Trong số các nhà văn tiên phong của thời kì này, Akutagawa Ryunosuke 1892-1927 là một phong cách văn chương độc đáo: “Akutagawa Ryunosuke vụt qua trên nền trời văn học Nhật Bản như một n
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Kim Ngân
TUYỂN TẬP TRINH TIẾT
VÀ ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN AKUTAGAWA RYUNOSUKE
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
Trang 2B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Kim Ngân
TUYỂN TẬP TRINH TIẾT
VÀ ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN AKUTAGAWA RYUNOSUKE
Chuyên ngành : Văn học nước ngoài
Mã số : 60 22 02 45
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUY ỄN THỊ BÍCH THÚY
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công
bố trong bất kì công trình nào khác
Người viết luận văn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn:
- Cô hướng dẫn, TS Nguyễn Thị Bích Thúy
- Các thầy cô tổ Văn học Nước ngoài, phòng Sau đại học trường Đại học
Người viết luận văn
Lê Thị Kim Ngân Lớp Cao học VHNN khóa 22
Trang 5
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
DẪN NHẬP 1
Chương 1 TRUYỆN NGẮN NHẬT BẢN ĐẦU THẾ KỈ XX VÀ “BẬC THẦY TRUYỆN NGẮN” AKUTAGAWA RYUNOSUKE 8
1.1 Đặc điểm truyện ngắn Nhật Bản đầu thế kỉ XX 8
1.1.1 Tình hình xã hội Nhật Bản đầu thế kỉ XX 8
1.1.2 Đời sống văn học Nhật Bản đầu thế kỉ XX 10
1.1.3 Tiến trình truyện ngắn Nhật Bản đầu thế kỉ XX 16
1.2 “Bậc thầy truyện ngắn” Akutagawa Ryunosuke 30
1.2.1 Cuộc đời bất hạnh 30
1.2.2 Tầm vóc một nhà văn lớn 33
1.3 Tuyển tập truyện ngắn Trinh tiết 38
Chương 2 TUYỂN TẬP TRINH TIẾT VÀ NỖI BUỒNVỀ “SỰ THẤT BẠI CỦA LÍ TRÍ” 43
2.1 Sự bất tương đồng giữa lí trí và hiện thực 43
2.1.1 Lí trí không phản ánh đúng hiện thực 43
2.1.2 Lí trí không thể lí giải bí ẩn đời sống 50
2.2 Sự khuất phục của lí trí trước hoàn cảnh và dục vọng 53
2.2.1 Hoàn cảnh quyết định lí trí 53
2.2.2 Dục vọng điều khiển lí trí 58
2.3 Hành trình sáng tạo nghệ thuật 71
2.4 Hành trình tìm kiếm giá trị nhân bản 74
Trang 6Chương 3 TUYỂN TẬP TRINH TIẾTVÀ NHỮNG CÁCH TÂN
NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN 82
3.1.“Truyện cổ tích của thời hiện đại” 82
3.1.1 Phong vị cổ tích 82
3.1.2 Sắc màu hiện đại 85
3.2 Sự thể nghiệm kết cấu và sự ứng dụng kĩ thuật viết 88
3.2.1 Các dạng thức kết cấu 88
3.2.2 Kĩ thuật viết hiện đại 94
3.3 Giọng điệu đa thanh 100
3.3.1 Giọng điệu hài hước, châm biếm 101
3.3.2 Giọng điệu hoài niệm, ám ảnh 106
3.3.3 Giọng điệu triết lí, u buồn 109
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
Trang 7DẪN NHẬP
1 Lí do chọn đề tài
Văn học xứ Phù Tang nổi tiếng thế giới với thơ haiku đẫm ý vị Thiền
và những tiểu thuyết tâm lí đặc sắc Đồng thời, thể loại truyện ngắn góp phần hoàn chỉnh diện mạo nền văn học Nhật Bản hiện đại Trong số các nhà văn tiên phong của thời kì này, Akutagawa Ryunosuke (1892-1927) là một phong cách văn chương độc đáo: “Akutagawa Ryunosuke vụt qua trên nền trời văn học Nhật Bản như một ngôi sao băng, thật sáng nhưng cũng thật ngắn ngủi Người ta trầm trồ ca ngợi tài năng ông và người ta tiếc thương cho số phận ông” [2, tr.9]
Tuy hiện diện chỉ hơn mười năm nhưng Akutagawa đã cống hiến cho
sự nghiệp văn học dân tộc nhiều thành tựu Giải thưởng văn chương mang tên ông đến nay vẫn là một danh dự cao quý đối với những nhà văn Nhật Bản Cùng với Natsume Soseki và Mori Ogai, Akutagawa được đánh giá là một trong những nhân tố cơ bản của nền văn học Nhật Bản hiện đại Sáng tác của ông rất đa dạng với các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, tự truyện, tiểu luận phê bình Trong đó, truyện ngắn chiếm vị trí quan trọng và gặt hái được nhiều thành công hơn cả Các tác phẩm thuộc thể loại này không chỉ khẳng định sự nghiệp sáng tác của nhà văn mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển văn học Nhật Bản
Để tìm hiểu về Akutagawa và diện mạo của nền văn học Nhật Bản hiện đại, đề tài của luận văn hướng đến mục tiêu nghiên cứu một cách có hệ thống
những đặc trưng thể loại truyện ngắn trong tuyển tập Trinh tiết Sở dĩ chúng
tôi lựa chọn như vậy vì tuyển tập này đáp ứng những điều kiện cần thiết để triển khai đề tài Từ đó luận văn tìm ra những đặc trưng truyện ngắn Akutagawa để thấy được đóng góp của nhà văn trong tiến trình hiện đại hóa
văn học Nhật Bản
Trang 82 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những công trình nghiên cứu về Akutagawa có tính chất giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác cũng như các tác phẩm nổi bật nhất của nhà văn
Về thể loại truyện ngắn, các tác giả đã khái quát những nét cơ bản
Các nhà nghiên cứu đều đánh giá chung về toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Akutagawa Trong bài viết “Các khuynh hướng phản tự nhiên chủ nghĩa
trong văn học Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XX”, Khương Việt Hà nhận định
Akutagawa là thủ lĩnh của trường phái Tân hiện thực đồng thời là cây bút kiệt xuất với trên 140 truyện ngắn Bài viết “Một đôi nét về Akutagawa và truyện ngắn của ông” của tác giả Phong Vũ cũng khẳng định Akutagawa là một trong những hiện tượng văn học phức tạp, mâu thuẫn, song lại hết sức hấp dẫn
trong văn học Nhật đầu thế kỉ XX Nhà văn Nhật Bản hiện đại này được công nhận là bậc thầy ưu tú ở thể loại truyện ngắn
Ở công trình Tổng quan văn học Nhật Bản của Nguyễn Nam Trân,
Akutagawa và Shiga được đánh giá là hai đỉnh cao về thể loại truyện ngắn
Hữu Ngọc trong tác phẩm Dạo chơi vườn văn Nhật Bản cũng thống nhất quan
điểm với các tác giả trên khi khẳng định Akutagawa là nhà văn Nhật hiện đại đầu tiên nổi tiếng nhất ở phương Tây
Trong số những công trình nghiên cứu về văn học Nhật Bản hiện đại,
Những cây bút kiệt xuất trong văn học Nhật Bản hiện đại của Nguyễn Tuấn Khanh là tác phẩm nghiên cứu có hệ thống về 9 nhà văn hiện đại được đánh giá cao tại Nhật Trong đó, Akutagawa được xem là nhân vật văn học nổi bật nhất trong mười lăm năm của thời đại Taisho Các truyện ngắn của nhà văn cho đến nay vẫn được xếp vào hàng kinh điển
Về phương diện đề tài, quan điểm của các tác giả Khương Việt Hà, Nguyễn Tuấn Khanh, Nguyễn Nam Trân, Hữu Ngọc, Phong Vũ… đều thống nhất khi nhận định truyện ngắn của Akutagawa mở rộng đề tài trên nhiều
Trang 9phương diện Đặc biệt, hầu hết các truyện ngắn nổi tiếng sáng tác trong thời
kì đầu đều đề cập tới quá khứ Theo Nguyễn Tuấn Khanh, giai đoạn lịch sử ưa thích nhất của Akutagawa là thế kỉ XII, khi Kyoto bị các thảm họa ụp xuống phá hủy; kế đến là thế kỉ XVI, khi ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo đã đạt đến đỉnh cao ở Nagazaki và buổi đầu kỉ nguyên Minh Trị Sở dĩ nhà văn bị những
thời gian và địa điểm cách xa thu hút vì “chúng có khả năng xử lí những vấn
đề bất thường, siêu nhiên, hoặc kì diệu” [36, tr.198] Vào những năm tháng cuối đời, Akutagawa đã chuyển hướng sáng tác “từ phê phán sự không hoàn thiện cá nhân tới sự không hoàn thiện của xã hội” [1, tr.11]
Về cốt truyện và nhân vật, tác giả Nguyễn Tuấn Khanh cho rằng những sáng tác của Akutagawa gây được hiệu quả sinh động nhờ những tình tiết phát hiện ra từ truyện cổ Nhà văn luôn day dứt trong việc tạo ra ấn tượng sống động bằng cách bổ sung những tình tiết- thường là khắc nghiệt hoặc độc ác-
lấy trực tiếp từ các tác phẩm như Konjaku Monogatari Các cốt truyện đều có đặc điểm chung là “dựa trên lịch sử xa xưa của Nhật Bản nhưng lại được trình bày dưới một hình thức hiện đại” [36, tr.191] Nhà văn thường đầu tư
xây dựng bố cục rất chặt chẽ Nguyễn Nam Trân cũng chỉ ra rằng khi xây
dựng truyện dã sử, Akutagawa đã “chuẩn bị chu đáo như Gogol từ cấu trúc đến các tình tiết tính toán kĩ lưỡng để có hiệu năng tối đa” [58, tr.394]
Ở phương diện xây dựng nhân vật, Phong Vũ nhận định rằng tuy Akutagawa hầu như không thay đổi gì cốt truyện vay mượn nhưng nhà văn đặt nhân vật vào những hoàn cảnh khác thường và tạo nên một màu sắc hoang đường nào đó để nghiên cứu tính cách con người Mục đích của ông là vạch
rõ những vận động tâm hồn của mỗi nhân vật, từ đó khám phá ra bản chất của
họ Thông qua tác phẩm, Akutagawa đã “đặt ra những vấn đề đức đạo đức, thẩm mĩ hiện đại” [1, tr.11] Ngoài ra, tác giả Nguyễn Nam Trân cũng cho
rằng Akutagawa có sự học hỏi từ các nhà văn tiền bối Như Mori Ogai với
Trang 10thái độ khô khan, lạnh lùng khi trực diện với nhân vật, sự tình hoặc chủ đề
Bên cạnh đó, Akutagawa cũng là một trong những tác giả tiên phong tiếp
nhận kĩ thuật viết văn phương Tây Theo Nguyễn Tuấn Khanh: “Akutagawa chịu ảnh hưởng nhiều qua việc đọc các tác phẩm văn học châu Âu trong việc phân tích tâm lí nhân vật” [36, tr.192]
Các nhà nghiên cứu đều đề cao kĩ thuật viết của Akutagawa Theo
Khương Việt Hà, đó là “sự phản ánh thực tại trong dòng lãng mạn buông thả nhằm tái tạo một hiện thực mới” còn văn phong thì “mỉa mai gợi tả sâu sắc theo khuynh hướng Tân hiện thực” [25, tr.127] Truyện ngắn của Akutagawa
đã phản ánh sự nhạy cảm nội tâm cũng như chiều sâu tri thức của nhà văn- một người am hiểu văn chương phương Đông lẫn phương Tây Theo Nguyễn
Tuấn Khanh, nét nổi bật của bút pháp Akutagawa là “lập dị và hài hước, đôi lúc sa vào chủ nghĩa duy cảm” [36, tr.127] Hữu Ngọc nhận định văn chương
Akutagawa “pha trộn giữa hiện thực và huyền ảo, hoa mỹ nhưng súc tích, bố
cục chặt chẽ” [47, tr.26]
Lối hành văn của Akutagawa được Nguyễn Nam Trân đánh giá là sự
“liên kết trí thông minh và chất thơ” tạo nên những tác phẩm “chứa đầy tình huống cực đoan, nhuốm màu hài hước lẫn chua cay” Và “văn chương ông hàm chứa một sự mơ hồ để ai muốn hiểu sao thì hiểu như khi ông nói “núi Lư Sơn có thể nhìn từ nhiều góc cạnh khác nhau” [58, tr.394]
Về triết lí văn chương của Akutagawa, Nguyễn Nam Trân nhấn mạnh:
“nhà văn đã thể hiện trong sáng tác của mình một nhân sinh quan yếm thế, luôn day dứt vì không lựa chọn được: nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật
vị nhân sinh” [58, tr.395]
Bài viết “Những cách tân nghệ thuật theo hướng hiện đại hóa trong truyện ngắn của Akutagawa” của tác giả Hoàng Thị Xuân Vinh đưa ra những
Trang 11nhận định khá mới mẻ về truyện ngắn của nhà văn tài hoa Tác giả nhận định truyện ngắn của Akutagawa đã xóa nhòa lằn ranh thể loại, sử dụng các kiểu kết cấu như mảnh vỡ, mờ hóa, ảo hóa; hòa lẫn giữa các ngôn ngữ như giễu nhại, nghịch dị, chất hài hước đen và yếu tố kì ảo Bài viết đi đến kết luận lối viết của Akutagawa nếu xóa tên tác giả, đất nước và thời đại có thể sẽ khiến độc giả nghĩ rằng đó là cách viết hậu hiện đại Đây là cách nhìn khá mới mẻ cần xem xét thấu đáo hơn
Thứ hai, về đặc trưng truyện ngắn của Akutagawa, các nhà nghiên cứu
đã khái quát từng tác phẩm thuộc nhiều thể loại (truyện ngắn, tiểu thuyết, tự thuật) nhưng chưa nghiên cứu đặc trưng truyện ngắn trong một hệ thống Do
đó, vấn đề này vẫn chưa được nhìn nhận đầy đủ
Với đề tài nghiên cứu, luận văn bước đầu tìm hiểu theo hệ thống đặc
trưng của truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke trong tuyển tập Trinh tiết và
một số truyện ngắn khác của ông Từ đó, luận văn đi đến khẳng định đặc trưng truyện ngắn và vị trí của Akutagawa trong nền văn học Nhật Bản hiện đại
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài nghiên cứu là Tuyển tập Trinh tiết và đặc trưng truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke Phạm vi nghiên cứu của luận văn là 30
Trang 12truyện ngắn được in trong tuyển tập Trinh tiết do Đinh Văn Phước tuyển chọn, được Nxb Văn học phát hành năm 2006
Ngoài ra, luận văn còn khảo sát tuyển tập Trong rừng trúc do Phong Vũ
dịch và các tuyển tập truyện ngắn Nhật Bản hiện đại khác
4 Phương pháp nghiên cứu
tắc tư duy nghệ thuật của nhà văn
- Phương pháp loại hình nhằm xác lập đặc trưng loại hình tư duy nghệ
thuật truyện ngắn
- Phương pháp so sánh đối chiếu để làm nổi rõ đặc trưng nghệ thuật
truyện ngắn của Akutagawa trong mối tương quan với các nhà văn khác
Ba phương pháp này sẽ được chúng tôi sử dụng ở chương hai và ba để chỉ ra những đặc trưng truyện ngắn của Akutagawa
- Phương pháp phê bình tiểu sử giúp chúng tôi có những nhận định đầy
đủ và khách quan hơn về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả sẽ được sử dụng ở chương một của luận văn
5 Đóng góp của luận văn
Luận văn hướng đến mục tiêu:
- Qua tuyển tập Trinh tiết và các truyện ngắn của Akutagawa để bước
đầu tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Akutagawa, phân tích những biểu hiện cụ thể và giá trị các đặc trưng ấy nhằm chỉ ra sự thống nhất chặt chẽ
giữa tư tưởng và bút pháp nghệ thuật của nhà văn này
- Xác lập vị thế Akutagawa trong tiến trình phát triển của văn học Nhật
Bản hiện đại ở thể loại truyện ngắn
- Tạo dựng cơ sở ban đầu để nghiên cứu về phong cách truyện ngắn Akutagawa
Trang 14Chương 1 TRUYỆN NGẮN NHẬT BẢN ĐẦU THẾ KỈ XX
Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài Xu thế phát triển chung buộc Nhật Bản không thể đi chệch qui luật Dưới áp lực quân sự của Mĩ, Nhật Bản
đã lần lượt kí kết các hiệp ước, mở đầu là Kanagawa (1854), đánh dấu sự sụp
đổ của Mạc phủ và bắt đầu thời kì hiện đại hóa Sau gần ba thế kỉ, quyền cai trị đất nước được trao lại cho Thiên hoàng Năm 1868, cuộc cách mạng dưới
sự lãnh đạo của Minh Trị Thiên hoàng đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ Mạc phủ
Từ đây, Nhật Bản mở cửa và giao lưu với bên ngoài sau thời kì bế quan tỏa cảng Đây cũng là con đường chung của các nước trong khu vực giai đoạn giữa thế kỉ XIX Ví dụ như cuộc chiến tranh nha phiến năm 1842 chính thức báo hiệu cuộc xâm lăng của phương Tây vào Trung Hoa, năm 1858 chiến hạm Pháp và Tây Ban Nha tấn công vào bán đảo Sơn Trà của Việt Nam… Sau khi nắm quyền, Thiên hoàng tiến hành nhiều cải cách quan trọng như xóa bỏ chế độ đẳng cấp khắt khe, sự phân biệt giới tính, địa vị; Âu hóa đời sống xã hội về nhiều mặt… Cụ thể là bốn tầng lớp trong xã hội gồm võ sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân được xem như bình đẳng Do tầng lớp
Trang 15võ sĩ bất bình nên chính phủ dùng tiền để xoa dịu, dẫn đến việc hình thành giai cấp võ sĩ quí tộc tư sản Chủ trương xây dựng đất nước theo con đường quân sự của họ là nguyên nhân khiến Nhật trở thành đế quốc phong kiến quân phiệt sau này
Bên cạnh đó, việc tuyển chọn cán bộ cũng có thay đổi Nguồn gốc không còn là ưu tiên hàng đầu mà năng lực cá nhân mới được xem trọng Thời kì này, nhiều phái đoàn Nhật được cử sang phương Tây để học hỏi về hành chính và kĩ thuật Giáo trình đại học qui định nội dung giảng dạy phải đề cập đến các thành tựu mới về khoa học kĩ thuật Quân đội được huấn luyện, tổ chức theo mô hình phương Tây như lục quân Đức, hải quân Anh… Ngoài ra, giảng viên nước ngoài được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt để ra sức cống hiến Mức lương họ nhận cao gấp mười lần so với công chức Nhật đương thời Những chính sách trên tạo nên cuộc cách mạng toàn diện trong xã hội Nhật Sự tiến bộ vượt bậc của Nhật là một kì tích khiến thế giới kinh ngạc Đất nước Nhật Bản do đó tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, rút ngắn thời gian công nghiệp hóa và chuyển sang giai đoạn đế quốc quân phiệt Khi Thiên hoàng qua đời thì triều đại Minh Trị kết thúc Nhật Bản bước vào thời kì lịch sử mới với hai triều đại Taisho (1912-1926) và Showa (1926-1989) Thời kì Taisho, các trào lưu dân chủ phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho những hoạt động của giới trí thức Lượng sách báo xuất bản tăng vọt
“Vào giữa thập niên 1920, đã có ba tờ báo Nhật phát hành từ một triệu đến một triệu rưỡi số mỗi ngày” [36, tr.13] Đây là một tín hiệu cho thấy sự phát
triển đời sống tinh thần của toàn xã hội
Giai đoạn đầu thế kỉ XX được đánh dấu bởi nhiều cuộc chiến tranh như Trung- Nhật (1894-1895), Nga- Nhật (1904-1905), chiến tranh thế giới II Đây là chặng đường phát triển không bình thường nhất của nước Nhật hiện đại
Trang 16Một cố vấn quân sự Nhật từng nhận định rằng Triều Tiên như một mũi dao chỉ thẳng vào trái tim nước Nhật Sự hiện diện của bất kì cường quốc quân sự nào tại Triều Tiên là mối đe dọa phải loại bỏ Do đó, Nhật Bản kiên quyết chấm dứt ảnh hưởng của Trung Quốc lên bán đảo này Khi chiến tranh Trung Nhật (1894-1895) nổ ra, nước Nhật thắng trận Kết quả này càng khẳng định thành công của công cuộc Duy Tân
Chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905) là cuộc đại chiến đầu tiên của thế kỉ
XX Xung đột xảy ra giữa hai nước nhằm giành quyền kiểm soát Mãn Châu
và Triều Tiên Kết quả là Nhật Bản lại chiến thắng Tham vọng bành trướng chủ nghĩa quân phiệt của Nhật do đó tiếp tục được nuôi dưỡng
Thắng lợi liên tiếp khiến Nhật Bản nảy sinh ý đồ chiếm Trung Quốc và các nước lân cận Nguồn tài nguyên dồi dào ở các nước này luôn khiến đất nước ít được thiên nhiên ưu đãi như Nhật thèm khát Khi thế chiến thứ hai nổ
ra, Nhật Bản nhanh chóng bị cuốn vào chiến tranh Tuy nhiên, do không đủ thế và lực để đương đầu với lực lượng của Mỹ cũng như Đồng Minh, Nhật Bản thảm bại nặng nề Hơn hai triệu người chết, buộc phải kí kết các hiệp ước bất bình đẳng, đất nước bị tàn phá… là bài học xương máu mà Nhật không thể quên
Bối cảnh lịch sử trên đây đã có tác động to lớn đến đời sống xã hội nói chung tình hình sáng tác văn học của Nhật Bản nói riêng
1.1.2 Đời sống văn học Nhật Bản đầu thế kỉ XX
Đối với các nước nằm trong khu vực văn hóa chữ Hán, mặc dù nhu cầu đổi mới văn học đã có từ giai đoạn hậu kì trung đại, nhưng nếu không bị phương Tây xâm lăng thì thời đại mới trong văn học chưa thể bắt đầu Do đó
việc đổi mới văn học của Nhật Bản nói riêng và các nước trong khu vực nói chung không phải là quá trình tiệm tiến, hình thành từ những yếu tố nội sinh
mà là sự chuyển biến đứt gẫy sang mô hình văn học hiện đại
Trang 17Có thể nhận thấy rằng, đầu thế kỉ XX là giai đoạn hình thành nền văn
học Nhật Bản hiện đại Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều thống nhất
rằng nền văn học này bắt đầu từ sau cách mạng Minh Trị (1868), đúng hơn là khoảng hai thập kỉ sau đó- từ những năm 1888 Khi ấy, những cải cách đã dần
đi vào đời sống Sự tiếp thu ảnh hưởng phương Tây cũng như tìm tòi giá trị truyền thống đã bắt đầu mang lại kết quả
Theo các nhà nghiên cứu, có nhiều cách phân chia các thời kì văn học Nhật Bản hiện đại Cách thứ nhất cho rằng có ba giai đoạn gồm thời Duy Tân Minh Trị (1868-1912), Taisho (1912-1926) và Showa (1926-1989) Cách thứ hai thì xem kỉ nguyên Showa có giai đoạn trước chiến tranh (1926-1941) và
giai đoạn sau chiến tranh (1941-1989) [36, tr.16] Cách thứ ba cho rằng thời tiền cận kim, cận kim của văn học Nhật Bản lồng vào hai triều đại là Minh Trị (1868-1912), Taisho (1912-1926) [58, tr.306] Cách thứ tư xem văn học hiện đại Nhật Bản bắt đầu từ thời Minh Trị, còn văn học đương đại thì từ năm
1945 [47, tr.21]…
Như vậy, sự phân chia các giai đoạn văn học Nhật Bản hiện đại có khác biệt vì dựa trên những tiêu chí khác nhau Nếu xem xét những truyện ngắn của Akutagawa- được xem là một trong những nhà văn khởi đầu văn học Nhật Bản hiện đại- thì chúng ta sẽ khảo sát trong giai đoạn nào? Việc lựa chọn mốc thời gian này có ý nghĩa quan trọng để thấy được vị trí và những đóng góp của Akutagawa
Akutagawa Ryunosuke (1892-1927) chính thức xuất hiện với truyện
ngắn đầu tay Tuổi già (1914) Ông liên tục sáng tác đến năm 35 tuổi và được
đánh giá là nhân vật nổi bật nhất trong mười lăm năm của thời đại Taisho (1912-1926) Do đó, nếu xem xét truyện ngắn Akutagawa trong văn học Nhật Bản đầu thế kỉ XX, giai đoạn từ sau cải cách Minh Trị 1868 cho đến trước năm 1945 thì đối tượng khảo sát để so sánh là những truyện ngắn của các tác
Trang 18giả trong cùng thời kì
Các nhà văn gồm Mori Ogai (1862-1922), Natsume Soseki (1867-1916), Arishima Takeo (1878-1923), Shiga Naoya (1883-1971), Tanizaki Junichiro (1886-1965), Yokomitsu Riichi (1898-1947), Kawabata Yasunnari (1899-1972), Dazai Osamu (1909-1948) Xuất phát từ những đặc điểm nổi bật của thể loại truyện ngắn trong giai đoạn này, chúng ta sẽ có căn cứ để đánh giá được vị thế và tầm vóc của Akutagawa
Luận văn chọn khoảng thời gian từ 1868-1945 vì đây là thời kì đầu của văn học Nhật Bản hiện đại, tính chất mở đường, thể nghiệm thể hiện rõ trong các sáng tác Từ sau thảm bại chiến tranh thế giới lần hai, xã hội Nhật Bản đau thương và kiệt quệ Theo đó, văn học đã có sự chuyển hướng, mang màu sắc và âm hưởng khác biệt giai đoạn trước Có hai khuynh hướng chính hầu như đối lập là kế tiếp và đoạn tuyệt với quá khứ Kế tiếp để gìn giữ một
truyền thống đã có từ nhiều thế kỉ, đoạn tuyệt để xóa sạch tàn tích của thời quân phiệt và xây dựng một nền văn học thích nghi với xã hội mới Do đó, khoảng thời gian nói trên là tương đối để nhìn nhận đặc trưng thể loại truyện ngắn của Akutagawa
Khảo sát giai đoạn từ 1868-1945, chúng tôi nhận thấy những đặc điểm
nổi trội của văn học Nhật Bản như sau:
Dưới sức ép từ bên ngoài, Nhật Bản đã hiện đại hóa, phương Tây hóa về mọi phương diện Đội ngũ nhà văn vừa am hiểu văn học truyền thống vừa là những trí thức Tây học thời đại “khai sáng” Họ tiếp cận các tác gia lớn, các luồng tư tưởng, sự cách tân kĩ thuật viết từ những tác phẩm văn học hiện đại của phương Tây như Đức, Anh, Pháp… Những tác phẩm đầu tiên được dịch ở
Nhật Bản là Robinson Crusoe (Daniel Defoe), Tám mươi ngày vòng quanh thế giới (Jules Verne), Bá tước Monte Cristo (A.Dumas), Nhật kí người đi săn
(Turgeniev), Tội ác và hình phạt (Dostoievski), Nỗi đau của chàng Werther
Trang 19(Goethe)… Có thể thấy “Văn học dịch đã đem đến một mô hình mới, thị hiếu thưởng thức mới, đồng thời đáp ứng được nhu cầu thể hiện tình cảm mới- tự
do, phóng khoáng, ít bị câu thúc hơn” [20, tr.19] Qua công việc dịch thuật và
sáng tác, các nhà văn trở thành những người “dịch văn hóa” ý thức sâu sắc về
sứ mệnh thúc đẩy nền văn học Nhật đang tụt hậu nhanh chóng hội nhập với phương Tây Họ là lực lượng nòng cốt góp phần hình thành nên các tư trào lớn trong văn học Nhật thời kì này
Bên cạnh đó, việc dịch các tác phẩm mới cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, hình thành văn hóa đọc nổi tiếng của Nhật Bản Như trường hợp
quyển sách Bàn về Tự do (On Liberty) của John Stuart Mill Sách được xuất bản ở Anh năm 1859, cùng năm với Thuyết tiến hoá của Charles Darwin Bàn
về Tự do là một quyển sách rất có ảnh hưởng ở phương Tây và ngày nay vẫn
còn tiếp tục được đọc Khi dịch sang tiếng Nhật, sách bán được trên một triệu bản Đây là con số “khủng” nếu ta biết rằng thời kì này dân số Nhật Bản chỉ khoảng trên 30 triệu! Tất cả xuất phát từ ý thức dân tộc mạnh mẽ- không thể yêu nước trong sự vô minh Người Nhật lên cơn sốt đọc với khao khát nhanh chóng nắm được bí quyết của phương Tây nhằm thực thi câu khẩu hiệu thời
kì này: “Hãy làm giàu cho đất nước, hãy làm cho quân đội hùng mạnh” [52,
tr.356]
Bên cạnh sự hiện đại hóa, phương Tây hóa, âm hưởng chiến tranh của giai đoạn này tác động mạnh mẽ đến văn học Sau chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905), Nhật Bản phải trả giá đắt Chiến thắng mang đến nhiều lo âu và
sự vỡ mộng cho giới văn nhân trí thức Giai đoạn cuối thời kì Minh Trị và những năm đầu thời Taisho được gọi tên là “thời vỡ mộng” hay “thời tự thú” của văn học Nhật Trong bối cảnh đó, một tư trào văn học lớn nổi lên Đó là chủ nghĩa tự nhiên với khuynh hướng phát huy “cái tôi” đậm màu sắc lãng mạn; chọn lối miêu tả khách quan, lí trí và bộc lộ suy nghĩ của mình Đây là
Trang 20dòng “văn học hiện thực quan chiếu”- “nhìn ngắm sự vật kề bên theo cách
nó thể hiện ra”, xem “nghệ thuật là thực tế” [58, tr.333] Tuy các nhà văn thế
hệ sau tỏ ra lãnh đạm và chống đối chủ nghĩa tự nhiên nhưng họ không thể phủ nhận ảnh hưởng to lớn của nó trong văn học Nhật
Chuyển sang những năm đầu thời Taisho, các khuynh hướng phản tự nhiên chủ nghĩa nổi lên Chúng tạo nên bức tranh văn học hiện đại vô cùng sống động Đây cũng là một thời kì tương đối phức tạp trong lịch sử phát triển văn học Có một số khuynh hướng chính sau:
sâu lắng trong lòng người, đặt trọng tâm vào việc làm giàu kiến thức Khuynh hướng này chống lại tính chất nội quan không màu sắc cũng như tư tưởng bi quan của chủ nghĩa tự nhiên Các nhà văn chủ trương trở về với xúc cảm và cái đẹp- ngọn nguồn của sáng tác văn học Đại diện là Mori Ogai, Natsume Soseki, Masaoka Shiki… Tác phẩm nổi bật của Natsume Soseki là Tôi là con mèo với hình tượng một con mèo nằm lắng nghe các nhà khoa học tranh cãi,
Cỏ ngu mĩ nhân thể hiện phong cách đẹp và chân dung hoàn hảo nhất về lớp
trẻ thời đại Mori Ogai góp mặt với các tiểu thuyết phê phán chính sách của
chính phủ như Pháo đài tĩnh lặng hoặc tiểu thuyết với đề tài những trải nghiệm tình yêu- Vũ nữ…
chủ nghĩa tự nhiên, đề cao giá trị thẩm mĩ và nhục cảm Tiêu biểu là Tanizaki Junichiro, Nagai Kafu… Tác phẩm nổi bật của Nagai Kafu là tiểu thuyết Đua
cay những kẻ có thế lực thường lui tới với gái giang hồ… Tanizaki gây ấn
tượng mạnh với truyện ngắn Bàn chân Fumiko kể về ông già có khuynh hướng bái vật giáo- say mê đôi chân cô gái trẻ, tiểu thuyết Chìa khóa kể về
đời sống tình dục khác thường của vị giáo sư già Tác giả đã làm nổi bật sự
Trang 21đối lập giữa một bên là cái chết như một tiến trình đi tới sự cứu rỗi ở miền cực lạc và một bên là thú vui xác thịt để tìm sự thỏa mãn nơi trần thế
Trường phái Shirakaba nhìn thấy mâu thuẫn giữa cuộc sống sung túc
của giai cấp mình và những bất công xã hội xung quanh nên đã sáng tác và thực hiện những công trình xã hội có tính chất không tưởng Các tác giả bao
gồm Arishima Takeo, Shiga Naoya… Tác phẩm Một người đàn bà (Arishima
Takeo) xây dựng hình tượng người phụ nữ đẹp thuộc tầng lớp trung lưu đấu tranh quyết liệt để bảo vệ tình yêu nhằm chống lại thói đạo đức giả trong xã
hội Tiểu thuyết khác của nhà văn này- Tình yêu thả sức giành giật- khẳng
định tình yêu lãng mạn vướn đến đỉnh điểm là cái chết trong sự hòa hợp
một con người hoàn toàn độc lập và không bị quấy nhiễu bởi kiến trúc thượng tầng của xã hội
Chủ nghĩa Tân hiện thực dùng khả năng lí trí để phán đoán một cách
lạnh lùng, khách quan những dữ kiện xã hội dù thuộc về hiện tại hay đã lui vào quá khứ Nó dung hòa được tinh hoa lí trí của chủ nghĩa tự nhiên và sắc màu lãng mạn phóng túng của chủ nghĩa duy mĩ Nhà văn nổi bật nhất được nhiều nhà nghiên cứu công nhận chính là Akutagawa Ryunosuke- thủ lĩnh của văn phái Các tác phẩm của ông sẽ được giới thiệu chi tiết trong những phần sau của luận văn
Vào những năm cuối thời Taisho, một cao trào văn học nổi lên và lấn át tất cả Đó chính là văn học vô sản Biến cố lớn lao này tác động mạnh mẽ đến các nhà văn hiện đại nói chung và Akutagawa nói riêng Bị dao động trước cao trào, ông không thể tiếp tục sáng tác theo con đường cũ Vì không dung hòa được mâu thuẫn cộng với những lí do riêng tư khác, Akutagawa tự sát năm 35 tuổi
Như vậy, Akutagawa sáng tác trong một thời kì đầy biến động của văn
Trang 22học Nhật Bản khi sự xung đột giữa cái cũ và cái mới, phương Đông và phương Tây trở nên gay gắt Giữa bối cảnh đó, để định hình phong cách và xác định hướng đi riêng góp phần phát triển nền văn học Nhật Bản chậm tiến
1.1.3 Tiến trình truyện ngắn Nhật Bản đầu thế kỉ XX
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “truyện”, “truyện ngắn” và
khởi nguồn của nó trong văn học Nhật Bản Khái niệm “monogatari” là tên
gọi mà từ xưa người Nhật dùng cho mọi loại văn tự sự- từ cổ tích đến truyện
lịch sử, xã hội, truyện ngắn, truyện dài, kể cả truyền kì và tiểu thuyết… Tác
phẩm đầu tiên thuộc thể loại này được xác định vào khoảng thế kỉ X, có tên
Truyện kể về hai ông bà lão đốn tre nhặt được cô gái tí hon trong thân tre Vô cùng mừng rỡ, họ đem cô bé về nuôi và đặt tên “Kaguya hime”-
trai tranh nhau cầu hôn Vì không thể từ chối, cô ra điều kiện là họ phải mang đến những lễ vật quí giá và khó tìm Tuy nhiên, do bất tài nên các chàng trai
chỉ mang đến đồ giả hòng lừa gạt khiến cô gái tràn ngập thất vọng Khi đêm
xuống cô ngồi ngắm trăng với đôi mắt u sầu, khao khát Cô thổ lộ ước muốn
trở về cung trăng nơi mình sinh ra Ông bà lão rất đau buồn, hết lời ngăn cản Đêm rằm tháng tám, ông lão nhờ một nghìn samurai lực lưỡng canh gác quanh nhà Bất chấp những mũi tên đầy uy lực của võ sĩ, ánh trăng huyền ảo
Trang 23xuyên thấu và khiến mọi vật bất động Cỗ xe ngựa có cánh hiện ra từ quầng sáng mang công chúa Ánh Trăng về trời Màu sắc kì ảo của câu chuyện cùng
với cốt lõi hiện thực vừa bi vừa hài khiến cho Tiểu thư Ánh Trăng được độc
giả say mê ca ngợi
Thể loại truyện ngắn xuất hiện ở Nhật vào thế kỉ XI, được tập hợp trong
cuốn Tsutsumi chunagon monogatari (Đê trung nạp ngôn vật ngữ) Tuyển tập
gồm mười truyện với đề tài hiện thực và giọng điệu trào lộng mang màu sắc hiện đại Hầu hết các truyện đều gợi lên những khoảnh khắc của đời thường
như Phấn đen, Người hái hoa đào, Cô gái yêu sâu bọ, Cuộc thi vỏ sò, Những điều vô nghĩa… Truyện ngắn Cô gái yêu sâu bọ kể về một tiểu thư vì chán
ghét thói đời giả dối nên không muốn làm đẹp Cô không yêu những con bướm sặc sỡ mà lại thích những con sâu xấu xí Theo cô, cái đẹp mà con bướm có được bắt nguồn tự xấu xí khi còn là một con sâu Nếu con sâu càng xấu xí bao nhiêu thì khi là bướm nó sẽ càng đẹp đẽ bấy nhiêu Do đó, cái đẹp hiện tại của bướm là hình thức chứ không phải bản chất Cuối cùng, có một
chàng trai đã thổ lộ sự cảm mến đối với cô Truyện Cô gái yêu sâu bọ đã gợi nên suy ngẫm về mối quan hệ giữa hình thức và bản chất và “xứng đáng được
giới không có tập sách nào tương tự mà nhiều thế kỉ sau cũng khó tìm thấy”
[11, tr.77]
Sang thời Edo (1600-1868), các truyện ngắn (monogatari) trở nên phổ
biến trong giới thị dân Các tác giả lừng danh như Ihara Saikaku (1641-1693)
với Người đàn ông đa tình, Năm người đàn bà đa tình…, Chuyện kể từ tỉnh lẻ
của Ueda Akinari (1734-1809)… Văn chương thời Edo thể hiện nhân sinh quan gói gọn trong hai chữ “phù thế” (ukiyo)- nghĩa gốc là thế giới vô thường, phù du Sang thời Edo, khái niệm này chỉ sự đam mê, tận hưởng từng giây phút quí giá trong cuộc đời ngắn ngủi Ihara Saikaku là người mang lại ý
Trang 24nghĩa đầy đủ nhất cho khái niệm “ukiyo”- không còn là cảm thức bi quan mà
là niềm vui sống hết mình trong cuộc đời đẹp đẽ lẫn đắng cay Truyện của ông xoay quanh hai đề tài tình và tiền, nhân vật có khi đa tình đến mức cực đoan Tác phẩm của Saikaku là những bức tranh muôn màu về đời sống xã
hội thị dân Nhật Bản thời kì này: “Có thể ông thiếu chiều sâu tâm lí mà tác phẩm của Murasaki đã cho ta thấy, nhưng ông đã nói lên tiếng nói đầu tiên
gương của thời đại mình, một tấm gương không đẹp nhưng có thực” [11,
tr.155]
Vào cuối thế kỉ XIX, văn chương Nhật nói chung và đặc biệt là thể loại
tự sự hầu như lâm vào bế tắc vì cạn kiệt đề tài cũng như cảm hứng sáng tác
Những tác phẩm có giá trị rất ít còn sách báo nhảm nhí, mua vui thì tràn lan
Vì vậy văn học phương Tây khi vào đến Nhật đã được đón nhận một cách
mạnh mẽ Có thể thấy, những năm đầu thế kỉ XX là khoảng thời gian quan
trọng trong sự phát triển của văn học Nhật Bản nói chung và truyện ngắn nói riêng Văn học tìm được nguồn cảm hứng mới để sáng tác và có những cách tân ở nhiều phương diện Thể loại truyện ngắn phát triển mạnh khi văn học bước vào thời kì hiện đại Khởi đầu của tiến trình này không tránh khỏi việc
mô phỏng, lấy ý tưởng từ các sáng tác của nước ngoài Ví dụ truyện Xé rào
(Shimazaki Toson) có nhân vật người thầy giáo che giấu thân phận thấp hèn
Cho đến một ngày, vì cương quyết chống lại thành kiến bất công trong xã hội,
thầy đã để lộ thân phận Cốt truyện này ảnh hưởng từ Xưng tội (Confessions)
của Jean-Jacques Rousseau và Tội ác và hình phạt (Dostoievski) Hoặc nhân
vật người phụ nữ trong Một người đàn bà (Arishima Takeo) là hình ảnh Anna
Karenina trong tiểu thuyết cùng tên của Lep Tolstoi
Dần dần, sau những bước đi chập chững, truyện ngắn Nhật đã khởi sắc
với những đặc trưng mang đậm dấu ấn riêng của tác giả
Trang 25Ngoài Akutagawa, một số tác gia lớn của văn học Nhật Bản hiện đại có những sáng tác truyện ngắn trong giai đoạn 1868-1945 là Mori Ogai (1862-1922), Natsume Soseki (1867-1916), Arishima Takeo (1878-1923), Shiga Naoya (1883-1971), Tanizaki Junichiro (1886-1965), Yokomitsu Riichi (1898-1947), Kawabata Yasunnari (1899-1972), Dazai Osamu (1909-1948)… Trong số những nhà văn trên, Shiga Naoya cùng với Akutagawa
Ryunosuke được đánh giá là “hai đỉnh cao về truyện ngắn” [58, tr.397] Tuy
nhiên, xét về tầm vóc thì Akutagawa vẫn nổi trội hơn hẳn Số lượng tác phẩm lớn, đề tài phong phú, kĩ thuật viết độc đáo cũng như những thể nghiệm mới
lạ là những yếu tố quyết định sự vượt trội đó Ngoài hai tác giả trên, truyện ngắn không phải là ưu tiên hàng đầu trong sự nghiệp sáng tác của các nhà văn Đó chỉ là khởi điểm khi họ bước chân vào con đường văn chương Tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp của các nhà văn hầu hết là tiểu thuyết Ví dụ Mori Ogai chuyên viết tiểu thuyết lịch sử, Natsume Soseki thành công với tiểu thuyết tâm lí, Tanizaki quan tâm tiểu thuyết lịch sử phong tục, Dazai Osamu gắn bó với tiểu thuyết tự thuật… Nhìn chung, truyện ngắn chiếm số lượng ít trong sự nghiệp của họ
Có thể nhận thấy một số đề tài nổi bật của truyện ngắn thời kì này Thu hút được nhiều sự quan tâm là đề tài hiện thực đời sống với những xung đột văn hóa khi văn minh phương Tây xâm nhập Nhật Bản Chủ trương của văn
học thời kì này là: “Văn học phải gắn bó với hiện thực- hiện thực ngoài xã hội và hiện thực trong lòng người, văn học chủ yếu viết về cái hiện tại, về con người bình thường, cái đời thường với một nhãn quan khoa học” [20, tr.17] Các truyện tiêu biểu gồm Seibei và quả bầu (1912), Cái chết của vợ người
Trang 26(1923)- Yokomitsu Riichi…
Với đề tài là những chuyện thường ngày, các truyện tuy có dung lượng
ngắn nhưng để lại nhiều dư vị Seibei và quả bầu kể về cậu bé mê sưu tập quả
bầu nhưng bị cha và thầy giáo cấm đoán Họ không biết rằng những quả bầu
ấy được nhà sưu tập đồ cổ trả giá rất cao Cậu bé chuyển sang vẽ nhưng tiếp tục bị ngăn cản Từ đó, nhà văn đã gửi đến người đọc một thông điệp có ý nghĩa muôn thuở: những người tầm thường không thể đánh giá đúng tác phẩm nghệ thuật Hoặc chuyện về cái chết của một đoàn người trên xe ngựa Chiếc
xe đã lao xuống vực trong khi bác đánh xe ngủ gật Tai nạn thảm khốc được quan sát dưới cái nhìn của một con ruồi nói lên sự dửng dưng tàn ác của số
mệnh (Con ruồi) Một chùm nho là kỉ niệm đẹp thuở học trò về cô giáo dịu hiền, bao dung Ở các truyện ngắn trong lòng bàn tay của nhà văn “suốt đời đi tìm vẻ đẹp Nhật Bản”- Kawabata- đề tài về đời sống thể hiện khá đa dạng như tình yêu nam nữ, tình cảm gia đình, sự sống, cái chết… Ví dụ truyện Miền
đàn bà hóa thân vào lửa (1924) kể về câu chuyện tình yêu với sự lựa chọn
nghiệt ngã…
Trong bối cảnh giao lưu Đông Tây, xung đột văn hóa là tất yếu Mori Ogai phản ánh sinh động thực tế này qua truyện ngắn Hanako Truyện kể về
một cô vũ công đến thăm xưởng điêu khắc của nghệ nhân Rodin Đi cùng cô
là anh sinh viên y khoa Nhật làm phiên dịch Nghệ nhân mời cô làm người mẫu khỏa thân Chàng trai phiên dịch ngạc nhiên vì nghĩ vẻ ngoài Hanako không có gì hấp dẫn Anh ta mong muốn giới thiệu với họa sĩ một điều gì đó thật đặc biệt về đất nước mình Nhưng Rodin hết lời ca ngợi vẻ đẹp hình thể
Hanako Điều này khiến anh sinh viên sững sờ Rõ ràng, tiêu chuẩn về cái đẹp, quan niệm thẩm mĩ của người Nhật nói riêng và phương Đông nói chung
có nhiều khác biệt so với phương Tây
Trang 27Sự lệch pha này cũng được thể hiện qua tác phẩm Đang trùng tu của
Mori Ogai Người đàn ông Nhật tên là Wantanabe (W.) tình cờ gặp lại cô gái Đức Trước đây khi W đi du học, họ là tình nhân của nhau W hẹn gặp cô gái trong một quán ăn Nhật Vì đang được sửa chữa nên quán khá bề bộn Nhiều bức tranh tường được sắp đặt thiếu nghệ thuật W ngượng ngùng nói với tình
nhân cũ: “Nhật Bản quả là một đất nước chẳng có đầu óc nghệ thuật gì!”
Khi hai người ôn lại kỉ niệm xưa, cô gái ngỏ ý muốn hôn nhưng W né tránh
và tỏ ra hờ hững Trong lúc họ đang nói chuyện thì bồi bàn đột nhiên bước
vào mà không gõ cửa Cả hai lần W đều nói với cô gái: “Đây là nước Nhật
khuyên cô sang nước khác vì Nhật Bản đang trùng tu ở khắp nơi, còn chậm tiến so với bên ngoài Trái ngược với sự vui mừng lúc gặp nhau ban đầu, cả hai chia tay một cách lạnh nhạt Rõ ràng nước Nhật đang trong thời kì “trùng tu” để hội nhập cũng giống như mối tình giữa hai người thật khó hòa hợp
Đề tài thứ hai là tính nữ vĩnh cửu, thể hiện qua các tác phẩm của Tanizaki Junichiro, Kawabata… Tính nữ vĩnh cửu là vẻ đẹp tràn đầy nữ tính
mà con người muôn đời tìm kiếm và tôn thờ Cụm từ ấy gắn với hình tượng người phụ nữ vừa có nét quyến rũ của người tình vừa mang dáng dấp của người mẹ Ở họ, sức hấp dẫn nhục cảm và sự bao dung vị tha đan cài tạo nên
vẻ đẹp trọn vẹn
Tanizaki là nhà văn theo khuynh hướng duy mĩ và tôn thờ chủ nghĩa khoái lạc Ông tìm cảm hứng sáng tác ở hình tượng người phụ nữ Nhật Bản Nhà văn cùng thời- Nagai Kafu- đã chỉ ra ba đặc điểm trong phong cách nghệ
thuật của Tanizaki: “một chiều sâu huyền bí nảy sinh từ nỗi ham muốn nhục dục, một xúc cảm mạnh mẽ được miêu tả dưới phản ứng đau đớn về thể xác
và sự hoàn mỹ trong phong cách viết” [36, tr.146] Các truyện ngắn tiêu biểu của Tanizaki gồm Xăm mình (1902), Kì lân (1910), Bàn chân Fumiko (1919),
Trang 28Niềm khát khao có mẹ (1919)… Niềm khát khao có mẹ kể lại dưới hình thức giấc mơ về một cậu bé đi tìm người mẹ đã mất Đặc biệt, Bàn chân Fumiko
thể hiện rất rõ phong cách của nhà văn Nhân vật chính là ông già hơn 60 tuổi tên Tsukakoshi, từ lúc trẻ đã nổi tiếng trăng hoa Vì say mê các cô gái trẻ đẹp
mà ông kết hôn và li dị đến ba lần Có lẽ vì thế nên Tsukakoshi bị họ hàng ruồng bỏ Lúc già yếu ông còn mê mệt Fumiko, một cô geisha tuyệt đẹp mới
16 tuổi có đôi chân xinh xắn Ông yêu cầu Uno- chàng sinh viên mà ông bảo trợ- vẽ Fumiko theo phong cách hội họa truyền thống Bức tranh mẫu ông đưa Uno diễn tả tư thế có thể lột tả cận cảnh vẻ đẹp đôi chân Suốt thời gian chàng sinh viên vẽ tranh, ông thường xuyên giả làm con chó để nô đùa với đôi chân Fumiko Khi bệnh nặng, Tsukakoshi không muốn ăn uống gì Nhưng khi Fumiko lấy sữa tươi và súp thấm vào miếng vải, kẹp giữa hai chân thì ông mút lấy mút để một cách ngon lành Từ đó, Fumiko chỉ được phép cho ông ăn bằng chân Lúc sắp chết, Tsukakoshi có tâm nguyện để Fumiko giẫm chân lên
mặt mình Và ông chết trong niềm hoan lạc vô biên Với truyện ngắn Bàn
giáo- tôn thờ bàn chân phụ nữ- được Tanizaki diễn tả vô cùng sinh động và lôi cuốn
Nếu Tanizaki gắn vẻ đẹp nữ tính với chủ nghĩa khoái lạc thì Kawabata lại đi tìm vẻ đẹp này trong sự thống nhất tuyệt diệu giữa thể xác và tâm hồn Đích đến của nhà văn là cái đẹp hư ảo khó nắm bắt Tên tuổi Kawabata gắn liền với trường phái Tân cảm giác- gồm mười bốn nhà văn trẻ xuất hiện trên văn đàn Nhật Bản năm 1924 Cảm xúc mới, cách thức biểu hiện mới và nội dung mới là ba tiêu chí quan trọng để xác lập sáng tác mang dấu hiệu của Tân cảm giác Bên cạnh đó, trường phái Tân cảm giác đề cao vai trò của trực giác trong việc cảm thụ cái đẹp Đó là sự cảm nhận trực tiếp, là những rung động tình cảm cùng tần số với cái đẹp mà không thể dùng lí trí để mổ xẻ
Trang 29Truyện ngắn mang tính thể nghiệm của Kawabata là Vũ nữ Izu (1925)
Chàng sinh viên mười chín tuổi đi du lịch ở đảo Izu Trên đường đi, chàng kiếm cớ nhập vào một đoàn hát rong Trong đoàn có cô vũ nữ xinh đẹp tên Kaoru Dáng vẻ của cô khiến chàng sinh viên vô cùng quyến luyến nhưng đồng thời nỗi lo sợ cũng dấy lên Trong đêm cô gái cùng đoàn hát rong đi
biểu diễn, chàng trai ở nhà trọ lo lắng không ngủ được: “Tôi chằm chằm nhìn vào bóng tối, cố tìm hiểu xem sự im lặng ấy có ý nghĩa gì Nàng đang làm gì,
có ai đó làm nàng vấy bẩn trong suốt khoảng thời gian còn lại của đêm?”[63,
tr.16] Chàng trai lo sợ vẻ trẻ trung, tinh khiết của cô gái sẽ bị hủy hoại Sáng hôm sau, chứng kiến cô gái ngây thơ trần truồng nhảy xuống nước để tắm,
dường như “có một suối nước tinh khiết rửa sạch tim tôi”, mọi suy nghĩ đêm trước của chàng trai “như thể lớp bụi bẩn được rửa sạch khỏi đầu” Cô gái
với đôi chân non trẻ, thân hình trắng như tạc vô tư đùa giỡn là hiện thân của
vẻ đẹp trẻ trung, tinh khiết, hài hòa tuyệt diệu giữa thể xác và tâm hồn Khi
hai người giã biệt, nỗi buồn ngập tràn trong chàng trai: “Trong bóng tối, được sưởi ấm bởi cậu bé nằm bên cạnh, tôi thỏa thê khóc Như thể đầu tôi đã hòa thành dòng nước tinh khiết Nó đang thanh thản rời đi, từng giọt một” [63,
tr.31] Đó là nỗi đau khổ của một người yêu cái đẹp, luôn đi tìm và đã bắt gặp nhưng lại phải rời xa cái đẹp
Dạng đề tài thứ ba được khai thác là cuộc sống cá nhân mỗi nhà văn như
Đàn gà (1909), Nửa ngày (1909), Người độc thân (1910)- Mori Ogai; Mười đêm mộng (1908)- Natsume Soseki; Mùa xuân đi xe thổ mộ (1925)-
Yokomitsu Riichi; Xe lửa (1933), Phong cảnh hoàng kim (1939)- Dazai
Osamu Đây là những truyện ngắn lấy cảm hứng từ cuộc sống riêng tư của
các tác giả Mori Ogai sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với người vợ đã viết Đàn gà
Nội dung truyện cho thấy tác giả đã thận trọng như thế nào trong việc chọn
lựa người phụ nữ chăm lo cho gia đình Hoặc với Người độc thân, Ogai đề
Trang 30cập đến chủ đề: Tai họa của những cuộc hôn nhân bắt đầu từ mối quan hệ bất chính giữa ông chủ và đầy tớ gái
Natsume Soseki thành công với tiểu thuyết tâm lí Nhiều nhà nghiên cứu
khác nhau tương ứng với 10 truyện ngắn nối tiếp Đó là những giấc mơ vô cùng kì bí với chủ đề lí giải nguồn gốc con người Các học giả cho rằng chúng được khai thác từ những giấc mơ của chính nhà văn Ví dụ như trong giấc mơ đêm thứ ba, nhân vật tôi cõng một đứa bé mù trên vai và đi đến một nơi theo
chỉ dẫn của nó Đứa bé đó gọi tôi là “cha” và tự xưng “con” Điều kì lạ là tuy
bị mù nhưng nó biết tất cả những gì đang xảy ra và nói những câu có tính ám
chỉ Cuối cùng, khi đến một phiến đá, đứa bé nói rành rọt: “Đây là nơi mà mày đã giết tao” Tôi choáng váng nhớ lại 100 năm trước đã giết một người
mù Cùng lúc, đứa bé đang cõng sau lưng bỗng nặng như đá Tác giả muốn nói điều gì từ những hình ảnh ẩn dụ trên? Phải chăng, đứa bé nặng như đá
tảng trên lưng là quả của những gì người đàn ông gây ra trong kiếp trước?
Tác phẩm Mùa xuân đi xe thổ mộ (1925) của Yokomitsu Riichi viết về
cuộc sống cá nhân của chính nhà văn Hai vợ chồng trẻ sống trong không khí
nặng nề Người vợ bị lao phổi nặng, thường kiếm cớ tranh cãi với chồng Trong khi đó người chồng vừa chăm sóc vợ vừa phải lo làm việc để kiếm tiền Anh chịu đựng tất cả sự gắt gỏng ấy mà không hề trách móc Cuối cùng người
vợ không qua khỏi Khi nàng sắp qua đời, cả hai tha thứ và yêu thương nhau hơn Vào đầu mùa xuân, người chồng được tặng bó hoa đậu sặc sỡ- đem lại chút ánh sáng cho căn phòng lạnh lẽo của hai người Người vợ đưa hai cánh tay khẳng khiu ôm lấy bó hoa và với khuôn mặt mãn nguyện, nàng trút hơi
thở cuối cùng
Ngoài đời thực, vợ của nhà văn bị bệnh nặng, ông phải chăm sóc nàng
rất vất vả Thế nhưng không thể thay đổi được số phận, vợ ông đã qua đời khi
Trang 31mới 25 tuổi Nhà văn đã chiêm nghiệm những kí ức đau thương đó qua những trang văn chân thực và xúc động đến tận đáy lòng
Trong số những nhà văn viết về đề tài này, Dazai Osamu là tác giả xuất
sắc nhất Hầu hết các tác phẩm của ông đều gợi cho người đọc hình dung về
một xã hội Nhật Bản mất mát, tuyệt vọng sau thế chiến Osamu xứng đáng là cây bút tiêu biểu của thời hậu chiến Những sáng tác thời kì đầu của ông cũng
thể hiện tính tự thuật đậm nét Ví dụ Xe lửa (1933) kể về người bạn cùng lớp đại học nhờ tôi tiễn cô bạn gái ra ga Trước đây, tôi đã nghe kể về mối tình
của người bạn với cô gái đó Anh ta là trí thức xuất thân khá giả, còn cô gái
vừa nghèo khổ vừa thất học Vì nhất quyết muốn cưới cô, anh bất hòa với cha,
uất đến nỗi máu mũi trào ra Sau đó anh lên thành phố học, cô bạn gái cũng
bỏ trốn lên gặp anh Nhưng rồi chỉ sau một thời gian ngắn, anh cảm thấy chán
và quyết định chia tay Tôi dẫn vợ cùng đi để tiễn cô gái vì nghĩ họ có cùng
xuất thân sẽ dễ thông cảm Vậy mà cả hai người phụ nữ đều cư xử lạnh lùng khiến tôi chán nản Sau đó, chiếc xe lửa lao đi trong màn mưa lạnh buốt còn
Những câu chuyện về gia đình và thời thơ ấu là đề tài thường xuất hiện trong truyện ngắn của Dazai Osamu Tôi (Phong cảnh hoàng kim) lúc nhỏ
thường hành hạ người giúp việc Okei vì chị vụng về, chậm chạp Sau khi bị
cha đuổi khỏi nhà, tôi lao động cực nhọc và thuê một căn hộ nhỏ để sáng tác
chồng Okei Tôi xấu hổ lẩn tránh vì không muốn họ biết hoàn cảnh hiện tại
của mình Nhưng cả hai vợ chồng vẫn tỏ ra biết ơn gia đình tôi và luôn miệng khen tôi là người thông thái, tử tế Tôi rất xúc động và cảm thấy dấy lên trong
lòng niềm tin mạnh mẽ về một ngày mai tươi sáng hơn
Trên đây là những đề tài mà các nhà văn thời kì này thường lựa chọn
Những trăn trở và suy nghĩ của các nhà văn đã thể hiện một hình ảnh nước
Trang 32Nhật thời kì mở cửa rất khó khăn để nhanh chóng hội nhập với bên ngoài Đồng thời các nhà văn cũng quay về với những yếu tính trong truyền thống văn học Nhật kết hợp với sự chọn lọc tinh hoa văn hóa từ bên ngoài Tuy nhiên với số lượng khiêm tốn, truyện ngắn thời kì này chỉ tập trung vào một vài đề tài chứ chưa mở rộng phạm vi phản ánh Truyện ngắn cũng chỉ là khởi đầu chứ không phải đỉnh cao trong sự nghiệp của các nhà văn Mori Ogai
khẳng định tên tuổi ở thể loại tiểu thuyết lịch sử Tác phẩm nổi tiếng của ông
là B ản năng sống (1909), Tái thiết (1910), Thị tộc Abe (1913)… Natsume
Soseki được ca ngợi với các bộ tiểu thuyết tâm lí chứa đựng tư tưởng sâu sắc
như Tôi là con mèo (1904), Cậu chủ (1906)… Tên tuổi Dazai Osamu trở nên
lừng lẫy với tiểu thuyết tự thuật Tà dương (1947) phản ánh một thế hệ Nhật
Bản mất mát sau chiến tranh…
Về nghệ thuật, truyện ngắn thời kì này có một số đặc trưng sau:
Thứ nhất, về nghệ thuật xây dựng nhân vật, đa phần các tác giả ít miêu tả ngoại hình, tính cách mà chú trọng khám phá, lí giải nội tâm nhân vật Cách thể hiện khá đa dạng Một số tác giả chọn lối miêu tả khách quan như Mori Ogai, Yokomitsu Riichi… Người kể chuyện ở ngôi thứ ba quan sát và kể lại chuyện một cách chân thực, không bình luận Nhân vật không phải là người
phát ngôn của tác giả Với Đang trùng tu, từ ngôi thứ ba, người quan sát kể
lại cuộc gặp gỡ giữa một “ông Wantanabe” và một “người phụ nữ Đức” cùng với những diễn biến tâm trạng của Wantanabe trong suốt cuộc gặp Ngoại hình của người đàn ông và người phụ nữ không gây chú ý, người đọc không
hề có ý niệm về nhân thân, tính cách của hai nhân vật này
Một số tác giả chọn lối miêu tả chủ quan, người kể chuyện ở ngôi thứ
nhất Đó là các nhà văn Tanizaki Junichiro, Shiga Naoya, Kawabata Yasunari… Phương thức này khám phá những diễn biến tâm lí phức tạp và
bộc lộ bản chất của nhân vật Tuy nhiên, qua sự đấu tranh tâm lí đó, bản chất
Trang 33nhân vật không khác đi mà bộc lộ rõ rệt và sâu đậm hơn Truyện Bàn chân
là sự choáng váng của cậu khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Fumiko Kế đến là
sự ngỡ ngàng khi cậu phát hiện ra sở thích giống nhau giữa cậu với ông già- cùng say mê bàn chân cô gái Cậu đã lợi dụng và khơi gợi sự ham thích ấy ở ông già, cũng là để thỏa mãn ham muốn của chính mình Cuối cùng là thái độ thông cảm đối với cái chết “hoan lạc” của ông già trong cảnh dị thường
biến tâm lí của người chồng diễn viên xiếc đã phóng dao đâm chết vợ trong lúc biểu diễn Hôn nhân bất hòa vì người vợ không chung thủy là nguyên nhân khiến người đàn ông nảy sinh ý định giết vợ Song đây chỉ là ý muốn trong tiềm thức còn bản thân anh ta là người ngoan đạo Tuy dày vò, đau khổ nhưng anh vẫn không nhẫn tâm giết người Song căng thẳng đã vượt quá tầm
kiểm soát Người chồng vẫn biểu diễn trong trạng thái suy sụp và gây ra tội ác nói trên Khi dao phóng trúng vợ, bản thân anh cũng không biết là chủ ý hay
vô tình Nhưng trong khoảnh khắc người vợ gục xuống, anh cảm thấy như được giải thoát và sau đó bình tĩnh kể lại mọi giằng xé trong lòng Cuối cùng viên quan điều tra tuyên bố người chồng vô tội Như vậy, bản chất người
chồng là bất biến mặc dù anh ta giết người Sau cuộc đấu tranh tâm lí dữ dội, anh ta vẫn là con người ngoan đạo, lương thiện
Thứ hai, về nghệ thuật xây dựng tình huống và chọn lựa chi tiết truyện, các tác giả truyện ngắn đều rất chú trọng Ví dụ như cuộc gặp gỡ giữa người
đàn ông và cô gái Đức trong quán ăn đang sửa chữa (Đang trùng tu) hay cuộc
gặp gỡ bất ngờ và lời khen tặng của nghệ sĩ phương Tây lừng danh dành cho
cô gái Nhật có vẻ ngoài bình thường (Hanako) Thông qua những tình huống
này, sự xung đột và không thể hòa hợp của hai nền văn hóa được thể hiện rõ nét Tình huống đoàn người ấp ủ tâm tư, mơ ước khác nhau cùng bước lên
Trang 34chiếc xe định mệnh và đi đến cái chết thảm khốc (Con ruồi); thằng bé giúp
việc được vị khách bí ẩn đãi một bữa sushi no bụng luôn thầm nghĩ đó là vị
thần (Vị thần của thằng nhỏ giúp việc)… cho thấy sự sắp đặt ngẫu nhiên của
số phận Tình huống cô gái trẻ bị bệnh sắp chết còn giả là một chàng trai viết
những bức thư yêu đương gửi cho chính mình (Tiếng sáo mùa anh đào trổ lá-
Dazai Osamu) bày tỏ khao khát hạnh phúc mãnh liệt của con người trong nghịch cảnh Như vậy, qua các tình huống nghệ thuật, chủ đề tư tưởng tác phẩm được bộc lộ rõ nét
Bên cạnh tình huống truyện, các nhà văn cũng chú trọng chi tiết truyện Nhưng chúng không đưa đến sự thay đổi đột ngột nào trong tâm lí nhân vật
mà là sự dẫn dắt, kết nối câu chuyện Trong Vị thần của thằng nhỏ giúp việc,
cảnh cậu bé giúp việc xấu hổ- vì không đủ tiền ăn sushi- đứng tần ngần trước quầy hàng khiến người khách sang trọng cảm động Anh muốn đãi cậu bé một bữa no bụng nhưng còn do dự Thân phận nghị sĩ khiến anh băn khoăn rằng hành động của mình phải chăng xuất phát từ sự thương hại Về sau, anh vô tình gặp lại cậu bé Chi tiết này đưa đẩy mạch truyện khiến cho người khách gia tăng quyết tâm thực hiện ý định tốt đẹp Như vậy, việc người khách biết những ước muốn, nơi làm việc của cậu bé không có gì thần bí mà chỉ là sự tình cờ Tuy nhiên, đối với cậu bé, tất cả đều là bí ẩn mà trí óc non nớt của cậu không đủ khả năng lí giải Cậu luôn nghĩ rằng đó là thần Inari đã hiện ra giúp mình
Ngoài những đặc điểm trên, sự tiếp xúc với văn học phương Tây cũng đưa đến nhiều cách tân khác trong lối viết truyện của nhà văn Nhật, đặc biệt
là về kĩ thuật viết Đa số truyện đều có lối diễn đạt ngắn gọn, trong sáng, hấp
dẫn Những kĩ thuật mới như huyền ảo được vận dụng trong Mười đêm mộng, Niềm khát khao có mẹ, các truyện ngắn trong lòng bàn tay của Kawabata như Cốt (1924), Bình dễ vỡ (1924), Yuriko (1927)…
Trang 35Những kĩ thuật viết khác bắt đầu xuất hiện mà một trong số đó là dòng ý
thức Truyện ngắn Thủy nguyệt (sáng tác trước năm 1945) của Kawabata có
vận dụng kĩ thuật này Nhân vật Kyoko luôn tự vấn lương tâm về những kỉ niệm bên người chồng quá cố Cuộc sống của nàng với chồng mới khá êm đềm nhưng Kyoko vẫn nhớ về chồng cũ với tình cảm thương yêu Nàng khắc ghi trong tâm trí hình ảnh người chồng đau yếu trong những ngày cuối cùng
bị bệnh lao giày vò Kyoko nhiều lúc tự hỏi mình: “Sao mình lại tránh gần gũi vì lo cho sức khoẻ anh ấy, nếu như mình thừa biết sớm muộn gì rồi anh
ấy cũng sẽ qua đời?” [63, tr.54] Và ngay cả khi Kyoko mang bầu với người chồng mới nàng vẫn nghĩ về chồng cũ: “Ta làm gì hả anh, nếu đứa trẻ mang trong bụng giống anh?” [63, tr.64] Điều này chứng tỏ trong bất kì phút giây
nào bên người chồng mới, Kyoko vẫn không ngừng hoài niệm về quá khứ
Kĩ thuật dòng ý thức về sau xuất hiện nhiều trong tiểu thuyết của Kawabata Còn truyện ngắn của các tác giả khác trong giai đoạn 1868-1945 chủ yếu sử dụng độc thoại nội tâm chứ chưa vận dụng kĩ thuật này
Như vậy, đầu thế kỉ XX là thời điểm nền văn học Nhật Bản bắt đầu hiện đại hóa Đây là giai đoạn Nhật không ngừng học tập và nỗ lực vươn lên để hội nhập với thế giới Những thành tựu được ghi nhận ở nhiều thể loại văn học đã khẳng định được điều đó Nhật Bản vinh dự có hai giải Nobel văn học của hai nhà văn xuất sắc Kawabata Yasunari (1968) và Kenzaburo Oe (1995) Không
ít nhà văn đương đại có số lượng lớn độc giả hâm mộ trên khắp thế giới như Haruki Murakami, Banana, Masatsugu Ono, Murakami Ryu
Tuy chưa thể sánh ngang với tiểu thuyết nhưng truyện ngắn đã bắt đầu
có vị thế trong nền văn học Nhật Bản Đây là những sáng tác thể nghiệm của bất kì nhà văn thành danh nào trên văn đàn Nhật đương thời Những cách tân
về nội dung, nghệ thuật trong các truyện ngắn của họ làm nền tảng hình thành những bộ tiểu thuyết có giá trị sau này Do đó, sự phát triển mạnh mẽ của thể
Trang 36loại truyện ngắn là khởi điểm phát triển văn học Nhật Bản hiện đại
Tóm lại, truyện ngắn giai đoạn 1868-1945 tiếp thu thời kì trước ở nội dung phản ánh những vấn đề đời sống hàng ngày, chú trọng những diễn biến tâm lí và đời sống tâm hồn của con người Bên cạnh đó, yếu tố kì ảo được vận dụng để tạo nên hiệu quả thẩm mĩ trong tác phẩm
Những cách tân về nội dung như đề tài xung đột văn hóa Đông- Tây, vẻ đẹp tính nữ vĩnh cửu, cuộc sống cá nhân con người trong một giai đoạn đầy biến động… tạo nên bộ mặt mới của văn học Xét về mặt nghệ thuật, nhà văn thời kì này ngoài việc tiếp thu truyền thống đã vận dụng những kĩ thuật viết mới của phương Tây như huyền ảo, dòng ý thức… Tuy nhiên, cách tiếp nhận
kĩ thuật viết văn phương Tây của các nhà văn theo kiểu Nhật Bản Tinh hoa Thiền tông, văn chương nữ tính thời Heian, các cảm thức thẩm mĩ truyền thống Nhật Bản (aware, sabi, wabi, yugen, karumi)… luôn ẩn hiện trong các sáng tác Nhiều nhà văn như Mori Ogai, Tanizaki Junichiro, Mishima Yukio… chuyên tâm sáng tác tiểu thuyết lịch sử và tiểu sử lịch sử để lại cho nền văn học Nhật những kiệt tác Điều đó minh chứng cho sự liên hệ chặt chẽ
giữa cái cũ và mới, truyền thống và hiện đại trong quá trình sáng tạo của các
nhà văn Nhật Bản Quả thật, “không thể nào phủ nhận sự tồn tại song song của những yếu tố truyền thống bên cạnh sự đổi mới Một nhà văn, dù muốn đi tìm cái mới đến đâu, cũng không thể cắt đứt hoàn toàn với truyền thống Nó
có sẵn trong anh ta” [17, tr.8]
1.2 “Bậc thầy truyện ngắn” Akutagawa Ryunosuke
1.2.1 Cuộc đời bất hạnh
Đối với các nhà văn, cuộc đời riêng ảnh hưởng nhiều đến sáng tác Vươn lên từ số phận đầy “cay đắng”, Macxim Gorki lấy đó làm bút danh cũng như nguồn cảm hứng văn chương Chekhov suốt đời miệt mài sáng tác để gột sạch
“dòng máu nô lệ” của bản thân… Cậu bé Akutagawa Ryunosuke sinh tại
Trang 37Tokyo trong một gia đình khá giả Vì sinh vào giờ, ngày, tháng, năm đều là
thìn nên cậu được đặt tên Ryu (Long- con rồng) Gia đình cậu sống trong khu nhà cao cấp- vốn là khu vực nhượng quyền dành cho người nước ngoài Nhiều thế hệ trong dòng họ vẫn giữ được nếp sống văn nhân tao nhã Họ hàng Akutagawa nhiều đời giữ chức hầu lễ trà đạo trong phủ chúa Đặc biệt, gia đình người cậu đã nuôi Akutagawa có truyền thống yêu văn học Do đó, từ nhỏ Akutagawa đã có cơ hội tiếp xúc với văn chương Đây là xuất phát điểm của một Akutagawa nhà văn
Akutagawa dường như có số phận may mắn với gia thế khá giả Tuy nhiên đó chỉ vẻ bề ngoài bởi vì những bất ổn trong gia đình khiến nhà văn có
một cuộc đời bất hạnh Ngay từ khi còn nhỏ, Akutagawa đã hứng chịu đòn roi
số phận Khi cậu vừa bảy tháng tuổi, người mẹ bị bệnh mất trí Bệnh tật kéo dài đến khi bà qua đời Vì thế Ryu được gửi nuôi ở nhà người cậu và lớn lên trong sự thiếu thốn tình mẫu tử Chân dung mẹ được nhà văn miêu tả trong truyện Sổ điểm danh những người đã khuất (1926) thật đáng sợ với khuôn
mặt “màu xám xịt, không một chút sinh khí” [2, tr.454] Khi đọc sách đến
những chữ “thổ khẩu khí nê xú vị” (hơi miệng đất, thối mùi bùn) thì nhà văn
nghĩ ngay đến mẹ Do thần trí không tỉnh táo, bà chưa bao giờ có một cử chỉ thương yêu dành cho con Bóng đen người mẹ điên bao trùm toàn bộ cuộc đời nhà văn Akutagawa lớn lên trong nỗi mặc cảm và lo sợ bị điên giống mẹ Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định những ảnh hưởng di truyền mẹ là một trong
những nguyên nhân khiến nhà văn tự sát
Cha Akutagawa làm nghề bán sữa Việc kinh doanh của ông lúc đầu phát đạt nhưng về sau thua lỗ nặng Do mải mê công việc, ông ít quan tâm đến con Bản tính nóng nảy, hiếu thắng của ông khiến Akutagawa sợ hãi và xa lánh Có lần, người cha muốn đánh nhau chỉ vì thua con trong lúc cùng chơi đấu vật… Ông mất vì bệnh tật, lúc sắp qua đời thần trí trở nên điên loạn
Trang 38Akutagawa dành nhiều tình cảm cho chị gái Đó là người thông minh, khôn ngoan nhất trong các chị em nhưng lại chết yểu khi cậu chưa chào đời
Những người thân đều qua đời trước Akutagawa Tất cả được an táng trong cùng một ngôi mộ Dường như cái chết khiến con người suy nghĩ nhiều hơn về cuộc sống Trước ngôi mộ chung của những người ruột thịt, Akutagawa băn khoăn rằng ai trong số họ đã từng hạnh phúc Ông chiêm nghiệm lẽ phù du của cuộc đời qua câu thơ của Joso: “Phù du ơi, chỉ sống
Con đường tình duyên của Akutagawa cũng không tươi sáng hơn đường đời Ông yêu con một người quen của gia đình nhưng bị ngăn cản Akutagawa
thất vọng và nhen nhóm suy nghĩ về sự nhỏ nhen, ích kỉ của người đời Đây là
một trong những đề tài trở đi trở lại trong các sáng tác của nhà văn sau này
Những bất hạnh cá nhân hình thành ở Akutagawa cái nhìn khách quan,
lạnh lùng Cái nhìn đó không nghiêng về tình cảm mà lí trí sắc sảo, muốn lặn sâu vào bên trong để truy tìm bản chất của sự vật Khởi nguồn không mấy tươi sáng tạo nên ở Akutagawa một giọng văn u buồn trầm tư, dường như nhuốm màu sắc bi quan; còn nếu hài hước thì luôn đi kèm châm biếm, mỉa mai Cách thức, giọng điệu này dù qua nhiều chặng đường sáng tác vẫn không thay đổi, như một thứ kim loại đã tinh ròng
Vào những năm cuối đời, Akutagawa gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về
sức khỏe Trong bức thư gửi bạn thân năm 1922, Akutagawa phàn nàn rằng ông đang chịu đựng nhiều chứng bệnh như suy nhược thần kinh, co cứng cơ
dạ dày, viêm ruột, ngộ độc thuốc và tim đập nhanh Nhưng sự bất lực trong
việc tìm cảm hứng sáng tác cộng với ảnh hưởng bệnh tật từ người mẹ là tác động lớn nhất
Nhiều tai họa cũng liên tiếp ập đến với Akutagawa như người thân bệnh
tật, anh vợ tự tử Tuy thần kinh suy sụp nhưng nhà văn vẫn phải lo hậu sự và
Trang 39gánh trách nhiệm chu cấp cho gia đình anh Akutagawa luôn cảm thấy một
bức màn đen tối bao phủ đời mình, vượt quá sức chịu đựng: “Đó là một kinh
đi đến một lựa chọn duy nhất: tự tử Quyết định nghiệt ngã ấy tiếp nối “truyền
thống” khá tàn nhẫn ở một đất nước dường như không có triết lí sống mà chỉ
có triết lí chết Bao con người ưu tú như Arishima Takeo, Mishima Yukio, Dazai Osamu, Kawabata Yasunari… cũng chung kết cục bi thảm ấy
Vào đêm 23 tháng 7 năm 1927, Akutagawa uống một lượng lớn thuốc
ngủ dù người thân canh phòng kĩ lưỡng Cái chết của ông không gây bất ngờ
với gia đình và bạn bè vì trong những lúc tâm sự với mọi người, nhà văn luôn
đề cập đến ý định tự tử Mặc dù vậy, trong giới văn học, Akutagawa ra đi để
lại niềm tiếc thương vô hạn Rất nhiều nhà văn sau này (tiêu biểu như Dazai Osamu) đã bị ám ảnh sâu sắc bởi cái chết của bậc tiền bối tài hoa
1.2.2 Tầm vóc một nhà văn lớn
Ngay từ nhỏ, Akutagawa đã bộc lộ tư chất thông minh hơn người Mới 7
tuổi cậu đã làm thơ haiku Khi chưa đầy 9 tuổi, cậu đọc được tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng nhất lúc bấy giờ như Tokutomi Roka, Bakin Cậu cùng
bạn bè lập tạp chí văn chương ở trường khi mới 11 tuổi Sở thích văn chương
của cậu bé rất phong phú Về sau, không chỉ các tác phẩm của những nhà văn
hiện đại Nhật Bản cùng thời như Izumi Koyka, Natsume Soseki, Mori Ogai…
mà ngay cả tác gia thời Edo, những truyện cổ Trung Quốc… Akutagawa đều say mê tìm đọc
Năm 20 tuổi, Akutagawa học trường dự bị đại học Chàng sinh viên ấy
bắt đầu làm quen với các tác phẩm văn học nước ngoài của những tác giả tên
tuổi như Anatole France, Baudelaire, Strindberg, Chekhov, Turgeniev,
Trang 40Neitzsche, Tolstoi… Không ít người trong số họ có ảnh hưởng lớn đến đời văn của ông
Akutagawa thể hiện năng lực vượt trội khi tốt nghiệp hạng hai trên tổng
số mười bảy người và tiếp tục vào khoa Anh Đại học Hoàng gia Tokyo nuôi
mộng trở thành nhà văn Đây cũng là con đường của đa số nhà văn Nhật Bản
hiện đại Họ được đào tạo ở những trường đại học danh tiếng nhất nước, tiếp xúc khá sớm với những tác phẩm văn học phương Tây Một số tác giả còn đi
du học như Mori Ogai sang Đức, Natsume Soseki đến Anh… Vì thế, họ có
vốn kiến thức phương Đông lẫn phương Tây sâu rộng
Sau khi tốt nghiệp năm 1916, Akutagawa dạy ở Đại học Hàng hải trong
thời gian 3 năm rồi về làm việc cho báo Osaka Maniti Từ thời điểm này, Akutagawa thực sự dành trọn cuộc đời cho đam mê văn chương
Thực ra, Akutagawa đã bước chân vào làng văn năm 20 tuổi với truyện
ngắn đầu tay Nước dòng sông Cái Sáng tác này bộc lộ tài năng đặc biệt, được
xem là “ngưng đọng tất cả cái tinh anh và tươi tắn nhất của tâm hồn ông” [2, tr.19] Tác phẩm thể hiện lối viết tài hoa uyên bác và đầy dự cảm của chàng thanh niên trẻ tuổi Akutagawa đã miêu tả con sông Cái thân thương của quê nhà với những tình cảm tha thiết Đó là con sông của hoài niệm, khơi gợi cảm
hứng văn chương ở nhà văn trẻ tuổi Những liên tưởng thú vị trong truyện này
thể hiện sự am hiểu về văn hóa Nhật Bản và phương Tây của nhà văn trẻ tuổi Sông Cái của Akutagawa dễ khiến người đọc liên tưởng đến sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ai đã đặt tên cho dòng sông?) và sông Đà của
Nguyễn Tuân (Người lái đò sông Đà) Ra đi từ những con sông quê hương,
các nhà văn tài hoa tìm đến với dòng sông bao la hùng vĩ hơn- dòng sông văn
học
Đến hai tác phẩm tiếp theo, Cổng Rashomon (1915) và Cái mũi (1916),
tên tuổi Akutagawa đã thực sự vang vọng trên văn đàn Văn hào Natsume