hội mùa bản môn khơ mú

2 212 0
hội mùa bản môn khơ mú

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hội mùa của bản Khơ Người Khơ ở Tây Bắc sống bằng nông nghiệp lúa cạn với những trảng nương (Hrệ) ở vùng đồi núi chẳng mấy màu mỡ. Họ có đời sống vǎn hóa tinh thần với vốn ca múa dân gian phong phú. Lễ hội Mah Grợ và điệu múa Velr Guông là một trong số di sản vǎn hóa dân gian, được lưu truyền lâu bền đến ngày nay. Người Khơ bắt tay vào vụ làm nương, phát cây, rẫy cỏ từ tháng giêng, hai; đến tháng ba, tư âm lịch là đốt nương gieo hạt. Đây là dịp họ làm lễ Palr Gai Hmal Phlưa. Lễ xin lửa hồn bếp (Hmal Phlưa) đem đi đốt nương (Poc Hrệ), "Lửa đem đi không mang về". Nương đốt cháy đẹp như cầu mong, họ ra về ǎn với nhau bữa cơm đạm bạc, vui với nhau bên chum rượu cần. Sau khi đốt nương vài ngày, thì làm lễ Hre Hrệ, ý nghĩa là đưa hồn lúa "Hmal Ngọ" ra ở nương. Hôm ấy chủ nương là hai vợ chồng. Người vợ đóng vai mẹ lúa (Ma Ngọ) mặc áo váy đẹp, đeo theo lếp (giỏ) đựng thóc giống. Người chồng vác theo cây chọc lỗ. Đầu trên cây có gắn một nhạc khí, khi nhấc lên chọc gậy xuống đất, phát ra âm thanh theo nhịp lao động pha với tiếng hạt thóc rơi vào lỗ nghe nhịp nhàng vui vui. Gieo trồng xong, mọi người về nhà, uống rượu cần vui đến đêm. Mùa gieo hạt vào tháng ba, tư, thời tiết thất thường có nǎm hạn, làm cây lúa khó mọc. Các cụ già trong bản thường xui trẻ em và bọn con trai, con gái làm trò cầu mưa. Trẻ em múa sạp, múa ngoắc chân ba người với nhau để trời nổi sét cho mưa. Trai gái trong bản mặc áo mưa, đội nón (trời không mưa) đi đến từng nhà làm trò náo động cả bản. Đến nhà nào, nhà ấy lấy chậu nước vo gạo hay nước trong ống bương hắt vào đám trẻ và nói: "mưa đấy, mưa rồi đấy"! Có lẽ bài dân ca "Mưa rơi" ra đời từ sinh hoạt này chǎng? Khi thời tiết chuyển mùa sang tháng tám, tháng chín (âm lịch) cây lúa đã trổ bông, có bông chắc hạt, thóc mới lên sữa, có bông đã chín vàng đuôi. Mẹ lúa lên nương cắt những bông còn xanh làm cốm, bông vàng đem về luộc chín, phơi khô đem giã gọi là "Khẩu háng" (tiếng Thái), một loại gạo đặc sản, ngâm không lâu, sôi lên ǎn dẻo, thơm ngon có vị cơm mới đầu mùa. Cốm và gạo non (thóc luộc) dành để làm lễ Mah Quai (Mah là ǎn, Quai là khoai). ý nghĩa của lễ Mah Quai là dâng cơm lúa non cho tổ tiên (gọi là ma nhà); với gia đình là bữa ǎn cơm mới đầu mùa. Lễ đơn giản chủ yếu là uống với nhau rượu cần cùng anh em trong bản. Lễ hội Mah Grợ và múa Vêlr Guông thường được tổ chức ở nhà người có kinh tế khá giả, có lợn to để mổ, ủ được nhiều chum lớn rượu cần. Chỉ trong lễ hội Mah Grợ mới múa Vêlr Guông. Lễ hội có ý nghĩa tổng kết vụ mùa nǎm qua và khai mở một vụ mùa nǎm tới, nên người đến dự hội khá đông. Phần lễ là của gia đình và ǎn uống do gia đình lo liệu, phần hội do cả cộng đồng đến tham gia. Mah Grợ một cái tên gọi tuy nghe mộc mạc, cổ xưa, nhưng đúng với bản chất của tộc người sống về nghề nương rẫy lâu đời, bắt đầu nông sản chính của họ được coi từ khoai, bí mới đến thóc lúa. Bà chủ nhà đóng vai mẹ lúa. Sáng sớm hôm tổ chức lễ hội Mah Grợ, mẹ lúa cùng cô con gái, mặc váy áo, đội khǎn piêu đẹp, đeo cái lếp và cầm theo con dao, lên nương đào nốt gốc khoai sọ còn lại, bỏ phần rễ, nếu còn dọc (cọng thân cây khoai), còn lá cũng bỏ hết vào lếp (giỏ), chặt thêm vài cành khô làm củi rồi mang về bản. Từ lúc đào được củ khoai sọ cho đến suốt quãng đường về bản, mẹ lúa luôn gọi hồn "Hmal Ngọ" (hồn lúa); và hú gọi hồn người về theo, với ý nghĩa: nương đã thu hoạch hết, đã đưa thóc lúa về bản, các hồn cũng về nhà thôi! Về đến nhà, mẹ lúa đem củ khoai vào trong bếp riêng của mình, khách lạ không được vào đó. Mẹ lúa vùi củ khoai sọ vào tro bếp nướng. Khi khoai chín, chỉ mình mẹ lúa được ǎn. Họ quan niệm: Trước khi mẹ lúa ǎn khoai nướng, ai ǎn trước sẽ bị đau rǎng, đau mắt. Rồi mẹ lúa lấy thịt con sóc, con chuột đã sấy khô rửa sạch bỏ vào nồi nấu. Trong lúc mẹ lúa lên nương lấy củ khoai sọ và gọi các hồn về, ông chủ (chồng mẹ lúa) bỏ phên "ta leo" (phên đan hình mắt cáo có diện tích bằng cái vung nồi) cũ xuống vứt ra đống rác đốt đi. Sau khi cúng xong sẽ đưa phên "ta leo" mới treo lên gọi là nơi ở mới của "ma nhà". Cúng xong đem các vật lễ xuống. Khi bày mâm cơm chỉ những người trong gia đình mới được ngồi cùng mâm, dù là con đẻ nhưng đã tách ra ở nhà riêng cũng không được ngồi cùng mâm. Lúc này, ông chủ nhà vê từng viên xôi nhỏ dính vào tóc cho mỗi đứa trẻ bốn viên. Họ quan niệm, hồn trẻ ở trên đầu cũng được ǎn cơm mới, không ốm đau, chóng lớn. Mâm cúng tổ tiên là ba con gà. Khi cắt mỏ con gà thứ nhất lấy tiết bôi vào đầu gối của các thành viên trong gia đình. Chủ nhà khấn: "Do leo đèo trèo núi làm nương, đầu gối yếu mềm, nay sửa lại cho mạnh cho cứng". Cắt mỏ con gà thứ hai lấy tiết quệt vào bồ thóc rổ khoai, khấn: "Thóc nǎm nay tốt, sang nǎm khoai thóc lúa tốt hơn". Cắt mỏ con gà thứ ba đem tiết xuống dưới gầm sàn bôi vào đầu con trâu. Con trâu được phủ miếng vải "khuýt" (thổ cẩm), vải trắng trên lưng và hai sừng được buộc hoa rừng, ông chủ khấn tiếp: "Trâu ơi, ta bảo trâu phải khỏe, đẻ nhiều con, tinh (hồn) phải cứng, hổ phải sợ, sang nǎm trâu giúp ta làm nên cửa, nên nhà giàu có .". Mẹ lúa khoe bông lúa chắc hạt với các cụ bà và cài lên đầu họ vài bông hoa rừng. Mẹ lúa nói: "Đã có cơm gạo, các cụ vui khỏe, đẹp như hoa rừng, sống lâu, nǎm tới các cụ lại đến vui hội". Bữa cơm nội gia vừa xong, mẹ lúa và những người trong gia đình đem rổ khoai, bí đã đồ chín nhừ để ra giữa nhà. Cuộc bôi khoai, bí chín vào áo mọi người bắt đầu. Trước hết ai bốc được thứ gì, ǎn một miếng, phần còn lại bôi vào áo ông bà chủ nhà, rồi bôi vào khách, ai bôi được nhiều người đó là hạnh phúc, sẽ gặp được nhiều may mắn trong nǎm. Sau cuộc bôi bí là cuộc uống rượu cần chum to, lần lượt các cụ ông đến lượt các cụ bà, khách quý. Uống rượu cần hết lượt mới bước vào cuộc vui nhảy múa. Trống chiêng, Brinh Họa (trống đuổi khỉ) nổi lên. Điệu múa Vêlr Guông bắt đầu. Bộ trống chiêng Brinh Họa đứng tại chỗ gõ giục nam nữ đang ở đâu đó lẫn trong đám đông ra múa. Nam đeo chiếc "Koong Khǎn" vừa là nhạc khí vừa là đạo cụ múa, nữ trên tay cầm đôi Tseéng (chũm chọe) vừa là nhạc vừa là đạo cụ múa. Điệu múa nhũn mềm mại, duyên dáng. Thảng hoặc diễn viên múa "lượn lưng eo" làm rung lòng người, các diễn viên càng diễn càng say sưa. Người xem đứng vòng ngoài đắm chìm trong tiết tấu nhịp điệu múa. Người múa tự khoe mình là chính, mất đi đội hình gò bó vuông tròn . hòa vào khối quần chúng, tạo nên cảnh người múa và người xem thành một khối diễn. . Hội mùa của bản Khơ Mú Người Khơ Mú ở Tây Bắc sống bằng nông nghiệp lúa cạn với những trảng. cần. Chỉ trong lễ hội Mah Grợ mới múa Vêlr Guông. Lễ hội có ý nghĩa tổng kết vụ mùa nǎm qua và khai mở một vụ mùa nǎm tới, nên người đến dự hội khá đông. Phần

Ngày đăng: 05/07/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan