Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (LV thạc sĩ)Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (LV thạc sĩ)Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (LV thạc sĩ)Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (LV thạc sĩ)Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (LV thạc sĩ)Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (LV thạc sĩ)Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (LV thạc sĩ)Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (LV thạc sĩ)Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (LV thạc sĩ)Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (LV thạc sĩ)Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (LV thạc sĩ)Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (LV thạc sĩ)
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Nguyễn Thị Thu Trà
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Nguyễn Thị Thu Trà
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị.
Mã số: 62.31.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHÍ MẠNH HỒNG
Hà Nội, 2017
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.
Số thứ tự Ký hiệu Nguyên nghĩa
3 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
12 PTNNLCLC Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
27 CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trang 4MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 4
3 Câu hỏi nghiên cứu 4
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 5
5 Phương pháp nghiên cứu của luận án 6
6 Những đóng góp của luận án 12
7 Kết cấu của luận án 12
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 13
1.1 Khái quát các công trình nghiên cứu trên thế giới 14
1.1.1 Về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường nói chung 14
1.1.2 Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm ở các nước đang phát triển, đang trong quá trình CNH 16
1.1.3 Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong bối cảnh phát triển KTTT 18
Trang 51.2 Khái quát tình hình nghiên cứu trong nước 21
1.2.1 Về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong quá trình CNH, HĐH nói chung ở Việt Nam 21
1.2.2 Về vấn đề việc làm, giải quyết việc làm trong điều kiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam 24
1.3 Nhận xét rút ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu 28
1.3.1 Những kết quả chủ yếu của các công trình nghiên cứu đã công bố .29 1.3.2 Những " khoảng trống" và một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 30
Kết luận chương 1 32
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC 33
2.1 Việc làm và giải quyết việc làm trong bối cảnh chung của nền kinh tế thị trường 33
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 33
2.1.2 Nguyên nhân của thất nghiệp 40
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc làm và giải quyết việc làm 43
2.2 Giải quyết việc làm trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 51
2.2.1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề giải quyết việc làm ở các nước đang phát triển 51
2.2.2 Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và ảnh hưởng của nó đến xu thế việc làm 56
2.2.3 Nội dung của chính sách giải quyết việc làm trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 65
Trang 62.2.4 Các tiêu chí đánh giá giải quyết việc làm trong điều kiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 72
2.3 Kinh nghiệm của các nước về giải quyết việc làm trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 75
2.3.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm của một số quốc gia 75
2.3.2 Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 84
Kết luận chương 2 86
Chương 3 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC 88
3.1 Chủ trương và chính sách giải quyết việc làm của Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 88
3.1.1 Các chủ trương và định hướng cơ bản 88
3.1.2 Hệ thống chính sách 89
3.2 Thực trạng giải quyết việc làm trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 92
3.2.1 Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực 92
3.2.2 Phân tích tình hình giải quyết việc làm ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 96
3.3 Thu nhập của người lao động 117
3.3.1 Mức tăng thu nhập chung của người lao động 117
3.3.2 Thu nhập theo ngành nghề 118
3.3.3 Thu nhập giữa các vùng kinh tế 121
Trang 73.4 Đánh giá về kết quả giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri
thức 123
3.4.1 Những thành tựu đạt được 123
3.4.2 Những hạn chế, yếu kém 124
3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém 127
Kết luận chương 3 129
Chương 4 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CNH, HĐH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC 131
4.1 Tác động của bối cảnh mới - cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới việc làm và giải quyết việc làm 131
4.1.1 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 131
4.1.2 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến việc làm và giải quyết việc làm 132
4.2 Quan điểm và định hướng giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển KTTT 135
4.2.1 Quan điểm về giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tê tri thức 135
4.2.2 Định hướng, mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 140
Trang 84.3 Các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
145
4.3.1 Hoàn thiện các thể chế thị trường nói chung, thể chế liên quan đến thị trường lao động nói riêng 145
4.3.2 Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường lao động 147
4.3.3 Tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển và nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 149
4.3.4 Đẩy nhanh nhịp độ và nâng cao hiệu quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thông qua đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xác lập các điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng nhanh, bền vững, phù hợp với điều kiện của kinh tế tri thức 152
4.3.5 Mở mang ngành nghề mới và những ngành sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm tại chỗ 155
4.3.6 Một số giải pháp khác 156
Kết luận chương 4 158
KẾT LUẬN 160
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 163
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164
Trang 9DANH MỤC BẢN
Bảng 3.1: Số lượng và cơ cấu LLLĐ theo trình độ CMKT, 2004-2015 94 Bảng 3.2 Tỷ lệ sinh viên đại học qua các năm 95 Bảng 3.3: Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng lao động có việc làm theo khu vực
thành thị-nông thôn, 2004-2015 97
Bảng 3.4: Số lượng và cơ cấu lao động có việc làm theo ngành kinh tế, 2015 101 Bảng 3.5: Cơ cấu lao động có việc làm theo vị thế việc làm, 2004-2014 107 Bảng 3.6 Cơ cấu nhân lực có trình độ đại học theo ngành kinh tế 108 Bảng 3.7: Cơ cấu sử dụng lao động một số ngành công nghệ cao và dịch vụ
2004-(%) 111
Bảng 3.8: Số lượng lao động chia theo các loại hình kinh tế trong khu vực
FDI thời kỳ 2009-2014 (Đơn vị: người) 112
Bảng 3.9: Cơ cấu và tốc độ tăng lao động có việc làm theo hình thức sở hữu,
2005-2015 114
Bảng 3.10: Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo nước tiếp nhận, 2005-2015 116
Bảng 3.11: Tiền lương bình quân tháng của lao động và tốc độ tăng lương
bình quân tháng của lao động, 2009-2015 117
Bảng 3.12: Tốc độ tăng tiền lương bình quân, GDP, chỉ số giá tiêu dùng và
năng suất lao động theo giá hiện hành, 2009-2015 118
Trang 10Bảng 3.13: Tiền lương bình quân tháng của lao động và tốc độ tăng chia theo
nhóm ngành, 2009-2015 118
Bảng 3.14: Tiền lương bình quân và tốc độ tăng theo hình thức sở hữu, 120
2009-2014 120
Bảng 3.15: Tiền lương bình quân theo thập phân vị, 2009 - 2014 122
Bảng 4.1 Dự báo chỉ tiêu cơ bản về phát triển nhân lực đến năm 2020 141
DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Số lượng và cơ cấu lực lượng lao động có bằng cấp, chứng chỉ theo các cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật, 2015 95
Hình 3.2: Số lượng và tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam, 2007-2015 98
Hình 3.3: Tỷ lệ thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và theo nhóm tuổi, 2014-2015 98
Hình 3.4: Số lượng và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động, 2007-2015 100
Hình 3.5: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của Việt nam và các nước trong khu vực, năm 2013 102
Hình 3.6: Thay đổi việc làm theo ngành kinh tế (%), năm 2014 (so với 1 năm trước đó) 105
Hình 3.7: Cơ cấu lao động theo nghề (%), năm 2014 106
Hình 3.8: Cơ cấu lao động theo mức độ phù hợp giữa việc làm và trình độ được đào tạo, 2014 (%) 107
Hình 3.9: Tiền lương và xu hướng tiền lương theo vùng kinh tế, 2009 – 2014.121
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hạn chế và cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo ra và duy trì mức công ăn, việc làmcao luôn là một mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng hàng đầu đối với mỗi quốc gia Ởcấp độ cá nhân, việc làm là kênh tạo ra thu nhập chính đối với đại đa số người dântrong độ tuổi lao động Bởi lẽ, đối với người lao động, có việc làm, nhất là việc làmphù hợp với sở thích và năng lực của họ là nền tảng để duy trì và tạo dựng một cuộcsống ấm no, có ý nghĩa cho bản thân và gia đình Đối với nền kinh tế của một quốcgia nói chung, mức công ăn, việc làm cao đồng nghĩa với việc nguồn lao động xãhội được khai thác có hiệu quả, ít bị lãng phí, sản lượng chung có thể tiệm cận đếnmức tiềm năng Do vậy, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gia tăng nhanhtổng sản lượng và sản lượng trên đầu người thường đi đôi với việc duy trì tỷ lệ thấtnghiệp thấp hay nói cách khác đảm bảo mức công ăn, việc làm cao Về mặt xã hội,tạo ra nhiều việc làm, giảm thấp tỷ lệ thất nghiệp còn là điều kiện để cắt giảm nhiều
tệ nạn xã hội, làm dịu đi những căng thẳng và bất ổn xã hội, vốn tiềm ẩn ở nhữngnơi có nhiều người thất nghiệp, những người buộc phải sống một cuộc đời khốn khóhoặc về vật chất, hoặc về tinh thần, hoặc cả hai khi họ không có nguồn thu nhập cógiá trị nào khác ngoài thu nhập từ lao động Trong trường hợp này, giải quyết việclàm là cách thức tích cực để cắt giảm tỷ lệ nghèo đói, giảm bớt sự phân hóa giàunghèo để thúc đẩy công bằng xã hội Chính vì vậy, giải quyết việc làm luôn là mộthướng ưu tiên trong các chính sách của các quốc gia trên thế giới
Giải quyết việc làm cũng là một định hướng chính sách đặc biệt quan trọngđối với các nước đang phát triển, chưa hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa(CNH) Ở những nước này, nhất là ở những nước kém phát triển, đang ở thời kỳđầu của quá trình CNH, lao động và việc làm thường tập trung cao ở khu vực nôngnghiệp Với kỹ thuật sản xuất truyền thống, lạc hậu, đây là khu vực kinh tế có giá trịgia tăng và năng suất lao động thấp, người lao động dù không rơi vào tình cảnh thấtnghiệp “tuyệt đối” vẫn thường thiếu việc làm và có thu nhập thấp Quá trình CNHcũng chính là quá trình mở mang các ngành công nghiệp và dịch vụ mới, có giá trị
Trang 13gia tăng cao hơn, có khả năng thu hút dần lượng lao động thừa, dôi dư từ khu vựcnông nghiệp, năng suất thấp Khi quá trình CNH chưa hoàn thành, nền công nghiệp
và khu vực dịch vụ hiện đại tương ứng chưa đủ lớn mạnh để trở thành khu vực tạo
ra của cải và việc làm chính cho nền kinh tế, tình trạng thiếu công ăn, việc làm vẫn
là vấn đề kinh tế- xã hội căng thẳng, thường trực, nhất là trong bối cảnh dân số giatăng nhanh, hàng năm luôn có một lực lượng hùng hậu dân số bổ sung vào lực lượnglao động Trong điều kiện đó, giải quyết việc làm là một nội dung cực kỳ quan trọngtrong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển
Sự xuất hiện của thời đại kinh tế tri thức đã tạo ra sự biến đổi sâu sắc trong nềnkinh tế thế giới, ảnh hưởng không nhỏ đến các tiến trình kinh tế ở hầu hết mọi quốcgia, trong đó có quá trình CNH và giải quyết việc làm ở các nước đang phát triển.Xem tri thức là nguồn lực hàng đầu quyết định cách thức sản xuất ra các hàng hóa,dịch vụ, nền kinh tế tri thức chẳng những vận hành trên cơ sở một nguyên lý sáng tạocủa cải mới mà còn là nền kinh tế thực sự mang tính chất toàn cầu hóa [90?, tr10] Nódần dần kết nối các nền kinh tế quốc gia thành một nền kinh tế toàn cầu chung, nhờ
đó mỗi nền kinh tế quốc gia ngày càng trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tếthế giới và phụ thuộc ngày càng sâu vào các nền kinh tế quốc gia khác, bất chấp sựkhác biệt về trình độ phát triển giữa chúng Nói như vậy để thấy rằng, ngay cả cácnước đang phát triển, chưa hoàn thành nhiệm vụ CNH vẫn bị tác động sâu sắc bởinhững thay đổi mang ý nghĩa thời đại trong nền kinh tế thế giới Những thay đổi nàyảnh hưởng mạnh mẽ đến nội dung và cách thức CNH, khiến cho các tiến trình CNHngày càng nghiêng nặng về nội dung hiện đại hóa (HĐH), (thực chất là “tri thứchóa”) cũng như ngày càng mang tính chất hội nhập quốc tế cao Điều đó có nghĩa là,trong bối cảnh mới của quá trình CNH, HĐH, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở cácnước đang phát triển sẽ diễn ra không hoàn toàn theo những con đường và cách thứctruyền thống Cơ cấu việc làm, ngành nghề, vì thế cũng sẽ biến đổi nhanh hơn, với sựtriệt tiêu nhanh hơn của nhiều ngành nghề truyền thống và sự xuất hiện linh hoạt củacác ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề phù hợp với yêu cầu của thời đạiKTTT Yêu cầu về lao động có trình độ cao, kỹ năng cao ngày càng trở nên bức thiết
Trang 14hơn, và điều này tạo ra những áp lực to lớn đối với năng lực cung ứng lao động củanền kinh tế Bởi thế, nó sẽ tạo ra những thách thức mới, khác trước đối với bài toánGQVL ở các nước đang phát triển.
Là một nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam đang trong quá trình thực hiệncác nhiệm vụ của thời kỳ CNH, HĐH Là một nền kinh tế đang chuyển đổi, nềnkinh tế thị trường ở Việt Nam vẫn đang định hình và phát triển Dẫu vậy, xét vềtổng thể, nền kinh tế đất nước vẫn chưa thoát khỏi tính chất của một nền kinh tếnông nghiệp – nông dân, với trình độ dân trí chung còn chưa cao, quy mô dân sốvẫn tăng nhanh, nguồn cung lao động vẫn dồi dào trong khi các nguồn lực kinh tếkhác còn nhiều hạn chế Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam vẫnchưa hoàn thành nhưng Việt Nam không tránh khỏi sự tác động của xu hướng pháttriển kinh tế tri thức bộc lộ ngày càng rõ rệt trong nền kinh tế thế giới Không nétránh những thay đổi có ý nghĩa thời đại này, Việt Nam lựa chọn chiến lược chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế như một chiến lược phát triển Văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần X của Đảng đã xác định Việt Nam cần: "Tranh thủ các cơ hội thuận lợi
do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với pháttriển kinh tế trí thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và côngnghiệp hoá, hiện đại hoá" [71, tr.87] Chấp nhận hội nhập quốc tế và cạnh tranh trongnền kinh tế toàn cầu được xem là cách thức để Việt Nam tận dụng cơ hội phát triển tolớn và mới mẻ do thời đại kinh tế tri thức mang lại Tuy vậy, quá trình CNH, HĐHgắn với phát triển kinh tế tri thức không khỏi làm biến đổi cấu trúc kinh tế và cơ cấulao động, tác động đến giáo dục đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực, ảnhhưởng không nhỏ đến phương thức giải quyết vấn đề việc làm ở Việt Nam Trong bốicảnh đó, vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam chẳng những là một vấn đề thời sựgay gắt, ảnh hưởng đến an ninh xã hội và phát triển bền vững, mà còn là một vấn đềhàm chứa những nội dung và khía cạnh mới, cần được nghiên cứu để tìm ra các
phương hướng và giải pháp đúng đắn, phù hợp Do đó, “Giải quyết việc làm ở Việt
Trang 15Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án này.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.2 Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đích trên luận án giải quyết 3 nhiệm vụ cơ bản sau:
Giải quyết vấn đề lý luận: Hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận về
việc làm và GQVL trong điều kiện CNH, HĐH gắn với bối cảnh phát triển kinh tếtri thức
Giải quyết vấn đề thực tiễn: Phân tích thực trạng GQVL ở Việt Nam trong bối
cảnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, chỉ ra những vấn đề nổi lên cầngiải quyết cũng như nguyên nhân của chúng
Đề xuất một số quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình
giải quyết vấn đề việc làm phù hợp với điều kiện ở Việt Nam trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức
3 Câu hỏi nghiên cứu
Cần phải làm gì để thúc đẩy quá trình giải quyết việc làm ở Việt Nam trongbối cảnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức?
Để trả lời được câu hỏi này, cần làm rõ được những câu hỏi nhánh sau:
- Xu hướng phát triển kinh tế tri thức có tác động thế nào đến quá trình CNH,HĐH và lĩnh vực lao động, việc làm ở các nước đang phát triển như Việt Nam?
- Đánh giá như thế nào về thực trạng giải quyết việc làm trong quá trình CNH,HĐH trong điều kiện thời đại kinh tế tri thức? Những thách thức và vấn đề đặt ra?
- Cần có quan điểm tiếp cận và định hướng giải pháp nào để thúc đẩy quá trình
Trang 16giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh trên?
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án.
4.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Namtrong bối cảnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian và thời gian
Luận án phân tích thực trạng giải quyết việc làm trên phạm vị cả nước ở ViệtNam trong hơn 10 năm (từ năm 2004 cho đến năm 2015) xét trong điều kiện củatiến trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức Ở đây, thực chất xu hướngchuyển sang thời đại kinh tế tri thức được xem như là bối cảnh mới chi phối quátrình CNH, HĐH ở các nước đang phát triển như Việt Nam
-Về góc độ nghiên cứu
Tham gia vào quá trình giải quyết việc làm có nhiều chủ thể khác nhau: nhànước, người lao động, các doanh nghiệp Người lao động, một khi đã lựa chọntham gia vào lực lượng lao động, đương nhiên có động cơ tự thân tìm kiếm việc làmkhi họ rơi vào trạng thái thất nghiệp Họ sẽ có động lực tự nhiên, phù hợp với sởthích và điều kiện, hoàn cảnh của mình để chuẩn bị các kiến thức, kỹ năng cần thiếtnhằm đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng Họ sẽ tích cực tìm kiếm cácthông tin về các cơ hội việc làm và sẵn sàng biến các cơ hội đó thành hiện thực Cái
mà những người lao động cần là một môi trường thuận lợi, an toàn để chuẩn bị vềmặt năng lực, để tìm kiếm việc làm cũng như để làm việc sau khi được tuyển dụng.Các doanh nghiệp có vai trò to lớn trong việc tạo ra các chỗ làm việc Trên thịtrường lao động, họ đóng vai trò ở phía cầu lao động Tuy nhiên, tạo ra việc làm là
hệ quả chứ không phải là mục tiêu hay chức năng tối cao của doanh nghiệp Doanhnghiệp không thể vì mục tiêu tạo thêm việc làm cho xã hội mà thuê mướn số nhâncông vượt quá mức tối ưu, để phải chịu thêm những gánh nặng về chi phí một cáchkhông cần thiết, do đó, làm tăng thêm giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh, thu
Trang 17hẹp quy mô lợi nhuận Nói cách khác, các doanh nghiệp không có động cơ tự thântrong việc tạo ra việc làm Vì thế, khi đề cập đến vấn đề giải quyết việc làm, luận ánchỉ tập trung phân tích vai trò của nhà nước trong lĩnh vực này Các giải pháp đềxuất cũng là những giải pháp hướng đến phía nhà nước Góc độ nghiên cứu như vậyphù hợp với cách tiếp cận kinh tế chính trị.
5 Phương pháp nghiên cứu của luận án
5.1.Phương pháp luận
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị, chủ yếu làphương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóakhoa học để nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứuquá trình giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với pháttriển kinh tế tri thức trước hết phải kế thừa những kết quả nghiên cứu của nhữngngười đi trước Bởi vậy, tác giả luận án đã tích cực sưu tầm các tài liệu viết về việclàm và giải quyết việc làm nói chung, các tài liệu viết về quá trình CNH,HĐH gắnvới phát triển kinh tế tri thức Các tài liệu có liên quan đến đề tài như: Phát triểnnguồn nhân lực, lao động – việc làm Trên cơ sở đó luận án tập trung nghiên cứulàm rõ bản chất, nguyên nhân, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng tới việc làm vàGQVL trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiêncứu về GQVL cho người lao động phải xuất phát từ điều kiện khách quan như sựvận động của thị trường lao động, nhu cầu việc làm của người lao động do cácquy luật khách quan chi phối Bên cạnh những quy luật khách quan, quá trìnhGQVL cho người lao động chịu sự chi phối của các yếu tố chủ quan như sự tácđộng của các chính sách của Nhà nước, tác động của luật pháp Bởi vậy, tác giả đãtập trung nghiên cứu toàn diện trong đó chú trọng đến vai trò của Nhà nước trongquá trình GQVL cho người lao động vì nhân tố này giữ vai trò quyết định
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học đòi hỏi loại bỏ những cái ngẫu nhiên,không cơ bản ra khỏi quá trình nghiên cứu nhưng không ảnh hưởng đến bản chất
Trang 18vấn đề nghiên cứu Bởi vậy, trên thực tế có rất nhiều yếu tố tác động đến GQVLnhư: Nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và người lao động nhưng luận
án chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của Nhà nước trong quá trình GQVL cho ngườilao động
Phương pháp luận đòi hỏi phải xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu, đồngthời khung lý thuyết đó phải được kiểm chứng bằng thực tiễn Do đó luận án đãnghiên cứu kinh nghiệm của các nước cho việc xây dựng chính sách về GQVL đểkiểm nghiệm cho khung lý thuyết được xây dựng trong luận án Đồng thời, luận áncòn nghiên cứu các yếu tố tác động tới quá trình GQVL như: dân số và chất lượngdân số, khoa học Các quan hệ đó luôn được xem xét trong sự vận động, biến đổi
5.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng
Luận án sử dụng nhiều phương pháp như kết hợp logic với lịch sử, phươngpháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh và đối chiếu…trên nềntảng kết hợp giữa lý luận với thực tiễn
- Phương pháp kết hợp logic với lịch sử
Quan hệ logic là quan hệ tất yếu, nó xảy ra khi có những tiền đề cho mối quan
hệ đó, lịch sử là hiện thực của logic ở một đối tượng cụ thể trong một khoảng khônggia và thời gian nhất định Tác giả đã sử dụng phương pháp này để xem xét và trìnhbày quá trình GQVL ở Việt Nam theo một trình tự liên tục và nhiều mặt Khi sửdụng phương pháp này tác giả luận án đã dã bảo đảm tình liên tục về thời gian trongquá trình nghiên cứu, làm rõ điều kiện, đặc điểm phát sinh phát triển từ thấp đếncao, làm rõ các mối liên hệ đa dạng trong quá trình GQVL trong bối cảnhCNH,HĐH gắn với phát triển KTTT
Luận án sử dụng phương pháp logic và phương pháp lịch sử nhằm đạt đượccác mục đích sau:
+ Xác định được thời gian nghiên cứu của luận án: giai đoạn 2004 -2015 làthời gian nghiên cứu hợp lý Đây là giai đoạn vừa bảo đảm được độ dài của mộtcông trình nghiên cứu vừa là giai đoạn Việt Nam có những chuyển biến sâu sắctrong quá trình GQVL trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT; giai
Trang 19đoạn trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO; giai đoạn khu vực ASEAN cónhững bước phát triển hợp tác và chuyển mình tích cực hướng tới xây dựng cộngđồng kinh tế ASEAN trên mọi lĩnh vực tất cả những yếu tố đó tác động sâu sắc tớiviệc làm và GQVL nói chung và Việt Nam nói riêng.
+ Tìm được logic của quá trình GQVL ở Việt Nam trong bối cảnh CNH,HĐHgắn với phát triển KTTT Đây là một trong những vấn đề trọng tâm gắn với quátrình phát triển kinh tế xã hội hiện nay và cũng là vấn đề trọng tâm của kinh tếchính trị
Khi trình bày quá trình GQVL trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triểnKTTT luận án đã chú ý đến sự vận động logic của quá trình GQVL, chỉ ra xu hướngvận động có tính quy luật của vấn đề việc làm, loại bỏ các chi tiết không cơ bản và
dự báo xu hướng GQVL trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trong cả 4 chương của luận
án Nhiệm vụ của phân tích sử dụng trong luận án là thông qua cái riêng để tìm rachung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổbiến Trên cơ sở đó phương pháp tổng hợp được sử dụng để có được cái nhìn tổng thể
về sự vật và hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung khái quát nhất Từnhững kết quả nghiên cứu từng mặt phải tổng hợp để có nhận thức đầy đủ, đúng đắncái chung, tìm ra được bản chất – quy luật vận động của quá trình GQVL trong bốicảnh CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT nói chung và ở Việt Nam nói riêng
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sungcho nhau và là một trong nhứng phương pháp quan trọng được sử dụng để nghiêncứu đề tài “ Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với pháttriển kinh tế tri thức” Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu chíphân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu, trong tổng hợp vaitrò quan trọng thuộc về khả năng liên kết cá kết quả cụ thể từ phân tích, khả năngtrừu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ nhiều khía cạnh định lượngkhác nhau
Trang 20Trong quá trình sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp đề tài có sử dụngcác số liệu thống kê dã qua xử lý, các công thức toán học đơn giản, các biểu đồ vớimục đích làm rõ hơn những đặc trưng, xu hướng, quy mô của nội dung vấn đềnghiên cứu.
- Phương pháp thống kê
Luận án sử dụng phương pháp này thông qua tất cả các số liệu thông kê mô
tả về thực trạng GQVL ở Việt Nam trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triểnkinh tế tri thức Luận án sử dụng phương pháp này chủ yếu trong chương 3 để thống kê
về thực trạng GQVL Phân tích các chỉ tiêu đánh giá thực trạng GQVL từ đó đề xuấtcác giải pháp tích cực trong quá trình GQVL ở Việt Nam trong bối cảnh mới:CNH,HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức
- Phương pháp so sánh và đối chiếu
So sánh và đối chiếu là hai phương pháp được sử dụng trong chương 2 và chương 3luận án, so sánh nhằm tìm ra điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình GQVL ở ViệtNam trong bối cảnh mới: CNH,HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức từ đó đốichiếu với các tiêu chí GQVL ở Việt Nam trong bối cảnh mới: CNH,HĐH gắn vớiphát triển kinh tế tri thức mà luận án nêu ra; đối chiếu với kinh nghiệm của cácnước về GQVL trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức
- Phương pháp quy nạp diễn giải
Phương pháp quy nạp là phương pháp đi từ những hiện tượng riêng lẻ, rờirạc, độc lập ngẫu nhiên rồi liên kết các hiện tượng ấy với nhau để tìm ra bản chấtcủa một đối tượng nào đó Phương pháp quy nạp đi sâu vào mối quan hệ giữa bảnchất và hiện tượng Một hiện tượng bộc lộ nhiều bản chất Nhiệm vụ của khoa học
là thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, cuối cùng đưa ra giải pháp Phươngpháp quy nạp đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra quy luật, rút ra từkết luận tổng quát đưa ra các giả thuyết Phương pháp quy nạp được luận án sửdụng ở từng chương để giải quyết câu hỏi nghiên cứu
Trong nghiên cứu khoa học, người ta còn có thể xuất phát từ những giảthuyết hay từ những nguyên lý chung để đi sâu nghiên cứu những hiện tượng cụ thể
Trang 21nhờ vậy mà có nhận thứ sâu sắc hơn từng đối tượng nghiên cứu bằng phương phápdiễn giải Phương pháp diễn giải cũng được luận án sử dụng trong việc phân tíchthực trạng GQVL ở Việt Nam trong bối cảnh CNH,H ĐH gắn với phát triển KTTTtrên nền tảng cơ sở lý luận được hệ thống hóa và đưa ra các giải pháp phù hợp.Phương pháp diễn giải nhờ vậy có ý nghĩa rất quan trọng đối với nghiên cứu củaluận án Với những tiền đề, giả thuyết đặt ra, luận án cố gắng tìm hiểu, phân tíchbằng những suy diễn logic để rút ra những kết luận.
Quy nạp và diễn giải là hai phương pháp nghiên cứu theo chiều ngược nhau songliên kết chặt chẽ và bổ sung cho nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.Nhờ có những kết quả nghiên cứu theo phương pháp quy nạp trước đó mà việc nghiêncứu có thể tiếp tục, phát triển theo phương pháp diễn giải Phương pháp diễn giải, do vậy
mở rộng giá trị của những kết luận quy nạp vào việc nghiên cứu đối tượng
5.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Luận án sử dụng phương pháp phân tích các tư liệu có sẵn của các bộ, banngành nhằm tổng kết và đưa ra những kết luận về thực trạng việc làm và giải quyếtviệc làm ở Việt Nam trong bối cảnh CN, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức
- Nguồn số liệu thực hiện luận án
Nguồn số liệu thực hiện đề tài được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằmđạt mục tiêu nghiên cứu Luận án sử dụng chủ yếu nguồn dữ liệu thứ cấp
Cục Thống kê Các niên giám thống kê, các báo cáo có liên quan đến thịtrường lao động Việt Nam
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: các văn bản, báo cáo, số liệu có liênquan
- Các văn bản pháp luật liên quan đến việc làm và GQVL Các văn bản của
Bộ Giáo dục – đào tạo, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ khoa học công nghệ Ngoài các tài liệu được cung cấp từ các cơ quan, doanh nghiệp còn các tàiliệu thứ cấp được tác giả thu thập từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành, mạng internet
và các cuộc hội thảo khoa học
Trang 22Đề tài có hai hướng xử lý thông tin: (1) Xử lý logic đối với thông tin địnhtính Đó là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện; và (2) Xử lý toánhọc đối với các thông tin định lượng Đó là việc sử dụng phương pháp thống kêtoán để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu được.
Xử lý thông tin định tính
Xử lý thông tin định tính được dùng để nghiên cứu chủ yếu các vấn đề xã hộinhư việc cải thiện và nâng cao đời sống người dân, giải quyết các vấn đề an sinh xãhội.Việc xử lý thông tin được thực hiện từ việc thu thập thông tin qua các phươngpháp quan sát, phân tích, tổng hợp nghiên cứu tài liệu ; đưa ra các giả thiết vàchứng minh cho giả thiết đó từ những sự kiện đơn lẻ được thu thập Sau đó là xử lýlogic đối với các thông tin định tính, đưa ra những phán đoán về bản chất và xuhướng của các sự kiện
Xử lý thông tin định lượng
Thông qua các tài liệu thống kê, thông tin định lượng được sắp xếp lại đểlàm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu hướng vận độngcủa quá trình GQVL ở ViệtNam trong bối cảnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức Các số liệu cóthể được trình bày ở nhiều dạng khác nhau, như: Bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, Bằng phương pháp này, luận án có thể phân tích để hệ thống hóa những vấn
đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng, để nghiên cứu, tổngkết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ nhữngnguyên nhân làm cơ sở để đề xuất phương hướng và giải pháp cho vấn đề giải quyếtviệc làm ở Việt Nam trong bối cảnh CN,HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp nghiên cứu, sosánh để phân tích cơ cấu việc làm, thất nghiệp, thiếu việc làm và các nhân tố tácđộng tới việc làm ở Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu
- Bên cạnh đó luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tếhọc như phương pháp cân bằng, phương pháp toán học, phương pháp chuyên gia.Đồng thời luận án còn kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu mới của cáccông trình khoa học đã công bố có liên quan
Trang 23Như vậy, hướng phân tích của luận án là dựa trên những phương pháp nghiêncứu của kinh tế chính trị kết hợp với phương pháp phân tích của kinh tế học hiện đạinhằm làm sáng tỏ thực trạng cũng như đưa ra các đề xuất, kiến nghị vầ vấn đề việclàm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triểnkinh tế tri thức
- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi giải quyết việc làm ở Việt Nam dưới
tác trong bối cảnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4chương:
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC LÀM VÀ GIẢIQUYẾT VIỆC LÀM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠIHÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
Chương 3 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ỞVIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮNVỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
Chương 4 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ GIẢIQUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆPHÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
Trang 24
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Thất nghiệp và việc làm là chủ đề được bàn luận từ lâu trong khoa học kinh tế,được nhiều học giả và các nhà hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm Nó trướctiên được nghiên cứu trong bối cảnh phát triển của một nền kinh tế thị trường, khởiphát từ các nước hiện thuộc nhóm phát triển Các kết quả này sau đó được áp dụngcho trường hợp các nước đang phát triển, đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụCNH, HĐH Gần đây, khi thế giới bước vào kỷ nguyên kinh tế tri thức, vấn đề việclàm và giải quyết việc làm lại nổi lên khi chúng cần được xem xét, cắt nghĩa phùhợp với bối cảnh mới, khác nhiều so với các thời kỳ trước đây
1.1 Khái quát các công trình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1 Về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường nói chung
Trải qua các giai đoạn của lịch sử xã hội đã xuất hiện nhiều lý thuyết khác nhau
về thất nghiệp – việc làm Các nhà kinh tế cổ điển thời kỳ đầu, sống trong thời kỳkhoa học – công nghệ chưa phát triển, lao động thủ công là chính, mức cầu về laođộng rất lớn, nên họ cho rằng thất nghiệp chỉ là hiện tượng tạm thời, Theo họ, sở dĩ
có thất nghiệp là do người lao động lười biếng, không chăm chỉ Các nhà kinh tế thời
kỳ này cho rằng thất nghiệp (tức sự lười biếng) tỷ lệ thuận với mức tiền công Nếutiền lương cao sẽ khiến công nhân thích ăn chơi, nhậu nhẹt, không muốn lao động.Khi khoa học – kỹ thuật phát triển, sự ra đời của máy móc đã dẫn tới nạn
“nhân khẩu thừa” thì lý thuyết của Thomas Robert Malthus cho rằng thất nghiệptrong xã hội chỉ do con người sinh đẻ quá nhiều
Các Mác (1818-1883) đã gắn vấn đề thất nghiệp với quy luật nhân khẩu thừatương đối trong CNTB C.Mác cho rằng cầu về lao động xã hội không quan hệ trựctiếp với tổng số tư bản mà nó chỉ liên quan trực tiếp đến bộ phận tư bản khả biến
Do sự phát triển của khoa học công nghệ và do quy luật tích lũy TBCN, đã làm chocấu tạo hữu cơ tư bản ngày càng tăng, bộ phận tư bản khả biến có xu hướng giảmtương đối trong tổng số tư bản và đó là nguyên nhân gây ra hiện tượng thất nghiệp
Trang 25[38, tr877] Theo C Mác thì việc ứng dụng các thành tựu KH - CN hiện đại thườngdẫn đến tăng kết cấu hữu cơ tư bản và tăng năng suất lao động Sự tăng năng suấtlao động thể hiện ra ở việc giảm bớt khối lượng lao động sống so với khối lượng tưliệu sản xuất mà lao động đó làm cho hoạt động, hay là thể hiện ra ở sự giảm bớt đạilượng của nhân tố chủ quan của quá trình lao động so với nhân tố khách quan củaquá trình đó [43, tr123] Khi trình bày quy luật nhân khẩu thừa tương đối, có lẽC.Mác không hình dung được tiến trình “động” của việc ứng dụng tiến bộ khoa học,công nghệ Thực tế, việc áp dụng máy móc và các kỹ thuật sản xuất mới, một mặtlàm cắt giảm nhu cầu về lao động do máy móc thay thế con người, song mặt khác,
nó lại làm xuất hiện những ngành nghề sản xuất và dịch vụ mới, do đó lại tạo ranhững nhu cầu mới về lao động Điều này khiến cho những dự báo rút ra từ “quyluật nhân khẩu thừa” không hẳn là phù hợp với thực tiễn của các nền kinh tế thịtrường tư bản chủ nghĩa
Các nhà kinh tế thuộc trường phái tân cổ điển vẫn tiếp tục duy trì niềm tin cổ
điển về sức mạnh tự điều chỉnh của nền kinh tế thị trường nói chung và thị trườnglao động nói riêng với phương pháp phân tích khác về cung – cầu thị trường dựatrên lý thuyết cận biên thay cho lý thuyết giá trị - lao động trước đây Với giả định
về tính linh hoạt của giá cả và tiền lương (đây là giả định chung của các nhà kinh tếhọc cổ điển mọi thời kỳ), họ cho rằng các thị trường sẽ nhanh chóng xác lập sự cânbằng Trong điều kiện đó, những người lao động muốn tìm việc và sẵn lòng chấpnhận mức lương hiện hành trên thị trường sẽ nhanh chóng tìm được việc làm Tỷ lệthất nghiệp cao chỉ tồn tại như một hiện tượng tạm thời, và thất nghiệp không đượcxem là một vấn đề nghiêm trọng của nền kinh tế
Thực tế của cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933 với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao ởhầu hết các nước trong thế giới tư bản đã giáng một đòn mạnh vào quan điểm cổđiển về hoạt động của nền kinh tế vĩ mô, trong đó có vấn đề việc làm và thất nghiệp.J.M Keynes, trong tác phẩm nổi tiếng của mình “Lý thuyết chung về việc làm, lãisuất và tiền tệ” (1936) đã đưa ra cách nhìn hoàn toàn mới có thể cắt nghĩa vấn đềthất nghiệp như nó bộc lộ trong thời kỳ Đại suy thoái Khác với giả định của trường
Trang 26phái cổ điển, Keynes cho rằng giá cả và đặc biệt là tiền lương có tính cứng nhắc, do
đó sản lượng của nền kinh tế sẽ thấp, nếu tổng cầu bị suy yếu và duy trì ở mức thấp.Trong điều kiện này, các doanh nghiệp sẽ thu hẹp quy mô sản xuất, nền kinh tế rơivào thời kỳ suy thoái và thất nghiệp sẽ gia tăng Từ đó ông rút ra kết luận: để tăngviệc làm, giảm thất nghiệp phải gia tăng tổng cầu trong nền kinh tế và trong trườnghợp này, chính sách của nhà nước có vai trò quan trọng Khi nền kinh tế suy thoái,cầu tiêu dùng và đầu tư ở khu vực tư nhân thấp, Keynes đề xuất rằng chính phủ cầnthực hiện chính sách kích cầu bằng cách tăng các khoản chi tiêu chính phủ hoặc cácbiện pháp như: hạ lãi suất cho vay, giảm thuế, trợ giá đầu tư, in thêm tiền để cấpphát cho ngân sách nhà nước
Quan điểm cổ điển và quan điển Keynes là hai cách tiếp cận trái ngược nhau
về vận hành của nền kinh tế vĩ mô và thị trường lao động Sau này, người ta chorằng cách tiếp cận cổ điển phù hợp khi phân tích nền kinh tế trong dài hạn, còn quanđiểm của Keynes lại tỏ ra thích hợp hơn khi xem xét nền kinh tế trong ngắn hạn Sựtổng hợp hai cách nhìn này tạo ra dòng kinh tế học chính thống ở các nước PhươngTây
1.1.2 Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm ở các nước đang phát triển, đang trong quá trình CNH
Nổi bật trong các nghiên cứu có tính chất nền tảng có liên quan đến vấn đềviệc làm và giải quyết việc làm ở các nước đang phát triển là các công trình sau:
- Lý thuyết về tạo việc làm bằng chuyển giao lao động giữa hai khu vực củanền kinh tế của Anthur Lewis - nhà kinh tế học Jamaica được giải thưởng Nobel
1979 Tư tưởng cơ bản của lý thuyết này là quá trình GQVL ở các nước đang pháttriển thực chất là quá trình chuyển số lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp sangkhu vực công nghiệp hiện đại thông qua việc đầu tư phát triển công nghiệp (CNH)
Do trong khu vực nông nghiệp đất đai chật hẹp, lao động lại quá dư thừa nên việc dichuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp có hai tác dụng.Một là, chuyển bớt lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp mà không làm giảm sảnlượng lương thực cần cho cả nền kinh tế Từ đó nâng cao sản lượng theo đầu người
Trang 27đồng thời tạo việc làm cho số lao động dôi dư trong nông nghiệp Mặt khác, việc dichuyển này sẽ làm tăng lợi nhuận trong lĩnh vực công nghiệp, tạo điều kiện nângcao sức tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung.
Sau đó Jonh Fei và Gustav Ranis đã chỉnh lý lại mô hình của Anthur Lewis,biến nó thành mô hình Lewis - Ranis – Fei (LRF) Mô hình LRF giải thích hiệntượng di chuyển lao động ở điều kiện bắt đầu công nghiệp hóa diễn ra ở lớp laođộng phổ thông nhằm GQVL cho lao động dôi dư trong nông nghiệp và tạo ra mứcthu nhập ngày càng cao cho người lao động
- Lý thuyết của Harry Toshima: Theo Harry Toshima, lý thuyết của AnthurLewis không có ý nghĩa thực tế với tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp ởcác nước châu Á gió mùa Bởi vì, nền nông nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao động lúcđỉnh cao của thời vụ và chỉ dư thừa lao động trong mùa nhàn rỗi Vì vậy, ông chorằng cần giữ lại lao động nông nghiệp và chỉ tạo thêm việc làm trong những thángnhàn rỗi bằng cách tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi Đồng thời, sử dụnglao động nhàn rỗi trong nông nghiệp vào các ngành sản xuất công nghiệp cần nhiềulao động Việc tạo thuận lợi hơn nữa để có việc làm đầy đủ cho mọi thành viên giađình nông dân trong những tháng nhàn rỗi sẽ nâng cao mức thu nhập hàng năm của
họ và sẽ mở rộng được thị trường trong nước cho các ngành công nghiệp và dịch
vụ Như vậy, lực lượng lao động sẽ được sử dụng hết
- Mô hình thu nhập dự kiến về sự di cư nông thôn - thành thị (Harris - Todaro)
Do quá trình đô thị hóa diễn ra đồng thời với quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, nên việc dân cư ở khu vực nông thôn, ngoại thành di chuyển vào thành thị
là một xu hướng có tính quy luật trong quá trình phát triển của tất cả các nước, đặcbiệt là đối với các nước phát triển Theo mô hình này thì người di cư sẽ xem xét các
cơ hội khác nhau trong thị trường lao động dựa vào việc tối đa hóa lợi ích dự kiến
có được từ việc di cư bằng cách so sánh mức thu nhập dự kiến có được trong mộtkhoảng thời gian nhất định ở thành thị với mức thu nhập trung bình đang có ở nôngthôn Nếu thu nhập dự kiến cao hơn thu nhập thực tế hiện có thì họ sẽ quyết định di
cư Thu nhập dự kiến thu được của lao động di chuyển tùy thuộc vào khả năng có
Trang 28thể kiếm được việc làm ở thành thị, mức lương ở đó cũng như độ tuổi của người di
cư Theo Todaro, việc chính phủ giảm mức lương ở thành thị, xóa bỏ những “méomó” trong giá cả của các nhân tố sản xuất, tăng việc làm ở nông thôn, áp dụng côngnghệ và có chính sách phù hợp sẽ là biện pháp tạo thêm việc làm
Khi áp dụng mô hình này vào các nước đang phát triển, người ta thấy: bêncạnh khu vực kinh tế hiện đại ở thành thị (khu vực chính quy) ở các nước này còn
có một khu vực kinh tế rộng lớn với nhiều ngành nghề như: các nghề thủ công, dịch
vụ sửa chữa nhỏ, buôn bán nhỏ tự tạo việc làm hoặc kinh doanh có thuê nhân công
và thỏa thuận ngoài hệ thống luật pháp chính thức với giá nhân công rẻ Đây là khuvực thu hút một lực lượng lao động rất lớn của những nước này vào làm việc – khuvực phi chính thức Thực tế cho thấy, việc phát triển khu vực kinh tế phi chính thức
đã, đang và sẽ có những tác dụng rất to lớn trong việc GQVL, tăng thu nhập, làmgiảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị
1.1.3 Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong bối cảnh phát triển KTTT
Kinh tế tri thức là hiện tượng mới, chỉ xuất hiện trong một vài thập kỷ gầnđây Tuy nhiên, nó được xem là một thời đại kinh tế mới, gắn với một cung cáchsản xuất, sáng tạo của cải hoàn toàn khác trước của xã hội loài người Là một bướcphát triển mới có ý nghĩa tạo lập thời đại, rõ ràng sự xuất hiện của kinh tế tri thức(mang bản chất toàn cầu hóa) có tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh
tế - xã hội ở mọi quốc gia, trong đó có lĩnh vực lao động, việc làm
Việc nhận diện bản chất, đặc điểm và tác động nhiều mặt của kinh tế tri thứcthu hút được sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới Có thể kể đến những côngtrình của các tác giả tiêu biểu như: “ Xã hội hậu tư bản” của Peter F Drucker; bộ bacuốn sách nổi tiếng “Cú sốc tương lai”, “Làn sóng thứ ba”, “Thăng trầm quyền lực”của nhà tương lai học Alvin Toffler; “Làm giàu trong nền kinh tế tri thức” của LesterC.Thurow; “Nghịch lý toàn cầu” và “Lối tư duy của tương lai” của John Naisbitt;
“Nền kinh tế tri thức” của Walter W Powell và Kaisa Snellman; Kinh tế tri thức:
“Xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI” của Ngô Quý Tùng, “Thời đại kinh tế tri thức”
Trang 29của Tần Ngôn Thước; “Thế giới phẳng – Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21” củaThomas L Friedman; “Vận hành toàn cầu hóa” của J.E Stiglitz hay những côngtrình có tính chất tổng kết của Ngân hàng thế giới như “Tri thức cho phát triển Báocáo về tình hình phát triển thế giới 1998”, hay “Nhà nước trong một thế giới đangchuyển đổi” các công trình này cho thấy nền kinh tế thế giới đang chuyển nhanhsang một giai đoạn phát triển mới, cực kỳ khác trước: nguồn lực tri thức đang dầntrở thành nguồn lực số một, chi phối các nguồn lực khác; khoa học – công nghệđang dần dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có ý nghĩa quyết định; năng lựccạnh tranh quốc gia hay của doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũlao động sáng tạo, trình độ cao, chất lượng cao; các quá trình kinh tế thay đổi ngàycàng nhanh và có tính kết nối cao; không gian kinh tế ngày càng mở rộng trên phạm
vi toàn cầu để có thể lôi cuốn mọi nước vào một nền kinh tế thế giới chung; các tổchức sản xuất, kinh doanh đều buộc phải biến đổi để gia tăng khả năng sáng tạo, đổimới và thích nghi liên tục trong một môi trường luôn thay đổi với tốc độ ngày càngnhanh Tuy không bàn trực diện về vấn đề lao động, việc làm song các kết quảnghiên cứu như vậy là cơ sở để hiểu rõ hơn vấn đề giải quyết việc làm trong bốicảnh mới
Chẳng hạn, trong tác phẩm “ Xã hội hậu tư bản”, NXB Viện quản lý kinh tếtrung ương, HN 1995), Peter F Drucker – nhà kinh tế học người Mỹ ( gốc Áo) đãphân tích mối quan hệ giữa tri thức và năng suất lao động Ông cho rằng: năng suấtlao động chỉ có thể tăng lên nhờ tri thức và tổ chức lao động Cả máy móc và vốn đềukhông làm được điều đó Bởi vậy, cần “xác định trọng tâm của công việc và nhiệm
vụ là điều kiện tiên quyết cuối cùng để tạo ra hiệu quả sản xuất trong lao động trí óc”.Trong nền kinh tế tri thức, nhà nước phải đóng vai trò như người “ nhạc trưởng”trong quá trình GQVL cho người lao động, làm cho mọi người đều trở thành “người
có đóng góp cho xã hội” Toffler lại cho rằng trong nền kinh tế mới thuộc «làn sóngthứ ba», sẽ xuất hiện những người “tiêu sản” mới, có thể tạo ra những hàng hóa, dịch
vụ cho người khác hoặc chỉ phục vụ bản thân dựa trên việc mua bán các nguyên liệuhay linh kiện đầu vào và sự chỉ dẫn cách làm hiệu quả trên internet Với điều kiện kết
Trang 30nối internet, nhiều người có thể làm việc bán thời gian hay toàn thời gian ở nhà hoặcvới tư cách độc lập hoặc với tư cách là một thành viên của một công ty hay tổ chức.Những điều này làm cho quá trình tổ chức công việc cũng như quan niệm về việclàm, thất nghiệp dường như không giữ nguyên như trước
Cũng theo mạch tư tưởng như vậy, người ta bắt đầu chú ý hơn đến tính nhânvăn và giá trị xã hội của việc làm Nếu thông thường, việc làm được hiểu là nhữngcông việc hợp pháp có thể mang lại thu nhập cho lao động, thì từ năm 1999, Tổ chức
lao động quốc tế ILO bắt đầu đưa ra khái niệm “việc làm bền vững” (hay “việc làm
tử tế” - Decent Works) và khuyến cáo các quốc gia cần theo đuổi mục tiêu này nhưmột sự thích ứng với bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới Theo tài liệu hội thảonăm 2008 về “Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và Chiến lược phát triểnviệc làm ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, việc làm bền vững theo quan niệmcủa ILO là việc làm trong đó người lao động có cơ hội tiếp cận công bằng đối vớicông việc; họ được làm việc trong điều kiện tự do, có năng suất và hiệu quả, được đối
xử bình đẳng trong công việc, được bảo đảm an toàn và tôn trọng nhân phẩm ở nơilàm việc Gần đây, gắn liền với việc phổ biến hóa quan điểm “phát triển bền vững”,
“phát triển xanh”, Liên hiệp quốc và ILO cũng khuyến cáo các nước tạo ra nhiều
“việc làm xanh” nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của doanh nghiệp và các ngànhkinh tế đến môi trường sinh thái, nhằm đạt đến tính bền vững của các quá trình pháttriển Những ý tưởng và quan niệm như vậy, tuy không đưa ra một mô hình lý thuyếtmới cắt nghĩa quá trình nền kinh tế tạo ra việc làm như thế nào song chúng lại chỉ ranhững yêu cầu mới trong lĩnh vực giải quyết việc làm phù hợp với chuẩn mực và giátrị của nền kinh tế mới
Như ta đã biết kinh tế tri thức về bản chất là nền kinh tế mang tính chất toàncầu Vì thế việc GQVL ở một quốc gia không thể tách rời khỏi quá trình toàn cầuhóa Trong bài báo “The New Economics of Labor Migration” (“Kinh tế học mới về
di chuyển lao động quốc tế), Oded Stark và David Bloom, trong khi tập trung vàoviệc nghiên cứu phúc lợi kinh tế của hộ gia đình chứ không phải của cá nhân, đã chorằng di chuyển lao động quốc tế đang trở thành một chiến lược điển hình để giúp
Trang 31người lao động tối thiểu hóa rủi ro và vượt qua khó khăn về nguồn vốn tạo ra nguồnthu nhập cho gia đình.
Nhà kinh tế học Michael Piore cũng đưa ra quan điểm tương tự về việc GQVLcho người lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa Theo ông di chuyển lao động quốc
tế là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm đối với các nướcđang phát triển Ông cho rằng: “di chuyển lao động đặt trên góc độ nhu cầu quốcgia”, di chuyển lao động từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển khôngphải do việc tìm kiếm cơ hội mới của những người lao động mà là do nhu cầu laođộng ở các nước phát triển đối với lao động có tiền lương thấp Chính sách tuyểndụng lao động của các nước tiếp nhận lao động là cơ sở hình thành sự di chuyển laođộng từ các nước dang phát triển tới các nước phát triển và đây cũng chính là cơ hội
để GQVL cho các nước đang phát triển
Vấn đề GQVL trong bối cảnh kinh tế tri thức luôn gắn chặt với việc pháttriển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trên thế giới, các công trình nghiêncứu ban đầu về NNL và vốn nhân lực do các nhà lý thuyết như Milton Freidman,Simon Kuznet, Gary Becker thực hiện, và được tiếp nối bởi một loạt nhà khoa họcnhư: L.Nadler và Z.Nadler (1990), M.Marquardt và D.Engel (1993), D.Beg,S.Fisher và R.Donbush (1992), Nicholas Henry (1996), Stivastata (1997), GeorgeT.Milkovich và John W.Boudreau (2000) Các nghiên cứu của họ đã đưa ra địnhnghĩa về NNL một cách khái quát nhất: NNL là tổng thể các yếu tố vật chất và tinhthần của người lao động tạo nên khả năng làm việc của họ và từ đó tham gia cáchoạt động phục vụ cho tổ chức nói riêng và cho xã hội nói chung Ngoài ra, các tácgiả đã có những đóng góp quan trọng về mặt lý luận và phương pháp luận về pháttriển NNL Các công trình này lý giải mối quan hệ giữa phát triển NNL với giáodục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cũng như vai trò quyết định củaphát triển NNL đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Lester C.Thurow (2003)trong “ Làm giàu trong nền kinh tế tri thức” và Edgar Morin (2008) trong “ Bảy trithức tất yếu cho nền giáo dục tương lai” cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của giáodục Ở những tác phẩm này, tự giáo dục và vấn đề học tập suốt đời được xem như
Trang 32một phương thức hữu hiệu nhất để người lao động thích ứng với yêu cầu của thờiđại mới
1.2 Khái quát tình hình nghiên cứu trong nước
GQVL ở Việt Nam thực chất luôn gắn với quá trình CNH, HĐH và chủ đề nàythu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả dưới các góc độ khác nhau
1.2.1 Về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong quá trình CNH, HĐH nói chung ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu trong nước thường gắn trực diện với thực tiễn vấn
đề việc làm ở Việt Nam Chẳng hạn, trong công trình "Về chính sách giải quyết việc
làm ở Việt Nam” của TS Nguyễn Hữu Dũng và các cộng sự (1997) đã đề cập đến
chính sách giải quyết việc làm của nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đấtnước Về mặt lý luận nghiên cứu đã nêu khá chi tiết về phương pháp luận, cách tiếpcận về chính sách việc làm, hệ thống khái niệm về lao động - việc làm và phươngpháp tính cũng như sự hoạt động của thị trường lao động Về mặt thực tiễn các tácgiả đã phân tích đánh giá thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta nói chung, trongnông nghiệp, nông thôn nói riêng và những nguyên nhân chủ yếu; khái quát dòng dichuyển lao động trên thị trường lao động, nhất là di chuyển từ nông thôn ra thànhthị tìm việc làm Trên cơ sở đó đưa ra hệ thống quan điểm giải quyết việc làm trongquá trình đẩy mạnh CNH - HĐH ở nước ta Giải pháp cơ bản cho khu vực nôngthôn đó là giải quyết nạn thiếu việc làm còn rất phổ biến và nghiêm trọng, việc làmkém hiệu quả và thu nhập thấp thông qua chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế và cơ
cấu lao động theo hướng CNH - HĐH Công trình: “Chính sách việc làm – thực
trạng và giải pháp” (2013) của viện nghiên cứu lập pháp - Ủy Ban thường vụ quốc
hội, đã phân tích hệ thống chính sách việc làm ở Việt Nam sau thời kỳ đổi mới.Công trình đã đánh giá những thành tựu, hạn chế của hệ thống chính sách giải quyếtviệc làm ở Việt Nam sau thời ký đổi mới Công trình này cũng phân tích nguyênnhân và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách GQVL ở Việt Nam từ 2013 đếnnăm 2020 tầm nhìn 2025 nhằm giải quyết một cách hiệu quả nhất việc làm cho
Trang 33người lao động TS Nguyễn Tiệp trong một số bài báo như "Tạo việc làm ở nước ta
– Từ chính sách đến thực tiễn", tạp chí Tạp chí Kinh tế và Phát triển; "Phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn: Các giải pháp tạo thêm việc làm", tạp chí
Lao động và công đoàn; - "Một số giải pháp tạo việc làm gắn với giải quyết các vấn
đề xã hội tại Hà Nội", tạp chí Lao động – Xã hội, cũng nhấn mạnh đến một số vấn
đề xã hội nảy sinh trong quá trình CNH, HĐH như thất nghiệp, nghèo đói…và đềxuất một số giải pháp cụ thể, trong đó ông đánh giá cao vai trò của doanh nghiệpvừa và nhỏ trong việc GQVL cho người lao động ở Việt Nam
CNH, HĐH luôn gắn với quá trình đô thị hóa, và trong quá trình này, việc giải
quyết việc làm cho những người nông dân bị thu hồi đất là một đòi hỏi thực tế nổi bật, được đề cập đến trong khá nhiều công trình nghiên cứu Trong tác phẩm "Thu
nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu côngnghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục
vụ lợi ích quốc gia" của Lê Du Phong và các cộng sự (2007) cũng như trong đề tài
KX.01 -2005 “Việc làm và thu nhập cho lao động bị thu hồi đất trong quá trình
CNH-HĐH và đô thị hoá” do Trường Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện, các tác
giả đã chỉ rõ sự cần thiết phải thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình CNH - HĐH
và đô thị hoá, cũng như những hệ lụy phát sinh từ quá trình này Những dữ liệu củacác nghiên cứu này cho thấy việc xử lý các vấn đề thu nhập, đời sống, việc làm củanhững người có đất bị thu hồi là không đơn giản và nó đòi hỏi nhà nước phải ápdụng một hệ thống chính sách đồng bộ như: Chính sách đền bù, bồi thường thiệthại; Chính sách tạo việc làm; Chính sách tái định cư; Chính sách về trách nhiệm vànghĩa vụ của các đơn vị được nhận đất thu hồi sử dụng vào các mục đích phát triểncác khu công nghiệp, khu đô thị và các chính sách xã hội liên quan để đảm bảo việclàm và thu nhập cho đối tượng bị thu hồi đất
Chủ đề này cũng được khảo cứu trong các công trình của các tác giả như
Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng và các cộng sự (2010) - "GQVL cho lao động
nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa»; Trần Thị Minh Ngọc & các cộng sự
(2010) - ("Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 34vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010"; Nguyễn Chí Mỳ, Hoàng Xuân Nghĩa
và các cộng sự (2009) - "Hậu giải phóng mặt bằng ở Hà Nội – vấn đề và giải pháp"
với dữ liệu thực tế của một số vùng hay địa phương cụ thể như Vùng Đồng bằngSông Hồng, Hải Dương hay ngoại thành Hà Nội
Cũng theo hướng nghiên cứu trên, Báo cáo của Liên hiệp các Hội Khoa học và
Kỹ thuật Việt Nam "Đánh giá thực trạng lao động việc làm ở các khu vực bị thu
hồi đất nông nghiệp và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ nhóm nông dân mất đất"
(năm 2012), thông qua ba địa bàn được lựa chọn nghiên cứu là Hải Dương, NamĐịnh và Nghệ An, đã đi sâu phân tích các vấn đề về đời sống, việc làm cũng nhưhiệu quả của các chính sách hỗ trợ dành cho nhóm nông dân mất đất Theo đó, Báocáo chỉ ra các khó khăn của người dân thuộc diện thu hồi đất trong việc tìm kiếm,chuyển đổi việc làm, phân tích các tác động khác của quá trình thu hồi đất đến điềukiện kinh tế - xã hội của địa phương cũng như xu hướng chuyển dịch trong cơ cấuviệc làm và thu nhập của các hộ gia đình Báo cáo cho thấy những khó khăn về việclàm, thu nhập thường trực cộng với sự gia tăng của các loại hình tệ nạn xã hội cùng
sự ô nhiễm môi trường làm cho nhiều người dân cảm thấy băn khăn với các quyếtđịnh chuyển đổi mục đích sử dụng đất hiện nay
Một số công trình có xu hướng phân tích chuyên sâu về một số vấn đề phátsinh từ quá trình thu hồi đất phục vụ mục tiêu CNH, HĐH như vấn đề sinh kế củangười nông dân, các mô hình thực tiễn về giải quyết việc làm Chẳng hạn, Báo cáo
"Tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sinh kế nông dân Việt Nam: trường hợp một làng ven đô Hà Nội" của TS Nguyễn Văn Sửu đã tập trung phân
tích về tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của người nông dânthông qua dữ liệu của một trường hợp điển hình tại một làng ven đô Hà Nội Bêncạnh xác nhận những đổi thay tích cực trong thu nhập, cơ cấu ngành nghề của nhiều
hộ gia đình, nghiên cứu này cũng chỉ ra chiều hướng của sự chuyển dịch không đápứng được sự kỳ vọng của các cơ quan quản lý cũng như các hộ gia đình Nhữnggiảm sút thấy rõ của thu nhập từ ngành nông nghiệp, và nhiều hướng sinh kế mớichuyển đổi lại thiếu bền vững là những hệ quả được nhận diện rõ rệt nhất Thêm
Trang 35vào đó, những hệ quả xã hội khác từ việc thu hồi đất nông nghiệp của các hộ giađình cũng diễn ra khá phức tạp như sự bất ổn, rủi ro và bất bình đẳng, phân hóa giàu
nghèo… gia tăng Đề án: "Một số giải pháp hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào
tạo nghề và việc làm cho các hộ vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp" cũng đưa ra nhiều phân tích, đánh giá về quá trình triển khai thực hiện các
chính sách hỗ trợ người dân bị thu hồi đất ở Hà Nội, để đề xuất một số giải pháp cụthể từ hỗ trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật, tái định cư đến đào tạo nghề cho người laođộng về đào tạo nghề cho nhóm đối tượng này
1.2.2 Về vấn đề việc làm, giải quyết việc làm trong điều kiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
1.2.2 1 Vấn đề kinh tế tri thức và tác động của kinh tế tri thức
Các học giả Việt Nam cũng rất quan tâm đến vấn đề kinh tế tri thức và tácđộng của kinh tế tri thức đến các tiến trình kinh tế xã hội ở Việt Nam Ở đây chỉ nêumột số nghiên cứu tiêu biểu:
Cuốn sách của Lưu Ngọc Trịnh “ Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một
số nước trên thế giới hiện nay” đã hệ thống hóa lại một số cách hiểu khác nhau về
nền KTTT, phân tích những đặc trưng cơ bản, mô tả chi tiết thực tế và thực trạngcủa các quốc gia (các nước phát triển điển hình như Mỹ, EU, Nhật Bản, hay cácnước Châu Á như Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore vàMalaysia ) trong việc xây dựng nền KTTT Trên cơ sở khảo cứu quá trình chuyểnđổi từ kinh tế công nghiệp sang KTTT, tác giả đã chỉ ra những chiến lược, chínhsách khác nhau mà các nước triển khai nhằm tiến vào nền KTTT Cuốn sách chorằng, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, với xuất phát điểm thấp, nềnkinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, thì tiếp cận nền kinh tế tri thức là cơ hội tốt,không thể bỏ qua để đuổi kịp các nước phát triển
Trong cuốn “ Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở ViệtNam”, GS Nguyễn Kế Tuấn đã hệ thống hóa lý luận về KTTT, làm rõ sự cần thiết
và khả năng phát triển KTTT để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở nước ta Pháchọa khái quát mô hình chiến lược CNH, HĐH trong điều kiện từng bước phát triển
Trang 36KTTT, Tác giả cũng khẳng định trong tiến trình CNH, HĐH các nước đi sau vừaphải có bước đi “ nhảy vọt”, vừa có bước đi tuần tự đồng thời lựa chọn những lĩnhvực hợp lý để áp dụng trong mỗi bước đi và kết hợp chúng một cách tối ưu Trongcuốn sách tác giả cũng đã nêu lên những điều kiện cơ bản nhằm từng bước pháttriển KTTT ở Việt Nam như phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ,định hướng đầu tư, huy động nguồn lực tài chính và mở rộng quan hệ quốc tế.
Trong các cuốn sách của mình (và các cộng sự khác) (như «Kinh tế tri thức
thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam”, «Phát triển kinh tế tri thức gắn với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam»), GS.TS Đặng Hữu đã tập trung
nghiên cứu là rõ khái niệm, đặc trưng, lịch sử hình thành và phát triển KTTT; kinhnghiệm phát triển KTTT của một số nước để đưa ra gợi ý về định hướng và các giảipháp phát triển KTTT ở Việt Nam Ông khẳng định CHN, HĐH ở Việt Nam phảigắn với phát triển KTTT Quá trình CNH phải là quá trình phát triển phải là quátrình phát triển một cách hài hòa kinh tế với văn hóa, xã hội, lấy con người làmtrung tâm Đó phải là quá trình CNH, HĐH nhân văn đồng thời gìn giữ được tàinguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái Ông cũng đề xuất mô hình CNH hai tốc
độ với sự kết hợp giữa kiểu phát triển «tuần tự» lẫn «nhảy vọt» do các cơ hội mới
mà kinh tế tri thức tạo ra
Đề tài trọng điểm đại học quốc gia do PGS.TS Phí Mạnh Hồng làm chủ
nhiệm “Một số vấn đề cơ bản về kinh tế tri thức- cơ hội và thách thức đặt ra cho
Việt Nam” cũng như cuốn sách “Vai trò của nhà nước trong thời đại kinh tế tri thức” của ông cũng là những công trình nghiên cứu khá chuyên sâu về kinh tế tri
thức Tác giả có những kiến giải riêng về kinh tế tri thức như một thời đại kinh tếhoàn toàn khác với các thời đại trước đó dựa trên sự phân tích về vai trò, vị trí củacác nguồn lực trong hàm sản xuất xã hội Tác giả chứng minh rằng, kinh tế tri thứctạo ra những biến đổi sâu sắc và toàn diện trong mọi mặt đời sống kinh tế- xã hội,trong đó có cả lĩnh vực lao động, việc làm, thậm chí kể cả ở những nước đi sau.Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh đến bản chất toàn cầu hóa của kinh tế tri thức vàcho rằng đây là yếu tố khiến các nền kinh tế đang phát triển bị chi phối sâu sắc bởi
Trang 37các tiến trình chung của nền kinh tế thế giới, tạo ra những cơ hội lẫn thách thứchoàn toàn mới đối với các nước này Bởi vậy, việc tư duy và định vị lại vai trò củaNhà nước là cơ sở nhằm đổi mới và phát huy có hiệu quả vai trò của Nhà nước ViệtNam trong thời đại KTTT.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Vương Phương Hoa “CNH, HĐH gắn với pháttriển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng”, đã nghiên cứu quá trình CNH, HĐHgắn với phát triển kinh tế tri thức trong phạm vi một thành phố: thành phố Đà Nẵng– một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương và được coi là “ thành phố đángsống” nhất ở Việt Nam hiện nay Luận án đã xác định nội dung CNH, HĐH gắn vớiphát triển KTTT, đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng CNH, HĐH gắn với pháttriển KTTT ở thành phố Đà Nẵng Luận án cũng đề xuất những giải pháp nhằm thúcđẩy hơn nữa quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT phấn đấu sớm đưa ĐàNẵng trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại
1.2.2.2 Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
Những nghiên cứu trực diện về vấn đề việc làm và GQVL ở Việt Nam (đangtrong quá trình CNH, HĐH) trong bối cảnh kinh tế tri thức không nhiều và thườngkhông mang tính chất chuyên sâu Ở đây, các tác giả thường đi sâu vào vấn đề pháttriển nguồn nhân lực như là một kênh để thúc đẩy CNH, HĐH trong điều kiện kinh
tế tri thức Trong lĩnh vực này, có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Bài báo “ Ảnh hưởng của kinh tế tri thức đối với vấn đề giải quyết việc làm ở
Việt Nam” của GS.TS Đỗ Thế Tùng Trong bài viết này, tác giả đã dự đoán xu
hướng tác động của cách mạng khoa học công nghệ đến cơ cấu lao động xã hội theonhững hướng như: Nguồn lực con người có tri thức đóng vai trò trung tâm của sựphát triển; tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm đến mức rất nhỏ, tỷ trọng lao độngcông nghiệp ngày một tăng Số công nhân cổ trắng và cổ vàng không ngừng tănglên, số công nhân cổ xanh và công nhân tạp vụ không ngừng giảm xuống; Cácngành công nghệ cao đòi hỏi lực lượng lao động trí óc và sáng tạo là yếu tố thenchốt của quá trình hiện đại hóa Bài viết cũng nêu ra các giải pháp để giải quyết việc
Trang 38làm ở Việt Nam trong thời gian tới theo ba hướng là: Phải đẩy mạnh giáo dục đàotạo; chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; có phương sáchthích hợp để tuyển chọn đúng nhân tài và đào tạo công nhân cổ trắng
- Tác giả Đặng Hữu (2005) trong bài viết “ Đào tạo nguồn nhân lực cho sựnghiệp CNH,HĐH dựa trên tri thức ở nước ta” cho rằng: “ Giáo dục góp phần tạo ra trithức đồng thời góp phần quảng bá tri thức” Vì vậy, chúng ta cần phải coi gióa dục làngành sản xuất cơ bản nhất trong nền kinh tế tri thức Từ đó tác giả khẳng đinh: “Nềngiáo dục nước ta phải thực sự đổi mới để đảm bảo đào tạo được một thế hệ trẻ có đủnăng lực làm chủ đất nước” và phải chuyển sang mô hình học tập suốt đời
GS.TS Bùi Văn Nhơn (2006) trong tác phẩm “ Quản lý và phát triển nguồnnhân lực xã hội” quan niệm: để đáp ứng được yêu cầu về phát triển NNL trong sựnghiệp CNH,HĐH đất nước thì NNL phải bảo đảm được ba nội dung là: thể lực, trílực và phẩm chất tâm lý xã hội Cụ thể: về mặt thể lực, người lao động phải có sứckhỏe như: có sức chịu đựng dẻo dai; có các thông số nhân chủng học tậpđáp ứngđược các hệ thống thiết bị công nghệ phổ biến; luôn luôn tỉnh táo, sảng khoái tinhthần Về mặt trí lực, người lao động cần có chuyên môn kỹ thuật cao; công nhân kỹthuật được đào tạo kỹ lưỡng, có chất lượng có tay nghề cao; các nhà huấn luyện cóchất lượng cao; nâng cao ý thức công dân, có lòng yêu nước và có phong cách làmviệc công nghiệp Về phẩm chất tâm lý của người lao động đòi hỏi người lao độngphải có những phẩm chất tâm lý xã hội cơ bản sau: có tác phong công nghiệp; có ýthức tổ chức kỷ luật cao; có niềm say mê nghề nhiệp chuyên môn; sáng tạo, năngđộng trong công việc; có khả năng chuyển đổi công việc cao thích ứng với nhữngthay đổi trong lĩnh vực công nghệ và quản lý
Luận án tiến sĩ kinh tế của Lê Thị Hồng Điệp “ Phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức” cũng là một công trình luận bàn vềnguồn nhân lực chất lượng cao gắn với bối cảnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tếquốc tế của Việt Nam Luận án tập trung nghiên cứu sự tác động trực tiếp của quátrình đào tạo ở bậc đại học đến sự hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao và việc
sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt
Trang 39Nam từ năm 2001 đến năm 2010 Luận án cũng đề xuất một số quan điểm và giảipháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ởViệt Nam trong đó tham khảo kinh nghiệm thành công của Hoa Kỳ và Singgapore Tác giả Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2008), với tác phẩm “Giáo dục và đàotạo – Chìa khóa của sự phát triển” đã nhấn mạnh vai trò của giáo dục đối với pháttriển con người và tầm quan trọng của cải cách giáo dục, đào tạo để phát triển nhânlực thích ứng với sự phát triển của Việt Nam trong bối cảnh mới: công nghiệp hóa,hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
1.3 Nhận xét rút ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu
GQVL cho người lao động là một đề tài thu hút sự quan tâm của rất nhiều họcgiả nghiên cứu trong và ngoài nước Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay,quá trình CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trênthế giới thì càng nảy sinh nhiều vấn đề cần nghiên cứu Đây là một vấn đề rộng lớn,phức tạp đòi hỏi phải sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, trong phạm vinghiên cứu riêng về GQVL ở Việt Nam trong bối cảnh CNH, HĐH gắn với phát triểnKTTT thì số lượng những nghiên cứu trực tiếp còn khá hạn hẹp Vấn đề này được lồngghép các vấn đề nghiên cứu lớn hơn ở trong và ngoài nước Có thể nhận xét chung vềtình hình nghiên cứu như sau:
1.3.1 Những kết quả chủ yếu của các công trình nghiên cứu đã công bố
Các kết quả đạt được từ những công trình nghiên cứu đã công bố trong lĩnhvực liên quan đến vấn đề việc làm và GQVL là rất to lớn Có thể tóm lược thànhmột số điểm sau:
Thứ nhất, các nhà kinh tế đã chỉ rõ lao động là một nguồn lực quan trọng trongnền sản xuất của thế giới nói chung và các quốc gia nói riêng GQVL là vấn đề đặcbiệt quan trọng cả về mặt kinh tế lẫn xã hội ở tầm quốc gia nói chung cũng như đốivới cá nhân người lao động nói riêng
Thứ hai, vấn đề tạo lập việc làm và GQVL luôn gắn với sự vận hành của thịtrường lao động Những lý thuyết kinh tế đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc về
Trang 40cung, cầu trên thị trường lao động trong sự tương tác của nó với các thị trường kháctrong bối cảnh kinh tế vĩ mô chung Những hiểu biết này là nền tảng quan trọng đểcác chính phủ triển khai và thực thi các chính sách GQVL trong điều kiện nền kinh
Thứ tư, các nhà kinh tế cũng ngày càng chú ý đến xu hướng hình thành vàphát triển của kinh tế tri thức, coi đó là bối cảnh mới tác động sâu, rộng đến mọimặt của đời sống kinh tế- xã hội loài người nói chung, trong đó có cả lĩnh vực laođộng, việc làm Các xu hướng chuyển dịch việc làm đang trở nên khác trước, trong
đó nhiều ngành mới sẽ liên tục xuất hiện, đồng thời, nhiều ngành nghề cũ, truyềnthống nếu không thích ứng được với hoàn cảnh mới sẽ biến mất Bên cạnh đó, sựchuyển việc làm sẽ ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn cầu, tạo ra những yêu cầu
và thách thức mới trong lĩnh vực GQVL ở mọi quốc gia, trong đó có cả các nướcđang phát triển như Việt Nam
Thứ năm, các công trình nghiên cứu về Việt Nam đã cung cấp một bức tranhtoàn cảnh về thực trạng GQVL ở Việt Nam trong thời gian qua trên nhiều khíacạnh: GQVL cho nông dân, GQVL cho thanh niên Các nghiên cứu cũng đã đưa ranhiều khuyến nghị, giải pháp có cơ sở nhằm GQVL cho người lao động trong quátrình CNH, HĐH đất nước Đây là những kết quả nghiên cứu quan trọng mà luận án
sẽ kế thừa