1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Niên luận Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng nước tại huyện Thường Tín

25 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 192,69 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 Chương 1: Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Thường Tín 2 1.1: Giới thiệu 2 1.2: Vị trí địa lý 4 1.3: Đặc điểm khí hậu 4 1.4: Đặc điểm sông ngòi 5 1.5: Địa hình: 6 1.6: Thổ nhưỡng: 6 1.6: Kinh tế xã hội: 7 Chương 2: Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng nước 8 2.1: Nhu cầu sử dụng nước của cây lúa 8 2.2: Cách điều tiết nước tiết kiệm cho lúa 10 2.2.1 Tưới ướt – khô xen kẽ (Alternate Wetting and Drying) 10 2.2.2: Cách bố trí các ống nhựa trên ruộng để theo dõi mực nước như sau: 11 2.3: Nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt 13 2.3.1 Nhu cầu sử dụng 14 2.3.2: Đánh giá 21 2.3.3 Đề xuất giải pháp 21 Chương 3: KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

Chương 1: Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Thường Tín 2

1.1: Giới thiệu 2

1.2: Vị trí địa lý 4

1.3: Đặc điểm khí hậu 4

1.4: Đặc điểm sông ngòi 5

1.5: Địa hình: 6

1.6: Thổ nhưỡng: 6

1.6: Kinh tế - xã hội: 7

Chương 2: Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng nước 8

2.1: Nhu cầu sử dụng nước của cây lúa 8

2.2: Cách điều tiết nước tiết kiệm cho lúa 10

2.2.1 Tưới ướt – khô xen kẽ (Alternate Wetting and Drying) 10

2.2.2: Cách bố trí các ống nhựa trên ruộng để theo dõi mực nước như sau: 11

2.3: Nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt 13

2.3.1 Nhu cầu sử dụng 14

2.3.2: Đánh giá 21

2.3.3 Đề xuất giải pháp 21

Chương 3: KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Khí tượng Thủyvăn – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã truyền thụ kiến thứccho em trong suốt quá trình học tập vừa qua Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc đến thầy giáo Ths Trần Ngọc Huân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo emtrong suốt thời gian qua để niên luận của em được hoàn thành đúng thời gianquy định Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người than cùng toàn thế cácbạn trong lớp đã cùng chia sẻ, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện để em hoànthành nhiệm vụ học tập và làm niên luận Do niên luận được thực hiện trong thờigian có hạn, tài liệu tham khảo và số liệu đo đạc chưa đầy đủ, kinh nghiệm bảnthan còn hạn chế nên nội dung niên luận vẫn không tránh khỏi những thiếu sót

Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo vàtoàn thể các bạn sinh viên để niên luận có thể hoàn thiện hơn Em xin chânthành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 1 năm 2017

Sinh viên:

Phạm Hồng Đức

Trang 3

Chương 1: Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Thường Tín

1.1: Giới thiệu

Thường Tín là một huyện nằm phía nam của thành phố Hà Nội, có diệntích là 127,59 km2 và dân số hiện khoảng 240.000 người ( năm 2010 ) Hiện nayThường Tín có 1 thị trấn và 28 xã, có hệ thống đường giao thông thuận lợi vớihai tuyến đường bộ chạy dọc huyện là quốc lộ 1A dài 17,2 km và đường cao tốcPháp Vân - Cầu Giẽ dài 17 km đến cầu Vạn Điểm đoạn giao cắt với đường 429(73 cũ); chạy ngang huyện là tuyến đường tỉnh lộ 427 (đường 71 cũ) từ dốc Vân

La (Hồng Vân) qua cầu vượt Khê Hồi đến TT Thường Tín sang phía tây huyện

và tỉnh lộ 429 (73 cũ)từ Thị trấn Phú Minh (Phú Xuyên) qua gầm cầu vượt VạnĐiểm đến Ngã 3 Đỗ Xá giao với quốc lộ 1A cũ Trên địa bàn huyện có tuyếnđường sắt Bắc Nam chạy qua với 2 nhà ga là ga Thường Tín và ga Tía Đườngthủy có sông Hồng, với cảng Hồng Vân, cảng Vạn Điểm Qua sông đi Tứ Dân,Khoái Châu, Phố Nối và Thành phố Hưng Yên

Trang 5

1.2: Vị trí địa lý

Thường Tín ngày nay là một huyện của thành phố Hà Nội, phía Bắc giáphuyện Thanh Trì, phía Nam giáp huyện Phú Xuyên, phía Đông giáp sông Hồng,phía Tây giáp huyện Thanh Oai Thường Tín gồn 28 xã, 1 thị trấn với diện tíchđất tự nhiên trên 127km2, dân số gần 23 vạn người (tính đến tháng 12 năm2010) Thường Tín giữ vị trí cửa ngõ phía nam thủ đô Hà Nội - trung tâm chínhtrị, kinh tế, văn hóa, quân sự của cả nước

Là miền đất thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, đất đai ở đây “cao ráo, bằngphẳng” Ruộng thì vào hạng thượng (ruộng hạng nhất) cấy lúa thích hợp, trêncác cánh đồng rộng bao la, nhiều làng mạc lớn sát nhau thành những dãy chạydài, có lũy tre xanh dày bao quanh từng thôn xóm, tạo điều kiện cho phát triểnkinh tế, văn hóa và bảo vệ quê hương, đất nước

Với vị trí địa lý trên đã tạo thuận lợi cho huyện phát triển kinh tế, mở rộngsản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp tiêu dùng khác, kinh doanh dịch

vụ du lịch, giải trí nghỉ cuối tuần và thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào các cụm,điểm công nghiệp, xây dựng các khu đô thị mới

1.3: Đặc điểm khí hậu

Thường Tín là huyện nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên mang các đặcđiểm điển hình của khí hậu vùng đồng bằng Đó là kiểu khí hậu nhiệt đới giómùa có mùa đông lạnh, cuối mùa ẩm ướt với hiện tượng mưa phùn, mùa hạnóng và nhiều mưa

a) Nhiệt độ: Toàn vùng có nền nhiệt độ khá cao Nhiệt độ trung bình năm

khoảng 230C ÷ 240C Hàng năm có 3 tháng (từ tháng XII đến tháng II) nhiệt độtrung bình giảm xuống dưới 200C Tháng I lạnh nhất, có nhiệt độ trung bình

170C Mùa hè nhiệt độ tương đối dịu hơn Có 5 tháng (từ tháng V đến tháng IX)nhiệt độ trung bình trên 260C Tháng VII và VIII nóng nhất, có nhiệt độ trungbình trên dưới 280C

b) Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 81% Ba tháng mùa

xuân là thời kỳ ẩm ướt nhất, độ ẩm trung bình tháng đạt 83 - 85% hoặc cao hơn.Các tháng cuối mùa thu và đầu mùa đông là thời kỳ khô hanh nhất Độ ẩm trung

Trang 6

bình tháng có thể xuống dưới 80% Độ ẩm cao nhất có ngày đạt tới 98% và thấpnhất có thể xuống tới 64%.

c) Mưa: Đây là vùng có lượng mưa tương đối lớn Tổng lượng mưa trung

bình 1.426 mm với số ngày mưa bình quân khoảng 70 ngày mỗi năm

Lượng mưa lớn nhất năm thường rơi vào các tháng VI, VII và VIII Lượngmưa trung bình 1 ngày lớn nhất đạt bình quân là 129 mm

Theo số liệu quan trắc trên hệ thống thì những trận mưa vừa và nhỏ có tổnglượng mưa nhỏ hơn 200 mm không có sự tương quan với mực nước sông Nhuệ.Điều này đã phản ánh một thực tế là mùa mưa sông Nhuệ không chỉ làm nhiệm

vụ tiêu úng trong đồng mà vẫn làm nhiệm vụ dẫn nước tưới

d) Bốc hơi: Theo số liệu thống kê nhiều năm, lượng bốc hơi bình quân năm

ở toàn vùng đạt khoảng 840 mm Các tháng mùa mưa (VII, VIII và IX) lại là cáctháng có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm Lượng bốc hơi bình quân tháng VIIđạt trên 90 mm Các tháng mùa Xuân (tháng XII đến tháng II) có lượng bốc hơinhỏ nhất là những tháng có nhiều mưa phùn và độ ẩm tương đối cao

e) Gió bão: Hướng gió thịnh hành trong mùa hè là gió Nam và Đông Nam

và mùa đông thường có gió Bắc và Đông Bắc Tốc độ gió trung bình khoảng 4,0m/s Tháng VII và tháng VIII là những tháng có nhiều bão nhất Các cơn bão đổ

bộ vào vùng này thường gây ra mưa lớn trong nhiều ngày, ảnh hưởng lớn chosản xuất và đời sống của nhân dân Tốc độ gió lớn nhất trong cơn bão có thể đạt

40 m/s

f) Mây: Lượng mây trung bình năm chiếm 75% bầu trời Tháng III u ám

nhất có lượng mây cực đại, chiếm trên 90% bầu trời còn tháng X trời quangđãng nhất, lượng mây trung bình chỉ chiếm khoảng trên 60% bầu trời

g) Nắng: Số giờ nắng hàng năm khoảng 1.125 giờ Các tháng mùa hè từ

tháng V đến tháng X có nhiều nắng nhất Tháng II, III trùng khớp với nhữngtháng u ám là tháng rất ít nắng, chỉ đạt 20 ÷ 30 giờ mỗi tháng

1.4: Đặc điểm sông ngòi

Khu vực điều tiết được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Hồng và sôngNhuệ

Trang 7

a) Sông Hồng: Sông Hồng là con sông có hàm lượng phù sa lớn, là nguồn

nước tưới cho lưu vực, đồng thời cũng là con sông nhận nước tiêu Đoạn sôngHồng chảy qua Thường Tín có chiều rộng trung bình của sông khoảng 500-600m, chiều dài 70 km Mùa lũ trên sông Hồng bắt đầu từ tháng VI đến hếttháng X Về mùa lũ nước sông thường dâng lên rất cao, chênh lệch mực nước vàcao độ đất trong đồng từ 1 – 1.5 m ảnh hưởng lớn đến việc tiêu úng

Về mùa kiệt chịu tác động điều tiết của hồ Hoà Bình nên mực nước mùakiệt được nâng cao hơn, tuy nhiên vào các tháng mùa kiệt mực nước vẫn thấphơn cao độ trong đồng nên lấy nước tưới cho vùng phải tưới bằng động lực Chỉvào các tháng đầu và cuối mùa lũ có thể lợi dụng mực nước lớn nhất trong ngày

để lấy nước tự chảy

b) Sông Nhuệ: Sông Nhuệ dài 74 km nối liền sông Hồng (qua cống Liên

Mạc) với sông Đáy (qua cống Lương Cổ), là trục chính tưới tiêu kết hợp Vềmùa lũ, cống Lương Cổ vẫn luôn luôn mở (chỉ đóng lại khi có phân lũ qua đậpĐáy) Như vậy trong quá trình tiêu úng, mực nước sông Nhuệ và các sông nhánhkhác trong hệ thống sông Nhuệ luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp của mực nước lũsông Đáy

Nối liền sông Nhuệ với sông Đáy có các sông: Sông Vân Đình dài 11,8km; sông La Khê dài 6,8km; sông Ngoại Độ dài 12 km và một số sông nhỏ kháctạo thành một mạng lưới tiêu hoàn chỉnh khi điều kiện cho phép

1.5: Địa hình:

Địa hình huyện Thường Tín có dạng địa hình đồng bằng dốc từ Tây Bắc sangĐông Nam Khu vực điều tiết thuộc vùng đồng của huyện: gồm diện tích của 28 xãkhác nhau Cao độ từ +4.0 đến +8.0 nên địa hình tường đối phức tạp vùng trũngxen kẽ vùng cao nên mặc dù hệ thống thuỷ lợi đã được đầu tư nhiều nhưng nhữngnăm mưa lớn do tiêu không chủ động thường gây ra úng ngập mất mùa

Trang 8

canh tác đều được tưới bằng nước phù sa lấy từ các cống tự chảy hoặc các trạmbơm Quá trình bồi tụ, hình thành và phát triển của đất ở từng khu vực có khácnhau đã tạo nên sự đa dạng về loại hình đất trong hệ thống Song nhìn chungchúng đều là loại đất ít chua và chua, có hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng

- Hiện nay huyện có nhiều công trình dự án đầu tư như:

- Khu công nghiệp bắc Thường Tín (chưa đầu tư)

- Khu công nghiệp Hà Bình Phương nằm ở khu vực các xã: Hà Hồi, VănBình và Liên Phương

- Khu công nghiệp Phụng Hiệp nằm ở vị trí xã Thắng Lợi, xã Dũng Tiến,

xã Tô Hiệu, xã Nghiêm Xuyên

- Cụm công nghiệp Quất Động nằm trên Địa bàn xã Quất Động

- Cụm công nghiệp Duyên Thái nằm ở xã Duyên Thái, cụm công nghiệpLiên Phương ở xã Liên Phương

- Cụm công nghiệp làng nghề: Vạn Điểm (mộc), cụm công nghiệp làngnghề Duyên Thái(sơn mài); Cụm công nghiệp làng nghề mây tre đan (Ninh Sở),cụm công nghiệp làng nghề Tiền Phong (bông len), cụm công nghiệp làng nghềmộc Văn Tự

- Nhà máy bia Việt Nam tại xã Vân Tảo chuyên sản xuất các loại biangoại: Heineken, Tiger

Trang 9

Chương 2: Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng nước

Hiện nay, khu vực huyện thường tín có tổng diện tích là 127,59 km2 trong

đó dieeh tích trồng cây nông nghiệp chiếm khoảng 7869,53ha2 và diện tínhtrồng lúa chiếm 6055,71ha diện tích đât nông nghiệp còn lại là diện tích đất ở vàcác khu công nghiệp vừa và nhỏ Vấn đề cấp nước là một trong những khó khănđang gặp phải của huyện Thường Tín và tìm hiểu rõ hơn về nhu cấp nước củahuyện ta chia thành 2 dạng như sau:

- Nhu cầu cấp nước cho cây nông nghiệp ( lúa )

- Nhu cầu cấp nước sinh hoạt

2.1: Nhu cầu sử dụng nước của cây lúa

Đối với cây trồng nói chung, nước là thành phần chủ yếu cấu tạo cơ thể vàgiúp các quá trình sinh lý và sinh hóa diễn ra bình thường Nước đóng vai tròquang trọng trong quán trình quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ của cây xanh.Đây là quá trình hấp thụ và chuyển quang năng thành hóa năng tích trữ trong cácphân tử carbohydrate

Trang 10

Hình 1: Nhu cầu về mực nước cho ruộng lúa

Trong canh tác lúa, nước là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình sinhtrưởng, phát triển và năng suất mùa vụ Theo Goutchin để tạo được 1 đơn vịthân lá cây lúa cần 400-450 đơn vị nước, con số tương tự đối với hạt là 300-350.Cây lúa luôn cần nước từ giai đoạn mạ, làm đòng đến trổ và chín Do đó cầncung cấp nước và duy trì mức nước 3 - 5 cm ở ruộng để lúa sinh trưởng tốt vàđạt năng suất cao Ngược lại, nếu mức nước quá cao, ngập úng sẽ không tốt cho

sự đẻ nhánh, làm đốt và vươn lóng Đây là vấn đề luôn được các nhà khoa họcquan tâm, đào sâu nghiên cứu để tìm các giải pháp sao cho sử dụng nước hiệuquả và tiết kiệm nhất

* Điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu, thủy văn

Đất có thành phần cơ giới vừa phải (đất thịt hay thịt pha sét), nhiều hữu

cơ, tơi xốp, thoáng khí thì khả năng giữ nước cao Ngoài ra, mặt ruộng phảiđược trang bằng phẳng (ruộng bậc thang đối với vùng cao), tầng đế cày phảiđảm bảo giữ được nước, bờ bao phải được gia cố để chống thấm lậu và xác địnhcao trình để chủ động tưới và tiêu nước (đất có cao thì khó giữ nước hơn đấtthấp)

Mùa vụ cũng đóng vai trò quang trọng trong việc áp dụng các kỹ thuậttưới nước tiết kiệm cho lúa Ở khu vực Thường Tín , lượng mưa hàng nămtrung bình từ 1200 – 2000 mm nhưng việc xả nước phân phối không đều, gâyngập úng giữa mùa mưa ở nhiều nơi, mùa khô lại không đủ nước tưới Ngaytrong mùa mưa, đôi khi lại có một khoảng thời gian nắng hạn kéo dài làm trở

Trang 11

ngại cho sự sinh trưởng của cây lúa Hàng năm, mùa mưa thường bắt đầu từtháng 5 – 11 dl, cao nhất vào tháng 09 – 10 dl, lượng mưa có thể lên đến 300 –

400 mm/tháng và thường có trên 20 ngày mưa

2.2: Cách điều tiết nước tiết kiệm cho lúa

2.2.1 Tưới ướt – khô xen kẽ (Alternate Wetting and Drying)

Trong các biện pháp nêu trên, hiện nay trong canh tác lúa, biện pháp tướitiết kiệm nước cho hiệu quả cao và được khuyến cáo nhiều nhất vẫn là kỹ thuậttưới ướt – khô xen kẽ theo khuyến cáo của Cục Bảo vệ thực vật, Viện Nghiêncứu lúa quốc tế (IRRI) và các chuyên gia trồng trọt

Phương pháp này được Cục Bảo vệ thực vật triển khai thí điểm tại 4 vùngtrồng lúa chính của cả nước kể từ vụ Hè thu và vụ mùa năm 2005, kết quả đềugiảm được 50% số lần bơm tát nước, giảm tỉ lệ ngả đỗ

Theo IRRI, cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước và chỉ cầnbơm nước vào ruộng tối đa là 5cm

- Tuần đầu tiên sau sạ: giữ mực nước từ bão hòa đến cao khoảng 1cm,mực nước trong ruộng sẽ được giữ cao khoảng 1-3cm theo giai đoạn phát triểncủa cây lúa và giữ liên tục cho đến lúc bón phân lần 2 (khoảng 20-25 ngày sausạ), giai đoạn này nước là nhu cầu thiết yếu để cây lúa phát triển Giữ nướctrong ruộng ở giai đoạn này sẽ hạn chế được sự mọc mầm của các loài cỏ, bởi cónước làm môi trường thành yếm khí, hạt cỏ sẽ không mọc được và cũng cần sửdụng thuốc trừ cỏ phù hợp ở giai đoạn này

- Giai đoạn từ 25-40 ngày: đây là giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ và tối đa, phầnlớn chồi vô hiệu thường phát triển ở giai đoạn này, nên chỉ cần nước vừa đủ.Lúc này giữ mực nước trong ruộng từ bằng mặt đến thấp hơn mặt ruộng 15cm(đặt ống nhựa có đục lỗ lên hàng, bên trong có chia vạch 5cm để theo dõi) Khinước xuống thấp hơn 15cm thì bơm nước vào ruộng ngập tối đa 5cm so với mặtđất ruộng Khi nước hạ từ từ xuống dưới vạch 15cm thì bơm nước vào tiếp Ởgiai đoạn này, lá lúa phát triển giáp tán, hạt cỏ có nảy mầm cũng không phát

Trang 12

triển và cạnh tranh được với cây lúa Đây cũng là giai đoạn cây lúa rất dễ bịbệnh khô vằn tấn công, mực nước không cao làm hạch nấm khô vằn sẽ khôngphát tán trong ruộng, bệnh ít lây lan.

Cách điều tiết nước này sẽ làm phơi lộ mặt ruộng, vì vậy phương phápnày được gọi là “tưới ướt - khô xen kẽ’’ Mực nước dưới mặt đất càng xa(nhưng không thấp hơn 15cm so với mặt ruộng) sẽ giúp rễ lúa ăn sâu vào trongđất, vừa chống đổ ngả, vừa dễ thu hoạch

Hình 2a, 2b: Đặt ống và thước để theo dõi mực nước trong ruộng

- Giai đoạn lúa 40-45 ngày: là giai đoạn bón phân lần 3 (bón đón đòng).Lúc này cần bơm nước vào khoảng 1-3cm trước khi bón phân, nhằm tránh ánhsáng làm phân hủy và phân bị bốc hơi, nhất là phâm đạm

- Giai đoạn lúa 60-70 ngày: đây là giai đoạn lúa trổ nên cần giữ nướccho

cây lúa trổ và thụ phấn dễ dàng, hạt lúa không bị lép hửng

- Cây lúa 70 ngày đến thu hoạch: là giai đoạn lúa ngậm sữa, vào chắc vàchín nên chỉ cần giữ mực nước từ bằng mặt đến thấp hơn mặt ruộng 15cm (khicần thiết thì bơm nước vào thêm) Cần phải “xiết’’ nước 10 ngày trước khi thuhoạch để mặt ruộng được khô ráo, dễ cho việc sử dụng máy gặt

2.2.2: Cách bố trí các ống nhựa trên ruộng để theo dõi mực nước như sau:

Chọn 4 - 5 điểm cố định theo đường chéo góc hoặc đường zíc zắc trênthửa ruộng, mỗi điểm đặt 1 ống nhựa (cách bờ 3m), ống nhựa được đục

Trang 13

thủng nhiều lỗ để cho nước vào; chiều dài ống 25cm, đường kính 10cm (hoặc20cm), Ống nhựa được đặt dưới mặt ruộng một đoạn 15cm (phần thủng lỗ), trênmặt ruộng 10cm Đoạn ống trên mặt ruộng có đánh dấu vạch trên ống để theodõi mực nước bơm tưới cho ruộng lúa; đoạn ống dưới mặt ruộng lấy hết phầnđất trong ống để cho nước vào trong ống Khi mực nước trong ống xuống thấphơn mặt ruộng 10cm thì tiến hành bơm nước tưới cho ruộng lúa, tưới khi nàomực nước trên ruộng đạt đến vạch đánh dấu trên ống (theo nhu cầu của từng giaiđoạn sinh trưởng cây lúa) thì ngưng tưới

nông nghiệp (ha)

Định mức cấp nước (m 3 /ha)

Lượng nước tiêu thụ trong một tháng

Ngày đăng: 04/07/2017, 15:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Kỹ thuật tưới lúa “Ướt khô xen kẽ” của IRRI, Được lấy về từ:http://www.ppd.gov.vn/?module=news_detail&idc=34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật tưới lúa “Ướt khô xen kẽ” của IRRI
2. Nhu cầu về nước cho cây lúa, Được lấy về từ website: Ngân hàng kiến thức trồng lúa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu về nước cho cây lúa
3. Nguyễn Ngọc Đệ (2007), Giáo trình cây lúa, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây lúa
Tác giả: Nguyễn Ngọc Đệ
Năm: 2007
4. Nước, Được lấy về từ: http://vi.wikipedia.org/wiki/N%C6%B0%E1%BB%9B Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước
5. Phương pháp tưới tiết kiệm nước cho lúa xuân, Được lấy về từ:http://chonongnghiep.com/forum.aspx?g=posts&t=531 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tưới tiết kiệm nước cho lúa xuân
6. Trang Nghiêm (2005), Tiết kiệm nước, bước đột phá mới trong sản xuất lúa, Được lấy về từ: http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiết kiệm nước, bước đột phá mới trong sản xuất lúa
Tác giả: Trang Nghiêm
Năm: 2005
7. Trần Văn Na (2010), Quy trình tưới nước tiết kiệm trong điều kiện đất nhiễm phèn, Được lấy về từ: http://www.vietlinh.vn/dbase/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình tưới nước tiết kiệm trong điều kiện đất nhiễmphèn
Tác giả: Trần Văn Na
Năm: 2010
8. Phòng tài nguyên môi trường huyện Thường Tín Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w