ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ Những nhóm quan hệ về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động Điều 1 BLDS 2005.. Luật
Trang 1BÀI 1 NHẬP MÔN VỀ LUẬT DÂN SỰ
Trang 2NHẬP MÔN VỀ LUẬT DÂN SỰ
A ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ
B NGUỒN CỦA LUẬT DÂN SỰ
C NHIỆM VỤ, NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT DÂN SỰ
Trang 3A.ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ
I ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ
II PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ
III ĐỊNH NGHĨA LUẬT DÂN SỰ VÀ PHÂN BIỆT LUẬT
DÂN SỰ VỚI CÁC NGÀNH LUẬT KHÁC
Trang 4I ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ
) Những nhóm quan hệ về nhân thân và tài sản trong
các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động (Điều 1 BLDS 2005)
1 Quan hệ tài sản
1 Quan hệ nhân thân
Trang 51 Quan hệ tài sản
Điều 163 BLDS 2005: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ
có giá và các quyền tài sản”.
Quan hệ tài sản phát sinh giữa các chủ thể là những
quan hệ kinh tế cụ thể trong quá trình sản xuất, phân
phối, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm, cũng như những cung ứng dịch vụ trong xã hội
Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính
chất hàng hóa - tiền tệ
Quy luật của nền kinh tế thị trường trong sản xuất xã hội chi phối các quan hệ tài sản mà một trong các biểu hiện của nó là quan hệ tiền – hàng mang tính chất đền bù
ngang giá trong trao đổi
Các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính
ý chí
Trang 6Luật dân sự điều chỉnh các nhóm quan hệ tài sản:
• Quan hệ sở hữu: những quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định
Trang 72 Quan hệ nhân thân
Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân hay các tổ chức
Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với một chủ thể, về nguyên tắc không thể chuyển giao cho chủ thể khác Đó là quyền dân sự tuyệt đối, mọi người đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác
“Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là
quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể
chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác” (Đ 24 BLDS 2005- Quyền nhân thân
của cá nhân)
Trang 8Các quan hệ nhân thân xuất phát từ quyền nhân thân do luật dân sự điều chỉnh có thể chia làm hai nhóm:
– Quan hệ nhân thân gắn với tài sản;
– Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản;
Đặc điểm của quan hệ nhân thân:
– Quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và không thể chuyển dịch được cho các chủ thể khác Những trường hợp cá biệt có thể được dịch
chuyển phải do pháp luật quy định
– Quyền nhân thân không xác định được bằng tiền Giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá (Đ 26 đến Đ
51 BLDS 2005)
2 Quan hệ nhân thân (tt.)
Trang 9II PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT
DÂN SỰ
Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là những cách thức, biện pháp mà nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này
phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của nhà nước phù hợp với ba lợi ích (nhà nước, xã hội và cá nhân)
• Phương pháp thỏa thuận
• Phương pháp tự định đoạt
Đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự:
– Các chủ thể tham gia các quan hệ tài sản và các
quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh độc lập
về tổ chức và tài sản, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý
Trang 10II PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT
DÂN SỰ (tt.)
– Các chủ thể tham gia hoàn toàn tự nguyện, không
bên nào được áp đặt bên nào
– Xuất phát từ sự bình đẳng giữa các chủ thể, quyền tự định đoạt của họ khi tham gia vào quan hệ dân sự, cho nên, đặc trưng của phương pháp giải quyết các
tranh chấp dân sự là “hòa giải” (Điều 12 BLDS 2005).
– Các quan hệ mà luật dân sự điều chỉnh chủ yếu là
các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa và tiền
tệ, việc vi phạm nghĩa vụ của một bên trong quan hệ dẫn đến thiệt hại về tài sản đối với bên kia Bởi vậy, trách nhiệm dân sự trước tiên là trách nhiệm tài sản
Trang 11III ĐỊNH NGHĨA LUẬT DÂN SỰ VÀ PHÂN BIỆT LUẬT
DÂN SỰ VỚI CÁC NGÀNH LUẬT KHÁC.
Định nghĩa luật dân sự :
– Luật dân sự Việt Nam là một ngành luật trong hệ
thống pháp luật, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ đó
Phân biệt luật dân sự với các ngành luật khác :
– Luật dân sự và luật hành chính
– Luật dân sự và luật hình sự
– Luật dân sự và luật thương mại
– Luật dân sự và luật lao động
– Luật dân sự và luật hôn nhân và gia đình
Trang 12B NGUỒN CỦA LUẬT DÂN SỰ
I KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NGUỒN CỦA LUẬT
DÂN SỰ
II ÁP DỤNG LUẬT DÂN SỰ VÀ ÁP DỤNG TƯƠNG
TỰ LUẬT DÂN SỰ
Trang 13I KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NGUỒN CỦA LUẬT
DÂN SỰ
1 Khái niệm nguồn của luật dân sự
2 Phân loại nguồn của luật dân sự
Hiến pháp:
Chương II – Chế độ kinh tếChương V – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bộ luật dân sự: là nguồn chủ yếu, trực tiếp và quan
trọng nhất của luật dân sự
Nội dung chủ yếu của BLDS 2005: được kết cấu
bởi 7 phần với 777 điều
Trang 14I KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NGUỒN CỦA
LUẬT DÂN SỰ (tt.)) Phần thứ nhất: những quy định chung được kết cấu bởi
9 chương với 162 điều Những quy định của phần này mang tính chất chung xuyên suốt toàn bộ nội dung của BLDS và được cụ thể hóa trong tất cả các phần của
BLDS nhằm đảm bảo tính thống nhất về nội dung
) Phần thứ hai: Tài sản và quyền sở hữu Phần này gồm 7 chương, 117 điều (từ Đ 163 đến Đ 279)
) Phần thứ ba: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
Phần này gồm 5 chương, 351 điều (từ Đ 280 đến Đ
630)
) Phần thứ tư: Thừa kế Phần này gồm 4 chương, 57 điều (từ Đ 634 đến Đ 689)
) Phần thứ năm: Những quy định về chuyển quyền sử
dụng đất Phần này gồm 4 chương, 48 điều (từ Đ 688 đến Đ 735)
) Phần thứ sáu: Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao
công nghệ, gồm 3 chương, 22 điều (từ Đ 736 đến 757).) Phần thứ bảy: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài,
gồm 20 điều (từ Đ 758 đến Đ 777)
Trang 15I KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NGUỒN CỦA LUẬT
DÂN SỰ (tt.)Luật
Nghị quyết của Quốc hội:
– Nghị quyết ngày 28/10/1995 về việc thi hành BLDS 1995
– Nghị quyết 58 ngày 20/8/1998 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991
– Nghị quyết số 45/2005/QH 11 về việc thi hành BLDS 2005
Các văn bản dưới luật:
– Pháp lệnh
– Nghị định của Chính phủ
– Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, các báo cáo tổng kết của TAND tối cao
Trang 16II ÁP DỤNG LUẬT DÂN SỰ VÀ ÁP DỤNG
TƯƠNG TỰ LUẬT DÂN SỰ
1.Khái niệm áp dụng luật dân sự:
Áp dụng luật dân sự là những hoạt động cụ thể của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào những
sự kiện thực tế đã xảy ra, dựa vào những quy phạm pháp luật phù hợp với sự kiện thực tế đó để đưa ra quyết định phù hợp với thực tế và những quy định của pháp luật
Trang 17II ÁP DỤNG LUẬT DÂN SỰ VÀ ÁP DỤNG
TƯƠNG TỰ LUẬT DÂN SỰ (tt.)
2 Áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật:
• Áp dụng tập quán là sử dụng các xử sự được cộng đồng địa phương, dân tộc thừa nhận như là chuẩn mực ứng
xử đối với các thành viên trong cộng đồng dân tộc, địa phương đó
• Áp dụng tương tự pháp luật là dùng những quy phạm
pháp luật đang có hiệu lực đối với những quan hệ tương
tự như quan hệ cần xử lý để điều chỉnh quan hệ cần xử
lý đó nhưng không có quy phạm trực tiếp điều chỉnh
quan hệ đó
Trang 18II ÁP DỤNG LUẬT DÂN SỰ VÀ ÁP DỤNG
TƯƠNG TỰ LUẬT DÂN SỰ (tt.)
Áp dụng tương tự pháp luật được thể hiện dưới dạng:
– Có quan hệ A thuộc lĩnh vực Luật dân sự điều chỉnh nhưng không có quy phạm A;
– Có quan hệ B, có quy phạm B trực tiếp điều chỉnh,
quan hệ B tương tự như A thuộc lĩnh vực do Luật dân
sự điều chỉnh Trong trường hợp này có thể dung quy phạm B để điều chỉnh quan hệ A
Điều 3 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp
luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì
có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này”.
Trang 19C NHIỆM VỤ, NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT DÂN
SỰ
I NHIỆM VỤ CỦA LUẬT DÂN SỰ
II NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT DÂN SỰ
1 Khái niệm chung về nguyên tắc của Luật dân sự
Nguyên tắc của một ngành luật là những khung pháp
lý chung, những quy tắc chung được pháp luật ghi nhận có tác dụng định hướng và chỉ đạo cho toàn bộ các quy phạm pháp luật của ngành luật đó
2 Các nguyên tắc của Luật dân sự Việt Nam
Trang 20C NHIỆM VỤ, NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT
DÂN SỰ(tt.)
a) Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận (Đ 4
BLDS 2005)
b) Nguyên tắc bình đẳng (Đ 5 BLDS 2005)
c) Nguyên tắc thiện chí, trung thực (Đ 6 BLDS)
d) Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự (Đ 7 BLDS)
e) Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp (Đ 8
BLDS)
f) Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ các quyền dân sự (Đ 9
BLDS)
g) Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công
cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác ( Đ 10 BLDS)
h) Nguyên tắc tuân thủ pháp luật (Đ 11 BLDS)
i) Nguyên tắc hòa giải (Đ 12 BLDS)
Trang 21Khẳng định đúng sai? Tại sao?
• Tất cả các quan hệ nhân thân là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
• Các quan hệ có đối tượng là tài sản là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
• Quan hệ thu chi ngân sách nhà nước là quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự
• Trong một pháp nhân là cơ quan nhà nước không có
quan hệ tài sản nào thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
• Tài sản của Nhà nước không thể là đối tượng của các quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự