1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế so sánh đối chiếu tiếng anh với tiếng việt

187 358 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 187
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

Trong những trường hợp như vậy, ngôn từ và cấu trúc ngữ pháp cũng như những quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận lớn hơn câu được sử dụng trong văn bản hợp đồng kinh tế không chuẩn xác, khôn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Hương Giang

MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN HỢP ĐỒNG KINH TẾ:

SO SÁNH ĐỐI CHIẾU TIẾNG ANH VỚI TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học “Mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế: So sánh đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố bởi bất kì tác giả nào hay trong bất kì công trình nào khác

Tác giả luận án

Nguyễn Hương Giang

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy – GS.TS Nguyễn Văn Hiệp – đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận án

Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và các thầy cô giáo trong ngành Ngôn ngữ học đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức cho em, đồng thời tạo điều kiện và đồng hành cùng em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để em có thể hoàn thành tốt luận án của mình

Em vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các anh chị phụ trách chương trình Đào tạo Sau đại học của khoa Ngôn ngữ học và trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn động viên, góp ý, ủng hộ và chỉ dẫn nhiệt tình để em có thể tự tin công bố luận án của mình

Cuối cùng, em kính chúc các thầy cô, những người thân yêu trong gia đình em, các anh chị, bạn bè, và đồng nghiệp luôn mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống

Trân trọng cảm ơn!

Trang 4

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

Danh mục các bảng 5

Danh mục các hình vẽ 6

MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 9

2.1 Đối tượng nghiên cứu 9

2.2 Phạm vi và mục đích nghiên cứu 9

3 Câu hỏi nghiên cứu 10

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

5 Phương pháp và tư liệu nghiên cứu 11

6 Ý nghĩa và đóng góp 12

7 Cấu trúc của luận án 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 15

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 15

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về mạch lạc trong văn bản 15

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về văn bản hợp đồng kinh tế 22

1.2 Cơ sở lí luận 23

1.2.1 Cơ sở lí luận về mạch lạc 23

1.2.2 Cơ sở lí luận về hợp đồng kinh tế 35

Trang 5

2

1.3 Tiểu kết 42

Chương 2 BIỂU HIỆN CỦA MẠCH LẠC QUA CÁC PHÉP LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN HỢP ĐỒNG KINH TẾ: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU TIẾNG ANH VỚI TIẾNG VIỆT 43

2.1 Các phép liên kết trong văn bản 44

2.1.1 Phép lặp 44

2.1.2 Phép nối 47

2.1.3 Phép quy chiếu 51

2.1.4 Phép thế 53

2.1.5 Phép tỉnh lược 55

2.1.6 Phép liên tưởng 57

2.2 Các phép liên kết tạo mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt 60

2.2.1 Các phép liên kết tạo mạch lạc trong hợp đồng kinh tế tiếng Anh 60 2.2.2 Các phép liên kết tạo mạch lạc trong hợp đồng kinh tế tiếng Việt 72 2.2.3 Nhận xét 77

2.3 Tiểu kết 82

Chương 3 BIỂU HIỆN CỦA MẠCH LẠC QUA CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG VĂN BẢN HỢP ĐỒNG KINH TẾ: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU TIẾNG ANH VỚI TIẾNG VIỆT 84

3.1 Các mối quan hệ tạo mạch lạc cho văn bản 85

3.1.1 Quan hệ giữa các từ ngữ trong một câu 86

3.1.2 Quan hệ về chủ đề giữa các câu 87

Trang 6

3

3.1.3 Quan hệ thời gian 88

3.1.4 Quan hệ lập luận 90

3.1.5 Quan hệ nhân quả 91

3.1.6 Quan hệ điều kiện 93

3.1.7 Quan hệ ngoại chiếu 94

3.2 Mạch lạc biểu hiện qua các mối quan hệ trong văn bản hợp đồng kinh tế: So sánh đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt 95

3.2.1 Mạch lạc biểu hiện qua các mối quan hệ trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh 95

3.2.2 Mạch lạc biểu hiện qua các mối quan hệ trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Việt 107

3.2.3 Nhận xét 113

3.3 Tiểu kết 117

Chương 4 ỨNG DỤNG VÀO SOẠN THẢO VÀ BIÊN DỊCH HỢP ĐỒNG KINH TẾ ANH – VIỆT 120

4.1 Sử dụng các phép liên kết hợp lí 120

4.1.1 Yêu cầu về việc dùng phép quy chiếu 120

4.1.2 Lưu ý về phép thế trong dịch thuật 122

4.1.3 Ưu điểm của lặp từ vựng và lặp ngữ pháp 124

4.1.4 Mạch lạc theo kiểu suy luận quy kết trong soạn thảo hợp đồng 127

4.2 Tạo mạch lạc qua các mối quan hệ 128

4.2.1 Tạo mạch lạc qua mối quan hệ giữa các từ ngữ trong câu 128

4.2.2 Tạo mạch lạc qua quan hệ thời gian 135

Trang 7

4

4.2.3 Tạo mạch lạc qua quan hệ điều kiện giữa các câu 138

4.2.4 Lưu ý về quan hệ ngoại chiếu 141

4.3 Một số yêu cầu khác về mạch lạc đối với việc soạn thảo và biên dịch hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt 142

4.3.1 Sử dụng từ ngữ chính xác, đơn nghĩa, và cụ thể 142

4.3.2 Sử dụng hợp lí câu dài bất thường 144

4.3.3 Dùng dấu câu hợp lí 146

4.4 Tiểu kết 148

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 152

1 Về lí luận 152

2 Về thực tiễn 154

3 Những vấn đề do luận án đặt ra cần nghiên cứu tiếp 155

DANH MỤCCÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157

TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

PHỤ LỤC 1 i

PHỤ LỤC 2 v

Trang 8

5

Danh mục các bảng

Bảng 2.1 Bảng khảo sát tỉ lệ xuất hiện của các kiểu nối trong văn bản

hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt……… 80 Bảng 4.1 Cấu trúc ngữ pháp câu điều kiện loại 1 trong tiếng Anh…… 140

Trang 9

6

Danh mục các hình vẽ

Hình 2.1 Hệ thống phép nối……… 48 Hình 4.1 Complex Prepositional Phrase in English (Giới ngữ phức

Trang 10

sự lựa chọn của chúng tôi là như sau:

Thứ nhất, mạch lạc là một yêu cầu không thể thiếu đối với tất cả các thể loại diễn ngôn Trong văn nói cũng như văn viết, nếu nội dung giao tiếp không được trình bày mạch lạc thì hiệu quả giao tiếp sẽ không cao, thậm chí

có thể gây ra hiểu sai, hiểu lầm Tuy nhiên, mạch lạc không phải là một vấn

đề dễ nắm bắt Do tính mơ hồ và phức tạp của mạch lạc trong diễn ngôn nên chưa thực sự có nhiều công trình nghiên cứu sâu và toàn diện về vấn đề này

Thứ hai, hợp đồng kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định

sự phát triển và thành công của các doanh nghiệp vì nó không chỉ là những thỏa thuận về nghĩa vụ thực hiện giữa các bên mà còn là một văn bản có giá trị pháp lý cao Chính vì vậy, một hợp đồng kinh tế không được soạn thảo chính xác, rõ ràng, mang tính mạch lạc sẽ dẫn đến rất nhiều rủi ro về mặt kinh

tế và rắc rối về mặt pháp lý Tuy nhiên, làm thế nào để có được một hợp đồng kinh tế rõ ràng, chính xác và mạch lạc lại là điều mà rất nhiều doanh nghiệp, giáo viên và học viên băn khoăn Họ thường thấy khó khi soạn một hợp đồng kinh tế bằng tiếng Anh hay dịch một hợp đồng kinh tế từ tiếng Anh sang tiếng Việt cho chuẩn và ngược lại Nguyên nhân này có thể do họ chưa hiểu rõ những điểm giống và khác nhau về cấu trúc và ngôn ngữ trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt, điều này càng trầm trọng trong tình hình các tiêu chuẩn quốc tế về hợp đồng kinh tế vẫn còn là một lĩnh vực khá mới ở Việt nam Đã có quan điểm cho rằng hợp đồng kinh tế tiếng Việt là sự kế

Trang 11

để bảo đảm không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội, còn hợp đồng kinh tế quốc tế tiếng Anh được áp dụng từ năm 1994 theo PICC (Principles of International Commercial Contracts) - Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại Quốc tế Chính vì vậy mà đến nay, như đã nói ở trên, tuy đã có một vài nghiên cứu đề cập đến vấn đề này nhưng chưa có một nghiên cứu nào so sánh

và đối chiếu mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Việt một cách chuyên sâu và toàn diện

Thứ ba, mặc dù các hợp đồng kinh tế được coi là văn bản ngôn ngữ có sức ảnh hưởng và chi phối lớn đến các hoạt động kinh doanh, có ảnh hưởng đến hậu quả kinh tế và trách nhiệm pháp lý giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng nhưng vẫn có rất nhiều vụ án kinh tế xảy ra do vi phạm hợp đồng kinh

tế mà chủ yếu là các hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hợp đồng xuất nhập khẩu giữa các đối tác thuộc các nước nói ngôn ngữ khác nhau Nguyên nhân của những vi phạm này phần lớn là do các bên không thực hiện đúng các thỏa thuận ghi trong hợp đồng Và một phần những sai phạm này có nguyên nhân thuộc về hình thức và nội dungđược thể hiện trong văn bản hợp đồng Trong những trường hợp như vậy, ngôn từ và cấu trúc ngữ pháp cũng như những quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận lớn hơn câu được sử dụng trong văn bản hợp đồng kinh tế không chuẩn xác, không đủ tường minh và mạch lạc để người tiếp thu văn bản có thể hiểu đúng và thực hiện đúng; hoặc có trường hợp bản dịch hợp đồng không đúng với nội dung của hợp đồng cũng dẫn đến những vi phạm hợp đồng đáng tiếc Để tránh những sai sót trong soạn thảo và

Trang 12

9

biên dịch thể loại văn bản này cũng như nâng cao hiệu quả công việc kinh doanh cho các cá nhân và các tổ chức kinh tế tại Việt Nam, chúng tôi thấy rằng cần phải có những nghiên cứu khoa học để đưa ra những giải pháp hợp

lý cho vấn đề này

Từ những lý do nêu trên, chúng tôimuốn thực hiện một nghiên cứu để tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất giúp các doanh nghiệp, người soạn thảo và người dịch thuật vượt qua những khó khăn cơ bản để thành công khi soạn thảo hay biên dịch một hợp đồng kinh tế quốc tế Đây chính là động lực thúc giục chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế: so sánh đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt” với hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giải đáp những vướng mắc cả về mặt lí luận và mặt thực tiễn của vấn đề, nâng cao hiệu quả soạn thảo và biên dịch các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt

2 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là mạch lạc và những phương thức biểu hiện mạch lạc trong các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt Luận án so sánh đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về mạch lạc giữa hai văn bản này, đồng thời chỉ ra những phương thức tạo mạch lạc hiệu quả cho việc soạn thảo và biên dịch các văn bản hợp đồng

kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt

2.2 Phạm vi và mục đích nghiên cứu

Với đối tượng nghiên cứu là mạch lạc và những phương thức biểu hiện của mạch lạc trong các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi tập trung nghiên cứu các phương diện diễn ngôn (gồm hình thức và

Trang 13

Mục đích chính của luận án là làm rõ các phương tiện biểu hiện mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Việt, qua đó tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về mạch lạc giữa hai loại văn bản này để đưa ra những lưu ý cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của công việc soạn thảo và biên dịch hợp đồng kinh tế

3 Câu hỏi nghiên cứu

Luận án nêu ra những câu hỏi nghiên cứu sau:

- Mạch lạc được biểu hiện qua các phương tiện ngôn ngữ nào?

- Những tương đồng và khác biệt về mạch lạc trong các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt là gì?

- Phải lưu ý những gì về mạch lạc khi ứng dụng vào soạn thảo và biên dịch các hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt?

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên, luận án tập trung vào những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Xác lập cơ sở lí thuyết ngôn ngữ học để nghiên cứu mạch lạc

Trang 14

11

- Áp dụng thuyết lý phân tích diễn ngôn để phân tích văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Việt nhằm xác định được những điểm giống nhau và khác nhau về diễn ngôn của hai loại văn bản này

- Phân tích cụ thể các phép liên kết và các kiểu quan hệ tạo mạch lạc xuất hiện trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và văn bản hợp đồng kinh

tế tiếng Việt

- Dựa trên kết quả phân tích, chúng tôi so sánh đối chiếu những biểu hiện của mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Việt để đề xuất các gợi ý cụ thể cho việc soạn thảo và biên dịch hai loại văn bản này

5 Phương pháp và tư liệu nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, dựa trên kết quả phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hóa cơ sở lí thuyết của

đề tài, luận án sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích diễn ngôn để nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ trên câu, cụ thể ở nghiên cứu này là các văn bản hợp đồng kinh

tế tiếng Anh và tiếng Việt

- Phương pháp miêu tả để phân tích những biểu hiện của mạch lạc trong các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt

- Phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra những đặc điểm tương đồng

và khác biệt về mạch lạc trong hai văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt

Kết quả thu thập từ công việc nghiên cứu tài liệu, thống kê số liệu, so sánh đối chiếu sẽ được xử lý theo hai dạng: định tính và định lượng

Trang 15

12

Tư liệu của luận án được lấy từ 50 hợp đồng kinh tế tiếng Anh và 50 hợp đồng kinh tế tiếng Việt trong các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ của các cá nhân và doanh nghiệp tại Mỹ và tại Việt Nam trong vòng

20 năm trở lại đây Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số ví dụ trong giáo trình “biên dịch hợp đồng hợp đồng kinh tế Anh - Việt” của trường Đại học Ngoại thương

6 Ý nghĩa và đóng góp

Luận án tập trung nghiên cứu tất cả những biểu hiện của mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Việt theo đường hướng của phân tích diễn ngôn Cụ thể, luận án áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu của ngôn ngữ học để tìm ra những tương đồng và khác biệt về mạch lạc ở hai loại văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt

Về phương diện lí luận, luận án góp phần làm sâu sắc lí thuyết mạch lạc dựa vào kết quả phân tích và tổng hợp các ngữ liệu thuộc văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt, khẳng định tầm quan trọng của mạch lạc trong tạo lập văn bản và phân tích diễn ngôn

Về phương diện thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án này sẽ được

sử dụng làm tài liệu hướng dẫn và tham khảo cho việc biên soạn và dịch thuật các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt Luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu chuyên sâu về các thể loại văn bản hợp đồng

Cái mới của luận án là phân tích và tổng hợp những biểu hiện của mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Việt theo đường hướng phân tích diễn ngôn Từ đó, so sánh đối chiếu các biểu hiện mạch lạc trong hai thể loại văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh

và tiếng Việt để chỉ ra các yếu tố tương đồng và khác biệt ở các phương thức

Trang 16

13

thể hiện mạch lạc trong các văn bản hợp đồng kinh tế này Kết quả so sánh đối chiếu được tác giả của luận án hệ thống rõ ràng theo từng phương thức biểu hiện của mạch lạc nhằm khắc phục những sai sót trong soạn thảo và dịch thuật các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt Đây cũng là đóng góp của luận án xét từ góc độ kinh tế, bởi lẽ hợp đồng kinh tế là yếu tố tiên

quyết kết quả kinh doanh của các tổ chức kinh tế

7 Cấu trúc của luận án

Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, gồm có bốn

chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận

Trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu, chúng tôi đánh giá những nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án, đó là: các nghiên cứu về mạch lạc và văn bản hợp đồng kinh tế xét từ góc độ ngôn ngữ học

Phần cơ sở lí luận sẽ tập trung vào lí thuyết chính của luận án, bao gồm: mạch lạc, vai trò của mạch lạc đối với văn bản, các yếu tố tạo mạch lạc trong văn bản, khái niệm về hợp đồng kinh tế và các đặc trưng của hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt Thông qua việc tóm tắt các công trình nghiên cứu về mạch lạc trong văn bản trên thế giới và trong nước, đồng thời tham khảo một số ứng dụng của lý thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu mạch lạc trong văn bản, chúng tôi đề xuất cách áp dụng lí thuyết phân tích diễn ngôn vào trong nghiên cứu các biểu hiện của mạch lạc trong văn bản hợp

đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt

Chương 2: Biểu hiện của mạch lạc qua các phép liên kết trong văn bản hợp đồng kinh tế: So sánh đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt

Trang 17

14

Chương này trình bày các biểu hiện của mạch lạc trong hợp đồng kinh

tế tiếng Anh và tiếng Việt qua sáuphép liên kết, gồm: phép lặp, phép quy chiếu, phép nối, phép thế, phép tỉnh lược, phép liên tưởng

Từ những phân tích và tổng hợp về các biểu hiện của mạch lạc trong hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt qua các phép liên kết, chúng tôi sẽ

so sánh đối chiểu để chỉ ra những tương đồng và dị biệt về mạch lạc qua các

phép liên kết trong hai loại văn bản này

Chương 3: Biểu hiện của mạch lạc qua các kiểu quan hệ trong văn bản hợp đồng kinh tế: So sánh đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt

Ở chương này, chúng tôi tiếp tục khảo sát những biểu hiện của mạch lạc qua các mối quan hệ trong các hợp đồng kinh tế Cụ thể là mạch lạc biểu hiện trong các mối quan hệ sau: quan hệ giữa các từ ngữ trong một câu, quan

hệ về chủ đề giữa các câu, quan hệ thời gian, quan hệ nhân quả, quan hệ lập luận, quan hệ điều kiện, quan hệ ngoại chiếu

Dựa vào kết quả khảo sát các trường hợp cụ thể nêu trên, chúng tôi cũng so sánh đối chiếu để tìm ra những tương đồng và dị biệt về biểu hiện của mạch lạc qua các mối quan hệ trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và

văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Việt

Chương 4: Ứng dụng vào soạn thảo và biên dịch hợp đồng kinh tế Anh – Việt

Từ kết quả nghiên cứu mạch lạc trong hợp đồng kinh tế - so sánh đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt ở chương 2 và chương 3 Chương này đưa ra những lưu ý về việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ tạo mạch lạc cho các

văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt, cụ thể là: Các phép liên kết tạo mạch lạc, các mối quan hệ tạo mạch lạc, danh hóa tạo mạch lạc, dùng từ ngữ và dấu câu hợp lý tạo mạch lạc - ứng dụng vào công việc soạn thảo và

biên dịch các hợp đồng kinh tế Anh – Việt

Trang 18

15

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về mạch lạc trong văn bản

Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ mạch lạc (coherence) xuất hiện trong giai đoạn thứ hai của việc nghiên cứu văn bản, đó là phân tích diễn ngôn (discourse analysis) Cùng với sự phát triển của phân tích diễn ngôn, mạch lạc được rất nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu

Ấn phẩm “Liên kết trong tiếng Anh” (Cohesion in English) của M.A.K Halliday và R Hassan vào năm 1976 được coi là nguồn gốc của các nghiên cứu sâu rộng về mạch lạc trong văn bản sau đó cho dù các tác giả không nghiên cứu về mạch lạc một cách trực tiếp Trong ấn phẩm này, các tác giả đã đưa ra quan niệm về mạch lạc như sau: “Mạch lạc là tập hợp những quan hệ

có ý nghĩa dùng chung cho mọi văn bản, phân biệt văn bản với phi văn bản”

và “Mạch lạc không nêu văn bản thông báo gì mà nêu văn bản được tổ chức thành chính thể ngữ nghĩa như thế nào” Đồng thời các tác giả cũng nhận định rằng một văn bản mạch lạc phải đáp ứng hai điều kiện: một là văn bản phải phù hợp với ngữ cảnh trong đó nó được tạo ra, hai là văn bản phải có sự liên kết Tuy nhiên, theo nhận xét của Galperin I.R (1987) thì mặc dù Halliday và

R Hassan có ý đồ hình thức hóa các phương tiện mạch lạc nhưng “trong công trình này vẫn có nhiều điều được đề xuất ở bình diện ngữ pháp chứ không phải bình diện văn bản” Galpernin khẳng định mạch lạc là phạm trù đặc trưng của văn bản và định nghĩa: “Mạch lạc là những hình thức liên kết riêng biệt, đảm bảo thể liên tục (về thời gian hoặc không gian), sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các thông báo, sự kiện, hành động cụ thể” Định nghĩa này sau đó đã được rất nhiều nhà ngôn ngữ học ủng hộ

Trang 19

16

Trong cuốn “Văn bản và Ngữ cảnh” (Text and Context, 1977: 96), Teun A.van Dijk định nghĩa: “Mạch lạc là một thuộc tính ngữ nghĩa của diễn ngôn, dựa trên việc giải thích các câu riêng lẻ trong mối tương quan với các câu khác trong một văn bản” Theo A.van Dijk (1977), mỗi diễn ngôn chứa một cấu trúc ngữ nghĩa tổng thể được gọi là cấu trúc vĩ mô (macro-structure), thể hiện ngữ nghĩa của diễn ngôn; và cấu trúc ngữ nghĩa của một diễn ngôn được tổ chức phân cấp ở nhiều cấp độ phân tích Cấu trúc vĩ mô chung nhất, đôi khi được gọi là chủ đề (topic) của một diễn ngôn kéo theo các cấu trúc vĩ

mô khác, chi phối toàn bộ diễn ngôn Các cấu trúc vĩ mô quyết định tính mạch lạc tổng thể của một diễn ngôn và “mạch lạc không chỉ được tạo bởi trật

tự câu từ mà còn được tạo bởi ý nghĩa và quy chiếu của nó” Tuy tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu các biểu hiện của mạch lạc trong văn bản ở mặt ngữ nghĩa

và có liên hệ với ngữ cảnh diễn ngôn nhưng các vấn đề liên quan đến mạch lạc ở mặt ngữ dụng chỉ được đề cập đến ở mức độ hạn chế trong công trình nghiên cứu này

Đến năm 1993, trong cuốn “Dẫn nhập Phân tích Diễn ngôn”, David Nunan kết luận: “Văn bản mạch lạc được phân biệt với các câu ngẫu nhiên bởi sự có mặt của các phương tiện liên kết tạo thành văn bản”[103, tr.59]; và lưu ý rằng ngoài sự hiểu biết về ngữ pháp và từ vựng của văn bản, chúng ta cần phải biết các câu được liên kết với nhau như thế nào Việc giải thích một văn bản là mạch lạc hay không phụ thuộc phần lớn vào các phương tiện tạo văn bản (text-forming devices) như cách sắp xếp trật tự câu và việc sử dụng

từ ngữ Ngoài ra, Nunan nhấn mạnh ngữ cảnh (context) là yếu tố quan trọng trong việc giải thích mạch lạc khi coi diễn ngôn là „giao tiếp trong ngữ cảnh‟ (discourse as „communication in context‟) Mặc dù vậy, D Nunan lại đưa ra một quan niệm khá mơ hồ về mạch lạc khi ông cho rằng: “mạch lạc là cái tầm

Trang 20

và các đặc điểm thông thường của tổ chức kết cấu thông tin là những bình diện diễn ngôn mà người đọc có thể dùng khi giải thuyết một diễn ngôn nào

đó Trên cơ sở này, các tác giả đã phân định ra ba bình diện của quá trình giải thuyết ngụ ý của người nói/ người viết khi tạo ra diễn ngôn, bao gồm: thuật giải chức năng giao tiếp (tiếp nhận thông điệp như thế nào), sử dụng kiến thức văn hóa xã hội nói chung (thực tế về thế giới), và xác định phải thực hiện suy luận nào Đây chính là các bình diện cần lưu ý khi khảo sát mạch lạc theo đường hướng của phân tích diễn ngôn

Trên thế giới, ngoài những công trình nghiên cứu nổi tiếng về mạch lạc trong văn bản của M.A.K Halliday và R Hasan (1976), V Dijk (1977), H.G Widdowson (1978), D Beaugrande và Dressler (1981), G Brown và G Yule (1983), G.M Green (1989), và D Nunan (1993),… mà chúng tôi đề cập đến

Trang 21

18

ở trên còn có rất nhiều các bài báo, bài nghiên cứu khoa học bàn luận đến vấn

đề mạch lạc trong văn bản với nhiều góc nhìn khác nhau

Chẳng hạn, bài “The classification of coherence relations and their linguistic markers: An exploration of two languages” (Phân loại các quan hệ mạch lạc và các dấu hiệu ngôn ngữ của chúng: Khảo sát hai ngôn ngữ) của Alistair Knott và Ted Sanders khảo sát các mối quan hệ tạo mạch lạc trong văn bản viết dựa trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Hà Lan Các tác giả đã đưa ra hai phương pháp độc lập khi nghiên cứu các quan hệ mạch lạc là: dựa vào nhận thức của người đọc và người viết theo đường hướng của ngôn ngữ học tâm lý, và dựa vào việc nhận diện các mối quan hệ trong ngôn ngữ Cái mới của bài báo là dựa trên mô hình cấu trúc tâm lý được sử dụng bởi người đọc

và người viết để chỉ ra các mối quan hệ mạch lạc có thể được xác định như thế nào, từ đó so sánh một tập hợp các cụm từ tiếng Anh và tiếng Hà Lan Phương pháp xác định các mối quan hệ mạch lạc dựa vào phân tích nhận thức của hai tác giả sau đó đã được một số nhà ngôn ngữ học vận dụng vào các nghiên cứu về mạch lạc của mình

Bài “The role of paragraphs in the construction of coherence text linguistics and translation studies” (Vai trò của đoạn văn trong hình thành văn bản mạch lạc và nghiên cứu về dịch thuật) của Elisabeth Le [78, tr.259-275]đã phân tích các hình thức ngôn ngữ tạo mạch lạc ở mức độ đoạn văn và giải thích các hiện tượng này nhằm hướng tới việc dịch văn bản Elisabeth Le cho rằng: “Mạch lạc giữa các câu có quan hệ cú pháp được hình thành trên cơ

sở của các quan hệ ngữ nghĩa tồn tại giữa các yếu tố trong mỗi câu”, và tác giả tiến hành so sánh ý nghĩa của các đơn vị từ vựng để xác định ngữ nghĩa liên quan đến nhau như thế nào trong việc hình thành mạch lạc cho đoạn văn

Do đó, nghiên cứu này của Elisabeth Le mới chỉ dừng lại ở góc độ ngữ nghĩa,

bỏ qua bình diện ngữ dụng

Trang 22

19

Bài “The acquisition order of coherence relations: On cognitive complexity in discourse” (Trình tự tri nhận các mối quan hệ mạch lạc: Sự phức tạp của nhận thức trong diễn ngôn) của Wilbert Spooren đưa ra trình tự tri nhận về các mối quan hệ mạch lạc giữa các phân đoạn diễn ngôn (discourse segments) dựa trên cơ sở lý thuyết nhận thức các mối quan hệ mạch lạc củaSanders et al (1992),… Chúng tôi thấy rằng các nghiên cứu nêu trên đều dựa trên cơ sở lí luận về mạch lạc của các nhà ngôn ngữ học tiền bối

để khảo sát các mối quan hệ mạch lạc và vai trò của mạch lạc trong các văn bản hay các ngôn ngữ cụ thể chứ không đưa ra những quan niệm mới nào về mạch lạc

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về mạch lạc trong văn bản thật

sự chưa nhiều, nhưng cũng có những kết quả đáng chú ý Ngoài Trần Ngọc Thêm (1985), được xem là người tiên phong trong việc nghiên cứu ngữ pháp văn bản và phân tích diễn ngôn ở Việt Nam, với quan niệm về liên kết nội dung và liên kết hình thức, vấn đề mạch lạc đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu và có những đóng góp nhất định

Diệp Quang Ban (1998), có lẽ là người đầu tiên giới thiệu về mạch lạc trong cuốn “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt”, đã xác định ba phạm vi của mạch lạc là: Mạch lạc trong triển khai mệnh đề; mạch lạc trong chức năng (mạch lạc diễn ngôn); và mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác Sau đó, các vấn

đề liên quan đến mạch lạc trong văn bản đã được tác giả tiếp tục nghiên cứu

và công bố ở các công trình tiếp theo Điển hình là trong cuốn “Giao tiếp Diễn ngôn và Cấu tạo của Văn bản”, xuất bản năm 2009, Diệp Quang Ban định nghĩa: “Mạch lạc là sự kết nối có tính chất hợp lý về mặt nghĩa và về mặt chức năng, được trình bày trong quá trình triển khai một văn bản (như một truyện kể, một hội thoại, một bài nói hay bài viết…), nhằm tạo ra những

sự kiện nối kết với nhau hơn là sự liên kết câu với câu” [4, tr.297] và khẳng

Trang 23

và tác giả đã gợi ý vận dụng lí thuyết mạch lạc vào việc tạo lập văn bản, trong

đó có lưu ý đến các vấn đề ngữ cảnh, ngữ nghĩa, ngữ dụng, cấu trúc thông tin, diễn ngôn, Mặc dù không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về mạch lạc nhưng Nguyên Thiện Giáp đã nêu rõ tầm quan trọng của mạch lạc trong việc tạo lập văn bản

Nguyễn Hòa (2000) quan niệm: Mạch lạc là sự kết hợp của ba yếu tố là liên kết, cấu trúc và quan yếu Ba yếu tố này tạo thành mạch lạc trong liên kết, mạch lạc trong cấu trúc và mạch lạc trong quan yếu Nếu một văn bản nào đó thiếu sự liên kết hình thức thì tính mạch lạc của diễn ngôn sẽ giảm, còn nếu thiếu mặt cấu trúc thì văn bản sẽ trở nên lộn xộn, không mạch lạc Về mạch lạc trong quan yếu, tác giả đã đưa ra bốn yếu tố phát triển nội dung chính, bao gồm: thông tin nền; thông tin nhận xét phản ứng của bên thứ ba; bằng chứng chi tiết hóa; và kết quả hay hành động kéo theo của sự kiện chính Đến năm 2003, trong công trình “Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lí luận

và phương pháp”, Nguyễn Hòa làm rõ thêm: “Mạch lạc được tạo ra bởi không chỉ trên căn cứ ngôn ngữ mà còn trên cả những căn cứ ngoài ngôn ngữ Nó có căn cứ ngôn ngữ khi được tạo ra trên sự phát triển mệnh đề, liên kết hay tổ chức được khuôn mẫu; song khi thông tin ngữ cảnh được đưa vào, hoặc các nguyên tắc hiểu nội bộ và loại suy được áp dụng để hiểu nội dung diễn ngôn, thì mạch lạc mang tính văn hóa-xã hội nằm ngoài ngôn ngữ” [36, tr.51]

Trang 24

21

Ngoài những công trình nghiên cứu về mạch lạc đã xuất bản của các tác giả nêu trên còn có một số bài báo khoa học và luận án ngôn ngữ học nghiên cứu về mạch lạc trong văn bản Chẳng hạn bài “Về mạch lạc của văn bản viết” của Nguyễn Thị Thìn đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ số 3/2003 đưa ra bốn phương diện của mạch lạc trong văn bản viết là: (1) Sự thống nhất về chủ đề

và đích giao tiếp của toàn văn bản; (2) Trình tự triển khai chủ đề văn bản đảm bảo tính hợp lý; (3) Mối quan hệ giữa các thành tố nội dung của văn bản; (4) Giải pháp triển khai chủ đề phù hợp ý đồ giao tiếp và thể loại của văn bản Mặc dù tác giả đã mạnh dạn đưa ra cách hiểu của mình về mạch lạc trong văn bản viết nhưng những vấn đề mà tác giả đưa ra chỉ dừng lại ở sự lô gic trong cách trình bày văn bản

Luận án “Biểu hiện của mạch lạc trong thể loại báo cáo và tờ trình thuộc văn bản hành chính – công vụ” của Nguyễn Thị Hường (2010) khảo sát

sơ bộ những biểu hiện của mạch lạc nói chung và những biểu hiện cụ thể qua một số kiểu quan hệ mạch lạc có tần suất xuất hiện cao trong các thể loại văn bản báo cáo và tờ trình chứ không khảo sát tất cả các biểu hiện của mạch lạc trong văn bản

Từ tổng quan những nghiên cứu về mạch lạc trong văn bản chúng tôi thấy rằng mạch lạc là một khái niệm rộng, có thể được khai thác ở nhiều bình diện ngôn ngữ khác nhau và ở những thể loại văn bản khác nhau Mạch lạc được rất nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu với những kết quả có ý nghĩa khoa học về mặt lí luận lẫn thực tiễn Mặc

dù chưa có một công trình nghiên cứu nào về những biểu hiện của mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế, nhưng những nghiên cứu về mạch lạc được xem xét ở trên đều xuất phát từ góc nhìn của ngôn ngữ học và là đường hướng nghiên cứu phù hợp với luận án của chúng tôi Do đó, trong công trình này chúng tôi sử dụng phương pháp ngôn ngữ học để phân tích diễn ngôn

Trang 25

22

theo hướng nghiên cứu tính mạch lạc trong giải thuyết diễn ngôn của Gillian

Brown và George Yule

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về văn bản hợp đồng kinh tế

Đối với văn bản hợp đồng kinh tế, mặc dù các mẫu và các quy định về hợp đồng kinh tế đã có từ lâu, nhưng đến nay mới chỉ có một số công trình nghiên cứu ngôn ngữ trong hợp đồng kinh tế, đó là:

Luận văn Thạc sỹ Ngôn ngữ Anh của Nguyễn Hương Giang năm 2007, nghiên cứu về: “Liên kết logic trong Hợp đồng Kinh tế: So sánh đối chiếu Anh – Việt” (Logical Cohesion in Business Cotract: A Vietnamese - English Contrastrive Analysis) Trong luận văn viết bằng tiếng Anh này, tác giả mới chỉ tập trung vào so sánh đối chiếu những điểm tương đồng và dị biệt trong cách dùng các liên từ trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt

để tạo logic trong diễn ngôn

Năm 2007, Nguyễn Trọng Đàn cho ra mắt cuốn “Hợp đồng thương mại quốc tế” Cuốn sách này do Nhà xuất bản Lao đồng phát hành gồm 445 trang, được chia thành 11 phần, viết bằng tiếng Anh, nhưng chỉ có một phần là phần 2 gồm 12 trang đề cập đến các từ/cụm từ, mệnh đề/câu được dùng phổ biến trong hợp đồng kinh tế tiếng Anh Cuốn sách này là một tham khảo có tính gợi ý cho những người quan tâm đến hợp đồng kinh tế quốc tế (bằng tiếng Anh) chứ chưa phải là một nghiên cứu đích thực về ngôn ngữ trong hợp đồng kinh tế tiếng Anh nhìn từ góc độ ngôn ngữ học

Như vậy, đến thời điểm này, việc nghiên cứu ngôn ngữ học về mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế mới chỉ được quan tâm ở mức độ khiêm tốn Chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về các khía cạnh diễn ngôn cụ thể của mạch lạc trong hợp đồng kinh tế Vì vậy, việc nghiên cứu nghiêm túc

Trang 26

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu về mạch lạc nêu trên, với đề tài luận

án: “Mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế: So sánh đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt”, chúng tôi sẽ triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu dựa trên cơ

sở lí luận ngôn ngữ học đối với các đơn vị trên câu, đó là: ngữ pháp văn bản (text grammar) và phân tích diễn ngôn (discourse analysis), bởi vì:

Thứ nhất, ngữ pháp học truyền thống chỉ quan tâm đến những đơn vị ngôn ngữ trong phạm vi câu, chưa đi sâu nghiên cứu chức năng giao tiếp của ngôn ngữ cũng như quá trình tiếp nhận và tạo lập các tín hiệu giao tiếp bằng ngôn ngữ nên đó không đủ khả năng giải thích nhiều hiện tượng biểu hiện trong phạm vi câu nhưng lại có liên quan đến những cơ chế ngoài câu như điệp, đối, việc lựa chọn các quán từ, vai trò của đại từ, từ nối, các mối liên kết giữa các câu, v.v Điều này khiến cho nó không đáp ứng được các nhu cầu thực tiễn trong phân tích và xây dựng các loại văn bản khác nhau Vì vậy, ngữ pháp văn bản đã ra đời nhằm giải quyết những hạn chế của ngữ pháp trong phạm vi câu Theo M.A.K Halliday và R.Hasan (1976): “Một văn bản không phải là một cái gì giống như câu, chỉ lớn hơn câu Nó là cái gì đó khác với câu

về chủng loại” I.R.Galperin (1981) cho rằng: “Văn bản là kết quả của quá trình tạo lời mang tính mục đích, tính hoàn chỉnh, thường được khách quan hóa dưới dạng tài liệu viết theo một loại hình nhất định, bao gồm các kết cấu trên câu được liên kết bằng các phương tiện liên kết” [20, tr.6] Đinh Trọng Lạc (1994) quan niệm: “Văn bản là một thể thống nhất toàn vẹn được xây dựng theo những quy tắc nhất định” Trong số các quan niệm về văn bản của

Trang 27

24

các nhà ngôn ngữ học như: M.A.K Halliday và Hasan (1976), H.G Widdowson (1984), I.R.Galperin (1987), Đinh Trọng Lạc (1994), Trần Ngọc Thêm (2009),… thì định nghĩa sau đây của Trần Ngọc Thêm có lẽ sẽ được đa

số các nhà nghiên cứu ở Việt Nam chấp nhận: “Văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử Ngoài các câu – phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu

và những mối liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy”

[53, tr.19] Từ cơ sở lí thuyết này, chúng tôi thấy rằng liên kết (cohesion) là

nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu thành văn bản và liên kết cũng là nhân tố trọng tâm của ngữ pháp văn bản hay ngôn ngữ học văn

bản với những đặc tính chỉ có ở cấp độ trên câu

Thứ hai, hiện nay đang tồn tại hai hệ thống liên kết trong nghiên cứu văn bản: một của Trần Ngọc Thêm với sự phân biệt liên kết nội dung và liên kết hình thức; và một của M.A.K Halliday và R.Hasan với các hệ thống yếu

tố từ ngữ có tác dụng tạo liên kết giữa câu với câu Trong cuốn “Liên kết trong tiếng Anh” [91, tr.28], M.A.K Halliday và R.Hasan quan niệm liên kết

là thành tố phi cấu trúc tính (non-structural component) và hướng nghiên cứu của mình vào các phương tiện hình thức tạo liên kết, trên cơ sở đó để xếp loại các phương tiện liên kết thành liên kết ngữ pháp (gồm các hiện tượng quy chiếu, thay thế và tỉnh lược), liên kết từ vựng và liên kết trung gian (hiện tượng liên hợp) Nếu như Halliday và Hasan quan niệm liên kết chỉ như một khái niệm chuyên môn không thuộc về cấu trúc mà thuộc về ý nghĩa và chỉ các phương tiện hình thức của ngôn ngữ làm nhiệm vụ liên kết mới thuộc liên kết (gọi là liên kết phi cấu trúc tính), thì Trần Ngọc Thêm quan niệm liên kết

là khái niệm thuộc về cấu trúc của văn bản, được khai thác trên cả hai phương diện hình thức lẫn mặt ý nghĩa, và chính do có tính đến mặt ý nghĩa cho nên

Trang 28

25

liên kết được hiểu là “nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu trở thành văn bản” Liên kết hiểu theo quan niệm của Trần Ngọc Thêm gồm liên kết hình thức và liên kết nội dung Trần Ngọc Thêm nhấn mạnh: “Do liên kết nội dung và liên kết hình thức là hai mặt gắn bó mật thiết với nhau,

cho nên mỗi văn bản đều phải có có đủ hai mặt liên kết này Đây chính là dấu

hiệu cho phép phân biệt văn bản với “phi văn bản”, tức là với những chuỗi phát ngôn hỗn độn” [53, tr.21] Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Chuỗi phát ngôn

hỗn độn là những chuỗi thuộc một trong 3 trường hợp sau:

1) Chỉ có liên kết hình thức và hoàn toàn không có liên kết nội dung; 2) Chỉ có liên kết nội dung và hoàn toàn không có liên kết hình thức; 3) Không có cả liên kết hình thức lẫn liên kết nội dung Đây là chuỗi phát ngôn hỗn độn thuần túy [53, tr.21]

Ông khẳng định: nhận diện trường hợp 1 rất dễ vì liên kết hình thức bộc

lộ ra ngoài; phân biệt trường hợp 2 với trường hợp 3 khó hơn vì liên kết nội dung vốn không được đánh dấu; và “một chuỗi hỗn độn không có liên kết

hình thức sẽ được coi là chuỗi phát ngôn hỗn độn chỉ có liên kết nội dung”

[53, tr.21] Tuy nhiên, Trần Ngọc Thêm (2009) chỉ đưa ra ví dụ minh chứng

cho trường hợp chuỗi phát ngôn hỗn độn là chuỗi chỉ có liên kết hình thức và hoàn toàn không có liên kết nội dung chứ không đưa ra dẫn chứng cho trường hợp chuỗi phát ngôn hỗn độn là chuỗi chỉ có liên kết nội dung và hoàn toàn không có liên kết hình thức

Mặc dù những gợi ý về việc phân biệt văn bản với phi văn bản dựa

trên hai mặt liên kết hình thức và liên kết nội dung của Trần Ngọc Thêm là nguồn cơ sở lí luận bổ ích cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu văn bản, chúng tôi vẫn lựa chọn hệ thống liên kết của M.A.K Halliday do tính thuận tiện và hợp lí của nó đối với nghiên cứu của chúng tôi Khi chúng tôi lựa chọn

Trang 29

26

quan niệm liên kết của Halliday thì cái gọi là “liên kết nội dung” không được

tính đến Do đó, liên kết không giữ vai trò quyết định cho cái “là văn bản” của một sản phẩm ngôn ngữ Nhiệm vụ đó thuộc về “mạch lạc (coherence), hoặc

rộng hơn thuộc về tính văn bản (textuality) hay chất văn bản (texture)” [M.A.K.Halliday và R.Hasan, 1994: 2] – theo chúng tôi, ưu điểm của quan điểm này là nó thuận tiện hơn cho việc phân tích diễn ngôn

Phân tích diễn ngôn là đường hướng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn/văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngữ vực với nội dung hết sức phong phú và đa dạng Trên thế giới, đã xuất hiện các công trình nghiên cứu về phân tích diễn ngôn hoặc liên quan đến phân tích diễn ngôn quan trọng và đã được dịch sang tiếng Việt, như: “Dẫn nhập phân tích diễn ngôn” (Introducing Discourse Analysis) của David Nunan (Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh dịch, 1998); “Phân tích diễn ngôn” (Discourse Analysis) của Gillian Brown, George Yule (Trần Thuần dịch, 2002), “Dẫn luận ngữ pháp chức năng” (An Introduction to Functional Grammar) của M.A.K Halliday (Hoàng Văn Vân dịch, 2004)… các công trình này tập trung vào giải thích diễn ngôn là gì, đặc điểm và chức năng của diễn ngôn, các vấn đề về ngữ cảnh và ý nghĩa diễn ngôn, cấu trúc thông tin của diễn ngôn, bản chất quy chiếu trong diễn ngôn, các đường hướng phân tích diễn ngôn… Ở Việt Nam, phân tích diễn ngôn cũng được khá nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm Cụ thể là các công trình nghiên cứu về: “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” của Trần Ngọc Thêm (1985); “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản” của Diệp Quang Ban (1998, 2009), “Đại cương ngôn ngữ học, tập 2” của Đỗ Hữu Châu (2001), “Dụng học Việt ngữ” của Nguyễn Thiện Giáp (2000), “Phân tích diễn ngôn – một số vấn đề lí luận và phương pháp” của Nguyễn Hoà (2003),

Trang 30

27

Tuy nhiên, diễn ngôn là một khái niệm rất khó định nghĩa vì nó có nhiều cách hiểu về nội hàm khác nhau, vì thế việc đưa ra một định nghĩa duy nhất có thể dẫn đến thiếu hụt một nội dung tiềm ẩn nào đó.Theo Diệp Quang Ban thì: “Trong cách hiểu ngắn gọn nhất, phân tích diễn ngôn là một cách tiếp cận phương pháp luận đối với việc phân tích ngôn ngữ bên trên bậc câu, gồm các tiêu chuẩn như tính kết nối, hiện tượng hồi chiếu… Hiểu một cách cụ thể hơn thì phân tích diễn ngôn là đường hướng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn/văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực mà nội dung hết sức phong phú và đa dạng” [4, tr.158]

Như vậy, phân tích diễn ngôn là một bậc cao hơn của phân tích văn bản bởi vì nếu như ngữ pháp văn bản chuyên nghiên cứu văn bản một cách biệt lập, hoàn toàn tách rời khỏi ngữ cảnh thì phân tích diễn ngôn nhằm làm nổi bật mối quan hệ chặt chẽ giữa kết cấu ngôn từ bên trong văn bản với những yếu tố ngoài văn bản Cơ sở lí thuyết, phương pháp, đối tượng,… của phân tích diễn ngôn được các tác giả G.Brown và G.Yule trình bày theo 7 nội dung chính trong cuốn “Phân tích diễn ngôn” - cuốn sách được giới chuyên môn quan tâm nhất ngay từ khi xuất bản lần thứ nhất năm 1983, sau đó đã được tái bản rất nhiều lần và được Trần Thuần dịch sang tiếng Việt năm 2002 là: hình thức và chức năng ngôn ngữ, vai trò của ngữ cảnh trong giải thuyết diễn ngôn, chủ đề và biểu hiện của nội dung diễn ngôn, phân đoạn và biểu hiện của cấu trúc diễn ngôn, cấu trúc thông tin, bản chất qui chiếu trong văn bản và diễn ngôn, tính mạch lạc trong việc giải thuyết diễn ngôn Có thể thấy rằng: trong phân tích diễn ngôn, mạch lạc đóng một vai trò quan trọng và theo Nguyễn

Hòa thì: “Mạch lạc là một vấn đề cốt yếu của lí luận phân tích diễn ngôn”

[36, tr.50]

Trang 31

28

Thứ ba, chúng tôi áp dụng lí luận của phân tích diễn ngôn vào luận án này bởi lí luận này tập trung vào việc xem xét ngữ cảnh giao tiếp để tìm ra các mục đích giao tiếp của văn bản, từ đó tìm hiểu cơ chế hoạt động của từ vựng, ngữ pháp, các phương tiện liên kết văn bản, các cấu trúc ngầm ẩn quy định sự sắp xếp các đơn vị từ vựng/câu để đảm bảo tính mạch lạc cho văn bản Ngoài ra, phân tích diễn ngôn không chỉ làm rõ các đặc điểm hình thức của văn bản mà còn giải thích cơ chế nào tạo ra hình thức đó Vì vậy, những thông tin mang tính giải thuyết theo chiều sâu về một thể loại diễn ngôn như vậy sẽ rất hữu ích cho việc ứng dụng vào soạn thảo văn bản, giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành và dịch thuật các văn bản chuyên ngành Khuynh hướng xem xét văn bản ở cả góc độ chức năng và dụng học của phân tích diễn ngôn

là cơ sở lí luận tối ưu giúp chúng tôi rút ra một quan niệm về mạch lạc trong văn bản phù hợp với đường hướng nghiên cứu của mình, từ đó xác định được các yếu tố làm nên mạch lạc trong văn bản, rồi tiến hành nghiên cứu các biểu

hiện của mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt

1.2.1.1 Phân biệt mạch lạc với liên kết

Như đã đề cập trên đây, mạch lạc (coherence) và liên kết (cohesion) được nhắc đến như là hai yếu tố không thể thiếu khi phân tích diễn ngôn hay phân tích văn bản Do đó, đã có rất nhiều nghiên cứu trước đây cố gắng phân biệt mạch lạc với liên kết Để nhận biết mạch lạc khác với liên kết ra sao, chúng tôi trích lại quan niệm của David Nunan (“Dẫn nhập Phân tích diễn ngôn”, bản dịch năm 1997) như sau: “Mạch lạc là tầm rộng mà ở đó diễn ngôn được tiếp nhận như là có “mắc vào nhau” chứ không phải là một tập hợp câu và phát ngôn không có liên quan nhau” Quan niệm này đã khu biệt mạch lạc với liên kết: Một chuỗi câu có liên kết có thể không tạo ra mạch lạc, tức là

Trang 32

Nếu xét từng đôi câu một đứng liền kề nhau thì thấy rõ là mỗi cặp câu

đó đều có sự liên kết với nhau bằng phương thức lặp từ vựng và từng cặp câu

đó cũng hình thành được một chủ đề chung nào đấy Nhưng xét tổng thể từ câu (a) đến câu (g) thì ta không biết đề tài - chủ đề của chuỗi câu này là gì Do

đó, chuỗi câu có liên kết nhưng thiếu mạch lạc này không phải một văn bản bởi lẽ một diễn ngôn hoặc một văn bản phải gồm các câu có liên hệ về nghĩa với nhau, cùng hướng vào một chủ đề nhất định

Ngược lại, chúng ta có thể chỉ ra những thông điệp ngôn ngữ không được trình bày thành câu và vì thế không được bàn đến về mặt hoàn chỉnh cú pháp (không có bất cứ sự liên kết nào), nhưng lại được hiểu rất dễ dàng chẳng hạn như trong đoạn trích lấy từ một thông báo của trường Đại học Edinburgh

(theo Gilian Brown & George Yule, 1983) sau đây:

Hội thảo về Tri thức luận: Thứ năm ngày 3 tháng 6, 2 giờ chiều

Steve Harlow (Khoa Ngôn ngữ, Đại học York)

“Tiếng Welsh và Ngữ pháp Cấu trúc Ngữ Khái quát”

Trang 33

30

Mặc dù không được thể hiện qua từ ngữ cụ thể, nhưng trong đoạn diễn ngôn này, chúng ta vẫn biết rằng Steve Harlow sẽ nói chuyện (chứ không viết hay hát hay chiếu phim) về đề tài trong dấu ngoặc kép tại Đại học Edinburgh (không phải tại Đại học York, nơi ông ta làm việc) vào ngày 3 tháng 6 Vì vậy, thông báo trên được coi là mạch lạc và là một văn bản hoàn chỉnh

Bussmann (1998) cũng phân biệt mạchlạc và liên kết như sau: “Mạch lạc có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, mạch lạc

là cấu trúc ngữ nghĩa giúp kết nối một vài câu vào một văn bản toàn diện Theo nghĩa hẹp, mạch lạc là sự kết nối có được từ kiến thức của người đọc / người nghe mà nó giúp họ hiểu bất kỳ diễn ngôn nào (ví dụ như thông qua sự hiểu biết về bối cảnh mà diễn ngôn đang diễn ra) Mạch lạc gắn với quá trình

tư duy và kiến thức văn hóa chứ không phải là bất kỳ dấu hiệu ngôn rõ ràng nào như các từ trực chỉ hay các liên từ Liên kết được tạo ra bằng cách (a) lặp lại các yếu tố của văn bản như hồi quy, diễn giải, song song; (b) rút gọn văn bản thông qua việc sử dụng các nhân tố như tỉnh lược (c) sử dụng các nhân tố hình thái và cú pháp thể hiện các dạng quan hệ khác nhau như kết nối, thời, thể, trực chỉ, hoặc các mối quan hệ đề-thuyết" [82, tr.199]

Gần đây nhất, trong cuốn "Quá trình diễn ngôn" (Discourse Processing) nhà xuất bản Morgan & Claypool xuất bản năm 2012, tác giả Manfred Stede

đã phân biệt: “Trong khi thuật ngữ mạch lạc đề cập đến liên kết các ngữ liệu

liền kề ở góc độ giải thích ngữ nghĩa / ngữ dụng và do đó "bên dưới bề mặt",

thì khái niệm liên kết mô tả chức năng của các phương tiện ngôn ngữ dùng để

đánh dấu các kết nối này một cách rõ ràng Điều này một mặt bao gồm những phương tiện từ vựng như đại từ hay từ nối: những từ mà việc giải thích đòi hỏi sự hiểu biết về một đơn vị văn bản khác Nhưng sự liên kết cũng được tạo

ra ở mức độ cú pháp, ví dụ bằng cách sử dụng các câu so sánh, hoặc bằng cách lựa chọn các cấu trúc câu song song cho các ngữ liệu cần được giải thích

Trang 34

bất cứ vấn đề cho việc giải thích, và cách diễn đạt trong ví dụ này được coi là

mạch lạc Ngược lại, trong ví dụ: “John đi tàu từ Paris đến Istanbul Ông thích rau bina”, chúng ta có thể thấy có liên kết (đại từ “John/Ông”) nhưng

không mạch lạc” [92, tr.80]

Như vậy, mạch lạc và liên kết là hai phương diện khác nhau Mạch lạc

là “sợi dây” nối các yếu tố mang nghĩa trong văn bản, nối từ ngữ trong văn bản với các tình huống hữu quan, và gắn văn bản với cách dùng văn bản; còn liên kết là một bộ phận trong hệ thống của một ngôn ngữ với chức năng nối nghĩa của câu với câu trong văn bản theo những cấu hình xác định Theo cách nhìn của các nhà nghiên cứu văn bản thì dù mạch lạc và liên kết là hai khái niệm không đồng nhất nhưng chúng có quan hệ rất gần nhau và đóng vai trò

bổ sung cho nhau trong việc tạo lập văn bản: Liên kết tạo nên sự chặt chẽ về mặt hình thức còn mạch lạc tạo nên sự chặt chẽ về mặt nội dung Do đó, nếu

sử dụng các phương tiện liên kết hợp lý thì liên kết sẽ là yếu tố góp phần tạo

nên mạch lạc cho văn bản

1.2.1.2 Quan niệm về mạch lạc

Trong thực tế có rất nhiều đường hướng nghiên cứu mạch lạc khác nhau Tuy nhiên, quan niệm về mạch lạc trong văn bản là một vấn đề khá phức tạp, được đề cập trong những công trình nghiên cứu nổi tiếng của M.A.K Halliday và R Hasan (1976), V Dijk (1977), H.G Widdowson (1978), D Beaugrande và Dressler (1981), G Brown và G Yule (1983), G.M Green (1989), và D Nunan (1993),v.v

Trang 35

32

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu về mạch lạc trong văn bản trên thế giới và trong nước về phân tích diễn ngôn, chúng tôi thấy có thể đồng ý với quan niệm về mạch lạc của tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn “Giao tiếp Diễn ngôn và Cấu tạo của Văn bản” rằng: “Mạch lạc là một khái niệm có ngoại diên bao quát rất rộng, nó bao gồm tất cả các kiểu cấu trúc có bản chất khác nhau, liên quan đến mặt nghĩa và mặt sử dụng văn bản” [4, tr.293]và chúng tôi cũng khẳng định vai trò then chốt của mạch lạc đối với văn bản,

rằng mạch lạc chính là mạng lưới quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong câu, các câu trong đoạn và các đoạn trong một văn bản để tạo nên một chỉnh thể -

Một chỉnh thể có cấu trúc ngữ nghĩa càng tường minh thì tính mạch lạc càng cao Để có được một văn bản thì từ cấp độ câu văn, đoạn văn đến chuỗi các đoạn văn phải mạch lạc Tiêu chí để có câu văn mạch lạc là câu phải đúng ngữ pháp, các từ ngữ phải tương hợp, các thành phần trong câu được sắp xếp logic và diễn đạt thông tin đầy đủ, chính xác Đoạn văn mạch lạc là đoạn văn

có sự thống nhất, tất cả các câu trong đoạn tập trung diễn đạt chủ đề một cách lưu loát, chặt chẽ Chuỗi đoạn văn mạch lạc cũng cần được hiểu theo tinh thần như vậy

Tuy nhiên, như có thể thấy ở phần tổng quan, mạch lạc là một khái niệm rộng, khó có thể đưa ra một định nghĩa chính xác về mạch lạc Việc lựa chọn một quan niệm về mạch lạc cho phù hợp hoàn toàn phụ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu cụ thể của từng tác giả Vì vậy, đối với đề tài nghiên cứu này chúng tôi rút ra một quan niệm chung nhất về mạch lạc trong văn bản như

sau: Mạch lạc là sự kết nối về mặt ngữ nghĩa (semantics) và mặt ngữ dụng (pragmatics) giữa các yếu tố cấu thành văn bản nhằm tạo ra sự rõ ràng, thống nhất trong diễn ngôn

Trang 36

33

1.2.1.3 Các yếu tố làm nên mạch lạc trong văn bản

Theo định nghĩa về diễn ngôn và văn bản của Widdowson (1984:100):

“Diễn ngôn là một quá trình giao tiếp bằng các phương tiện tương tác Kết quả tình huống của nó là một sự thay đổi trong trạng thái sự việc: thông tin được chuyển tải, ý định được thực hiện rõ ràng, sản phẩm ngôn ngữ của nó là văn bản” thì văn bản (text) là sản phẩm ngôn ngữ của diễn ngôn (discourse)

nên thuật ngữ mạch lạc trong diễn ngôn cũng bao hàm mạch lạc trong văn bản, và khi dùng thuật ngữ mạch lạc trong văn bản thì đó là sự thể hiện mạch

lạc ở một diễn ngôn cụ thể

Trong tác phẩm “Liên kết trong tiếng Anh” (1976), M.A.K Halliday và Ruqaiya Hasan xác định năm phép liên kết chung tạo mạch lạc cho văn bản

là: quy chiếu (reference), tỉnh lược (ellipsis), thay thế (substitution), liên kết

từ vựng (lexical cohesion) và nối (conjunction) Trong “Hệ thống liên kết văn

bản tiếng Việt” (tái bản năm 2009), Trần Ngọc Thêm đã chia các phép liên kết thành ba nhóm theo ba loại phát ngôn, đó là: (1) Các phương thức liên kết chung (dùng cho ba loại câu tự nghĩa, hợp nghĩa và ngữ trực thuộc) gồm: phép lặp, phép đối, phép thế đồng nghĩa, phép liên tưởng, phép tuyến tính (2) Các phương thức hợp nghĩa (dùng cho câu hợp nghĩa và câu ngữ trực thuộc) gồm: phép thế đại từ, phép tỉnh lược yếu, phép nối lỏng (3) Các phương thức liên kết trực thuộc (dùng riêng cho ngữ trực thuộc) gồm: phép tỉnh lược mạnh, phép nối chặt Theo Trần Ngọc Thêm: “Có 5 phương thức liên kết là

tài sản chung mà cả ba loại phát ngôn đều có thể sử dụng được là: phép lặp

(gồm lặp từ vựng, lặp ngữ pháp, lặp ngữ âm), phép đối, phép thế đồng nghĩa, phép liên tưởng và phép tuyến tính”[53, tr.86]

Đến năm 2009, Diệp Quang Ban cũng đã nêu ra rất chi tiết những biểu hiện của mạch lạc trong cuốn “Giao tiếp Diễn ngôn và Cấu tạo của Văn bản”, gồm: mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các từ ngữ trong một câu, mạch

Trang 37

34

lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các đề tài-chủ đề của các câu, mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở những câu có quan hệ nghĩa với nhau, mạch lạc biểu hiện trong trật tự hợp lý giữa các câu (hay các mệnh đề), mạch lạc theo kiểu suy luận quy kết, mạch lạc biểu hiện trong quan hệ ngoại chiếu, mạch lạc trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói, mạch lạc biểu hiện trong quan hệ lập luận Cũng tập trung hướng nghiên cứu của mình vào các quan hệ mạch lạc, Manfred Stede cho rằng: “Quan hệ mạch lạc (coherence relation) là một quan hệ cụ thể dựa trên cấp độ mô tả ngữ nghĩa hoặc ngữ dụng giữa các đơn vị liền kề của văn bản Việc xác định các mối quan hệ mạch lạc có thể dựa trên khía cạnh ngữ nghĩa, hoặc dựa vào ý định của người nói Bản chất cốt lõi của một tập hợp các quan hệ tất nhiên là có thể

khác nhau, nhưng tương đối phổ biến là các nhóm quan hệ nhân quả, tương đồng / tương phản, và tiếp giáp (về thời gian hoặc yếu tố khác)”[92, tr.85]

Dựa trên những quan niệm về mạch lạc trong văn bản của các nhà ngôn ngữ học, đặc biệt là các công trình nghiên cứu về liên kết và mạch lạc trong văn bản của hai tác giả Việt ngữ học là Trần Ngọc Thêm (1985) và Diệp Quang Ban (2009), đặt trong mối quan hệ với mục đích nghiên cứu cụ thể của luận án, chúng tôi hệ thống những biểu hiện của mạch lạc trong văn bản như sau:

(1) Mạch lạc biểu hiện qua các phương thức liên kết, bao gồm: phép lặp, phép quy chiếu, phép nối, phép thế, phép tỉnh lược, phép liên tưởng (2) Mạch lạc biểu hiện qua các mối quan hệ, gồm có: quan hệ giữa các từ ngữ trong một câu, quan hệ về chủ đề giữa các câu, quan hệ thời gian, quan hệ nhân quả, quan hệ lập luận, quan hệ điều kiện, quan hệ ngoại chiếu

Trang 38

35

1.2.2 Cơ sở lí luận về hợp đồng kinh tế

Hợp đồng được hình thành thông qua các hoạt động hợp tác kinh doanh, mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các bên theo những thỏa thuận cụ thể bằng văn bản Theo định nghĩa của Carvan et al (1995): “Hợp đồng là một thỏa thuận về nghĩa vụ và quyền hạn pháp lý được thiết lập giữa hai hoặc nhiều bên (parties)” Jerry M Rosenberg (1992) cho rằng: “Hợp đồng là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều người (persons) được pháp luật công nhận, trong đó một hoặc nhiều người phải thực hiện các yêu cầu của người kia theo như thỏa thuận”[88, tr.82] Tóm lại, hợp đồng là một sự thỏa thuận về việc sẽ thực hiện hay không thực hiện một điều gì đó Một hợp đồng

có tính logic có nghĩa là nó có sự ràng buộc về mặt pháp lý và có hiệu lực Mỗi điểm thỏa thuận trong hợp đồng đều phải rõ ràng, có chủ thể đi kèm để tránh những tranh chấp và kiện tụng có thể xảy ra

Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh có hai loại hợp đồng: hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự Vì nghiên cứu này này tập trung vào khảo sát sự thể hiện của mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế nên chúng tôi sẽ

giải thích khái niệm này một cách chi tiết hơn

1.2.2.1 Khái niệm về hợp đồng kinh tế

Đã từ lâu, Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế, viết tắt theo Tiếng Pháp

là UNIDROIT (insitut International pour l`Unification des Droits Privé), một

tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập năm 1929, đặt trụ sở tại Roma, Italia,

đã tập trung nghiên cứu tìm kiếm các quy định chung để điều chỉnh hợp đồng sao cho có thể thích hợp trong nhiều hệ thống pháp luật của những nước khác nhau Năm 1994, UNIDROIT đã cho ra đời cuốn “Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại Quốc tế”, viết tắt theo tiếng Anh là PICC (Principles of International Commercial Contracts) Cùng với Công Ước Viên 1980 về

Trang 39

36

Buôn bán Hàng hoá Quốc tế (CISG), PICC là tài liệu tham khảo được nhắc đến nhiều nhất trong luật thương mại quốc tế Nguyên tắc Hợp đồng thương mại Quốc tế PICC trình bày những qui tắc chung, chủ yếu áp dụng cho "các hợp đồng thương mại quốc tế" với mục đích xác định tính quốc tế của hợp đồng Theo PICC, tính quốc tế của hợp đồng phải được công nhận cả trên phạm vi luật pháp quốc tế và phạm vi luật pháp quốc gia, từ việc căn cứ vào nơi kinh doanh hoặc nơi thường trú của các đối tác cho đến việc áp dụng tới những tiêu chuẩn tổng quát hơn như việc đánh giá hợp đồng "có quan hệ quan trọng tới nhiều quốc gia", "liên quan đến sự lựa chọn giữa luật của các nước khác nhau", hoặc "có ảnh hưởng đến các quyền lợi trong buôn bán quốc tế" Các tiêu chuẩn áp dụng ở cả hai cấp độ quốc gia và quốc tế có thể được thay đổi tuỳ theo sự khác biệt giữa các hợp đồng giao kết PICC không hề đưa ra một định nghĩa rõ ràng nào, nhưng cho rằng hợp đồng thương mại nên được hiểu theo một nghĩa rộng nhất có thể được, không chỉ bao gồm các giao dịch thương mại nhằm cung cấp hàng hoá hay dịch vụ, mà còn bao gồm các loại hình kinh tế khác nữa, chẳng hạn như các hợp đồng về đầu tư hoặc uỷ thác, các hợp đồng về cung cấp các dịch vụ chuyên môn và có thể gọi chung là Hợp đồng Kinh tế Quốc tế (International Business Contracts)

Sự ra đời của hợp đồng kinh tế ở Việt Nam gắn liền với quá trình đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước Theo Điều 1 – Pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nước ngày 25/9/1989: “Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch giữa các bên kí kết về thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự qui định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình”

Trang 40

37

Như vậy, hợp đồng kinh tế là những thỏa thuận bằng văn bản viết được

kí kết giữa các bên tham gia hợp đồng nhằm thực hiện các công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền

và nghĩa vụ của mỗi bên; và có giá trị pháp lí theo quy định của pháp luật

1.2.2.2 Các đặc trưng của hợp đồng kinh tế

Về hình thức, hợp đồng phải được ký kết bằng văn bản hoặc bằng tài

liệu giao dịch Những văn bản, tài liệu giao dịch này có chữ ký xác nhận của các bên về nội dung thoả thuận, thể hiện dưới dạng công văn điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng Pháp luật chỉ công nhận và bảo vệ cho những hợp đồng kinh tế được ký kết dưới hình thức văn bản viết, tài liệu giao dịch, nhằm

để ghi nhận một cách đầy đủ rõ ràng các cam kết của các bên bằng “giấy trắng mực đen” Đây là cơ sở pháp lý để các bên tiến hành thực hiện các cam kết trong hợp đồng Cũng đồng thời để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng, giải quyết các tranh chấp, xử lý các vi phạm nếu

có Cùng với văn bản chính là hợp đồng, các bên còn có thể kí kết các văn bản phụ lục hợp đồng để cụ thể hoá các điều khoản của hợp đồng hoặc có thể

là kí kết biên bản bổ sung những điều khoản mới thoả thuận vào bản hợp đồng chính Phụ lục hợp đồng và văn bản bổ sung có giá trị như hợp đồng kinh tế chính (Theo Điều 11 pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nước số 24 ngày 25/9/1989)

Một trong các vấn đề mà các chuyên gia về pháp luật kinh doanh quan tâm là hình thức hợp đồng có ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng như thế nào Về vấn đề này, pháp luật của các nước có những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau Ở nhiều nước trên thế giới, pháp luật có những điều khoản cụ thể đối với một số hợp đồng, bắt buộc từng loại phải được thể hiện bằng hình

Ngày đăng: 20/06/2017, 22:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản và liên kết trong tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
2. Diệp Quang Ban (2002), Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết - Đoạn văn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết - Đoạn văn
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2002
3. Diệp Quang Ban (2006), Văn bản, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội
Năm: 2006
4. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp - Diễn ngôn và Cấu tạo Văn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp - Diễn ngôn và Cấu tạo Văn bản
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
5. Phan Mậu Cảnh (2008), Lí thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt
Tác giả: Phan Mậu Cảnh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
6. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1975
7. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng – Ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng – Ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
8. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học: Ngữ dụng học. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học: Ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
9. Đỗ Hữu Châu (2005), Tuyển tập Đại cương - Ngữ dụng - Ngữ pháp văn bản (Tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Đại cương - Ngữ dụng - Ngữ pháp văn bản (Tập 2
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
10. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2003), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
11. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, NXB Giáo dục Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1998
12. Nunan David (1997), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn (Bản dịch tiếng Việt của Hồ Mỹ Huyền và Trúc Thanh), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn nhập phân tích diễn ngôn
Tác giả: Nunan David
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
13. Nguyễn Đăng Dung, Hoàng Trọng Phiến (1997), Hướng dẫn soạn thảo văn bản, NXB Thống kê Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn soạn thảo văn bản
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: NXB Thống kê Hà Nội
Năm: 1997
14. Nguyễn Trọng Đàn (2007), Hợp đồng Thương mại Quốc tế, NXB Lao động Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp đồng Thương mại Quốc tế
Tác giả: Nguyễn Trọng Đàn
Nhà XB: NXB Lao động Hà Nội
Năm: 2007
15. Hữu Đạt & Trần Trí Dõi & Đào Thanh Lan (1998), Cơ sở tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở tiếng Việt
Tác giả: Hữu Đạt & Trần Trí Dõi & Đào Thanh Lan
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
16. Hữu Đạt (1999), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội Hà Nội
Năm: 1999
17. Lâm Quang Đông (2008), Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu
Tác giả: Lâm Quang Đông
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2008
18. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội
Năm: 1986
19. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
20. I.R. Galperin (1981), Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học (bản dịch tiếng Việt của Hoàng Lộc, 1987), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học (bản dịch tiếng Việt của Hoàng Lộc, 1987)
Tác giả: I.R. Galperin
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1981

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w