– Cách thức tiếp cận đối tượng được phỏng vấn: Qua một số trao đổi mở đầu làm quen, người phỏng vấn tự giới thiệu mình là sinh viên của khoa Xã hội học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đang thực hành môn học. Người phỏng vấn giải thích lý do cuộc gặp gỡ nhằm tìm hiểu những câu chuyện thật về các vấn đề như việc làm và thu nhập, nhà ở và định cư, các dịch vụ công, về sự hòa nhập xã hội của người được phỏng vấn. Việc xin phỏng vấn là sự lựa chọn hoàn toàn ngẫu nhiên, những thông tin do người được phỏng vấn cung cấp sẽ được hoàn toàn giữ kín và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Người phỏng vấn xin phép ghi âm để có thể ghi nhận đầy đủ thông tin một cách khách quan và nhận được sự chấp thuận của người được phỏng vấn.
Trang 1Họ và tên: Nguyễn Việt Anh
Mã SV: 12031110 – Lớp K57 Xã hội học
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU CÁ NHÂN MÔN: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
– Họ và tên người được phỏng vấn: Vũ Thị D
– Giới tính: Nữ
– Tuổi: 32
– Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không
– Trình độ học vấn: Học hết lớp 8
– Tình trạng hôn nhân: Đã kết hôn
– Nghề nghiệp: Bán bánh mì dạo
– Nơi ở hiện tại: Khu tập thể Trương Định, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội
– Thời gian, địa điểm phỏng vấn:
+ Thời gian: Từ 13h30’ đến 15h ngày thứ bảy, 8/11/2014 và từ 20h đến 21h ngày
chủ nhật, 9/11/2014 + Địa điểm: Tại nhà trọ của người được phỏng vấn
– Cách thức tiếp cận đối tượng được phỏng vấn:
Qua một số trao đổi mở đầu làm quen, người phỏng vấn tự giới thiệu mình là sinh viên của khoa Xã hội học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đang thực hành môn học Người phỏng vấn giải thích lý do cuộc gặp gỡ nhằm tìm hiểu những câu chuyện thật
về các vấn đề như việc làm và thu nhập, nhà ở và định cư, các dịch vụ công, về sự hòa nhập xã hội của người được phỏng vấn Việc xin phỏng vấn là sự lựa chọn hoàn toàn ngẫu nhiên, những thông tin do người được phỏng vấn cung cấp sẽ được hoàn toàn giữ kín và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu Người phỏng vấn xin phép ghi âm để có thể ghi nhận đầy đủ thông tin một cách khách quan và nhận được sự chấp thuận của người được phỏng vấn
Trang 2Nội dung cuộc phỏng vấn
Hỏi (H): Cháu chào cô ạ Cháu là sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, cháu rất muốn tìm hiểu về cuộc sống của những người lao động mới nhập cư ở Hà Nội Cô
có thể cho phép cháu phỏng vấn cô được không ạ? Xin cô cứ yên tâm vì những gì cô nói với cháu sẽ chỉ để phục vụ cho nghiên cứu khoa học của cháu thôi ạ
Đáp (Đ): Vâng, cô cứ hỏi
H: Cháu xin tự giới thiệu với cô, cháu là Việt Anh, cô tên là gì ạ?
Đ: Tôi tên là D
H: Cô họ gì ạ?
Đ: Vũ Thị D
H: Cô D năm nay bao nhiêu tuổi ạ?
Đ: Tôi năm nay 32 tuổi
H: Xin cô cho cháu biết trình độ học vấn và nơi ở hiện tại của cô được không ạ?
Đ: Tôi học hết lớp 8 rồi ở nhà làm ruộng
H: Cô quê ở đâu ạ?
Đ: Tôi quê ở Kiến Xương, Thái Bình
H: Cô ơi, gia đình cô có những ai ạ?
Đ: Nhà tôi có năm người, vợ chồng tôi, hai cháu với mẹ chồng tôi nữa
H: Hai bé nhà cô năm nay bao nhiêu tuổi ạ? Các em đã đi học chưa ạ?
Đ: Đứa lớn thì năm nay đi học lớp một, 6 tuổi rồi Còn thằng cu con thì đang đi nhà trẻ
H: Cô lên Hà Nội sinh sống đã lâu chưa ạ?
Đ: Chưa, cũng chưa lâu lắm Khoảng độ hơn hai năm, gần ba năm Tôi lên đây từ khi thằng bé thứ hai nhà tôi được hơn một tuổi
Trang 3H: Cô lên đây sinh sống cùng với những ai ạ?
Đ: Hồi mới đầu chỉ có mình tôi lên đây thôi Xong rồi thằng cu bé nhà tôi cứng cáp hơn thì nhà mới bán lúa với vay họ hàng rồi cả gia đình chuyển lên đây ở luôn
H: Lí do nào khiến gia đình cô lên đây sinh sống ạ?
Đ: Nói thật với cô là từ khi tôi đẻ cháu thứ hai thì gia đình khó khăn lắm, cuộc sống ở quê rất bấp bênh khổ cực Nhà năm miệng ăn mà trông chờ cả vào mấy sào ruộng dưới làng thì không đủ sống Hai vợ chồng đều không có công việc ổn định, bà cụ cũng đau yếu nhiều, rồi còn hai đứa con nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn Nói thật với cô là ở thành phố kiếm sống cũng chẳng dễ dàng gì, nhưng thu nhập thì vẫn hơn khối người ở quê làm ruộng, mình còn dành dụm được tiền để lo cho cuộc sống của gia đình sau này, nên có khổ cách mấy thì chúng tôi cũng cố mà ra đây, cố mà bám víu trên cái đất này
H: Ngày mới lên đây sinh sống, cô tìm việc nhƣ thế nào ạ?
Đ: Hồi ấy tôi đi cùng với lại một cô nữa cùng làng lên đây kiếm việc Ban đầu đi phụ hồ thì mỗi ngày được tám chín chục nghìn đấy nhưng nặng nhọc quá tôi không theo được Có người mách cho đi bán bánh mì vì bán cái món này không cần nhiều vốn, kiếm ít hơn nhưng đỡ vất vả hơn cô
ạ
H: Nếu nhƣ có nơi đào tạo nghề và có công việc ổn định thì cô có theo học không ạ?
Đ: Có công việc ổn định thì ai mà chẳng muốn hả cô Nhưng xin làm công nhân thì công ty nào cũng đòi hỏi phải có tay nghề và thâm niên Tôi lại học chưa hết cấp hai Giờ chẳng biết chỗ nào đào tạo nghề để xin học
H: Cô đánh giá nhƣ thế nào về nơi ở hiện nay của gia đình ta ạ?
Đ: Chồng tôi đi làm phụ hồ, không có việc thì đi chạy xe ôm, tôi đi bán bánh mì, tiền cũng không nhiều nên chỉ đủ thuê được phòng trọ như thế này thôi Đấy cô xem, phòng nhỏ nên đồ đạc cũng không có gì chỉ có cái giường với cái tủ để quần áo Đồ bán hàng thì phải để tạm dưới gầm giường Nói chung cũng khá vất vả
H: Cô có hài lòng với nơi ở này không ạ?
Trang 4Đ: Ngày xưa, hồi mới có tôi mới lên đây thì vất vả lắm, còn khổ hơn thế này nhiều Bây giờ được thế này đã là sướng Hồi đấy tôi cùng với một cô nữa cùng quê mới nhau đi bán, chỗ ở thì chung
cả nam và nữ, nằm đúng một cái lưng, tiền ở trả theo tối, mỗi đêm mỗi người bảy tám nghìn Đi làm chẳng có tiền lấy đâu mà thuê chỗ ở tốt, toàn phải nhịn ăn nhịn ở để mà gửi tiền về cho chồng cho con
H: Vậy còn vấn đề điện nước sinh hoạt ở khu nhà trọ thì cô đánh giá thế nào ạ?
Đ: Điện thì nhà tôi vẫn dùng bình thường, dùng bao nhiêu giả bấy nhiêu nhưng cả ngày vợ chồng con cái đi suốt thì chả tốn mấy Còn ở đây thỉnh thoảng có đợt mất nước đến cả 4 – 5 hôm nên bất tiện lắm Chưa kể là nước máy mà nhiều khi cũng bị cặn, phải buộc cái giẻ bịt ở đầu ống nước mà qua một hôm là cái giẻ đấy đen sì, phải thay cái mới
H: Khi tìm nhà ở cho gia đình cô có gặp khó khăn gì không ạ?
Đ: Hồi ấy nghe người ta mách chỗ nào có nhà trọ cho thuê là tôi với chồng đều tới tận nơi để xem nhà, nhưng chỗ sạch sẽ, an ninh được đảm bảo và gần trung tâm thì giá đắt quá, tìm được chỗ rẻ thì nhà lại xập xệ, bốn vách chỉ là tôn người ta xếp lại, nóng hun hút như một cái lò than Có mấy chỗ tử tế hơn thì nhà lại xa trung tâm, khó tìm được việc làm, đi lại rất tốn kém Đây là lần thứ hai gia đình tôi đổi chỗ trọ rồi
H: Vì sao gia đình cô lại phải đổi chỗ trọ ạ?
Đ: Thì ở với chủ trước thì do mình chưa biết, chưa nói rõ với họ nên ngoài tiền điện nước hàng tháng, chủ nhà lại nghĩ ra vài chi phí phát sinh, nào tiền lau dọn vệ sinh, nào tiền đổ rác… Ở được bốn tháng thì họ đòi tăng tiền thuê nhà Thế rồi có người giới thiệu đến chỗ ở bây giờ, mỗi phòng này giá chín trăm Thời buổi này khó tìm ở đâu ra trên Hà Nội giá rẻ như thế này
H: Cô đánh giá thế nào về tình hình an ninh trật tự tại nơi ở hiện tại ạ?
Đ: Chỗ ở của tôi thì có cả nam, cả nữ và đủ các thành phần nghề nghiệp khác nhau, có khi còn có
cả mại dâm đến thuê nhà… Cũng phức tạp lắm
H: Ở đây có thường xảy ra các tệ nạn xã hội hay trộm cắp không cô?
Trang 5Đ: Nói chung là ở xóm trọ thì đông có đủ thành phần người, tiền nong với xe cộ cũng phải cẩn thận lắm vì sểnh ra một tí là mất Đi bán về muộn tôi cũng sợ mấy thằng choai choai nghiện hút với mấy ông say rượu ở đây lắm
H: Tình hình như vậy thì chủ nhà hay chính quyền có can thiệp gì không hả cô?
Đ: Biết thì làm gì được Mình đi ở trọ những chỗ rẻ thế này thì đành chịu Chính quyền có biết họ cũng chả làm gì cả, cùng lắm là tôi thấy thỉnh thoảng có ông tổ trưởng tổ dân phố vào đây nhắc nhở trật tự thôi Nhưng làm sao mà hết được
H: Cô thấy thế nào về tình hình tệ nạn xã hội trong những người lao động ạ? Theo cô những người lao động nhập cư có dễ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội không?
Đ: Người khác thế nào thì tôi không biết, chứ tôi thì không có bao giờ Tôi thấy là thường người phụ nữ ít sa ngã hơn, bởi vì người phụ nữ người ta biết hi sinh cho chồng cho con, biết vun vén cho cuộc sống gia đình Nhưng cũng khó nói lắm vì tôi biết có những bà bán thịt bán rau ở chợ tiền kiếm được thì chẳng bao nhiêu, nhưng ham chơi hụi rồi chơi lô đề, giờ nợ nần đến cả chục triệu Còn người đàn ông thì tránh sao được có lúc rượu chè cờ bạc rồi trai gái, không giữ mình được thì có ngày nghiệp ngập, HIV không biết chừng Lúc đó chỉ khổ vợ con ở nhà thôi
H: Ở đây cô có đăng ký tạm trú hay đăng ký hộ khẩu không cô?
Đ: Hồi xưa có mình tôi thì tôi không đi tạm trú tạm chiếc bao giờ, bởi vì không thấy ai nói gì mà cũng chả có công an kiểm tra Nhưng bây giờ gia đình con cái bao nhiêu người thế này thì chủ nhà trọ họ cũng bắt phải đi đăng ký tạm trú, không thì không được ở đâu
H: Bình thường thì ai sẽ là người chăm sóc con cái ạ?
Đ: Hằng ngày vợ chồng đi làm đi ăn thì hai cháu nhỏ để cho bà nội ở nhà trông giúp Ngày xưa khổ nhất là lúc tôi đẻ đứa thứ hai, lúc ấy thằng bé mới được 12 tháng đã phải cai sữa, mẹ đi lên
Hà Nội con ở nhà khát sữa khóc suốt đêm Các cháu nó còn nhỏ nên hay ốm vặt lắm, có nhiều đêm chúng nó sốt mà tôi với bà phải thay nhau thức đêm để chăm sóc
H: Thế một tháng thu nhập trung bình của gia đình ta là bao nhiêu ạ?
Đ: Vợ chồng tôi làm mỗi tháng được khoảng bốn triệu bốn triệu rưỡi, cũng cố gắng dành dụm tiết kiệm để có lúc có việc mà chi tiêu
Trang 6H: Thế một ngày đi bán thì cô kiếm đƣợc bao nhiêu tiền ạ? Cô thấy số tiền kiếm đƣợc so với công sức mình bỏ ra đã thỏa đáng chƣa?
Đ: Một ngày đi bán cũng được bốn năm chục, ngày nhiều thì sáu bảy chục Thôi thì bây giờ đi bán kiếm được tiền đủ sống là được rồi, có vất vả thêm một tí cũng phải cố
H: Với số tiền thu nhập nhƣ vậy gia đình cô chi tiêu nhƣ thế nào ạ?
Đ: Tôi đã giao khoán hẳn cho chồng mình là kiếm đủ tiền để chi cho cuộc sống của gia đình hàng ngày, tiền của tôi thì là để dành Năm ngoái mua được cho chồng tôi cái xe máy cũ để tiện đi lại làm thêm việc này việc kia, vợ chồng tôi cũng phấn khởi lắm, rồi bây giờ cũng cố sắm thêm cái
di động để còn liên lạc với nhau
H: Cô đánh giá nhƣ thế nào về sự đắt đỏ trong chi tiêu ở trên này ạ?
Đ: Ở dưới quê thì ăn uống là tự cung tự cấp, rau rồi gạo thì mình tự trồng lấy mà ăn, thỉnh thoảng thiếu quả chanh hay củ gừng thì sang xin nhà hàng xóm Ở đây thì cái gì cũng tiền là tiền, có nải chuối bé tẹo mà cũng mười nghìn Tôi đi bán từ sáng đến chiều lãi cũng không đáng là bao nên
ăn uống chi tiêu các thứ phải dè xẻn lắm, cốt là lo cho hai đứa bé ăn học
H: Cô thấy có khoản nào cô phải chi nhiều hơn so với dân bản địa không ạ?
Đ: Tiền ăn có đắt thì cũng là đắt theo giá chung rồi, tôi thấy có tiền nước trên này thì đắt hơn những 17 nghìn một mét khối Mà nước thì nhiều khi cũng không được sạch sẽ, đảm bảo
H: Khi lên đây sinh sống và lao động, cô thấy sức khỏe của mình thế nào ạ?
Đ: Nói chung là từ khi đi bán hàng tôi có cảm giác ngày càng mệt mỏi hơn vì phải ngồi bán ở vỉa
hè, lề đường, thường xuyên phải hít khói bụi, rồi thời tiết thì mưa nắng thất thường
H: Khi bị đau ốm cô có nghỉ, bỏ không đi bán bánh nữa không ạ?
Đ: Làm sao mà bỏ được Bỏ thì không thể bù lại được, nên bỏ bán ngày nào thì tiếc ngày ấy Nhiều khi tôi chẳng dám ốm đau đâu, nhà còn mấy miệng ăn trông chờ vào mình Cũng xin giời phật thương phù hộ cho khỏe mạnh, không bệnh không tật gì để đi bán hàng còn kiếm được tiền, chứ bị ốm thì lại phải thuốc thang, lại bị âm vào tiền của tháng ấy
H: Thế hàng tháng cô có đi khám sức khỏe định kỳ không ạ? Khi ốm đau thì cô chữa bệnh
Trang 7Đ: Không tôi không đi khám sức khỏe định kỳ Vì làm gì có thời gian, có tiền mà khám Bị bệnh nhẹ thì cứ đến hàng thuốc, nói cho người ta biết trong người mình thế nào rồi mua thuốc về uống thôi Tôi lao động chân tay nên vất vả nhiều thành ra cũng quen, ít ốm vặt Cứ kháng sinh vào dăm ba hôm là khỏi thôi Nặng quá thì mới nghĩ đến đi viện khám
H: Tại sao cô không đi bệnh viện khám cho đảm bảo ạ?
Đ: Vào đấy thủ tục rườm rà, chờ đợi lâu mà còn phải mất tiền phong bì cho bác sĩ mới được khám tử tế, thế rồi mình thì lại chẳng có bảo hiểm y tế nên cũng không muốn vào
H: Ở trên này gia đình mình có tham gia vào các hoạt động văn hóa ở địa phương không cô?
Đ: Không chả bao giờ tôi tham gia Cứ như tôi đi bán suốt cả ngày đầu tắt mặt tối lấy đâu ra thời gian mà tham gia nữa
H: Sống ở đây một thời gian như vậy, cô có cảm nhận thế nào khi nói chuyện, tiếp xúc với người dân bản địa ạ?
Đ: Thì cũng bình thường Nói là dân Hà Nội nhưng có mấy người là người Hà Nội gốc, cũng toàn là dân tứ xứ đổ về đây kiếm kế sinh nhai, chẳng qua người ta ở đây lâu hơn mình thì thành người Hà Nội
H: Cô có thấy người dân bản địa phân biệt đối xử với mình hay không? Cô có thể cho ví dụ
về trường hợp phân biệt đối xử nào đó không ạ?
Đ: Tôi thấy là cũng tùy từng người thôi, có người này người kia Như bác chủ nhà trọ chỗ tôi ở
thì bác cũng tốt lắm, thỉnh thoảng bác lại sang trông cho tôi hai đứa bé lúc nhà không có người Nhưng cũng có những người họ khinh thường mình lắm, vì mình là dân tỉnh lẻ lại không có tiền Ngày trước tôi đi bán cũng phải đi khắp nơi mới có chỗ ngồi ổn định, vì ngồi ở vỉa hè trước cửa hàng của người ta thì người ta không chịu, người ta nói khéo rồi có khi còn chửi đuổi mình đi Bây giờ thì tôi biết chỗ ngồi rồi, cứ ngày nào cũng ra đấy bán, công an đến dẹp thì mình lại đạp
xe đi bán dạo trong ngõ
H: Thế còn khi tiếp xúc với đại diện các cấp chính quyền thì sao hả cô?
Trang 8Đ: Thú thực là tôi lên đây chính quyền cũng chẳng tiếp xúc bao giờ, có đi ra làm tạm trú thì có bác chủ nhà lo cho Còn sợ nhất là bán hàng mà gặp công an với mấy ông quản lý thị trường, có lần họ thu hết bánh của tôi mà xin hết nước hết cái họ cũng không cho lấy lại Đi bán thế này cũng phải vừa lo chạy công an
H: Hiện tại cô có tự tin khi tự mình giải quyết những khó khăn gặp phải trong cuộc sống ở thành phố không cô?
Đ: Thì bây giờ mình không tự lo thì còn có ai lo cho mình Nhiều khi thì vợ chồng tôi cũng nghĩ cũng thấy lo vì mình trên này tứ cố vô thân, không có bà con họ hàng gì cả, ốm đau thì chẳng có
ai chăm sóc mình, thiếu thốn chật vật cũng chẳng biết trông chờ vay mượn ai Nhưng đành chịu thôi chứ biết làm thế nào, cuộc sống mà Chỉ mong lo cho con ăn học tử tế sau này đỡ khổ
H: Cô có đề xuất gì để chính quyền mình có thể giúp đỡ những người nhập cư như cô không ạ?
Đ: Tôi thì tôi cũng chẳng mong muốn gì nhiều, chỉ mong nhà nước không cấm bán hàng rong trên vỉa hè để tôi và những người lao động nghèo khác làm ăn sinh sống, có tiền nuôi con nuôi cái Nhà nước rộng rãi thì chúng tôi được nhờ
Xin cảm ơn cô đã giúp cháu hoàn thành nghiên cứu!
Trang 9KẾT LUẬN
1 Về việc làm và thu nhập
– Người phỏng vấn cho biết rất khó để có thể xin được việc làm ổn định như đi làm công nhân vì các nhà máy đều đòi hỏi người có tay nghề và có thâm niên Người được phỏng vấn cũng cho biết thêm rằng cô muốn được đào tạo nghề nhưng gặp khó khăn do thiếu thông tin về các lớp đào tạo nghề cho người lao động
– Trung bình một ngày thu nhập của người được phỏng vấn là khoảng 40 – 50 nghìn đồng
Cô cho biết mức thu nhập này tuy không cao bằng đi làm phụ hồ nhưng đỡ vất vả hơn và cũng đủ sống
– Theo người phỏng vấn thì sự chi tiêu ở thành phố là khá đắt đỏ Khoản tiền phải chi nhiều hơn người dân bản địa theo người được phỏng vấn đó là tiền sinh hoạt điện, nước, khi giá nước ở khu nhà trọ đắt hơn giá nước trung bình rất nhiều
2 Về nhà ở và định cƣ
– Theo quan sát của người phỏng vấn và theo những thông tin thu được từ phỏng vấn sâu thì nhà trọ của người được phỏng vấn khá nhỏ, diện tích khoảng gần 15m3 Việc tìm nhà trọ là rất khó khăn bởi những nhà trọ tốt thì rất đắt tiền và người lao động không có điều kiện chi trả Những nhà trọ rẻ hơn thì các điều kiện tiện nghi sinh hoạt lại không được đảm bảo Người được phỏng vấn đã phải đổi chỗ trọ một lần do chủ nhà trọ tăng giá thuê nhà
– Các điều kiện sinh hoạt như điện, nước, vệ sinh tại nơi ở hiện tại của người được phỏng vấn không được đảm bảo chất lượng Người phỏng vấn cho biết ở nhà trọ nhiều lần mất nước đến 4 – 5 ngày và nguồn nước nhiều khi có cặn, phải dùng vải bịt vào đầu máy nước
để lọc lấy nước sạch dùng
– Tình hình an ninh trật tự tại khu trọ cũng không đảm bảo khi xóm trọ có nhiều thành phần người đến thuê nhà, trong đó có cả những người hành nghề mại dâm, những người nghiện hút,… Tình hình trộm cắp cũng rất đáng lo ngại
– Về hộ khẩu và đăng ký tạm trú: Nhìn chung, người được phỏng vấn không gặp quá nhiều khó khăn trong việc đăng ký tạm trú
3 Về dịch vụ công
– Mặc dù biết rõ sức khỏe bị giảm sút và lo cho sức khỏe của mình nhưng vì mưu sinh nên người được phỏng vấn vẫn cố gắng đi bán hàng ngay cả khi bị ốm
Trang 10– Người được phỏng vấn hầu như không đến bệnh viện thăm khám vì sợ ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình và không có bảo hiểm y tế Phương thức chữa bệnh phổ biến nhất khi
bị ốm đau là tự mua thuốc về uống
4 Về hòa nhập xã hội
– Người được phỏng vấn cho biết cô không tham gia vào các hoạt động văn hóa ở địa
phương do công việc vất vả, không có thời gian tham gia
– Cảm nhận khi tiếp xúc với người dân bản địa của người được phỏng vấn là bình thường Trong thời gian đầu mới đi bán hàng, cô từng bị những người chủ cửa hàng đuổi đi khi
bán hàng ở vỉa hè trước cửa hàng của họ
– Cảm nhận của người được phỏng vấn khi tiếp xúc với đại diện các cấp chính quyền là: Không tiếp xúc nhiều với chính quyền địa phương, lo sợ các lực lượng chức năng tịch thu
hàng hóa của mình
– Người được phỏng vấn cho biết còn cảm thấy rất lo lắng khi phải tự giải quyết những khó khăn gặp phải trong cuộc sống ở thành phố, bởi lẽ không có sự hỗ trợ của người thân, bạn
bè