Chính họ chứ không phải aikhác được xã hội giao cho sứ mệnh đảm bảo chất lượng giáo dục trong thời đại mới đó là dạy học hướng vào "phát triển người, phát triển nguồn nhân lực", đáp ứng
Trang 1MỤC LỤC
1.2 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về nâng cao
1.3 Vai trò của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 10
Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên Trường
2.1 Khái quát đặc điểm trường Tiểu học Quảng Phú Cầu 13
2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Quảng
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ
3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà
hưng thịnh, nguyên khí suy yếu thì thế nước yếu mà thấp hèn ”(danh thần
Thân Nhân Trung, đời vua Lê Thánh Tông (1942- 1947) Từ xa xưa, các minhquân Việt Nam đã coi việc đào tạo nhân tài là công việc hàng đầu của đất nước.Trong thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão,
Trang 2thì việc đào tạo nhân tài không chỉ là yêu cầu trước mắt mà chính là yếu tố quyếtđịnh đến sự phát triển và rút ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước trênthế giới Thực tế cho rằng, sự xuất hiện nhân tài của một quốc gia gắn liền vớinền giáo dục của quốc gia đó Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáodục là phát hiện và đào tạo nhân tài cho đất nước, mà các nhà giáo, cán bộ quản
lý giáo dục chính là những người trực tiếp thực thi Chính họ chứ không phải aikhác được xã hội giao cho sứ mệnh đảm bảo chất lượng giáo dục trong thời đại
mới đó là dạy học hướng vào "phát triển người, phát triển nguồn nhân lực", đáp
ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của đất nước, đáp ứng được xu thế giáodục thế kỷ 21 là một nền giáo dục suốt đời
Chỉ thị 40-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc chỉ đạo “Xây
dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” Chỉ
thị nêu rõ: “Phát triển GD & ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo là cán bộ quản lý trong giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”.
Trong công tác giáo dục và đào tạo, đội ngũ giáo viên đóng vai trò đặc biệt
quan trọng Điều 14, luật Giáo dục đã chỉ rõ: "Nhà giáo giữ vai trò quyết định
trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục" Chất lượng đội ngũ giáo viên phản ánh
trực tiếp chất lượng của giáo dục Ngày nay, trong việc thực hiện đổi mới phươngpháp dạy học ở tất cả các cấp học đặc biệt là cấp Tiểu học, lấy người học làmtrung tâm trong quá trình giáo dục, thì người thầy phải lựa chọn phương pháp dạyhọc thích hợp để học sinh tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức dưới sự tổ chức,thiết kế, cố vấn của thầy Từ đó các em thấy được niềm vui trong học tập Nhưvậy trong mọi thời đại người thầy luôn là một nhân tố quyết định tới chất lượnggiáo dục Có thể nói rằng đội ngũ nhà giáo là khâu đột phá, là lực lượng quyếtđịnh đến sự thành công hay thất bại của giáo dục và đào tạo Chính vì lẽ đó, việc
Trang 3xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụcấp thiết của ngành giáo dục & đào tạo và của tất cả các nhà trường.
Thật vậy, đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng, là những người thựcthi những nhiệm vụ, các kế hoạch của đơn vị, họ quyết định chất lượng giáo dụcđào tạo của một nhà trường Nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định:
"Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người quyết định và tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa" Đồng thời Thủ tướng còn chỉ ra rằng: "Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mệnh của mình" và “Muốn đạt được như vậy điều quan trọng trước tiên là phải lo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của ta làm sao để có đủ trình độ về chính trị, nghiệp vụ văn hoá để ngày mai dạy tốt hơn bây giờ”.
Trong những năm gần đây, Trường Mầm Non Trung Mầu đã có những cốgắng nhất định trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nên đã đạtđược một số thành tích đáng ghi nhận trong công tác giáo dục Tuy vậy cũngcòn một số điểm mà đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinhcủa trường cần phải suy nghĩ, nghiêm túc nhìn nhận để có những giải pháp phùhợp khắc phục trong năm học này Thực tế đội ngũ giáo viên của trường chưađảm bảo tính đồng bộ, tính kế thừa và phát triển Đây đó vẫn còn có giáo viên chưathực sự gương mẫu, chưa rèn luyện và thiếu chuẩn mực về phương pháp sưphạm Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, trước sự đòi hỏingày càng cao của chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, và để đáp ứng nhucầu học tập của học sinh thì đội ngũ giáo viên Trường Mầm Non Trung Mầu cầnphải cố gắng rất nhiều về mọi mặt
Từ sự băn khoăn trăn trở của người làm công tác quản lý, tôi nghiên cứu và
thực hiện đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Mầm Non Trung Mầu - huyện Gia Lâm trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải
Trang 4pháp”, làm tiểu luận tốt nghiệp với mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của
bản thân để tìm ra các giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên,tạo những bước chuyển biến rõ nét về chất lượng giáo dục của nhà trường
2 Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Mầm NonTrung Mầu trong những năm học vừa qua từ đó đưa ra những giải pháp nhằmtừng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường trong những nămhọc tới
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích
Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất và lý giải những giải phápnhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường Mầm NonTrung Mầu trong những năm học tới., từ đó góp phần vào việc nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên của nhà trường
3.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ các khái niệm có liên quan
- Một số vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạnhiện nay
- Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường Mầm NonTrung Mầu - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên củaTrường Mầm Non Trung Mầu trong giai đoạn hiện nay
4 Phạm vi nghiên cứu
Ở Trường Mầm Non Trung Mầu Giai đoạn (từ năm 2015 đến năm 2017)
5 Kết cấu của tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và nội dung đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lương đội ngũ giáo viên
Trang 5Chương 2: Thực trạng đội ngũ giáo viên Trường Mầm Non Trung Mầu trong giai đoạn hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường Mầm Non Trung Mầu
NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
1.1 Một số khái niệm có liên quan
* Giáo dục:
Trang 6Giáo dục là lĩnh vực trọng yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân
loại Nội hàm khái niệm giáo dục có cội nguồn từ khái niệm văn hóa (culture)
được hiểu là trồng trọt tinh thần, vui đắp trí tuệ cho con người: “văn trị giáo
hóa”, “nhân văn giáo hóa”.
Theo Từ điển tiếng việt, NXB giáo dục năm 1994 tr 379 thì giáo dục có hainghĩa:
Thứ nhất: giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến
sự phát triển tinh thần, thể chất của đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra (giáo dục thanh, thiếu niên).
Thứ hai: giáo dục là hệ thống các biện pháp và cơ quan giảng dạy - giáo dục của một nước (ngành giáo dục, cải cách giáo dục).
- Giáo dục: là hoạt động đặc trưng và tất yếu của xã hội loài người, nhằm
truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, kỹ năng và thái độ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm đạo đức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách cho con người Có bốn mặt cơ bản nhất của hoạt động giáo dục là GD đạo đức (đức dục), GD trí tuệ (trí dục), GD thẩm mỹ (mỹ dục), GD thể chất (thể dục).
* Chất lượng giáo dục:
Từ trước tới nay cụm từ này đã được đề cập rất nhiều trên các phương tiệnthông tin đại chúng, trong hoạt động chuyên môn của ngành giáo dục và cũnggây tranh cãi nhiều trong dư luận - xã hội Thế nhưng, hiện nay chúng ta vẫnchưa có một định nghĩa nào thật hoàn chỉnh
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đản (Trường đại học Sư phạm Hà Nội), chấtlượng giáo dục là những lợi ích, giá trị mà kết quả học tập đem lại cho cá nhân
và xã hội, trước mắt và lâu dài Khái niệm trên được đúc kết từ nhiều góc độkhác nhau Dưới góc độ quản lý chất lượng, thì chất lượng giáo dục là học sinhvừa cần phải nắm được các kiến thức kỹ năng, phương pháp chuẩn mực thái độsau một quá trình học; đáp ứng được các yêu cầu khi lên lớp, chuyển cấp, vào
Trang 7Nhìn từ mục tiêu giáo dục thì chất lượng giáo dục được quy về chất lượnghoạt động của người học Chất lượng đó phải đáp ứng được các yêu cầu về mụctiêu của cá nhân và yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục.
TS Tô Bá Trượng (Viện chiến lược và Chương trình giáo dục) thì chorằng, chất lượng giáo dục là chất lượng con người được đào tạo từ các hoạt độnggiáo dục Chất lượng ở đây phải được hiểu theo hai mặt của một vấn đề: Cáiphẩm chất của con người gắn liền với người đó, còn giá trị của con người thìphải gắn liền với đòi hỏi của xã hội Theo quan niệm hiện đại, chất lượng giáodục phải bảo đảm hai thuộc tính cơ bản: tính toàn diện và tính phát triển
* Đội ngũ giáo viên:
Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, lên kế hoạch, tiếnhành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chươngtrình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấmđiểm thi cho học sinh để đánh gia chất lượng từng học trò
1.2 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ta Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
1.2.1 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta lúc sinh thời luôn đánh giá cao sứmệnh quang vinh của người thầy giáo Phát biểu tại Trường Đại học sư phạm
Hà Nội (10-1964), Người nói: “Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau
này tích cực góp phần xây dựng CNXH và CNCS Người thầy giáo tốt, người thầy giáo xứng đáng là người thầy vẻ vang nhất, dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương Song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh” Đội ngũ giáo viên luôn giữ một vị trí, vai trò
vô cùng quan trọng, họ là người quyết định thành công công cuộc xây dựng và
đổi mới nền giáo dục Bác cũng dạy rằng: “Không có thầy giáo thì không có
giáo dục”, câu nói đó của Người khẳng định vai trò không thể thay thế của
người giáo viên trong sứ mệnh đào tạo thế hệ trẻ Họ là những chiến sĩ tiênphong trên mặt trận tư tưởng, văn hoá truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức
Trang 8chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, bồidưỡng những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển
và tiến bộ xã hội nhằm giúp thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứngyêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong giai đoạn hiện nay Để người thầyhoàn thành sứ mệnh của mình thì ở các cơ sở giáo dục nói chung, các trườngTiểu học nói riêng cần quan tâm thích đáng cho việc xây dựng đội ngũ giáo viên
để họ có đủ trình độ năng lực, tự tin hoàn thành tốt nhiệm vụ thiêng liêng, cao cảcủa mình
1.2.2 Quan điểm của Đảng ta
Từ nhận thức sâu sắc, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sựphát triển Đảng ta đã xác định rõ vị trí, vai trò nhiệm vụ của người giáo viên Văn
kiện hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Giáo
dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” và “ Giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh Giáo viên phải có đủ đức đủ tài” Văn kiện hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa VII cũng chỉ rõ:
“Để đảm bảo chất lượng của giáo dục – đào tạo, phải giải quyết tốt vấn đề thầy
giáo” Tuy nhiên trong văn kiện cũng đã nhận định khái quát về chất lượng đội
ngũ giáo viên trong tình hình hiện nay: “ Đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa yếu
chất lượng giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới ” Chính vì vậy, văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI và
chiến lược phát triển văn hóa giáo dục và đào tạo 2009 - 2020 đã chỉ rõ “Đổi mớicăn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xãhội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáodục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”, như vậy
mới “phát triển nâng cao chất lượng nguồn lực, nhất là nguồn lực chất lượng cao
là một trong những yếu tố quyết định phát triển nhanh, bền vững đất nước”.
Kết luận 242 của bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TƯ 2 khóa
VIII, phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020 chỉ rõ: “Tiếp tục
Trang 9huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác, giảm lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, giáo viên Gắn học lý thuyết với thực
hành, đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống ” đòi hỏi mỗi
giáo viên phải năng động, sáng tạo, cập nhật những kiến thức khoa học mới trênmọi lĩnh vực để phục vụ cho công tác giảng dạy của bản thân
Luật giáo dục sửa đổi năm 2009 đã quy định “Nhà giáo giữ vai trò quyết định
trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo
về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo”.
Để đạt được mục tiêu trong chiến lược giáo dục, chính phủ đã xác địnhcác nhóm giải pháp lớn.Trong đó đổi mới chương trình giáo dục, phát triển độingũ nhà giáo là các giải pháp trọng tâm, đổi mới quản lý giáo dục là khâu độtphá Từ đó đổi mới và nâng cao chất lượng GD-ĐT, góp phần quan trọng tạo ranguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triểncủa xã hội và hội nhập quốc tế
Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI đã khẳng định: “Đã xây dựng được hệ
thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý” Đa số nhà giáo tâm huyết với nghề, làm việc tận tuỵ với
tinh thần trách nhiệm cao; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đứctốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, giỏi về chuyên môn Song một số hạn chế
mà Nghị quyết Trung ương 8 chỉ ra là: “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêucầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đứcnghề nghiệp” Gần đây một số ít nhà giáo đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức làm
Trang 10ảnh hưởng không nhỏ đến danh dự và uy tín của nghề dạy học, gây dư luận xấu,giảm sút niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ nhà giáo
Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" là rất cấp bách Do
đó, vấn đề nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo có ý nghĩa vô cùng quan
trọng Để khẳng định “vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội
ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục” trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chỉ thị 40/CT/TƯ ngày 15/6/2004của Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa I X), Quyết định số 09/2005/QĐ-TTgngày 11/01/2005 của thủ tướng chính phủ; chỉ thị 35/CT-TU của thành ủy và kếhoạch 79/KH-UB của UBND thành phố Hà nội về việc xây dựng, nâng cao chấtlượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Đồng thời cần bám sát nhiệm
vụ trọng tâm của năm học 2016 - 2017 thể hiện trong chỉ thị số 3398/CT-BGDĐT
ngày 12/8/2011: “Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải, tiếp tục đổi
mới phương pháp giáo dục , phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông ” Vì thế trong
giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc giáo dục chính trị tư tưởng, thì hoạt động pháttriển chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên là vô cùng cấp bách, góp phầnquan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
- Cần phấn đấu xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chấtlượng, đồng bộ về cơ cấu
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một
tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ, tăng cường “Kỷ cương nghiêm – chất
lượng thật” trong dạy học, thực hiện cuộc vận động “hai không” với bốn nội
dung của BGD& ĐT phát động
Trang 11- Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng giảm tảiđảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng
- Tiếp tục thực hiện bồi dưỡng đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viêntrung học
1.3 Vai trò của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Trước hết chúng ta phải khẳng định giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết địnhchất lượng giáo dục
Luật giáo dục (điều 15 chương I) nêu rõ "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần
để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình…" Với nhận thức hoạt động trung tâm
của nhà trường là dạy học và giáo dục Để phát triển toàn diện học sinh, thầy côgiáo là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục của cấp học Chấtlượng giáo dục của nhà trường phần lớn do đội ngũ giáo viên quyết định Do đóviệc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo vừa là mục tiêu, vừa là động lực pháttriển nhà trường Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục một cách toàn diện theo hướng chuẩn hóa là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầutrước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiếnlược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước Chất lượng đội ngũ trong mỗinhà trường thể hiện ở nhiều mặt: Đủ về số lượng, hợp lý cơ cấu, đảm bảo vềtrình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đápứng yêu cầu nhiệm vụ Thầy giáo, cô giáo phải là người hiểu sâu về kiến thứcchuyên ngành, biết rộng về các bộ môn khoa học liên quan và có vốn văn hóanói chung Bước sang thế kỷ XXI nền giáo dục hiện đại có những xu hướng đổimới sâu sắc từ quan niệm về vị trí ,vai trò, chức năng của giáo dục đến nội dung
và phương pháp giáo dục Sự đổi mới này tất yếu đặt ra những yêu cầu xâydựng, xây dựng lại đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng sự đổi mới đó Sự phát triển
Trang 12vũ bão của khoa học- công nghệ đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải luôn bồi dưỡng,cập nhật thông tin, tri thức mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ
Trong thời đại hiện nay khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin và truyềnthông của nhân loại không ngừng phát triển, đòi hỏi con người phải có tri thức
khoa học Do đó “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” là
mục tiêu lớn đặt ra đối với ngành giáo dục Song song với sự phát triển kinh tế,
xã hội, sự nghiệp giáo dục của chúng ta cũng được đổi mới và phát triển khôngngừng Xã hội ngày càng phát triển thì sự kỳ vọng của xã hội vào người thầycàng cao, trọng trách và áp lực lên vai người thầy càng lớn Muốn đáp ứng đượcyêu cầu của xã hội, đòi hỏi ở mỗi giáo viên phải phấn đấu, không ngừng nângcao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Có tâm với nghề đã trọn, từ đó xây nênnhững hành vi, những chuẩn mực đạo đức và trang bị những kiến thức cần thiếtcho người học Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có vaitrò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục hiện nay ở nước ta nhằm đápứng yêu cầu đổi mới của đất nước
Một trong những yếu tố then chốt trong cải cách giáo dục là sự phát triểnmang tính chuyên nghiệp của đội ngũ giáo viên Giáo viên không những cầnđược thay đổi để phát triển, hoàn thiện nền giáo dục mà còn là tác nhân thay đổiquan trọng nhất trong công cuộc cải cách giáo dục của nhà nước Việc thực hiệnđổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo nghị quyết 40/2000/QH10 mà
trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học với yêu cầu “phát huy tính tích cực
tự giác , chủ động , sáng tạo của học sinh ; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” đòi hỏi
người giáo viên phải từng bước nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thựchiện đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời nâng cao năng lực tự học, tự bồidưỡng để đủ khả năng thích ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới Như vậy, ngoàiviệc được đào tạo ở các trường sư phạm thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ
Trang 13giáo viên là việc làm cần thiết và thường xuyên, góp phần triển khai thắng lợichiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009 - 2020.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM
NON TRUNG MẦU TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trang 142.1 Khái quát đặc điểm Trường Mầm Non Trung Mầu
Trường Trường Mầm Non Trung Mầu nằm trên địa bàn xã Trung MầuHuyện Gia Lâm- Hà Nội Nằm phía tả ngạn sông Đuống, giáp ranh với xã PhùĐổng, trước đây Trung Mầu là một xã thuộc tổng Dũng Vi, huyện Tiên Du, trấnKinh Bắc (từ năm 1831 là tỉnh Bắc Ninh) Trung Mầu là xã có truyền thốngcách mạng vẻ vang của huyện, từng là an toàn khu của Trung ương, Xứ ủy Bắc
Kỳ và tỉnh ủy Bắc Ninh trước Nơi đây cũng đã từng được công nhận quê hươnganh hùng cách mạng
Đa số học sinh của trường đều rất chăm ngoan, lễ phép, nhanh nhẹn, hoạtbát; vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô
Phần lớn phụ huynh học sinh đều sản xuất nông nghiệp hoặc đi làm thuê ởkhu công nghiệp nên kinh tế cũng còn khó khăn, chưa có điều kiện chăm sóc,quan tâm con em ở nhà
Hội khuyến học của xã hoạt động rất tích cực góp phần động viên các giađình quan tâm hơn nữa đến việc học tập của các em học sinh trong trường
* Những thuận lợi và khó khăn của nhà trường
- Thuận lợi
+ Trường được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của PGD, Đảng, chính quyềnđịa phương, các ban ngành đoàn thể trong xã đặc biệt là ban đại diện cha mẹ họcsinh, hội khuyến học…
+ Đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn, 90% trên chuẩn và nhiều đồng chí
đang theo học đại học Nhìn chung Giáo viên của trường đều nhiệt tình có tráchnhiệm và cơ bản có sự chuyển biến về nhận thức trong tình hình mới hiện nay.+ Số giáo viên giỏi các cấp ngày một tăng : 12/ 14 chiếm 86% tổng số giáoviên thực sự tạo ra một bước chuyển biến tốt về chất lượng dạy và học
+ Một bộ phận cha mẹ học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con emmình và có động cơ phấn đấu vươn lên trong học tập
Trang 15+ Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được cải thiện Đảm bảo môitrường sư phạm cần thiết cho việc dạy và học, kể cả việc chăm sóc bán trú chotrẻ.
- Khó khăn
+ Trường thiếu 1 Ban giám hiệu ( hiệu trưởng)
+ Khó khăn mang tính truyền thống, vừa là khó khăn trước mắt, cũng làkhó khăn lâu dài: kinh tế của các hộ gia đình còn khó khăn, trình độ của ngườidân còn rất hạn chế Họ ít có điều kiện về kinh tế cũng như thông tin trong việcđầu tư vào việc học cho con em mình Các yếu tố đó đã ảnh hưởng không nhỏđến việc hình thành tính cách học sinh và cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáodục của nhà trường
+ Còn một bộ phận phụ huynh mải làm kinh tế, chưa thực sự quan tâm đếnviệc học tập và rèn luyện của con em mình Bên cạnh đó là một số học sinh chưathật chăm ngoan nên ảnh hưởng đến kết quả xếp loại hai mặt giáo dục của nhàtrường
+ Nhà trường còn một số giáo viên cao tuổi, nên việc cập nhật đổi mớiphương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở họ còn cónhững hạn chế nhất định Ngoài ra trường còn một số giáo viên trẻ nên còn thiếukinh nghiệm trong công việc
+ Trong năm học 2015- 2016 và HKI năm học 2016-2017 trường có thay
đổi về nhân sự: 01 đồng chí CBGV nghỉ hưu( Hiệu trưởng), 02 đồng chí chuyển
công tác Vậy nên nhà trường phải có kế hoạch tiếp nhận giáo viên mới và hợpđồng giáo viên, thiếu giáo viên do đó trường phải hợp đồng giáo viên vừa tốnghiệp ra trường…Vì là giáo viên mới ra trường, giáo viên hợp đồng nên kinhnghiệm giảng dạy cũng như công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynhcòn hạn chế, cần được quan tâm bồi dưỡng
+ Một số giáo viên nhà xa, một số giáo viên con nhỏ cũng phần nào ảnhhưởng đến thời gian làm việc ở trường
Trang 16+ Đời sống vật chất của giáo viên tuy đã được cải thiện song vẫn còn khókhăn rất nhiều đặc biệt là những giáo viên mới vào ngành và giáo viên hợpđồng, lương rất thấp không đủ trang trải trong cuộc sống Điều này cũng ảnhhưởng ít nhiều đến ngọn lửa nhiệt huyết, sự tận tâm với nghề ở một số ít giáoviên.
* Cơ cấu tổ chức của nhà trường
- Đội ngũ cán bộ giáo viên - nhân viên.
Tổng số CBGV- NV: 28 đ/c, Nữ: 24 đ/c
Đảng viên: 15 đ/c Nam: 01 đ/c, Nữ: 14 đ/c
Chia ra: BGH: 02 đ/c Nữ 02 đ/c Đảng viên: 02 đ/c CBGVNV: 13 đ/c Nữ 8 đ/c Đảng viên: 8 đ/c Nhân viên: 04 đ/c, Nữ 03 đ/c
Phòng hội đồng: 1phòng với diện tích 48m2
Phòng học đa năng: (chưa có)
Phòng y tế : 01 phòng diện tích 20 m2
Trường có nhà để xe cho GV và HS, có 01 nhà vệ sinh cho CBGV
Trang 172.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Mầm Non Trung Mầu
2.2.1 Những kết quả đạt được
* Trình độ đội ngũ giáo viên:
Qua hai bảng số liệu trên cho chúng ta thấy :
Trường có 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, 95%giáo viên trên chuẩn Số cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ đại học là 15 đ/
Với số lượng CBGV - NV như trên, theo hướng dẫn định mức biên chếcủa bộ GD - ĐT thì năm học này trường còn thiếu 04 giáo viên, 01nhân viên Sốlượng giáo viên chưa đủ theo định mức số trẻ
Trang 18* Sự lãnh đạo chỉ đạo của nhà trường trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
- Về việc tuyển chọn, quản lý giáo viên:
+ Việc tuyển chọn Giáo viên do UBND huyện tiến hành qua các kỳ thicông chức, viên chức, hay xét tuyển theo các tiêu chí quy định hoặc qua việc đềbạt luân chuyển Giáo viên được tuyển chọn cơ bản đều đảm bảo các tiêu chuẩntheo quy định Song trên thực tế đội ngũ giáo viên thiếu theo quy định của giáodục cấp Mầm non Đội ngũ giáo viên của trường trẻ nên có thuận lợi trong việcđổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạynhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền phối kết hợp phụhuynh, cũng như kinh nghiệm dạy học Để tạo nên một đội ngũ có đủ khả năngthực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường thì người làm công tác quản lý cầntiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp, nănglực chuyên môn (môn được đào tạo và cả những môn dạy chéo ban) cho đội ngũgiáo viên
+ Việc quản lý CBGV- NV: BGH chưa đủ số lượng( thiếu 01 Hiệu trưởng),
02 Phó Hiệu trưởng có năng lực chuyên môn vững vàng, có sự đoàn kết nhất trícao, luôn gương mẫu trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường tạo điều kiệnthuận lợi trong việc quản lý CBGV- NV về mọi mặt Nhà trường thực hiện việcquản lý chuyên môn theo quy chế, quy định của ngành Trường luôn coi trọngnguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, công bằng trong quản lý, có biện phápphù hợp để đẩy mạnh phong trào tự học trong CBGV- NV nhằm bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ tại chỗ để cho CBGV- NV để đáp ứng được yêu cầumới
- Về việc sắp xếp và sử dụng CBGV- NV.
Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho cán bộ giáo viên yêntâm công tác như phân công chuyên môn hợp lý, phù hợp với năng lực của từnggiáo viên Coi trọng việc lựa chọn đội ngũ Giáo viên đứng lớp là nền tảng để