Đề tài được nghiên cứu mới nhất vào tháng 6/2017. Nội dung nghiên cứu được lấy từ năm 2016 và nữa đầu năm 2017.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
PHÂN HIỆU QUẢNG NAM
NGUYỄN VĂN HẬU
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH TẠI UBND HUYỆN NÚI THÀNH
BÁO CÁO KIẾN TẬP
Người hướng dẫn: Trần Thị Thúy
Cơ quan kiến tập: Phòng Nội vụ huyện Núi Thành Lớp: 1405 - QLNE
Khóa: 2014 - 2018
Quảng Nam, 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp; không có sự thành công nào lạikhông gắn liền với sự giúp đỡ, đôn đốc và hỗ trợ Trong suốt thời gian từ khi bắtđầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quantâm, giúp đỡ của Thầy Cô, gia đình và bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, emxin gửi đến quý Thầy Cô Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu Quảng Namnói riêng và Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung đã cùng với tri thức vàtâm huyết của mình truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho sinh viên chúng emtrong suốt thời gian học tập tại trường Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổchức cho sinh viên được tiếp cận thực tế ngành nghề, với mục đích giúp chosinh viên làm quen, xác thực và gần gủi hơn với những kiến thức quản lý nhànước đã được học tại trường, đây cũng là yếu tố chính tạo cơ sở chủ động chosinh viên vừa thích ứng với nghề vừa phù hợp với ngành đào tạo tác động trựctiếp tới công việc trong tương lai mà không phải là trên lý thuyết
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các anh (chị) là Trưởng phòng, PhóTrưởng phòng và chuyên viên của các bộ phận thuộc Phòng Nội vụ huyện đã hỗtrợ cho em về nhiều yếu tố như những chỉ bảo trong công việc tại các bộ phận,hướng dẫn lưu trữ văn thư trên thực tế, các tài liệu để hoàn thành bài báo cáo, Đặc biệt hơn, em chân thành cảm ơn chị Trần Thị Thúy, chuyên viên phụ tráchmãng Giáo dục của Phòng Nội vụ huyện Núi Thành đồng thời là người hướngdẫn em trong kỳ kiến tập lần này đã tận tâm chỉ bảo dẫn cho em qua từng buổikiến tập trong thời gian một tháng tại cơ quan cũng như thực tế của công việchành chính hay các văn hóa ứng xử trong cơ quan và những kiến thức mà trongthời gian học tập em chưa nắm bắt được
Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian bốn tuần Đi vàothực tế, tìm hiểu về ngành quản lý nhà nước mà rõ ràng hơn là tìm hiểu về quátrình làm việc của Phòng Nội vụ huyện Núi Thành; bước đầu, kiến thức của emcòn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ; do vậy, những thiếu sót là điều chắc chắn khôngtránh khỏi Qua đây, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý
Trang 3Thầy Cô để kiến thức của em được hoàn thiện, vững vàng hơn và có thể rútđược nhiều kinh nghiệm trong kỳ thực tập kế tiếp.
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam kết toàn bộ nội dung của đề tài này là kết quả nghiên cứu củariêng em Các kết quả trong đề tài là bản thân em học hỏi, tiếp thu tại cơ quankiến tập và các kiến thức về cải cách hành chính của những người đi trước trên
cơ sở trung thực, khách quan Nếu vi phạm bất cứ điều gì về bài kiến tập em xinchịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường
Núi Thành, ngày 7 tháng 6 năm 2017
Người cam đoan
Nguyễn Văn Hậu
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Uỷ ban nhân dân UBNDHội đồng nhân dân HĐNDCải cách hành chính CCHCCải cách thủ tục hành chính CCTTHCPhòng Nông nghiệp Phòng NN
Bộ phận tiếp nhận và trả kết qủa TN&TKQ
Trang 6A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
“Hội nhập kinh tế quốc tế”, cụm từ được Việt Nam chú trọng từ nhữngnăm 80, trước sự đổi mới đất nước Đến nay, nó vẫn là con đường đúng đắn và
đã gặt hái được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa,
xã hội, an ninh, quốc phòng, Có thể thấy, CCHC là một yêu cầu tất yếu, mộtmũi đột phá đảm bảo cho sự phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao sứccạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh dân chủ và góp phần nâng cao chất lượngđời sống của người dân Với Việt Nam, công cuộc CCHC đang là tâm điểmtrong các nỗ lực của Đảng và Nhà nước nhằm tiến tới một Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, xây dựng nền kinh tế thịtrường định hướng “Xã Hội Chủ Nghĩa”, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”; góp phần đạt được các mục tiêutrong kế hoạch phát triển kinh tế của quốc gia Với mong muốn như thế, Đảng,Nhà nước, Nhân dân phải đồng lòng, đoàn kết và quan trọng hơn CCHC phảiđồng bộ từ cấp Trung ương xuống cơ sở Nếu cấp cơ sở thực hiện không hiệuquả, cả hệ thống cải cách sẽ là số 0 và ở nước ta, quản lý thành hay bại của cảicách đến từ nơi thực hiện mà không đến từ nơi ban hành chính sách
Tại huyện Núi Thành, trong những năm qua luôn nhận được sự quan tâmcủa UBND tỉnh Quảng Nam, các cấp Đảng ủy và hơn hết là sự chú trọng củaChính phủ, của cấp bộ ngành Bởi vì, huyện Núi Thành đang là nơi có sự pháttriển của nền kinh tế mở với Khu phức hợp Chu Lai - Trường Hải, công ty KínhNổi - Chu Lai; một trong những địa phương nắm giữ nền kinh tế lớn nhất cảnước Do đó, quá trình cải cách trong vài năm trở lại, UBND huyện thu đượcnhiều thành công, đạt kết quả tích cực Tuy nhiên, việc CCHC nói chung cònchậm, kéo dài và không dứt khoát, cả cải cách về thể chế, về tổ chức bộ máy vàchất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa đượcnhân dân đánh giá tốt Trong đó, đặc biệt kể đến thủ tục hành chính, yếu tố quantrọng bậc nhất, ảnh hưởng sâu sắc đến CCHC; hay nói cách khác, thủ tục hành
1
Trang 7chính phù hợp, chất lượng, gọn nhẹ, nhanh chóng thì cải cách nền hành chínhcũng đổi mới nhanh hơn so với các yếu tố còn lại.
Với lí do thủ tục hành chính tại UBND huyện Núi Thành còn rờm rà,mang nặng yếu tố hình thức, chưa thoát ly được lối quản lý cũ cũng như sự quantrọng của nó đã được đề cập ở trên, qua thời gian kiến tập tại UBND huyện Núi
Thành, tác giả đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành
chính tại UBND huyện Núi Thành” Nhằm mục đích nâng cao kiến thức về
CCTTHC cho bản thân, đồng thời tìm hiểu thực trạng này tại cơ quan Sau cùng,đưa ra các đề xuất, kiến nghị mới mẽ hơn, góp phần nâng cao hiệu quả của việcCCTTHC; góp phần vào công cuộc CCHC tại địa phương, giúp cơ quan ngàycàng đổi mới, kinh tế - xã hội phát triển nhanh; cuối cùng, nâng cao đời sốngcủa người dân và sự lớn mạnh của quê hương Núi Thành
2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1 Về nội dung
Tác giả đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành
chính tại UBND huyện Núi Thành” làm trọng tâm báo cáo cho kỳ kiến tập lần
này Qua đề tài, tác giả có thể nhấn mạnh được những nội dung về CCTTHC.Yếu tố hỗ trợ đắt lực nhất cho CCHC, góp phần vào sự phát triển của nền hànhchính hiện đại; cũng như, nêu ra những thực trạng, các điểm mạnh, điểm yếucủa CCTTHC hiện nay Từ đó, đưa ra các đề xuất, kiến nghị góp phần tạo nênmột UBND huyện Núi Thành có lối thủ tục đổi mới, giúp công tác CCHC tại cơquan đạt hiệu quả và địa phương phát triển lớn mạnh
2.2 Về không gian
Bài báo cáo được nghiên cứu thực tế tại Phòng Nội vụ huyện Núi Thành,thuộc sự quản lý trực tiếp từ UBND huyện Núi Thành Địa chỉ: Khối 3, thị trấnNúi Thành, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
2.3 Về thời gian kiến tập
Thời gian kiến tập được bắt đầu từ ngày 8 tháng 5 năm 2017 cho đến hếtngày 02 tháng 6 năm 2017 Khoảng thời gian bốn tuần kiếp tập tạo cơ hội dù ít
Trang 8nhưng cũng đủ để sinh viên như tác giả có thể nắm được những yếu tố cơ bản về
cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương
3 Mục tiêu nghiên cứu
Tác giả chọn đề tài này nhằm mục tiêu bổ sung các kiến thức về chươngtrình cải cách thủ tục hành chính hiện nay tại cơ quan cũng như vốn kiến thức vềvấn đề cải cách hành chính sau này cho bản thân Tìm hiểu cơ sở lý luận, thựctrạng về CCTTHC tại UBND huyện Từ đó, đưa ra các đề xuất, kiến nghị, cácgiải pháp thích hợp nhằm cải tiến quy trình cải cách thủ tục hành chính
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về thủ tục hành chính vàCCTTHC; nghiên cứu thực trạng của vấn đề và cơ chế phối hợp với mô hình
“một cửa”, “một cửa liên thông” tại UBND huyện Núi Thành; hiệu quả của việccải cách đối với công cuộc CCHC và tình hình kinh tế, đời sống xã hội tại địaphương Tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu của việc cải cách ở địa phương,đưa ra những nhận xét đánh giá của bản thân Trên cơ sở cụ thể, đề xuất các giảipháp nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính đáp ứng các yêu cầu củahuyện
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp quan sát
Quan sát quá trình làm việc, quan sát cơ bản công việc chuyên ngành vàquan sát nơi làm việc; quan sát cách thức hoạt động đoàn thể, tinh thần, thái độlàm việc của một công chức Điều mà một sinh viên chuyên ngành quản lý nhànước phải có
5.2 Phươngpháp phân tích
Là một sinh viên kiến tập, em vẫn còn chưa đầy đủ hành trang các kiếnthức nên chỉ mới là làm quen về công việc, chưa được tiếp xúc trực tiếp Vì thế,đơn thuần chỉ phân tích các vấn đề bên ngoài chẳng hạn phong cách làm việccủa một công chức, quy trình để hoàn thành một văn bản có hiệu lực và đặc biệthơn, tác giả còn được tiếp xúc đến quá trình đưa các tài liệu vào kho lưu trữ, từ
3
Trang 9đó đưa ra những phân tích nhận định của bản thân góp phần học hỏi thêm vềngành nghề.
5.4 Phương pháp phỏng vấn
Với phương pháp phỏng vấn, tác giả ứng dụng khá nhiều Em luôn hỏitrực tiếp người hướng dẫn những vấn đề mà bản thân chưa được tìm hiểu trongquá trình học tập như Công vụ cơ quan là như thế nào? Tại sao phải có công vụ?Hay, các kiến thức thực tế về biên chế, tiền lương, bậc lương, hệ số lương Đóđều là những kiến thức mà dường như chưa được giảng viên đề cập đến rõ ràng
6 Kết cấu báo cáo
Ngoại trừ mục Mở đầu và Kết thúc của đề tài, trọng tâm nội dung bàinghiên cứu nằm ở mục Nội dung, bao gồm hai phần chính:
Phần 1 Nêu tổng quan về UBND huyện Núi Thành;
Phần 2 Đề tài báo cáo kiến tập Bài kiến tập bao gồm ba chương chính:
- Chương 1 Cơ sở lý luận về công tác Cải cách thủ tục hành chính;
- Chương 2 Thực trạng về công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBNDhuyện Núi Thành;
- Chương 3 Kiến nghị, đề xuất
Trang 10B NỘI DUNG PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN NÚI THÀNH
1 Khái quát về UBND huyện Núi Thành
1.1 Giới thiệu về UBND huyện Núi Thành
Núi Thành là một huyện nằm phía Nam của tỉnh Quảng Nam, được thànhlập năm 1983 trên cơ sở tách huyện Tam Kỳ (cũ) thành huyện Núi Thành và thị
xã Tam Kỳ; nhờ đó, Núi Thành đã tự tạo cho huyện sự đổi mới
Vị trí địa lý của địa phương khá thuận lợi về mọi mặt, có nguồn lợi từbiển, từ núi hay từ công nghiệp đến dịch vụ Phía bắc giáp thành phố Tam Kỳ,phía nam giáp huyện Bình Sơn và huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, phía tâygiáp huyện Bắc Trà My và phía đông giáp Biển Đông Diện tích tự nhiên ướctính 555,83 km2, dân số của huyện ước tính đến 31/12/2016 là 144.053 người.Ngoài ra, mấu chốt là nút giao thông với quốc lộ 1A và có đến 02 cảng biển tạođiều kiện cho huyện những ưu thế so với các khu vực khác trong tỉnh
Huyện Núi Thành hiện có 16 xã, 01 thị trấn; trong đó: 05 xã miền núigồm Tam Trà, Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây; 06 xã bãingang ven biển gồm Tam Tiến, Tam Hoà, Tam Anh Nam, Tam Anh Bắc, TamGiang, Tam Hải; 05 xã đồng bằng gồm Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Quang,Tam Hiệp, Tam Nghĩa và 01 thị trấn Núi Thành Huyện đã nỗ lực phấn đấutrong phòng trào nông thôn mới và có 06 xã loại 01; 11 xã, thị trấn loại 02
Trên đà phát triển của nhân dân toàn huyện cũng như sự lớn mạnh củakhu Kinh tế mở Chu Lai trong nhiều năm qua, đã đạt được tốc độ tăng trưởngcao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ Định hướngphát triển xây dựng huyện Núi Thành đến năm 2020 trở thành huyện côngnghiệp và phát triển Núi Thành thành đô thị loại 3
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Núi Thành
1.2.1 Chức năng của UBND huyện Núi Thành
UBND huyện Núi Thành là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
do HĐND huyện Núi Thành bầu và là cơ quan chấp hành của HĐND huyện, cơquan nhà nước cấp trên; chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các
5
Trang 11văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND huyện nhằmbảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cốquốc phòng, an ninh; thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa phương, bảođảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trungương tới cơ sở.
1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Núi Thành
a) UBND xây dựng, trình HĐND huyện quyết định về các nội dung như:
- Các nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐNDhuyện; quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh; biệnpháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và cáchành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trongphạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộtính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp phápkhác của công dân trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
- Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quannhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địaphương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chínhquyền địa phương ở huyện; quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên mônthuộc UBND huyện;
- Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm củahuyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện trước khi trình UBND cấptỉnh phê duyệt; quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toánthu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách huyện; điều chỉnh
dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toánngân sách địa phương Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án củahuyện theo quy định của pháp luật;
- Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địabàn huyện trong phạm vi được phân quyền; quyết định biện pháp phát triển hệthống giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; biện pháp phát triển sựnghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức
Trang 12khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh, thực hiện chính sách dân số, kế hoạchhóa gia đình; biện pháp phát triển việc làm, thực hiện chính sách ưu đãi đối vớingười có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo;biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bànhuyện theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, UBND huyện Núi Thành có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thựchiện các nghị quyết của HĐND cùng cấp
b) Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quanchuyên môn thuộc UBND huyện
c) Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch,nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựngđiểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tàinguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiênnhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.d) Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp
và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo,khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chínhsách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hànhchính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy địnhcủa pháp luật
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,
ủy quyền; phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thựchiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện
2 Hệ thống văn bản của UBND huyện Núi Thành
2.1 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của UBND huyện Núi Thành
- Quyết định số 5627/QĐ-UBND ngày 01/8/2016 của UBND huyện NúiThành về phân công nhiệm vụ của các thành viên UBND huyện Núi Thành khoá
XI, nhiệm kỳ 2016-2021;
7
Trang 13- Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 31/3/2008 của UBND huyệnNúi Thành về thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện NúiThành;
- Báo cáo số 154/BC-UBND ngày 27/7/2015 của UBND huyện NúiThành về tình hình tổ chức, hoạt động của UBND từ đầu nhiệm kỳ 2011-2016đến nay và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới
2.2 Văn bản quy định nội quy, quy chế hoạt động của UBND huyện Núi Thành
- Quyết định số 5553/QĐ-UBND ngày 30/7/2015 của UBND huyện NúiThành về việc Ban hành Nội quy làm việc của HĐND và UBND huyện NúiThành; (Ban hành kèm theo Nội quy làm việc của HĐND và UBND huyện NúiThành)
- Quyết định số 14033/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 của UBND huyệnNúi Thành về việc Ban hành Quy chế làm việc của UBND huyện Núi ThànhKhóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2020 (Ban hành kèm theo Quy chế làm việc củaUBND huyện Núi Thành)
2.3 Văn bản quy định quy trình làm việc, cách thức tổ chức thực hiện công việc của UBND huyện Núi Thành
- Quyết định số 1197/QĐ-UBND ngày 29/02/2016 của UBND huyện banhành Kế hoạch cải cách hành chính huyện Núi Thành giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 1198/QĐ-UBND ngày 29/02/2016 của UBND huyện NúiThành về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2016;
- Quyết định số 6250/QĐ-UBND ngày 08/8/2016 của UBND huyện NúiThành về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Tỉnh
ủy lần thứ ba (khóa XXI) về đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giaiđoạn 2016 - 2020 tại huyện Núi Thành;
3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND huyện Núi Thành
3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Núi Thành
Trang 14Chủ tịch UBND huyện
Phó Chủ tịchUBND huyện
Phó Chủ tịch
UBND huyện Phó Chủ tịch thường trựcUBND huyện
Các Ủy viên
Phòng Tàichính - KếhoạchPhòng Nội vụ
Phòng Tàinguyên và MôitrườngPhòng Tư pháp
Phòng Giáodục và Đào tạo Phòng Y tế
Phòng Dân tộc
Trang 15Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của UBND huỵen Núi Thành
3.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu và các bộ phận
3.2.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND huyện NúiThành
Chủ tịch UBND huyện là người đứng đầu UBND huyện và có các nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
- Lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, các thành viên UBNDhuyện; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện;
- Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND, PhóChủ tịch UBND cấp xã; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịchUBND, Phó Chủ tịch UBND cấp xã; giao quyền Chủ tịch UBND cấp xã trongtrường hợp khuyết Chủ tịch UBND cấp xã giữa hai kỳ họp HĐND cấp xã; bổnhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, côngchức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, phápluật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của HĐND và UBND huyện;bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tài sản của cơquan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền
và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cưtrên địa bàn huyện;
- Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhànước từ huyện đến cơ sở, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hànhchính; chỉ đạo công tác cải cách hành chính và cải cách công vụ, công chứctrong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;
- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quanchuyên môn thuộc UBND huyện và văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịchUBND cấp xã Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của HĐND cấp xã,báo cáo UBND huyện để đề nghị HĐND huyện bãi bỏ;
Trang 16- Chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp xã; ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBNDhuyện hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện;
- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiệnlàm việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn huyện theo quy định củapháp luật;
- Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý viphạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy,nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩncấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trênđịa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,
ủy quyền
3.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận chuyên môn
a) Phòng Nội vụ
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chứctrong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viênchức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị
sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao độnghợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; CCHC;chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán
bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyêntrách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo;công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng
Trang 17dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứngthực, bồi thường nhà nước và các công tác tư pháp khác theo quy định của phápluật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
c) Phòng Tài chính - Kế hoạch
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:Tài chính; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản
lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân
d) Phòng Tài nguyên và Môi trường
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; biển và hải đảo
e) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm
xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn laođộng; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới;phòng, chống tệ nạn xã hội
f) Phòng Văn hóa và Thông tin
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông;công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở;thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin
g) Phòng Giáo dục và Đào tạo
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:Chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩncán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơitrẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục
và đào tạo
h) Phòng Y tế
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền;
Trang 18sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảohiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình.
i) Thanh tra huyện
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nướccủa UBND cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếunại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật
k) Văn phòng HĐND và UBND huyện
Tham mưu tổng hợp cho HĐND và UBND về: Hoạt động của HĐND,UBND; tham mưu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịchUBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND vàcác cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạtđộng của HĐND và UBND; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phậntiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn,tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyềngiải quyết của UBND cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên mônthuộc UBND cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức
l)Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn;phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản,thủy sản, muối; phát triển kinh tế hộ, trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xãnông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn
m) Phòng Kinh tế và Hạ tầng
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc;hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu côngnghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị
và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xâydựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt
13
Trang 19sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật
đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; khoa học và công nghệ
Số còn lại vẫn đang bổ sung thông qua thi tuyển
4.2 Chất lượng nhân sự
Theo số liệu mới nhất ngày 31/5/2017, hiện tại UBND huyện Núi Thành
có 93/115 tổng số biên chế được UBND tỉnh Quảng Nam giao Trong số đó, nữchiếm 29 người, còn lại nam 64 người; được chia theo độ tuổi với công chứcnam từ 56 đến 60 có 11 người, ở nữ từ 51 đến 55 tuổi có 3 người Từ 31 đến 50tuổi có 57 người và độ tuổi trẻ trong cơ quan cũng hạn chế chỉ 06 người nằm ởtuổi 30 trở xuống Tỉ lệ người đã vào Đảng cũng còn thấp so với số người trong
cơ quan, chỉ 72/93 đồng chí là Đảng viên, 0 người là dân tộc thiểu số và tôngiáo
Theo ngạch công chức, có 0 người là chuyên viên cao cấp và tươngđương; 09 người là chuyên viên chính và tương đương; 75 người chuyên viên vàtương đương cùng 07 cán sự và 02 nhân viên
Theo chuyên môn của trình độ đào tạo, huyện hiện có 0 người là Tiến sĩ,
10 người có trình độ Thạc sĩ, 69 người Đại học, 3 người Cao đẳng, 09 ngườiTrung cấp và 02 người ở trình độ sơ cấp Với trình độ chính trị, hiện tại có 36
Trang 20người có bằng chính trị, trong đó: 03 người là cử nhân, 23 người có bằng caocấp, 09 trung cấp và 02 sơ cấp lý luận chính trị Hầu hết công chức đều có bằnghoặc chứng chỉ tiếng Anh và tin học; cụ thể, 8 người có bằng trung cấp Tin họctrở lên và 60 người có chứng chỉ; cùng với đó, tiếng Anh có 79 người có chứngchỉ theo các loại A,B,C và 0 công chức có bằng đại học tiếng Anh trở lên; bêncạnh đó, có 01 cá nhân bằng ngoại ngữ khác và 01 cá nhân có chứng chỉ ngoạingữ khác Đối với chương trình đào tạo chuyên ngành quản lý nhà nước Huyện
có 0 chuyên viên cao cấp và tương đương; 17 chuyên viên chính và tươngđương, 39 chuyên viên và tương đương về chuyên ngành quản lý nhà nước
5 Cơ sở vật chất của UBND huyện Núi Thành
5.1 Công sở
Được xây dựng mới hoàn toàn vào năm 2014 trên tổng diện tích 150m2,sau gần 3 năm đưa vào sử dụng, UBND huyện Núi Thành đã thay đổi dườngnhư hoàn toàn về bề ngoài Thay thế những dãy nhà thấp bé, nhỏ hẹp, thiếu kiên
cố là một toàn nhà 4 tầng khang trang, hiện đại, thoáng mát; thay thế những khuvực mất mỹ quan là những vườn cỏ nhân tạo và cây xanh sạch, đẹp, mát mẻ.Được thiết kế theo lối hiện đại, cơ quan có đầy đủ mọi yêu cầu từ nhà xe chocông chức, cho khách; bãi đổ ô tô hay tường rào, cổng ngỏ, nhà bảo vệ cho đếncông trình phụ chất lượng cao Mỗi tầng bên trong cơ quan gồm 12 phòng rộngrãi thoáng mát, được bố trí theo mục đích sử dụng riêng của từng bộ phậnchuyên môn Riêng tầng 4 trên cùng được dùng lưu trữ tài liệu thuộc sự quản lýcủa phòng Nội vụ và một phòng cho cán bộ lưu trữ
5.2 Trang thiết bị làm việc
Bề dày lịch sử của cơ quan, từ khi thành lập đến khi xây dựng lại đã hơn
20 năm nên việc bổ sung trang thiết bị làm việc cho công chức còn nhiều hạnchế Vì thế, khi thay đổi trụ sở làm việc, các lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cùnghuyện Núi Thành đã quyết định đổi mới dường như hoàn toàn cơ sở vật chất cũ;
từ bàn, ghế, máy móc làm việc đến những máy móc phục vụ khác như máy điềuhòa, máy quạt hay tủ sách, giá đựng tài liệu, hồ sơ, Mọi thứ được từng phòng,ban rất chú trọng và bố trí hợp lý
15
Trang 21PHẦN 2 ĐỀ TÀI BÁO CÁO KIẾN TẬP
Đề tài: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND HUYỆN NÚI THÀNH
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.1 Cơ sở lý thuyết về thủ tục hành chính
1.1.1 Cải cách hành chính
1.1.1.1 Khái niệm “Cải cách hành chính”
Về mặt lý thuyết, hiện nay có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau
về “cải cách hành chính” Theo Tiến sĩ Hà Quang Trường, trong bài viết “Cảicách hành chính” xuất bản bởi Tạp chí Tổ chức Nhà nước năm 2014:
“CCHC chính là hoạt động có ý thức và mục đích của con người nhằmhợp lý hóa hay khắc phục các khiếm khuyết trong các chương trình điều hành,quản lý các hệ thống Như vậy, CCHC là hoạt động cải tạo, nâng cấp, hoàn thiệncông tác quản lý cho tất cả các hệ thống trong xã hội
Theo đó, “Cải cách hành chính” là một sự thay đổi có kế hoạch, theo mộtmục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền Cảicách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉlàm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn; cácthể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống hơn; cơ chế hoạtđộng, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứchành chính hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội củamột quốc gia.”
Tóm lại, CCHC được khái niệm như thế nào thì việc cải cách đều phảixuất phát từ thực tiễn, thực tế tại nơi được cải cách Tương tự, không thể manghoàn toàn những cải cách của Singapore để áp dụng cho Việt Nam hay nhữngchính sách của Hàn vào sự dân chủ, vào sự tự do của chúng ta vì với Hàn khi đó,các cải cách cũng tương tự những chính sách độc tài mà Park Chung Hee manglại Với lý do đó, một khi cải cách chúng ta phải biết tiếp thu và rút kinh nghiệmsao cho phù hợp với thực tiễn
Trang 221.1.1.2 Mục tiêu của Cải cách hành chính
Đến năm 2017, đã qua hơn 17 năm từ lúc chính thức ban hành Quyết định
về Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001-2010 Công cuộc cải cách hànhchính ở nước ta còn khá chậm chạp, mang tính chiến lược, vừa có tính chiếnthuật cho từng giao đoạn mà đầu tiên là 2001 - 2010 và giai đoạn 2 đang trongqua trình tiến hành là 2011 - 2020 Từ những giai đoạn, Đảng và Nhà nước xácđịnh mục tiêu cần đạt được theo hướng chung và cụ thể
a) Mục tiêu chung
Năm 2017, nước rút giai đoạn 2, chúng ta phải xây dựng được nền hànhchính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả vàphải hiện đại hóa hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất
và năng lực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội Góp phần xây dựng côngcuộc phát triển đất nước phát triển kinh tế, mọi mặt đời sống xã hội
Đến năm 2020, hệ thống hành chính phù hợp với yêu cầu quản lý nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
b) Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, xác định rõ ràng chức năng của các cơ quan trong hệ thốnghành chính phải phù hợp, không còn sự chồng chéo, trùng lắp, cơ quan nhà nướcchuyển giao những công việc không cần thiết cho các doanh nghiệp, tổ chức xãhội hoặc các tổ chức phi chính phủ đảm nhận và quản lý Cơ cấu tổ chức củaChính phủ gọn nhẹ, hợp lý, theo nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực;
Thứ hai, tổ chức bộ máy hợp lý theo hướng giảm dần biên chế; phân định
rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền chính quyền địa phương ở các cấp; thủ tụchành chính cơ bản theo hướng tinh giản hóa hiệu quả và phương thức làm việchiện đại hóa, đổi mới theo hướng năng suất, hiệu quả cao;
Thứ ba, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp, dịch
vụ công được triển khai trên diện rộng, chất lượng dịch vụ công được nâng cao;thực hiện cơ cấu công chức theo vị trí việc làm, khắc phục xong về cơ bản tìnhtrạng công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn theo chức danh; ngoài ra, mục tiêu
17