1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng quyền thừa kế

78 865 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 446,64 KB

Nội dung

Tại Đ 631 BLDS 2005 quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo

Trang 1

Bài 7 QUYỀN THỪA KẾ

Trang 2

QUYỀN THỪA KẾ

CỦA VIỆT NAM

KẾ

VII THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN

Trang 3

I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN THỪA KẾ

1 Khái niệm thừa kế

2 Khái niệm quyền thừa kế

3 Bản chất của quyền thừa kế

Trang 4

1 Khái niệm thừa kế

“Thừa” và “kế” đều có nghĩa là tiếp nối, tiếp tục Khi nói

đến thừa kế, tức là nói đến việc chuyển tài sản của

người chết sang cho người còn sống để tiếp tục phát

triển khối tài sản này

Thừa kế là việc là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho những người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật

Trang 5

1 Khái niệm thừa kế (tt.)

Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật, xuất hiện

đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người Quan hệ thừa kế và

quan hệ sở hữu có mối quan hệ qua lại với nhau Quan

hệ sở hữu chính là tiền đề làm xuất hiện quan hệ thừa

kế Ngược lại, quan hệ thừa kế chính là điều kiện duy trì quan hệ sở hữu

Trang 6

2 Khái niệm quyền thừa kế

Theo nghĩa khách quan: quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống

Theo nghĩa chủ quan: là quyền của người để lại di sản

và quyền của người nhận di sản Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung

và pháp luật thừa kế nói riêng

Trang 7

3 Bản chất của quyền thừa kế

Quyền thừa kế có quan hệ chặt chẽ với quyền sở hữu, hình thức sở hữu quyết định việc thừa kế trong xã hội.Thừa kế là sự kế quyền tổng hợp của những người

sống đối với quyền, nghĩa vụ của người đã khuất

Trang 8

II QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT THỪA

KẾ CỦA VIỆT NAM

Sinh viên tự đọc giáo trình

Trang 9

III CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA QUYỀN

THỪA KẾ

1 Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân

2 Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế

3 Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài

sản, người hưởng di sản

4 Củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết trong

gia đình

Trang 10

1 Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá

nhân

Quyền thừa kế của công dân là một quyền hiến định, BLDS 2005 cụ thể hóa các quyền này của công dân tại phần thứ tư

Tại Đ 631 BLDS 2005 quy định: “Cá nhân có quyền lập

di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

Người thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật) được pháp luật bảo đảm cho việc hưởng di sản của người

chết để lại

Trang 11

2 Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế

Nguyên tắc này là sự cụ thể hóa một phần các nguyên

tắc cơ bản của Hiến pháp 1992 tại Đ 52 và Đ 5 BLDS

2005.

Tại Đ 632 BLDS quy định: “Mọi cá nhân đều bình đẳng

về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và

quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

Trang 12

3 Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của

người có tài sản, người hưởng di sản

Nếu người chết để lại di chúc (hợp pháp) thi việc thừa

kế sẽ tiến hành theo di chúc, theo sự định đoạt của

người có tài sản mà trước lúc chết, họ đã thể hiện ý

nguyện của mình trong việc phân chia di sản thuộc

quyền sở hữu của người đó Tuy nhiên, việc định đoạt của người lập di chúc bị hạn chế trong trường hợp quy

định tại Đ 669 BLDS.

Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản trừ trường hợp việc từ chối hưởng di sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ

về tài sản với người khác quy định tại khoản 1, Đ 642

BLDS Khi nhận di sản, người thừa kế phải thực hiện

nghĩa vụ do người chết để lại trong phạm vi di sản đã nhận

Trang 13

4 Củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết

trong gia đình

Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác

định diện và hàng thừa kế theo pháp luật trên cơ sở

huyết thống gần gũi, quan hệ hôn nhân, trong việc bảo

vệ người đã thành niên nhưng không đủ khả năng lao động

Trang 14

IV MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ

1 Người để lại di sản thừa kế

2 Người thừa kế

3 Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

4 Di sản thừa kế

5 Người quản lý di sản

6 Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế của

nhau mà chết cùng một thời điểm

7 Những người không được hưởng di sản

8 Thời hiệu khởi kiện về thừa kế

Trang 15

1 Người để lại di sản thừa kế

Là cá nhân sau khi chết có tài sản để lại cho người khác thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật

Người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân, không thể là các chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân sự Tuy nhiên, đối với người để lại di sản theo di chúc phải thỏa mãn các điều kiện nhất định của một di chúc có

hiệu lực pháp luật

Người để lại thừa kế là cá nhân chết hoặc bị tòa án

tuyên bố là đã chết

Trang 17

2 Người thừa kế (tt.)

Tại Đ 635 BLDS quy định: “Người thừa kế là cá nhân

phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trong

trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm

mở thừa kế”.

Trang 18

2 Người thừa kế (tt.)

Điều kiện để được hưởng thừa kế:

Người thừa kế phải là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế

Người thừa kế được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết

Người thừa kế phải là cá nhân không rơi vào các trường hợp không được hưởng di sản thừa kế tại

khoản 1, Đ 643 BLDS.

Trang 19

2 Người thừa kế (tt.)

Nghĩa vụ của người thừa kế (Đ 637):

Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực

hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di

sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế

Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản

mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận

khác

Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức

hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện

nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa

kế là cá nhân

Trang 20

2 Người thừa kế (tt.)

Quyền của người thừa kế (Đ 642):

Mọi cá nhân đều có quyền hưởng di sản thừa kế theo

di chúc hoặc theo pháp luật

Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ

trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực

hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác

Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn

bản; người từ chối phải báo cho những người thừa

kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản,

cơ quan Công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã,

phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc

từ chối nhận di sản

Thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng, kể từ ngày

mở thừa kế Sau 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không từ chối nhận di sản thi được coi là đồng ý nhận thừa kế

Trang 21

3 Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

a Thời điểm mở thừa kế

b Địa điểm mở thừa kế

Trang 22

a Thời điểm mở thừa kế

Tại khoản 1, Đ 633 BLDS quy định: “Thời điểm mở thừa

kế là thời điểm người có tài sản chết Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2, Đ 81 của Bộ luật này”.

Trang 23

b Địa điểm mở thừa kế

Khoản 2, Đ 633 quy định: “Địa điểm mở thừa kế là nơi

cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế

là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản”.

Trang 24

4 Di sản thừa kế

Tại Đ 634 BLDS quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng

của người chết, phần tài sản của người chết trong tài

sản chung với người khác”

Trang 25

5 Người quản lý di sản

Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di

chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra

(khoản 1, Đ 638)

Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý

di sản và những người thừa kế chưa cử được người

quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản

lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những

người thừa kế cử được người quản lý di sản

Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và

di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý

Trang 26

a Nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế (Đ 639)

Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của

người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường

Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà

gây thiệt hại;

Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế

Trang 27

b Nghĩa vụ của người quản lý di sản (Đ 640)

Người quản lý di sản theo thỏa thuận hoặc do người lập

di chúc cử ra và cơ quan có thẩm quyền quản lý di sản

có những quyền theo khoản 1, Đ 640.

Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản có các

quyền theo khoản 2, Đ 640.

Trang 28

6 Việc thừa kế của những người có quyền thừa

kế của nhau mà chết cùng một thời điểm

Tại Đ 641 BLDS quy định: “Trong trường hợp những

người có quyền thừa kế của nhau đều chết cùng thời

điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng một thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Đ 677 của Bộ luật này”

Trang 29

6 Việc thừa kế của những người có quyền thừa

kế của nhau mà chết cùng một thời điểm (tt.)

Đ 677 quy định: “Trong trường hợp con của người để lại

di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với

người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người

để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha

hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Trang 30

7 Những người không được hưởng di sản

Tại Đ 643 quy định những người sau đây không được

quyền hưởng di sản:

Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành

hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh

dự, nhân phẩm của người đó;

Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người

để lại di sản;

Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng

người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn

bộ di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản

người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di

chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại

di sản

Trang 31

7 Những người không được hưởng di sản

Trang 32

8 Thời hiệu khởi kiện về thừa kế

Theo quy định tại Đ 645 BLDS:

Đối với những người thừa kế: việc khởi kiện của

những người có quyền thừa kế chỉ thực hiện được trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của

mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác

Đối với các chủ nợ của người để lại di sản: những

chủ nợ của người để lại di sản có quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

Trang 33

V THỪA KẾ THEO DI CHÚC

1 Khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc

2 Người lập di chúc

3 Người thừa kế theo di chúc

4 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

5 Các điều kiện có hiệu lực của di chúc

6 Hiệu lực pháp luật của di chúc

7 Di sản dùng vào việc thờ cúng

8 Di tặng

Trang 34

1 Khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc

Tại Đ 646 BLDS 2005 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý

chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho

người khác sau khi chết”.

Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do vậy di chúc phải tuân thủ các điều kiện của

giao dịch dân sự nói chung và các điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng

Trang 35

1 Khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc

(tt.)

Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của

người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc

Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định

người thừa kế (cá nhân, tổ chức) và phân định tài sản, quyền tài sản cho họ, giao cho họ nghĩa vụ tài sản …

Trang 36

2 Người lập di chúc

Người lập di chúc chỉ định một hoặc nhiều người trong

di chúc và cho họ hưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình

Nếu trong di chúc có nhiều người, mỗi người được

hưởng bao nhiêu phụ thuộc vào ý chí của người có tài sản Người có tài sản thể hiện ý chí của mình, nhưng ý chí đó có được thực hiện hay không phụ thuộc vào hình thức biểu lộ ý chí

Trang 37

2 Người lập di chúc (tt.)

Người lập di chúc là người có đầy đủ năng lực hành vi,

có các quyền sau đây:

a Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế

Người lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào

Họ có quyền truất quyền hưởng di sản của người thừa

kế theo pháp luật mà không cần phải nêu lý do

b Phân định phần di sản cho từng người thừa kế

Phân định tài sản cho người thừa kế trong trường hợp

có nhiều người cùng được thừa kế Người lập di chúc

có quyền phân chia di sản cho mỗi người không nhất

thiết phải ngang nhau mà không cần nêu lý do

Trang 38

2 Người lập di chúc (tt.)

c Dành một phần tài sản trong khối tài sản dùng vào

việc thờ cúng, di tặng

d Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản

e Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản,

người phân chia di sản

Việc chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản là hoàn toàn theo ý chí tự

nguyện của người lập di chúc

g Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay

thế, hủy bỏ di chúc (Đ 662 BLDS)

Sửa đổi di chúc: là việc người lập di chúc thay thế một phần quyết định cũ của mình đối với các phần trong di chúc trước đó Người lập di chúc có thể sửa đổi người được hưởng thừa kế, sửa đổi về quyền và nghĩa vụ cho người thừa kế, sửa đổi về câu chữ

Trang 39

2 Người lập di chúc (tt.)

Bổ sung di chúc: người lập di chúc có quyền “bổ sung”

di chúc đã lập Phần bổ sung là phần thêm vào nội dung

di chúc Cũng như việc sửa đổi di chúc, phần bổ sung

cũng có thể không hợp pháp nếu như lúc “bổ sung” di

chúc người đó không còn minh mẫn hoặc nội dung của

nó trái với pháp luật, đạo đức xã hội Nếu người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung

có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần di chúc

đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật

Trang 40

2 Người lập di chúc (tt.)

Thay thế di chúc: là việc người để lại di sản lập di chúc khác thay thế cho di chúc cũ Do đó, di chúc trước coi như không có, vì chính người lập di chúc hủy bỏ nếu

như việc thay thế di chúc trong lúc họ còn minh mẫn,

sáng suốt

Hủy bỏ di chúc: là việc người để lại thừa kế từ bỏ di

chúc của mình bằng cách không công nhận di chúc do mình lập ra là có giá trị Trường hợp này được coi là

không có di chúc, di sản thừa kế sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật

Trang 41

3 Người thừa kế theo di chúc

Người nhận di sản thừa kế (người được chỉ định trong di chúc) là những người có quyền nhận di sản do người

chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc

Người thừa kế theo di chúc cũng cần phải đáp ứng các

điều kiện quy định tại Đ 635 BLDS.

Người thừa kế theo di chúc có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản

Trang 42

4 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di

chúc

Pháp luật quy định người để lại di sản có quyền truất

quyền hưởng di sản của những người thuộc diện thừa

kế theo pháp luật Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền lợi của những người thuộc diện ở hàng thừa kế theo pháp luật

ở hàng thứ nhất, pháp luật đã hạn chế quyền lập di chúc

của người để lại thừa kế được ghi nhận tại Đ 669 BLDS.

Ngày đăng: 23/06/2017, 10:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w