1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoạt động của ngân hàng đông dương từ năm 1875 đến năm 1945

224 496 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 224
Dung lượng 6,07 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Liên quan tới đề tài này, từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh của n

Trang 2

NGHỆ AN - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực Những kết luận của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác

Nghệ An, tháng 6 năm 2017

Tác giả

Đỗ Thị Mỹ Hiền

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU v

DANH MỤC PHỤ LỤC vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8

1.1 Các công trình nghiên cứu về sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh của nó tại Việt Nam 8

1.1.1 Tác giả người nước ngoài 8

1.1.2 Tác giả người Việt Nam 10

1.2 Các tài liệu nghiên cứu về chức năng và hoạt động chủ yếu của ngân hàng 11

1.2.1 Các công trình nghiên cứu của các tác giả người nước ngoài 11

1.2.2 Các công trình nghiên cứu của các tác giả người Việt Nam 18

1.3 Các công trình nghiên cứu về tác động của Ngân hàng Đông Dương đối với kinh tế, xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp 22

1.4 Nhận xét về vấn đề nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học đặt ra cho luận án 26

CHƯƠNG 2 SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TIỀN CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG 31

2.1 Sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh của nó ở Việt Nam 31

2.1.1 Ngân hàng Đông Dương và chi nhánh ở Nam Kỳ 31

2.1.2 Chi nhánh ở Bắc Kỳ 35

2.1.3 Chi nhánh ở Trung Kỳ 36

Trang 5

2.2 Ngân hàng Đông Dương với chức năng là Ngân hàng Phát hành tiền 38

2.2.1 Đồng tiền Đông Dương 39

2.2.2 Các loại tiền của các nước lưu hành ở Việt Nam 46

2.2.3 Hoạt động lưu thông tiền tệ 49

CHƯƠNG 3 HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG VỚI CHỨC NĂNG LÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 56

3.1 Hoạt động của ngân hàng thương mại 56

3.1.1 Tín dụng 56

3.1.2 Hối đoái 74

3.1.3 Quản lý buôn bán vàng, kim loại quý và cầm cố 78

3.2 Hoạt động đầu tư tài chính 80

3.2.1 Đầu tư vào nông nghiệp 82

3.2.2 Đầu tư vào công nghiệp 89

3.2.3 Đầu tư phát triển giao thông vận tải 95

CHƯƠNG 4 TÁC ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 101

4.1 Tác động của Ngân hàng Đông Dương đến nền kinh tế Việt Nam 101

4.1.1 Tác động tiêu cực 101

4.1.2 Tác động tích cực 124

4.2 Tác động của Ngân hàng Đông Dương đối với xã hội Việt Nam 127

4.2.1 Tác động tiêu cực 127

4.2.2 Tác động tích cực 142

KẾT LUẬN 145

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

1 CIC Ngân hàng Tín dụng Kỹ nghệ và Thương mại (Pháp)

2 CPA Caisse provincial de crédit agricole populaire (Nông phố

Ngân hàng)

3 CPNV Phông Tòa đại biểu Chính phủ Nam Việt

4 DFI Phông Sở Tài chính Đông Dương

5 F Đồng franc Pháp

6 GOUGAL Phông Toàn quyền Đông Dương

7 GOUCOCH Phông Thống đốc Nam Kỳ

8 NXB Nhà xuất bản

9 NSĐP Ngân sách địa phương

10 OICAM Đông Dương Nông tín tương tế cục

11 RST Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ

12 S Phông Sách tiếng Pháp

13 SFCT Phông Công ty than Bắc Kỳ

14 SICAM Société Indigène de Crédit Agricole Mutuel (Hội Nông tín

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Trang

Bảng

Bảng 2.1 Quy định về việc sản xuất đồng bạc Đông Dương theo các mệnh giá 41

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động cho vay của Ngân hàng Đông Dương giai đoạn 1878 - 1885 65

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động cho vay của Ngân hàng Đông Dương giai đoạn 1886 - 1896 66

Bảng 3.3 Cơ cấu vốn của các SICAM giai đoạn 1923-1930 68

Bảng 3.4 Hoạt động của các SICAM và quỹ trung ương giai đoạn 1939 - 1943 69

Bảng 3.5 Thống kê về hoạt động cho vay theo mùa ở các tỉnh Bắc Kỳ 71

Bảng 3.6 Cơ cấu vốn của các CPA giai đoạn 1928 - 1938 72

Bảng 3.7 Tình hình vốn hoạt động của các CPA giai đoạn 1939-1944 73

Bảng 3.8 Bản chất các hoạt động của ngân hàng thực hiện giai đoạn 1914 - 1921 74

Bảng 3.9 Tỷ lệ chuyển đổi giữa đồng bạc Đông Dương với đồng franc Pháp 75

Bảng 3.10 Hoạt động hối đoái của ngân hàng từ năm 1914-1921 77

Bảng 3.11 Tỷ lệ chuyển đổi giữa đồng bạc Đông Dương với một số đồng tiền thông dụng 78

Bảng 3.12 Sự tiến triển của việc tham gia tài chính của Ngân hàng Đông Dương trong các công việc kinh doanh ở Đông Dương và hải ngoại 81

Bảng 3.13 Địa vị của Việt Nam trong việc xuất cảng thóc gạo 86

Bảng 3.14 Diện tích cao su trồng ở Việt Nam từ 1897 đến 1945 88

Bảng 3.15 Tình hình khai thác than ở Đông Dương giai đoạn 1899-1945 91

Bảng 3.16 Nguồn vốn của công ty than Hòn Gai từ 1888-1939 92

Bảng 3.17 Lợi nhuận của hãng Phông-ten 94

Bảng 4.1 Tình hình lưu hành giấy bạc Đông Dương 102

Bảng 4.2 Sự tiến triển của chỉ số lưu hành bạc giấy ở Đông Dương từ năm 1913 đến năm 1939 105

Bảng 4.3 Các chi phí và số tiền lãi do độc quyền phát hành của Ngân hàng Đông Dương từ năm 1933 đến 1943 107

Bảng 4.4 Thống kê giá cao su qua các năm 116

Bảng 4.5 Số tiền thưởng cho mỗi kí lô cao su xuất khẩu 117

Bảng 4.6 Kết quả kinh đoanh đường sắt giữa Chính phủ Pháp và Công ty hỏa xa Vân Nam 123

Bảng 4.7 Thu ngân sách Nam Kỳ từ thuốc phiện giai đoạn 1882-1885 139

Biểu Biểu đồ 4.1 Về tình hình lưu thông tiền tệ trong từng giai đoạn từ 1913-1939 106

Trang 8

DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang

A CÁC BẢNG BIỂU 1

Bảng 1: Lợi nhuận của Ngân hàng Đông Dương (1875-1939) 1

Bảng 2 Bảng trọng tải thực khối lượng hàng hóa thương mại vận chuyển từ năm 1918-1926 3

Bảng 3: Số rượu bán được từ năm 1935-1939 4

Bảng 4: Số thuốc phiện bán được từ năm 1936-1939 4

B MỘT SỐ BẢN ĐỒ VÀ LƯỢC ĐỒ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÔNG DƯƠNG THỜI PHÁP 5

Bản đồ 1: Mạng lưới của Ngân hàng Đông Dương 5

Bản đồ 2: Về Tuyến đường sắt Đông Dương 6

Biểu đồ 3: Doanh thu tính theo km của tuyến đường sắt 7

Biểu đồ 4: Chi phí tính theo km của tuyến đường sắt 8

Biểu đồ 5: Lợi nhuận của tuyến đường sắt 9

Biểu đồ 6: Gạo xuất khẩu từ Sài Gòn qua Singapore từ năm 1900 - 1936 10

C MỘT SỐ TRANH ẢNH VỀ NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG TẠI PHÁP VÀ VIỆT NAM 11

Ảnh 1: Trụ sở chính Ngân hàng Đông Dương tại Paris (Pháp) 11

Ảnh 2: Chi nhánh Ngân hàng ở Sài Gòn năm 1875 Một ngôi nhà lát gạch rất đẹp, không có tầng, kích thước trung bình Một ngôi nhà rất phù hợp với một doanh nghiệp triển vọng, nhưng đang cần phải chứng minh khả năng của mình 11

Ảnh 3: Một góc trụ sở Ngân hàng Đông Dương - Chi nhánh Sài Gòn 12

Ảnh 4: Một góc trụ sở Ngân hàng Đông Dương - Chi nhánh Hải Phòng 12

Ảnh 5: Trụ sở Ngân hàng Đông Dương - Chi nhánh Hà Nội 13

Ảnh 6: Chi nhánh ngân hàng Hà Nội năm 1901 Những vị trí giao dịch tiền mặt nằm ngay chính giữa đại sảnh Tỷ giá hối đoái được dán áp phích rất rõ ràng và minh bạch 13

Ảnh 7: Các nhà tư sản mại bản của chi nhánh Hải Phòng đang đếm tiền 14

D MỘT SỐ LOẠI TIỀN ĐÔNG DƯƠNG (BANQUE DE L'INDOCHINE) 15

I TIỀN GIẤY 15

II TIỀN ĐỒNG 19

E TIỀN NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG PHÁT HÀNH 24

KỲ I (PHÁT HÀNH NĂM 1876 - 1892) 24

KỲ II (PHÁT HÀNH NĂM 1893 - 1896) 25

KỲ III (PHÁT HÀNH NĂM 1898 - 1903) 26

KỲ IV (PHÁT HÀNH NĂM 1903 - 1907) 26

KỲ V (PHÁT HÀNH NĂM 1909 - 1925) 27

KỲ VI (PHÁT HÀNH NĂM 1919 - 1920) 30

F CÁC NGHỊ ĐỊNH, ĐƠN XIN VAY, TRẢ TIỀN… 31

G SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG ĐẾN NĂM 1930 52

H NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG SAU NĂM 1975 53

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.1 Một trong những công cụ chủ chốt giúp một nước tư bản có thể thực

hiện tốt việc khai thác thuộc địa đó là nắm trong tay hệ thống tiền tệ Khi có được công cụ này, chính quyền thực dân có thể quản lý tài chính, quản lý đầu tư, quản lý tín dụng và quản lý thanh toán Người Pháp hiểu rất rõ điều này Để chuẩn bị cho việc hoàn tất công cuộc xâm chiếm thuộc địa ở Đông Dương theo ý đồ riêng của chính quyền thực dân, năm 1875, Pháp cho thành lập Ngân hàng Đông Dương và phát hành tiền Đông Dương Đồng Đông Dương không lâu sau đó đã chiếm vị trí trọng yếu trong hệ thống lưu thông tiền tệ ở Việt Nam và trở thành công cụ để thực dân Pháp đặt nền tảng cai trị lâu dài ở nước ta nói riêng và các nước Đông Dương nói chung thông qua Hiệp ước Patenôtre (1884)

Quá trình ra đời của Ngân hàng Đông Dương, sự mở rộng hoạt động về phạm vi địa lý và phạm vi kinh tế cho đến khi Liên bang Đông Dương ra đời qua Hiệp ước Patenôtre (1884) cho thấy cách thức và phương pháp khai thác thuộc địa của Pháp được tổ chức và vận hành theo đúng trật tự: khởi sự từ việc thành lập Ngân hàng Đông Dương, Pháp tổ chức đưa đồng Đông Dương vào lưu thông và biến ngân hàng này thành bộ máy đầu tư Núp dưới vỏ bọc phát triển kinh tế ở Đông Dương, bộ máy này trở thành công cụ cai trị và khai thác thuộc địa của Pháp

1.2 Nghiên cứu lịch sử về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đông Dương, một định chế tài chính đặc thù, như là một biểu trưng cho sự hiện diện của thực dân Pháp ở Việt Nam, trong mối liên hệ với chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa kiểu thực dân là một vấn đề có ý nghĩa khoa học, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học; song hiện tại vẫn còn nhiều khoảng trống nhất định trong việc làm rõ vị trí lịch sử của Ngân hàng Đông Dương trong việc thực hiện chính sách khai thác thuộc địa của Pháp

Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Ngân hàng Đông Dương của các tác giả trong và ngoài nước Các công trình nghiên cứu ấy đã đưa lại một

Trang 10

nguồn tư liệu hết sức phong phú, những nhận định khoa học và những gợi mở quan trọng cho những nhà nghiên cứu sau này kế thừa và phát huy Tuy nhiên, vẫn còn thiếu một nghiên cứu có tính chất chuyên sâu và có hệ thống về quá trình hình thành và hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam được đặt trong mối tương quan với chính sách cai trị thuộc địa của thực dân Pháp, núp dưới vỏ bọc phát triển kinh tế ở Đông Dương

1.3 Việt Nam đang trên con đường chuyển mình, phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới Tuy nhiên, những gì diễn ra trong lịch sử đã tạo nên yếu tố nền tảng, mang nét rất đặc trưng Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, bên cạnh những yếu tố tiêu cực, mang bản chất bóc lột thuộc địa của chủ nghĩa thực dân thì mô hình Ngân hàng Đông Dương cũng mang lại những kinh nghiệm quý báu, những bước đi đầu tiên cho quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng hiện nay Nghiên cứu về Ngân hàng Đông Dương không chỉ có ý nghĩa về lịch sử

mà còn có thể rút ra một số đặc điểm, kinh nghiệm và bài học quản lý gợi ý cho chính sách phát triển tài chính - ngân hàng của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay

1.4 Kể từ khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế hành chính, tập trung, bao cấp bước sang thời kỳ Đổi mới (1986), theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển Các ngân hàng cổ phần vốn trong nước cũng như vốn nước ngoài thi nhau thành lập, hình thành một hệ thống ngân hàng, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống đất nước, đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân Với những hoạt động sôi động của chúng, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực, vượt bậc, góp phần đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đưa nước ta trở thành nước phát triển trung bình Bên cạnh những thành tích to lớn đó, hệ thống ngân hàng nước ta cũng để lại những hệ lụy không nhỏ liên quan đến hoạt động yếu kém, đặc biệt là làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng mà cho đến nay Chính phủ vẫn đang tập trung xử lý, để lành mạnh hóa ngành ngân hàng

Trang 11

Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945” làm Luận án tiến sĩ Lịch

sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở khảo cứu nguồn tài liệu tin cậy, luận án tập trung nghiên cứu sự

ra đời của Ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh của nó tại Việt Nam từ năm

1875 đến năm 1945 đồng thời làm rõ chức năng phát hành tiền, chức năng là ngân hàng thương mại và hoạt động đầu tư tài chính của ngân hàng Từ đó, luận án đánh giá thực chất, rút ra những tác động của Ngân hàng Đông Dương đối với kinh tế, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau:

- Thứ nhất, làm rõ bối cảnh ra đời, hoạt động phát hành tiền và chính sách

tiền tệ của Ngân hàng Đông Dương từ năm 1875 đến năm 1945

- Thứ hai, làm rõ hơn về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương với chức

năng là Ngân hàng Thương mại

- Thứ ba, đi sâu nghiên cứu về hoạt động đầu tư tài chính của Ngân hàng

Đông Dương tại Việt Nam

- Thứ tư, tìm hiểu rõ những tác động của Ngân hàng Đông Dương đối với

kinh tế, xã hội và đời sống của người dân Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự ra đời và hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Về thời gian, trên cơ sở những tài liệu hiện có, tác giả xác định phạm

vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Đông

Trang 12

Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 Sở dĩ chúng tôi lấy mốc năm

1875 làm mốc mở đầu nghiên cứu vì năm 1875 Ngân hàng Đông Dương được thành lập tại Paris và cũng trong năm đó, chi nhánh đầu tiên của nó được chọn mở

ở Sài Gòn (19/4/1875) Năm 1945 được chọn làm mốc kết thúc vì Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và cho phát hành tiền Việt Nam thay thế cho đồng Đông Dương (cũng từ năm 1940, nước Pháp bị Đức chiếm đóng và Ngân hàng Đông Dương đặt trụ sở tại Paris cũng ngưng việc phát hành giấy bạc, vì không chở qua được)

3.2.2 Về không gian địa lý, luận án xác định phạm vi nghiên cứu là hoạt

động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam trên địa bàn Nam Kỳ, Bắc Kỳ và Trung Kỳ

3.2.3 Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu về hoạt động của Ngân

hàng Đông Dương với các chức năng là:

- Ngân hàng Phát hành, ở đây luận án đi sâu về hoạt động phát hành và hoạt động tiền tệ Tìm hiểu các loại tiền được phát hành ở hai chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam là chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Hải Phòng Qua đó đánh giá tác động của hoạt động phát hành tiền đối với kinh tế, xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp

- Ngân hàng Thương mại, luận án đi sâu tìm hiểu về hoạt động tín dụng cho vay, hoạt động hối đoái, kinh doanh vàng bạc của ngân hàng và đánh giá những tác động của nó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam

- Đầu tư tài chính, ở phần này, luận án chỉ tìm hiểu những lĩnh vực mà ngân hàng trực tiếp bỏ vốn đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần hay tài trợ cho các công ty Pháp và ảnh hưởng của những hoạt động đó đến kinh tế, xã hội Việt Nam

Những vấn đề nằm ngoài giới hạn về thời gian, không gian và nội dung nêu

trên sẽ không thuộc phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài

Trang 13

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

Để hoàn thành Luận án, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau:

- Tài liệu lưu trữ: Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiếp cận và khai thác nguồn

tư liệu lưu trữ bằng tiếng Pháp và tiếng Việt hiện có ở Việt Nam, lưu tại Trung tâm

lưu trữ Quốc gia I (Hà Nội), Trung tâm lưu trữ Quốc gia II (TP.HCM), và ở Pháp như Trung tâm lưu trữ Quốc gia hải ngoại Pháp (Archives Nationales d’Outre-Mer - ANOM, thành phố Aix - En - Provence, Cộng hòa Pháp), Thư viện Quốc gia Pháp (Bibliothèque Nationale de France - BnF), Thư viện Quốc gia Việt Nam Phần lớn những tài liệu đó là những tài liệu gốc có liên quan trực tiếp đến đề tài

- Tài liệu tham khảo: Trong quá trình triển khai luận án, chúng tôi đã tiếp

cận các công trình chuyên khảo của các học giả trong và ngoài nước có nội dung đề cập trực tiếp đến sự ra đời và hoạt động của Ngân hàng Đông Dương Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiếp cận khai thác một số công trình nghiên cứu, các bài viết được

công bố trên các tạp chí kinh tế thời thuộc địa như Buletin économique de l’Indochine, Bulletin officiel de la Cochinchine française, Eveil économique de l’Indochine, Journal officiel de l’Indochine française,… và các tạp chí nghiên cứu

chuyên ngành (tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tạp chí Xưa và nay…), các luận án, luận văn, báo chí chính thống định kỳ và một số trang website uy tín trong và ngoài nước có nội dung liên quan đến Ngân hàng Đông Dương

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp luận, để giải quyết những vấn đề do đề tài đặt ra, chúng tôi dựa vào chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế - chính trị (những khái niệm về tiền, về kinh tế - chính trị) Ở đây, chúng tôi sử dụng quan điểm sử học Mác xít nhằm đánh giá một cách khách quan về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm

1875 đến năm 1945 Quan điểm sử học Mác xít cũng là kim chỉ nam để chúng tôi

xử lý nguồn tư liệu trên tinh thần khoa học và đảm bảo tính lịch sử

Trang 14

Trong quá trình giải quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là phương pháp lịch sử, phương pháp logic và các phương pháp khác như: phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp điền dã (trong quá trình làm luận án chúng tôi đã đi tới Hà Nội, Hải Phòng và Singapore để tìm hiểu về Ngân hàng Đông Dương chi nhánh Hà Nội, Hải Phòng và Ngân hàng Indosuez) nhằm xem xét một cách trung thực, khách quan về những hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 theo yêu cầu của đề tài đặt ra

5 Đóng góp của luận án

- Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam phục dựng lại bức tranh toàn cảnh, chi tiết và hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam trong suốt thời gian từ năm 1875 đến năm 1945

- Luận án chỉ ra mối liên hệ biện chứng giữa hoạt động của Ngân hàng Đông Dương và chính sách cai trị thuộc địa của thực dân Pháp, thông qua hoạt động chủ yếu là cho vay (cung cấp tín dụng), hối đoái và đầu tư

- Từ việc nghiên cứu hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945, luận án đã đánh giá, rút ra những tác động của Ngân hàng Đông Dương đối với kinh tế, xã hội Việt Nam, đồng thời chỉ ra những đóng góp của Ngân hàng Đông Dương đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay

- Luận án góp phần bổ sung thêm vào hệ thống tư liệu và lập luận khoa học đối với việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, nhất là lịch sử ngành tài chính - ngân hàng ở Việt Nam thời cận đại

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là một nguồn tài liệu để các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo thuộc các lĩnh vực tài chính, ngân hàng tham khảo, bổ khuyết để xây dựng các giải pháp quản lý ngành tài chính - ngân hàng ngày càng

hoàn thiện và hiệu quả hơn

Trang 15

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm bốn chương:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Sự ra đời và hoạt động phát hành tiền của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam

Chương 3: Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương với chức năng là Ngân hàng Thương mại và đầu tư tài chính

Chương 4: Tác động của của Ngân hàng Đông Dương đối với kinh tế - xã hội Việt Nam

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Liên quan tới đề tài này, từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh của nó; hoạt động của Ngân hàng Đông Dương và tác động của nó đối với tình hình kinh

tế, xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc Cụ thể là:

1.1 Các công trình nghiên cứu về sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương

và các chi nhánh của nó tại Việt Nam

1.1.1 Tác giả người nước ngoài

Nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam đã được nhiều học giả ngoài nước quan tâm ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau Từ những năm nửa cuối thế kỷ XIX, học giả nước ngoài đã từng đến sinh sống và làm việc ở Việt Nam đã ghi nhận lại quá trình người Pháp xâm lược Việt Nam và cả những kế hoạch cho việc thành lập Ngân hàng Đông Dương trong thời gian sớm nhất Nguồn

tư liệu của các tác giả nước ngoài đóng vai trò hết sức quan trọng vì phần lớn các tác giả đều là những nhân vật chủ chốt hay ít nhiều gì cũng có quan hệ mật thiết với chính quyền thực dân

Chúng tôi đã tiếp cận với công trình nghiên cứu bằng tiếng Pháp mang tính khái quát nhất về sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh của nó ở

Việt Nam, đó là cuốn Histoire de la Banque de l’Indochine (1875-1975), Fayadd, Paris, 1981 (Lịch sử Ngân hàng Đông Dương (1875-1975) của Marc Meuleau được

René Ngọc Nhân dịch và đăng trên trang web http://renengocnhan.wordpress.com) Công trình đã cho thấy dự án của ông Kresser với việc thành lập Ngân hàng Đông Dương trong bối cảnh lịch sử Việt Nam và nước Pháp cuối thế kỷ XIX Cùng với thời gian thành lập chi nhánh Ngân hàng Đông Dương ở Nam Kỳ, tác giả còn cho biết vì sao phải thành lập các chi nhánh ngân hàng ở Hải Phòng (1885), Hà Nội (1887), Đà Nẵng (1891), Cần Thơ và Nam Định (1926), Vinh (1927), Quy Nhơn (1928), Huế (1929) và ở Đà Lạt (1943) Có thể nói đây là một công trình khoa học

Trang 17

lớn Nó là kết quả gặp gỡ giữa ngành Đại học của nước Pháp và văn phòng Tổng Giám đốc của Ngân hàng Indosuez cùng với cộng đồng các vị sử gia mà tác giả là một trong những thành viên Tất cả các thành viên đặc biệt là văn phòng Tổng Giám đốc của Ngân hàng Indosuez đều mong muốn hiểu biết tường tận về một quá khứ xa xôi mà nay chỉ còn vài hình ảnh cũ kỹ còn tồn tại ở các văn phòng của các

vị Bộ trưởng Công trình Lịch sử Ngân hàng Đông Dương đã cung cấp một nguồn

sử liệu quan trọng giúp người đọc biết được sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương

và các chi nhánh của ngân hàng này Toàn bộ tác phẩm dài tổng cộng 713 trang gồm 16 chương, nhưng chỉ có các chương II, IV,V, IX, XII là ít nhiều đề cập đến hoạt động của các chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam chứ nó không

đi sâu nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam

Nghiên cứu về sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương còn phải kể đến công

trình La présence financière et economique française en Indochine (1859 - 1939) (“Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương”) của Jean Pierre

Aumiphin Tác giả đã dành 11 trang (từ trang 15 đến trang 25) để nói đến quá trình hình thành của Ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh tại Sài Gòn, Hải Phòng,

Hà Nội, Đà Nẵng

Năm 1929, Tiến sĩ Luật học H Simoni xuất bản tác phẩm Le role du capital Dans la mise en valeur de l’Indochine (Vai trò của tư bản Pháp trong cuộc khai thác xứ Đông Dương, Helms, Libraire - Editeur, Paris,1929) Ở trang 5, nguyên Bộ

trưởng Bộ Thuộc địa Pháp đánh giá công trình này là “đã khiến cho người đọc tìm thấy nhiều tư liệu quý giá nhất để có một khái niệm đúng đắn và chính xác về trình

độ phát triển kinh tế và tài chính mà hiện nay là xứ thuộc địa lớn ở Viễn Đông… đã

đạt được” Nội dung gồm có phần mở đầu và 3 phần nội dung (Phần thứ nhất: Các nhà ngân hàng và tín dụng, gồm có 4 chương; Phần thứ hai: Kết quả của việc khai thác, gồm có 5 chương; Phần thứ ba: Mục đích các khoản chi công cộng, gồm có 4

chương) Ở chương II, phần thứ nhất có đề cập đến Ngân hàng Đông Dương Tác phẩm của H Simoni đã được dịch sang tiếng Việt và bản đánh máy hiện nay được lưu trữ tại thư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 18

Tạp chí Bulletin Général de L'Instrution Publique với bài Le nouvel immeuble de la banque de l'Indochine à Saigon, Hà Nội, 1928 Khi nói đến sự ra

đời của Ngân hàng Đông Dương đã cho ta biết ngôi nhà mới của Ngân hàng Đông Dương tại Sài Gòn được xây dựng với diện tích 6.400 mét vuông giới hạn bởi 4 đường Quai Belgique, Chaigneau, Lefebre, Pellerin (khu nhà Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh nhìn ra Bến Chương Dương ngày nay) Mặt tiền hướng ra Quai de Belgique, có đường cho xe lên tận cửa vào chính Gần trung tâm, 1.600 mét vuông dành một khu vuông 25 mét ở giữa làm nơi giao dịch với khách hàng Tầng 1 dành cho các bộ phận của ngân hàng Tầng 2 dành cho các công ty thuê, lên xuống có thang máy Tầng hầm có phòng để các tủ sắt cho khách hàng thuê

1.1.2 Tác giả người Việt Nam

Bên cạnh các tác giả người nước ngoài, các tác giả trong nước cũng đề cập đến sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương Trong số các tác giả trong nước có đề cập đến sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh của ngân hàng phải

kể đến tác giả Phạm Quang Trung với công trình: Lịch sử tín dụng nông nghiệp Việt Nam (1875-1945), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997, nội dung của công

trình này bao gồm 2 phần (tổng cộng 472 trang) và kết luận Ở Phần thứ nhất, chương I, tác giả dành trọn mục 2 không chỉ đề cập đến thời gian ra đời các chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam mà còn đề cập đến các chi nhánh khác của ngân hàng ở các vùng đất hải ngoại của Pháp

Tác giả Dương Kinh Quốc với công trình Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858-1918), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006 Ở trang 104, phần năm 1875, tác giả

ghi: ngày 21 tháng giêng năm 1875 Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Ngân hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine) và giao độc quyền phát hành giấy bạc cho Ngân hàng Đông Dương Ngoài trụ sở chính của Ngân hàng Đông Dương đặt tại Pháp; cho tới năm 1912 ngân hàng đã có nhiều chi nhánh hoặc đại lý đặt tại các nước Đông Dương và các nước ngoài Đông Dương

Trang 19

Tác giả Nguyễn Khắc Đạm với công trình, Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam, NXB Văn - Sử - Địa, Hà Nội, 1957, ở trang 36, tác giả có

nhắc đến sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương

Trong công trình Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858-1945)

(NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội), tác giả Nguyễn Văn Khánh đã dành một mục của chương II để khái quát sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương tại Paris và các chi nhánh của ngân hàng tại Việt Nam

Ngoài ra, sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương còn được đề cập trong các công trình nghiên cứu, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tạp chí Xưa và nay…, tiêu biểu như: tác giả Nguyễn Văn

Cường với bài Tiền tệ thời Pháp thuộc, Lương Hữu Định với bài Tiền tệ thời kỳ

Ngân hàng Đông Dương, Đào Hùng với bài Sự thành lập Ngân hàng Đông Dương

và những tờ giấy bạc đầu tiên, Nguyễn Thị Nga với bài Ngân hàng Đông Dương

và vai trò của nó trong công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp giai đoạn (1897-1929) Trong những bài viết này, các tác giả đã cung cấp ít nhiều thông tin

về sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc

Như vậy, các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã ít nhiều đề cập đến sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương Các công trình đó đã giúp tác giả có cái nhìn khái quát về bối cảnh lịch sử ra đời của các chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam

1.2 Các tài liệu nghiên cứu về chức năng và hoạt động chủ yếu của ngân hàng

1.2.1 Các công trình nghiên cứu của các tác giả người nước ngoài

Các công trình nghiên cứu về chức năng và hoạt động của Ngân hàng Đông Dương ở nước ngoài có thể chia làm hai nhóm: Nhóm các công trình liên quan gián tiếp và nhóm các công trình liên quan trực tiếp

* Về nhóm các công trình nghiên cứu liên quan gián tiếp

Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, để phục vụ cho công cuộc thực dân hoá, Pháp đã đẩy mạnh nghiên cứu về Việt Nam Nhiều công trình khảo cứu công

Trang 20

phu của các tác giả người Pháp được công bố, như: Y.Henry với Economie agricole de l'Indochine (Kinh tế nông nghiệp Đông Dương, Hà Nội, 1932), Paul Bernard với Le problème économique Indochinois (Vấn đề kinh tế Đông Dương, Paris, 1934) và cuốn Nouveux aspests du problème économique de l’Indochine, F.Sorlot (Phương diện mới của vấn đề kinh tế Đông Dương, Paris, 1937), hay Pierre Gourou với cuốn Les Paysans du deltat tonkinois (Người nông dân Bắc Kỳ, Paris, 1936) và cuốn L’utilisation du sol en Indochine française (Việc sử dụng đất

ở Đông Dương thuộc Pháp, Paris, 1940) Trong các công trình này, các tác giả tập trung phân tích tình hình sở hữu ruộng đất, canh tác nông nghiệp, sử dụng nhân công trong kinh tế nông nghiệp Đông Dương đã cho ta một cái nhìn khái quát về kinh tế nông thôn Việt Nam

Tác phẩm Le role du capital Dans la mise en valeur de l’Indochine của Tiến

sĩ Luật học H.Simoni Trong chương II, phần thứ nhất đề cập đến hoạt động tín dụng Phần thứ hai, trong chương V với tiêu đề “Hầm mỏ” có hai tiểu mục “Pháp chế về hầm mỏ” và “Khai thác hầm mỏ - Nhiên liệu và quặng” tác giả nêu một cách

sơ lược về hoạt động khai thác hầm mỏ Phần thứ ba, chương I và II nói về công chính, vận tải tư nhân

Nói về kinh tế Việt Nam thời thuộc Pháp thì có rất nhiều tác giả nước ngoài

đề cập đến như Regismanset với cuốn Sự thần kỳ Pháp ở châu Á, G.Grès và Cie Paris, 1922; Touzet A, L’économie indochinoise et la crise universelle, Paris, 1934; Lanessan với cuốn L’Indochine française, Paris, 1889… Tất cả những cuốn sách

này là nguồn tư liệu quý cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về tình hình kinh tế Việt Nam thời thuộc Pháp Nó là nguồn tư liệu quý, giúp chúng tôi biết được phần nào hoạt động kinh doanh mà người Pháp thực hiện tại Việt Nam và trong đó có Ngân hàng Đông Dương

* Về nhóm các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp

Tiếp cận nghiên cứu về chức năng, hoạt động của Ngân hàng Đông Dương chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những công trình có liên quan trực tiếp đến luận

án Trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những tập hợp nghiên cứu của chính

Trang 21

Paul Doumer - Toàn quyền Pháp ở Đông Dương (1897-1902) được viết trong

L’Indochine française (Hồi ký Xứ Đông Dương) xuất bản năm 1905, đã được tập

hợp tác giả Việt Nam dịch (tác giả Lưu Đình Tuân - Hiệu Constant - Lê Đình Chi - Hoàng Long - Vũ Thúy), NXB Thế Giới, Hà Nội, 2016 Tổng cộng 7 chương, Paul

Doumer dành nguyên chương VII (Sự trỗi dậy của Đông Dương) để trình bày những kế hoạch của Paul Doumer trong thời gian làm Toàn quyền Đông Dương về

tổ chức hành chính ở Đông Dương; tình hình cải tổ tài chính; việc tổ chức xây dựng các công trình công cộng, đặc biệt là đường sắt và cầu cảng, bước đầu hình thành các ngành kĩ nghệ ở thuộc địa đây là phần có liên quan trực tiếp với đề tài Qua cuốn hồi ký, chúng tôi nhận thấy rõ tinh thần và phương châm của công cuộc khai thác kinh tế ở Đông Dương do Paul Doumer khởi xướng, đặc biệt là về đường sắt -

một công trình mà theo Henri Lamagat, tác giả cuốn Souvernirs d’un Journalistre Indochinois nhận xét: “Những công trình đường sắt mà Paul Doumer khởi tạo trên đất Việt Nam hơn 100 năm qua, đến nay vẫn còn có giá trị lớn trong nền kinh tế Việt Nam” Theo lời Nhà xuất bản, thì Paul Doumer (1857-1932) là một nhân vật

để lại dấu ấn khá rõ nét trong lịch sử cận đại Việt Nam dưới thời thực dân Pháp đô

hộ Tuy làm Toàn quyền Đông Dương 5 năm, nhưng ông đã thực hiện nhiều cải

cách với chủ trương biến chế độ Bảo hộ Pháp ở Đông Dương thành chế độ “thực trị”, xây dựng chính quyền trung ương tập quyền cao độ nhằm xóa bỏ chủ quyền và

nền độc lập của các quốc gia Đông Dương Theo Nhà xuất bản, cuốn Hồi ký có nội dung khá phong phú, sinh động về đất nước, con người, văn hóa, phong tục tập quán của 3 nước Đông Dương Tuy nhiên, một số chi tiết được trình bày, diễn giải của tác giả không thể tránh khỏi tính chất chủ quan, phiến diện, không đúng với thực tế Vì tất cả những điều đó được phản ảnh qua con mắt của một viên quan cai trị thực dân, người hết mực trung thành với nước Pháp - Người mà sau khi thôi giữ chức Toàn quyền Đông Dương lại trở thành Tổng thống Pháp (1931-1932) Mặc dù vậy, đây vẫn là một nguồn tư liệu hữu ích giúp chúng tôi tiếp cận với cách nhìn nhận từ nhiều phía, để từ đó đi đến nhận thức, đánh giá vấn đề một cách khách quan nhất

Trang 22

Năm 1939, Robequain đã xuất bản cuốn L’évolution économiqui de l’Indochine française (Sự chuyển biến kinh tế của Đông Dương thuộc Pháp, NXB

Hartmann, Paris, 1939) Ở trang 160, khi nói về các loại tiền lưu hành ở Việt Nam thời Pháp, tác giả đã đề cập đến việc biến mất của đồng bạc Mexico trong kinh doanh Trang 167 cho biết chính sách của chính quyền trong vấn đề kinh tế, chính quyền ở trong một tình thế khó xử Họ phải dung hòa quyền lợi của người nhập khẩu muốn có một đồng bạc cao và quyền lợi của người xuất khẩu muốn có một đồng bạc hạ Thế nên, đồng bạc hạ có thể làm cho việc đầu tư vốn nước ngoài được

dễ dàng và làm giảm bớt gánh nặng tài chính mà các cơ sở kinh doanh phải gánh chịu trong thời kỳ khủng hoảng, trong khi một đồng bạc cao có thể giảm bớt gánh nặng của người nộp thuế cho phần chi tiêu tính bằng đồng franc Tác phẩm đã cung cấp cho chúng ta biết phần nào về những chính sách kinh tế của Pháp đã áp dụng ở Việt Nam, đồng thời nói lên được những ưu đãi mà chính quyền thực dân đã dành cho Ngân hàng Đông Dương Như vậy, tác phẩm ít nhiều cũng có liên quan đến luận án Vì thế, chúng tôi cũng tiếp cận và tham khảo

Nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương cũng được phản ánh

khá sâu trong cuốn La présence finacière et économique française en Indochine (1859 - 1939) của tác giả Jean Pierre Aumiphin Công trình này đã được Đinh

Xuân Lâm, Ngô Thị Chính, Hồ Song và Phạm Quang Trung dịch ra tiếng Việt dưới

nhan đề “Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương”, Hội khoa học

Lịch sử Việt Nam xuất bản năm 1994 Đây là cuốn sách nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về những vấn đề cơ bản của kinh tế Đông Dương thời Pháp thuộc dưới góc độ tài chính tiền tệ và nền kinh tế của Pháp ở Đông Dương Cuốn

sách có 223 trang, được biên soạn thành hai phần: Sự hiện diện tài chính Pháp (2 mục lớn) và Sự hiện diện của kinh tế Pháp (2 mục lớn) Liên quan đến đề tài là

phần mở đầu Phần này tác giả chia làm 3 tiết

Tiết 1 - Tiền tệ Đông Dương, chia thành 3 giai đoạn phát triển chính Nhờ

thế, tác giả đã cho ta cái nhìn khái quát về quá trình lưu thông tiền tệ ở Việt Nam thời Pháp thuộc

Trang 23

Tiết 2 - Ngân hàng Đông Dương, tác giả nói về vai trò chúa tể của Ngân

hàng Đông Dương trong đời sống kinh tế - tài chính của thuộc địa Ở trang 25, nói đến vai trò tiền tệ của Ngân hàng Đông Dương, khoản lợi nhuận mà ngân hàng đã đạt được nhờ vào đặc quyền phát hành Tác giả có cả bảng tổng kết tiền lãi và hoạt động kinh doanh do Ngân hàng Đông Dương thực hiện trong các vùng đất thuộc Pháp ở hải ngoại và ở nước ngoài (trang 30)

Tiết 3 - Tài chính công, nói về những khoản thu và chi của ngân sách

Đông Dương

Phần thứ nhất, chương II, tiết 3 (Khối lượng tiền lãi ròng do một số công ty

vô danh thực hiện) ở trang 80, tác giả cho ta biết Ngân hàng Đông Dương vừa là

Ngân hàng Kinh doanh vừa là Ngân hàng Phát hành

Phần thứ hai, từ trang 110, nói về sự cấu thành một khu vực kinh tế hiện đại với một hạ tầng cơ sở kinh tế được xét cả về hai mặt định lượng và định tính, và với những hoạt động của các nhà máy, các khu mỏ, các đồn điền lúa và cao su; cuối cùng là các tác động của khu vực kinh tế hiện đại đó đến kinh tế địa phương xét về

cả hai mặt xã hội và kinh tế

Có thể nói những thống kê, phân tích và biện luận của J.Aumiphin đã cung cấp cho chúng ta một nguồn sử liệu quý, một cái nhìn tổng quát về sự hiện diện nền tài chính của Pháp ở Việt Nam và chủ yếu là tài chính công Đánh giá về cuốn sách, Giáo sư Đinh Xuân Lâm cho rằng, J.Aumiphin đã nêu rõ được những biến đổi sâu sắc mà bộ máy cai trị thuộc địa và các nhóm tài chính của nước Pháp mang lại cho xứ Đông Dương và đã góp phần vào việc hiện đại hóa nền kinh tế Đông Dương trước khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Có lẽ do Ông mang trong người dòng máu Việt - Pháp (thân mẫu của ông là người Việt Nam) nên trong tác phẩm, ông đã viết với một tinh thần khách quan và trung thực Một mặt tác giả Aumiphin ghi nhận sự đóng góp tích cực của Nhà nước Pháp, mặt khác ông cũng đề cập tới mặt tiêu cực của sự hiện diện tài chính của Pháp, ông đã khẳng định rằng trong suốt một thời gian dài, nhà nước thực dân chưa hề có một chính sách phát triển kinh tế Đông Dương một cách có hệ thống và chặt chẽ

Trang 24

Quyển sách cũng cho ta thấy được sự ưu ái của chính quyền thuộc địa đối với Ngân hàng Đông Dương Vì trong quá trình xâm lược Việt Nam, vấn đề tài chính của Pháp được ký thác tại Ngân hàng Đông Dương Vì thế, ngân hàng sẽ thay mặt nhà nước chi trả những khoản tiền lấy từ nguồn tài chính công, đồng thời ngân hàng có thể dùng nguồn tài chính này để tái đầu tư đem lại lợi nhuận lớn cho hoạt động kinh doanh của mình Tuy nhiên, người đọc vẫn luôn chờ mong tác giả phân tích sâu hơn về hoạt động kinh tế - tài chính của Ngân hàng Đông Dương, và tác động của tổ chức đó đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thuộc địa Tất nhiên cũng rất thông cảm với tác giả dù rất có ý thức rằng nghiên cứu sự hiện diện của

Pháp ở Đông Dương trong thực tế là sự phân tích trong chiều sâu của nó “sự có mặt khắp nơi của ngân hàng đó” - “quả tim và trung tâm thần kinh của kinh tế Đông Dương” theo cách diễn đạt của nhà sử học Pháp Philippe Devillers - nhưng

đã gặp khó khăn trong việc khai thác các tài liệu lưu trữ của Ngân hàng Đông

Dương Mặc dù vậy, công trình “Sự hiện diện Tài chính và Kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1859-1939)” của J.Aumiphin là một công trình khoa học khẳng

định vai trò quan trọng của sự hiện diện kinh tế và tài chính Pháp ở Đông Dương

Để có cái nhìn khái quát về bản chất của tiền tệ và lưu thông tiền tệ thì phải

kể đến công trình Tư Bản quyển thứ nhất, tập I của C.Mác được NXB Sự thật, Hà

Nội, dịch từ bản tiếng Đức sang tiếng Việt và cho xuất bản năm 1976 Trong quyển thứ nhất - Quá trình sản xuất của tư bản, tác giả đề cập đến 3 nội dung lớn,

đó là: I Hàng hóa và tiền tệ; II Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản; III Sự sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối Liên quan đến đề tài là phần I Hàng hóa và tiền

tệ, đề cập đến bản chất và các chức năng của tiền Tác giả cũng đề cập đến quy luật lưu thông của tiền giấy và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong nền kinh tế Qua công trình, C.Mác đã giúp cho tác giả có những hiểu biết về sự lưu thông tiền tệ và quy luật phát triển của nền kinh tế, điều này giúp chúng tôi rất

nhiều trong quá trình hoàn thành luận án

Trong số những công trình đó phải kể đến công trình của kỹ sư trưởng A.A.Pouyanne Ông là Tổng Thanh tra Công chính Đông Dương với công trình

Trang 25

nghiên cứu Les Travaux Publics Del’Indochine xuất bản năm 1926 Công trình này đã được Kỹ sư Nguyễn Trọng Giai dịch ra tiếng Việt với nhan đề “Các công trình giao thông công chính Đông Dương” được NXB Giao thông vận tải xuất

bản năm 1998, bao gồm 2 phần: Phần mở đầu có 5 chương và phần thứ hai nói về khai thác (tổng cộng 219 trang) Liên quan đến đề tài, tác giả nói về tuyến đường sắt, đặc biệt là đoạn đường sắt đi Vân Nam Vì đây là tuyến đường sắt được chính quyền thuộc địa nhượng cho Công ty hỏa xa Vân Nam bỏ vốn xây dựng và được trực tiếp khai thác Trang 38 cho ta biết, năm 1924 công ty đã nộp cho Chính phủ Liên bang ngoài số tiền trả lãi về công trái là 550.000$ bằng khoảng 0,9% số vốn

do Liên bang bỏ ra Hệ thống đường sắt do Liên bang tự khai thác, sau khi trừ mọi chi phí cũng cho một số thực lãi là 281.000$ khoảng 0,34% số vốn bỏ ra Đoạn Hải Phòng - Lào Cai được đề cập ở trang 156 Tác giả A.A.Pouyanne là Tổng Thanh tra Công chính Đông Dương nên trong tác phẩm của mình, ông đã đề cập khá cụ thể các biện pháp đầu tư và khai thác nhằm mang lại hiệu quả của những công trình đã thiết lập Để có được những nội dung cụ thể, tác giả đã tổng kết công tác xây dựng của Pháp từ khi bắt đầu xâm chiếm cho đến năm 1925, qua đó giúp người đọc có thể hiểu phương thức kinh doanh và quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông công chính của người Pháp trước đây Có lẽ do ông là người Pháp và đứng ở cương vị là Tổng Thanh tra Công chính Đông Dương nên trong tác phẩm, tác giả đã phần nào hạn chế đề cập đến thành quả lao động, mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của hàng chục vạn người dân Đông Dương đã đổ ra

để xây dựng nên các công trình này

Trong cuốn Histoire de la Banque de l’Indochine (1875-1975) của Marc

Meuleau, ở chương X, cung cấp những thông tin về việc phát triển của ngành ngoại thương, đó là việc tài trợ cho các thương vụ lớn và việc hối đoái Trang 466-467 cho biết: trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Đông Dương đã phải cạnh tranh với nhiều ngân hàng khác cũng có mặt tại Việt Nam Mặc dù vậy Ngân hàng Đông Dương vẫn giữ được vị trí của mình Chương XI, đề cập đến tín dụng cho vay của ngân hàng tại Việt Nam Chương XIII, nói về việc Ngân hàng Đông Dương phải từ

bỏ ưu quyền phát hành tiền tệ của mình từ ngày 25/9/1948 (trang 663)

Trang 26

Tác giả Naville Pierre với công trình La guerre du Việt Nam, Paris, 1949

Trang 109 cho biết, số vốn của Ngân hàng Đông Dương năm 1946 là 157,5 triệu francs; đó là vốn biểu hiện trên sổ sách nhưng thực tế trị giá trên thị trường chứng khoán (bourse) là 3.780 triệu francs, nghĩa là hơn gấp 24 lần

Nói về chức năng phát hành tiền tệ của Ngân hàng Đông Dương đã có nhiều

tác giả đề cập đến, như Vally với cuốn Các ngân hàng thuộc địa phát hành Pháp, Paris, 1923; A Toujet với cuốn Le régime monétaire Indochinoise (Chế độ tiền tệ Đông Dương), Paris, 1939 có liên quan đến luận án ở nhiều mức độ khác nhau

cũng được chúng tôi tiếp cận và tham khảo

Các tạp chí chuyên ngành như Bulletin économique de l’Indochine (Tập san Kinh tế Đông Dương), Annuaire statistiques de l’Indochine (Niên giám thống kê Đông Dương), Journal Officiel de l’Indochine française (Công báo của Đông Dương thuộc Pháp), L’Eveil économique de l’Indochine (Sự thức tỉnh kinh tế Đông Dương), Bulletin officiel de la Cochinchine française… là những nguồn tài liệu

tham khảo dày dặn, có giá trị rất lớn về lịch sử kinh tế, tài chính Đông Dương Quan trọng nhất là những nghị định, sắc lệnh, những vấn đề liên quan đến Việt Nam thời thuộc Pháp đều được công bố trên các tạp chí này

1.2.2 Các công trình nghiên cứu của các tác giả người Việt Nam

Bên cạnh nguồn tư liệu lưu trữ, nguồn tư liệu do các tác giả nước ngoài viết thì nguồn tư liệu do các tác giả trong nước viết cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu

Đề tài tiền tệ Việt Nam thời Pháp thuộc đã thu hút nhiều tác giả nghiên cứu Trong số những tác giả nghiên cứu về tiền tệ nổi bật là tác giả Phạm Thăng với

công trình nghiên cứu Tiền tệ Việt Nam theo dòng lịch sử, NXB Trung tâm văn hóa

Việt Nam tại Tây Đức (1990) và tái bản lần thứ hai vào năm 1995 tại Canada, viết

về tiền tệ Việt Nam là rõ nét nhất với tổng cộng 463 trang Trong tác phẩm của mình, tác giả đã trình bày theo thứ tự thời gian những chuyển biến liên quan đến tiền tệ Việt Nam và nêu lại những đồng tiền, những tờ giấy bạc mà ông cha ta đã sử dụng đặc biệt là đồng bạc Đông Dương được Pháp cho phát hành và lưu hành ở Việt Nam trong suốt thời gian Pháp đô hộ Việt Nam, cụ thể như sau:

Trang 27

- Phần 1: Tác giả giới thiệu về đại cương địa lý Việt Nam

- Phần 2: Tiền tệ Việt Nam theo dòng lịch sử, được chia làm 7 giai đoạn:

Thượng cổ thời đại; Bắc thuộc thời đại; Tự chủ thời đại; Nam Bắc phân tranh thời đại; Nhà Nguyễn Tây Sơn; Nhà Nguyễn Gia Long; Cận kim thời đại

Ở phần 2, tác giả giới thiệu về các triều đại và các loại tiền được lưu hành ở giai đoạn này trong đó tác giả có nói về thời Pháp đô hộ Việt Nam (trang 146) Liên quan đến đề tài là từ trang 197 đến trang 245 nói về các loại giấy bạc thời Pháp thuộc (1875-1945), tác giả đã trình bày rất tỉ mỉ về loại tiền do Ngân hàng Đông Dương phát hành tại Việt Nam Tiền thời Nhật đô hộ (thời đệ nhị chiến - world war 2) 1943-1945 và tiền trong chiến khu Việt Minh (tức là sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho phát hành tiền) cũng được tác giả đề cập đến Một vấn đề liên quan đến đề tài nữa đã được tác giả nói đến đó là tiền bằng kim loại thời Pháp Đặc biệt, trong tác phẩm có

cả một danh sách tiền kim loại phát hành từ năm 1875 đến năm 1974 Ở trang 354, tác giả nói đến đồng bạc con cò, con ó hay là đồng kê ngân

Có thể nói, quyển sách của tác giả Phạm Thăng là nguồn sử liệu quý giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án Tuy nhiên đây là

cuốn sách như tựa đề đã ghi “Tiền tệ Việt Nam theo dòng lịch sử”, vì thế trong tác

phẩm của mình, tác giả Phạm Thăng chỉ đề cập chủ yếu những vấn đề liên quan đến tiền tệ, và đây cũng chỉ là một lĩnh vực mà Ngân hàng Đông Dương được Chính phủ Pháp cho phép hoạt động kinh doanh: lĩnh vực phát hành tiền tệ

Nghiên cứu về tiền tệ thời Pháp còn có tác giả Vũ Quốc Thúc với công trình,

L’Economie communaliste du Vietnam (Kinh tế cộng sản của Việt Nam), Thèse

Droit, Paris, 1951 Từ trang 167 đến trang 168 đã cung cấp những chỉ số đã chỉnh bằng cách chia các chỉ số lưu hành giấy bạc cho những chỉ số giá sinh hoạt, và nhân cho 100 (tác giả lấy chỉ số giá sinh hoạt của tầng lớp trung lưu ở Hà Nội đã được lấy từ các thống kê niên giám Đông Dương) Qua nghiên cứu tác giả đã chia làm 3 giai đoạn về chỉ số lưu hành giấy bạc: từ năm 1913 đến năm 1919; từ năm

1920 đến 1925 và từ năm 1925 đến 1939 Như vậy, sự phát triển của việc lưu hành

Trang 28

giấy bạc Đông Dương là song song với sự phát triển của hoạt động kinh doanh Ở một khía cạnh nào đó, nó nói lên mức độ hiện đại của thuộc địa Việc lưu hành giấy bạc luôn theo sát những biến động của tình hình kinh tế đặc biệt là về tiền tệ Và điều này chỉ có thể thực hiện được từ một sự kiểm soát của một cơ sở phát hành là Ngân hàng Đông Dương

Tác giả Phan Khoang với công trình nghiên cứu Việt Nam - Pháp thuộc sử,

(tủ sách Sử học, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, 1971) gồm 5 thiên (479 trang) liên quan đến đề tài, trang 184 viết: Ngân hàng Đông Dương “chú trọng nhất tới việc tài trợ cho ngoại thương các hãng xuất nhập khẩu có nền tảng vững mạnh

là những người đi vay ưu việt” Trang 225 tác giả cung cấp cho ta thông tin rất quan trọng là: cho đến khi Ngân hàng Quốc gia Chiết Khấu Paris rút lui không hoạt động tại Viễn Đông, thì Ngân hàng Đông Dương là một ngân hàng lớn và duy nhất

của Pháp hiện diện tại châu Á Trong công trình, tác giả Phan Khoang đã tường

thuật khá rõ nét về những biến cố của lịch sử dân tộc trước sự xâm lược của người Pháp Theo tác giả viết các chương sách này, tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp để sửa sang lại cho thành một thiên sử đầy đủ và xác thực về cuộc thất bại của tổ tiên và để góp phần vào quyển Việt Nam Sử đại toàn thư sau này

Khi nói về tín dụng thời Pháp, chúng ta phải nói đến tác giả Phạm Quang

Trung với công trình Lịch sử tín dụng nông nghiệp Việt Nam (1875-1945) Tác

phẩm này gồm 2 phần (472 trang):

- Phần thứ nhất: Bối cảnh lịch sử của tín dụng nông nghiệp (gồm 2 chương)

- Phần thứ hai: Các tổ chức tín dụng nông nghiệp ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (gồm 3 chương)

Liên quan đến đề tài là phần II, chương I (Chính quyền thực dân Pháp và Ngân hàng Đông Dương với định chế tín dụng “cho vay theo mùa”) Ở phần này,

tác giả nêu các quy chế, các bước thực hiện và hoạt động của cho vay theo mùa Chương II, đề cập đến sự ra đời, nguồn vốn và quá trình hoạt động của các SICAM

ở Nam Kỳ

Trang 29

Chương III, Mục I - Quá trình thiết lập các Ngân hàng Nông phố (viết tắt:

CPA) Ở phần này, tác giả đề cập đến sự ra đời, chức năng và cơ chế tổ chức vận động của các Ngân hàng Nông phố Nguồn vốn chủ yếu để các SICAM hay các CPA hoạt động đó là do Ngân hàng Đông Dương cung cấp dưới sự bảo trợ của chính quyền thực dân (trang 326)

Tác giả đã nghiên cứu và tham khảo một khối lượng tư liệu phong phú; hầu hết đều là tư liệu gốc, nằm trong các phông của hai Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I ở

Hà Nội và II ở Thành phố Hồ Chí Minh Đặc biệt là trong khoảng thời gian công tác tại Pháp, tác giả đã có điều kiện khai thác các nguồn tư liệu tại Trung tâm Lưu trữ các nước Pháp hải ngoại (C.A.O.M) tại Aix-En - Provence, Cộng hòa Pháp và tại Ngân hàng Quốc gia Nông nghiệp Pháp Ngoài ra, còn có một khối lượng tư liệu

đồ sộ từ nguồn báo chí, tạp san, niên giám thống kê và một số công trình nghiên

cứu của người Pháp công bố trước kia và gần đây Có thể nói công trình Lịch sử tín dụng nông nghiệp Việt Nam (1875-1945) của tác giả Phạm Quang Trung là một

công trình lớn, một nguồn sử liệu có giá trị cho ta một cái nhìn tổng quát về hoạt động tín dụng ở Việt Nam đặc biệt là thời Pháp đô hộ

Tác giả Nguyễn Thế Anh xuất bản công trình: Việt Nam dưới thời Pháp đô

hộ, được xuất bản năm 1970 ở Sài Gòn Năm 2007, được sự đồng ý của tác giả NXB Văn học cho tái bản theo bản in năm 1970 Trong chương II, mục I (Công

cụ kinh tế) tác giả đề cập đến hệ thống giao thông, các hải cảng… Qua những

nghiên cứu này, tác giả đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về một số công trình giao thông mà người Pháp đã bỏ vốn đầu tư xây dựng tại Việt Nam thời thuộc Pháp

Tảc giả Đinh Xuân Lâm (chủ biên) với công trình: Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập II (1858-1945), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010 Nội dung chia

làm 4 phần, 12 chương (tổng cộng 383 trang) Liên quan đến đề tài, chương IV, phần II nói về sự chuyển biến cơ cấu kinh tế Việt Nam đầu thế kỷ XX Chương VII, phần I, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp và những biến đổi trong nền kinh tế Việt Nam Trong công trình, tác giả ít nhiều cũng có đề cập đến chính sách đầu tư tài chính của Ngân hàng Đông Dương thông qua việc tài trợ vốn cho

Trang 30

các nhà kinh doanh đồn điền, các nhà xuất khẩu hay đầu tư vốn có cổ phần trong hãng Phông-ten… ít nhiều cũng có liên quan đến đề tài

Ngoài ra, Ngân hàng Đông Dương còn được đề cập trong các công trình nghiên cứu, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành cũng có nói về kinh tế tài

chính của Việt Nam thời cận đại như: tác giả Nguyễn Đình Đầu với bài Tiền tệ Sài Gòn 1859-1954, Ngô Văn Hòa - Phạm Quang Trung với Hệ thống tiền tệ ở nước ta thời cận đại, Trần Thị Bích Ngọc với bài Tính chất độc quyền của hệ thống ngân

hàng Pháp và ngân hàng Sài Gòn trước 1945 và bài Ngân hàng Pháp và Sài Gòn

trước 1954, Nguyễn Anh Huy với bài Tiền tệ lưu hành tại Việt Nam qua những biến động của lịch sử thế kỷ XX… Trong những bài viết này, các tác giả đã cung

cấp nhiều thông tin về tiền tệ thời Pháp thuộc giúp cho ta có cái nhìn khái quát về những tờ giấy bạc được Ngân hàng Đông Dương cho phát hành

Bên cạnh đó, cũng có nhiều công trình có liên quan gần hoặc xa với Luận án

và được công bố dưới nhiều hình thức như: Lịch sử tín dụng, Lịch sử tiền tệ, Ngân hàng Tuy nhiên, các tài liệu này chỉ mới quan tâm đến một khía cạnh, đến một lĩnh vực hoạt động nào đó mà Ngân hàng Đông Dương được phép hoạt động

1.3 Các công trình nghiên cứu về tác động của Ngân hàng Đông Dương đối với kinh tế, xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp

Ngân hàng Đông Dương ra đời và trở thành công cụ đắc lực để chính phủ Pháp nắm toàn bộ nền kinh tế Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng Có thể nói Ngân hàng Đông Dương đã cấu kết với chính quyền thực dân để nắm giữ mạch máu của nền kinh tế Đông Dương, trong đó có Việt Nam Dĩ nhiên những chính sách đó đã tác động không nhỏ đến kinh tế, xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc

“Bản án chế độ thực dân Pháp” (Le Procès de la Colonisation française) là

tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc, viết bằng tiếng Pháp trong khoảng những năm 1921-1925, được Thư quán Lao động (Librairie du Travail) xuất bản lần đầu tiên năm 1925 tại Paris Năm 1960, NXB Sự thật cho xuất bản bằng tiếng Việt lần thứ nhất và đã in trong tuyển tập của Hồ Chủ tịch Tác phẩm gồm 12 chương (188

trang) nhưng liên quan đến đề tài là chương II - Việc đầu độc người bản xứ Ở trang

Trang 31

43, tác giả đã đưa ra bức thư của ngài Xa-rô chỉ thị cho người thuộc quyền tăng số đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện ở các làng Việt Nam Trang 44, đề cập đến việc người dân bị buộc phải uống rượu Cuốn sách đã tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc Pháp đối với dân tộc Việt Nam cũng như các thuộc địa khác Cuối tác phẩm, tác giả còn giới thiệu về trường Đại học Phương Đông và Thư gửi thanh niên Việt Nam Tác phẩm đã cung cấp cho chúng tôi những hiểu biết về tội ác của Pháp đối với nhân dân Việt Nam và đóng một vai trò quan trọng giúp chúng tôi hoàn thành luận án

Nguyễn Khắc Đạm với công trình Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp

ở Việt Nam, NXB Văn-Sử-Địa, Hà Nội, 1957 Trong tác phẩm của mình, tác giả đã

hệ thống hóa và phân tích sự bóc lột của tư bản Pháp trên tất cả các phương diện Đồng thời chỉ ra những thủ đoạn bóc lột của thực dân đã tác động đến xã hội Việt Nam Tác phẩm bao gồm 9 chương (334 trang) nhưng liên quan đến đề tài gồm các chương sau:

Chương II, mục IV - Những tập đoàn nắm giữ số vốn của tư bản Pháp ở Việt Nam Phần 1, nói về tập đoàn Ngân hàng Đông Dương

Chương III, Mục III - Sự kinh doanh về từng loại nông phẩm của tư bản Pháp ở Việt Nam Phần này tác giả nói rất rõ về quá trình tư bản Pháp bỏ vốn kinh

doanh lúa gạo, cao su… và chỉ ra những mánh khóe của tư bản Pháp trong việc khai thác cao su

Chương V, Mục I: Chính sách công nghiệp của tư bản Pháp Tác giả bàn về

chủ trương và quan điểm của giới tư bản Pháp trong việc bỏ vốn đầu tư vào công nghiệp ở thuộc địa trong đó có Việt Nam Nêu rõ quan điểm của tư bản Pháp là không phát triển công nghiệp thuộc địa và vạch trần thủ đoạn của Pháp là muốn biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp; ngoài ra còn một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng đó là kìm hãm sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam, người sinh trưởng ra trong chế độ tư bản Pháp và là kẻ đào mồ

chôn chúng (trang 154) Mục II (Sự phát triển công nghiệp mỏ của tư bản Pháp) đề

cập đến công ty khai thác than Bắc Kỳ con đẻ của Ngân hàng Đông Dương (trang

Trang 32

168-169) Ở mục III (Sự Phát triển công nghiệp chế biến của tư bản Pháp) nói về

công ty cất rượu Đông Dương (tức hãng Phông-ten) Đây là công ty không chỉ có Ngân hàng Đông Dương mà còn có các quan chức chóp bu trong bộ máy của chính quyền thực dân góp vốn đầu tư mua cổ phần Vì thế nó được nhà nước ưu ái rất nhiều trong quá trình hoạt động kinh doanh

Chương VI, mục I - Chính sách bóc lột về cho vay của tư bản Pháp (trang

209) đề cập đến hoạt động tín dụng cho vay của chính quyền thực dân mà đại diện

là Ngân hàng Đông Dương đồng thời chỉ rõ những tác động của chính sách cho vay đối với đời sống nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ

Chương VII, mục III - Mánh khóe thu thuế của thực dân Pháp, nói về tác hại

của thuốc phiện, rượu Mục VI, phần A-5 Đường sắt (trang 279) chỉ ra mục đích của thực dân Pháp trong việc xây dựng đường sắt ở Việt Nam

Muốn nói cho đầy đủ những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam trong non một thế kỷ xâm chiếm Việt Nam, một cuốn sách chưa đủ Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Khắc Đạm đã cung cấp một số tài liệu tương đối có hệ thống về lịch sử

bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam trong tác phẩm Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam Mặc dù cuốn sách đã được xuất bản khá lâu (1957) nhưng có

thể nói đây là một công trình có giá trị và giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài

Tác giả Trường Chinh trong tác phẩm “Cách mạng Tháng Tám”, NXB Sự

Thật, Hà Nội, 1960, gồm 68 trang, đã vạch trần thủ đoạn của Pháp thông qua việc thiết lập Ngân hàng Đông Dương như sau: “Chiếm độc quyền phát hành giấy bạc, thiết lập một hệ thống ngân hàng đồ sộ cho vay lấy lãi, tư bản tài chính Pháp khác nào một con bạch tuộc già thò vòi sang Đông Dương hút máu mủ nhân dân Việt

Nam, và Việt Nam thật ra là thuộc địa của Ngân hàng Đông Dương” (trang 44)

Tác giả Trần Văn Giàu - Đinh Xuân Lâm - Nguyễn Văn Sự - Đặng Huy

Vận với công trình Lịch sử cận đại Việt Nam, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội,

1961, gồm 349 trang Liên quan đến đề tài là chương XI C (Chính sách của Pháp từ 1885-1898), ở trang 164: chính sách thâm độc của Pháp trong việc lũng

Trang 33

đoạn mua bán thóc gạo Trang 165 nói về nhà băng và nạn cho vay nặng lãi Chỉ một đoạn ngắn nhưng đã giúp người đọc hiểu được phần nào tác động của chính sách tín dụng thời Pháp thuộc đối với xã hội Việt Nam Không dừng ở đó, trang

166, tác giả còn cho ta thấy những thủ thuật của Pháp trong việc cột đồng bạc Đông Dương vào đồng franc đã ảnh hưởng đến đời sống của công chức và nhân dân Việt Nam như thế nào? Sự ra đời của các sòng bạc đã gây xáo trộn làng quê Việt Nam và đặc biệt tác động không nhỏ đến một bộ phận thanh thiếu niên Việt Nam lúc bấy giờ

Tác giả Nguyễn Phan Quang với công trình: Việt Nam cận đại - những sử liệu mới, tập 2, NXB.TPHCM, 1998, từ trang 103-108 nói về nguồn lợi mà thực

dân Pháp thu được từ việc đầu độc nhân dân ta về thuốc phiện

Trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

2002 Trang 22-23, Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chế độ cai trị thực dân ở Đông Dương: “chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột thê thảm… bằng thuốc phiện, bằng rượu… chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập”

Đó là những tác giả người Việt Nam viết về những thủ đoạn bóc lột của thực dân Pháp Còn tác giả người Pháp đã nói gì về những vấn đề trên

Tác giả P.Devillers với công trình Histoire du Viet-nam de 1940 à 1952,

NXB Seuil, Paris, 1952 khi nói về Ngân hàng Đông Dương đã viết: “Ít có những xí nghiệp Pháp có một tầm quan trọng nào đó mà nó không nắm một phần vốn hoặc

nó không đặt những mối quan hệ chặt chẽ” Trang 46, P.Devillers cho rằng Ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh của nó ở Đông Dương là “Con tim và khối óc của nền kinh tế Đông Dương”

Toàn quyền Lanessan trong tác phẩm L’Indochine française, Pari, 1899 đã

viết: “…Xúi giục điếm đàng, tăng thuế nặng nề, xáo trộn sâu sắc những điều kiện kinh tế, người An Nam bị bần cùng hóa đi, sự phát triển của nghề nông bị chặn đứng lại, số vụ trộm cướp và giết người tăng lên, gây nên những vụ cướp bằng vũ trang và những vụ phiến loạn: đó là kết quả không tránh khỏi của việc lập lại các sòng bạc”

Trang 34

Toàn quyền Đông Dương Paul Bernard trong công trình Le problème économique indochinois, Paris, 1934, trang 75-76 đã xác nhận: “Thực tế là gần như

không sao có thể làm cho những khoản vay đến được với người nông dân nhỏ bé, những tá điền, những người nhà quê mà lại không phải thông qua sự trung gian của các địa chủ lớn và trung bình… Họ đã can thiệp như những lăng kính làm biến dạng, bất lương giữa chính quyền với quần chúng nông thôn… Sự biểu hiện của lòng căm giận, mối hiềm thù đang được tạo ra từ sự vô ý thức và vô nhân đạo của những lãnh chúa này”

Sự thật đó đã khiến cho cho bà Andrée Viollis, trong tác phẩm Indochine S.O.S., Paris, 1949, ở trang 60 đã nói: “Ở bên Pháp, có một phòng hút thuốc phiện

hay vài hạt thuốc phiện sẽ bị cảnh sát khám xét bắt bỏ tù, vì làm yếu chủng tộc Pháp, là một tội ác Nhưng ở đây thuốc phiện được bán công khai đem lại hàng năm 15 triệu đồng cho ty thuốc phiện độc quyền Pháp”

Ngoài ra, những bài đăng trên các tạp chí cũng phần nào nói lên tác động của những chính sách mà Pháp thực thi tại Việt Nam đã ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội

Việt Nam, như: Nguyễn Thị Phượng, Lịch sử hình thành và phát triển đồn điền cao

su ở miền Đông Nam Kỳ thời Pháp thuộc qua tài liệu lưu trữ, tác giả Phạm Quang Trung với Tín dụng nông nghiệp ở nước ta dưới thời Pháp thuộc, tác giả Nguyễn Phan Quang (2004), Thị trường lúa gạo Nam Kỳ (1860-1945), tác giả Văn Tạo - F.Motomo (2005), Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử… là

nguồn tư liệu quý để tác giả có thể nhìn nhận một cách khách quan và trung thực hơn về những tác động kinh tế, xã hội mà người Pháp đã gây ra trong suốt thời gian

đô hộ Việt Nam

1.4 Nhận xét về vấn đề nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học đặt ra cho luận án

Qua việc khảo cứu các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài: “Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945”, Tổng quan

trên cho thấy:

Trang 35

Nghiên cứu về lịch sử hình thành Ngân hàng Đông Dương trong bối cảnh lịch sử Việt Nam và thế giới nửa cuối thế kỷ XIX; quá trình thực dân Pháp hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam (1858-1884), bộ máy hành chính của Pháp được lập ở khắp 3 Kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ Dự án thành lập Ngân hàng Đông Dương nhằm mục đích tạo sự thuận lợi cho việc đầu tư và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đồng thời là lĩnh vực thu được nguồn lợi nhuận lớn

Nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm, có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khoa học Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra những nhận định, đánh giá về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương… gợi mở có tính kế thừa cho những nghiên cứu về sau

Nguồn tài liệu viết về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam khá phong phú với tài liệu tiếng Pháp và tiếng Việt Chúng tôi tiếp cận được cả nguồn tài liệu liên quan gián tiếp, trực tiếp đến nội dung đề tài Tuy nhiên, đi sâu nghiên cứu tổng thể về sự ra đời và các chức năng của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam trong suốt khoảng thời gian từ năm 1875 đến năm 1945 đang còn là khoảng trống, cụ thể:

Thứ nhất, đối với tài liệu tiếng Pháp: Đã có rất nhiều công trình, bài viết

nghiên cứu về Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 Trong những công trình này, có một số nghiên cứu đề cập tới sự ra đời, hoạt động phát hành, cho vay, hối đoái… của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam Điều dễ nhận thấy nhất là các tài liệu tiếng Pháp chủ yếu quan tâm đến một vài lĩnh vực hoạt động mà ngân hàng được phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam Nghiên cứu của người Pháp một cách toàn diện về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam vẫn còn thiếu vắng

Một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như Bulletin économique de l’Indochine, Annuaire statistiques de l’Indochine, Journal Officiel de l’Indochine française, L’Eveil économique de l’Indochine, Bulletin officiel de la Cochinchine française… là những nguồn tài liệu tham khảo dày dặn, có giá trị, liên quan trực

tiếp đến đề tài nhưng đó chỉ là những nghị định, sắc lệnh, những vấn đề liên quan

Trang 36

đến chức năng và quyền hạn của Ngân hàng Đông Dương thời thuộc Pháp đều được công bố trên các tạp chí này

Với những tư liệu tiếng Pháp tiếp cận được, chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nào của các nhà nghiên cứu nước ngoài đề cập trực tiếp và có hệ thống

về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm

1945 Tuy nhiên, trên cơ sở nguồn tài liệu tiếng Pháp của các tác giả nước ngoài, chúng tôi kế thừa phương pháp nghiên cứu lịch sử kinh tế, những thông tin, số liệu ghi chép, hoạt động của Ngân hàng Đông Dương Đây là cơ sở lý thuyết làm nền tảng khoa học để chúng tôi tiếp cận vấn đề sâu hơn, cụ thể hơn liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam

Thứ hai, đối với tài liệu tiếng Việt, các tác giả Việt Nam đã công bố khá

nhiều các công trình sử học ít nhiều có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam Một điều khá rõ là những tài liệu được công bố chủ yếu đề cập đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc

và trong tác phẩm của mình các tác giả cũng ít nhiều đề cập đến một vài lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Đông Dương Ngoài ra, những thủ đoạn bóc lột của Pháp mà trong đó có Ngân hàng Đông Dương đã tác động đến kinh tế, xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc cũng được các tác giả vạch trần trong tác phẩm của mình Tuy nhiên, để có một công trình nghiên cứu toàn diện và đánh giá đúng, khách quan, về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 thì còn mờ nhạt

Một số luận án tiến sĩ sử học cũng bắt đầu tìm đến hướng nghiên cứu mới này nhưng chủ yếu vẫn đề cập đến một lĩnh vực hoạt động nào đó của ngân hàng Qua những công bố kết quả nghiên cứu này, người đọc có điều kiện nhìn nhận một cách toàn diện hơn về chính sách kinh tế mà người Pháp áp dụng ở Việt Nam thông qua Ngân hàng Đông Dương - mạch máu của nền kinh tế Đông Dương

Trong các công trình này, Ngân hàng Đông Dương được đề cập rải rác và được xem là dẫn chứng để làm sáng rõ những luận điểm mà các tác giả cần nghiên cứu Một số lĩnh vực được nhấn mạnh là sự ra đời, hoạt động phát hành, tín dụng

Trang 37

cho vay của ngân hàng… Một bức tranh toàn cảnh về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương và một sự đánh giá toàn diện, đúng đắn về sự tồn tại của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam vẫn đang bị bỏ ngỏ

Tuy các công trình nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam chưa được quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống Nhưng những nghiên cứu trong nước liên quan đến lịch sử Việt Nam, lịch sử kinh tế… Chúng tôi

kế thừa phương pháp luận nghiên cứu và những phân tích, so sánh tình hình kinh tế

- xã hội của Việt Nam trước và sau khi thành lập Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam Từ đó, kết hợp với nguồn tài liệu gốc, chúng tôi phục dựng lại một cách có

hệ thống, chi tiết hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam

Thứ ba, việc nghiên cứu về Ngân hàng Đông Dương, dù ở bất kỳ lĩnh vực

hoạt động nào của ngân hàng đối với sử học trong những năm gần đây đang là xu hướng được quan tâm rất nhiều Sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương và những đặc ân mà Chính phủ Pháp đã ban tặng cho nó trong suốt quá trình ngân hàng tồn tại ở Việt Nam là một trong những giai đoạn lịch sử hấp dẫn, chứa đựng nhiều vấn

đề cần được làm sáng tỏ bởi các nhà nghiên cứu, cũng như thu hút sự chú ý của sinh viên ở bậc học đại học và sau đại học Hướng đi mà tác giả đang tiến hành là nghiên cứu về hoạt của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945, không nằm ngoài mong muốn góp phần tiếp nối con đường của các nhà khoa học đi trước đã vạch ra trong những công trình của mình

Vì vậy, chúng tôi khẳng định việc chọn vấn đề Hoạt động của Ngân

hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 để nghiên cứu là

một đề tài mới

Từ những góc độ nghiên cứu của các tác giả, trên cơ sở kế thừa những công trình đi trước cả về tư liệu và phương pháp tiếp cận, chúng tôi sẽ làm rõ hơn những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, lý giải tại sao Chính phủ Pháp thành lập Ngân hàng Đông Dương

có trụ sở tại Paris vào đầu năm 1875 (21/1/1875) và chỉ ba tháng sau (19/4/1875)

đã thành lập chi nhánh đầu tiên tại Sài Gòn

Trang 38

Thứ hai, trình bày sự ra đời các chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương tại

Việt Nam trong thời kỳ từ năm 1875 đến năm 1945

Thứ ba, làm rõ chức năng phát hành, chức năng Ngân hàng Thương mại và

chức năng đầu tư tài chính của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam

Thứ tư, phân tích những ảnh hưởng và đánh giá những tác động của Ngân

hàng Đông Dương (trực tiếp hoặc gián tiếp) đối với kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân Việt Nam giai đoạn từ năm 1875 đến năm 1945

Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là mục đích mà tác giả đặt ra trong quá trình thực hiện đề tài luận án

Trang 39

CHƯƠNG 2

SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TIỀN

CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG

Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam Bốn năm sau Pháp đã chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và điều đó đã được triều đình Huế thừa nhận thông qua Hiệp ước Nhâm Tuất ngày 5/6/1862 Không dừng ở đó, 5 năm sau Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây Như vậy, đến năm 1867, Pháp đã chiếm trọn Lục tỉnh Đến Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874, triều đình Huế chính thức công nhận Nam Kỳ thuộc Pháp Chính trong quá trình xâm lược ấy, Pháp đã áp đặt bộ máy chính quyền của chúng ở Nam Kỳ và bắt đầu vừa xây dựng, vừa khai thác Chúng

đã để lại dấu ấn đầu tiên như là: Sự ra đời của xưởng đóng tàu Ba Son (Arsenal Saigon), Bưu điện Sài Gòn… Bộ máy chính quyền lúc đầu chỉ là chính quyền quân

sự Nhưng dần dần người Pháp đã xây dựng chính quyền dân sự và đã có phòng thương mại ở các tỉnh Như vậy, rõ ràng là Pháp đầu tư tài chính vào Nam Kỳ không chỉ để củng cố địa vị của Pháp ở khu vực này mà còn là cơ sở để mở rộng phạm vi xâm lược ra Bắc Kỳ và Trung Kỳ Chính điều đó cần đến sự hiện diện về sức mạnh tài chính Điều này được bắt đầu với việc thành lập Ngân hàng Đông Dương và thiết lập các chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương ở Nam Kỳ năm

1875, và sau đó là ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ của Việt Nam

2.1 Sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh của nó ở Việt Nam

2.1.1 Ngân hàng Đông Dương và chi nhánh ở Nam Kỳ

Sau khi chiếm được Nam Kỳ, Pháp đã cho xây dựng một bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới Các thiết chế của xã hội thực dân lần lượt được thiết lập ở các tỉnh chiếm đóng này và dần dần lan toả theo bước chân xâm lược của Pháp Theo nghiên cứu của người Pháp thì tiềm năng thương mại của xứ Nam Kỳ là vô cùng to lớn đối với nền thương mại Pháp ở Viễn Đông Vì thế, cục quốc gia chiết khấu Paris (Comptoir national d’escompte de Paris) đã cho lập ngay

Trang 40

một chi nhánh ở Nam Kỳ để quản lý tiền tệ Nhưng việc buôn bán của Nam Kỳ ngày càng phát triển, kim ngạch ngoại thương năm 1870 đã lên tới 100 triệu francs quá lớn, nên chi nhánh Cục quốc gia chiết khấu không có đủ khả năng quản lý tiền

tệ nữa Cùng với sự phát triển đó thì nền thương mại Nam Kỳ cũng bộc lộ rõ những hạn chế, nhất là trong vấn đề tài trợ vốn cho các hoạt động sản xuất nơi đây Vì thế, chính quyền Pháp ở Nam Kỳ và Chính phủ Pháp ở Paris đều nhận thấy rằng, để phục vụ cho công cuộc bình định và khai thác thuộc địa ở Nam Kỳ cũng như mở rộng chiến tranh xâm lược, cần phải có một ngân hàng riêng ở xứ này Nguyên nhân sâu xa của điều này là Pháp muốn nắm vai trò độc quyền phát hành tiền ở Đông Dương như phương tiện trao đổi, và trực tiếp quản lý việc cung ứng tiền mặt Mặt khác Chính phủ Pháp có thể điều chỉnh được nền kinh tế, giúp cho thương mại Nam Kỳ thoát khỏi tình trạng trì trệ và ngăn chặn nguy cơ thâm hụt thương mại của nước Pháp tại viễn Đông

Quan trọng hơn tất cả là Pháp có thể kiểm soát quỹ tín dụng cho vay nhằm ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi đang hoành hành mạnh ở Nam Kỳ

Ý tưởng thành lập một ngân hàng thuộc địa đã có từ năm 1865, do Albert Henry de Vallandé con của một vị đại thương gia tại Bordeaux đề xuất; nhưng phải đến năm 1871, dự án thành lập Ngân hàng Đông Dương - một cơ quan tín dụng thường trực thật sự để tiện việc đầu tư, khai thác xứ thuộc địa mới được xúc tiến và

sự kiện này được đánh giá là thành tựu nổi bật của thực dân Pháp

Ngày 15/02/1872, ông Victor Kresser(1) đã đề ra “Dự án thành lập một Ngân hàng Phát hành tại Sài Gòn” với chủ trương thành lập một ngân hàng độc đáo gọi

là “Ngân hàng Nam Kỳ”, không giống với các ngân hàng thuộc địa đã từng hiện

diện ở Việt Nam (điển hình là hai ngân hàng do người Anh thành lập chi nhánh tại Nam Kỳ để cung cấp tín dụng cho các thương nhân, phục vụ cho mục đích thương mại; đó là: The Hongkong and Shanghai Banking Corporation; The Chartered Bank

of India) Ngân hàng mới này sẽ cạnh tranh với các ngân hàng đang hiện hữu trong

(1) Người đã từng làm Giám đốc chi nhánh Hong Kong và Shanghai của một Ngân hàng Anh được coi là ngân hàng hàng đầu về tài chính lúc bấy giờ

Ngày đăng: 21/06/2017, 09:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thế Anh (2007), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ
Tác giả: Nguyễn Thế Anh
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2007
2. J.Aumiphin (1994), Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (Đinh Xuân Lâm dịch), Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương
Tác giả: J.Aumiphin
Năm: 1994
3. Trường Chinh (1960), Cách mạng Tháng Tám, NXB Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng Tháng Tám
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: NXB Sự Thật
Năm: 1960
4. P.Doumer (1905), L’Indochine franỗaise (Hồi ký Xứ Đụng Dương), Vuibert et Nony, Éditeurs, Paris (được Lưu Đình Tuân - Hiệu Constant - Lê Đình Chi - Hoàng Long - Vũ Thúy dịch. NXB Thế Giới, Hà Nội, 2016) Sách, tạp chí
Tiêu đề: L’Indochine franỗaise (Hồi ký Xứ Đụng Dương)
Tác giả: P.Doumer
Nhà XB: NXB Thế Giới
Năm: 1905
5. Nguyễn Khắc Đạm (1957), Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Khắc Đạm
Nhà XB: NXB Văn Sử Địa
Năm: 1957
6. Nguyễn Đình Đầu (1998), "Tiền tệ Sài Gòn 1859-1954", Tạp chí Xưa và Nay số 55B/1998, Thƣ viện Khoa học Tổng hợp TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ Sài Gòn 1859-1954
Tác giả: Nguyễn Đình Đầu
Năm: 1998
7. Lương Hữu Định (1998), "Tiền tệ thời kỳ Ngân hàng Đông Dương", Tạp chí Xưa và Nay số 55B/1998, Thƣ viện Khoa học Tổng hợp TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ thời kỳ Ngân hàng Đông Dương
Tác giả: Lương Hữu Định
Năm: 1998
8. Trần Văn Giàu (1956-1957), Chống xâm lăng Quyển II, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống xâm lăng Quyển II
Nhà XB: NXB Hà Nội
9. Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm (1961), Lịch sử cận đại Việt Nam Tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử cận đại Việt Nam Tập 3
Tác giả: Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1961
10. Yves Henry (1932), Kinh tế nông nghiệp Đông Dương (Économie agricole de L’Indochine, HaNoi), Bản dịch lưu tại Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế nông nghiệp Đông Dương
Tác giả: Yves Henry
Năm: 1932
11. Lê Huỳnh Hoa (2003), "Cảng Sài Gòn và biến đổi kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1860-1939)", Luận án Tiến sĩ Lịch sử, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảng Sài Gòn và biến đổi kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1860-1939)
Tác giả: Lê Huỳnh Hoa
Năm: 2003
12. Ngô Văn Hòa, Phạm Quang Trung (2002), Hệ thống tiền tệ ở nước ta thời cận đại, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử
Tác giả: Ngô Văn Hòa, Phạm Quang Trung
Năm: 2002
13. Nguyễn Văn Khánh (2004), Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858-1945), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858-1945)
Tác giả: Nguyễn Văn Khánh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2004
14. Phan Khoang (1971), Việt Nam - Pháp thuộc Sử, NXB Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Hương Việt 34 Lê Lợi, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam - Pháp thuộc Sử
Tác giả: Phan Khoang
Nhà XB: NXB Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa
Năm: 1971
15. Lê Thành Khôi (2016), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX
Tác giả: Lê Thành Khôi
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2016
16. Đinh Xuân Lâm (2010), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập II (1858-1945), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập II (1858-1945)
Tác giả: Đinh Xuân Lâm
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
17. Lịch sử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sơ thảo), Tập 1, Hà Nội, 1976, Tƣ liệu của Viện Sử học, ký hiệu Vv351 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sơ thảo), Tập 1
18. Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bích, Nguyễn Khắc Đạm (1957), Cách mạng cận đại Việt Nam: Xã hội Việt Nam trong thời Pháp-Nhật, NXB Văn-Sử-Địa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng cận đại Việt Nam: Xã hội Việt Nam trong thời Pháp-Nhật
Tác giả: Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bích, Nguyễn Khắc Đạm
Nhà XB: NXB Văn-Sử-Địa
Năm: 1957
19. C.Mác (1976), Tư bản, Quyển 1 Tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư bản
Tác giả: C.Mác
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1976
20. Meuleau Marc (1981), Histoire de la Banque de l’Indochine 1875-1975 (Lịch sử Ngân hàng Đông Dương 1875-1975), Fayadd, Paris (đƣợc René Ngọc Nhân dịch và đăng trên trang Wed: http://renengocnhan.wordpress.com) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Histoire de la Banque de l’Indochine 1875-1975 (Lịch sử Ngân hàng Đông Dương 1875-1975)
Tác giả: Meuleau Marc
Năm: 1981

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w