitrách nhiệm của nhà sản xuất cũng như vai trò quyền lợi của khách hàng trong việc lựa chọn sử dụng sảnphẩm của DN, mặt khác DN cũng có ý thức sx sản phẩm tuân theo pháp luật, giúp DN phát triển bền vững

- Cải tiến việc quản lý rủi ro: kiểm toán viên sẽ đưa ra báo cáo về tình hình sx sản phẩm của DN và đưa ranguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục vấn đề này, DN có thể nắm được và khắc phục được vấn đề vềrủi ro

- Tăng uy tín cho DN: khi DN áp dụng theo tiêu chuẩn ISO sẽ làm tăng uy tín về quá trình sản xuất sản phẩmvà thu hút được khách hàng, khẳng định uy tín trên thị trường

- Khả năng chiến thắng các DN khác đặc biệt khi các quy định mua hàng yêu cầu chứng nhận như điều kiệnđể cung cấp

4 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

GIAI ĐOẠN 1: LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN

GIAI ĐOẠN 2: THỰC HIỆN KIỂM TOÁN

1, Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ:

- Trong kiểm toán môi trường thì vân đề về tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là rất quan trọng,và cần tìmhiểu về các điều lệ về môi trường mà DN đã ký hay các tiêu chuẩn MT liên quan đến lĩnh vực ngành nghềsản xuất công ty phải tuân theo

Trang 4

- Tìm hiểu hệ thống quản lý nội bộ về MT, sức khỏe và an toàn những hoạt động chính thức hoặc khôngchính thức nhằm đưa ra những quy định, hướng dẫn về những khâu có thể gây tác động lên MT của cơ sởcần kiểm toán.

- Kiểm tra các tài liệu sổ sách: những tài liệu của đơn vị mà kiểm toán viên cần phải thu thập gồm có sơ đồ

tổ chức , sổ tay chính sách, sơ đồ hạch toán, sổ nhật kí, sổ cái, các báo cáo trình bày những dữ liệu thực tếvà kế hoạch…

- Quan sát các hoạt động kiểm toán và vận hành của chúng trong thực tiễn

*Mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ

- Lập bảng tường thuật: bằng tường thuật là sự mô tả bằng văn bản về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn

vị

- Lập bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ: là bảng liệt kê nhiều câu hỏi đã được chuẩn bị trc về cácquá trình kiểm soát trong lĩnh vực bao gồm MT kiểm soát, hệ thống kế toán và các nguyen tắc, thủ tụckiểm soát

- Lưu đồ: là sự trình bày các tài liệu và sự vận động liên tiếp của chúng bằng các ký hiệu và biểu đồ Phươngpháp này có ưu điểm là giúp ta có cái nhìn khái quát, logic và súc tích toàn bộ hệ thống , cũng như chothấy mqh giữa cá bộ phận, giữa các chứng từ, sổ sách

2 Đánh giá điểm yếu và điểm mạnh:

Tiến hành đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của việc thực hiện các quy trình và thủ tục trong đơn vị đckiểm toán Sauk hi đánh giá sơ bộ về điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống quản lý hay hệ thống kiểm soátnội bộ giúp cho KTV có nhận định ban đầu về vấn đề kiểm toán tại đơn vị để làm căn cứ đưa ra: “ dự thảobáo cáo kiểm toán”

GIAI ĐOẠN 3: KẾT THÚC VÀ THEO DÕI SAU KIỂM TOÁN

Trong vòng 2 tuần kể từ khi kết thúc giai đoạn kiểm toán, trưởng đoàn kiểm toán sẽ lập một báo cáo sơ bộvề những kết quả thu được Trước khi lập báo cáo chính thức, báo cáo sơ bộ này có thể được gửi cho cấp

Sở Môi Trường, Văn phòng pháp luật, ban quản lý của cơ sở được kiểm toán môi trường… để xem xét.Bước cuối cùng sẽ được kết thúc bằng một cuộc kiểm toán môi trường bổ sung nhằm đảm bảo nhữngkhiếm khuyết đã được sửa chữa

GIAI ĐOẠN 4: HOẠT ĐỘNG SAU KIỂM TOÁN

Giai đoạn hoạt động sau kiểm toán được thực hiện khi chủ thể cuộc kiểm toán là kiểm toán nhà nước vàkiểm toán nội bộ Các hoạt động sau kiểm toán bao gồm các công việc sau:

- Chuẩn bị và nộp báo cáo kiểm toán

- Chuẩn bị kế hoạch chuẩn bị thực hiện biện pháp

- Hoạt động tiếp theo cho kế hoạch hành động

Trang 5

A/ Chuẩn bị và nộp báo cáo kiểm toán

Báo cáo kiểm toán: là văn bản do kiểm toán viên lập và công bố để trình bày ý kiến của mình về nhữngthong tin được kiểm toán

Nội dung của báo cáo kiểm toán thường bao gồm các nội dung chính sau:

- Phạm vi và mục tiêu: Xác định các tổ chức cụ thể và chức năng, nhiệm vụ của phòng ban bị kiểmtoán

- Chi tiết về kế hoạch kiểm toán: Xác định thành viên nhóm kiểm toán, đại diện đơn vị được kiểmtoán và ngày kiểm toán

- Xác định các tiêu chuẩn và phương pháp đối với cuộc kiểm toán đã được tiến hành

- Trình bày giới hạn trách nhiệm thích hợp

- Tóm tắt quá trình kiểm toán, chỉ ra các phát hiện kiểm toán và những điểm không phù hợp

- Đưa ra nguồn sử dụng tài liệu đã sử dụng trong quá trình kiểm toán

- Nhận xét của đội kiểm toán và mức độ, phạm vi về việc tuân thủ các tiêu chuẩn của hệ thống quảnlý môi trường

Cuộc kiểm toán được coi là hoàn thành khi bên kiểm toán gửi cho khách hang về báo cáo kiểm toánB/ Chuẩn bị kế hoạch thực hiện biện pháp

Mục đích: Tìm ra các nguyên nhân gây ra và đưa ra các biện pháp khắc phục vấn đề

Nội dung của việc chuẩn bị kế hoạch thực hiện biện pháp:

- Xác định nguyên nhân của các điểm bất hợp lý

- Xây dựng kế hoạch để phù hợp với tiêu chuẩn ISO về bảo vệ môi trường

- Lập văn bản giấy tờ đối với các hoạt động khắc phục những hạn chế

- Tiến hành kiểm tra các hoạt động sau khi đã được tiến hành

- Kiểm tra về việc tiến hành các vấn đề về thực hiện biện pháp

CHƯƠNG 2: KIỂM TOÁN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1.Khái niệm ĐTM

Cho đến nay chưa có 1 khái niệm thống nhất nào về đánh giá tác động môi trường vì vậy dưới đây đưa ra 1số ứng dụng phổ biến :

Trang 6

- Theo chương trình môi trường của liên hợp quốc (UNEP) : “ đánh giá tác động môi trường là quátrình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả về mặt môi trường của 1 dự án phát triển”

- Theo Ủy ban kinh tế - Xã hội châu á – thái bình dương ( ESCAP) : “ đánh giá tác động môitrường là việc xác định, dự báo và đánh giá tác động của 1 dự án, 1 chính sách đối với môi trường.Tại việt nam phải đến năm 1993 khi luật bảo vệ môi trường ra đời và sửa đổi năm 2005 thì khái niệm đánhgiá tác động môi trường mới thực sự rõ rang Theo đó đánh giá tác động môi trường là việc phân tích dựbáo các tác động môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường khi triểnkhai dự án

2.Đặc điểm đánh giá tác động môi trường :

- Đánh giá tác động môi trường là 1 chế định pháp lý trong pháp luật bảo vệ môi trường bảo vệ môitrường là yêu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia và quốc tế Bản chất pháp lý của đánh giá tác động môitrường được thể hiện ở chỗ nó là 1 nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ yêu cầu quản lý nhà nước về môitrường từ nghĩa vụ hiến định của tất cả các cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường

- Đánh giá tác động môi trường sửa dụng chuẩn mực môi trường và tiêu chuẩn môi trường làm căncứ để so sánh, đánh giá và xác định mức độ các tác động môi trường ở việt nam mới có tiêu chuẩn,quy chuẩn về chất ượng môi trường chung và tiêu chuẩn môi trường chất thải

- Đánh giá tác động môi trường là công cụ khoa học mang tính dự báo trong quản lý, bảo vệ môitrường hay cứ nói 1 cách khác, đánh giá tác động môi trường là 1 công cụ giúp chúng ta tiên lượng,dự đoán những tác động của môi trường cả về mặt tích cực và tiêu cực có thể xảy ra, từ đó đề ranhững biện pháp ứng phó như thích nghi, giảm thiểu, giảm nhẹ, loại trừ tác động tiêu cực

- Phạm vi đánh giá là các hoạt động phát triển mà cụ thể là các dự án Đánh giá tác động của môitrường chỉ áp dụng đối vs các dự án đầu tư và phải được lập thẩm định và phê duyêt trước khi quyếtđịnh, phê duyệt dự án đầu tư Riêng đối với các cơ sở hoạt động thì luật bảo vệ môi trường 2005chưa có quy định áp dụng công cụ nào Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng công cụkiếm toán môi trường để đánh giá tác động môi trường

- Độ tin cậy, chính xác của đánh giá các tác động môi trường phụ thuộc vào phương pháp dự báo,thông tin số liệu, đầu vào và kinh nghiệm tay nghề của người thực hiện thông tin quan trọng nhâtchính là thực trạng của thành phần môi trường sẽ bị tác động bởi dự án như khả năng tự làm sạchmôi trường, khả năng tự chống đỡ của môi trường phải được xác định chính xác ngay tại thời điểmdự án, đây chính là hiện trạng môi trường và phải được dự báo cho đến thời điểm dự án đi vào triểnkhai hoạt động khó khăn cho những người đánh giá tác động môi trường là độ tin cậy và

II Ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường

-ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến môi trường của các chính sách,dự án phát triển cụ thể từ khâu hình thành ý tưởng, quán triệt xuyên suốt quá trình lập, thẩm định, xem xét,triển khai thực hiện và vận hành dự án

-ĐTM cung cấp thông tin về ảnh hưởng của dự án đến môi trường cho các bên có lợi ích liên như bên đềxuất dự án, chính phủ, chính quyền địa phương, cộng đồng và tham khảo ý kiến 1 cách đầy đủ trong mọigiai đoạn của quá trình ra quyết định Các thông tin được tham vấn phải được áp dụng sớm nhất, đầy đủnhất trong quá trình lập kế hoạch để nắm được những mối quan tâm chính, các hướng ưu tiên ,các xungđột,các sức ép và những thách thức lớn trước khi quyết định

Trang 7

-ĐTM huy động được sự đóng góp của đông đảo các tầng lớp xã hội Nó góp phần nâng cao trách nhiệmcủa các cấp quản lý, chủ dự án đến việc bảo vệ môi trường Đồng thời, đánh giá tác động môi trường tạo cơhội cho sự kết hợp giữa các ngành , liên kết được các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau, nhằm giảiquyết công việc chung là đánh giá mức độ tác động môi trường các dự án, giúp cho người ra quyết định lựachọn được dự án phù hợp với mục tiêu bảo về môi trường.

-ĐTM giúp cho nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Những đóng góp củacộng đồng trước khi dự án đc đầu tư sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, làm cho dự án hòa nhập mộtcách tốt nhất đối với môi trường tiếp nhận ( kể cả môi trường xã hội và nhân văn) Thực hiện công tác đánhgiá tác động môi trường tốt có thể đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng trong tương lai Thông qua cáckiến nghị của đánh giá tác động môi trường,việc sử dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn, hiệu quả hơn vàgiảm được sự đe dọa của suy ngoái môi trường đến sức khỏe con người và hệ sinh thái

3 QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)

1 Chuẩn bị kiểm toán

1.1 Xác định mục tiêu và phạm vi cuộc kiểm toán

a Xác định mục tiêu kiểm toán

Tập trung đánh giá những tác động đáng kể và tiến hành kiểm tra các phương án hay biện phápnhằm tăng cường tính hiệu quả và khả thi của dự án

b Xác định phạm vi kiểm toán

Các thông tin cần thiết ch khâu xác định mức độ phạm vi đánh giá là những thông tin phản ánh đầyđủ về mặt sau: Dự án khu vực, các tác động và phương pháp đánh giá tác động , quản lí đáh giá tác độngmôi trường, luật và các quy định ,các quá trình ra quyết định

1.2 Chuẩn bị các điều kiện ban đầu cho cuộc kiểm toán

a Thành lập đoàn kiểm toán

Đội kiểm toán cần phải được xác định Số người tham gia kiểm toán cần được xem xét về mặt tổngsố và sơ cấu.Tổng số người kiểm toán phải tương xứng với quy mô kiểm toán, về cơ xấu nhóm kiểm toánphải đảm bảo có năng lực, trình độ đặc biệt phải có kinh nghiệm am hiểu lĩnh vực mà mình kiểm toánĐể trương trình kiểm toán thực hiện thành công, đưa ra những kết quả đánh ía đúng và đề suất phù hợp thìtrong đoàn kiểm toán không thể thiêu được chuyên gia môi trường bới lĩnh vực đanh giá tác động môitrường rất rộng và mang những đặc thù riêng

b Trao đổi, thảo luận với chủ đầu tư, ban quản lý dự án

Vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải có được sự hỗ trợ của ban quản lí cao nhất đối với công táckiểm toán và thực hiện kết quả của cuộc kiểm toán nếu không sẽ có hành động thực sự thế nào Để đạtđược yêu cầu này đoàn kiểm tra phải tiếp xúc với chủ đầu tư, ban quản lí dự án để hiểu ró hơn yêu cầuđồng thời bày tỏ chính kiến của đoàn kiểm toán về các mục tiêu kiểm toán

c Khảo sát thu thập thông tin

Mục tiêu của bước công việc này là kiểm toán và đoàn kiểm toán có được hiểu biết đầy đủ về hoạtđộng cũng như giao dịch và thu thập được những tài liệu cần thiết để lực chọn phương thức tổ chức cùngthủ tục kiểm toán Do vậy việc khảo sát và thu thập thông tin an đầu cần được tập trung và mực tiêu kiểmtoán và đảm bảo hiệu quả lợi ích của thông tin cho kết quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán

Các thông tin chủ yếu cần thu thập ở bước này gồm:

- Những hiểu biết về mục tiêu chung của hoạt động và mục tiêu cụ thể của chương trình thuộc đối tượngkiểm toán

- Tìm hiểu những hoạt động chính của cơ sở như đặc điểm nành nghề, hoạt động kinh doanh , chắc năng,nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất,…

2 Thực hiện kiểm toán

2.1 Phân tích đánh giá hiện trạng môi trường

a Xác định nguồn gây tác động

Trang 8

Nguồn gây tác động ở đây chính là các dự án phát triển có thể gây tác động tới môi trường Dự ánđó bất kể thuộc ngành nào, công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ, Người ta thường chia quá trình hoạtđộng dự án làm hai giai đoạn là giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành Mỗi giai đoạn có những hoạtđộng khác nhau và gây ra tác động khác nhau Ở giai đoạn xây dựng, một số hoạt động sau có thể gây tácđộng đến MT như san lấp, xây dựng cơ sở hạ tầng, vận chuyển thiết bị, Trong giai đoạn vận hành, nhữngtác động đến môi trường thường là tác động trực tiếp như phát sinh chất thải độc hại vào MT xung quanh.

b Xác định các nhân tố chịu tác động

Các nhân tố chịu tác động từ các dự án là rất rộng Do đó, cần phải xác định và sàng lọc một cáchkhoa học Thông thường thì những tác động đến sức khỏe cộng đồng được lưu tâm đầu tiên Tiếp đó là tácđộng đến hệ sinh thái, các loại tài nguyên đặc thù, nhạy cảm hoặc căn cứ vào các tác động làm thay đổichất lượng hay khả năng cung cấp dịch như như tác động có lợi và tác động có hại, tác động tại chỗ hoặc từ

xa, tác động vật lý, kinh tế, xã hội và tâm lý; tác động ngắn và dài hạn; tác động nội bộ và tác động bênngoài,… là những tác động được chọn

Ví dụ:

- Tác động môi trường vật lý: MT nước, MT đất, MT không khí và những tác nhân biến đổi khí hậu

- Tác động sinh thái bao gồm sự biến đổi về số lượng và chất lượng các vùng sinh thái nhạy cảm, đadạng sinh học

- Tác động bảo tồn thiên nhiên: bao gồm những vấn đề có liên quan đến khai thác và sử dung tàinguyên thiên nhiên như tài nguyên đất, các loại tài nguyên rừng nhưng đặc biệt là tài nguyên nước sạch vànăng lượng

- Tác động môi trường xã hội: gồm các đối tượng và các tác nhân tác động lên các mô hình tái định

cư, việc làm, sử dụng đất, nhà ở,

- Tác động môi trường kinh tế: gồm các đối tượng và các tác nhân tác động đến cơ hội việc làm, khảnăng tiếp cận các phương tiện dịch vụ xã hội,

=> Tùy ở mức độ tác động và khả năng chịu đựng của đối tượng tiếp nhận mà mức độ hậu quả khác nhau.Đáng quan tâm hơn cả là các tác động liên quan đến sức khỏe và phúc lợi con người, xa hơn nữa là các tácđộng có quy mô toàn cầu như thủng tầng ozon, mưa axit,…

2.2 Đánh giá tính khả thi của ĐTM

Kiểm toán viên so sánh những tác động dự kiến của dự án với các tác động thực tế trong quá trìnhthực thi và xây dựng dự án

ĐTM chỉ thực sự khả thi khi quá trình vận hành dự án đảm bảo hiệu quả kinh tế và tác động xấu củadự án đến môi trường là thấp nhất

- Xem xét các hậu quả xảy ra đối với môi trường khi thực hiện dự án Cụ thể:

+ Làm thay đổi điều kiện sinh thái: như lũ lụt, làm khô cạn nguồn nước, tiêu diệt các sinh vật,

+ Gây ô nhiễm MT đặc biệt là các dự án công nghiệp như làm bần, nhiễm độc không khí, bụi, mức độ

ô nhiễm được đo bằng các thiết bị chuyên dùng và nhà nước quy định mức độ cho phép

+ Gây ảnh hưởng đến các cảnh quan môi trường thiên nhiên

+ Phân tích kỹ các tác động và dự báo các tác động cụ thể làm biến đổi môi trường sinh thái và nguồntài nguyên thiên nhiên

- Xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng, vận hành

+ Thực hiện khảo sát: Kiểm toán viên sẽ phải đi khảo sát thực địa nơi dự án đang hoạt động

+ Lấy mẫu: tiến hành đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu, xác định điểm lấy mẫu

b Kiểm toán tính kinh tế và hiệu quả

Trang 9

- Góc độ vi mô: xem xét lợi lợi ích chi phí trên góc độ của nhà đầu tư hay phân tích hiệu quả kinh tếdoanh nghiệp KTV tính toán , so sánh chi phí hiện tại và chi phí theo dự án Chú ý chi phí xây dựng và chiphí vận hành

- Góc độ vĩ mô: xét cp-li trên phạm vi toàn xã hội hay phân tích hiệu quả kinh tế xã hội KTV đánhgiá tác động kinh tế của dự án đối với nền kinh tế quốc dân(phân tích đầy đủ những đóng góp của dự ánvào việc phát triển kinh tế quốc gia và thực hiện mục tiêu kinh tế của đất nước)

Việc đánh giá tác động của nền kinh tế là rất khó Cho tới nay chưa có phương pháp hay công thứccụ thể nào, cách tiếp cận chủ yếu vẫn là xem xét tác động của dự án tới các mục tiêu kinh tế xã hội của đấtnước

c Kiểm toán chương trình

Xác định mức độ hoàn thành theo kết quả mong muốn hoặc lợi ích do các cơ quan lập pháp hay đơnvị có thẩm quyền đề ra, sự hữu hiệu của các tổ chức, các chương trình, các hoạt động hoăc chức năng hoặcđơn vị có tuân thủ luật pháp hoặc các qui định đó có lien quanđến chương trình đó hay không?

3 Kết thúc kiểm toán

3.1 Xây dựng phương án giảm thiểu

Sau khi đánh giá tác động môi trường của dự án : KTV + các chuyên gia kĩ thuật đánh giá cáctác động phải xây dựng, tìm hiểu các phương thức tốt nhất để loại bỏ hoắc tối thiểu hóa các tác động có hạivà phát huy sử dụng tối đa các tác động có lợi đảm bảo cho cộng đồng hoắc các cá thể không phải chịu chiphí vượt quá mức lợi nhuận thu được để đạt mục đích này, các phương án giảm thiểu phải được thực hiệnđúng thời hạn, qui định Là các giải pháp kĩ thuật, công nghệ, qui hoạch, thiết kế và các biện pháp quản lí

Thức tế thì các tác động bất lợi thường vượt quá phạm vi của dự án đòi hỏi phải có chi phí ngoạiứng để khắc phục chi phí này thường không được tính đến trong quá trình phân tích luận chứng kinh tế- kĩthuật lập dự án mà cộng đồng xã hội phải chi trả thay Nên để đảm bảo phát triển bền vững, các chủ dự ánphải có trách nhiệm tính thêm các chi phí ngoại ứng trong suốt tuổi thọ của dự án

Để có thể đưa ra các biện pháp giảm thiểu hiệu quả đòi hỏi các KTV , chuyên gia kĩ thuật phải nắmvững bản chất, qui mô của tác động và các vấn đề lien quan Trước hết phải biết thực chất của vấn đề, xemxét mối lien quan tới sức khỏe cộng đồng, hsthai, suy giảm TNMT

Khi đánh giá có sự tác động bất lợi thì cần phải có sự điều chỉnh, giải pháp kịp thời dự án đangtrong quá trình xây dựng thì phải thay đổi qui hoạch, thiết kế,… còn nếu đang trong quá trình vận hành thìđưa ra các phương án công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu, tăng cương hoạt động quản lý kiểm soát,…Dovậy, trong suốt quá trình xây dựng, vận hành đến quản lý dự án phải thực hiện rất nhiều biện pháp giảmthiểu, cac biện pháp này đưa ra phải có tính khả thi cao và được thực thi nếu không sẽ vô nghĩa

Các vấn đề giảm thiểu tác động không thể giải quyết bằng việc điều chỉnh đơn giản hoắc cải thiệnqui trình kiểm soát thường nhật mà đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo từng khâu, từng giai đoạn của quátrình giảm thiểu cụ thể:

- lập ban chuyên trách thực hiện giảm thiểu với sự tham gia cảu chủ dự án đầu tư, ban quản lý, cánbộ kỹ thuật- công nghệ, cán bộ tài chính, điều phối công tác và các cá nhân khác có chức năng trợ giúp dựán

- xác lập mục tiêu cụ thể cần đạt và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong ban

- lập danh sách/ địa chỉ các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan chức năng lien quan trong quá trínhthức hiện, các chuyên gia trong lĩnh vực của dự án để tìm kiếm sự trợ giúp lúc cần thiết

- nếu vốn đầu tư thực hiện giảm thiểu lớn cần thiết phải xác định được nguồn trợ cấp tài chính đểthực hiện

- lập danh mục các biện pháp giảm thiểu

- sắp xếp thứ tự ưu tiên

+ biện pháp dễ thực hiện, chi phí thấp thực hiện trước, bphap phức tạp thực hiện sau

+ bp đòi hỏi vốn đầu tư ít làm trước

+ ưu tiên làm trước biên pháp có khả năng mang lại hiệu quả ngay

Với các bp phức tạp đòi hỏi vốn đầu tư lớn cần phải lập kế hoạch thực hiện chi tiết

3.2 Triển khai thực hiện biện pháp giảm thiểu tác động

Trang 10

Để tổ chức tốt việc thực hiện phải thành lập nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học đa ngành cóchuyên môn liên quan đến bài toán, để cùng thảo luận thực hiện hạng mục.

Song song công tác triển khai kỹ thuật, cần tiến hành công tác đào tạo huấn luyện cho nhân viên vậnhành , quản lý hệ thống này

3.3 Tổ chức quản lý, giám sát thực hiện

Thành lập 1 kế hoạch quản lí và giám sát song song với các biện pháp giảm thiểu tác động để có thểđánh giá được mức độ cải thiện nâng cao hiệu quả sản xuất khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu này

a Xây dựng chương trình quản lý môi trường

Theo luật bảo vệ môi trường,trong các giai đoạn trước khi xây dựng và vận hành thì Chủ đầu tưcùng các đơn vị trúng thầu xây dựng và vận hành sẽ phải thực hiện kế hoạch quản lý môi trường

Kế hoạch quản lý môi trường là rất cần thiết để giám sát các chỉ tiêu và có thể dự báo được các biếnđổi về môi trường đồng thời xây dựng được các biện pháp giảm thiểu trước khi có những biến đổi môitrường xảy ra

Mục tiêu của kế hoạch quản lí môi trường cho dự án là cung cấp các hướng dẫn để dự án đảm bảovề mặt mt Kế hoạch quản lí mt bao gồm chương trình giảm thiểu tác động đến mt, chương trình tuân thủcác biện pháp giảm thiểu đối với chủ đầu tư, các yêu cầu về báo cáo, cơ cấu tổ chức thực hiện Kế hoạchquản lí mt

b Chương trình giám sát môi trường

- Giám sát chất thải: đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/ tổng lượng thải và giám sát những thông số ônhiễm đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của VN, với tần suất tối thiểu

03 tháng 1 lần Các điểm giám sát phải được thực hiện cụ thể trên sơ đồ vs chú giải rõ ràng và tọa độ theoquy chuẩn hiện hành

- Giám sát khí thải: Như đã trình bày trg phần đánh giá tác động đến môi trương của Dự án là cáchoạt động khi xây dựng dự án, đưa dự án vào vận hành có các ảnh hưởng đến môi trường không khí và mỗigiai đoạn có 1 đặc trưng khác nhau Vì vậy giam sát chất lượng ko khí tại những khu vực thực hiện dự án làcần thiết Mục tiêu của công tác giám sát chất lượng ko khí là kiểm tra nồng độ các chất ô nhiễm ko khí bêntrong,bên ngoài khu vực dự án , nhận biết sớm sự gia tăng lượng thải các chất ô nhiễm ko khí từ các nguồnthải để có những biện pháp giảm thiểu

- Giám sát môi trường nước: Việc giám sát chất lượng nước ở khu vực dự án sẽ đc tiến hành cảtrong giai đoạn thi công xây dựng và trong giai đoạn vận hành Dự án Để đảm bảo các hoạt động của Dự ándiễn ra bình thường, đồng thời khống chế các tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh , cần cóchương trình giám sát mt bao gồm kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn nước Mục tiêu chính của hệ thốnggiám sát chất lượng nc cho khu vực này là giám sát ảnh hưởng của quá trình thi công đến sự biến đổi chấtlượng của hệ thống nước mặt, nc ngầm khu vực

- Giám sát môi trường xung quanh: chỉ giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho dự án theotiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành của VN trong trường hợp tại khu vực thực hiện dự án ko có cáctrạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, vs tần suất tối thiểu 6 tháng 1 lần Các điểm giám sátphải đc thực hiện cụ thể trên sơ đồ vs chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành

- Giám sát khác: chỉ phải giám sát các yếu tố: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất, xói lở bờ sông, bờsuối, bờ hồ, bờ biển, bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển, thay đổi mực nc mặt, nc ngầm, xâmnhập mặn, xâm nhập phèn, các tác động tới các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội khác vs tần suất phùhợp nhằm theo dõi đc sự biến đổi theo ko gian và thời gian của các yếu tố này Các điểm giám sát phải đcthể hiện cụ thể trên sơ đồ vs chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành

3.4 Đánh giá kết quả và lập báo cáo kiểm toán

Kiểm toán viên kết hợp tất cả những tài liệu, những quan sát của các thành viên sau đó đưa ra nhậnxét về kết quả kiểm toán Đoàn kiểm toán sẽ chính thức thảo luận hoặc là thông báo cho ban quản lí của cơ

sở đc kiểm toán biết về thực trạng kiểm toán tại các cơ sở Các kiểm toán viên sẽ đưa ra báo cáo kiểm toáncuối cùng khi đã thống nhất vs cơ sở đc kiểm toán Trong báo cáo này kiểm toán viên sẽ đề cập đến cácphát hiện trong quá trình thực hiện và đưa ra các kết luận thực trạng mt của dự án so với báo cáo đánh giá

Trang 11

tác động mt và các biện pháp khắc phục cũng như phòng chông các sự cố mt, sự cố trog hoạt động của cơ

sở thực hiện kiểm toán

Trang 12

CHƯƠNG 3: KIỂM TOÁN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG1.Khái niệm và đặc điểm hệ thống quản lý môi trường

Khái niệm : Hệ thống quản lý môi trường (EMS) là tổng hợp các biện pháp thích hợp tác động và điều

chỉnh các hoạt động của con người với mục đích tạo mqh hài hòa giữa môi trường và sự phát triển, giữanhu cầu của con người với chất lượng môi trường, giữa hiện tại và khả năng chịu đựng của trái đất – “pháttriển bền vững”

Đặc điểm của EMS:

- Cơ sở phải tuân thủ các quy định và luật môi trường của địa phương, bang, chính phủ.

- Các chính sách và các thủ tục được xác định một cách rõ ràng và được ban hành thông qua tổ chức

đó

- Các sự cố môi trường xảy ra do các sự cố của tổ chức phải được biết đến và kiểm soát

- Các cơ sở phải có nguồn tài nguyên và nguồn nhân lực cho công tác môi trường Những nguồn tài

nguyên và nhân lực này phải được sử dụng và có kế hoạch kiểm soát chúng trong tương lai

Hầu hết các EMS đều bao gồm 7 chức năng có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau, đó là:

- Lập kế hoạch: đề ra các mục tiêu, thiết lập các chính sách, xác định các thủ tục và thiết lập ngân quỹ củachương trình

- Tổ chức: thành lập cơ cấu tổ chức, vạch ra trách nhiệm và vai trò, thiết lập các tiêu chuẩn và đào tạo nhânviên

- Hướng dẫn và điều khiển: phối hợp, thúc đẩy, thiết lập các hướng ưu tiên, xây dựng các tiêu chuẩn thựchiện, ủy thác và quản lý sự thay đổi

- Liên lạc: phát triển và thực hiện đầy đủ accs kênh thông tin có hiệu quả trong đoàn thể, trong khu vực hànhchính và với nhóm bên ngoài, bao gồm cả các quy định chẳng hạn như quy định về sự sở hữu

- Kiểm soát và rà soát: mục đích là đánh giá kết quả, thừa nhận việc thực hiện, xác định vấn đề, tiến hànhhiệu chỉnh hành động và chủ định tìm kiếm những bài học từ những sai lầm đã qua từ đó tạo ra sự cải thiệntrong EMS

2.QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HT QLMT

2.1.Lập kế hoạch kiểm toán

Qúa trình kiểm toán hệ thống quản lý môi trường thực sự bắt đầu bằng một phiên họp mở đầu bao gồm cácthành viên trong đoàn kiểm toán và đại diện của khách hàng, bên được kiểm toán

2.1.1 xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán

a.Mục tiêu của kiểm toán môi trường

Các mục tiêu chính của một cuộc kiểm toán môi trường hướng tới là:

1. Đánh giá sự tuân thủ, chấp hành của nhà máy, công ty đối với chính sách, pháp luật của nhà nước, cácnguyên tắc, thủ tục Quốc Tế về bảo vệ môi trường

2. Đánh giá được mức độ phù hợp, sự hiệu quả của quản lý môi trường nội bộ của công ty, nhà máy

3. Thúc đẩy việc quản lý môi trường của các nhà máy diễn ra tốt hơn

4. Duy trì niềm tin của người dân đối với chính sách quản lý môi trường của nhà nước

5. Nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên của nhà máy về việc thi hành các chính sách về môitrường

6. Tìm kiếm các cơ hội cải tiến để sản xuất và bảo vệ môi trường tốt hơn

7. Thiết lập và thi hành được một hệ thống quản lý môi trường hữu hiệu, phù hợp cho các công ty

Trang 13

b.Phạm vi của kiểm toán môi trường

Có hai loại đó là kiểm toán môi trường phạm vi rộng lớn và kiểm toán môi trường phạm vi hẹp

Thông thường, nếu cuộc kiểm toán ở phạm vi rộng lớn thì thường là kiểm toán chuyên đề, chẳng hạn như:Kiểm toán theo các nhân tố cấu thành nên ô nhiễm môi trường như kiểm toán lưu lượng và nồng độ khíthải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại của một nhà máy nào đó hoặc các nhà máy tại một địaphương, một quốc gia, một khu vực; Kiểm toán năng lượng; Kiểm toán các chất thải bệnh viện; Kiểm toáncác chương trình môi trường của quốc gia…; Hay kiểm toán việc quản lý và sử dụng các khoản thu - chi,công tác lập, phân bổ dự toán, quyết toán kinh phí sự nghiệp môi trường Nếu cuộc kiểm toán ở phạm vihẹp thì có thể là cuộc kiểm toán chuyên đề hay kiểm toán toàn diện về việc tổ chức, quản lý môi trường (hệthống trang thiết bị và quá trình hoạt động) của một đơn vị

2.1.2.Chuẩn bị các điều kiện ban đầu cho cuộc kiểm toán

*Lựa chọn đoàn kiểm toán

- Tổ chức có thể lựa chọn các kiểm toán viên nội bộ hoặc cá nhân khác từ tổ chức hoặc thuê các kiểm toán

viên đọc lập bên ngoài

- Việc lựa chọn cần xem xét đến trình độ theo quy định TCVN ISO 14012, loại tổ chức quá trình, hoạt độnghoặc chắc năng cần đánh giá, số thành viên, khả năng ngôn ngữ và kiến thức của từng thành viên

- Trưởng đoàn kiểm toán phân công mỗi thành viên thực hiện việc đánh giá một số nhất định các yếu tốhoặc hoạt động của hệ thống quản lí môi trường

*Thu thập thông tin cơ sở

-Khi bắt đầu kiểm toán, cần phải :

+xem xét các tài liệu của tổ chức như các công bố chính sách môi trường

+ xem xét các tài liệu, sổ sách liên quan đến chính sách và thủ tục thực hiện quản lý môi trường cơ sở+ xem xét các báo cáo, giấy tờ làm việc và kết quả theo dõi kiến nghị kiểm toán trong hồ sơ kiểm toán lầntrước

-Khi tiến hành xem xét cần chú ý đến tất cả các thông tin cơ bản cần thiết, thích hợp về tổ chức

- Thu thập thông tin của các bên liên quan đặc biệt là của cộng đồng dân cư trên địa bàn cơ sở hoạtđộng

*Thỏa thuận các tiêu chuẩn hay những tài liệu tra cứu mà các hệ thống quản lý môi trường cần phải tuân thủ:

-Cần xây dựng hệ thống tiêu chí cùng các mức tiêu chuẩn đánh giá hoạt động theo mục tiêu xác định hoặcsử dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí đã được chấp nhận phổ biến như tiêu chuẩn ISO14001

-Sau khi thiết lập xong hệ thống tiêu chí kèm theo mức tiêu chuẩn cần được thảo luận và thống nhất với nhàquản lý cơ sở để bảo đảm tránh những bất đồng về phát hiện kiểm toán và bảo đảm tính khả thi cho cáckiến nghị đưa ra

*Tổng hợp việc nghiên cứu sơ bộ và lập chương trình kiểm toán

Đây là một báo cáo sơ bộ của đoàn kiểm toán về những công việc cần triển khai khi thực hiện kiểm toán tại

cơ sở

- Phần thứ nhất: xác định trọng tâm cần đi sâu

Ngày đăng: 04/07/2017, 20:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w