1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÌM HIỂU về LUẬT dân sự

23 879 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 211 KB

Nội dung

Cá nhân luôn có lý lịch dân sự cho phép phân biệt với cá nhân khác. Sự tồn tại của tư cách chủ thể quan hệ pháp luật của cá nhân lệ thuộc vào một số điều kiện. Mặt khác, ta biết rằng trên nguyên tắc, mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật ngang nhau và, một cách ngoại lệ, một cá nhân nào đó có thể mất năng lực pháp luật trong một hoặc nhiều quan hệ đặc thù; trái lại, không phải mọi cá nhân đều có năng lực hành vi ngang nhau và có những cá nhân ở trong tình trạng mất năng lực hành vi tổng quát hoặc có năng lực hành vi không đầy đủ (gọi chung là không có năng lực hành vi): luật xác định rằng người không có năng lực hành vi cần được bảo vệ. Cuối cùng, có những cá nhân, dù đã thành niên, ở trong tình trạng suy đồi về nhân cách: luật nói rằng những cá nhân này có thể ở bị đặt trong tình trạng bị hạn chế năng lực hành vi để các giao dịch của họ được giám sát nhằm tránh gây thiệt hại cho người khác, cũng như để bảo vệ quyền lợi của chính họ trong điều kiện những quyền lợi ấy có nguy cơ bị hy sinh trong những giao dịch được xác lập một cách thiếu cân nhắc.

Bài giảng môn: Pháp luật ĐC Bài: Luật Dân sự GV: Trần Thị Hải Anh TÌM HIỂU VỀ LUẬT DÂN SỰ Chương I. Cá nhân Cá nhân luôn có lý lịch dân sự cho phép phân biệt với cá nhân khác. Sự tồn tại của tư cách chủ thể quan hệ pháp luật của cá nhân lệ thuộc vào một số điều kiện. Mặt khác, ta biết rằng trên nguyên tắc, mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật ngang nhau và, một cách ngoại lệ, một cá nhân nào đó có thể mất năng lực pháp luật trong một hoặc nhiều quan hệ đặc thù; trái lại, không phải mọi cá nhân đều có năng lực hành vi ngang nhau và có những cá nhân ở trong tình trạng mất năng lực hành vi tổng quát hoặc có năng lực hành vi không đầy đủ (gọi chung là không có năng lực hành vi): luật xác định rằng người không có năng lực hành vi cần được bảo vệ. Cuối cùng, có những cá nhân, dù đã thành niên, ở trong tình trạng suy đồi về nhân cách: luật nói rằng những cá nhân này có thể ở bị đặt trong tình trạng bị hạn chế năng lực hành vi để các giao dịch của họ được giám sát nhằm tránh gây thiệt hại cho người khác, cũng như để bảo vệ quyền lợi của chính họ trong điều kiện những quyền lợi ấy có nguy cơ bị hy sinh trong những giao dịch được xác lập một cách thiếu cân nhắc. Mục I. Lý lịch dân sự của cá nhân Lý lịch dân sự của cá nhân hình thành từ ba yếu tố: họ và tên, hộ tịch, và nơi cư trú. I. Họ và tên Khái niệm. Họ và tên là danh xưng bắt buộc mà một cá nhân phải có để phân biệt với những những cá nhân khác, nhất là khi được xướng lên ở nơi công cộng. Họ và tên bao gồm hai phần: họ, để chỉ định nguồn gốc gia đình; tên (đúng ra là tên và chữ lót hoặc tên đệm), để chỉ định một người không phải là một người khác. Tất nhiên, chỉ họ và tên thôi chưa đủ để phân biệt các cá nhân trong tất cả mọi trường hợp; nhưng rõ ràng, trong hầu hết các quá trình giao tiếp phổ thông, họ và tên là công cụ phân biệt hữu hiệu nhất. 1. Quyền được đặt họ và tên Mỗi người có quyền có họ và tên. Nguyên tắc này được chính thức thừa nhận trong luật viết (BLDS Ðiều 28 khoản 1). Quyền có họ và tên được hiểu như quyền được gọi, được xưng hô, quyền tự xưng bằng họ và tên, trong quan hệ với người khác. Tương ứng với quyền có họ và tên, mỗi người có nghĩa vụ có họ và tên: Nghĩa vụ có họ và tên được xác lập trong mối quan hệ giữa cá nhân và Nhà nước: cá nhân phải có họ và tên, vì điều đó cần thiết cho việc quản lý dân cư, cho việc quản lý hộ tịch và lý lịch tư pháp của cá nhân. 1 Bài giảng môn: Pháp luật ĐC Bài: Luật Dân sự GV: Trần Thị Hải Anh Sử dụng họ và tên. Theo BLDS Ðiều 28 khoản 2, cá nhân xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. Thực ra, cá nhân có nghĩa vụ sử dụng họ và tên thật của mình không chỉ trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Cá nhân chỉ được phép sử dụng họ và tên khác, không phải là họ và tên được ghi trong chứng thư khai sinh, trong những trường hợp mà luật không cấm. Ðặc biệt, họ và tên thật phải được sử dụng trong các giấy tờ giao dịch với cơ quan Nhà nước. 2. Ðặt họ Nguyên tắc lấy họ cha. Cá nhân, khi sinh ra, được mang họ cha. Trong một số cộng đồng dân tộc ít người ở Việt Nam có thể tồn tại tục lệ cho con lấy họ mẹ. Bởi vậy, BLDS Ðiều 55 khoản 1 quy định rằng “họ của trẻ sơ sinh là họ của người cha hoặc họ của người mẹ theo tập quán .”. Dẫu sao, tục lệ lấy họ mẹ không phổ biến; điều đó có nghĩa rằng tục lệ lấy họ cha mang tính nguyên tắc. Ðặt họ cho trẻ bị bỏ rơi. Luật viết hiện hành không có quy định về việc đặt họ cho trẻ bị bỏ rơi. Trong trường hợp có người nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi, thì theo quy định của luật, họ và tên của người nhận nuôi được ghi vào các ô dành cho cha, mẹ trong giấy khai sinh (Nghị định số ngày Ðiều 21 đoạn chót). Ðiều đó cho phép nghĩ rằng trẻ bị bỏ rơi trong trường hợp này sẽ mang họ của người cha nuôi (nếu có đủ cha, mẹ nuôi hoặc chỉ có cha nuôi) hoặc họ của mẹ nuôi (nếu chỉ có mẹ). Nhưng trong trường hợp không có ai nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi, thì cơ quan hộ tịch vẫn phải đăng ký khai sinh: hẳn khi đó chính cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng cùng với cơ quan hộ tịch phải chọn cho trẻ bị bỏ rơi một họ, theo tập quán của nơi đăng ký khai sinh 1[2] . Thông thường, họ được lựa chọn trong trường hợp này là họ được mang bởi đa số hoặc nhiều cư dân trong vùng nơi phát hiện đứa trẻ hoặc bơi đăng ký khai sinh cho đứa trẻ. B. Thay đổi họ và tên Thay đổi họ. Theo khoản 1 Ðiều 29 BLDS, việc thay đổi họ được cho phép trong những trường hợp sau đây: 1 - Theo yêu cầu của đương sự, mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của mình; 2 - Theo yêu cầu của cha, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ tên mà cha, mẹ đẻ đã đặt; 3 - Theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; 4 - Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại; 5 - Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc từ nhỏ mà tìm ra nguồn gốc truyền thống của mình; 5 - Các trường hợp khác do pháp luật quy định. Luật nói thêm rằng việc thay đổi họ, tên cho người có đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. Ta có nhận xét: 1[2] Trong thực tiễn áp dụng pháp luật ở Pháp, họ trong trường hợp này sẽ được lựa chọn giữa các từ được dùng để đặt tên. 2 Bài giảng môn: Pháp luật ĐC Bài: Luật Dân sự GV: Trần Thị Hải Anh - Việc thay đổi họ, trong luật Việt Nam, chỉ được thực hiện trên cơ sở có yêu cầu của những người có liên quan chứ không bao giờ là hệ quả đương nhiên của một giao dịch hoặc một sự kiện pháp lý (ví dụ, nhận con nuôi). - Trường hợp thứ nhất ghi trên, theo tập quán, chỉ được áp dụng đối với việc thay đổi tên: “họ” trước hết là một giá trị tinh thần, giá trị đạo đức; thay đổi họ với lý do rằng mang một họ nào đó, thì sẽ bị mất danh dự . là một thái độ phủ nhận nguồn gốc và bị coi như phi đạo đức. - Việc thay đổi họ của người dưới 18 tuổi được thực hiện theo đơn yêu cầu của cha, mẹ (Nghị định số 83-CP ngày 10/10/1998 Điều 53 khoản 2). Đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó (cùng điều luật). Thay đổi tên. Việc thay đổi tên được cho phép trong những trường hợp tương tự như đối với việc thay đổi họ. Việc thay đổi tên thường được yêu cầu trong trường hợp thứ nhất của khoản 1 Ðiều 29 BLDS; trong các trường hợp còn lại, các yêu cầu thường chỉ dừng lại ở việc thay đổi họ. Thủ tục. Trong luật Việt Nam hiện hành, việc thay đổi họ, tên được thực hiện trong khuôn khổ thủ tục điều chỉnh chứng thư khai sinh về phần họ tên. Điều đó có nghĩa rằng cơ quan có quyền cho phép thay đổi họ tên là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền (đúng hơn là UBND tỉnh nơi đăng ký khai sinh) 2[7] . Người muốn xin thay đổi họ, tên phải lập một bộ hồ sơ xin thay đổi nội dung chứng thư hộ tịch (đúng hơn là chứng thư khai sinh), bao gồm: đơn xin thay đổi họ, tên, bản chính giấy khai sinh, sổ hộ khẩu gia đình của người có đơn yêu cầu, chứng minh nhân dân và các giấy tờ cần thiết khác theo quy định tại Điều 29 BLDS. Trong trường hợp không có các giấy tờ này thì phải có giấy tờ hợp lệ khác thay thế. Đơn xin thay đổi họ, tên phải nêu rõ lý do và có xác nhận của UBND xã nơi cư trú, cũng như UBND xã nơi đăng ký khai sinh. Trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, UBND tỉnh phải ra quyết định của mình. Nếu xét thấy việc thay đổi họ, tên là có lý do chính đáng, thì UBND quyết định cho phép thay đổi họ, tên. Quyết định cho phép thay đổi họ, tên được Sở tư pháp ghi vào sổ đăng ký thay đổi họ, tên và được ghi nhận trên bản chính giấy khai sinh của đương sự. II. Hộ tịch Tình trạng nhân thân và chứng thư hộ tịch. Cá nhân được phân biệt với cá nhân khác bằng việc xác định những yếu tố tạo thành tình trạng nhân thân. Quan niệm cổ điển chỉ 2[7] Giải pháp này được thừa nhận tại Điều 52 Nghị đinh số 83-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch. Thực ra, điều luật nói trên được soạn thảo một cách khá lúng túng. Tiêu đề của điều luật là “thẩm quyền đăng ký việc thay đổi họ, tên…”. Tiêu đề đó cho phép nghĩ rằng các cơ quan được liệt kê trong điều luật chỉ là các cơ quan đăng ký việc thay đổi họ, tên, còn cơ quan cho phép thay đổi họ tên là cơ quan khác. Thế nhưng, cũng chính điều luật này lại nói rõ rằng cơ quan được liệt kê trong điều luật là cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi họ tên (UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương); còn cơ quan đăng ký, theo Điều 53 tiếp sau đó, lại là cơ quan khác (Sở tư pháp). 3 Bài giảng môn: Pháp luật ĐC Bài: Luật Dân sự GV: Trần Thị Hải Anh coi như chất liệu của tình trạng nhân thân những yếu tố gắn liền cá nhân với Nhà nước và gia đình: quốc tịch, quan hệ cha-con, mẹ-con và quan hệ vợ chồng. Trong quan niệm hiện đại, các yếu tố cấu thành tình trạng nhân thân rất đa dạng: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, tình trạng hôn nhân và gia đình, dân tộc, quốc tịch, . Một số yếu tố cơ bản của tình trạng nhân thân được chính thức ghi nhận trong những giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập, gọi là chứng thư hộ tịch. Khái niệm chứng thư hộ tịch. Ðó là văn bản do cơ quan Nhà nước lập nhằm ghi nhận những sự kiện đáng chú ý nhất trong đời sống dân sự của cá nhân. Ba loại chứng thư hộ tịch quan trọng nhất là giấy khai sinh, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và giấy chứng tử. Lập chứng thư hộ tịch 1. Những người tham gia vào việc lập chứng thư hộ tịch Người lập chứng thư hộ tịch. Người lập chứng thư hộ tịch là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền đăng ký hộ tịch. Nghị định số 83-CP ngày 10/10/1998, khi quy định rằng Chủ tịch UBND có quyền ký và cấp các chứng thư hộ tịch, không dự liệu khả năng ủy quyền của Chủ tịch UBND cho một người khác để ký chứng thư hộ tịch. Tuy nhiên, trong thực tiễn, Chủ tịch UBND cấp tỉnh thường uỷ quyền cho Giám đốc Sở tư pháp ký các chứng thư hộ tịch chỉ liên quan đến công dân việt Nam. Sở Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo chứng thư hộ tịch do Chủ tịch UBND tỉnh ký và lập, lưu trữ sổ đăng ký hộ tịch. Cán bộ hộ tịch tư pháp là người soạn thảo chứng thư hộ tịch do Chủ tịch UBND xã ký và lập, lưu trữ sổ đăng ký hộ tịch. Người khai. Người khai là người đến cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận với người lập chứng thư hộ tịch về việc xảy ra sự kiện cần được ghi nhận bằng chứng thư hộ tịch. Trong việc đăng ký kết hôn, người khai là những người kết hôn. Trong việc khai sinh và khai tử, người khai là người thân tích của người có tên trong chứng thư hộ tịch hoặc một cơ quan, tổ chức có trách nhiệm theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Người làm chứng. Vai trò của người làm chứng chỉ được ghi nhận trong thủ tục lập một vài loại chứng thư hộ tịch. - Làm chứng việc đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi - Ðăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi là một thủ tục đặc biệt được cho phép trong trường hợp việc đăng ký hộ tịch đã được thực hiện, như bản chính chứng thư hộ tịch và sổ gốc đã bị mất hoặc hư hỏng mà không sử dụng được (Nghị định số 83-CP ngày 10/10/1998 Ðiều 63). Người xin đăng ký lại phải làm đơn có xác nhận của hai người làm chứng.(Ðiều 65). - Làm chứng việc khai tử cho người chết không rõ tung tích - Người phát hiện người chết không rõ tung tích phải báo ngay cho UBND cấp xã hoặc Công an cơ sở nơi có 4 Bài giảng môn: Pháp luật ĐC Bài: Luật Dân sự GV: Trần Thị Hải Anh người chết để lập biên bản xác nhận tình trạng người chết không rõ tung tích (Nghị định đã dẫn Ðiều 31). Biên bản phải có chữ ký của người phát hiện ra người chết không rõ tung tích, đại diện Công an xã, đại diện ủy ban nhân dân và hai người làm chứng (cùng điều luật). - Làm chứng cho việc nhận con - Trong trường hợp một người (chưa nộp đơn xin nhận con) mà tính mạng bị cái chết đe dọa do bịnh tật hoặc do các nguyên nhân khác, không thể đến ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu công nhận người khác là con mình, thì đơn được thay thế bằng văn bản có xác nhận của hai người làm chứng về nguyện vọng nhận con của người đó (Nghị định đã dẫn Ðiều 48). Người làm chứng phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Ðiều 19 Nghị định đã dẫn, tức là phải: 1 - Ðủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 2 - Biết rõ sự việc liên quan đến việc làm chứng; 3 - Không có quyền và lợi ích liên quan đến việc làm chứng. Cần lưu ý rằng người làm chứng chỉ ký vào các giấy tờ có tác dụng thiết lập hồ sơ xin đăng ký hộ tịch, không ký vào chứng thư hộ tịch. 2. Các quy định riêng về việc lập giấy khai sinh Khai việc sinh. Người khai việc sinh, trên nguyên tắc, là cha, mẹ hoặc người thân thích của người được khai sinh (BLDS Ðiều 55 khoản 2). Trường hợp trẻ bị bỏ rơi, thì người khai sinh là cá nhân, tổ chức nhận hoặc được chỉ định tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ đó (BLDS Ðiều 56 khoản 2). Việc khai sinh phải được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày sinh của trẻ; đối với các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, thì thời hạn này là 60 ngày. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, thì việc khai sinh phải được cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng thực hiện sau 30 ngày, kể từ ngày phát hiện mà không tìm được cha, mẹ (Nghị định đã dẫn Điều 21). Trong trường hợp khai sinh trễ hạn hoặc khai lại việc sinh, thì, mặc dù luật không quy định rõ, có thể tin rằng người phải khai vẫn là cha, mẹ, người thân thích, người đại diện theo pháp luật của người được khai sinh hoặc chính người được khai sinh, nếu người này có đủ năng lực hành vi. 3. Các quy định riêng về việc lập giấy chứng tử Khai việc tử. Người khai việc tử là người thân thích, chủ nhà hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi có người chết (BLDS Ðiều 60 khoản 1). Việc khai tử phải được thực hiện trong vòng 48 giờ kể từ khi người đó chết (Nghị định đã dẫn Ðiều 28). Ðối với khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, thì thời hạn trên không quá 15 ngày (cùng điều luật). Nếu việc khai tử được thực hiện trên cơ sở có quyết định của Toà án tuyên bố là đã chết, thì người khai tử cũng chính là người đã yêu cầu Toà án ra quyết định đó. Người khai tử phải xuất trình được giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Ðiều 33 Nghị định đã dẫn. 5 Bài giảng môn: Pháp luật ĐC Bài: Luật Dân sự GV: Trần Thị Hải Anh Trong trường hợp người chết không rõ tung tích, thì, một khi được phát hiện, người phát hiện phải báo ngay cho UBND cấp xã hoặc Công an cơ sở nơi có người chết để lập biên bản xác nhận tình trạng người chết không rõ tung tích, như đã biết. Trong thời hạn 72 giờ, kể từ khi phát hiện người chết, nếu không tìm được người thân thích và được phép của Công an cấp có thẩm quyền, thì UBND nơi có người chết thực hiện việc khai và đăng ký khai tử cùng một lúc (cùng Ðiều 28). Nội dung giấy chứng tử. Giấy chứng tử được lập theo mẫu do Bộ Tư pháp thống nhất quản lý việc phát hành. Ngày và nơi chết của người chết không rõ tung tích, nếu không xác định được, thì được quy ước là ngày và nơi lập biên bản (Ðiều 34). Ngày chết của người được Toà án ra quyết định tuyên bố là đã chết do Toà án xác định (BLDS Ðiều 91 khoản 2); nếu không xác định được, thì ngày chết được quy ước là ngày quyết định liên quan có hiệu lực pháp luật (cùng điều luật). 4. Các quy định riêng về việc lập giấy chứng nhận kết hôn Khai đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam sống tại Việt Nam. Các bên kết hôn phải lập tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu do Bộ Tư pháp thống nhất quản lý việc phát hành. Tờ khai phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác (đối với cán bộ, công chức, người lao động, lực lượng vũ trang nhân dân) hoặc của UBND xã nơi cư trú (đối với nhân dân) của mỗi bên (Nghị định đã dẫn Ðiều 23). Việc xác nhận tình trạng hôn nhân này có giá trị không quá ba mươi ngày (cùng điều luật). Trong trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai bên đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hay người kia đã chết, thì phải nộp bản sao bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án về việc cho ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử (cùng điều luật). Các bên kết hôn phải tự mình nộp tờ khai đăng ký kết hôn tại UBND xã nơi cư trú của một trong hai bên, trừ trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng, có xác nhận của UBND xã nơi cư trú của người vắng mặt (Nghị định đã dẫn Ðiều 22 và 23). Sau khi nhận đủ hồ sơ, UBND phải tiến hành xác minh và niêm yết công khai việc xin đăng ký kết hôn tại trụ sở UBND trong vòng bảy ngày (Nghị định đã dẫn Ðiều 24). Việc xác minh nhằm bảo đảm rằng việc kết hôn không vi phạm các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Nếu cần xác minh thêm, thì thời hạn kéo dài không quá 7 ngày (cùng điều luật). Việc đăng ký kết hôn chỉ được tiến hành, nếu quá thời hạn trên mà không có ai phản đối việc kết hôn của các đương sự. Khai đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Gọi là kết hôn có yếu tố nước ngoài, việc kết hôn giữa công dân Việt nam vối công dân nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với

Ngày đăng: 17/08/2013, 08:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w