Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC Chương 2 : Thực trạng quy trình kiểm toán Vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC). Chương 3 : Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC)
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Nguyễn Đình Hưng
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
MỞ ĐẦU vii
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN BẰNG TIỀN 1
1.1.1 Đặc điểm vốn bằng tiền ảnh hưởng tới hoạt động kiểm toán 1
1.1.2 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục vốn bằng tiền 3
1.1.2.1 Đối với nghiệp vụ thu tiền 3
1.1.2.2 Đối với nghiệp vụ chi tiền 4
1.2.2 Mục tiêu kiểm toán vốn bằng tiền 6
1.2.3 Căn cứ kiểm toán vốn bằng tiền 7
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8
1.3.1 Lập kế hoạch 8
1.3.2 Thực hiện kiểm toán 14
1.3.3 Kết thúc kiểm toán vốn bằng tiền 24
1.4 SAI PHẠM THƯỜNG XẢY RA ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFC) 27
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFC) 27
Trang 32.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính quốc
tế (IFC) 27
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý 30
2.1.3 Dịch vụ cung cấp 30
2.1.4 Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty IFC 32
2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY IFC 33
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 33
2.2.2 Thực hiện kiểm toán 49
2.2.3 Kết thúc kiểm toán 65
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFC) 68
3.1 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ(IFC) 68
3.1.1 Ưu điểm 68
3.1.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 68
3.1.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 69
3.1.1.3 Giai đoạn tổng hợp kết quả kiểm toán tiền 70
3.1.1.4 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán 71
3.1.2 Một số hạn chế của kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC do IFC thực hiện 71
3.1.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 71
3.1.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 72
3.1.3: Nguyên nhân của thực trạng 74
3.1.4: Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực trạng 75
3.2: NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 76
Trang 43.2.1 Nguyên tắc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền trong kiểm
toán BCTC 76
3.2.2 Yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC 77
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI IFC 78
3.3.1 Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch 78
3.3.2 Hoàn thiện giai đoạn thực hiện kiểm toán 80
3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 82
3.4.1 Về phía Nhà nước 82
3.4.2 Về phía Hiệp hội nghề nghiệp 83
3.4.3 Về phía công ty kiểm toán 84
3.4.4 Về phía khách hàng kiểm toán 85
3.4.5 Về phía kiểm toán viên 85
KẾT LUẬN 86
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động 33
Bảng 2.2: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ 38
Bảng 2.3: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục vốn bằng tiền 39
Bảng 2.4: Bảng xác định mức trọng yếu tại công ty ABC 44
Bảng 2.5: Phân bổ ước lượng mức trọng yếu cho các khoản mục tại khách hàng ABC 45
Bảng 2.6: Chương trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền 46
Bảng 2.7: Giấy tờ làm việc “Phân tích biến động Vốn bằng tiền” 51
Bảng 2.8: Giấy tờ làm việc “Chứng kiến kiểm kê tiền mặt” tại công ty ABC 53
Bảng 2.9: Giấy tờ làm việc Kiểm tra số liệu tổng hợp Vốn bằng tiền 55
Bảng 2.10: Kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn nghiệp vụ thu, chi 56
Bảng 2.11: Giấy tờ làm việc kiểm tra tính đúng kì 58
Bảng 2.12: Giấy tờ làm việc tổng hợp tiền gửi ngân hàng 60
Bảng 2.13: Giấy tờ làm việc Kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng 64
Báng 2.14: Kết luận kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền 67
Trang 7MỞ ĐẦU
1) TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường thì nhu cầuthông tin đóng vai trò hết sức quan trọng cho mọi đối tượng vì đó là cơ sở để đưa racác quyết định Đối với doanh nghiệp thì thông tin tài chính luôn được nhiều đốitượng quan tâm với các mục đích khác nhau nhưng tất cả đều mong muốn nhữngthông tin đó phải trung thực và hợp lý nhằm đảm bảo cho việc đưa ra các quyết địnhđúng đắn và mang lại hiệu quả cao Nhưng những thông tin trên BCTC của cácdoanh nghiệp không phải lúc nào cũng được trình bày và phản ánh trung thực kếtquả hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng vốn có của nó Vì vậy, các thông tintrên BCTC phản ánh muốn có được độ tin cậy cao thì nó cần phải được kiểm tra vàxác nhận Trước sự đòi hỏi này, hoạt động kiểm toán ra đời nhằm đáp ứng yêu cầutrên, trong đó phải kể đến các tổ chức kiểm toán độc lập, nó có đóng góp lớn trongnền kinh tế với việc cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho những người quantâm đến số liệu tài chính Chính nhờ hoạt động kiểm toán độc lập đã giúp cho cácđối tượng quan tâm đó được thông tin trung thực và khách quan.Ngoài ra, thông quahoạt động này mà môi trường kinh doanh trở nên lành mạnh và đây là công cụ hữuích cho nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô Tất cả các khoản mục trên BCTC đềuquan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc ra những quyết định của người sử dụng thôngtin Trong các khoản mục đó thì KTV thường đặc biệt chú trọng kiểm tra khoảnmục Vốn bằng tiền vì đây là khoản mục nhạy cảm thường xuất hiện nhiều gian lận
và sai sót Vốn bằng tiền là một loại tài sản lưu động có tính linh hoạt cao và rấtđược ưa chuộng nên rủi ro tiềm tàng lơn Bên cạnh đó,khoản mục này có mối quan
hệ mật thiết với các chu trình kinh doanh chính của doanh nghiệp, đồng thời nó còn
là chỉ tiêu dùng để phân tích khả năng thanh toán của đơn vị nên thường dễ bị trìnhbày sai lệch Để có thể phát hiện được các sai phạm đối với khoản mục này thì đòihỏi quy trình kiểm toán phải được thiết kế sao cho công tác kiểm toán đạt được hiểu
Trang 8Kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) em đã quyết định thực hiện đề tài :
“Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế (IFC)”
2) MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hóa và làm rõ về quy trình kiểm toán BCTC nói chung và quy trìnhkiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC nói riêng
- Tăng thêm hiểu biết trong thực tế về quy trình thực hiện kiểm toán khoảnmục vốn bằng tiền tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế(IFC)
- Nhận biết những ưu điểm và phát hiện một số hạn chế của công ty trong quátrình kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền
- Đưa ra kiến nghị nhằm khắc phục các hạn chế để hoàn thiện hơn kiểm toánkhoản mục Vốn bằng tiền tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chínhQuốc tế (IFC)
3) ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm toán Vốn bằng tiền trong kiểm toán
BCTC
- Phạm vi nghiên cứu: Quy trình kiểm toán Vốn bằng tiền trong kiểm toán
BCTC tại công ty IFC với tư cách 1 khoản mục trong 1 cuộc kiểm toánBCTC
4) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bằng cách sử dụng phương pháp biện chứng duy vật kết hợp với phươngpháp toán học, logic và các kĩ thuật kế toán, kiểm toán cùng những kiến thức đã học
ở trường và đã tích lũy được trong quá trình thực tập, em đã hoàn thành luận vănnày
Trang 95)KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiềntrong kiểm toán BCTC
Chương 2 : Thực trạng quy trình kiểm toán Vốn bằng tiền trong kiểm toánBCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC)
Chương 3 : Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểmtoán vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấntài chính Quốc tế (IFC)
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Thịnh Văn Vinh đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo cho em trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp Em cũng xin gửi lờicảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo cùng các anh chị tại Công ty TNHH Kiểm toán và
tư vấn tài chính Quốc tế (IFC) đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho em trong quá trìnhthực tập tại Quý Công ty
Hà Nội, ngày 19/04/2013
Sinh viên
Nguyễn Đình Hưng
Trang 10CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN BẰNG TIỀN
1.1.1 Đặc điểm vốn bằng tiền ảnh hưởng tới hoạt động kiểm toán
a) Khái niệm
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là bộ phận tài sản lưu động làm chức năngvật ngang giá chung trong các mối quan hệ trao đổi mua bán giữa doanh nghiệp vớicác đơn vị cá nhân khác Vốn bằng tiền là một loại tài sản mà doanh nghiệp nàocũng sử dụng
Vốn bằng tiền là những tài sản có thể dùng để dự trữ, tích luỹ và làm phươngtiện để thanh toán như: tiền mặt , tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển
- Tiền mặt: bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc, kim khí quý đượclưu trự tại két của doanh nghiệp Số liệu được trình bày trên BCTC củakhoản mục này là số dư của tài khoản tiền mặt vào thời điểm khóa sổ sau khiđó được đối chiếu với số thực tế và tiến hành các điều chỉnh cần thiết
- Tiền gửi ngân hàng: bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc được gửitại Ngân hàng Số dư của tài khoản TGNH được trình bày trên bảng CĐKTphải được đối chiếu và điều chỉnh theo sổ phụ ngân hàng vào thời điểm khóasổ
- Tiền đang chuyển : Bao gồm các khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ mà doanhnghiệp đó nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc gửi qua bưu điện đểchuyển cho ngân hàng, hay tuy đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoảnTGNH để trả cho các đơn vị khác, thế nhưng đến ngày khóa sổ thì doanhnghiệp vẫn chưa nhận được giấy báo hay bảng sao kê của ngân hàng hay khobạc
b) Đặc điểm hạch toán Vốn bằng tiền
SV: Nguyễn Đình Hưng GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Trang 11- Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Hạch toán kế toán phải sử dụng thống nhấtmột đơn vị giá là “ đồng Việt Nam (VND) ” để tổng hợp các loại vốn bằngtiền Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “đồng Việt Nam” đểghi sổ kế toán Đồng thời phải theo dõi nguyên tệ các loại tiền đó.
- Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phải phản ánh kịp thời chính xác số tiền hiệncó và tình hình thu chi toàn bộ các loại tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loạingoại tệ theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam, quy đổi từng loại vàng bạc,
đá quý theo số lượng, giá trị, quy cách, độ tuổi, phẩm chất
- Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quyđổi ra “đồng Việt Nam” để ghi sổ kế toán Đồng thời phải theo dõi nguyên tệcủa các loại tiền đó Tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua bán thực tế bình quân trênthị trường do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố chính thức tại thời điểmphát sinh nghiệp vụ Với những ngoại tệ không công bố chính thức tỷ giáquy đổi ra đồng Việt Nam thì thống nhất quy đổi thông qua đồng Đô la Mỹ(USD)
c) Đặc điểm quản lý Vốn bằng tiền
- Theo dõi thu, chi, thanh toán và số dư tức thời của tiền mặt, tiền gửi ngânhàng và tiền vay của từng tài khoản ở từng ngân hàng
- Quản lý các khoản tiền bằng tiền VND và nguyên tệ gốc
- Kiểm tra số dư tức thời của các tài khoản vốn bằng tiền
- Theo dõi thanh toán theo các khoản mục chi phí
- Hiện thị số dư tức thời của từng tài khoản ngân hàng ngay khi nhập liệuTrong kiểm toán đối với khoản mục vốn bằng tiền, những đặc điểm tronghạch toán, quản lý vốn bằng tiền ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kiểm toán:
- Vốn bằng tiền là tài sản lưu động có tính thanh khoản cao ( đặc biệt là tiềnmặt ), lại gọn nhẹ dễ dàng cất giấu, di chuyển Vì thế, trong các doanhnghiệp những thủ tục kiểm soát nội bộ rất khó kiểm soát và quản lý một cáchtuyệt đối Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với vốn bằng tiền sẽ giúpKTV xác định khu vực kiểm toán vŕ phýőng pháp kiểm toán
Trang 12- Vốn bằng tiền là khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến nhiều khoảnmục quan trọng như thu nhập, chi phí, công nợ và hầu hết các tài sản kháccủa doanh nghiệp Do đó, vốn bằng tiền có mối quan hệ mật thiết với các chutrình nghiệp vụ chủ yếu của doanh nghiệp Vì vậy, những sai sót và gian lậntrong các khoản mục khác thường có liên quan đến các nghiệp vụ phát sinhtrong kỳ của vốn bằng tiền như mua bán vật tư, tài sản, thu tiền bán hàng,thanh toán công nợ, các khoản chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bánhàng, phát sinh hằng ngày Những sai phạm về vốn bằng tiền sẽ ảnh hưởngtrực tiếp tới việc xác định mục tiêu kiểm toán
- Từng ngành nghề kinh doanh mà số dư trên khoản mục vốn bằng tiền có thểlớn hay nhỏ nhưng thông thường với hầu hết các đơn vị số phát sinh củakhoản mục này là rất lớn Trong kiểm toán báo cáo tài chính, khoản mục vốnbằng tiền luôn được xem là một khoản mục trọng yếu, là một nội dung quantrọng
1.1.2 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục vốn bằng tiền
Khoản mục vốn bằng tiền thường có hai loại nghiệp vụ phát sinh là thu tiền
và chi tiền Kiểm soát nội bộ được thiết kế riêng đối với từng loại nghiệp vụ, cụ thể:
1.1.2.1 Đối với nghiệp vụ thu tiền
Các nghiệp vụ thu tiền thường phát sinh bao gồm: Thu từ bán hàng; Thu nợ;Thu từ vay nợ; Thu từ thanh toán vãng lai trong nội bộ hoặc bên ngoài…
Các chứng từ liên quan đến thu tiền bao gồm: Các hoá đơn bán hàng; Cácbản khế ước vay nợ đối với các khoản vay; Các bản kê thanh toán nợ; Giấy thanhtoán tiền tạm ứng còn thừa (hoàn ứng); Phiếu thu tiền (đối với thu tiền mặt); Giấybáo có hoặc giấy nộp tiền vào tài khoản (đối với thu tiền qua ngân hàng)
- Đối với thu tiền mặt: việc áp dụng chính sách thu tiền tập trung và phân côngcho nhân viên thu nhận rất phổ biến để ngăn ngừa khả năng sai phạm Cùngvới việc bố trí như trên thì một thủ tục kiểm soát đối với các nghiệp vụ thutiền chính là việc đánh số trước đối với các chứng từ thu tiền như phiếu thu,
Trang 13biên lai nhận tiền,… cũng được xem là thủ tục kiểm soát hiệu quả Trongtrường hợp thu tiền từ bán hàng, đơn vị cần thực hiện ghi chép từng nghiệp
vụ hằng ngày và lập báo cáo trong ngày để có thể kiểm soát được số tiền thuđược từ bán hàng hóa sản phẩm
- Đối với thu tiền qua ngân hàng: Kiểm soát đối với giấy báo có và định kỳ đốichiếu công nợ là thủ tục hữu hiệu để ngăn chặn khả năng sai phạm trongnhững nghiệp vụ này Trong điều kiện hệ thống thanh toán điện tử đang pháttriển cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thì việc thanh toán qua
hệ thống này là một giải pháp kiểm soát tương đối toàn diện và đem lại hiệuquả kiểm soát cao
1.1.2.2 Đối với nghiệp vụ chi tiền
Các nghiệp vụ chi tiền bao gồm: Chi mua vật tư, hàng hoá cho kinh doanh;Chi mua tài sản cố định (TSCĐ) cho kinh doanh; Chi phí để trả nợ nhà cung cấp,nhà tín dụng; Chi phí trả lương, bảo hiểm xó hội; Chi tạm ứng trong nội bộ; Chithanh toán vãng lai trong nội bộ hoặc bên ngoài
Các chứng từ liên quan đến chi tiền bao gồm: Các hợp đồng mua hàng, Lệnhchi tiền, Các hoá đơn mua hàng và các chứng từ chi mua khác, Khế ước vay nợ liênquan đến việc cho vay, Các séc chuyển tiền khi nộp tiền mặt vào Ngân hàng, Giấybiên nhận tiền, Giấy đề nghị thanh toán, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi, Lệnh chuyểntiền
Hoạt động chi tiền được phân chia với thu tiền chỉ mang tính chất tương đốikhi xem xét thủ tục kiểm soát đối với nghiệp vụ này Những thủ tục kiểm soát đốivới chi tiền đem lại hiệu quả trong việc ngăn chặn khả năng sai phạm bao gồm:
- Vận dụng triệt để nguyên tắc ủy quyền và phê duyệt trong chi tiền Khi phêduyệt thực hiện chi tiền cần dựa trên cơ sở là các văn bản cụ thể về xét duyệtchi tiêu và kiểm soát cũng như phê duyệt chi tiêu phải để lại dấu tích (chữ ký
và dấu)
Trang 14- Sử dụng chứng từ là phiếu chi phải có đánh số trước Trong quá trình pháthành, nếu có sai sót nhầm lẫn thì phải lưu giữ chứng từ sai làm căn cứ chođối chiếu.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán Khi các phương tiệnthanh toán điện tử phát triển thì việc sử dụng các phương tiện thanh toán điệntử, thanh toán qua ngân hàng sẽ giúp ích lớn trong việc ngăn chặn và pháthiện khả năng sai phạm trong thanh toán
- Thực hiện đối chiếu định kỳ với ngân hàng, với nhà cung cấp Đây là thủ tụckiểm soát tốt để phát hiện các chênh lệch giữa những ghi chép của bản thândoanh nghiệp với những ghi chép độc lập của bên có liên quan
Những thủ tục kiểm soát trên được coi là những thủ tục phổ biến trong quản
lý các nghiệp vụ thu chi Tuy nhiên trong các trường hợp cụ thể thì các thủ tục kiểmsoát này có thể được thay đổi, chi tiết hơn hoặc có thêm các thủ tục khác được thiết
kế, bổ sung làm tăng hiệu quả của việc kiểm soát đối với vốn bằng tiền Nghiên cứunhững thủ tục kiểm soát trên trong kiểm toán vốn bằng tiền có ý nghĩa vô cùng quantrọng Thông qua các thủ tục kiểm soát này, KTV có thể đưa ra hướng, nội dungkiểm toán cùng các phương pháp kiểm toán phù hợp để đạt được mục tiêu kiểmtoán đề ra
1.2 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.2.1 Ý nghĩa quá trình kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
a) Định nghĩa kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động của các kiểm toán viên độc lập vàcó năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các báo cáotài chính được kiểm toán viên nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực hợp
lý của báo cáo tài chính được kiểm toán với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đó đượcthiết lập
Trang 15b) Ý nghĩa và tác dụng
Khoản mục vốn bằng tiền là một chỉ tiêu rất quan trọng không chỉ trong quátrình quản trị tài chính của doanh nghiệp xét trên các trên khía cạnh: Khả năngthanh toán, tình hình thu tiền từ tiêu thụ sản phẩm và thanh lý nợ, hiệu quả sử dụngvốn… các thông tin về số phát sinh và số dư trong kì của khoản mục vốn bằng tiềncó ý nghĩa rất quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính Do vậy, kiểm toánkhoản mục vốn bằng tiền luôn luôn là cần thiết trong mỗi cuộc kiểm toán báo cáotài chính cho dù số phát sinh là không trọng yếu đi nữa
Trong kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền làviệc kiểm toán viên thu thập đầy đủ những bằng chứng kiểm toán tin cậy làm cơ sởcho việc xác minh và bày tỏ ý kiến của mình trên báo cáo kiểm toán về tình trungthực và hợp lý của khoản mục vốn bằng tiền trên báo cáo tài chính của khách hàng
1.2.2 Mục tiêu kiểm toán vốn bằng tiền
a) Mục tiêu kiểm toán chung
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200, mục tiêu kiểm toán BCTC:
- Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng báo cáo tài chính, xét trên phương diệntổng thể, không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu do gian lận haynhầm lẫn do đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tàichính đó được lập trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, phùhợp với quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính hiện hành và cácquy định pháp lý có liên quan hay chưa
- Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quyđịnh của chuẩn mực kiểm toán, phù hợp với các phát hiện của kiểm toánviên
b) Mục tiêu kiểm toán cụ thể
Nghiệp vụ thu, chi
- Xác minh các nghiệp vụ thu, chi tiền có thực sự đó xảy ra và được phêduyệt đúng đắn không
Trang 16- Xác minh các nghiệp vụ thu ,chi tiền có được đánh giá và tính toán, đúngđắn, hợp lý hay không
- Xác minh các nghiệp vụ thu, chi tiền có được phân loại và hạch toán vàocác sổ kế toán đầy đủ, đúng kì và đúng nguyên tắc, phương pháp kế toán,đồng thời chính xác về số liệu hay không
- Xác minh các nghiệp vụ thu, chi tiền có được phân loại, tổng hợp đầy đủ,chính xác và trình bày vào báo cáo kế toán, BCTC phù hợp hay không
Số dư Vốn bằng tiền:
- Xác minh xem vốn bằng tiền trên thực tế tồn tại doanh nghiệp có thuộcquyền sở hữu của công ty không
- Xác minh xem số dư vốn bằng tiền được phản ánh đúng giá trị và số lượngkhông
c) Mục tiêu kiểm toán đối với hệ thống kiểm soát nội bộ
- Xác định xem đơn vị có xây dựng và ban hành các quy định về quản lý nóichung và KSNB nói riêng cho khâu công việc liên quan đến vốn bằng tiềnkhông
- Xác minh xem doanh nghiệp có tổ chức triển khai thực hiện các quy định vềquản lý và kiểm soát không
1.2.3 Căn cứ kiểm toán vốn bằng tiền
- Các chính sách, chế độ liên quan đến quản lí vốn bằng tiền do nhà nước banhành như: quy định về mở tài khoản tiền gửi ngân hàng; quy định về thanhtoán qua ngân hàng; thanh toán không dùng tiền mặt; quy định về phát hànhséc; qui định về quản lí và hạch toán ngoại tệ vàng bạc, đá quý…
- Các quy định của hội đồng quản trị (hay ban giám đốc) đơn vị về tráchnhiệm, quyền hạn, trình tự, thủ tục phê chuẩn, xét duyệt chi tiêu, sử dụng vốnbằng tiền; về phân công trách nhiệm giữ quĩ, kiểm kê đối chiếu quỹ, báo cáoquỹ…
- Các báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán; thuyết minh báo cáo tài chính;
Trang 17- Các sổ hạch toán, bao gồm các sổ hạch toán nghiệp vụ( sổ quỹ, sổ theo dõingoại tệ, vàng bạc, đá quý, nhật kí gi chép công việc) và các sổ kế toán tổnghợp, sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan trong hạch toán cácnghiệp vụ về vốn bằng tiền.
- Các chứng từ kế toán về các nghiệp vụ biến động vốn bằng tiền như: phiếuthu, phiếu chi, giấy báo Nợ, Có của ngân hàng, chứng từ chuyển tiền…
- Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến vốn bằng tiền: hồ sơ về phát hànhséc; hồ sơ về phát hành trái phiếu; biên bản về thanh toán công nợ…
- Các nguồn tài liệu này cần thiết cho kiểm toán viên khi khảo sát để đánh giá
về hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị và kiểm tra,xác nhận về các thôngtin tài chính về tiền mà đơn vị đó trình bày trên báo cáo tài chính
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.3.1 Lập kế hoạch
Ngoài các bước công việc chung trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toánBCTC, KTV cần tiến hành tìm hiểu đối với khoản mục Vốn bằng tiền
a) Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán vốn bằng tiền
Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi KTV và công ty kiểm toán thu nhậnmột khách hàng Thu nhận khách hàng là một quá trình gồm hai bước, bao gồm: sựliên lạc giữa KTV với khách hàng tiềm năng mà khách hàng này yêu cầu được kiểmtoán và sự đánh giá việc chấp nhận hay không chấp nhận đối với yêu cầu được kiểmtoán đó Sau khi chấp nhận kiểm toán đối với khách hàng, KTV sẽ tiến hành thựchiện lập kế hoạch kiểm toán như sau:
* Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: KTV cần đánh giá khả năng
chấp nhận một thư mời kiểm toán dựa vào việc xem xét tính liêm chính của Bangiám đốc công ty khách hàng Thông qua việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểmtoán, KTV có thể đánh giá rủi ro của hệ thống KSNB của khách hàng, làm cơ sởcho việc tìm hiểu các sai sót trọng yếu có thể có trên BCTC Đối với các khách
Trang 18hàng mới của công ty, KTV có thể xem xét hồ sơ kiểm toán của KTV các nămtrước thực hiện để hỗ trợ cho công việc lập kế hoạch kiểm toán KTV có thể liên lạcvới KTV tiền nhiệm để có thể nắm vững hơn tình hình hoạt động của khách hàng.Đối với các khách hàng cũ, hàng năm KTV phải cập nhật các thông tin về kháchhàng và đánh giá có thể phát sinh những rủi ro nào khiến KTV và công ty kiểm toánphải ngừng cung cấp các dịch vụ kiểm toán cho khách hàng đó Công việc quantrọng nhất của KTV trong giai đoạn này đó là việc xác định khả năng có thể kiểmtoán của khách hàng
* Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng: KTV có thể
phỏng vấn trực tiếp BGĐ khách hàng (đối với khách hàng mới) hoặc dựa vào kinhnghiệm của các cuộc kiểm toán trước đó được thực hiện trước đó (đối với kháchhàng cũ) Việc xác định chỉ tiêu trên ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng kiểm toánKTV cần thu thập và giúp cho công ty kiểm toán có thể ước lượng được quy môphức tạp của cuộc kiểm toán
* Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán: Khi lựa chọn đội ngũ
nhân viên thực hiện kiểm toán, cần chú ý tới các vấn đề sau: có trình độ hiểu biết vềchuyên môn nghiệp vụ; có tính độc lập trong việc thực hiện kiểm toán đối với kháchhàng; có đầy đủ kinh nghiệm và sự am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng
để thực hiện kiểm toán
* Ký kết hợp đồng kiểm toán: Sau khi công ty kiểm toán quyết định chấp
nhận kiểm toán cho khách hàng công việc tiếp theo là ký kết hợp đồng kiểm toán.Đây là sự thỏa thuận chính thức giữa công ty kiểm toán với khách hàng về việc thựchiện kiểm toán và các dịch vụ có liên quan khác
b) Thu thập thông tin cơ sở
Trong giai đoạn này KTV đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu,đánh giá ban đầu về mức trọng yếu, thực hiện các thủ tục phân tích và xác định thờigian cần thiết cho việc thực hiện kiểm toán
* Tìm hiểu ngành nghề kinh doanh của khách hàng: Theo Chuẩn mực
Kiểm toán Việt Nam số 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh, tìm hiểu ngành
Trang 19nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng giúp cho KTV có đầy đủ nhận thức vàxác định các nghiệp vụ về vốn bằng tiền thực hiện trong hoạt động kinh doanh củađơn vị được kiểm toán, bao gồm: hiểu biết chung về nền kinh tế; môi trường và lĩnhvực hoạt động của đơn vị được kiểm toán; nhân tố nội tại của đơn vị được kiểmtoán (các đặc điểm quan trọng về sở hữu và quản lý; tình hình kinh doanh của đơnvị; khả năng tài chính; môi trường lập báo cáo; yếu tố pháp luật).
* Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung:
Bằng việc tìm hiểu này KTV sẽ có được những nét khát quát ban đầu về khách hàngtrước khi thực hiện kiểm toán
* Quan sát phòng kế toán: Việc quan sát phòng kế toán giúp KTV có được
nhận định ban đầu về phong cách quản lý, hoạt động của phòng kế toán Xem quytrình thu chi tiền mặt
* Nhận diện các bên hữu quan: Việc nhận diện này được thực hiện thông
qua phỏng vấn BGĐ, nhân viên trong công ty hay xem sổ theo dõi cổ đông, sổ theodõi khách hàng nhằm hoạch định một kế hoạch kiểm toán phù hợp
* Sử dụng chuyên gia bên ngoài: Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số
620 – Sử dụng tư liệu của chuyên gia, khi sử dụng tư liệu của chuyên gia trong quátrình kiểm toán, KTV phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp đểđảm bảo rằng các tư liệu đó đáp ứng được mục đích của cuộc kiểm toán
c) Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Nhằm xem xét các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các hoạtđộng kinh doanh của khách hàng Các tài liệu mà KTV cần hướng tới bao gồm:
- Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty
- Các BCTC, Báo cáo kiểm toán, Biên bản thanh tra, kiểm tra của năm hiệnhành hoặc của vài năm trước
- Biên bản của các cuộc họp cổ đông, họp hội đồng quản trị, BGĐ của công tykhách hàng Những thông tin này có ảnh hưởng đến việc trình bày trung thựccác thông tin trên BCTC
- Các hợp đồng, các cam kết quan trọng
Trang 20d) Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Theo Chuẩn mực Kiểm toán số 520 quy trình phân tích áp dụng trong quátrình lập kế hoạch kiểm toán được dựa trên các thông tin tài chính và thông tin phitài chính Thủ tục phân tích đối với Vốn bằng tiền được thực hiện bao gồm: phântích ngang và phân tích dọc
* Phân tích ngang (phân tích xu hướng): Đối với Vốn bằng tiền, KTV có
thể so sánh số liệu năm trước với năm nay, qua đó thấy được những biến động bấtthường và phải xác định nguyên nhân Đồng thời KTV có thể so sánh dữ kiện củakhách hàng với số liệu của ngành
* Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): Đối với Vốn bằng tiền, KTV có thể tính
toán một hệ số như hệ số thanh toán nhanh, tỷ suất thanh toán tức thời, tỷ suất thanhtoán hiện hành
e)Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong quá trình kiểm toán vốn bằng tiền
* Đánh giá tính trọng yếu
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320, trách nhiệm của KTV là xácđịnh xem BCTC có chứa đựng các sai phạm trọng yếu hay không, sau đó đưa ra cáckiến nghị thích hợp
Tính trọng yếu được xem xét qua các bước sau:
Sơ đồ 1.1: Các bước đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục Vốn bằng
Bước 5 So sánh sai số tổng hợp ước tính với ước lượng
ban đầu hoặc xem xét lại ước lượng ban đầu
Trang 21* Đánh giá rủi ro
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400, đánh giá rủi ro và kiểm soátnội bộ, việc đánh giá rủi ro kiểm toán thông qua việc đánh giá ba bộ phận: Rủi rotiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện căn cứ vào mối quan hệ được phảnánh trong mô hình sau:
f) Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
Là công việc hết sức quan trọng mà KTV phải thực hiện trong một cuộckiểm toán Đây cũng là một trong những yêu cầu mà Chuẩn mực kiểm toán ViệtNam số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ quy định
* Nghiên cứu hệ thống KSNB của công ty khách hàng: cần xem xét ba yếu
tố cơ bản như: môi trường kiểm soát; hệ thống kế toán; các nguyên tắc và các thủtục kiểm soát
- Môi trường kiểm soát: Bao gồm đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức, chínhsách nhân sự, công tác kế hoạch, bộ phận kiểm toán nội bộ, các nhân tố bênngoài
- Hệ thống kế toán: Bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kếtoán, hệ thống sổ sách kế toán và hệ thống báo cáo kế toán
- Các nguyên tắc và các thủ tục kiểm soát
Các nguyên tắc kiểm soát: nguyên tắc phân công phân nhiệm; nguyên tắcbất kiêm nhiệm và nguyên tắc phê chuẩn ủy quyền
Trang 22 Các thủ tục kiểm soát: kiểm soát trực tiếp và kiểm soát tổng quát.
* Đánh giá rủi ro kiểm soát: Là một trong những bước của việc đánh giá hệ
thống KSNB được thực hiện theo trình tự nhất định và được khái quát qua bốn bước
cơ bản sau:
- Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB và mô tả chi tiết trên giấy tờ làm việccủa KTV
- Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho từng khoản mục
- Thực hiện thủ tục kiểm soát
- Tổng kết việc đánh giá hệ thống KSNB
g Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán vốn bằng tiền
* Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát: được lập cho mọi cuộc kiểm toán
trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán Kếhoạch kiểm toán toàn diện phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểmtoán Những vấn đề chủ yếu được trình bày trong kế hoạch kiểm toán toàn diện baogồm: hiểu biết về hoạt động của khách hàng; hiểu biết về hệ thống KSNB; đánh giárủi ro và mức độ trọng yếu; nội dung, lịch trình và phạm vi của thủ tục kiểm toán,
* Xây dựng chương trình kiểm toán:
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán:
“Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải soạn thảo chương trình kiểm toán trongđó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết đểthực hiện kế hoạch kiểm toán”
Chương trình kiểm toán là một bảng liệt kê, chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từngphần hành nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thờigian ước tính cần thiết cho từng phần hành
Chương trình kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền thường bao gồm: mục tiêukiểm toán cụ thể của khoản mục Vốn bằng tiền, các thủ tục kiểm toán cần áp dụng,
kỹ thuật kiểm toán cụ thể, phạm vi và thời gian thực hiện, việc tham chiếu với cácthông tin có liên quan đến khoản mục, những bằng chứng cần thu thập
Trang 23Trong quá trình thực hiện, chương trình kiểm toán có thể thay đổi để phù hợpvới sự thay đổi của doanh nghiệp hoặc những tình huống chưa phát hiện được trướcđó.
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
a) Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Nghiên cứu đánh giá về KSNB đối với vốn bằng tiền đòi hỏi KTV tìm hiểu
về KSNB của đơn vị và sử dụng các thể thức khảo sát về sự hiện diện, liên tục và sựhiện hữu của kiểm soát nội bộ như thế nào
Sau khi đó có mô tả về hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV áp dụng các thể thức
cụ thể như : quan sát, phỏng vấn, xem xét… để khảo sát nội bộ và đánh giá RRKS.Nội dung và thể thức khảo sát về kiểm soát nội bộ với tiền mặt thường tập trung vàocác vấn đề sau:
Tiền mặt:
- Khảo sát, xem xét các quy định về phân công nhiệm vụ và về trách nhiệmcủa các nhân viên, các bộ phận liên quan
- Phân công người giữ quỹ và chế độ trách nhiệm về giữ quỹ
- Phân công và phân biệt giữa cán bộ có trách nhiệm duyệt chi với kế toán vàthủ quỹ có đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm
- Sự phân công công việc giữa các nhân viên trong các khâu hạch toán có đảmbảo việc thực hiện hạch toán tiền mặt được kịp thời và chặt chẽ
Thể thức các khảo sát trên đây thực hiện chủ yếu bằng việc xem xét các vănbản quy định về phân công nhiệm vụ, trách nhiệm, thực hiện phỏng vấn nhân viênliên quan, kết hợp quan sát trực tiếp sự vận hành của một số công việc như kế toán
và thủ quỹ Nếu có sự kiêm nhiệm trong công việc không tuân theo quy định hoặckhông có sự tách biệt trách nhiệm rõ ràng thì hiệu lực kiểm soát bị giảm đi, tiềmnăng về gian lận hoặc sử dụng tiền mặt lạm dụng dễ xảy ra
Khảo sát xem xét các quy trình duyệt chi tiền mặt và khâu tổ chức bảo quảnchứng từ thu tiền như:
Trang 24- Việc thực hiện quy trình duyệt chi tiền mặt có được giới hạn ở một số ngườiđảm bảo sự chặt chẽ và nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn hay không KTV cầnchú ý đến các dấu hiệu của sự phê chuẩn trên các hồ sơ và các chứng từ chitiền của đơn vị
- Công việc tổ chức bảo quản chứng từ tài liệu liên quan đến tiền mặt, có đượcđơn vị chú ý và thực hiện như thế nào?
- Nếu có trường hợp khoản chi không được phê chuẩn trước thì sự lỏng lẻotrong kiểm soát này dễ gây ra gian lận của khoản chi hoặc chứng từ khôngđảm bảo hợp lệ, hợp lý
- Khảo sát xem việc chấp hành quy định về kiểm tra đối chiếu quỹ tiền mặt vàviệc nộp quỹ tồn quỹ tiền mặt
Những công việc khảo sát về KSNB đối với tiền mặt nói trên giúp cho KTVđánh giá được hiệu lực của KSNB và mức độ RRKS đối với tiền mặt Từ đó xácđịnh phạm vi và thiết kế các khảo sát cơ bản để kiểm toán đối với các số liệu kếtoán
Tiền gửi ngân hàng
Các thủ tục, thể thức khảo sát về KSNB tiền gửi ngân hàng về cơ bản tương
tự như đối với tiền mặt Những khảo sát phổ biến thường phải thực hiện gồm:
- Khảo sát, xem xét về sự tách biệt hoàn toàn trách nhiệm chức năng ký pháthành séc chi tiền và chức năng thực hiện nghiệp vụ thanh toán có được đảmbảo hay không
- Xem xét việc quản lý chi tiêu séc gửi ngân hàng, việc ký séc, việc sử dụngséc của đơn vị có được đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý séc haykhông
- Khảo sát về sự KSNB của đơn vị đối với TGNH có được áp dụng đầy đủ vàthường xuyên hay không, đặc biệt là xem xét đối với việc quy định và thựchiện chức năng kiểm soát duyệt chi, ký séc ở đơn vị
- Khảo sát về KSNB trong tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu liên quan đến TGNHnhư: công việc đối chiếu, tổng hợp cân chỉnh hàng tháng, người thực hiện
Trang 25đối chiếu và sự độc lập của người thực hiện với các ngân hàng có giao dịchnhư thế nào.
Các khảo sát đối với KSNB nói trên là cơ sở để KTV đánh giá về RRKS liênquan đến tiền gửi ngân hàng và để xác định phạm vi khảo sát cơ bản
Tiền đang chuyển
- Khảo sát đối với việc phân công người chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ
và sự thực hiện quy trình công việc của người đó có đảm bảo các quy định vềquản lý vốn bằng tiền hay không
- Khảo sát các quy định liên quan đến kiểm soát và việc thực hiện kiểm soát,phê duyệt các hồ sơ, thủ tục liên quan đến chuyển tiền có đảm bảo sự kiểmsoát chặt chẽ và tỉ mỉ hay không
Sau khi thực hiện các thủ tục trên, KTV sẽ đánh giá lại RRKS Công việcnày chủ yếu là để nhận diện các điểm yếu và điểm mạnh của HTKSNB nhằm điềuchỉnh chương trình kiểm toán cho phù hợp Nếu KTV đánh giá RRKS là thấp ,thìcác thử nghiệm cơ bản vào cuối năm có thể chỉ hạn chế ở mức đối chiếu biên bảnkiểm kê quỹ, đối chiếu sổ phụ ngân hàng và so sánh số dư này với thư xác nhậnngân hàng Nếu đánh giá mức độ RRKS trung bình, thì có thể áp dụng các thủ tụctrên và bổ sung thêm một số thủ tục nhằm phát hiện gian lận Nếu đánh giá RRKS
là đáng kể hay tối đa, KTV cần phải mở rộng phạm vi thực hiện thử nghiệm chi tiếtcác khoản mục vốn bằng tiền
b.Thực hiện các khảo sát chi tiết
Kiểm tra chi tiết về số dư tài khoản tiền mặt
Các cơ sở dẫn liệu hay mục tiêu kiểm toán cơ bản và các thủ tục kiểm toánphổ biến chủ yếu tương ứng để thu thập bằng chứng kiểm toán số dư tiền mặt gồm
“Sự tồn tại”(có thật): Số dư tài khoản tiền mặt có sự tồn tại trên thực tế
-trong quỹ thực tế có tiền
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến gồm:
Chứng kiến việc kiểm kê quỹ quỹ tiền mặt của đơn vị tại thời điểm khóa
sổ để có cơ sở xác nhận sự tồn tại của tiền mặt tồn quỹ (bao gồm tiền nội
Trang 26tệ, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý) Trường hợp không thể chứng kiến kiểm
kê quỹ, KTV cần kiểm tra hồ sơ, tài liệu kiểm kê quỹ tại thời điểm khóa
sổ do đơn vị đó thực hiện, xem xét tính hợp lý và hợp thức của thủ tục đótiến hành cũng như kết quả kiểm kê đó ghi nhận
Kiểm tra đối chiếu số liệu về tồn quỹ tiền mặt giữa sổ quỹ (của thủ quỹ)với sổ kế toán tiền mặt
- “Sự tính toán, đánh giá” (Tính toán): Số dư tài khoản tiền mặt đều được
tính toán, đánh giá đúng đắn, chính xác
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến bao gồm:
Kiểm tra việc tính toán, đánh giá các khoản tiền mặt tồn quỹ của đơn vị;trong đó chủ yếu đối với ngoại tệ bao gồm số lượng từng loại nguyên tệ
và tỷ giá ngoại tệ tương ứng tại thời điểm khóa sổ để lập BCTC; Nộidung kiểm tra về tính toán đối với vàng bạc, đá quý nếu có bao gồm sốlượng, quy cách phẩm cấp từng loại vàng bạc, đá quý và phương phápđánh giá áp dụng
Kiểm tra về tính chính xác của kết quả việc tính toán từng loại tiền mặttồn quỹ
Trường hợp xét thấy cần thiết, KTV tính toán lại trên cơ sở tài liệu củađơn vị và sự xét đoán nghề nghiệp của bản thân sau đó đối chiếu với sốliệu của đơn vị
- “Sự cộng dồn và báo cáo”: Số dư tài khoản tiền mặt (hay các khoản tiền mặt
tồn quỹ) đó được tổng hợp (cộng dồn) đầy đủ, chính xác và được trình bàyphù hợp vào BCTC
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến gồm:
Kiểm tra việc tính toán số dư từng loại tiền mặt và tổng hợp tất cả cácloại tiền mặt để đảm bảo mọi khoản tiền mặt tồn quỹ đều được tổng hợphoặc phát hiện sự cộng dồn còn thiếu sót hay trùng lặp; Trường hợp xétthấy cần thiết, KTV có thể tự tính toán tổng hợp và đối chiếu với số liệutrên sổ kế toán của đơn vị
Trang 27 Kiểm tra xem xét việc trình bày tiền mặt vào BCTC có phù hợp và đúngquy định của chế độ kế toán hay không; So sánh số liệu tiền mặt trênBCTC với số dư tiền mặt trên sổ kế toán của đơn vị để đánh giá sự chínhxác nhất quán
Trong quá trình khảo sát chi tiết đối với tiền mặt, KTV cần chú ý đến cáctrọng điểm có nhiều khả năng gian lận sai sót như:
Các khoản thu tiền hàng bán chịu (bán trả chậm), các khoản được hưởnggiảm giá, chiết khấu, hoa hồng làm đại lý, ủy thác…
Các khoản chi tiền trong các loại mua hàng, chiết khấu, giảm giá hàngbán, chi trả hoa hồng cho đại lý,… và chi tiền có liên quan đến chi phí,chi thưởng, chi tạm ứng
Khi khảo sát các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt nói trên, cần chú ý cả về căn cứbảo đảm tính hợp lý, hợp lệ lẫn giá trị nghiệp vụ, đảm bảo cơ sở xác nhận cho các
số liệu hạch toán đầy đủ, chính xác và đúng kỳ vào các sổ kế toán tổng hợp, sổ kếtoán chi tiết
Kiểm tra chi tiết về nghiệp vu thu, chi tiền mặt
Các mục tiêu kiểm toán (cơ sở dẫn liệu) cơ bản và các thủ tục kiểm toán chủyếu, phổ biến thường áp dụng để thu thập bằng chứng xác nhận cho các cơ sở dẫnliệu tương ứng trong khảo sát chi tiết về nghiệp vụ thu, chi tiền mặt bao gồm cácmục tiêu cơ bản sau đây:
- “Sự phát sinh” (Có thật) của các khoản thu, chi tiền mặt đó ghi sổ: Các
nghiệp vụ thu, chi tiền mặt ghi sổ đó thực tế phát sinh và có căn cứ hợp lý
Để thu thập bằng chứng kiểm toán xác nhận cho các cơ sở dẫn liệu (mục tiêukiểm toán) nói trên, KTV thường tiến hành các thủ tục kiểm toán chủ yếu:
Kiểm tra bằng chứng về sự phê duyệt chi tiền của người có trách nhiệm(chữ ký phê duyệt, tính hợp lý, đúng đắn của sự phê duyệt) Cần lưu ýkiểm tra mẫu chứng từ chi tiền có khoản chi lớn hay bất thường về nộidung chi; Xem xét các trường hợp chi đó có đầy đủ các trường hợp
Trang 28 Đối chiếu chứng từ thu, chi tiền mặt với các tài liệu, chứng từ gốc chứngminh nghiệp vụ thu, chi tiền mặt Kiểm tra tên và số tiền của người nộptiền, nhận tiền trên chứng từ thu chi tiền mặt và trên các chứng từ kháccó liên quan Lưu ý xem xét các chứng từ về giảm giá, chiết khấu, hoahồng trong mua bán hàng, đối chiếu với các hóa đơn hay hợp đồng muabán để xem xét có đảm bảo phù hợp, nhất quán hay không.
Kiểm tra, xem xét việc ghi chép nhật ký quỹ (thu, chi tiền mặt), Kiểm trađối chiếu việc ghi sổ kế toán tiền mặt và các sổ kế toán có liên quan (sổmua hàng, bán hàng, thanh toán )
Kiểm tra các khoản chi tiền cho khách hàng về giảm giá, hoa hồng đại lý,
… có đúng chính sách bán hàng đó được quy định hay không Kiểm trađối chiếu với việc ghi sổ kế toán các tài khoản liên quan để đảm bảo rằngkhoản tiền đó thực chi và khách hàng đó thực nhận
- “Sự tính toán, đánh giá” (Tính giá): Các khoản thu chi tiền mặt ghi sổ kế
toán đều được tính toán, đánh giá đúng đắn (đặc biệt là đối với ngoại tệ, vàngbạc, đá quý)
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến gồm:
Kiểm tra việc tính toán thu, chi tiền mặt và đối chiếu với số liệu giữa sổ
kế toán với sổ thủ quỹ Việc kiểm tra đối với thu, chi tiền mặt là ngoại tệhay vàng bạc, đá quý (kiểm tra số liệu về số lượng nguyên tệ, tỷ giángoại tệ, số lượng và phẩm cấp vàng bạc, đá quý, phương pháp đánh giávàng bạc, đá quý)
Cũng cần lưu ý kiểm tra việc tính toán các khoản giảm giá, hoa hồng đại
lý, đó chi trả bằng tiền mặt
Trong những trường hợp xét thấy cần thiết, KTV tự tính toán lại số liệu
và đối chiếu với số liệu của chính đơn vị được kiểm toán
- “Tính đầy đủ”: Các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt đều được ghi sổ kế toán đầy
đủ
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến gồm:
Trang 29 Kiểm tra số lượng bút toán ghi sổ với số lượng các phiếu thu hay phiếuchi tiền mặt; đối chiếu chọn mẫu một số chứng từ thu, chi tiền mặt với sổnhật ký quỹ và sổ kế toán liên quan khác để đánh giá sự đầy đủ tronghạch toán tiền mặt trong kỳ.
Kiểm tra số thứ tự của các chứng từ thu, chi tiền mặt ghi sổ kế toán cũngnhư trên sổ quỹ để đảm bảo không có sự ghi trùng hay bỏ sót trong hạchtoán các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt trong kỳ
Tiến hành khảo sát đồng thời (hoặc tham chiếu) với các nghiệp vụ thanhtoán trong chu kỳ “mua hàng và thanh toán” và chu kỳ “bán hàng và thutiền” để phát hiện các trường hợp ghi trùng hay bỏ sót nếu có
- “Sự phân loại và hạch toán đúng đắn” (Chính xác): Các nghiệp vụ thu, chi
tiền mặt được phân loại và hạch toán chính xác về số liệu, đúng đắn về sốliệu, đúng tài khoản, đúng tài khoản đối ứng
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến gồm:
Kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ thu, chi tiền mặt có đảm bảo đầy đủ
và rõ ràng về nội dung cũng như sự chính xác về số liệu
Kiểm tra việc phân loại và hạch toán vào các sổ kế toán tương ứng (sổ kếtoán tổng hợp và chi tiết của tiền mặt, sổ các tài khoản đối ứng) để xácnhận sự hạch toán chính xác số liệu và đúng quan hệ đối ứng
So sánh đối chiếu giữa chứng từ thu chi tiền mặt với bút toán ghi sổtương ứng về số ngày và số tiền xem có đảm bảo hạch toán chính xác từchứng từ vào sổ kế toán không
- “Tính đúng kỳ”: Các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt phát sinh được ghi sổ kế
toán kịp thời, đúng kỳ
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến gồm:
So sánh ngày phát sinh nghiệp vụ thu, chi tiền mặt (ngày trên chứng từ)với ngày cập nhật chứng từ vào sổ kế toán để đánh giá tính hợp lý và kịpthời (đúng kỳ)
Trang 30 Đối chiếu, so sánh ngày ghi sổ của cùng nghiệp vụ thu, chi tiền mặt giữacác sổ có liên quan như: sổ quỹ, sổ kế toán tiền mặt, sổ thanh toán vớingười bán, sổ thanh toán với người mua, sổ tiền gửi ngân hàng,… đểxem xét sự phù hợp, đầy đủ, kịp thời.
Trong kiểm tra chi tiết nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, thông thường kiểm toánviên tiến hành kiểm tra chọn mẫu Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý kiểm tra cácnghiệp vụ thu chi bất thường, các nghiệp vụ có số tiền lớn, các nghiệp vụ xảy
ra vào cuối kỳ hạch toán này, đầu kỳ hạch toán sau Các trường hợp nàykhông những tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ dẫn đến sai phạm
Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và số dư đối với tiền gửi ngân hàng
- Các mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với tiền gửi ngân hàng chủ yếu gồm:
Các khoản tiền gửi ngân hàng được hạch toán vào sổ kế toán và trình bàytrên BCTC đều có căn cứ hợp lý
Sự tính toán đánh giá các khoản tiền gửi ngân hàng, đặc biệt là ngoại tệ,vàng bạc, kim khí quý đá quý đều đảm bảo tính đúng đắn, chính xác
Tính chính xác về kỹ thuật tính toán và hạch toán các khoản tiền gửi vàongân hàng vào sổ kế toán và được trình bày trên BCTC
Các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng đều được phân loại hạchtoán đúng đắn, đầy đủ, kịp thời (đúng kỳ)
Sự tính toán tổng hợp đầy đủ, chính xác và khai báo, trình bày đúng đắntiền gửi ngân hàng trên BCTC
- Công việc kiểm toán tiền gửi ngân hàng cũng được kết hợp hay tham chiếuvới kiểm toán các chu kỳ khác có liên quan (chu kỳ bán hàng và thu tiền, chu
kỳ mua hàng và thanh toán) và với kiểm toán các loại vốn bằng tiền khác
- Các thủ tục khảo sát chi tiết thông thường về nghiệp vụ và số dư tiền gửingân hàng cũng cơ bản tương tự như đối với tiền mặt Nhưng ngoài ra còn cómột số thủ tục kiểm toán đặc thù, có những điểm riêng đối với tiền gửi ngânhàng:
Trang 31 Lập bảng kê chi tiết tiền gửi ngân hàng và thực hiện việc kiểm tra đốichiếu với số liệu trong sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp với số liệu
do ngân hàng xác nhận (cung cấp) và với các chứng từ, tài liệu khác cóliên quan
Bảng kê chi tiết tiền gửi ngân hàng có thể do đơn vị cung cấp theo yêucầu của KTV hoặc do kiểm toán viên thu thập tài liêu và tự lập Trênbảng kê phải phân biệt chi tiết về từng loại tiền gửi tại từng ngân hàng
Gửi thư xin xác nhận của ngân hàng về số dư tài khoản tiền gửi ngânhàng tại thời điểm khóa sổ kế toán lập BCTC Xin xác nhận của các ngânhàng là thủ tục không thể thiếu trong kiểm toán tiền gửi ngân hàng KTVcó thể yêu cầu đơn vị kê khai hoặc cung cấp tài liệu để kê khai tiền gửicủa đơn vị tại các ngân hàng có giao dịch và đảm nhận việc gửi đi, nhận
về kết quả xác nhận Trong thư xác nhận bao gồm đề nghị xác nhận về số
dư tiền gửi ngân hàng tại thời điểm khóa sổ và các thông tin liên quankhác như:
Số dư của mọi tài khoản đơn vị tại ngân hàng
Các giới hạn trong việc sử dụng tiền gửi ngân hàng
Mức lãi suất (của các tài khoản tiền gửi có lãi)
Các khoản khách như: Cầm cố, thế chấp, mở tín dụng hay các khoảntương tự
- Tiến hành việc đối chiếu số liệu giữa bảng kê chi tiết tiền gửi ngân hàng với
số liệu do các ngân hàng có giao dịch xác nhận (cung cấp); đối chiếu số dưtừng loại tiền gửi ngân hàng trên sổ chi tiết với số dư tài khoản tiền gửi ngânhàng trên sổ cái Ngoài ra, còn có thể đối chiếu với các chứng từ, tài liệukhác có liên quan
- Kiểm tra việc tính toán đánh giá đối với ngoại tệ, vàng bạc, đá quý gửi tạingân hàng (trong quá trình hạch toán các nghiệp vụ gửi vào hay rút ra và của
số dư tại thời điểm báo cáo Thể thức các thủ tục khảo sát cơ bản tương tựnhư đối với ngoại tệ, vàng bạc đá quý và tiền mặt
Trang 32- Kiểm tra việc tính toán, khóa sổ kế toán tài khoản tiền gửi ngân hàng (Sổ chitiết và sổ tổng hợp) thông qua việc yêu cầu đơn vị cung cấp số phụ (hoặcbảng sao kê) của ngân hàng đó gửi cho đơn vị ở các khoảng thời gian trước
và sau ngày khóa sổ kế toán để đối chiếu với số liệu trên số kế toán của đơnvị nhằm phát hiện chênh lệch và tìm hiểu nguyên nhân (nếu có)
- Khảo sát các nghiệp vụ chuyển khoản
Nghiệp vụ chuyển khoản là loại đặc thù riêng của tiền gửi ngân hàng.Trường hợp tiền gửi của đơn vị được chuyển từ ngân hàng này sang ngânhàng khác hay chuyển khoản giữa các tài khoản tiền gửi trong nội bộcông ty, tổng công ty phải thực hiện theo những trình tự thủ tục nhấtđịnh
KTV cần chú ý thực hiện khảo sát loại nghiệp vụ này cả về mặt kiểmsoát đối với quá trình thực hiện thủ tục và cả đối với sự chính xác, đúngđắn, kịp thời trong ghi chép kế toán
Thông thường, KTV yêu cầu đơn vị cung cấp chứng từ tài liệu và lậpbảng kê tất cả các khoản tiền gửi ngân hàng trong nghiệp vụ chuyểnkhoản được thực hiện trong những ngày trước và sau ngày khóa sổ để lậpBCTC; Dựa vào số liệu trên bảng kê tiến hành kiểm tra đối chiếu vớiviệc hạch toán từng nghiệp vụ trên sổ kế toán về tính đúng đắn, chínhxác và kịp thời có đảm bảo được hay không
Khảo sát chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản tiền đang chuyển
Khảo sát chi tiết về nghiệp vụ và số dư tiền đang chuyển có thể được vậndụng tương tự như đối với tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Công việc khảo sát chủ yếu
và đặc thù thường được tiến hành gồm:
- Lập bảng kê danh sách các khoản chuyển tiền liên ngân hàng cho tất cả cáctài khoản liên quan để kiểm tra séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu; đặc biệt cácnghiệp vụ phát sinh và được hạch toán trong những ngày trước và sau ngàykhóa sổ để lập BCTC, nhằm xem xét các khoản tiền đó có được phản ánhchính xác hay không, có đúng quy định của chế độ tài chính hay không
Trang 33- Kiểm tra việc tính toán, đánh giá đối với các khoản tiền đang chuyển là ngoại
tệ (số lượng nguyên tệ, tỷ giá hối đoái và kết quả tính toán) của các nghiệp
vụ trong kỳ và số dư cuối kỳ; Trường hợp xét thấy cần thiết, KTV có thể tínhtoán lại và đối chiếu với số liệu của đơn vị để đánh giá tính hợp lý, chínhxác
- Kết hợp (tham chiếu) với việc khảo sát chi tiết đối với tiền mặt và tiền gửingân hàng để xem xét tính hợp lý, trung thực của các nghiệp vụ và số dư cóliên quan đến tiền đang chuyển
- Kiểm tra việc tính toán, tổng hợp số dư tài khoản tiền đang chuyển tại thờiđiểm khóa sổ lập BCTC (đặc biệt lưu ý đối với ngoại tệ) và so sánh với sốliệu đó trình bày trên BCTC nhằm xem xét, đánh giá về tính đầy đủ, chínhxác trong cộng dồn và tính nhất quán, phù hợp trong trình bày và công bốthông tin tài chính
1.3.3 Kết thúc kiểm toán vốn bằng tiền
Kết thúc bất kỳ chu kỳ, khoản mục nào KTV phải tổng hợp kết quả kiểmtoán để phục vụ cho việc lập Báo cáo kiểm toán Đối với kiểm toán chu kỳ haykhoản mục là một nội dung riêng biệt trong một cuộc kiểm toán toàn bộ Báo cáo tàichính thì khi kết thúc công việc kiểm toán, KTV phải tổng hợp để đưa ra một “Biênbản kiểm toán” hay “Bản tổng hợp kết quả kiểm toán”
Đối với khoản mục vốn bằng tiền khi kiểm toán xong cũng phải lập Biên bảnkiểm toán Để lập ra Biên bản này thì trước tiên KTV phải so sánh kết quả kiểmtoán về sai sót thực tế đã được phát hiện trong quá trình kiểm toán của khoản mụcvới ước lượng ban đầu về tính trọng yếu được phân bổ, để xem có chấp nhận đượchay không chấp nhận kết quả kiểm toán này và có cần thực hiện các thủ tục kiểmtoán bổ sung hay không? Trước khi đưa ra kết luận, một lần nữa KTV phải thựchiện thủ tục phân tích để đánh giá về độ tin cậy của kết quả kiểm toán, về độ tin cậycủa bằng chứng kiểm toán, thủ tục lấy mẫu và các thủ tục kiểm toán đã áp dụngtrong các trường hợp này trước khi đưa ra quyết định có cần áp dụng thêm thủ tục
Trang 341.4 SAI PHẠM THƯỜNG XẢY RA ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
Kinh nghiệm kiểm toán từ các công ty kiểm toán lớn cho thấy khả năng saiphạm đối với tiền là rất đa dạng Sai phạm có thể xảy ra ở cả ba loại tiền: Tiền mặt,tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển Đồng thời sai phạm có thể liên quan tớitiền Việt Nam đồng, tiền ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý…
a) Đối với tiền mặt khả năng sai phạm thường có các trường hợp sau
- Tiền được ghi chép không có thực trong két tiền mặt
- Các khả năng chi khống, chi tiền quá giá trị thực bằng cách làm chứng từkhống, sửa chữa chứng từ, khai tăng chi, giảm thu để biển thủ tiền
- Khả năng hợp tác giữa thủ quỹ và cá nhân làm công tác thanh toán trực tiếpvới khách hàng để biển thủ tiền
- Khả năng mất mát tiền do điều kiện bảo quản, quản lý không tốt
- Khả năng sai sót do những nguyên nhân khác nhau dẫn tới khai tăng hoặckhai giảm khoản mục Tiền trên Bảng cân đối kế toán
- Đối với ngoại tệ, khả năng có thể ghi sai tỷ giá khi quy đổi với mục đích trụclợi khi tỷ giá thay đổi hoặc thanh toán sai do áp dụng sai nguyên tắc hạchtoán ngoại tệ
b) Đối với tiền gửi ngân hàng, khả năng sảy ra sai phạm dường như thấp hơn
do cơ chế kiểm soát, đối chiếu với tiền gửi ngân hàng thường được đánh giá là khá chặt chẽ Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra khả năng các sai phạm dưới đây:
- Quên không tính tiền khách hàng
- Tính tiền khách hàng với giá thấp hơn giá do công ty ấn định
- Sự biển thủ tiền thông qua việc ăn chặn các khoản tiền thu từ khách hàngtrước khi chúng được ghi vào sổ
- Thanh toán một hoá đơn nhiều lần
- Thanh toán tiền lãi cho một phần tiền cao hơn hiện hành
- Khả năng hợp tác giữa nhân viên ngân hàng và nhân viên thực hiện giao dịchthường xuyên với ngân hàng
Trang 35- Chênh lệch giữa số liệu theo ngân hàng và theo tính toán của kế toán ngânhàng tại đơn vị.
c) Đối với tiền đang chuyển: Do tính chất và đặc điểm của tiền đang chuyển mà sai phạm đối với mục này có mức độ thấp Tuy nhiên khả năng sai phạm tiềm tàng của tiền đang chuyển cũng rất lớn:
- Tiền bị chuyển sai địa chỉ
- Ghi sai số tiền chuyển vào ngân hàng, chuyển thanh toán
- Nộp vào tài khoản muộn và dùng tiền vào mục đích khác
Trang 36CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFC) 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFC)
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế (IFC)
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế được thành lập vàongày 24 tháng 10 năm 2001 theo Giấy chứng nhận kinh doanh số 0102003690 do
Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp Sự ra đời của IFC xuất phát từ tâm huyết đượcmang kiến thức và kinh nghiệm của mình để chia sẻ với khách hàng, cùng kháchhàng vượt qua các thách thức trong quá trình phát triển kinh doanh, hội nhập kinh tếquốc tế Sự ra đời của IFC là một trong những nhân tố góp phần tích cực vào thànhtựu phát triển của nghề Kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính của Việt Nam và thếgiới cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp của Việt Nam
Thông tin chung về công ty:
- Tên kinh doanh: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế IFC
- Tên giao dịch quốc tế: International Auditing anh Financial Consulting CompanyLimited (viết tắt là IFC Co., Ltd)
- Trụ sở chính: Phòng 3202,Tầng 32, Toà nhà 34T, Trung Hoà Nhân Chính, quậnCầu Giấy, Hà Nội
- Chi nhánh: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hải Phòng
Trang 37- Công ty được tổ chức theo loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên với sốlượng thành viên góp vốn ban đầu là năm thành viên.
- Vốn điều lệ: 3.000.000.000 VNĐ (Ba tỷ đồng Việt Nam) Trong đó vốn cố định là1,2 tỷ đồng và vốn lưu động là 1,8 tỷ đồng
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Khi mới thành lập Công ty hoạt động đúng với ngành nghề đăng ký kinhdoanh loại hình dịch vụ cung cấp là tư vấn tài chính
Bắt đầu từ năm 2002, Công ty đăng ký kinh doanh cung cấp dịch vụ kiểmtoán Kể từ đó Công ty không ngừng lớn mạnh về quy mô và chất lượng dịch vụcung cấp cũng như đa dạng hoá loại hình dịch vụ Đặc biệt với những kiến thức vàkinh nghiệm làm việc có được, IFC đó tham gia tích cực vào việc xây dựng hệthống Chuẩn mực kế toán, kiểm toán của Việt Nam; các quy định về kế toán, kiểmtoán, tài chính của Bộ Tài chính và các ban ngành liên quan, cũng như phổ biến cácquy định này cho khách hàng thông qua các khoá đào tạo chuyên nghiệp và cáccuộc kiểm toán IFC là công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam được Hội kế toánviên công chứng Anh (ACCA) công nhận là tổ chức đào tạo chính thức của ACCA.Thành công này chính là sự cam kết của công ty đóng góp vào sự phát triển củanghề kế toán, kiểm toán ở Việt Nam
Qua quá trình hoạt động IFC ngày càng lớn mạnh với đội ngũ nhân viên trẻtrung, sáng tạo và đầy nhiệt huyết Trong thời gian này, số lượng KTV đăng kýhành nghề của IFC lên tới 13 người, IFC trở thành một trong những công ty có dịch
vụ đa dạng, chất lượng dịch vụ cao và được khách hàng tin tưởng Công ty đáp ứngđầy đủ điều kiện để kiểm toán cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng tại Việt Namtheo quyết định số 121/2005/QĐ-NHNN ngày 02/02/2005 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam về ban hành về Quy chế kiểm toán độc lập đối với các tổchức tín dụng, đồng thời cũng được kiểm toán cho các tổ chức kinh doanh bảo hiểmtại Việt Nam theo quy định tại Luật Bảo hiểm Không những tên tuổi của IFC đượckhách hàng trong nước biết đến mà công ty cũng đó cung cấp dịch vụ cho nhữngkhách hàng nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam IFC là một trong những công ty kiểm
Trang 38toán tại Việt Nam được Quốc tế thừa nhận và được chấp thuận kiểm toán cho các
Dự án Quốc tế tài trợ như EC, WB, ADB, UNDP, DANIDA…
Với uy tín trên thị trường kiểm toán Việt Nam cùng với sự phát triển khôngngừng của mình, Công ty đã mở rộng mạng lưới phục vụ qua việc thành lập các chinhánh và văn phòng đại diện ở một số tỉnh, thành phố như Hải Dương, Hải Phòng,Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh Liên tiếp 10năm liền, từ năm 2001 đến năm 2010 Công ty đều được thực hiện kiểm toán báocáo tài chính, đặc biệt, năm 2008, 2009 và năm 2010 Công ty được Uỷ ban Chứngkhoán Nhà nước chấp thuận là Tổ chức kiểm toán độc lập cho các tổ chức pháthành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán Đây là kết quả xứngđáng cho những nỗ lực không ngừng của toàn thể ban lãnh đạo cũng như các nhânviên của IFC
Không dừng lại ở đó, với mong ước vươn xa hơn nữa để hội nhập quốc tế.IFC trở thành doanh nghiệp thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệpAustralia Đây là sự kiện đánh dấu một mốc son quan trọng khi lần đầu tiên ở ViệtNam một công ty kiểm toán địa phương được công nhận bởi một tổ chức phi chínhphủ danh tiếng
Không chỉ phục vụ khách hàng trong nước, Công ty thể hiện nguyện vọng
mở rộng thị trường quốc tế để được đáp ứng nhu cầu kiểm toán cho các doanhnghiệp nước ngoài Công ty có quan hệ hợp tác với các hãng kiểm toán hàng đầu ởViệt Nam trong việc liên doanh kiểm toán các dự án được tài trợ bởi Ngân hàng thếgiới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và cung cấp các dịch vụ tư vấn chocác tổ chức quốc tế ở Việt Nam Đặc biệt, tháng 12 năm 2008, IFC đó trở thànhthành viên chính thức và duy nhất tại Việt Nam của Hãng kiểm toán quốc tế ANGInternational, một trong 20 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới Đây là cơ hội để công
ty đem tài lực và lòng nhiệt huyết của mình phục vụ cho các doanh nghiệp trên thịtrường và cống hiến cho sự phát triển của ngành kiểm toán Việt Nam
Trang 39Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc 2 giám đốc 3Phó tổng
VPĐD tại Hải Dương
Phó tổng giám đốc 4
Chi nhánh
TP Hồ Chí Minh
VPĐD tại Nghệ An
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế
Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế
2.1.3 Dịch vụ cung cấp
Sau 10 năm hoạt động, một thời gian không phải là dài nhưng IFC đã khôngngừng học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm trong việc nâng cao uy tín của công ty quachất lượng dịch vụ cũng như ngày càng đa dạng hoá loại hình dịch vụ cung cấp
Trang 40Đến lần sửa đổi đăng ký kinh doanh gần nhất vào ngày 01/10/2007 tại Sở Kế hoạchĐầu tư Hà Nội thì các dịch vụ mà Công ty đăng ký cung cấp cho khách hàng là:
- Dịch vụ kiểm toán gồm:
Kiểm toán theo luật định, Kiểm toán chẩn đoán
Soát xét có giới hạn các thủ tục được thống nhất
Kiểm toán toàn diện
Soát xét thủ tục và hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán các dự án
- Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp gồm:
Tư vấn hoạch định, triển khai kế hoạch kinh doanh
Tư vấn huy động vốn
Tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp
Tư vấn dự báo các dòng tiền và phân tích hiệu quả của các khoản đầu tư
Tư vấn chào bán cổ phiếu ra công chúng tại thị trường trong nước vàquốc tế
Tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp
Tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp
- Dịch vụ tư vấn thuế gồm:
Dịch vụ lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng và lập quyết toán thuế năm
Dịch vụ kê khai, lập quyết toán và nộp thuế thu nhập cá nhân cho ngườiViệt Nam và người nước ngoài
Dịch vụ lập kế hoạch của thuế
Dịch vụ hoàn thuế và các quy định về thuế
Soát xét việc tuân thủ các chính sách thuế hiện hành
Dịch vụ tư vấn xác định và đăng ký chuyễn lỗ
Dịch vụ tư vấn và trợ giúp doanh nghiệp khi có vướng mắc về thuế
Các dịch vụ tư vấn thuế khác theo yêu cầu của khách hàng