1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng thương mại việt nam

84 600 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Tác giả xây dựng hai mô hình nghiên cứu: thứ nhất là mô hình DEA để đo lường mức độ hiệu quả sử dụng nguồn lực của NHTM Việt Nam, thứ hai là mô hình hồi quy Tobit để phân tích mức độ tác

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS Lê Phan Thị Diệu Thảo

Tp Hồ Chí Minh, năm 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Hiệu quả sử dụng nguồn lực của Ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác

Không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác

Tp Hồ Chí Minh, năm 2016

Học viên

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS.Lê Phan Thị Diệu Thảo đã tận tâm, động viên và nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các Thầy cô – Giảng viên khoa đào tạo sau đại học – Trường Đại Học Mở TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và truyền đạt kiến thức chuyên ngành để tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi tấm lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ, lãnh đạo Ngân hàng Vietbank – Chi nhánh Tp.HCM và bạn bè đã động viên, chia sẽ và tạo điều kiện hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại Học Mở TP Hồ Chí Minh

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn tất cả

Tp Hồ Chí Minh, năm 2016

Học viên

Trang 4

TÓM TẮT

Ngân hàng là một trung gian tài chính và có vai trò quan trọng cho sự phát triển

và ổn định nền kinh tế Do đó, khi NHTM sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế, giúp nền kinh tế luân chuyển vốn với chi phí thấp Vì vậy, nghiên cứu hiệu quả sử dụng nguồn lực của NHTM trong các giai đoạn phát triển của nền kinh tế là nhu cầu không bao giờ ngừng

Với đề tài “Hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng thương mại Việt Nam” sử dụng dữ liệu của 25 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam trong thời gian từ 2009 đến năm 2015 Tác giả xây dựng hai mô hình nghiên cứu: thứ nhất là mô hình DEA để đo lường mức độ hiệu quả sử dụng nguồn lực của NHTM Việt Nam, thứ hai là mô hình hồi quy Tobit để phân tích mức độ tác động của các yếu tố nội bộ ngân hàng và yếu tố bên ngoài ngân hàng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của NHTM tại Việt Nam

Kết quả nghiên cứu mô hình DEA cho thấy NHTM Việt Nam hoạt động với hiệu quả trung bình trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015 đạt 87.68% Kết quả hồi quy tập trung vào các yếu tố nội bộ và yếu tố bên ngoài ngân hàng có tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của NHTM cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa chất lượng tài sản, tăng trưởng kinh tế và có tác động tích cực đến đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của NHTM Bên cạnh đó, quy mô hoạt động và cơ cấu nguồn vốn có tác động ngược chiều đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của NHTM

Từ khóa: DEA, ngân hàng thương mại cổ phần, hiệu quả sử dụng nguồn lực

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC HÌNH viii

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.1 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

1.6 Kết cấu của luận văn 3

1.7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 Các khái niệm 5

2.1 2.1.1 Nguồn lực của ngân hàng thương mại 5

2.1.2 Hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng thương mại 7

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của NHTM Việt Nam 13 2.2 2.2.1 Các yếu tố bên trong ngân hàng 13

2.2.2 Các yếu tố bên ngoài ngân hàng 14

Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan 14

2.3 2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới 14

2.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam 16

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 Giả thuyết nghiên cứu 19

3.1 Mô hình nghiên cứu 24

3.2 Dữ liệu nghiên cứu 29

3.3 3.3.1 Mẫu nghiên cứu 29

3.3.2 Cách thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu 29

Phương pháp nghiên cứu 30 3.4

Trang 6

3.4.1 Phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) 30

3.4.2 Phương pháp ước lượng hồi quy dữ liệu bảng 32

Trình tự nghiên cứu 34

3.5 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực của NHTM Việt Nam 39

4.1 4.1.1 Giới thiệu hệ thống NHTM Việt Nam 39

4.1.2 Thống kê mô tả 40

4.1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực theo mô hình DEA 41

Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của NHTM Việt 4.2 Nam 46

4.2.1 Thống kê mô tả 46

4.2.2 Phân tích tương quan 47

4.3.4 Kiểm định đa cộng tuyến 48

4.2.5 Phân tích hồi quy 49

4.2.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu 52

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 57 Kết luận 57

5.1 Khuyến nghị 58

5.2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 59

5.3 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 65

Phụ lục 1: Danh sách các NHTM Việt Nam trong mẫu nghiên cứu 65

Phụ lục 2: Hiệu quả chi phí theo mô hình DEA của các NHTM 66

Phụ lục 3: Thống kê mô tả của các biến trong mô hình 67

Phụ lục 4: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến 67

Phụ lục 5: Hồi quy theo mô hình Pooled OLS 67

Phụ lục 6: Hồi quy theo mô hình tác động cố định 68

Phụ lục 7: Hồi quy theo mô hình tác động ngẫu nhiên 69

Phụ lục 8: Kiểm định Hausman 70

Phụ lục 9: Kiểm định tác động cố định của thời gian 70

Phụ lục 10: Kiểm định Lagrang 70

Phụ lục 11: Kiểm định sự tự tương quan của phần dư 71

Trang 7

Phụ lục 12: Kiểm định tương quan giữa những phần dư của đơn vị chéo 71 Phụ lục 13: Xử lý khuyết tật của mô hình 72 Phụ lục 14: Các loại kiểm định cho phương pháp hồi quy 73

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CRS Constant returns to scale Thay đổi theo quy mô

DEA Data Envelopment Analysis Phân tích bao dữ liệu

DEAP Data Envelopment Analysis Program Phần mềm phân tích bao dữ liệu

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

OLS Ordinary Least Squares Bình phương nhỏ nhất

REM Ramdom Effect Model Mô hình tác động ngẫu nhiên

VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai VRS Variable returns to scale Không đổi theo quy mô

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Mô tả dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình hồi quy 28

Bảng 3.2 Mô tả các biến trong mô hình DEA 31

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến đầu vào và đầu ra 40

Bảng 4.1 Phân phối hiệu quả chi phí 43

Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy 46

Bảng 4.3 Ma trận hệ số tương quan 47

Bảng 4.4 Kiểm định đa cộng tuyến 48

Bảng 4.5 Kết quả mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM 49

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Hausman 50

Bảng 4.7 Kiểm định tác động cố định của thời gian mô hình REM 50

Bảng 4.8 Kiểm định các khuyết tật của mô hình 50

Bảng 4.9 Kết quả ước lượng theo phương pháp hiệu chỉnh sai số dữ liệu bảng 51

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ .9

Hình 2.2 Lợi thế quy mô và đường cong chi phí 10

Hình 2.3 Hiệu quả không đổi theo quy mô 12

Hình 4.1 Biểu đổ hiệu quả chi phí của NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 - 2015 45

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

Trong chương này giới thiệu về vấn đề và lý do nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu Từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết cấu luận văn sẽ được trình bày ở cuối chương

Đặt vấn đề nghiên cứu

1.1.

Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế Tuy nhiên, trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2015 thì hệ thống ngân hàng lại bắt đầu xuất hiện những hiện tượng bất ổn như chất lượng tài sản kém, khó khăn về thanh khoản, lợi nhuận thấp, nợ xấu gia tăng, yếu kém về quản trị và khả năng quản lý rủi ro Nguyễn Thị Mùi (2013) cho rằng hoạt động của các NHTM hiện nay là không hiệu quả và cạnh tranh kém lành mạnh Sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hệ thống NHTM Việt Nam đặt ra nhu cầu tiếp cận thông tin đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

và những yếu tố nào tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động NHTM Theo Ally (2014), các ngân hàng thương mại tại Tanzania hoạt động hiệu quả ở mức 95.9%, tức là các yếu tố đầu vào có thể giảm 4.1% mà không phải hy sinh đầu ra, trong đó các yếu tố như chất lượng tài sản, hiệu quả quản lý và thanh khoản là những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Řepková (2014) lại cho rằng các ngân hàng có quy mô lớn thì có hiệu quả thấp hơn Hay nghiên cứu của Assaf và cộng sự (2013), nhận thấy tình hình nợ xấu ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của hệ thống các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ Tại Việt Nam, cũng

có nhiều nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại như nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) với đề tài “Phân tích hiệu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, nghiên cứu “Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” của Ngô Đăng Thành (2010), nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2012) với đề tài “Đánh giá hiệu quả

và năng suất hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng lại ở phương pháp định tính và phân tích chỉ số tài chính mà chưa chỉ ra được các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Trang 12

Từ những lý do trên, tác giả ứng dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA để thực hiện đề tài nghiên cứu “ Hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng thương mại Việt Nam” nhằm xem xét mức độ hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam và sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để đánh giá tác động của các yếu tố đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của NHTM trong giai đoạn nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.

Đề tài có hai mục tiêu nghiên cứu như sau: (i) Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của NHTM tại Việt Nam, (ii) Phân tích tác động của yếu tố nội bộ và yếu tố bên ngoài đến hiệu quả sử dụng nguồn lực nhằm gợi ý chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của NHTM Việt Nam

Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp và được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 25 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015 để chọn làm mẫu nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Trang 13

Để trả lời câu hỏi thứ nhất “mức độ hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam như thế nào” Tác giả sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu với cách tiếp cận dựa trên thu nhập để xác định đầu vào và đầu ra của các ngân hàng Phương pháp này xem ngân hàng là đơn vị kinh doanh với mục tiêu cuối cùng là tạo ra doanh thu từ tổng chi phí phát sinh cho hoạt động kinh doanh theo Leightner (1998) Theo đó, xác định đầu

ra của ngân hàng là tổng doanh thu (thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi) và các đầu vào như tổng chi phí (chi phí lãi, chi tài sản, chi nhân viên) với sự hổ trợ của phần mềm DEAP 2.1

Nhằm trả lời câu hỏi thứ hai “các yếu tố nội bộ và yếu tố bên ngoài ngân hàng có tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của NHTM tại Việt Nam hay không” Tác giả sử dụng hồi quy dữ liệu bảng để tìm hiểu sự tác động của các yếu tố đến hiệu quả sử dụng nguồn lực các NHTM thông qua việc sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình nên hồi quy theo tác động ngẫu nhiên (REM) hoặc tác động cố định (FEM) là phù hợp Sau đó, tác giả tiến hành phân tích kết quả từ mô hình nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.6.

Nghiên cứu này sẽ cung cấp kết quả để đo lường mức độ hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam Đây là cơ sở để các nhà quản lý, ngân hàng nhà nước Việt Nam và các NHTM tham khảo trong việc đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Các nghiên cứu trước đây chủ yếu đánh giá các yếu tố nội tại tác động đến hiệu quả của ngân hàng mà chưa đề cập đến các yếu tố bên ngoài Do đó, điểm mới của luận văn là đưa thêm yếu tố bên ngoài ngân hàng như tăng trưởng kinh tế, lạm phát để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam

Kết cấu của luận văn

Trang 14

Chương 2 - Trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước Mục tiêu của chương này là dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tác động của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng nguồn lực nhằm tìm ra những khe hở của nghiên cứu trước Đồng thời, xem xét phương pháp nghiên cứu, cách chọn biến và thu thập cơ sở dữ liệu để đưa ra phương pháp nghiên cứu ở chương tiếp theo

Chương 3 - Trình bày rõ phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu, cách chọn mẫu dữ liệu phù hợp Dựa vào chương 2, chương này xây dựng

mô hình nghiên cứu, giải thích cách đo lường các biến, đồng thời đưa ra các giả thuyết nghiên cứu

Chương 4 – Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu

Chương 5 - Trình bày những kết luận đồng thời đưa ra gợi ý chính sách và đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu

Trang 15

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trong chương này tác giả sẽ tập trung nêu các khái niệm của bài nghiên cứu, các lý thuyết về hiệu quả sử dụng nguồn lực Tiếp theo, tác giả đề cập đến một số nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến bài nghiên cứu Chính việc tổng hợp lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm giúp tác giả xây dựng được các giả thuyết nghiên cứu các nhân tố đến hiệu quả sử dụng nguồn lực các ngân hàng thương mại, xây dựng mô hình nghiên cứu và là nền tảng để giải thích kết quả của bài nghiên cứu Cuối cùng là phần kết luận chương

Các khái niệm

2.1.

2.1.1 Nguồn lực của ngân hàng thương mại

Theo Daft (2008), nguồn lực là tất cả những gì hình thành nên tài sản, vốn hoạt động, quy trình hoạt động, loại hình hoạt động, thông tin, kỹ năng quản lý doanh nghiệp Việc phân loại nguồn lực trong lĩnh vực ngân hàng tuỳ vào cách tiếp cận khác nhau

nhìn chung có hai loại chính:

(i) Theo đặc trưng kinh tế xã hội, nguồn lực kinh tế bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động, khoa học công nghệ và nguồn lực phi kinh tế bao gồm thể chế, đường lối, chính sách, văn hoá

(ii) Theo khu vực hành chính, có nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài Khi đề cập đến vấn đề nguồn lực, Zich (2005) cho rằng nguồn lực là tất cả phương tiện được sử dụng với những cách thức khác nhau để đạt được mục tiêu đề ra Bên cạnh đó,

Lê Du Phong (2006) định nghĩa nguồn lực là tổng hợp các yếu tố vật thể và phi vật thể tạo nên nền kinh tế của đất nước và thúc đẩy nó phát triển Nguồn lực là toàn bộ những yếu tố đã đang và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, phát triển, cải biến xã hội của một quốc gia Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia, nguồn nhân lực và các yếu tố phi vật thể cả trong và ngoài nước có khả năng khai thác, sử dụng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Vậy có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn lực, tuy nhiên trong bài viết này nguồn lực được được tác giả định nghĩa là các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hay hoạt động kinh doanh Nguồn lực cho sản xuất là tất cả các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm cho xã hội Nguồn lực của NHTM là toàn bộ

Trang 16

những yếu tố đã đang và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, phát triển nhằm tìm kiếm lợi nhuận, cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận trong quản một danh mục đầu tư với mục tiêu tối đa hoá tài sản cổ đông của NHTM theo Nguyễn Minh Sáng (2013)

 Phân loại nguồn lực của ngân hàng thương mại

Theo Nguyễn Minh Sáng (2015), nguồn lực được chia làm ba loại chính: nguồn nhân lực, nguồn vốn, và nguồn lực vật chất được đại diện bằng mức ứng dụng khoa học công nghệ Đây là ba nguồn lực quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM Nguồn nhân lực xem xét con người với tư cách là một nguồn lực, là động lực của sự phát triển Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước gần đây đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực với các góc độ khác nhau Theo Begg và cộng sự (1995), nguồn nhân lực là toàn bộ quá trình chuyên môn mà con người tích luỹ được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong tương lai Cũng giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết quả đầu tư trong quá khứ với mục đích đem lại thu nhập trong tương lai Như vậy, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho ngân hàng Con người với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và quan trọng của sự phát triển của các ngân hàng nên không thể chỉ được xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng mà là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng trên cơ sở những kỹ năng nghề nghiệp đặc thù, sức

mạnh trí tuệ đóng góp cho sự phát triển của NHTM

Nguồn vốn của ngân hàng có thể là vốn chủ sở hữu của ngân hàng, vốn huy động, vốn

đi vay hay các nguồn vốn khác Vốn chủ sở hữu là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, thể hiện sức mạnh nội lực của một ngân hàng Theo Hiệp định Basel 2 (BCBS 2004), vốn chủ sở hữu của ngân hàng chia thành hai loại: Vốn cấp I còn gọi là vốn cơ bản gồm cổ phần thường, cổ phần ưu đãi dài hạn, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia,

dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác, các phương tiện uỷ thác có thể chuyển đổi

và dự phòng lỗ tín dụng Vốn cấp II còn gọi là vốn bổ sung, gồm cổ phần ưu đãi có thời hạn, các trái phiếu bổ sung và giấy nợ Tuy nhiên, vốn cấp II có thể đạt mức cao nhất là 50% so với tổng số vốn chủ sở hữu của một ngân hàng Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng thu hút từ bên ngoài, có thể từ tiền gởi không kỳ hạn, tiền gởi có kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm Vốn đi vay có thể từ ngân hàng trung ương, các tổ chức tín dụng khác hay từ thị trường tài chính trong và ngoài nước Các nguồn vốn khác có thể

Trang 17

là vốn tài trợ, vốn đầu tư phát triển, vốn uỷ thác đầu tư để cho vay theo các chương

trình, dự án… hay vốn hình thành từ quá trình hoạt động của ngân hàng

Nguồn lực vật chất hay mức ứng dụng khoa học công nghệ được xem là các “khoa học liên hệ trực tiếp với sản xuất và các ngành kỹ thuật tạo ra cơ sở vật chất” (Nguyễn Như

Ý 2008) Nhìn chung có thể hiểu khoa học công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện d ng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm Như vậy, nguồn lực khoa học công nghệ là việc phát triển và ứng dụng của các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu và quy trình để gi p đỡ giải quyết những vấn đề của con người Nó thể hiện kiến thức của con người trong giải quyết các vấn đề thực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn Việc tiêu chuẩn hoá như vậy là đặc thù chủ yếu của công nghệ Kỹ thuật được hiểu là bao gồm toàn bộ những phương tiện lao động và những phương pháp tạo ra cơ sở vật chất

2.1.2 Hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng thương mại

Một điểm sản xuất được coi là hiệu quả nếu quy mô đầu ra là tối đa với đầu vào cho trước (Koopmans, 1951) Coelli và cộng sự (2005) lại cho rằng một đơn vị kinh tế được cho là hiệu quả hơn so với một đơn vị khác nếu nó có thể cung cấp hàng hoá dịch

vụ nhiều hơn cho xã hội mà không cần sử dụng nhiều tài nguyên hơn đơn vị khác Hay nói cách khác, đơn vị đạt hiệu quả nếu nó đạt mức tối đa về kết quả đầu ra trong điều kiện sử dụng tối ưu kết quả đầu vào cho trước

Nguyễn Khắc Minh (2004) kết luận rằng hiệu quả kỹ thuật là khả năng sử dụng đầu vào ít nhất để sản xuất một đơn vị đầu ra cho trước hoặc khả năng thu được đầu ra lớn nhất từ một đơn vị đầu vào cho trước và mục tiêu đạt mức hiệu quả cao là mục tiêu tránh lãng phí của nhà sản xuất Ngoài ra còn có ý kiến cho rằng hiệu quả trong kinh tế được định nghĩa là “mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hoá và dịch vụ” và “khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào”

Như vậy, có thể hiểu hiệu quả là mức độ thành công mà các ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó Berger và Mester (1997) lại cho rằng hiệu quả sử dụng nguồn lực trong hoạt động kinh doanh của NHTM là mối quan hệ giữa doanh thu đầu ra và chi phí sử dụng các nguồn lực đầu vào hay chính là khả năng biến các nguồn lực đầu

Trang 18

vào thành các đầu ra tốt nhất Theo Mester (1997), hiệu quả sử dụng nguồn lực của NHTM là việc NHTM tạo ra doanh thu đầu ra lớn nhất với giá trị các nguồn lực đầu vào thấp nhất Một ngân hàng được cho là đạt mức hiệu quả chi phí hay hiệu quả kinh

tế toàn phần khi đạt cả hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, hiệu quả sử dụng nguồn lực của NHTM Việt Nam là việc ngân hàng sử dụng các nguồn lực đầu vào và tối đa quy mô sản lượng đầu

ra hay là việc ngân hàng tối thiểu hoá trong việc sử dụng các nguồn lực đầu vào với quy mô doanh thu đầu ra cho trước NHTM đạt hiệu quả sử dụng nguồn lực khi đạt doanh thu đầu ra lớn nhất thông qua việc sử dụng cùng số lượng nguồn lực đầu vào với các NHTM khác nhưng chi phí sử dụng là thấp nhất

 Phân loại hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng thương mại

Dựa trên lý thuyết về hiệu quả sản xuất, Debreu (1951) và Farrell (1957) cho rằng hiệu quả sử dụng nguồn lực được chia thành: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả chi phí hay hiệu quả kinh tế toàn phần, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô Farrell (1957) sử dụng tình huống với ngân hàng sử dụng 2 đầu vào x1 và x2 để sản xuất 1 đầu ra y, với điều kiện hiệu quả không đổi theo quy mô Đường đồng lượng đơn

vị của ngân hàng hiệu quả là YY’, điều này có nghĩa sự kết hợp hiệu quả nhất – khi chi phí là tối ưu để sản xuất một đơn vị sản lượng đầu ra trên đường đồng lượng YY’ Nếu một ngân hàng đã cho sử dụng các yếu tố đầu vào, xác định tại điểm P, để sản xuất một đơn vị đầu ra thì phi hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng đó được xác định bởi khoảng cách RP - là lượng mà tất cả các đầu vào có thể giảm đi một cách tỷ lệ mà không làm giảm đầu ra Mức không hiệu quả này thường được biểu diễn theo phần trăm và bằng tỷ số RP chia cho OP, biểu thị tỷ lệ phần trăm mà tất cả các đầu vào có thể giảm

Hiệu quả kỹ thuật (TE) của ngân hàng được đo bằng tỷ số RP chia cho OP và nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 Khi TE có giá trị bằng 1 thì ngân hàng có hiệu quả kỹ

thuật tối đa, điểm R là hiệu quả kỹ thuật vì nằm trên đường đồng lượng hiệu quả

Trang 19

Hình 2.1 Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ

Nguồn: Farrell, M J (1957)

Tỷ số giá đầu vào được biểu thị bằng đường đồng phí CC’, DD’, cho phép ch ng ta tính được hiệu quả phân bổ Đường đồng phí được xây dựng dựa trên việc thu thập thông tin về giá cả thị trường của các yếu tố đầu vào (x1,x2), đường đồng phí qua P của đơn vị sản xuất hay ngân hàng có dạng:

Hiệu quả phân bổ (AE) của ngân hàng hoạt động tại P được định nghĩa bởi tỷ số giữa

OS và OR Khoảng cách SP biểu thị lượng giảm trong chi phí sản xuất, nếu sản xuất diễn ra tại điểm hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả kinh tế toàn phần

D, thay vì tại điểm hiệu quả kỹ thuật, nhưng không hiệu quả phân bổ Q (Coelli và cộng sự (2005))

Hiệu quả kinh tế toàn phần hay hiệu quả chi phí (CE) là sự kết hợp các yếu tố đầu vào (x1,x2) với chi phí thấp nhất Hiệu quả chi phí được đo lường bằng tỷ lệ giữa chi phí

Trang 20

thực tế wx và chi phí thấp nhất wx* Chính vì thế, hiệu quả chi phí được tách thành hai

bộ phận là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ

Lợi thế quy mô đo lường tỷ lệ đầu ra thay đổi khi các yếu tố đầu vào thay đổi với công nghệ sản xuất và quản lý không thay đổi tại quy mô sản xuất tối ưu (Samisoni, 2010) Lợi thế tăng dần do quy mô (IRS) xảy ra khi quy mô đầu ra của ngân hàng tăng lên và quy mô đầu vào tăng ít hơn sự gia tăng trong quy mô đầu ra tương ứng đó Hiệu suất giảm dần do quy mô (DRS) xảy ra khi tốc độ gia tăng chi phí đầu vào của quá trình sản xuất lớn hơn sự gia tăng quy mô của đầu ra tương ứng Hiệu suất không thay đổi theo quy mô (CRS) là hiện tượng xảy ra khi tốc độ gia tăng quy mô đầu ra và gia tăng chi phí đầu vào là như nhau

Lợi thế quy mô của ngân hàng được xây dựng dựa trên đường chi phí trung bình trong ngắn hạn (SAC) và dài hạn (LAC) của ngân hàng Mỗi đường chi phí trung bình ngắn hạn đại diện cho quy mô khác nhau của ngân hàng trong ngắn hạn Ngân hàng sẽ lựa chọn hoạt động tại quy mô mà chi phí trung bình thấp nhất với c ng một quy mô sản lượng đầu ra Đường chi phí trung bình dài hạn LAC chia thành 2 đoạn, đoạn có độ dốc giảm phản ánh sản lượng đầu ra gia tăng khi chi phí trung bình giảm, đoạn có độ dốc tăng phản ánh chi phí trung bình tăng khi sản lượng đầu ra gia tăng Ngân hàng sẽ duy trì quy mô hoạt động tại điểm M với mức chi phí trung bình trong ngắn dạn và dài hạn thấp nhất

Hình 2.2 Lợi thế quy mô và đường cong chi phí

Nguồn: Farrell, M J (1957)

Khi ngân hàng sử dụng nhiều hơn hai đơn vị đầu vào (x1; x2) thì sự kết hợp các yếu tố đầu vào được biểu diễn thông qua hiệu suất thay đổi theo quy mô (VRS) Chính vì thế, hiệu quả kỹ thuật được phân tách thành hai bộ phận gồm hiệu quả kỹ thuật thuần (PTE) và hiệu quả quy mô (SE)

Trang 21

Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng hoặc quá trình kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (các yếu tố sản xuất như K, L, R, T, ) để đạt được mục tiêu xác định Nó phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích (doanh thu, lợi nhuận, ) thu được với chi phí bỏ ra trong suốt qúa trình kinh doanh của doanh nghiệp

Một cách đơn giản, hiệu quả kinh tế có thể được đo lường theo công thức:

CE = TE x AE Một doanh nghiệp được coi là hiệu quả nếu nó đạt đến mức tối đa về kết quả đầu ra trong điều kiện sử dụng tối ưu các yếu tố đầu vào cho trước Điều này có nghĩa là, để

có được một sự gia tăng trong đầu ra bắt buộc phải có sự gia tăng về các yếu tố đầu vào, và ngược lại, không thể tìm cách giảm một yếu tố đầu vào nào mà không làm giảm kết quả đầu ra Khi đó, tập hợp tất cả những điểm mà tại đó doanh nghiệp đạt được hiệu quả sẽ tạo thành đường giới hạn khả năng sản xuất của chính doanh nghiệp

đó (Production Possibility Frontier - PPF)

Hiệu quả sử dụng nguồn lực được xem xét là mức độ thành công mà các đơn vị sản suất hay ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các nguồn lực đầu vào để có thể tối ưu hóa sản lượng đầu ra (Coelii, 2005) Hiệu quả sử dụng nguồn lực được Coelli (2005) phân rã thành các hiệu quả khác nhau như: Hiệu quả kỹ thuật (TE) là khả năng cực tiểu hóa sử dụng đầu vào để sản xuất một đầu ra cho trước và hiệu quả phân bổ (AE) là việc lựa chọn đầu vào tạo ra đầu ra ở mức chi phí thấp nhất Hiệu quả kỹ thuật kết hợp với hiệu quả phân bổ tạo ra hiệu quả kinh tế hay hiệu quả tiết kiệm chi phí (CE) Farell (1957) minh họa những ý tưởng của mình bằng việc sử dụng một ví dụ đơn giản bao gồm các ngân hàng sử dụng hai đầu vào để sản xuất một đầu ra (y), với giả thiết hiệu quả không đổi theo quy mô

Trang 22

Hình 2.3 Hiệu quả không đổi theo quy mô

Nguồn: Farrell, M J (1957)

Nếu một ngân hàng đã cho sử dụng các lượng đầu vào, xác định tại điểm P, để sản

xuất một đơn vị đầu ra, thì phi hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng đó được xác định bởi

khoảng cách QP, là lượng mà tất cả các đầu vào có thể giảm đi một cách tỷ lệ mà

không làm giảm đầu ra Mức không hiệu quả này thường được biểu diễn theo phần

trăm và bằng tỷ số biểu thị tỷ lệ phần trăm mà tất c ảcác đầu vào có thể giảm

Hiệu quả kỹ thuật (TE) của ngân hàng thường được đo bằng tỷ số:

TE = = 1 -

Khi TE = 1 thì ngân hàng có hiệu quả kỹ thuật tối đa Tỷ số giá đầu vào được biểu thị

bằng đường đồng phí AA’, cho phép tính được hiệu quả phân bổ

Hiệu quả phân bổ của ngân hàng hoạt động tại P được định nghĩa bởi tỷ số:

AE =

Khoảng cách RQ thể hiện lượng giảm trong chi phí sản xuất, nếu sản xuất diễn ra tại

điểm hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật Q’ thay vì tại điểm hiệu quả kỹ thuật

(Coelli, 2005)

Hiệu quả kinh tế toàn phần (CE) hay hiệu quả tiết kiệm chi phí được đo lường bằng:

CE = TE x AE =

Trang 23

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của NHTM Việt Nam 2.2.

Hiệu quả sử dụng nguồn lực đống vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Do đó, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực giúp cho ngân hàng có thể tận dụng các nguồn lực đầu vào để tối đa hóa doanh thu đầu

ra cũng như hạn chế những hoạt động mang tính chất rủi ro và nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động bền vững trong tương lai Các yếu tố ảnh hưởng có thể được chia thành hai nhóm: nhóm các yếu tố bên trong ngân hàng còn gọi là các yếu tố thuộc về nội bộ ngân hàng và nhóm các yếu tố bên ngoài ngân hàng

2.2.1 Các yếu tố bên trong ngân hàng

Nhóm các yếu tố nội bộ ngân hàng thuộc về môi trường bên trong mà ngân hàng có thể kiểm soát được như quy mô ngân hàng, khả năng sinh lời, cơ cấu nguồn vốn, quy

mô tiền gửi, quy mô hoạt động tín dụng, tỷ trọng dư nợ trên tổng tiền gửi,chất lượng tài sản,… Trong đó quy mô hoạt động càng lớn giúp ngân hàng tận dụng được lợi thế nhờ quy mô làm cho các ngân hàng gia tăng khả năng huy động vốn và cho vay làm gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, ngân hàng cỡ lớn có thể đạt được hiệu quả kinh

tế quy mô với chi phí giảm hoặc hiệu quả kinh tế trong phạm vi cho vay nhiều hơn và mức độ đa dạng hóa sản phẩm cao hơn có thể tiếp cận những thị trường mà một ngân hàng nhỏ không thể tham gia được Khả năng sinh lời là thướt đo hiệu quả hoạt động của ngân hàng, là khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững, chống lại những tổn thất không mong đợi cũng như khả năng tăng cường năng lực tài chính và cải thiện khả năng sinh lợi trong tương lai thông qua tái đầu tư lợi nhuận giữ lại (ECB,2010) Cơ cấu nguồn vốn thể hiện sức mạnh nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng, ngân hàng có nguồn vốn mạnh sẽ đối diện với nguy cơ phá sản thấp (Ayadi, 2013) Vong và Chan (2009) cho rằng quy mô huy động tiền gửi và quy mô hoạt động tín dụng được coi là quan trọng nhất trong bảng cân đối kế toán vì hai chỉ số này đại diện cho dấu hiệu hoạt động truyền thống của ngân hàng Tương tự, Gul và cộng sự (2011) cũng nêu ra với các điều kiện khác không đổi, các khoản tiền gửi có khả năng chuyển đổi thành các khoản vay nhiều hơn, ngân hàng hưởng được thu nhập từ lãi nhiều hơn và thu được lợi nhuận cao hơn tức là ngân hàng sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có Ngoài ra, ảnh hưởng của chất lượng tài sản là thướt đo rủi ro vốn cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng,

đo lường khả năng của nhà quản lý ngân hàng để sàng lọc rủi ro tín dụng Nếu các ngân hàng hoạt động trong môi trường nguy hiểm và thiếu chuyên môn kiểm soát hoạt

Trang 24

động cho vay, điều này có thể dẫn đến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cao, đi kèm với chất lượng tín dụng thấp hơn và hiệu quả sử dụng các nguồn lực kém hơn

2.2.2 Các yếu tố bên ngoài ngân hàng

Nhóm các yếu tố khách quan thuộc về môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến toàn bộ những ngân hàng trong hệ thống như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, quy định pháp lý

có liên quan, mức độ cạnh tranh,…Đây là các yếu tố gián tiếp, nằm ngoài sự kiểm soát của nhà quản lý ngân hàng, nhưng có tác động rất lớn đến hiệu quả của ngân hàng Yếu tố bên ngoài bao gồm các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và các chỉ tiêu cấu trúc thị trường tài chính Trong đó, biến kinh tế vĩ mô là một thành phần chính trong các nghiên cứu Các yếu tố vĩ mô quan trọng được nghiên cứu phổ biến là tăng trưởng kinh tế và lạm phát Môi trường mà trong đó ngân hàng đang hoạt động có tác động rất lớn đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có của ngân hàng Nếu nền kinh tến tăng trưởng, nhu cầu về tín dụng sẽ tăng cao dẫn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng tăng tương ứng Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế bất ổn, nhu cầu tín dụng bị thu hẹp,

nợ xấu tăng cao làm gia tăng chi phí hoạt động và rủi ro cho ngân hàng dẫn đến hiệu quả hoạt động giảm Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu phổ biến nhất của các hoạt động kinh tế trong một quốc gia Sẽ có nhu cầu cao hơn đới với tín dụng ngân hàng trong thời kỳ bùng nổ kinh tế hơn trong thời kỳ suy thoái Tốc độ tăng trưởng cao

có thể tăng cường năng lực chi trả nợ của khách hàng vay trong nước và do đó góp phần làm giảm rủi ro tín dụng ít hơn Ngược lại, điều kiện tăng trưởng bất lợi của kinh

tế vĩ mô làm tổn thương các ngân hàng bằng cách tăng số lượng nợ xấu, rủi ro tăng và lợi nhuận giảm

Mặc khác, tác động của lạm phát đến hiệu quả ngân hàng sẽ phụ thuộc vào ảnh hưởng của nó đối với chi phí ngân hàng và các khoản thu Perry (1992) khẳng định rằng tác động của lạm phát đến hiệu quả ngân hàng là dự đoán hoặc không lường trước được Nếu lạm phát được dự báo và lãi suất điều chỉnh phù hợp, kết quả doanh thu tăng nhanh hơn so với chi phí, sau đó có thể có tác động tích cực về hiệu quả

Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan

2.3.

2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Řepková (2014) áp dụng phương pháp phân tích phi tham số DEA để đánh giá hiệu

quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng Czech trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm

Trang 25

2012 Nghiên cứu sử dụng hai yếu tố đầu vào gồm chi phí nhân viên và tiền gửi cùng với hai yếu tố đầu ra là dư nợ tín dụng và thu nhập lãi Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả trung bình với điều kiện quy mô không đổi đạt 70-78% và hiệu quả trung bình trong điều kiện biến đổi theo quy mô đạt tỉ lệ đạt 84-89% Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện ra rằng nhóm các ngân hàng lớn có hiệu quả thấp hơn các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng chủ yếu là do duy trì quy mô tiền gửi và phát triển mạng lưới quá lớn

Nghiên cứu của Ally (2014) sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của 51 ngân hàng tại Tanzania trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013 Nghiên cứu sử dụng ba yếu đầu vào gồm tiền gửi khách hàng hàng, chi phí nhân viên, tổng chi phí và hai yếu tố đầu ra là dư nợ cho vay và thu nhập lãi Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng các ngân hàng hoạt động ở mức hiệu quả 95,9% tức là đầu vào có thể giảm 4,1% mà không phải hy sinh đầu ra nếu tất cả các ngân hàng đều

có hiệu quả như các ngân hàng chuẩn được xác định bởi DEA Nghiên cứu sử dụng

mô hình Tobit để đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả ngân hàng Kết quả hồi quy nhấn mạnh rằng chất lượng tài sản, hiệu quả quản lý và thanh khoản là yếu tố quyết định quan trọng nhất đến hiệu quả các ngân hàng

Nghiên cứu của Alrafadi và các cộng sự (2014) áp dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA để đánh giá hiệu quả của 17 ngân hàng tại Libyan trong giai đoạn 2004 –

2010 Nghiên cứu sử dụng ba yếu tố đầu vào gồm số lượng nhân viên, tài sản cố định, tiền gửi khách hàng và hai yếu tố đầu ra là thu nhập từ lãi, lợi nhuận sau thuế Kết quả phân tích DEA cho thấy các ngân hàng chuyên ngành có hiệu quả kỹ thuật trung bình cao hơn ngân hàng thương mại và ngân hàng tư nhân Ngoài ra, tác giả còn sử dụng

mô hình hồi quy Tobit để đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả và kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ tích cực giữa hiệu suất ngân hàng và ROA, Quy mô hoạt động, an toàn vốn và các ngân hàng của chính phủ liên kết

Ayadi (2013) sử dụng phương pháp bao dữ diệu DEA để đo lường hiệu quả của các ngân hàng thương mại Tunisian trong giai đoạn 1996 – 2010 Kết quả của nghiên cứu cho thấy hiệu quả chi phí của ngành ngân hàng tại Tunisian ước đạt số điểm là 41,0%, mức độ không hiệu quả phản ánh sự lãng phí nguồn lực trong các ngân hàng Tunisia khoảng 59,0% Tác giả sử dụng mô hình hồi quy để phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại tại Tunisian Mô hình sử

Trang 26

dụng biến hiệu quả chi phí theo DEA làm biến phụ thuộc và các biến độc lập Kết quả cho thấy thị phần huy động của các ngân hàng và sự tham gia của họ vào các hoạt động mạo hiểm đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của ngân hàng tại Tunisian

Lee và Kim (2013) đánh giá hiệu quả hoạt của hệ thống ngân hàng Hàn Quốc trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010 dựa trên phương pháp phân tích chỉ số Malmquist Tiếp theo, nghiên cứu tiến hành phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng Hàn Quốc với các biến độc lập bao gồm: quy mô tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng dư nợ và các biến giả để đánh giá tác động của hình thức sở hữu, sự kiện hợp nhất sáp nhập đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng tại Hàn Quốc Nghiên cứu tìm thấy tác động tiêu cực và có ý nghĩa thống kê của sở hữu nhà nước về hoạt động ngân hàng được đánh giá thông qua chỉ số Malmquist

Sufian (2009) áp dụng phương pháp phân tích phi tham số DEA để đo lường hiệu quả

sử dụng nguồn lực và mô hình hồi quy tobit để đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của 36 ngân hàng Malaysia trong giai đoạn 1995 – 1999 Để đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực bằng phương pháp DEA, tác giả sử dụng 5 biến đầu vào gồm vốn, tổng tiền gửi, lao động, chi phí lãi, chi phí phi lãi và 4 biến đầu ra gồm tổng dư nợ, đầu tư, thu nhập lãi, thu nhập ngoài lãi Kết quả mô hình DEA cho thấy một năm sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, các ngân hàng Malaysia hoạt động kém hiệu quả Hiệu quả kỹ thuật suy giảm đột ngột theo cách tiếp cận trung gian so với cách tiếp cận giá trị gia tăng và phương pháp điều hành Nghiên cứu sử dụng biến phụ thuộc của mô hình là hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng Malaysia theo DEA, các biến độc lập bao gồm: quy mô ngân hàng, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng nợ xấu trên tổng tài sản, thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản, tổng chi phí Kết quả hồi quy cho cho kết luận rằng chi phí, điều kiện kinh tế có tác động tiêu cực đến hiệu quả ngân hàng Ngược lại, cường độ cho vay lại có tác động tích cực đến hiệu quả ngân hàng

2.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Nguyễn Minh Sáng (2015) sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả biên – cách tiếp cận tham số và phi tham số để đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực với ba biến đầu

Trang 27

vào (chi cho nhân viên, tài sản cố định ròng, tiền gửi khách hàng) và hai biến đầu ra (thu nhập từ lãi, thu ngoài lãi) để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng mô hình Tobit phân tích định lượng sự tác động của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Ngô Đăng Thành (2010) tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào khá

cơ bản của 22 ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm gần đây dựa trên các tiếp cận phi tham số của phương pháp bao dữ liệu DEA Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy hiệu quả sử dụng nguồn lực là tương đối tốt (trung bình đạt 91.7%) nhưng vẫn còn khả năng rất lớn để các ngân hàng này nâng cao hơn nữa khả năng sử dụng các yếu tố đầu vào của mình

Nguyễn Việt Hùng (2008) đã nghiên cứu và sử dụng dữ liệu của 32 ngân hàng thương mại ở Viêt Nam gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 4 ngân hàng liên doanh và 23 ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn tiền hội nhập WTO 2001 – 2005 Trên

cơ sở phân tích định tính kết hợp phân tích định lượng sử dụng phương pháp phi tham tham số phân tích bao dữ liệu DEA và phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA)

để đánh giá hiệu quả và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay cần phải cải thiện các nhân tố phi hiệu quả ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại

Trang 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung chương này đã trình bày các lý thuyết cơ bản xung quanh vấn đề nghiên cứu Đầu tiên, luận văn trình bày sơ lược về khái niệm và phân loại nguồn lực, khái niệm và phân loại hiệu quả sử dụng nguồn lực Tiếp theo luận văn tiến hành lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam Cuối cùng, đề tài trình bày các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài ngân hàng được nghiên cứu phổ biến trước đây trên thế giới như quy mô hoạt động ngân hàng, khả năng sinh lời, cơ cấu nguồn vốn, quy mô tiền gửi, quy mô hoạt động tín dụng, tỷ trọng dư nợ trên tiền gửi khách hàng, chất lượng tài sản, tăng trưởng kinh tế và lạm phát Đây là cơ sở để đề tài xác định các biến đưa vào mô hình nghiên cứu

Trang 29

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này với hai mục tiêu chính: mục tiêu thứ nhất là đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước

ở chương hai Mục tiêu thứ hai là đưa ra phương pháp nghiên cứu phù hợp, cách lấy

dữ liệu và phân tích dữ liệu nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu

3.1.

Giả thuyết nghiên cứu được biết đến như là một kỳ vọng hay dự đoán kết quả của nghiên cứu về sự tương quan hay mối quan hệ tiềm năng giữa ít nhất hai biến (Jackson, 2009) Để có những nhận định sơ bộ về mối tương quan hoặc kết quả của nghiên cứu sẽ thực hiện, luận văn sẽ trình bày lần lượt các giả thuyết nghiên cứu theo

mô hình nghiên cứu đã được xây dựng Jackson (2015)

 Quy mô ngân hàng

Nghiên cứu của Sufian (2009) cho rằng, ngân hàng có quy mô hoạt động càng lớn thì đạt hiệu quả cao hơn do tận dụng lợi thế nhờ quy mô giúp gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực Theo Hauner (2005), kích thướt ngân hàng có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng là do các nguyên nhân: đầu tiên, nếu có liên quan đến sức mạnh thị trường thì các ngân hàng lớn chỉ trả ít hơn cho các đầu vào của họ Thứ hai, ngân hàng lớn có thể tăng hiệu quả quy mô thông qua việc phân phối chi phí cố định trên số lượng cao hơn hoặc hiệu quả đạt được từ lực lượng lao động chuyên nghiệp Alrafadi và cộng sự (2014) cũng đưa ra bằng chứng cho thấy mối quan

hệ tích cực giũa quy mô hoạt động và hiệu quả nguồn lực của ngân hàng

Ngân hàng có kích cỡ lớn có thể đạt được hiệu quả kinh tế với chi phí giảm hoặc hiệu quả kinh tế trong phạm vi cho vay nhiều hơn hay mức độ đa dạng hóa các sản phẩm cao hơn Do đó, ngân hàng có thể tiếp cận những thị trường rộng hơn mà một ngân hàng nhỏ không thể tham gia được

Giả thuyết H1: Quy mô hoạt động của ngân hàng có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng

 Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời của ngân hàng đo lợi nhuận thu được trên mỗi đồng tài sản và phản ánh việc ngân hàng sử dụng đầu tư nguồn lực để tạo ra kết quả lợi nhuận như thế nào

Trang 30

Theo Kosmidou và cộng sự (2005), ROA là thướt đo hiệu suất hoạt động vì nó trực tiếp liên quan đến lợi nhuận của các ngân hàng Các nghiên cứu của Ally (2014), Sufian (2009), Alrafadi và ctg (2014) kết luận rằng có mối quan hệ tích cực giữa khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng Phát hiện này cho thấy rằng các ngân hàng có lợi nhuận nhiều hơn có xu hướng thể hiện sự kém hiệu quả thấp hơn (Sufian, 2009) Các nghiên cứu trong thời gian gần đây cũng tìm ra kết quả tương

tự như nghiên cứu của Kaparakis và cộng sự (1994), Isik và Hassan (2002), Hasan và Marton (2003) Theo giải thích của Alrafadi và cộng sự (2014) thì các ngân hàng báo cáo tỷ suất sinh lời cao hơn thường được ưa thích bởi các khách hàng và do đó thu hút phần lớn nhất của tiền gửi cũng như người vay uy tín tín dụng tiềm năng tốt nhất Các điều kiện này tạo ra một môi trường thuận lợi cho các ngân hàng có lợi nhuận để có hiệu quả hơn từ quan điểm của các hoạt động trung gian Theo những lặp luận và các kết quả nghiên cứu trước, tác giả đề xuất giả thuyết như sau:

Giả thuyết H2: Khả năng sinh lời có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả sử dụng

nguồn lực của ngân hàng

 Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng là nhân tố thể hiện cơ cấu và sức mạnh nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng Kết quả nghiên cứu của Ayadi (2013) chứng minh rằng việc tăng mức độ vốn của các ngân hàng cho kết quả hiệu quả cao hơn Kết quả này cho phép thấy rằng một ngân hàng có nguồn vốn mạnh đối mặt với chi phí phá sản trong tương lai thấp và làm giảm chi phí vốn Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng cao có thể ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả của các ngân hàng và cung cấp cho nền kinh tế một hệ thống ngân hàng lành mạnh và giảm chi phí chấp nhận rủi ro trong các quyết định tín dụng

Giả thuyết H3: Cơ cấu nguồn vốn có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả sử dụng

nguồn lực của ngân hàng

 Quy mô tiền gửi

Tỷ lệ các khoản tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản đo lường hiệu quả của nguồn quỹ (Vong và Chan (2009)) Đây là nguồn chính và rẻ nhất trong các nguồn tài trợ cho hoạt động của ngân hàng Nếu nhu cầu vay không đủ, tiền gửi nhiều hơn trong thực tế

có thể làm suy giảm thu nhập Do vậy, tiền gửi là chi phí tốn kém trong điều kiện mở

Trang 31

rộng mạng lưới của hệ thống ngân hàng để huy động được nhiều hơn Tăng tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản co nghĩa là tăng nguồn vốn sẵn có của ngân hàng để đạt được những hiệu quả khác nhau như cho vay, đầu tư Tuy nhiên, nên lưu ý rằng nếu không

có nhu cầu cao đối với các khoản cho vay của ngân hàng nhưng tiền gửi khách hàng cao thì có thể làm giảm hiệu quả của ngân hàng Điều này xảy ra là do tỷ lệ tiền gửi cao, kỳ hạn huy động dài tăng làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng (Heggested, 1977) Do đó, giả thuyết nghiên cứu của luận văn đề cập theo hai hướng: một là trong điều nhu cầy vay tốt thì tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản có tác động dương đến hiệu quả

sử dụng nguồn lực của ngân hàng, hai là trong điều kiện nhu cầu vay thấp thì tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản có tác động âm đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng

Giả thuyết H4: Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản có tác động cùng chiều (+) đến hiệu

quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng

 Quy mô tín dụng

Theo Mendes và Abreu (2003), cung cấp các khoản cho vay là phương tiện chính tạo

ra thu nhập cho chính các ngân hàng thương mại Bên cạnh đó, nghiên cứu của Gul và cộng sự (2011) cũng cho rằng với những điều kiện khác không đổi, các khoản tiền gửi khách hàng được chuyển đổi thành các khoản vay nhiều hơn thì ngân hàng hưởng được thu nhập từ lãi cao hơn, thu được lợi nhuận nhiều hơn và hoạt động có hiệu quả hơn

Thêm vào đó, Sufian (2009) cũng tìm ra mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động ngân hàng và tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản Sức mạnh thị trường trong thị trường cho vay là kết quả của hoạt động hiệu quả Do khả năng quản lý hiệu quả hơn, các ngân hàng chi phí hoạt động thấp hơn, cho phép họ cung cấp những điều khoản vay hợp lý hơn và cuối cùng đạt được thị phần lớn hơn trong hệ thống ngân hàng Luận văn kỳ vọng dấu dương khi quy mô tín dụng càng mở rộng trong điều kiện không có tác động của yếu tố chất lượng các khoản cho vay thì hiệu quả sử dụng nguồn lực được cải thiện

Giả thuyết H5: Quy mô tín dụng có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả sử dụng

nguồn lực của ngân hàng

 Tỷ trọng dư nợ trên tổng tiền gửi khách hàng

Trang 32

Biến tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi huy động từ khách hàng được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng như là biến độc lập Theo Abreu và Mauro (2000), ngân hàng cung cấp các khoản cho vay là phương tiện chính

để tạo ra thu nhập Gul và ctg (2011) cũng cho rằng trong trường hợp các điều kiện khác không đổi, các khoản tiền gửi chuyển đổi thành các khoản cho vay nhiều hơn, ngân hàng có khả tạo ra thu nhập từ lãi cao hơn, dẫn đến hoạt động có hiệu quả hơn Trong quá trình hoạt động, khi ngân hàng huy động được 100 đồng tiền gửi từ khách hàng, ngoài phần dự trữ bắt buộc phải giữ lại do ngân hàng nhà nước quy định thì ngân hàng còn phải giữ lại một khoản để đảm bảo thanh khoản Sau khi để lại khoản dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh khoản, phần vốn còn lại được các ngân hàng sử dụng vào các mục đích kinh doanh để thu lợi nhuận như: cho vay, đầu tư vào các kênh,… Do đó, trong 100 đồng vốn huy động được, về nguyên tắc ngân hàng chỉ cho vay ít hơn 100 đồng Hay nói cách khác tỷ trọng dư nợ trên tiền gửi khách hàng phải nhỏ hơn 1 Nếu một ngân hàng có tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng quá cao, gần bằng 1 hay lớn hơn 1, cho thây ngân hàng chỉ tập trung vào cho vay mà không đa dạng hóa danh mục kinh doanh từ nguồn vốn huy động Điều này dẫn đến ngân hàng sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn

Từ lặp luận trên, luận văn đặt ra giả thuyết nghiên cứu đối với biến tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động như sau:

Giả thuyết H6: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi khách hàng có tác động ngược chiều (-) đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng

 Chất lượng tài sản

Chất lượng tài sản của ngân hàng, được đo lường bằng tỷ lệ giữa dự phòng rủi ro trên cho vay khách hàng Nghiên cứu của Ally (2014) chỉ ra rằng có mối quan hệ nghịch chiều và có ý nghĩa thống kê giữa chất lượng tài sản và hiệu quả ngân hàng Thực tế cho thấy, nếu gia tăng nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến tiêu cực đến hiệu suất của các ngân hàng Millers và Noulas (1996) cũng cho rằng khi một tổ chức tài chính ngân hàng tích lũy các khoản vay hoạt động kém sẽ làm giảm lợi nhuận của nó Phát hiện này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đó như nghiên cứu của Sufian (2009), Kwan và Eisenbeis (1996), Barr và cộng sự (2002), Resti (1997) Theo Sufian (2009) thì các ngân hàng Malaysia nên tập trung nhiều hơn vào việc quản lý rủi ro tín dụng, vấn đề

Trang 33

nghiêm trọng phát sinh từ sự thất bại của các ngân hàng để ghi nhận tài sản suy giảm

và tạo ra dự trữ để viết ra các tài sản này Một sự giúp đỡ to lớn đối với những bất thường sẽ được cung cấp bằng cách cải thiện tính minh bạch của hệ thống tài chính, do

đó sẽ hỗ trợ ngân hàng để đánh giá rủi ro tín dụng có hiệu quả hơn và tránh các vấn đề liên quan đến việc tiếp xúc có rủi ro Theo những lặp luận và các kết quả nghiên cứu trước, tác giả đề xuất giả thuyết như sau:

Giả thuyết H7: Chất lượng tài sản có tác động ngược chiều (-) đến hiệu quả sử dụng

nguồn lực của ngân hàng

 Tăng trưởng kinh tế

Khi nền kinh tế tăng trưởng tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng phát triển Các nghiên cứu của Rachdi và Ben (2011), Liang và Reichert (2006) cho rằng khi kinh tế tăng trưởng sẽ thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nói chung và sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng thông qua các kênh:

- Khi kinh tế tăng trưởng thì thu nhập gia tăng sẽ tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng thu hút được nhiều vốn với chi phí thấp hơn từ đó giúp các ngân hàng gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực và phát triển hệ thống

- Kinh tế tăng trưởng cũng tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó tác động đến việc mở rộng kênh tín dụng của các ngân hàng Khi tín dụng được mở rộng cùng với các phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả giúp ngân hàng gia tăng doanh thu từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống

- Khi kinh tế tăng trưởng giúp hệ thống ngân hàng mở rộng và gia tăng các hoạt động và lợi nhuận trong ngành từ đó khuyến khích gia nhập ngành Khi nhu cầu gia nhập ngành gia tăng tạo môi trường cạnh tranh hơn trong hệ thống ngân hàng tạo áp lực khiến các ngân hàng phải tự đổi mới giúp phát triển hệ thống

- Tăng trưởng kinh tế, được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng sản phẩm quốc nội Sufian (2009) cho rằng có mối quan hệ tiêu cực giữa hiệu quả ngân hàng và tăng trưởng kinh tế quốc gia Điều này được giải thích khi tăng trưởng kinh tế có nhiều biến động dẫn đến các ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng từ nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ tài chính, tăng giá trị mặc định của các khoản vay

Trang 34

Giả thuyết H8: Tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều (-) đến hiệu quả sử dụng

nguồn lực của ngân hàng

 Lạm phát

Perry (1992) cho rằng tác động của lạm phát đối với hiệu quả của ngân hàng đến mức

độ nào phụ thuộc vào việc có thể dự đoán được sự xuất hiệu của lạm phát Điều này đã tạo điều kiện cho các ngân hàng cơ hội để điều chỉnh lãi suất cho phù hợp và do đó đạt hiệu quả cao hơn Vì vậy, mối quan hệ tích cực có thể xảy ra khi thu nhập lớn hơn chi phí Theo lý thuyết lạm phát được dự báo của Perry (1992) và kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới, trong đề tài này tác giả đưa ra giả thuyết khỉ lạm phát gia tăng, hiệu quả hoạt động của ngân hàng được giả đinh là tăng

Giả thuyết H9: Lạm phát có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả sử dụng nguồn lực

CE = f (SIZ, ROA, ETA, DTA, LTA, LTD, RTL, GDP, INF) (3.1)

Từ mô hình tổng quát tác giả đưa ra phương trình để kinh tế lượng để hồi quy, phân tích và thảo luận kết quả như sau:

CEi,t = α0 + α1SIZ + α2ROA + α3ETA + α4DTA + α5LTA + α6LTD + α7RTL + α8GDP

+ α9INF+ vi,t (3.2)

Trong đó;

i: ngân hàng thứ i được quan sát (i = 1,… ,25);

t: thời đoạn quan sát thứ t của ngân hàng thứ i (t = 2009,… ,2015);

α0: hệ số chặn;

α1…… α9: ảnh hưởng biên của từng biến số độc lập đến biến phụ thuộc;

Trang 35

v : sai số của mô hình

Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu

Biến phụ thuộc

 CE: Hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng thương mại, sử dụng dữ

liệu từ kết quả tính toán của mô hình DEA Ayadi (2013), Ismail (2012), Kwan (2006) sử dụng biến hiệu quả chi phí theo DEA làm biến phụ thuộc

Biến độc lập

 SIZ: Thông thường để so sánh quy mô hai doanh nghiệp cùng ngành nghề, các nghiên cứu thường sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản để so sánh Chỉ tiêu

tổng tài sản đại diện cho sự lớn mạnh của doanh nghiệp theo chiều rộng, tức

là quy mô của doanh nghiệp Đối với một ngân hàng, tổng tài sản thường là con số rất lớn, do đó tác giả áp dụng kỹ thuật trong phân tích hồi quy dữ liệu

là sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản làm biến đại diện cho quy mô

Số liệu tổng tài sản được lấy trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng

SIZ = logarit (tổng tài sản)

 ROA: Lợi nhuận trên tổng tài sản được đo lường bằng cách lấy lợi nhuận

ròng sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân, ROA cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận Số liệu về lợi nhuận sau thuế được lấy trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Số liệu tổng tài sản bình quân lấy trên bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là con số phản ánh tình hình kinh doanh của ngân hàng trong một giai đoạn, còn chỉ tiêu tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán chỉ là bức tranh chụp lại một thời điểm nhất định là ngày kết thúc năm tài chính, do đó số liệu tổng tài sản tại thởi điểm cuối kỳ không phải là con số phản ánh đúng thực chất tình hình tài chính của ngân hàng trong cả một thời kỳ Vì vậy các nghiên cứu thường sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản bình quân để xem xét cụ thể

hơn về khả năng sinh lời của ngân hàng

ROA = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản bình quânTrong đó, lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo hoạt động kinh doanh,

tổng tài sản được thu thập từ bảng cân đối kế toán

Trang 36

 ETA: Đây là biến được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các nghiên cứu về

hiệu quả ngân hàng để đo lường sức mạnh vốn ngân hàng Trong đề tài này, chỉ tiêu tỷ lệ vốn chủ sở hữu được đo lường bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản bình quân Các số liệu này được lấy trong bảng cân đối

kế toán của ngân hàng

ETA = Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản bình quân

 DTA: quy mô tiền gửi khách hàng được đo lường bằng tỷ lệ tiền gửi khách

hàng trên tổng tài sản bình quân Dữ liệu tính toán được lấy từ bảng cân đối

kế toán của ngân hàng

DTA = Tiền gửi khách hàng

Tổng tài sản bình quân

 LTA: Quy mô tín dụng, được đo lường bằng tỷ lệ giữa cho vay khách hàng

trên tổng tài sản bình quân Dữ liệu tính toán được lấy từ bảng cân đối kế

toán của ngân hàng

R là tổng dự phòng rủi ro cho vay

R1 là dự phòng chung (R1 = 0.75%* dư nợ cho vay)

R2 là dự phòng cụ thể

( R2 = max {0, (dư nợ cho vay – giá trị tài sản đảm bảo)}* r Tùy thuộc vào nhóm nợ thì mức trích lập dự phòng cụ thể sẽ khác nhau Theo quyết định

Trang 37

của 493 của Ngân hàng nhà nước, thì nợ nhóm 1: trích lập dự phòng cụ thể 0%, nợ nhóm 2: trích lập dự phòng cụ thể 5%, nợ nhóm 3: trích lập dự phòng cụ thể 20%, nợ nhóm 4: trích lập dự phòng cụ thể 50% và nợ nhóm 5: trích lập dự phòng cụ thể 100%

Chất lượng tài sản của ngân hàng được xem là dự phòng rủi ro tín dụng trên

tổng dư nợ và được đo lường bằng công thức sau:

RTL = Dự phòng rủi ro tín dụng

Tổng dư nợTheo đó, khoản mục dự phòng rủi ro cho vay và tổng dư nợ đều được lấy từ bảng cân đối kế toán hàng năm của ngân hàng

 GDP: Để xem xét yếu tố tăng trưởng kinh tế tác động đến hiệu quả ngân

hàng, nghiên cứu sử dụng số liệu tổng sản phẩm quốc nội từ tổng cục thống

GDP = logarit (GDP)

 INF: Để xem xét yếu tố lạm phát tác động đến hiệu quả ngân hàng, nghiên

cứu sử dụng số liệu tăng trưởng lạm phát hàng năm từ tổng cục thống kê

Trang 38

Bảng 3.1 Mô tả dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình hồi quy

hiệu Diễn giải

Dấu

kỳ vọng

Tác giả sử dụng Biến phụ thuộc

Biến độc lập

1 Quy mô hoạt động SIZ Logarit tự nhiên

của tổng tài sản +

Sufian (2009);Alrafadi và ctg (2014)

2 Khả năng sinh lời ROA Tỷ suất sinh lời trên

tổng tài sản +

Sufian (2009);Alrafadi và ctg (2014);Ally (2014)

3 Cơ cấu nguồn vốn ETA

Tỷ suất vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

+

Ayadi (2013);Alrafadi và ctg (2014);Ally (2014)

4 Quy mô tiền gửi DTA

Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản

- Lee và Kim (2013)

7 Chất lượng tài sản RTL

Tỷ lệ dự phòng rủi

ro trên tổng dư nợ cho vay khách hàng

-

Kwan (2006);Ally (2014);Kwan (2006)

8 Tăng trưởng kinh

Lograrit tự nhiên của tổng sản phẩm quốc nội

- Sufian (2009);

Trang 39

Dữ liệu nghiên cứu

3.3.

3.3.1 Mẫu nghiên cứu

Theo Green (1991), kích thước mẫu cần đủ lớn để kết quả hồi quy được thuyết phục hơn, công thức xác định cỡ mẫu nghiên cứu được xác định như sau: n ≥ 50 + 8m, trong

đó n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và m là số lượng biến độc lập trong mô hình Tabachnick và Fidell (2007) cũng đưa ra công thức xác định cỡ mẫu nghiên cứu như sau:

n ≥ 104 + m trong đó: n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và m là số lượng biến độc lập trong

mô hình

Đối với mô hình DEA, đề tài tiến hành chọn mẫu thuận tiện và sử dụng mẫu nghiên cứu gồm báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính của 25 NHTM theo năm trong giai đoạn từ 2009 đến 2015

Đối với mô hình hồi quy, đề tài sử dụng dữ liệu biến phụ thuộc từ mô hình DEA và tiến hành chọn mẫu thuận tiện và sử dụng mẫu nghiên cứu gồm báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính của 25 NHTM theo năm trong giai đoạn từ 2009 đến

2015 để lấy dữ liệu các biến độc lập của mô hình Tổng số quan sát trong mẫu được chọn là 175 quan sát, tất cả các mẫu của đề tài đều lớn hơn kích thước mẫu tối thiểu, đảm bảo được kích thước mẫu tương đối lớn, đại diện tốt cho mẫu tổng thể

3.3.2 Cách thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu

Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp và dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 25 ngân hàng thương mại Việt Nam trong vòng 7 năm từ năm 2009 đến năm 2015

Trước hết, tác giả sử dụng phần mềm excel để xử lý dữ liệu cơ bản, tính toán và tạo ra các giá trị của những biến số cần phân tích trong mô hình Sau đó, nghiên cứu xây dựng một bảng dữ liệu (Panel data) thông qua việc kết hợp các chuỗi dữ liệu theo thời gian (từ năm 2009 đến 2015) của các quan sát theo không gian (các NHTM) Nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata phiên bản 13 để tạo lập ma trận hồi quy tương quan và ước lượng hồi quy

Trang 40

Phương pháp nghiên cứu

3.4.

3.4.1 Phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA)

 Xác định yếu tố đầu vào và đầu ra của mô hình DEA

Sufian (2009) thừa nhận rằng việc lựa chọn biến đầu vào và đầu ra trong mô hình đánh giá hiệu quả ảnh hưởng đáng kể đến kết quả nghiên cứu Nhưng thực tế, vấn đề lựa chọn các biến bị hạn chế bởi thiếu dữ liệu do báo cáo tài chính các ngân hàng cung cấp không đầy đủ Việc lựa chọn các yếu tố đầu vào và đầu ra phụ thuộc rất lớn vào khả năng thu thập số liệu trong giai đoạn nghiên cứu, phụ thuộc vào yêu cầu và quan điểm của các nhà quản trị ngân hàng theo Berger và cộng sự (1987) Sufian (2009) cho rằng vai trò của hệ thống ngân hàng là nhận các khoản tiết kiệm của hộ gia đình và các đại

lý khác đề tài trợ cho nhu cầu đầu tư của những doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng của cá nhân Có 3 cách tiếp cận trong việc xác định các biến đầu vào và đầu ra của một ngân hàng gồm: cách tiếp cận sản xuất, cách tiếp cận trung gian, cách tiếp cận giá trị gia tăng

Theo cách tiếp cận sản xuất, theo Benston (1965) thì một tổ chức tài chính được định nghĩa là một nhà sản xuất các dịch vụ cho chủ tài khoản, có nghĩa là, họ thực hiện các giao dịch trên tài khoản tiền gửi và các văn bản quy trình như cho vay Cách tiếp cận này đã chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu hiệu quả hoạt động các chi nhánh của một ngân hàng

Cách tiếp cận trung gian giả định rằng các công ty tài chính hoạt động như một trung gian giữa người tiết kiệm và người đi vay và thừa nhận tổng số tiền cho vay và chứng khoán như kết quả đầu ra, trong khi tiền gửi cùng với lao động và vốn vật chất được định nghĩa như là đầu vào

Cách tiếp cận giá trị gia tăng xem bất kỳ khoản mục trong bảng cân đối kế toán mà đóng góp cho giá trị gia tăng của ngân hàng là các yếu tố đầu ra, ngược lại thì được cho là các yếu tố đầu vào theo Drake (2006)

Ngoài ra, phương pháp điều hành (tiếp cận dựa trên thu nhập) được sử dụng để xác định đầu vào và đầu ra của các ngân hàng cũng rất phổ biến theo Jemric (2002) Phương pháp này xem ngân hàng là đơn vị kinh doanh với mục tiêu cuối cùng là tạo ra doanh thu từ tổng chi phí phát sinh cho hoạt động kinh doanh theo Leightner (1998)

Ngày đăng: 03/07/2017, 20:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w