1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG ĐÁNH GIẤ ĐẤT

18 1,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 47,88 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1 2 Câu 1.Trình bày khái niệm, mục đích, phương pháp, yêu cầu của công tác đánh giá đất đai theo FAO 2 Câu 2. Quy trình đánh giá đất theo FAO (7 bước) 3 Câu 3. Các nguyên tắc đánh giá đất đai theo FAO 4 CHƯƠNG 2 4 Câu 1:Các khái niệm 4 Câu 2: Cơ sở, nguyên tắc và phương pháp lựa chọn LUT. 5 Câu 3: Phương pháp xác định yêu cầu sử dụng đất. 6 Câu 4: Mô tả loại hình sử dụng đất: mô tả chi tiết các thuộc tính (trong 13 thuộc tính) 6 Câu 5: Loại hình sử dụng đất bền vững. 7 CHƯƠNG 3 7 Câu 1. Khái niệm đơn vị đất đai,đơn vị bản đồ đất đai, bản đồ đơn vị đất đai. Phân biệt LMU và LUM. 7 Câu 2: Phương phápvà quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 8 Câu 3: Các chỉ tiêu xây dựng LUM các cấp: Nguyên tắc và cơ sở lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho các cấp. 9 CHƯƠNG 4 10 Câu 1. Thế nào là phân hạng thích hợp đất đai? Trình bày nội dung công tác phân hạng thích hợp đất đai theo FAO 10 Câu 2: Phương pháp xác định hạng thích hợp đất đai. 11 Câu 3: Cấu trúc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán 13 Câu 4: Cấu trúc phân hạng thích hợp đất đai 13 Câu 6: Ảnh hưởng của đánh giá đất về vấn đề kinh tế và môi trường. 14 Về kinh tế: 14 Câu 7: Phân hạng thích hợp đất đai hiện tại và tương lai 16 Câu 8: Tiêu chuẩn định hạng trong phân hạng thích hợp đất đai . 17  

Trang 1

ĐÁNH GIẤ ĐẤT

Trang 2

CHƯƠNG 1 Câu 1.Trình bày khái niệm, mục đích, phương pháp, yêu cầu của công tác đánh giá đất đai theo FAO

*Khái niệm: Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những

tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai

mà loại sử dụng đất yêu

cầu có

*Mục đích:

- Phát hiện tiềm năng đất đai chưa sử dụng

- Đề xuất các biện pháp cải tạo đất

- Làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất

- Cung cấp các thông tin về những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc sử

dụng đất từ đó có cơ sở để đề xuất các quyết định hợp lý

*Phương pháp

Trong quá trình đánh giá đất đai sử dụng một trong hai phương pháp sau:

Phương pháp 2 bước: Phương pháp này được tiến triển theo các

tuần tự rõ rệt, gồm có 2 bước: Bước 1 đánh giá đất tự nhiên

(đánh giá đất về mặt định tính, bán định lượng) và bước thứ 2 là phân tích kinh tế xã hội.

Phương pháp song song: Các bước tiến triển song song, kết hợp

đánh giá đất tự nhiên đồng thời với việc phân tích tác động của môi trường kinh tế xã hội Trong thực tế sự khác nhau của 2 phương pháp không thực sự rõ nét Phương pháp 2 bước thường dùng cho các dự án điều tra thăm dò (những dự án lớn và tổng quát), rồi tiếp đến phương pháp song song ở điều tra chi tiết và bán chi tiết.

*Yêu cầu:

- Thu thập được thông tin phù hợp về điều kiện tự nhiên, KT,XH của khu vực nghiên cứu

- Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác nhau theo mục đích và nhu cầu của con người

- Phải xác định được mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm vi quy hoạch là toàn quốc, vùng, tỉnh, huyện hoặc các cơ sở sản

Trang 3

xuất

- Mức độ thực hiện đánh giá đất phụ thuộc vào cấp tỷ lệ bản đồ

Trang 4

Câu 2 Quy trình đánh giá đất theo FAO (7 bước)

1. Dựa vào mục tiêu và quy mô của dự án đánh giá đất để thu thập các tài liệu, thông tin có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của vùng nghiên cứu

2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Dựa trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát các điều kiện đất đai như: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, nước, thực vật, … Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Mỗi đơn vị bản đồ đất đai có những đặc tính đất đai riêng khác so với những đơn vị bản đồ đất đai khác

3. Chuyển đổi những đặc tính đất đai: Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các chất lượng đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến các kiểu sử dụng đất đai đã được chọn lọc

4. Xác định và mô tả loại hình sử dụng đất: Chọn lọc, mô tả kiểu sử dụng đất hiện tại phù hợp và liên quan đến mục tiêu chính sách và phát triển đã được xây dựng bởi các nhà qui hoạch cũng như phải phù hợp với những điều kiện về kinh tế xã hội và tự nhiên môi trường trong khu vực đang thực hiện Mô tả các loại hình sử dụng đất với các thuộc tính chính có liên quan đến:

− Các chính sách và mục tiêu phát triển

− Những hạn chế đặc biệt trong sử dụng đất

− Những nhu cầu và ưu tiên của chủ sử dụng đất

− Những điều kiện tổng quát về tự nhiên, KTXH và sinh thái nông nghiệp trong vùng nghiên cứu đánh giá

5. Xác định các yêu cầu về đất đai: Xác định yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai, loại hình sử dụng đất đã chọn lọc (chủ yếu là yêu cầu về tự nhiên và sinh học), hay gọi là yêu cầu sử

dụng đất đai trên cơ sở của các chất lượng đất đai

6. Đối chiếu xếp hạng các loại hình sử dụng đất: Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai được diễn tả dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai được diễn tả dưới dạng yếu tố chuẩn đoán Kết quả cho được sự phân hạng khả năng thích hợp đất đai của mỗi đơn vị bản

đồ đất đai với từng loại hình sử dụng đất đai

Trang 5

7. Đề xuất các hệ thống sử dụng đất tối ưu và các giải pháp tạo các loại hình sử dụng đất thích hợp phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên đất của vùng nghiên cứu đánh giá

Câu 3 Các nguyên tắc đánh giá đất đai theo FAO

• Khả năng thích hợp đất đai phải được đánh giá và phân hạng cho 1 loại sử dụng chuyên biệt

• Đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh về lợi nhuận và mức đầu

tư cần thiết cho từng kiểu sử dụng đất đai khác nhau

• Đánh giá đất đai đòi hỏi phải đa ngành

• Đánh giá cần phải đứng trên quan điểm sự ảnh hưởng và liên quan các yếu tố về môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội đến vùng nghiên cứu

• Đánh giá phải xây dựng trên nền tảng tính bền vững

• Đánh giá thích hợp thường phải so sánh nhiều kiểu sử dụng với nhau

CHƯƠNG 2

Câu 1:Các khái niệm

- loại hình sử dụng đất: (LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử

dụng đất của một vùng đất với những thuộc tính của các LUT và các yêu cầu sử dụng đất (LUR) của chúng LUT đôi khi còn được

hiểu là Kiểu sử dụng đất

- kiểu sử dụng đất (Land Utilization Type) là một loại sử dụng

riêng biệt trong sử dụng đất đai và được mô tả dưới dạng tiêu chuẩn chẩn đoán hay đặc trưng chính có liên quan đến khả năng cho sản lượng cây trồng của đất đai

- Hệ thống sử dụng đất (Land Use System – LUS)

- LUS là sự kết hợp của đơn vị bản đồ đất đai và loại hình sử dụng đất ở thời điểm hiện tại hoặc tương lai Như vậy, mỗi LUS có một hợp phần đất đai và một hợp phần sử dụng đất

+ Hợp phần đất đai của LUS chính là những đặc tính của đơn vị bản đồ đất

đai Ví dụ: Loại đất, độ dốc, độ ẩm, lượng mưa,…

+ Hợp phần sử dụng đất của LUS là các đặc tính để mô tả loại

Trang 6

hình sử dụng đất.

Ví dụ: Thuộc tính sinh học, thuộc tính kỹ thuật và quản lý sản xuất, thuộc tính KTXH,…

- Như vậy, có thể nói đánh giá đất chính là việc đánh giá tính thích hợp của hệ thống sử dụng đất LUS

- Yêu cầu sử dụng đất (LUR) là những đòi hỏi về đặc điểm và

tính

chất đất đai đảm bảo cho LUT (loại hình sử dụng đất) phát triển bền vững

Câu 2: Cơ sở, nguyên tắc và phương pháp lựa chọn LUT.

Cơ sở lựa chọn

-Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

-Các nhu cầu của địa phương trong quy hoạch tổng thể: phát triển hoặc thay đổi sử dụng đất

-Khả năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các tiến bộ kỹ thuật mới được đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất đó

Nguyên tắc lựa chọn LUT

Năm 1991 FAO đưa ra 5 nguyên tắc để lựa chọn loại hình sử dụng đất bền vững như sau:

• Duy trì và nâng cao sản lượng

• Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất

• Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn thoái hóa đất

• Có hiệu quả kinh tế

• Được xã hội, cộng đồng chấp nhận

VN vận dụng các tiêu chí trên để đưa ra 3 yêu cầu khi chọn loại hình sử dụng đất.

• Bền vững kinh tế, hiệu quả, được thị trường chấp nhận

• Bền vững về môi trường, bảo vệ đất, bảo vệ thiên nhiên

• Bền vững xã hội, thu hút lao đọng, đảm bảo đời sống xã hội

Phương pháp lựa chọn LUT

- Phương pháp lựa chọn các LUT hiện tại theo thứ tự đánh giá hiện trạng.

• Liệt kê các LUT hiện tại theo thứ tự đánh giá hiện trạng

Trang 7

• Mô tả sơ bộ các thuộc tính của các LUT vừa lựa chọn

- Phương pháp lựa chọn các LUT bằng quá trình cắt lọc.

Sau khi liệt kê các loại sử dụng đất và mô tả sơ bộ các thuộc tính của chúng ta lựa chọn bằng phương pháp chắt lọc các loại sử dụng đất và đánh dấu các loại sử dụng đất và đánh dấu loại sử dụng đất

có triển vọng cần đánh giá dựa vào một số tiêu chuẩn

Câu 3: Phương pháp xác định yêu cầu sử dụng đất.

- Dựa vào kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên và tình hình sử dụng đất để xác định được các yếu tố tự nhiên có tác động trực tiếp đến sử dụng đất

- Dựa vào đặc điểm sinh lý, yêu cầu sinh thái của cây trồng thuộc loại hình sử dụng đất cần đánh giá

- Các yếu tố đất đai cần phải xem xét khi xác định khả năng thích hợp của từng loại sử dụng đất trong vùng nghiên cứu:

• Các chỉ tiêu về đất: loại đất, độ dốc, địa hình tương đối…

• Các chỉ tiêu về độ phì tự nhiên của đất: PH, hàm lượng CHC…

• Các chỉ tiêu về nước: chế độ tưới tiêu, ngập úng…

• Các chỉ tiêu về khí hậu: chế độ nhiệt, mưa, ẩm…

Câu 4: Mô tả loại hình sử dụng đất: mô tả chi tiết các thuộc tính (trong 13 thuộc tính)

*Thuộc tính sinh học:

1 Các sản phẩm và phúc lợi khác

*Thuộc tính kinh tế - xã hội

2 Định hướng thị trường

3 Khả năng vốn

4 Khả năng lao động

5 Kỹ thuật, kiến thức và quan điểm

*Thuộc tính kỹ thuật và quản lý

6 Sở hữu đất đai và quy mô quản lý đất

7 Sức kéo/ cơ giới hóa

8 Các đặc điểm trồng chọt

9 Đầu tư vật tư

Trang 8

10 Công nghệ được sử dụng

11 Năng suất và sản lượng

12 Thông tin kinh tế có liên quan đến đầu vào và đầu ra

*Thuộc tính hạ tầng

13 Các yêu cầu về cơ sở hạ tầng

Câu 5: Loại hình sử dụng đất bền vững.

1 loại hình sd đất đc coi là bền vững thì phải đạt 3 yêu cầu sau; -Bền vững về mặt kinh tế: các laoij cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao

-Bền vững về mạt môi trường: Các Lut bảo vệ đc đất đai, ngăn chặn đc sự thái hóa đât, giữ gìn môi trường sinh thái

-Bền vững về mặt xã hội: Thu hút đc nguồn lực và cơ sở sản xuất tại chỗ nhằm đảm bảo đời sống xã hội phát triển

CHƯƠNG 3 Câu 1 Khái niệm đơn vị đất đai,đơn vị bản đồ đất đai, bản đồ đơn vị đất đai Phân biệt LMU và LUM

-Đơn vị đất đai được hiểu là những vùng đất trên thực tế, tương

ứng với các khoanh đất trên bản đồ có sự đồng nhất tương đối về tất cả các chỉ tiêu như đất nước khí hậu… kinh tế xã hộia

-Đơn vị bản đồ đất đai (LMU) là một khoanh đất,vạt đất được

xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng loại hình

sử dụng đất (LUT) nhất định có cùng một điều kiện quản lý đất, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất.(FAO,1983) Tập hợp các đơn vị bản đồ dát đai trong khu vực, vùng đánh giá đất được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai

-Bản đồ đơn vị đất đai (LUM) là bản đồ thể hiện sự phân bố

không gian của các đơn vị đất đai về: vị trí, độc dốc, độ dày tầng đất, độ phì, thành phần cơ giới, quy mô diện tích và các thuộc tính khác của từng đơn vị đất đai Bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng

Trang 9

trên cơ sở chồng xếp các loại bản đồ đơn tính về các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến chất lượng đất đai

-Phân biệt

Phân biệt LMU và LUM:

- LUM bao gồm LMU; LMU là 1 thành phần hợp nên LUM; Sự phân bố LMU về không gian,vị trí độ dốc của các đơn vị đât đai tạo nên LUM; Tập hợp các LMU trong khu vực/vùng đánh giá đất được thể hiện bằng LUM; LUM: Là tập hợp các LMU trong khu vực đánh giá được thể hiện trên BĐĐVĐĐ Ví dụ: Trong một xã

có các LMU khác nhau, tổng hợp các LMU tạo thành 1LUM LUM= LMU1+ LMU2 + LMU3+ ….+ LMUn

Câu 2: Phương phápvà quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

*Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

• Phương pháp truyền thống: được thực hiện trên cơ sở chồng xếp các bản đồ đơn tính (sau khi đối soát ngoài thực địa) trên bàn scan (bàn kính) Sau khi scan vẽ xong ta tiến hành chỉnh

lý sơ bộ các contour cho phù hợp Các contour đất đai sau khi

Đơn vị đất đai Đơn vị bản đồ đất

đai ( LMU )

Bản đồ đơn vị đất đai ( LUM )

những vùng đất

trên thực tế

là một khoanh đất, vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai

Là bản đồ thể hiện

sự phân bố không gian của các đơn vị đất đai

có sự đồng nhất

tương đối về tất cả

các chỉ tiêu như

đất nước khí hậu…

kinh tế xã hội

Có những đặc tính

và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng loại hình sử dụng đất nhất định

được xây dựng trên cơ sở chồng xếp các loại ản đồ đơn tính về các điều kiện tự nhiên

có ảnh hưởng đến chất lượng đất đai

Trang 10

được hoàn chỉnh sẽ được scan vẽ lên trên bản đồ nền chính xác, biên tập và tô màu cho bản đồ

• Phương pháp ứng dụng GIS: Phương pháp này được thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng và có độ chính xác cao

2 phần mềm được ứng dụng phổ biến nhất trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở Việt Nam trong những năm gần đây

là phần mềm MapInfo và phần mềm Arcview

*Quy trình xây dựng LUM

• Thu thập các tư liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu: bản đồ, báo cáo, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,

• Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu thích hợp, tiến hành kiểm tra, đánh giá các tư liệu hiện có

• Xây dựng các bản đồ chuyên đề cùng tỉ lệ theo các chỉ tiêu phân cấp được lựa chọn phù hợp mục đích, yêu cầu và phạm

vi nghiên cứu

• Lựa chọn bản đồ nền với tỉ lệ thích hợp

• Chồng ghép các bản đồ đơn tính

• Thống kê mô tả các LMU

Câu 3: Các chỉ tiêu xây dựng LUM các cấp: Nguyên tắc và cơ

sở lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho các cấp.

Nguyên tắc

-Việc xác định đơn vị đất đai phải thỏa mãn được các yêu cầu của loại hình sử dụng đất nghĩa là các chỉ tiêu xác định đơn vị đất đai phải đáp ứng được mục tiêu đánh giá mức độ thích hợp của đơn vị đất đai với loại hình sử đụng dất

• Phù hợp với các yêu cầu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất cần đánh giá

• Mang tính phổ biến cao nhất

• Xuất phát từ thực tế sản xuất

• Phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội

Trang 11

• Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở vùng nghiên cứu

• Phù hợp với nguồn tài liệu hiện có và khả năng bổ sung cho việc xây dựng các đơn vị đất đai

• Phù hợp với tỷ lệ bản đồ cần xây dựng

Cơ sở lựa chọn

-Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu phân cấp là tùy thuộc vào mục đích yêu cầu và phạm vi sử dụng của chương trình đánh giá đất được tiến hành:

• Phạm vi toàn lãnh thổ: lựa chọn phân cấp theo vùng sinh thái nông nghiệp các yếu tố lựa chọn chính gồm khí hậu, đất, nước, thực vật

• Phạm vi vùng, tỉnh: lựa chọn phân cấp theo ranh giới hành chính

và mục đích sử dụng đất: các yêu tố lựa chọn chính gồm các đặc tính đất và khả năng sản xuất của khu vực như hệ thống tưới tiêu, thời vụ, chế độ luân canh…

• Phạm vi huyện: lựa chọn phân cấp theo mục đích và điều kiện sử đụng đất các yếu tô lựa chọn chính gồm tính chất đất, điều kiện thủy lợi, luân canh, thâm canh…

CHƯƠNG 4 Câu 1 Thế nào là phân hạng thích hợp đất đai? Trình bày nội dung công tác phân hạng thích hợp đất đai theo FAO

*Phân hạng thích hợp đất đai là sự kết hợp các tính thích hợp

từng phần của các yếu tố chẩn đoán vào thành khả năng thích hợp tổng thể của đơn vị bản đồ đất đai cho 1 loại hình (kiểu) sử dụng đất nhất định

*Nội dung công tác phân hạng thích hợp đất đai

• Kiểm tra, xem xét kết quả xác định LMU, LUT và LUR của LUT Trình bày rõ ràng, đầy đủ các bảng về đặc tính các đơn

vị đất đai và bảng LUR của từng LUT

• Xác định quy luật trội của các yếu tố chẩn đoán để đưa ra yếu

tố trội, yếu tố binh thường và xếp theo thứ tự

Trang 12

• So sánh đối chiếu mức độ thích hợp của từng LUT theo yếu

tố chẩn đoán và quyết định hạng theo quy định của tiêu chuẩn định hạng

• Tổng hợp kết quả phân hạng thích hợp của các LUT hiện tại

và tương lai trong khu vực nghiên cứu Bảng tổng hợp này được coi là bảng chú dẫn của bản đồ phân hạng thích hợp đất đai

• Tổng hợp diện tích mức độ thích hợp theo các LUT (xếp theo hạng và hạng phụ)

• Xem xét, kiểm tra trên thực địa và số liệu xử lý để chỉnh sửa

và quyết định hạng chính thức

• Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai

• Viết báo cáo kết quả phân hạng thích hợp

• Kiểm tra, nghiệm thu kết quả

Câu 2: Phương pháp xác định hạng thích hợp đất đai.

Kết hợp các yếu tố

-Được áp dụng ở những nơi mà người đánh giá đất đai có nhiều kinh nghiệm và kiến thức hiểu biết về sinh thái và kỹ thuật của các kiểu sử dụng đất đai, đó là sự kiết hợp những đánh giá chất lượng đất đai riêng rẽ thành tổng thích hợp bằng cách điều chỉnh các yếu tố

Ưu điểm:Nếu những cá nhân đánh giá là những chuyên gia thì sẽ

là 1 phương pháp rất tốt, nhanh chóng, đơn giản, và đảm bảo độ

chính xác.Hoặc có thể phân hạng đánh giá đất thông qua những

nhận xét, đánh giá của cả cộng đồng sử dụng đất

Nhược điểm :Tất cả các quyết định giống nhau cha chắc luôn luôn

đạt đến mức đồng ý giống nhau đặc biệt là nếu có nhiều người

đánh giá chung với nhau.Độ tin cậy và kết quả phụ thuộc rất nhiều

về khả năng và kiến thức về cây trồng của người đánh giá

Điều kiện giới hạn

-Một phương pháp đơn giản và theo hệ thống này là lấy cái đánh giá ít thích hợp nhất làm yếu tố hạn chế Mực độ thích hợp tổng quát của một đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất là mức độ thích hợp nhất đã được xếp hạng của các đặc tính đất đai

Ngày đăng: 03/07/2017, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w