1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bước đầu đánh giá hiệu quả và tác dụng không mong muốn của infliximab phối hợp với methotrexat trong điều trị viêm khớp dạng thấp

90 469 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Trên cơ sở sự hiểu biết về cơ chế bệnh sinh của bệnh, về chức năng của mỗi tế bào, mỗi cytokin mà hiện nay các thuốc điều trị sinh học đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc điều trị bệ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HOÀNG THỊ HÀ

B¦íC §ÇU §¸NH GI¸ HIÖU QU¶

Vµ T¸C DôNG KH¤NG MONG MUèN CñA INFLIXIMAB PHèI HîP VíI METHOTREXAT TRONG §IÒU TRÞ

VI£M KHíP D¹NG THÊP

U N V N THẠC S HỌC

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HOÀNG THỊ HÀ

B¦íC §ÇU §¸NH GI¸ HIÖU QU¶

Vµ T¸C DôNG KH¤NG MONG MUèN CñA INFLIXIMAB PHèI HîP VíI METHOTREXAT TRONG §IÒU TRÞ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cám ơn: Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Nội - Trường Đại học Y Hà Nội; Ban lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai, khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Với lòng biết ơn sâu sắc của mình, tôi xin cám ơn PGS.TS.Trần Thị Minh Hoa,

người thầy đã hết lòng quan tâm, dạy bảo tôi về kiến thức chuyên môn cũng như trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này

Tôi vô cùng biết ơn PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Lan, TS.Nguyễn Mai

Hồng, PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, TS Nguyễn Văn Hùng Bộ môn Nội trường

Đại Học Y Hà Nội, Khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai, những người đã tận tình giảng dạy và cho tôi nhiều kiến thức chuyên môn, cũng như giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu và hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô trong Hội đồng chấm luận văn

đã cho tôi những ý kiến quý báu để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cám ơn tất cả các bác sỹ, điều dưỡng viên khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai, những người đã nhiệt tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại khoa và hoàn thành luận văn này

Tôi xin gửi lời cám ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi để tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập cũng như quá trình hoàn thành luận văn của mình

Với những tình cảm đặc biệt nhất của mình, tôi xin dành tặng toàn thể gia đình đã luôn động viên, ủng hộ và hết lòng vì tôi trong cuộc sống cũng như trong học tập

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2014

BS Hoàng Thị Hà

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2014

BS Hoàng Thị Hà

Trang 5

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACR American College of Rheumatology

Hội thấp khớp học Hoa Kỳ

CRP C Reactive Protein - Protein C phản ứng

DAS28 Disease activity score: Điểm mức độ hoạt đông bệnh

DMARD'S Disease Modifying Anti - Rheumatic Drugs

Thuốc chống thấp khớp làm thay đổi tình trạng bệnh EULAR European League Against Rheumatism

Hội thấp khớp học Châu Âu

IL Interleukin

MTX Methotrexat

NC Nghiên cứu

NSAIDs Non Steroid Anti Inflammation Drugs

Thuốc chống viêm không steroid

TB Trung bình

TĐML Tốc độ m u lắng

TGCKBS Thời gian cứng khớp buổi sáng

TNF Tumor Necrosis Factor: Yếu tố hoại tử u

VKDT Viêm khớp dạng thấp

4,9,22,23,30,35,36,38-49,51

1-3,5-8,10-21,24-29,31-34,37,50,52-85,87-88

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tỷ lệ mắc bệnh theo giai đoạn bệnh 45

Bảng 3.2: Thời gian mắc bệnh TB 46

Bảng 3.3: C c chỉ số về mức độ hoạt động của bệnh tại thời điểm T0 46

Bảng 3.4: Hiệu quả điều trị qua giảm liều c c thuốc đã điều trị 58

Bảng 3.5: Mức độ cải thiện hoạt động bệnh theo EULAR dựa vào DAS28-CRP 59 Bảng 3.6: GPT sau 14 tuần điều trị 60

Trang 7

Bảng 3.7: Creatinin TB sau 14 tuần điều trị 61 Bảng 3.8: BCTT sau 14 tuần điều trị 61 Bảng 3.9: T c dụng không mong muốn 62

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh theo nhóm tuổi 44

Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh theo giới 45

Biểu đồ 3.3: Thời gian CKBSTB qua c c thời điểm NC 47

Biểu đồ 3.4: Hiệu quả điều trị trên số khớp đau 48

Biểu đồ 3.5: Hiệu quả điều trị trên số khớp sưng 49

Biểu đồ 3.6: Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS 50

Biểu đồ 3.7: Hiệu quả điều trị qua chỉ số Ritchie 51

Biểu đồ 3.8: HAQ-DI TB qua c c thời điểm NC 52

Biểu đồ 3.9: VSSTB qua c c thời điểm NC 53

Biểu đồ 3.10: CRPTB qua c c thời điểm NC 54

Biểu đồ 3.11: DAS28CRPTB qua c c thời điểm NC 55

Biểu đồ 3.12: RFTB qua c c thời điểm NC 56

Biểu đồ 3.13: Hemoglobin TB qua c c thời điểm NC 57

Biểu đồ 3.14: Tỷ lệ lui bệnh theo DAS28-CRP tại thời điểm 14 tuần 58

Biểu đồ 3.15: Tỷ lệ lui bệnh theo ACR sau 14 tuần 60

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Cơ chế bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp 13

Hình 1.2: Hình ảnh bào mòn xương X-quang bàn tay BN VKDT 18

Hình 1.3: Sơ đồ vai trò của TNF-α trong cơ chế bệnh sinh của VKDT 31

Hình 1.4: Cấu trúc của infliximab 32

Hình 1.5: Cơ chế hoạt động của Infliximab 32

Hình 2.1 Thước đo VAS 39

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh tự miễn, có biểu hiện viêm mạn tính màng hoạt dịch của khớp mà nguyên nhân chưa được biết rõ Những đặc điểm chính của bệnh là tổn thương c c khớp nhỏ và nhỡ ở ngoại biên ít khi tổn thương c c khớp lớn, có tính chất đối sứng, có cứng khớp buổi sáng

Sự hủy hoại màng hoạt dịch khớp mạn tính cuối cùng sẽ dẫn đến tàn phế [1] Mục đích điều trị của bệnh là nhằm kiểm so t qu trình viêm khớp để phòng ngừa hủy khớp, bảo vệ chức năng khớp, giảm thiểu tối đa c c triệu chứng

để bệnh nhân có thể có cuộc sống bình thường.Tr nh c c biến chứng của bệnh

và của thuốc điều trị

Từ lâu Methotrexat đã đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định bệnh Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn không kiểm so t được bệnh đặc biệt ở các đối tượng có yếu tố tiên lượng nặng Trên cơ sở sự hiểu biết về cơ chế bệnh sinh của bệnh, về chức năng của mỗi tế bào, mỗi cytokin mà hiện nay các thuốc điều trị sinh học đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc điều trị bệnh VKDT nhờ hiệu quả cao, tác dụng nhanh, và dung nạp tốt [2]

Thông qua vai trò của TNFα trong cơ chế bệnh sinh của VKDT, là cơ sở cho sự ra đời của c c thuốc sinh học ức chế TNFα, trong đó có thuốc Infliximab (tên thương mại: Remicade) Trong th ng 11 năm 1999, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt Infliximab để sử dụng trong VKDT Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả và tính an toàn của Infliximab trong điều trị VKDT Các nghiên cứu của Mark A.Quinn (2000)

Trang 11

[3], Ranvinder Maini (1999) [4], …đều cho thấy: Điều trị phối hợp Infliximab

và Methotrexat có hiệu quả hơn so với điều trị Methotrexat và giả dược trong kiểm so t đợt tiến triển cũng như hạn chế phá hủy khớp

Infliximab (Remicade) mới được đưa vào Việt Nam từ tháng 7/ 2012, và bước đầu được áp dụng điều trị ở bệnh nhân VKDT ở khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai Cho đến nay trong nước chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả và t c dụng không mong muốn của thuốc này trong điều trị VKDT Chính

vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài « Bước đầu đánh giá hiệu quả

và tác dụng không mong muốn của Infliximab (Remicade) phối hợp với Methotrexat trong điều trị viêm khớp dạng thấp » nhằm 2 mục tiêu:

1 Bước đầu đánh giá hiệu quả của Infliximab (Remicade) phối hợp với methotrexat trong điều trị VKDT ở Khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai trong 14 tuần điều trị

2 Nhận xét các tác dụng không mong muốn của Infliximab

(Remicade) phối hợp với methotrexat trong thời gian theo dõi điều trị VKDT

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Bệnh VKDT

1.1.1 Lịch sử bệnh và dịch tễ học

Dựa trên nghiên cứu đặc điểm bộ xương của người cổ ở Bắc Mỹ, các nhà khoa học cho rằng VKDT có thể tồn tại từ c ch đây 3000 năm Năm 1819 Brondie đã mô tả bệnh VKDT với đặc điểm tiến triển chậm, ảnh hưởng tới nhiều khớp, các gân và dây chằng Bệnh được Charcot phân lập khỏi một số bệnh khớp kh c năm 1853 Thuật ngữ VKDT do Garrot đề nghị năm 1858 Đặc điểm chính của bệnh là tình trạng viêm các khớp đối xứng, thường kèm theo dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong huyết thanh Waaler(1940) và Rose (1947) phát hiện ra yếu tố dạng thấp bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu cừu [2]

Bệnh VKDT gặp ở mọi quốc gia trên thế giới, chiếm khoảng 1% dân số

Ở Việt Nam tỷ lệ bệnh VKDT chiếm 0,5% dân số và 20% các bệnh về khớp [5] Bệnh thường gặp ở nữ giới với tỷ lệ nữ/nam thay đổi từ 2,5-1 [2].Theo nghiên cứu về tình hình bệnh tật tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai

từ năm 1991-2000, bệnh viêm khớp dạng thấp chiếm tỷ lệ 21,94% trong đó 92,3% là nữ, lứa tuổi chiếm đa số là từ 36-65(72,6%) [6] Bệnh có tính chất gia đình trong một số trường hợp

1.1.2 Cơ chế bệnh sinh

Cơ chế bệnh sinh của VKDT còn chưa rõ Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy phản ứng miễn dịch xảy ra ở màng hoạt dịch đóng một vai trò cơ bản trong bệnh viêm khớp dạng thấp Tổn thương xuất hiện sớm nhất, cơ bản nhất

và là nguyên nhân dẫn đến mọi tổn thương kh c trong bệnh VKDT là tình

Trang 13

trạng viêm không đặc hiệu mạn tính của màng hoạt dịch khớp.Có hai loại đ p ứng miễn dịch là miễn dịch thể và miễn dịch tế bào Đây là nguyên nhân chính giải phóng ra các enzym gây phản ứng viêm và phá hủy khớp

Hình 1.1 Cơ chế bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp

1 Adapted from: Smolen JS, et al Nat Rev Drug Discov 2003;2:473-488

2 Choy EH, et al N Engl J Med 2001;344:907-916

3 Silverman GJ, et al Arthritis Res Ther 2003;5(suppl4): S1-S6

Kháng nguyên là các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây khởi phát một chuỗi các phản ứng miễn dịch, trong đó c c tế bào lympho T đóng vai trò then chốt Các tế bào lymphoT, sau khi tiếp xúc với kháng nguyên, sẽ tập trung nhiều ở khớp bị ảnh hưởng và phóng ra các cytokin: IL-1, IL-4, IL-

10, TNF-alpha

Vai trò của c c cytokine này là t c động lên các tế bào kh c, trong đó

có 3 loại tế bào chủ yếu là lympho B, đại thực bào và tế bào nội mô mạch máu màng hoạt dịch Dưới t c động của các cytokine trên, các tế bào lympho

B sẽ sản xuất ra yếu tố dạng thấp có bản chất là các immunoglobulin, từ đó tạo ra các phức hợp miễn dịch lắng đọng trong khớp và gây tổn thương khớp

Trang 14

Tế bào lympho B là tế bào chính sản xuất ra yếu tố dạng thấp đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh C c cytokine cũng hoạt hóa đại thực bào sản xuất ra các cytokine khác gây kích thích các tế bào màng hoạt dịch, tế bào sụn nguyên bào xơ… tăng sinh, xâm lấn vào sụn tạo thành màng hoạt dịch máu Hậu quả của các quá trình này là hình thành màng máu, hủy hoại sụn khớp, đầu xương dưới sụn, cuối cùng dẫn đến xơ hóa, biến dạng khớp [2]

1.1.3 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

- Triệu chứng lâm sàng:

+Biểu hiện tại khớp:

Bệnh diễn biến mạn tính với c c đợt cấp tính Trong đợt cấp tính bệnh nhân thường sưng, đau nhiều khớp, kèm theo sốt và có thể có các biểu hiện nội tạng [1][5]

Vị trí khớp tổn thương: thường gặp ở các khớp ngón gần, bàn ngón,

cổ tay, khuỷu, cổ chân, bàn ngón chân có tính chất đối xứng hai bên Một số nghiên cứu cho thấy tại Việt nam, các khớp xuất hiện tổn thương sớm nhất là khớp cổ tay (50-60%), khớp bàn ngón tay, khớp gối gặp với tỷ lệ 10-15% Những khớp như khớp vai, khớp khuỷu hiếm gặp ở giai đoạn khởi ph t đầu tiên (2,4%)

Tại thời điểm toàn phát, vị trí các khớp viêm thường gặp là: khớp cổ tay(80-100%), khớp bàn ngón (70-85%), khớp đốt ngón gần (70-75%), khớp gối (55-75%), khớp cổ chân (40-75%), khớp khủy (20-50%), khớp vai (24-60%) Đôi khi có tổn thương khớp háng Khớp viêm thường đối xứng hai bên [2]

Tính chất khớp tổn thương: Trong c c giai đoạn tiến triển các khớp

sưng, đau, nóng, ít khi đỏ Đau kiểu viêm Các khớp ngón gần thường có dạng hình thoi Các khớp thường bị cứng vào buổi s ng Trong c c đợt tiến

Trang 15

triển dấu hiệu cứng khớp buổi s ng thường kéo dài trên 1 giờ Thời gian này dài hay ngắn tùy theo mức độ viêm [7]

Diễn biến: các khớp viêm tiến triển nặng dần, phát triển thêm các khớp

khác Sau nhiều đợt viêm tiến triển, các khớp dần bị dính và biến dạng

- Biểu hiện toàn thân và ngoài khớp:[2]

Hạt dưới da (hạt dạng thấp - Rheumatoid nodules)

Có thể có một hoặc nhiều hạt Vị trí xuất hiện của hạt này thường ở trên xương trụ gần khuỷu, trên xương chày gần khớp gối hoặc quanh các khớp nhỏ ở bàn tay Tính chất: Các hạt chắc, không di động, không đau, không bao giờ vỡ

Viêm mao mạch

Biểu hiện dưới dạng hồng ban ở gan chân tay, hoặc các tổn thương hoại tử tiểu động mạch ở quanh móng, đầu chi hoặc tắc mạch lớn thực sự gây hoại thư

Gân, cơ, dây chằng, bao khớp

C c cơ cạnh khớp teo do giảm vận động Có thể gặp triệu chứng viêm gân (thường gặp gân Achille), đôi khi có đứt gân Các dây chằng có thể bị co kéo hoặc lỏng lẻo Thương gặp kén kheo chân, kén này có thể thoát xuống các

cơ cẳng chân

Biểu hiện nội tạng

Các biểu hiện nội tạng (phổi, viêm màng phổi, cơ tim, van tim, màng ngoài tim ) hiếm gặp, thường xuất hiện trong c c đợt tiến triển

Các triệu chứng khác

Hội chứng thiếu máu: Là triệu chứng chung của VKDT, gặp ở 30% bệnh nhân VKDT và có liên quan đến mức độ hoạt động của bệnh và thường do quá trình viêm mạn tính [8]

- Triệu chứng cận lâm sàng

+ Hội chứng viêm sinh học

Hội chứng viêm sinh học, biểu hiện bởi các thông số sau

Trang 16

Tốc độ máu lắng (TĐML): Các nhà khớp học đã sử dụng TĐML để đ nh

giá hoạt động của bệnh VKDT và tình trạng viêm nhiễm kh c, TĐML cho phép đ nh gi mức độ nặng, nhẹ của viêm Tuy nhiên TĐML bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kh c như tuổi, giới, sự thiếu máu, tỷ lệ fibrinogen, globulin miễn dịch và các protein khác [9] [10]

Tăng các protein viêm: fibrinogen,fibrin, protein C phản ứng (CRP) tăng

nhanh khi cơ thể phản ứng lại c c t c nhân gây viêm sau đó giảm nhanh khi

qu trình viêm được thoái lui Trong VKDT và một số bệnh khớp nói chung đều tăng CRP trong giai đoạn tiến triển của bệnh [11]

Hội chứng thiếu máu: thường gặp trong quá trình viêm mạn tính

+ Các xét nghiệm miễn dịch

Yếu tố dạng thấp (Rheumatoid Factor-RF): Năm 1940 Waaler và Rose

(1947) phát hiện ra yếu tố dạng thấp bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu cừu,

do đó phản ứng tìm yếu tố dạng thấp mang tên hai tác giả này: phản ứng Waaler - Rose và/hoặc latex Ngày nay có nhiều phương ph p định tính và định lượng RF, xong chủ yếu dùng phương ph p hấp thụ miễn dịch, ngưng kết hạt latex hoặc quang kế miễn dịch Đ nh giá kết quả: 50-75 % bệnh nhân VKDT có RF (+) [7]

Kháng thể kháng CCP (anti - cyclic citrulinated peptide antibodies: anti - CCP): Giá trị của chúng là xuất hiện sớm, thậm chí trước khi có viêm khớp v à

có giá trị tiên lượng VKDT có hủy hoại khớp Khi có mặt đồng thời cả RF và Anti- CCP thì độ dặc hiệu trong VKDT rất cao Độ nhậy của của anti - CCP trong VKDT khoảng từ 40 - 70%, nhưng độ đặc hiệu có thể cao tới 98%, nhất là khi sử dụng những bộ test thế hệ mới (như CCP - 2) Ở những bệnh nhân có viêm khớp chưa rõ ràng, kh ng thể kh ng CCP dương tính là một yếu tố tiên đo n quan trọng đối với bệnh VKDT; 90% những bệnh nhân này sẽ tiến triển thành VKDT trong vòng 3 năm Những bệnh nhân VKDT có mặt đồng thời cả RF và anti - CCP

Trang 17

thường có tiên lượng xấu hơn về chức năng vận động và tổn thương trên X quang

[7] Một số nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân có dương tính với một hoặc cả hai

kháng thể RF và/hoặc Anti - CCP có đ p ứng tốt với trị liệu sử dụng thuốc kháng

tế bào B (Ritucimab) [12][13][14]

+ Chẩn đoán hình ảnh:

Siêu âm khớp tổn thương [5] [15] [16]

Phát hiện viêm màng hoạt dịch đặc biệt trong đợt tiến triển Siêu âm có thể phát hiện tổn thương viêm màng hoạt dịch từ giai đoạn sớm của bệnh VKDT Ngoài ra siêu âm còn phát hiện được hình ảnh bào mòn xương Có thể siêu âm khớp cổ tay hoặc khớp gối để phát hiện tổn thương trong bệnh viêm khớp dạng thấp

Hình ảnh X-quang qui ước [1] [17] [18]

Phù nề tổ chức phần mềm quanh khớp: là do hậu quả của viêm bao hoạt dịch cấp

Mất chất khoáng phần đầu xương cạnh khớp: gây ra do ít vận động và xung huyết từng vùng xương, có thể còn có vai trò của các cytokin viêm Các

bè xương thô, vỏ xương trở nên mỏng và xương tăng thấu quang

Tổn thương bào mòn xương: là những tổn thương dạng khuyết xuất hiện tại bờ rìa khớp, bề mặt khớp hoặc tổn thương dạng giả nang (hình hốc trong xương) Tổn thương bào mòn xương được coi là tổn thương đặc hiệu trong bệnh VKDT, là một trong các tiêu chuẩn chẩn đo n bệnh theo ACR[19]

Hẹp khe khớp: là tình trạng khoảng cách giữa các khe khớp bị hẹp lại Đây là triệu chứng phổ biến, gây nên bởi sự phá hủy sụn khớp Hẹp khe khớp trong VKDT có dấu hiệu đặc trưng là khe khớp hẹp đồng đều, mép vỏ xương dưới sụn còn nguyên vẹn, điều này giúp phân biệt với viêm khớp nhiễm khuẩn

Sau một thời gian tiến triển kéo dài tình trạng hủy hoại đầu xương, sụn khớp ngày càng nặng nề, tổ chức xơ ph t triển dần dần thay thế tổ chức viêm dẫn

Trang 18

đến dính và biến dạng khớp Trên Xquang biểu hiện là những tổn thương hủy đầu xương, khe khớp hẹp nham nhở, dính khớp, bán trật khớp, lệch trục khớp

Hình 1.2: Hình ảnh bào mòn xương X-quang bàn tay BN VKDT[32]

Cộng hưởng từ khớp tổn thương [17]

Từ năm 1996; Ostergaard và Mc Queen đã tiến hành chụp cộng hưởng

từ khớp cổ tay ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp để đ nh gi tình trạng viêm màng hoạt dịch Ngoài hình ảnh bào mòn, cộng hưởng từ còn phát hiện được hiện tượng phù xương do hiện tượng viêm màng hoạt dịch gây xung huyết từng vùng của xương và sự xâm nhập của dịch rỉ viêm

1.1.4 Chẩn đoán VKDT

- Chẩn đoán xác định

Hiện nay đang p dụng hai tiêu chuẩn để chẩn đo n VKDT đó là tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học Hoa kỳ năm 1987 (ACR 1987) và tiêu chuẩn EULAR/ACR2010

+ Chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học Hoa

Kỳ năm 1987(ACR 1987) [2]:

1 Thời gian cứng khớp buổi sáng kéo dài trên một giờ

2 Viêm ít nhất 3 trong số 14 khớp sau: ngón gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân (hai bên)

Bào mòn

Trang 19

3 Trong đó có ít nhất một khớp thuộc các vị trí sau: ngón gần, bàn ngón tay, cổ tay

4 Có tính chất đối xứng

5 Hạt dưới da

6 Yếu tố dạng thấp huyết thanh (kỹ thuật đạt độ đặc hiệu 95%) dương tính

7 Xquang điển hình ở khối xương cổ tay (hình bào mòn, mất chất kho ng đầu xương)

Thời gian diễn biến của bệnh ít nhất phải 6 tuần

Chẩn đo n x c định khi có ít nhất 4 trong số 7 yếu tố

+ Chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn EULAR/ACR 2010 [20][21][22]

Chẩn đo n VKDT khi tổng điểm ≥6

Trang 20

- Chẩn đoán đợt tiến triển của bệnh [2]

Bệnh VKDT diễn biến mạn tính, và xen kẽ là c c giai đoạn tiến triển cấp tính Chẩn đo n giai đoạn tiến triển của bệnh dựa trên lâm sàng và chỉ số

đ nh gi mức độ hoạt động bệnh (DAS 28) bao gồm những đặc điểm sau:

+ Xác định mức độ đau theo VAS (Visual Analogue Score) [23]

Thang điểm VAS là thang điểm đ nh gi cường độ đau theo cảm giác chủ quan của BN tại thời điểm nghiên cứu được lượng hóa

Đ nh gi mức độ đau theo thang điểm VAS như sau:

Từ 1 đến 4 điểm: đau nhẹ

Từ 5 đến 6 điểm: đau trung bình

Từ 7 đến 10 điểm: đau nặng

+ Thời gian cứng khớp buổi sáng(CKBS):

Trong VKDT các khớp sưng đau có đặc điểm là kéo dài cả ngày, tăng nhiều về đêm và gần sáng Khi mới ngủ dậy người bệnh có cảm giác cứng, khó vận động.Sau một thời gian mới thấy mềm trở lại và dễ vận động hơn Thời gian CKBS càng dài thì mức độ hoạt động bệnh càng nặng Một số tác giả cho rằng thời gian cứng khớp buổi s ng trong đợt tiến triển của bệnh ít nhất là 45 phút [24]

+ Số khớp sƣng, số khớp đau: càng nhiều khớp sưng, đau thì mức độ

hoạt động của bệnh càng nặng Trong đợt tiến triển của bệnh có ít nhất ba khớp sưng đau theo tiêu chuẩn của EULAR [24] [25]

+ Chỉ số Ritchie

Chỉ số Ritchie được đ nh gi như sau: thầy thuốc dùng đầu ngón tay cái của mình ấn lên trên diện khớp của bệnh nhân với áp lực vừa phải Tổng cộng có 26 vị trí khớp

Trang 21

Mỗi vị trí khớp được tính điểm như sau:

0 điểm - không đau

1 điểm - Đau ít, bệnh nhân nói là thao t c gây đau

2 điểm - Đau vừa, bệnh nhân kêu đau và nhăn mặt

3 điểm - Đau nhiều, đến nỗi bệnh nhân rút chi lại Kết quả: đau tối đa là 78 điểm, hoàn toàn không đau là 0 điểm, đợt tiến

triển của bệnh là từ 9 điểm trở lên[2] [26]

+ Tình trạng viêm trên xét nghiệm: Tốc độ máu lắng, Protein C phản

ứng (CRP) tăng cao trong đợt tiến triển [11] [27]

Trên thực hành lâm sàng có hai loại tiêu chuẩn đ nh gi đợt tiến triển

thường được sử dụng nhiều nhất Đó là tiêu chuẩn theo EULAR và theo DAS

Tiêu chuẩn đánh giá đợt tiến triển theo EULAR:

Có ít nhất 3 khớp sưng và ít nhất 1 trong 3 tiêu chí sau:

• Chỉ số Ritchie từ 9 điểm trở lên

• Cứng khớp buổi sáng ít nhất 45 phút

• Tốc độ máu lắng giờ đầu ít nhất 28mm

Điểm mức độ hoạt động bệnh theo DAS 28

Mặc dù CRP được biết đến từ rất sớm nhưng đến năm 2008 George

Wells và c c đồng nghiệp mới xây dựng và áp dụng DAS28 sử dụng CRP để

chẩn đo n mức độ hoạt động bệnh của bệnh nhân VKDT [28]

Công thức DAS 28 sử dụng protein C phản ứng (DAS 28-CRP)

DAS 28 - CRP = 0.56* (Số khớp đau) + 0.28* (Số khớp sưng)

+ 0.014*VAS + 0.36*Ln(CRP+1) + 0.96

Trong đó: VAS: đ nh gi của BN hoặc thầy thuốc trên thang nhìn 100 mm

CRP: protein C phản ứng DAS 28 < 2,6 : Bệnh không hoạt động

2,6≤ DAS 28 < 3,2: Hoạt động bệnh mức độ nhẹ 3,2 ≤ DAS 28 ≤ 5,1: Hoạt động bệnh mức độ trung bình DAS 28 >5,1 : Bệnh hoạt động mạnh

Trang 22

1.1.5 Đánh giá giai đoạn bệnh [18]

Steinbrocker đã dựa vào chức năng vận động và tổn thương X quang của khớp để chia ra 4 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: tổn thương mới khu trú ở màng hoạt dịch, sưng đau chỉ ở phần mềm, X quang chưa có thay đổi, bệnh nhân còn vận động gần như bình thường

- Giai đoạn 2: tổn thương đã ảnh hưởng một phần đến đầu xương, sụn khớp Trên Xquang có hình bào mòn, khe khớp hẹp Khả năng vận động bị hạn chế ít, tay còn nắm được, đi lại được bằng nạng

- Giai đoạn 3: tổn thương nhiều ở đầu xương, sụn khớp, dính khớp một phần Khả năng vận động còn ít, bệnh nhân chỉ còn tự phục vụ mình trong sinh hoạt, không đi lại được

- Giai đoạn 4: dính khớp và biến dạng trầm trọng, mất hết chức năng vận động, tàn phế hoàn toàn

1.1.6 Điều trị bệnh VKDT

1.1.6.1 Mục đích điều trị:

- Kiểm soát quá trình miễn dịch và quá trình viêm khớp

- Phòng ngừa hủy khớp, bảo vệ chức năng khớp, giảm thiểu tối đa c c triệu chứng để bệnh nhân có thể có cuộc sống bình thường

- Tránh các biến chứng của bệnh và các thuốc điều trị

Để đạt được các mục đích điều trị nói trên thì việc sử dụng thuốc cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Kết hợp nhiều nhóm thuốc: Thuốc điều trị triệu chứng và thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm - DMARD‟s ngay từ giai đoạn đầu của bệnh Các thuốc điều trị có thể phải duy trì nhiều năm, thậm chí phải dùng thuốc suốt đời trên nguyên tắc số nhóm thuốc và liều thuốc tối thiểu có hiệu quả Riêng corticoid thường chỉ sử dụng trong những đợt tiến triển [2][29]

Trang 23

- Các thuốc điều trị triệu chứng có thể giảm liều hoặc ngừng hẳn theo thứ tự: corticoid, thuốc chống viêm không steroid, giảm đau [7]

Ph c đồ thường dùng, có hiệu quả, ít tác dụng phụ, đơn giản, rẻ tiền nhất ở nước ta là methotrexat phối hợp với chloroquin trong những năm đầu

và sau đó là methotrexat đơn độc

Liều dùng:

+ Đợt tiến triển nặng: Thường truyền tĩnh mạch 80 - 125 mg prednisolon pha trong 250 ml dung dịch NaCl 0.9% trong 3 - 5 ngày liên tiếp Sau đó duy trì bằng đường uống với liều 1,5 - 2 mg/kg/ngày tính theo Prednisolon

Methyl-Liệu pháp corticoid truyền tĩnh mạch ở đợt tiến triển của bệnh có tính

an toàn, không gặp các tác dụng không mong muốn nặng Không gặp các biểu hiện không mong muốn của corticoid trên hệ tiêu hóa [12]

+ Đợt tiến triển trung bình: thường bắt đầu liều 1 - 1,5 mg/kg/ngày Sau

đó giảm dần 10% liều đang dùng mỗi tuần tùy theo triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm

+ Giai đoạn tiến triển nhẹ, chỉ sưng đau một vài khớp như khớp cổ tay,

khớp gối… có thể tiêm corticoid tại chỗ

Thuốc chống viêm không steroid [2]

Chỉ định của thuốc chống viêm không steroid: giai đoạn khớp viêm mức độ vừa phải

Trang 24

Có thể chỉ định một trong các thuốc sau: diclofenac (Voltaren), piroxicam (Felden, Brexin); meloxicam (Mobic); celecoxib (Celebrex)

Liều dựa trên nguyên tắc liều tối thiểu có hiệu quả

- Các thuốc giảm đau:Sử dụng kết hợp các thuốc giảm đau theo sơ đồ

bậc thang của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp, thường dùng thuốc giảm đau bậc 1 hoặc bậc 2

-Chống chỉ định: bệnh nhân có thai Người có suy giảm G6PD(glucose

- 6phosphate dehydrogenase) hoặc có tổn thương gan

- Liều dùng: 200- 600mg/ngày

Methotrexat (Rheumatrex) [30][31]

Cơ chế: Do MTX có cấu trúc tương tự acid folic, cơ chế chính của

thuốc là tranh chấp với vị trí hoạt động của acid folic trong quá trình tổng hợp pyrimidin, dẫn đến giảm tổng hợp AND Ngoài ra MTX còn có tính chất chống viêm, ức chế miễn dịch

Dược động học

Thuốc được hấp thu tốt qua đường uống, khi dùng liều thấp Khi dùng liều cao thuốc có thể không hấp thu hoàn toàn Ðạt nồng độ tối đa trong huyết thanh 1 - 2 giờ sau khi uống Có sự thay đổi lớn về nồng độ thuốc giữa các người bệnh và từng người bệnh, đặc biệt khi dùng nhắc lại Hấp thu cực đại sau khi uống liều vượt quá 30 mg/m2 da Khoảng 50% thuốc hấp thu gắn thuận - nghịch với protein huyết tương Methotrexat dễ khuếch tán vào các

Trang 25

mô, có nồng độ cao nhất trong gan và thận; thuốc cũng khuếch tán vào dịch não tủy Phần lớn thuốc đào thải qua nước tiểu trong vòng 24 giờ

Chỉ định: Hiện nay đây là thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm –

DMARD‟s hàng đầu được chỉ định đối với VKDT

Chống chỉ định: Hạ bạch cầu, suy gan, thận, tổn thương phổi mạn tính Tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reaction: ADR)

Thường gặp (ADR > 1/100):loét miệng, nôn, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, rụng tóc, tăng men gan, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Ít gặp (1/1000 <ADR< 1/100): Chảy máu mũi, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, ngứa da, viêm phổi, xơ phổi

Hướng dẫn xử trí ADR:

Súc miệng luôn bằng dung dịch acid folinic làm giảm viêm miệng Các

phản ứng có hại trên hệ thần kinh thường hồi phục sau khi giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc Kiềm hóa nước tiểu và tiếp nước đầy đủ ít nhất 3 lít/ngày

để tránh lắng đọng ở thận

Dùng acid folinic khi điều trị liều cao methotrexat có thể làm mất hoặc giảm thiểu một số phản ứng có hại Ngừng dùng thuốc trong một thời gian đối với một số trường hợp giảm bạch cầu

Liều dùng: trung bình 10-20mg mỗi tuần, tiêm bắp hoặc uống

Chế phẩm: 2,5mg/viên, ống 10mg hoặc 15mg tiêm bắp

Cách dùng: Thường khởi đầu bằng đường uống với liều 10mg/tuần

Nên uống một lần cả liều vào một ngày cố định trong tuần Trường hợp kém hiệu quả hoặc kém dung nạp, có thể dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, mỗi tuần tiêm một mũi duy nhất vào một ngày cố định trong tuần Liều MTX

có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào hiệu quả đạt được Hiệu quả thường đạt được sau 1-2 th ng, do đó thường duy trì liều đã chọn trong 1-2 th ng sau đó mới chỉnh liều Khi các triệu chứng đã thuyên giảm có thể giảm liều các thuốc

Trang 26

kết hợp: lần lượt giảm liều corticoid, thay bằng chống viêm không steroid Thuốc giảm đau muộn hơn, thuốc thường duy trì nhiều năm thậm chí suốt đời Tuy nhiên, sau một giai đoạn ổn định kéo dài, thường xuất hiện tình trạng

“kh ng” MTX Nếu không có hiệu quả nên kết hợp với các tác nhân sinh học Cần bổ sung acid folic (liều lượng tương đương với liều MTX) nhằm giảm thiểu các tác dụng phụ về máu

C c xét nghiệm cần tiến hành trước khi cho thuốc và kiểm tra trong thời gian dùng thuốc:

+ Tế bào m u ngoại vi: ngừng thuốc khi số lượng bạch cầu dưới 2000/mm3

.+ Enzym gan, chức năng gan (tỷ lệ prothrombin và albumin huyết thanh) + Chức năng thận (ít nhất là creatinin huyết thanh)

+ Chức năng hô hấp: nếu bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính thì không được chỉ định thuốc này Nên chỉ đo chức năng hô hấp trước khi định methotrexat để khẳng định là phổi bình thường Cần chụp lại phổi mỗi khi có

c c triệu chứng hô hấp

+ Nếu bệnh nhân là phụ nữ ở tuổi sinh đẻ, hoặc nam giới có vợ muốn sinh để phải có biện ph p tr nh thai hữu hiệu Ngừng thuốc ít nhất trước 2

th ng mới được phép thụ thai

Hiệu quả điều trị: Methotrexat được coi là lựa chọn đầu tiên trong điều

trị VKDT Hiệu quả điều trị của MTX cũng đã được chứng minh trong rất nhiều nghiên cứu

Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân không đ p ứng hoặc đ p ứng không hoàn toàn với MTX, khi đó xu hướng điều trị mới thường là kết hợp với một loại DMARDs khác hoặc kết hợp với các tác nhân sinh học [32]

Sulfasalazine (Salazopyrine)

- Chỉ định: thuốc này được chỉ định khi bệnh nhân có chống chỉ định dùng methotrexat hoặc được dùng kết hợp với methotrexat

Trang 27

- Liều dùng: liều 2-3g/ngày Ba ngày đầu mỗi ngày 1 viên(viên 0,5g),

ba ngày tiếp mỗi ngày 2 viên chia 2 lần Nếu không thấy t c dụng phụ thì duy trì ngày 4 viên chia 2 lần

Cyclosporin A

- Chỉ định: viêm khớp dạng thấp thể nặng, không đ p ứng với methotrexat Dùng đơn độc hoặc kết hợp với methotrexat

- Liều dùng: bắt đầu bằng liều 2,5mg/kg/ngày, chia hai lần, c ch nhau

12 giờ Sau 4- 8 tuần, nếu không có hiệu quả, tăng 0,5- 1mg/kg/ngày trong 1-

2 th ng; cho đến khi đạt liều 5mg/kg/ngày

- Chống chỉ định: suy thận với độ thanh thải creatinin < 80 ml/phút

1.1.6.4 Các phương pháp điều trị khác

+ Điều trị hỗ trợ: Nên chỉ định c c thuốc chống loãng xương, đặc biệt nhóm biphosphonat với c c bệnh nhân điều trị glucocorticoid trên 01 tháng; thuốc chống tho i hóa khớp t c dụng chậm (diacerhine- Artrodar®., Glucosamine Sulfate- Viartril- S®); thuốc bảo về niêm mạc dạ dày, đặc biệt

ở nhóm nguy cơ cao (nhóm ức chế bơm proton)

+ Phục hồi chức năng, chống dính khớp: Có nhiều bài tập để giảm cứng và đau khớp,chống dính khớp Ngoài ra cần tr nh vận động qu mức ở c c khớp tổn thương, tr nh c c động t c có thể gây ra hoặc gây đau tăng Khuyến khích người bệnh vận động và tự phục vụ bằng c ch trang bị c c dụng cụ phù hợp

+ Y học cổ truyền và nước suối kho ng: Trong c c đợt tiến triển, các thuốc chống viêm mạnh là cần thiết Song ở giai đoạn bệnh thuyên giảm, nước suối kho ng nóng có thể gia tăng t c dụng phục hồi chức năng khớp Châm cứu hoặc một số bài thuốc nam có t c dụng chống viêm khớp có thể làm thuyên giảm triệu chứng viêm, giảm liều c c thuốc chống viêm, do đó làm giảm t c dụng không mong muốn của c c thuốc nhóm này

Trang 28

+ Điều trị ngoại khoa: Điều trị nội soi rửa khớp (khớp gối) mang lại hiệu quả tốt Chỉ định với c c khớp viêm, tràn dịch kéo dài, đặc biệt là khớp gối C c phương ph p chỉnh hình, thay khớp nhân tạo ở nước ta mới chủ yếu

là thay c c khớp h ng, và khớp gối Gần đây c c phẫu thuật chỉnh hình đối với c c gân, cơ, khớp nhỏ ở bàn tay bắt đầu được triển khai nhằm đảm bảo chức năng vận động của bệnh nhân

1.1.6.5 Điều trị sinh học

Điều trị sinh học là việc sử dụng c c t c nhân sinh học hay các tác nhân làm cải biến c c đ p ứng sinh học nhằm t c động vào những mắt xích quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh

- Định nghĩa tác nhân sinh học:

Tác nhân sinh học là các tác nhân gây chẹn hoặc tương t c với các chức năng của các cytokine hoạt động trong cơ chế bệnh sinh của VKDT [2]

C c đích của các tác nhân sinh học: các cytokine (TNF-α, IL-6, IL-1); tế bào lympho T hoặc B

- Các tác nhân sinh học

+ Các chất không ức chế TNF-α (Non- TNF)

Thuốc ức chế Interleukin 1 (IL-1): Anakira

Tác dụng ức chế IL-1 làm giảm sản xuất prostaglandin của tế bào màng hoạt dịch và tế bào sụn, giảm sản xuất Metalloproteinase là men phân hủy chất cơ bản, từ các tế bào màng hoạt dịch hoạt động và tế bào sụn và giảm thâm nhiễm các tế bào đơn nhân Thuốc ức chế IL-1 được thử nghiệm lâm

sàng có biệt dược là Anakira, Kineret [33][34]

Chất đối kháng IL-6: Tocilizumab(Actemra)[35][36][37][38]

Interleukin-6 có hai tác dụng vừa gây viêm vừa chống viêm và nó làm tăng tiết dịch ở màng hoạt dịch của VKDT hoạt động.Chất đối kháng IL-6 là một kháng thể đơn dòng có khả năng gắn với Receptor của IL-6 với một sự

Trang 29

hấp dẫn cao hơn IL-6 mà không gây ra hoạt động Chất đối kháng với receptor IL-6 tái tổ hợp người là Tocilizumab (Actemra)

Actemra ngăn chặn con đường truyền tín hiệu thông thường bằng cách kết hợp với các thụ thể màng của IL-6 và làm giảm hoạt động của IL-6 trên các tế bào có chứa thụ thể tiếp nhận IL-6 Tương tự actemra có thể ngăn chặn việc truyền tín hiệu trực tiếp qua Il-6 trên nhiều loại tế bào khác bằng cách can thiệp vào sự kết hợp IL-6 với các thụ thể dạng hòa tan của IL-6 [39]

Thuốc điều trị nhằm đích tế bào lymphoT: Abatacept

Phương ph p ức chế tế bào TCD4 bao gồm: Sử dụng các kháng thể đơn dòng để tiêu diệt tế bào TCD4, làm suy giảm tế bào TCD4 Sử dụng các kháng thể đơn dòng ức chế chức năng của tế bào TCD4 có hiệu quả hơn làm suy giảm tế bào này [40]

Thuốc điều trị nhằm đích tế bào lympho B: Rituximab

Điều trị đích tế bào B làm giảm viêm khớp theo c c cơ chế sau: Giảm sản xuất tự kháng thể, giảm dấu hiệu hoạt hóa xen kẽ của tế bào B và tế bào

T, cản trở trình diện kháng nguyên hoặc sản xuất cytokin ở tế bào B

Rituximab là một kháng thể đơn dòng ức chế chọn lọc trên tế bào B thông qua c c cơ chế gây độc tế bào, tiêu hủy tế bào trung gian, kìm hãm sự phát triển của tế bào B, làm chết tế bào B [41][42][43]

+ Các chất đối kháng yếu tố hoại tử khối u (Anti TNF):[44]

Có 5 chất đối kh ng TNF-α đã được FDA của Mỹ công nhận và phê chuẩn cho điều trị VKDT bao gồm:

Phức hợp protein receptor của TNF α- p75 hòa tan (Etanercept-Enbrel) [32] Kháng thể bất thường kháng TNF-α (Infiximab) [45][46][47][48]

Kháng thể đơn dòng người đầy đủ (Adalimumab) [49]

Kháng thể đơn dòng của người:Certolizumab pegol

Kháng thể đơn dòng của người: Golimumab

Trang 30

1.2 Thuốc ức chế TNF-alpha

1.2.1 Quan điểm mới trong điều trị VKDT [2][32]

Trong nhưng năm gần đây, c c nhà lâm sàng đã x c định tầm quan trọng của điều trị sớm và kết hợp thuốc ngay từ đầu để có được kết quả lâu dài

Kiểm so t chặt chẽ bệnh VKDT có nghĩa là điều trị tăng cường, nếu như bệnh ít hoặc không thuyên giảm Gần đây nhóm thuốc điều trị sinh học được nhiều t c giả khuyến khích sử dụng sớm nhằm tr nh hủy khớp

Hầu hết c c nghiên cứu đều sử dụng c c thuốc sinh học mới khi điều trị DMARDs (mà đầu tay là MTX) đã thất bại, khi đã dùng liều leo thang của MTX tới một liều giới hạn cao(15-20mg/tuần) được dung nạp mà không đ p ứng hoặc là đ p ứng không thỏa đ ng thì hầu hết c c nhà lâm sàng đếu hướng tới điều trị tích cực hơn với c c t c nhân sinh học

1.2.2 Vai trò của TNF-alpha trong cơ chế bệnh sinh

Yếu tố hoại tử khối u (TNF) là một protein do cơ thể sản sinh ra trong phản ứng của cơ thể với tình trạng viêm, chấn thương TNF thúc đẩy hiện tượng viêm như sưng, nóng, đỏ, đau và phản ứng toàn thân như sốt Chất này đặc biệt có vai trò quan trong trong cơ chế bệnh sinh của VKDT Việc điều trị dựa trên cơ sở ức chế chất này [2]

Nguồn sản xuất TNF-α chủ yếu là thực bào đơn nhân, một số tế bào

kh c như lymphô T, NK, dưỡng bào cũng có thể tiết ra chất này Kích thích mạnh nhất đối với đại thực bào để dẫn đến sản xuất TNF-α là nội độc tố vi khuẩn [32]

Ở bệnh nhân VKDT, TNF-α kích thích c c tế bào hủy xương gây hấp thu xương, tế bào màng hoạt dịch gây viêm màng hoạt dịch mặt kh c TNF-α còn kích thích tế bào sụn tiết ra enzym collagenase gây ph hủy sụn khớp Hậu quả là c c khớp sẽ bị sưng đau, bào mòn xương, hẹp khe khớp dẫn đến dính và biến dạng khớp Ngoài ra, TNF-α còn t c động hiệp đồng với IL-17

Trang 31

cảm ứng sản xuất IL-6, từ đó đưa đến c c t c dụng sinh học của IL-6 làm thúc đẩy phản ứng viêm trong VKDT [50]

Hình 1.3: Sơ đồ vai trò của TNF-α trong cơ chế bệnh sinh của VKDT[32]

1.2.3 Chất đối kháng TNF- α: Infliximab – Remicade

1.2.3.1 Cấu trúc Infliximab [51]

Infliximab (Remicade) là một kh ng thể đơn dòng chống lại yếu tố hoại

tử u alpha (TNFα), đó là một kh ng thể nhân tạo, tạo bởi sự kết hợp kh ng thể của chuột và kh ng thể của người, nên được gọi là kh ng thể đơn dòng khảm

Hấp thu xương Viêm màng HD Hủy sụn khớp

Trang 32

Hình 1.4: Cấu trúc của infliximab[51]

1.2.3.2 Cơ chế hoạt động của Infliximab

Infliximab hoạt động thông qua sự ngăn chặn TNFα gắn kết với thụ thể của nó trong tế bào Remicade ức chế t c động của TNF-α bằng cách gắn với TNF-α, do vậy ngăn cản không cho TNF-α gắn với các receptor nội sinh trên

bề mặt tế bào đích, hạn chế được t c động của TNF-α trong qu trình bệnh sinh của VKDT, ngăn cản quá trình viêm và phá hủy sụn khớp

Adapted from: http://www.medscape.org/viewarticle/507490_4

Hình 1.5: Cơ chế hoạt động của Infliximab

Phần gắn kết TNF-α Phần hằng định

Tế bào đích Đại thực bào

Infliximab

Trang 33

1.2.3.3 Thuốc Remicade [52]

- Thành phần: Infliximab

Mỗi lọ Remicade chứa 100mg infliximab Remicade dạng bột để pha dung dịch sẽ được pha với 10ml nước vô khuẩn và pha loãng thêm với dung dịch dịch natri cloride 0,9% để truyền

- Đặc tính dược động học

Remicade được đưa vào cơ thể qua đường truyền tĩnh mạch Với liều duy nhất 3, 5, và 10mg/kg, c c gi trị dược động học trung bình đối với nồng

độ tối đa trong huyết thanh tương ứng là 77, 118, và 277mcg/ml Thời gian

b n thải cuối cùng trung bình tại những liều này là 8 đến 9,5 ngày

- Chỉ định:

Viêm khớp dạng thấp:

Remicade được chỉ định để: Giảm các dấu hiệu và triệu chứng bệnh, ngăn ngừa tổn thương cấu trúc khớp, cải thiện chức năng vận động ở những bệnh nhân có bệnh tiến triển mặc dù đã điều trị với methotrexate (MTX), và những bệnh nhân có bệnh tiến triển nhưng chưa được điều trị với methotrexate

Viêm cột sống dính khớp

Viêm khớp trong bệnh vẩy nến, bệnh vẩy nến

Bệnh Crohn ở người lớn và trẻ em, bệnh Crohn có biến chứng lỗ rò Viêm loét ruột kết

- Chống chỉ định

+ Quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc hoặc với các protein có nguồn gốc từ chuột

Trang 34

+ Nhiễm trùng nặng như: Lao, nhiễm trùng huyết, áp xe, nhiễm trùng

cơ hội

+ Suy tim mức độ trung bình hoặc nặng (NYHAIII, IV)

- Liều lượng và cách dùng

Liều lượng: Remicade liều khởi đầu 3mg/kg trong 2 giờ, sau đó truyền

c c liều bổ sung 3mg/kg vào tuân thứ 2 và tuần thứ 6 kể từ lần truyền đầu tiên, rồi mỗi 8 tuần về sau Sau 22 tuần điều trị có thể tăng liều đến 10mg/kg Nên dùng kết hợp methotrexate

Cách dùng: Remicade dạng bột để pha dung dịch sẽ được pha với 10ml nước vô khuẩn và pha loãng thêm với dung dịch dịch natri cloride 0,9% để truyền

- Tác dụng không mong muốn

+ Các phản ứng liên quan đến tiêm truyền:

Gai rét, sốt, có kèm theo ngứa, nổi mề đay, các phản ứng liên quan đến tim phổi(như đau ngực, hạ huyết áp, khó thở),co giật,sốc phản vệ

+ Phản ứng quá mẫn muộn sau t i điều trị:

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm đau cơ, đau khớp,kèm theo sốt hoặc phát ban Có thể có ngứa, phù mặt, phù bàn tay, phù môi, khó nuốt, mày đay, đau họng, đau đầu

+ Nhiễm khuẩn hô hấp: viêm phổi

+ Suy tim xung huyết

+ Tăng men gan

Trang 35

1.3 Hiệu quả và tính an toàn của Infliximab qua các nghiên cứu:

Các thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy Infliximab có hiệu quả trong điều trị VKDT Hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả và tính

an toàn của Infliximab, Tuy nhiên trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của loại thuốc sinh học mới này

- Nghiên cứu của Mark A Quinn và cộng sự 2005 [3] được tiến hành trong 2 năm để đ nh gi hiệu quả của điều trị kết hợp Infliximab và MTX so với điều trị MTX phối hợp giả dược Nghiên cứu tập trung vào đ nh gi mức độ cải thiện CRP, HAQ, sự biến đổi trên phim chụp MRI khớp, ACR, DAS28

- Nghiên cứu của Ranvinder Maini và cộng sự năm 1999 [4] tiến hành trong 30 tuần với 428 bệnh nhân đã được chẩn đo n viêm khớp dạng thấp và được điều trị với MTX trong ít nhất 3 tháng trước khi được chọn ngẫu nhiên Các bệnh nhân được chia thành c c nhóm: Nhóm điều trị Infliximab phối hợp MTX và nhóm đối chứng điều trị giả dược kết hợp MTX

- Nghiên cứu của Peter E Lipsky và cộng sự năm 2000 [53] tiến hành trong 54 tuần đ nh gi trên 428 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thể hoạt động Điều trị Infliximab kết hợp với MTX so sánh với giả dược kết hợp với MTX

- Nghiên cứu của E William St.Clair và cộng sự năm 2004 [54] đ nh gi

1049 bệnh nhân được chẩn đo n viêm khớp dạng thấp sớm (thời gian mắc bệnh ≤

3 năm) Nhóm nghiên cứu điều trị Infliximab liều 3mg/kg hoặc 6mg/kg kết hợp với MTX so sánh với nhóm đối chứng điều trị giả dược kết hợp với MTX Đ nh giá kết quả ở tuần 54

- Nghiên cứu của W G Dixon và cộng sự năm 2006 [55] tiến hành

trong 4 năm, đ nh gi tình trạng nhiễm khuẩn ở hai nhóm bệnh nhân điều trị

Trang 36

viêm khớp dạng thấp: Nhóm nghiên cứu có 7644 bệnh nhân điều trị Infliximab kết hợp MTX so sánh với nhóm đối chứng có 1354 bệnh nhân điều trị cơ bản

Trong các nghiên cứu trên , bệnh nhân điều trị với Infliximab có tỉ lệ

đ p ứng ACR 20, 50,70 cao hơn so với nhóm chứng và mức độ đ p ứng tiếp tục cải thiện trong qu trình điều trị Các chỉ số về số khớp sưng, số khớp đau, thang điểm HAQ-DI, tốc độ máu lắng, CRP, điểm mức độ hoạt động bệnh DAS28 cũng giảm rõ rệt hơn ở nhóm điều trị phói hợp MTX và Infliximab

Trang 37

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2012 đến tháng 9 /2014

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:

2.1.1.1 Nhóm bệnh nhân nghiên cứu:

Bệnh nhân được điều trị nội trú và ngoại trú tại khoa Cơ xương khớp- Bệnh viện Bạch Mai và đ p ứng được các tiêu chuẩn sau:

- Bệnh nhân > 18 tuổi, được chẩn đo n VKDT theo tiêu chuẩn ACR 1987

- Đ p ứng không đầy đủ với điều trị trước đó bằng DMARDs (Methotrexat)

- Bệnh nhân đang trong đợt tiến triển của bệnh với DAS28 ≥ 3.2

- Bệnh nhân đồng ý điều trị thuốc Remicade

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:

- Bệnh nhân có chống chỉ định của Remicade

+ qu mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc hoặc với c c protein có nguồn gốc từ chuột

+ Nhiễm trùng nặng như: Lao, nhiễm trùng huyết, áp xe, nhiễm trùng

cơ hội

Trang 38

+ Suy tim mức độ trung bình hoặc nặng (NYHAIII, IV)

- Bệnh nhân có chống chỉ định của methotrexat: Hạ bạch cầu, suy gan, suy thận, tổn thương phổi mạn tính

- Bệnh nhân có thai hoặc dự định có thai trong vòng 6 th ng sau khi điều trị hoặc đang cho con bú

- Bệnh nhân không tuân thủ điều trị

2.1.3 Cỡ mẫu: Chọn cỡ mẫu thuận tiện (n=32 cho mỗi nhóm)

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp điều trị, có đối chứng

- Nhóm nghiên cứu được điều trị:

+ Remicade liều khởi đầu 3mg/kg trong 2 giờ, sau đó truyền c c liều bổ sung 3mg/kg vào tuần thứ 2 và tuần thứ 6 kể từ lần truyền đầu tiên

- Phương ph p thu thập số liệu: Theo bệnh n mẫu

C c chỉ số được đ nh gi tại c c thời điểm: T0: Trước điều trị T1:Sau điều trị 2 tuần T2: Sau điều trị 6 tuần T3: Sau điều trị 14 tuần 2.2.2 Các chỉ số trong nghiên cứu:

2.2.2.1 Đặc điểm chung của hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Đặc điểm về tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, giai đoạn bệnh (theo Steinbroker)

Trang 39

2.2.2.3 Các chỉ số về mức độ hoạt động bệnh tại thời điểm nghiên cứu

- Số khớp sưng, số khớp đau

- Thang điểm đau VAS: bệnh nhân được nhìn vào 1 thước có biểu thị

c c mức độ đau theo hình ảnh, sau đó bệnh nhân tự đ nh gi mức độ đau của mình theo hình ảnh đó Phía sau thước có c c vạch chia mức độ từ 1 đến 10cm tương ứng với từng hình ảnh ở mặt trước.Thầy thuốc đ nh gi mức độ đau của bệnh nhân theo c c vạch chia đó

Cấu tạo của thước đau VAS như sau:

Mặt trước của thước Mặt sau của thước

Hình 2.1 Thước đo VAS

Hình Thước đo VAS

Đ nh gi mức độ đau theo thang điểm VAS như sau:

Từ 1 đến 4 điểm: đau nhẹ

Từ 5 đến 6 điểm: đau trung bình

Từ 7 đến 10 điểm: đau nặng

Trang 40

- Xét nghiệm miễn dịch:

+ Yếu tố dạng thấp huyết thanh: được thực hiện tại khoa sinh hoá Bệnh viện Bạch Mai theo phương ph p đo độ đục, nồng độ trên 14IU/ml được coi là dương tính

- Tính điểm DAS 28-CRP bằng phần mềm trên trang web

2.2.2.4 Các chỉ số đánh giá hiệu quả điều trị:

- Hiệu quả giảm đau theo thang điểm đau VAS

- Hiệu quả trên thời gian cứng khớp buổi sáng

- Hiệu quả điều trị qua số khớp đau, số khớp sưng

- Chỉ số Ritchie: Chỉ số này được đ nh gi như sau: thầy thuốc dùng đầu ngón tay c i của mình ấn lên trên diện khớp của bệnh nhân với p lực vừa phải Tổng cộng có 26 vị trí bao gồm:

Ngày đăng: 21/06/2017, 15:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Trần Thị Minh Hoa (1999), Protein C phản ứng (CRP) trong một số bệnh lý xương khớp, Tạp chi thông tin dược. Bộ Y tế - Viện thông tin thư viện y học trung ương, 11, 25 - 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chi thông tin dược
Tác giả: Trần Thị Minh Hoa
Năm: 1999
14. Oligino, T.J. and S.A. Dalrymple, (2003), Targeting B cells for the treatment of rheumatoid arthritis. Arthritis Res Ther. 5 Suppl 4: 7-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arthritis Res Ther
Tác giả: Oligino, T.J. and S.A. Dalrymple
Năm: 2003
18. Steinbrocker O, T.C., Batterman RC (1949), Therapeutic criteria in rheumatoid arthritis. JAMA, (140): p. 659-662 Sách, tạp chí
Tiêu đề: JAMA
Tác giả: Steinbrocker O, T.C., Batterman RC
Năm: 1949
19. Arnett F C, Edworthy S M, Bloch D A et al (1988), The American Rheumatism Association 1987 revised criteria for the classification of rheumatoid arthritis. Arthritis Rheum, 31(3): p. 315-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arthritis Rheum
Tác giả: Arnett F C, Edworthy S M, Bloch D A et al
Năm: 1988
25. Emery P, Breedveld FC, Dougados M et al (2002), Early referral recommendation for newly diagnosed rheumatoid arthritis: evidence based development of a clinical guide. Ann Rheum Dis, 61(4): 290-297 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ann Rheum Dis
Tác giả: Emery P, Breedveld FC, Dougados M et al
Năm: 2002
29. Gaffo, A., K.G. Saag, and J.R. Curtis (2006), Treatment of rheumatoid arthritis. Am J Health Syst Pharm, 63(24): 2451-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Am J Health Syst Pharm
Tác giả: Gaffo, A., K.G. Saag, and J.R. Curtis
Năm: 2006
30. Nguyễn Thị Ngọc Lan (1998), “Nghiên cứu sử dụng Methotrexat liều nhỏ điều trị VKDT”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, trường Đại học y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sử dụng Methotrexat liều nhỏ điều trị VKDT”, "Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Lan
Năm: 1998
31. Henrike Van Dongen et al (2007), “Eficacy of Methotrexat treatment in patiens with probable Rheumatoid arthristis”, Arthristis &amp; Rheumatism, vol 56, No 5, 1424-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eficacy of Methotrexat treatment in patiens with probable Rheumatoid arthristis”, "Arthristis & Rheumatism
Tác giả: Henrike Van Dongen et al
Năm: 2007
33. Arend WP (1991), “Interleukin -1 receptor antagonist. A new member of the interleukin family”, J Clin Invest, 88, 1445-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Interleukin -1 receptor antagonist. A new member of the interleukin family”, "J Clin Invest
Tác giả: Arend WP
Năm: 1991
34. So A, De Smedt T, Revaz S et al (2007), A pilot study of IL-1 inhibition by anakinra in acute gout. Arthritis Res Ther, 9(2): p. R28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arthritis Res Ther
Tác giả: So A, De Smedt T, Revaz S et al
Năm: 2007
35. Dayer, J.M. and E. Choy, (2010). Therapeutic targets in rheumatoid arthritis: the interleukin-6 receptor. Rheumatology (Oxford), 49(1): 15-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rheumatology (Oxford
Tác giả: Dayer, J.M. and E. Choy
Năm: 2010
37. Nguyễn Mai Hồng (2012), Bước đầu đ nh gi hiệu quả và tính an toàn của Actemra (Tocilizumab) trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Tạp chí Y học Việt nam, 397: 108-117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học Việt nam
Tác giả: Nguyễn Mai Hồng
Năm: 2012
38. Đặng Hồng Hoa (2012), Ức chế thụ thể interleukin-6: Hướng tiếp cận mới trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Tạp chí Y học Việt Nam 397: 30-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học Việt Nam
Tác giả: Đặng Hồng Hoa
Năm: 2012
40. Nakamura, T. and T. Matsubara (2013), [Abatacept]. Nihon Rinsho, 71(7): 1232-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nihon Rinsho
Tác giả: Nakamura, T. and T. Matsubara
Năm: 2013
41. Edwards JC, Szczepanski, L, Szechinski, J, et al (2004), “Efficacy of B- cell-targeted therapy with rituximab in patients with rheumatoid arthritis”, N Engl J Med, 305, 2572-92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Efficacy of B-cell-targeted therapy with rituximab in patients with rheumatoid arthritis
Tác giả: Edwards JC, Szczepanski, L, Szechinski, J, et al
Năm: 2004
44. Sherrer YS, Bloch DA et al (2005), “The development of disability in rheumatoid arthristis”, Arthristis &amp; Rheumatism, Vol 29, Issue 4, 494-500 45. Imagama, T. and T. Taguchi (2013), Efficacy and adverse reactions ofthe TNFalpha inhibitor infliximab in rheumatoid arthritis. Nihon rinsho, 71(7), 1209-1213 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The development of disability in rheumatoid arthristis”, "Arthristis & Rheumatism
Tác giả: Sherrer YS, Bloch DA et al (2005), “The development of disability in rheumatoid arthristis”, Arthristis &amp; Rheumatism, Vol 29, Issue 4, 494-500 45. Imagama, T. and T. Taguchi
Năm: 2013
46. J S Smolen, C Han, D M F M van der Heijde,P Emery,et al (2009), Radiographic changes in rheumatoid arthritis patients attaining different disease activity states with methotrexate monotherapy and infliximab plus methotrexate: the impacts of remission and tumour necrosis factor blockade. Ann Rheum Dis;68:823–827 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ann Rheum Dis
Tác giả: J S Smolen, C Han, D M F M van der Heijde,P Emery,et al
Năm: 2009
47. Klarenbeek NB, Güler-Yüksel M, van der Kooij SM, et al (2011), The impact of four dynamic, goal-steered treatment strategies on the 5-year outcomes of rheumatoid arthritis patients in the BeSt study . Ann Rheum Dis. doi:10.1136/ard.2010.141234 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ann Rheum Dis
Tác giả: Klarenbeek NB, Güler-Yüksel M, van der Kooij SM, et al
Năm: 2011
48. Victoria Bejarano1, Philip G. Conaghan1, Mark A. Quinn1,et al (2010), Benefits 8 years after a remission induction regime with an infliximab and methotrexate combination in early rheumatoid arthritis.Rheumatology; 49:1971–1974 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rheumatology
Tác giả: Victoria Bejarano1, Philip G. Conaghan1, Mark A. Quinn1,et al
Năm: 2010
50. Choy EH, Panay GS. (2001), “Cytokin pathways and joint inflammation in rheumatoid athristis”. N Engl J Med, 344, 907-916 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cytokin pathways and joint inflammation in rheumatoid athristis”. "N Engl J Med
Tác giả: Choy EH, Panay GS
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w