1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp (LA tiến sĩ)

215 304 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 215
Dung lượng 3,55 MB

Nội dung

Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp (LA tiến sĩ)Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp (LA tiến sĩ)Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp (LA tiến sĩ)Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp (LA tiến sĩ)Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp (LA tiến sĩ)Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp (LA tiến sĩ)Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp (LA tiến sĩ)Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp (LA tiến sĩ)Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp (LA tiến sĩ)Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp (LA tiến sĩ)Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp (LA tiến sĩ)Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp (LA tiến sĩ)

Trang 1

NGUYỄN DUY PHẤN

XÂY DỰNG TIÊU CHÍ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRONG CÁC TRƯỜNG

CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 3

NGUYỄN DUY PHẤN

XÂY DỰNG TIÊU CHÍ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRONG CÁC TRƯỜNG

CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục

Mã số: 62.14.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ

THÁI NGUYÊN - 2017

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quảnghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứunào khác

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017

Tác giả luận án

Nguyễn Duy Phấn

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp

đỡ của nhiều cá nhân và tập thể

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ, người đãtận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ Khoa Tâm lý - Giáo dục,phòng Quản lý và Đào tạo Sau đại học, Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm - Đại họcThái Nguyên; các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia; Ban Giám hiệu trường Cao đẳng côngnghiệp Nam Định nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong học tập vànghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học, Ban chủ nhiệm khoa Tâm

lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôitrong thời gian thực hiện công trình

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, khuyến khích tôi trong trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Xin trân trọng cám ơn./

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017

Tác giả luận án

Nguyễn Duy Phấn

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 3

8 Những luận điểm cần bảo vệ 4

9 Những đóng góp mới của luận án 5

10 Cấu trúc luận án 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG TIÊU CHÍ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới 6

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 12

1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài 18

1.2.1 Khái niệm văn hóa 18

1.2.2 Văn hóa tổ chức 22

1.2.3 Văn hóa nhà trường 24

1.2.4 Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường 30

1.3 Cơ sở của việc xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 32

Trang 7

1.3.1 Những đặc điểm cơ bản của các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 32

1.3.2 Các thành tố cơ bản của văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 37

1.4 Xác định các nhóm tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 49

1.4.1 Nhóm tiêu chí về giảng viên 50

1.4.2 Nhóm tiêu chí về sinh viên 50

1.4.3 Nhóm tiêu chí về hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học 50

1.4.4 Nhóm tiêu chí về văn hóa ứng xử trong nhà trường 51

1.4.5 Nhóm tiêu chí về văn hóa tổ chức, quản lý trong nhà trường 51

1.4.6 Nhóm tiêu chí về cảnh quan nhà trường 51

1.4.7 Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất và các thiết chế văn hóa nhà trường .52

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng 52

1.5.1 Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc 52

1.5.2 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 52

1.5.3 Vai trò của hiệu trưởng 53

1.5.4 Trình độ, năng lực nhận thức của cán bộ, viên chức và sinh viên trong nhà trường 53

1.5.5 Vị thế "thương hiệu" của nhà trường 53

1.5.6 Mức độ hiện đại hóa nhà trường 53

Kết luận chương 1 54

Chương 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 55

2.1 Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng 55

2.1.1 Mục đích khảo sát 55

2.1.2 Đối tượng và phạm vi khảo sát 55

2.1.3 Phương pháp khảo sát 55

2.1.4 Nội dung khảo sát 55

2.1.5 Phương pháp xử lý kết quả khảo sát 56

2.2 Kết quả khảo sát thực trạng văn hóa nhà trường và xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 56

Trang 8

2.2.1 Kết quả khảo sát thực trạng văn hóa nhà trường và xây dựng VHNT

trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 56

2.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng về xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 69

2.3 Đánh giá chung về thực trạng xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường 92

2.3.1 Thuận lợi 92

2.3.2 Khó khăn 92

Kết luận chương 2 93

Chương 3 HOÀN THIỆN TIÊU CHÍ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 94

3.1.Những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản khi xây dựng tiêu chí VHNT trong các trường Cao đẳng kỹ thuật Công nghiệp 94

3.1.1 Những nguyên tắc 94

3.1.2 Yêu cầu về nội dung tiêu chí 96

3.2 Hoàn thiện tiêu chí VHNT trong các trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 97

3.2.1 Thẩm định tiêu chí VHNT trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp và các chỉ số của từng tiêu chí 97

3.2.2 Tiêu chí VHNT trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 106

3.2.3 Mô tả tiêu chuẩn, chi tiết từng tiêu chí và các chỉ số của từng tiêu chí VHNT trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 107

3.2.4 Hướng dẫn tìm thông tin, minh chứng theo tiêu chí VHNT trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 123

3.3 Tự đánh giá và xếp loại văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 132

3.3.1 Mục đích đánh giá 132

3.3.2 Tự đánh giá 132

3.3.3 Xếp loại văn hóa nhà trường 132

3.4 Thử nghiệm tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 133

3.4.1 Mục đích thử nghiệm 133

3.4.2 Đối tượng thử nghiệm 133

3.4.3 Phạm vi thử nghiệm 133

3.4.4 Phương pháp thử nghiệm 133

Trang 9

3.4.5 Nội dung thử nghiệm 134

3.4.6 Phân tích kết quả tự đánh giá 142

Kết luận chương 3 143

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 144

1 Kết luận 144

2 Khuyến nghị 145

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 148

TÀI LIỆU THAM KHẢO 149 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGD & ĐT : Bộ giáo dục và Đào tạo

UNESCO : United Nations Educational, Scientific

and Cultural OrganizationVHNT : Văn hóa nhà trường

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Nhận thức của GV và CBQL về tầm quan trọng của tiêu chí

VHNT trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 69 Bảng 2.2: Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của tiêu chí VHNT

trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 70 Bảng 2.3: Đánh giá của GV và CBQL về mức độ cần thiết của văn hóa

giảng dạy đối với tiêu chí VHNT trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 73 Bảng 2.4: Đánh giá của sinh viên về mức độ cần thiết của văn hóa học tập

đối với tiêu chí VHNT trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 75 Bảng 2.5: Đánh giá của GV và CBQL về mức độ cần thiết của văn hóa ứng

xử của GV và CBQL đối với tiêu chí VHNT trong các trường CĐKT công nghiệp 77 Bảng 2.6: Đánh giá của sinh viên về mức độ cần thiết của văn hóa ứng xử

đối với tiêu chí VHNT trong các trường CĐKT công nghiệp 80 Bảng 2.7: Đánh giá của GV và CBQL về mức độ cần thiết của cơ sở vật

chất và các thiết chế văn hóa đối với tiêu chí VHNT trong các trường CĐKT công nghiệp 82 Bảng 2.8: Đánh giá của sinh viên về mức độ cần thiết của cơ sở vật chất và

các thiết chế văn hóa đối với tiêu chí VHNT trong các trường CĐKT công nghiệp 85 Bảng 2.9: Đánh giá của GV và CBQL về mức độ cần thiết của văn hóa tổ

chức, quản lý đối với tiêu chí VHNT trong các trường CĐKT công nghiệp 88 Bảng 2.10: Đánh giá của GV và CBQL về những yếu tố ảnh hưởng đến xây

dựng tiêu chí VHNT trong các trường CĐKT công nghiệp 91 Bảng 3.1: Mức độ cần thiết của các tiêu chí VHNT trong các trường cao

đẳng kỹ thuật công nghiệp 99 Bảng 3.2: Mức độ đo lường của các tiêu chí VHNT trong các trường cao

đẳng kỹ thuật công nghiệp 102

Trang 12

Bảng 3.3: Mức độ cần thiết của các các chỉ số của từng tiêu chí VHNT trong

các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 105

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Nhận thức của GV, CBQL và SV về vai trò VHNT trong các trường

cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 59Biểu đồ 2.2: Đánh giá của GV và CBQL về hiệu quả các hoạt động VHNT đang

thực hiện trong các trường CĐKT 61Biểu đồ 2.3: Đánh giá của sinh viên về các hoạt động VHNT trong các trường

CĐKT công nghiệp 62Biểu đồ 2.4: Đánh giá của GV và CBQL về các lực lượng đã tham gia xây dựng

VHNT, mức độ tham gia và hiệu quả 63Biểu đồ 2.5: Đánh giá của sinh viên về sự nghiêm túc của bản thân khi tham gia các

hoạt động giáo dục xây dựng VHNT trong các trường CĐKT 65Biểu đồ 2.6: Đánh giá của sinh viên về sự tích cực của bản thân khi tham gia các

hoạt động xây dựng VHNT trong các trường CĐKT 67Biểu đồ 2.7: Đánh giá của GV và CBQL về những yếu tố ảnh hưởng đến VHNT

trong các trường CĐKT 68Biểu đồ 3.1: Biểu đồ về mức độ cần thiết của các tiêu chí 100Biểu đồ 3.2: Biểu đồ về mức độ đo lường của các tiêu chí 103

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Cấu trúc văn hóa theo quan điểm của tác giả Đào Duy Anh 20

Sơ đồ 1.2: Cấu trúc văn hóa theo hệ thống của tác giả Trần Ngọc Thêm 21

Sơ đồ 1.3: Mô hình tảng băng văn hóa nhà trường 38

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, Cương lĩnh Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ“Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát

triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam " [12, tr.6] Trong những năm quachất lượng đào tạo của các trường đại học và cao đẳng trong cả nước nhìn chung đãđược cải thiện đáng kể, dần dần từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội,song một thực tiễn đặt ra, hầu hết các trường tập trung mở rộng quy mô đào tạo,chưa thực sự quan tâm đến chất lượng giáo dục Hơn nữa, mặt trái của nền kinh tế thịtrường đã ảnh hưởng tiêu cực đến một số hoạt động sư phạm trong nhà trường Tất cảnhững yếu tố trên đang hàng ngày, hàng giờ trực tiếp tác động đến quá trình hìnhthành và phát triển nhân cách của học sinh - sinh viên

Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, nơi diễn ra những hoạtđộng sư phạm, nơi truyền bá những nét đẹp văn hóa một cách khuôn mẫu và bài bảnnhất VHNT tạo ra một môi trường quản lý ổn định, giúp cho nhà trường thích nghivới môi trường bên ngoài, tạo ra sự hòa hợp bên trong VHNT sẽ giúp cho nhàtrường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh trítuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần tạo nên một sản phẩm giáo dục toàn diện

Do đó, VHNT có vai trò to lớn trong việc thay đổi và phát triển nhà trường VHNT

có ảnh hưởng không chỉ tới hiệu quả hoạt động của nhà trường mà còn là công cụquan trọng để thực hiện đổi mới tổ chức, quản lý giáo dục trong nhà trường

Xây dựng VHNT là một yêu cầu tất yếu của hoạt động giáo dục trong nhàtrường Để đánh giá và công nhận nhà trường đạt chuẩn văn hóa, một điều tất yếucần phải có tiêu chí VHNT Bên cạnh đó, tiêu chí VHNT còn là những căn cứ đểcác trường xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình hành động về xây dựngVHNT Vì vậy, tiêu chí VHNT không chỉ để đánh giá VHNT mà còn là căn cứ đểgiữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa cốt lõi của nhà trường, đồng thời có tácdụng định hướng, điều chỉnh làm cho bộ mặt văn hóa của nhà trường tốt hơn vàđảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi nhà trường

Trang 14

Xuất phát từ những yếu tố trên, việc xây dựng tiêu chí VHNT là nhu cầu cấpthiết hiện nay Nhìn lại lịch sử nghiên cứu tiêu chí VHNT, nhiều nhà nghiên cứu tâm lýhọc, giáo dục học, xã hội học trên thế giới đã đề cập tới Tuy nhiên, ở nước ta, nhữngnghiên cứu về tiêu chí VHNT dường như rất ít, đặc biệt chưa có những nghiên cứu xâydựng tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp.

Với những lý do nêu trên, tác giả chọn vấn đề “Xây dựng tiêu chí văn hóa nhàtrường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp” làm đề tài nghiên cứu luận án

Văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Nội dung tiêu chí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kỹ thuậtcông nghiệp

4 Giả thuyết khoa học

Văn hóa nhà trường luôn tồn tại khách quan trong một tổ chức nhà trường.VHNT có một sức mạnh rất lớn, nó có thể điều chỉnh hoặc thay đổi mọi hoạt động trongnhà trường Xây dựng VHNT tích cực, lành mạnh là một việc làm có ý nghĩa quan trọnggiúp nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo Tuy nhiên, việc đánh giá VHNT lại phụthuộc nhiều vào tiêu chí VHNT Vì vậy, nếu xây dựng được tiêu chí VHNT phù hợp sẽgiúp cho việc đánh giá VHNT trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp đảm bảotính khách quan, xác thực Đồng thời, tiêu chí VHNT là cơ sở cho các trường CĐKTcông nghiệp định hướng, điều chỉnh và hoàn thiện VHNT, góp phần thiết thực nâng caochất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Cơ sở lý luận của việc xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trong các

trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp

- Thực trạng VHNT và xây dựng tiêu chí VHNT trong các trường cao đẳng

kỹ thuật công nghiệp

- Xây dựng tiêu chí VHNT trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp, thử

nghiệm kiểm chứng tính thực tiễn và khả thi của tiêu chí đề xuất

Trang 15

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Nội dung

Mỗi một tổ chức bao giờ cũng có một giới hạn về mặt không gian, thể chế vàmục tiêu quản trị nhất định Trong khi đó văn hóa là sáng tạo và mang tính cá thểcao vì vậy, VHNT cũng rất phong phú và đa dạng nên trong giới hạn luận án, chúngtôi chỉ đi sâu khai thác, sử dụng các thuộc tính mang tính phổ biến nhất của VHNTtrong các trường CĐKT công nghiệp

Đề tài tập trung vào những đặc điểm cơ bản của các trường CĐKT côngnghiệp như: Mục tiêu đào tạo; Đặc điểm của sinh viên, giảng viên; Cảnh quan môitrường và các điều kiện tổ chức giảng dạy và học tập và Những thành tố cơ bản củaVHNT trong các trường CĐKT công nghiệp để xác định các nhóm tiêu chí VHNTtrong các trường CĐKT công nghiệp Đề tài tiến hành thử nghiệm sư phạm để đánhgiá tiêu chí đề xuất về VHNT trong trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp

6.2 Khách thể điều tra

Quá trình nghiên cứu thực tiễn chúng tôi tiến hành tại 7 trường cao đẳng kỹ thuậtthuộc 3 miền (Bắc, Trung, Nam), trong đó 3 trường thuộc 3 thành phố lớn (Hà Nội, Huế

và TP Hồ Chí Minh), 2 trường khu vực miền núi và 2 trường thuộc vùng nông thôn

Đề tài nghiên cứu khảo sát trong hai năm 2015 và 2016 trên 236 giảng viên, cán

bộ quản lý và 397 sinh viên của 7 trường trên Đề tài nghiên cứu tổ chức thựcnghiệm tại trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định

7 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

7.1 Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu

- Tiếp cận theo mục tiêu: Theo cách tiếp cận này, tiêu chí VHNT phải đượcxây dựng xuất phát từ mục tiêu giáo dục Dựa vào mục tiêu giáo dục mà khi thiết kếxây dựng tiêu chí VHNT phải tiến hành lựa chọn nội dung thích hợp Với cách tiếpcận này ngoài việc chỉ rõ nội dung xây dựng VHNT còn chỉ ra phương thức tổ chứccác hoạt động giáo dục VHNT nâng cao chất lượng, phẩm chất, năng lực nhà giáo,xây dựng đội ngũ nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch

- Tiếp cận phát triển: Tiêu chí VHNT được xây dựng cần coi trọng những giátrị, chuẩn mực tốt đã xây dựng được đồng thời định hướng để xây dựng văn hóa nhàtrường theo những chuẩn mực mới, những giá trị mới mang tính thời đại Bản chấtvăn hóa hướng đến chủ nghĩa nhân văn cao cả vì vậy tiêu chí VHNT cũng được xâydựng trên những giá trị Chân - Thiện - Mỹ để hướng tới sự phát triển toàn diện củamỗi thành viên trong môi trường giáo dục nhà trường

Trang 16

- Tiếp cận theo hệ thống: Nghiên cứu xây dựng tiêu chí VHNT trong mối quan

hệ hữ cơ giữa các thành tố của VHNT,trong mối quan hệ với các hiện tượng xã hộikhác một cách khách quan, toàn diện Đồng thời các tiêu chí VHNT nằm trọng hệthống chỉnh thể, có mối quan hệ với nhau nằm trong hệ thống tiêu chí Mỗi tiêu chígồm nhiều chỉ số khác nhau tạo thành hệ thống các chỉ số có mối quan hệ chặt chẽ

- Tiếp cận thực tiễn: xây dựng tiêu chí VHNT trên cơ sở phân tích những vấn

đề của thực tiễn: thực trạng, nguyên nhân, phát hiện những vấn đề cấp thiết, nhữngmâu thuẫn, những khó khăn trong thực tiễn xây dựng VHNT để từ đó xác định tiêuchí phù hợp Dùng thực tiễn để kiểm tra những kết quả nghiên cứu làm cho lý luậngắn liền với thực tiễn

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Nghiên cứu tổng quan, phân tích lịch sử, nghiên cứu so sánh các lý thuyết vàquan điểm liên quan đến văn hóa, văn hóa nhà trường, tiêu chí VHNT, các đặctrưng cơ bản của các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp khái quát hóa lý luận,các công trình nghiên cứu có liên quan từ đó xây dựng khung lý thuyết của đề tài

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Sử dụng phương pháp điều tra: Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi giành chocán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên tại các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp

+ Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn người học, giảng viên và cán bộ quản

lý giáo dục

+ Phương pháp thử nghiệm: Sử dụng phương pháp thử nghiệm để đánh giá mức

độ phù hợp hay không phù hợp của tiêu chí VHNT trong các trường CĐKT côngnghiệp

- Các phương pháp bổ trợ: Sử dụng toán thống kê và phần mềm tin học để sử

lý các kết quả nghiên cứu

8 Những luận điểm cần bảo vệ

- Tiêu chí VHNT trong các trường CĐKT công nghiệp được xây dựng trên cơ

sở khoa học và pháp lý: lý luận về văn hóa, về văn hóa nhà trường, phù hợp với bản sắcvăn hóa Việt Nam và chịu sự chi phối của hệ tư tưởng - chính trị xã hội Việt Nam

- Để nâng cao chất lượng đào tạo, việc xây dựng văn hóa nhà trường là rấtcần thiết và là con đường hữu hiệu giúp cho sự phát triển bền vững cho mỗi nhàtrường Đánh giá VHNT được tiến hành theo quy trình xác định và tuân theo nhữngnguyên tắc để đảm bảo tính khách quan, tính phát triển và tính chính xác, v.v…

Trang 17

đồng thời nó phụ thuộc vào tiêu chí đánh giá.

- Tiêu chí VHNT khi hoàn thiện sẽ là công cụ có tính chuẩn mực để đánh giáVHNT trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp một cách chính xác, kháchquan Tiêu chí VHNT làm cơ sở cho việc định hướng, phát triển, giúp các nhà quản

lý tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu từ đó hoàn thiện VHNT trong cáctrường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp

9 Những đóng góp mới của luận án

- Luận án hệ thống hóa lý luận về VHNT và cơ sở khoa học của xây dựng tiêuchí VHNT trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp

- Luận án đánh giá thực trạng VHNT và xây dựng tiêu chí VHNT, tiến hànhkhảo sát tại 7 trường CĐKTCN Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng, chỉ ra những

ưu điểm và hạn chế, những nguyên nhân chủ quan từ phía nhà trường cũng như cácnguyên nhân khách quan ngoài giáo dục nhà trường mang lại, đồng thời chỉ ra một sốthuận lợi, khó khăn khi xây dựng tiêu chí VHNT trong các trường CĐKTCN

- Luận án xác định đưa ra các yêu cầu và nguyên tắc chỉ đạo để đề xuất vàhoàn thiện hệ thống tiêu chí VHNT trong các trường CĐKTCN: 7 tiêu chuẩn, 32tiêu chí với 176 chỉ số cho các tiêu chí Hệ thống tiêu chí được xây dựng trên cơ sởnghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận và thực tiễn đảm bảo tính khoa học

10 Cấu trúc luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, luận án có 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trongcác trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp

Chương 2: Thực trạng văn hóa nhà trường và xây dựng tiêu chí văn hóa nhàtrường trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp

Chương 3: Hoàn thiện tiêu chí VHNT trong các trường cao đẳng kỹ thuậtcông nghiệp

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG TIÊU CHÍ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG

NGHIỆP 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới

1.1.1.1 Nghiên cứu về văn hóa

Vào nửa đầu của thế kỷ 19, văn hóa được nghiên cứu chủ yếu theo thế giớiquan và phương pháp luận Mác xít Trong các tác phẩm kinh điển, Mác và Angghen

đã có nhắc đến thuật ngữ văn hóa còn văn hóa học chưa xuất hiện Khái niệm vănhóa thì vẫn chưa hoàn toàn tách khỏi văn minh

Người đầu tiên mở đường cho nghiên cứu khoa học về văn hóa có thể kể đếnEdward B Tylor với tác phẩm nổi tiếng “Văn hóa nguyên thủy” Theo ông, văn hóahay văn minh theo nghĩa rộng về dân tộc học nói chung được hình thành từ tri thức, tínngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán cùng một số năng lực và thói quen [68].Cho đến gần 40 năm sau, từ khi cuốn sách “Văn hóa nguyên thuỷ” ra đời, năm 1909thuật ngữ Văn hóa mới được khẳng định bởi Willhelm Ostwald - nhà khoa học vàtriết học Đức Thuật ngữ này dùng chỉ cho môn học mới mà ông gọi là “Khoa học

về các hoạt động văn hóa” tức là hoạt động đặc biệt của con người

Nhưng người sáng lập thực thụ văn hóa lại chính là Leslie Alvin White(1900 - 1975) - nhà Nhân học Hoa Kỳ nổi tiếng với toàn bộ công trình lý luận về sựtiến hóa của văn hóa và với nghiên cứu khoa học về văn hóa mà ông gọi là Văn hóahọc Trong các tác phẩm: “Khoa học về văn hóa” (The Science of Culture 1949),

và “Khái niệm văn hóa” (The Concept of Culture 1973), L.A White đã đặt cơ sởcho những nghiên cứu với tư cách là một khoa học độc lập, lý giải văn hóa như một

hệ thống toàn vẹn, làm rõ được phạm vi nghiên cứu, nguyên tắc và đối tượngnghiên cứu Văn hóa [dẫn theo 23]

Theo quan niệm của V.M Rodin - nhà văn hóa học người Nga, Văn hóa học

là một khoa học nhân văn, từ đó tạo ra nghịch lý là không có một Văn hóa họcthuần tuý Có bao nhiêu nhà nghiên cứu về văn hóa thì cũng có bấy nhiêu lý thuyết

Trang 19

văn hóa, mỗi khuynh hướng Văn hóa được nghiên cứu đều quy định cách tiếp cận

về đối tượng của mình [59]

Văn hóa được quan tâm nhiều bắt đầu từ cuối thập kỷ 40 của thế kỷ 20 với

sự ra đời của tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc(UNESCO) Là một tổ chức hoạt động với mục đích thắt chặt sự hợp tác giữa cácquốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luậtpháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc,nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo (Công ước thành lập UNESCO) Nhưng văn hóa ở đây đềcập chủ yếu tới các di sản thế giới [7]

Từ những năm 90 của thế kỷ 20, văn hóa mới là mối quan tâm của nhiều nhàkhoa học giáo dục, nhiều quốc gia trên thế giới Xuất hiện nhiều nhà nghiên cứu cơ

sở lý luận của việc phát triển văn hóa trong đó bao gồm Chủ nghĩa Mác - Lênin; các

lý thuyết phương đông, các lý thuyết phương tây về văn hóa Các nhà nghiên cứu cócách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu văn hóa khác nhau, đề cập đến nhiều kháiniệm khác nhau Trong lĩnh vực nghiên cứu, các nhà văn hóa học thường hay đặt đốilập giữa ba lĩnh vực nhận thức văn hóa học Theo E.A.Ô-rơ-lô-va đặt đối lập nhậnthức lý luận về văn hóa không chỉ với triết học mà với cả lịch sử Ông cho rằng: Tiếpcận Triết học nghiên cứu văn hóa thường mang tính chất tiên nghiệm (siêu hình) vàkhông được kiểm tra bằng thực nghiệm, còn tiếp cận sử học lại bị hạn chế bởi sựmiêu tả các sự kiện và không vượt ra khỏi cấp độ giải thích [dẫn theo 27]

Vì thế, trong các khoa học về văn hóa, cho đến nay, đã có sự đóng góp củanhiều lĩnh vực khác nhau như: nhân học, xã hội học, tâm lý học, ngôn ngữ học, v.v

mà trước hết và chủ yếu là hai lĩnh vực: Nhân học và Xã hội học Tất cả các lĩnhvực này, từ nhiều khía cạnh khác nhau đều nghiên cứu các hiện tượng văn hóa cũngbằng nhiều cách tiếp cận khác nhau

1.1.1.2 Nghiên cứu về văn hóa nhà trường

Trên thế giới, nhiều nhà khoa học giáo dục nổi tiếng đã có những công trìnhnghiên cứu về VHNT như:

Nghiên cứu của Edgar Henry Shein(1996), (culture-the missing concept inorganization studies); theo quan niệm của ông, VHNT cũng chính là văn hóa tổchức Ông đã chỉ ra văn hóa nhà trường bao gồm: những quá trình và cấu trúc hữuhình (Artifacts), hệ thống giá trị được tuyên bố (Espoused values), những quan niệmchung (basic underlying assumption)

Trang 20

Nghiên cứu của Rexford Brown đã đưa ra các tài liệu dẫn chứng về sựphát triển của các trường đại học tại Mỹ trong 20 năm Ông khẳng định nếumuốn cải thiện chất lượng một trường học phải thay đổi cấu trúc và nền văn hóacủa trường đó Ông cũng chỉ ra rằng, trường học không phải là một doanhnghiệp, trường học phức tạp hơn nhiều các tổ chức xã hội và chính trị Trong đó,con người rất đa dạng, có nhiều văn hóa xung đột vì có thể học sinh thuộc nhữngdân tộc khác nhau, vùng miền khác nhau, ngôn ngữ địa phương khác nhau vàkhác nhau cả thói quen và đặc điểm truyền thống văn hóa vì vậy xây dựngVHNT là một việc đặc biệt quan trọng [79]

Nghiên cứu của Philips, G &Wagner (2003), đã đưa ra đặc điểm của VHNT

và quá trình đánh giá VHNT (School culture assessment)[78]:

Nhà trường có một nền văn hóa tích cực, lành mạnh là yếu tố giáo dục toàndiện sinh viên và các trường cần có một công cụ cần thiết để phát triển và đánh giánền văn hóa nhà trường Nhà trường cũng phải chịu trách nhiệm về đánh giá chấtlượng văn hóa của họ Sức mạnh của nền văn hóa lành mạnh, tích cực sẽ dẫn nhàtrường đi đến thành công Thành tích học tập của sinh viên sẽ được nâng lên, hành

vi của sinh viên được cải thiện thông qua chuyển đổi văn hóa Tác giả đưa ra cácđiều kiện để xây dựng văn hóa nhà trường tích cực, lành mạnh:

+ Nhà trường phải có những biện pháp tích cực trong giáo dục để đi đếnthành công Trường, lớp học phải tiếp cận cách đánh giá phát triển con người mộtcách toàn diện bao gồm: các kỹ năng sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, làm việctheo nhóm, sự tôn trọng, chuẩn mực về đạo đức, khả năng ra quyết định, cam kết vềnhân quyền và công bằng xã hội

+ Các nhà giáo dục phải có một sự hiểu biết toàn diện về những gì thuộc vănhóa nhà trường Một nền văn hóa học tích cực được hình thành và vun trồng suốtquá trình phát triển của nhà trường

+ Nhà trường cần phải có bộ công cụ để đánh giá và phải chịu trách nhiệm

về nền văn hóa đó

Purkey và Smith (1982) xác định văn hóa nhà trường như một kết cấu, mộtquá trình và một không gian của các giá trị và chuẩn mực có khả năng dẫn cácthành viên (các giáo viên, học sinh và cán bộ nhân viên) theo hướng dạy và học chấtlượng [81] Dewit và nhóm tác giả (2003) cũng đã đưa ra những minh chứng về tác

Trang 21

động, ảnh hưởng rõ nét của văn hóa nhà trường đến kết quả học tập và hành vi củahọc sinh [65].

Qua nghiên cứu của Philips, G &Wagner chúng tôi nhận thấy bên cạnh cácđiều kiện xây dựng VHNT, tác giả nhấn mạnh xây dựng nền văn hóa nhà trường

phải bao gồm các công cụ để đánh giá văn hóa Chất lượng văn hóa nhà trường

không thể đo lường bằng những con số cụ thể vì vậy phải đánh giá bằng các tiêuchí Tác giả cũng chỉ rõ vai trò của giảng viên, lãnh đạo nhà trường, hội đồng nhàtrường, phụ huynh, giảng viên, các tổ chức giáo dục, các nhà nghiên cứu, các nhàhoạch định chính sách trong việc xây dựng và đánh giá văn hóa nhà trường Nếu xâydựng được một nền văn hóa nhà trường với kỳ vọng cao sẽ hỗ trợ cho cả thành tích họctập của học sinh và thể hiện trách nhiệm với xã hội, hành vi đó sẽ là niềm hy vọng tốtnhất cho sự phát triển người học suốt đời và công dân đạo đức cho thế kỷ 21

Phát triển văn hóa nhà trường không phải chuyện ngày một ngày hai mà cần cónhững bước đi phù hợp Có nhiều mô hình được các nhà nghiên cứu đề xuất Mô hìnhxây dựng văn hóa nhà trường dựa trên cơ sở mô hình xây dựng văn hóa tổ chức gồmcác bước cụ thể do hai tác giả Julie Heifetz & Richard Hagberg đề xuất [74]

Julie Heifetz & Richard Hagberg, hai nhà nghiên cứu khoa học giáo dục đãchỉ ra đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho xây dựng VHNT thành công Các giá trịcốt lõi phải là các giá trị không phai nhòa theo thời gian và là linh hồn của nhàtrường Bên cạnh đó cũng yêu cầu thường xuyên đánh giá văn hóa nhà trường và thiếtlập các chuẩn mực mới, những giá trị mới mang tính thời đại; đặc biệt là các giá trị họctập không ngừng và thay đổi thường xuyên Việc truyền bá các giá trị mới cho mọithành viên trong nhà trường cần được coi trọng song song với việc duy trì những giátrị, chuẩn mực tốt đã xây dựng được và lọc bỏ những chuẩn mực, giá trị cũ lỗi thờihoặc gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho tiến trình phát triển của văn hóa nhà trường

1.1.1.3 Nghiên cứu về tiêu chí văn hóa nhà trường

Trong các nghiên cứu về tiêu chí VHNT, một nghiên cứu nổi bật nhất là Bộ

Công cụ Đánh giá Văn hóa tổ chức "Organizational culture assessment instrument"

(OCAI) được phát triển bởi Cameron & Quinn đã được dùng khảo sát đánh giá ởhàng ngàn tổ chức nhằm xác định loại văn hóa của tổ chức đó [77]

Bộ công cụ này bao gồm sáu câu hỏi (đặc điểm nổi bật nhất; sự lãnh đạo;quản lý nhân viên; điều gì kết dính các cá nhân trong tổ chức, điểm nhấn chiến lược,tiêu chí thành công) Mỗi câu hỏi có 4 khả năng lựa chọn (A = Văn hóa Thân tộc,

Trang 22

B= Văn hóa Thường quy, C= Văn hóa Thị trường, D= Văn hóa Thứ bậc) Nhữngngười tham gia trả lời sẽ được yêu cầu chia 100 điểm cho 4 lựa chọn này, tùy vàomức độ mà những lựa chọn ấy gần giống với tổ chức của họ mà họ đang đánhgiá Điểm cao hơn nghĩa là giống nhiều hơn Kết quả này được tính trung bình chomỗi khả năng lựa chọn Khi điểm số được xác định cho tất cả các lựa chọn này, nó

sẽ được vẽ thành sơ đồ cho cả hai cột Hiện tại và Tương lai (tức cái văn hóa mà mọingười mong muốn có) Biểu đồ này là hồ sơ văn hóa tổ chức của một đơn vị và làmột bước quan trọng để khởi xướng một chiến lược thay đổi văn hóa [76] Bốn kiểuvăn hóa chính của Bộ Công cụ Đánh giá Văn hóa Tổ chức OCAI như sau:

- Văn hóa Thân tộc: Văn hóa thân tộc là kiểu văn hóa gần gũi tiêu biểu cho

các tổ chức kiểu gia đình Văn hóa thân tộc nhấn mạnh làm việc nhóm và sự pháttriển của nhân viên Hình thức này thúc đẩy một môi trường làm việc có tính chấtnhân văn, với mục tiêu quản lý là trao quyền cho nhân viên bằng cách thu hút sựtham gia, sự cam kết và lòng trung thành của họ Văn hóa thân tộc, như bộ công cụ

đã đánh giá, được mô tả là “một nơi làm việc thân thiện mà mọi người tự chia sẻnhiều về bản thân mình” Lãnh đạo được coi như người hướng dẫn, hay như hìnhảnh của cha mẹ, vì lòng trung thành, truyền thống và sự cam kết được nhấn mạnh.Qua làm việc nhóm, qua sự tham gia và đồng thuận của nhân viên, người ta có thểtạo ra một không khí nội bộ quan tâm đến con người

- Văn hóa Linh hoạt: Để chỉ một đơn vị năng động, sáng tạo chuyên biệt và

tạm thời Mục đích của những tổ chức này là cải tiến và có thể thích nghi, vì thếkhông có hình thức tập trung quyền lực hay quan hệ dựa trên thẩm quyền Trongmột tổ chức như thế, quyền lực chuyển từ người này tới người kia hay từ nhómcông tác này sang nhóm công tác khác, tùy theo vấn đề đang được giải quyết là gìvào lúc đó Do đó, cá nhân trong những tổ chức đó thường là những người độc nhấtnhận rủi ro, những người đã dự đoán trước và hiểu rõ sự thay đổi

- Văn hóa Thị trường: Trong bối cảnh của bộ công cụ này thì, thị trường

nhằm nói đến một kiểu tổ chức tự nó vận hành y như thị trường Tổ chức này quantâm chủ yếu đến môi trường bên ngoài, vì nó tập trung vào những giao dịch với cácđối tác bên ngoài ví như các nhà cung cấp, khách hàng, các nhà hợp đồng, các đơn

vị cấp phép, các hiệp hội và đơn vị quản lý nhà nước Thị trường vận hành chủ yếuthông qua trao đổi bằng tiền, vì vậy sự cạnh tranh và năng suất của những tổ chức

Trang 23

này phụ thuộc mạnh mẽ vào việc định vị mình trong thế giới bên ngoài và phụthuộc sự kiểm soát từ bên ngoài

- Văn hóa Thứ bậc: Trong kiểu văn hóa này, thành công được định nghĩa

bằng sự phối hợp giữa những người có quyền quyết định với một thẩm quyền rõràng, những quy tắc và quy trình được tiêu chuẩn hóa, và một cơ chế kiểm soát vàgiải trình trách nhiệm Văn hóa tổ chức gắn với văn hóa thứ bậc và được đánh giátrong bộ công cụ này tạo thành một nơi làm việc được cấu trúc chặt chẽ và có tínhchất chính quy Mọi người tuân theo quy trình, các nhà lãnh đạo thì phối hợp và tổchức các hoạt động một cách hữu hiệu nhằm duy trì một tổ chức có thể vận hànhmột cách êm ả Ổn định, có thể đoán trước, và có hiệu quả, là đặc điểm của nhữngmối quan tâm lâu dài ở những tổ chức này

Tuy nhiên, Bộ công cụ trên chỉ dùng khảo sát với mục đích trước hết là giúp xácđịnh văn hóa hiện tại của tổ chức, sau đó là xác định thứ văn hóa nào mà các thành viêncủa tổ chức hướng tới một trong bốn kiểu văn hóa trên Qua nghiên cứu chúng tôi thấyrằng, mỗi một nhà trường đều chứa đựng cả bốn kiểu văn hóa đó vì nhà trường là một

tổ chức hành chính - sư phạm khác hoàn toàn với tổ chức doanh nghiệp Đối với các tổchức nhà trường, đặc biệt đối với các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp tại ViệtNam khó có thể định hình được một mô hình văn hóa cụ thể theo văn hóa gia đình hayvăn hóa linh hoạt, văn hóa thị trường hay văn hóa thứ bậc Do đó, bộ Công cụ Đánh giáVăn hóa tổ chức (OCAI) xác định loại văn hóa hiện có của một tổ chức chứ không thể

áp dụng để đánh giá chất lượng văn hóa trong một nhà trường

Trong những năm 1990, Singapore là quốc gia đã triển khai rất thành côngcác hoạt động nghiên cứu và thực hiện về trường học thân thiện, khẩu hiệu của họđặt ra là “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Những nghiên cứu về xây dựngvăn hóa nhà trường được triển khai rộng rãi trong đó có nội dung xây dựng trườnghọc thân thiện, học sinh tích cực Tác giả nghiên cứu sâu về văn hóa nhà trường vàtrường học thân thiện là Dương Yên Minh, ông đã xây dựng tiêu chí nhà trườngthành công và nhà trường hiệu quả Những tiêu chí do ông xây dựng là cơ sở đánhgiá trường học ở Singapore và được vận dụng ở nhiều nước trên thế giới [84]

* Kết luận: Ở nước ngoài, dù có nhiều hướng tiếp cận khác nhau trong

nghiên cứu văn hóa, song quan niệm của các tác giả về những định nghĩa văn hóakhác nhau này vẫn có một sự đồng thuận nào đó Họ thống nhất với nhau ở chỗ,xem văn hóa là cái làm phân biệt giữa người và động vật, và là cái đặc hữu chỉ có ở

Trang 24

xã hội người Đương nhiên, họ nhất trí với nhau rằng, văn hóa không “kế thừa” theocon đường sinh học mà phải qua lao động và học thuật, đồng thời nó trực tiếp gắnliền với các tư tưởng, tồn tại và được truyền đạt dưới hình thức biểu tượng Đó lànhững phán đoán chung nhất về văn hóa mà các nhà nghiên cứu thuộc mọi khuynhhướng khác nhau trong các khoa học xã hội và nhân văn đều có thể chấp nhận.

Các công trình nghiên cứu văn hóa nhà trường ở nước ngoài rất phong phú

và đa dạng, được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau Theo nghiên cứu của tácgiả thì chưa có công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh về tiêu chí VHNT Song, cáccông trình nghiên cứu này là cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu xây dựng tiêuchí VHNT trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp ở Việt Nam Các tài liệunghiên cứu ở nước ngoài đầy đủ, chi tiết và khoa học nhưng không thể áp dụnghoàn toàn vào VHNT ở Việt Nam vì các yếu tố văn hóa, xã hội, truyền thống dântộc và đặc thù nhà trường ở Việt nam Vì vậy, cần chọn lọc và nghiên cứu kỹ khi ápdụng vào bối cảnh giáo dục ở nước ta

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

1.1.2.1 Nghiên cứu về văn hóa

Nằm trong xu hướng chung nghiên cứu lý luận về văn hóa trên thế giới, ởnước ta nhưng cho đến đầu thế kỷ XX, việc nghiên cứu lý luận văn hóa mới bắt đầuđược đề cập tới Đó là kết quả tất yếu của xu hướng mở rộng, vươn ra đón nhậnnhững luồng tư tưởng mới của văn hóa phương Tây, phương Đông trong điều kiệnlịch sử mới Xem xét quá trình này, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề cơ bản vềđặc điểm nhận thức lý luận về văn hóa như sau:

- Về phương diện nội dung: những nhận thức lý luận về văn hóa đầu thế kỷ

XX cho đến năm 1945 bao gồm: quan niệm về văn hóa; về văn hóa dân tộc Nhữngnội dung này đã khái quát quá trình nhận thức lý luận về văn hóa ở nước ta: từ việctiếp thu thành tựu lý luận của thế giới đi đến nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong đó,quan điểm về văn hóa là sự tiếp thu và vận dụng thành công chủ nghĩa Mác - Lênintrong việc xây dựng một nền văn hóa mới của dân tộc gắn liền với công cuộc giảiphóng đất nước ra khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa thực dân Thực tiễn cho thấy, cho đếnđầu thế kỷ XX, nước ta chưa có chuyên ngành lý luận văn hóa Trước đó, các nhà tưtưởng của dân tộc cũng đã từng đề cập đến văn hóa nhưng chưa thể gọi đó là lý luậnvới tư cách là hệ thống tri thức cơ bản trên lĩnh vực văn hóa

Trang 25

- Về phương diện mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận về văn hóa trong

giai đoạn này chỉ nhằm giải quyết những vấn đề của văn hóa dân tộc, không hướngtới xây dựng lý thuyết văn hóa Các tác phẩm của các học giả Việt Nam trong giaiđoạn đầu thế kỷ XX có bàn đến lý luận về văn hóa cho thấy những quan niệm vềvăn hóa mang tính lý luận tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu văn hóa dân tộc,tìm ra con đường, cách thức để giữ gìn bản sắc văn hóa, tiếp thu tinh hoa của nhânloại Đào Duy Anh đã đi những bước xa hơn trên con đường nghiên cứu lý luận văn

hóa so với các nhà nghiên cứu khác với hai cuốn sách Việt nam văn hóa sử

cương và Văn hóa là gì, song hầu hết các nội dung của lý luận văn hóa được ông đề

cập đến vẫn chỉ là sự kế thừa, là những cái mà ông “thừa nhận” từ những thành tựu

lý luận văn hóa của thế giới lúc đó Những quan niệm của ông đưa ra, mặc dù rấtphong phú và toàn diện nhưng cũng chưa thể tạo nên một lý thuyết văn hóa mới Đềcương văn hóa Việt Nam, ra đời năm 1943 nhằm mục đích tập hợp giới trí thức lập nênmặt trận văn hóa của những người yêu nước chống Pháp, Nhật Đây là công trình nêulên những tư tưởng lý luận văn hóa đầu tiên ở nước ta theo quan điểm của chủ nghĩaMác - Lênin Đề cương mang tính chất của một cương lĩnh văn hóa có giá trị chỉ đạothực tiễn trong một không gian, thời gian nhất định

- Về lực lượng nghiên cứu lý luận văn hóa: Quá trình nhận thức lý luận về

văn hóa là hành trình đi từ tinh thần yêu nước, yêu văn hóa dân tộc đến khoa học.Điều đầu tiên có thể thấy ở lực lượng này là họ không phải là những người nghiêncứu lý luận văn hóa chuyên nghiệp cho nên thành phần khá đa dạng Nhưng cho dùkhông thuần nhất và có cả sự khác biệt thì giữa họ vẫn có điểm chung là sự thiết thavới văn hóa dân tộc Đứng trước những vấn đề của thực tiễn văn hóa dân tộc, họđều có chung một niềm khát vọng cháy bỏng muốn gây dựng được một nền văn hóariêng cho dân tộc Việt Nam Đó là khởi nguồn cho các cuộc tranh luận mang tínhhọc thuật xuất hiện càng nhiều và thu hút đông đảo các học giả lúc bấy giờ thamgia, điều mà trước đó chưa hề có

Cuối những năm 1980 khi tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong quan niệm vềvăn hóa của phương tây, đặc biệt khi tham gia Thập kỷ quốc tế về văn hóa trongphát triển (1987 - 1996) do UNESCO phát động, ở Việt Nam, một quan điểm mớivới phương pháp luận mới về vai trò của văn hóa và nhân tố văn hóa đã được ứng

dụng Trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước đã ghi rõ “Văn hóa là

nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [11, tr.7] Những quan niệm trên bổ sung cho cách nhìn văn

Trang 26

hóa như là một sản phẩm của nền sản xuất xã hội, văn hóa đã được xem là nhân tốngầm định bên trong, quy định và tác động (có khả năng thúc đẩy hoặc kìm hãm) sựphát triển kinh tế - xã hội Đây là một quan điểm rộng rãi hơn, mềm dẻo hơn và hợp

lý hơn, nhất là với Việt Nam, một xã hội có bề dày hàng nghìn năm văn hóa truyềnthống Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có quan niệm mềm dẻo và hợp lý về văn hóa,thậm chí, định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh còn khúc chiết và tường minhkhông thua kém bất kỳ một định nghĩa nổi tiếng nào [17,tr.431]

Nổi bật trong các công trình nghiên cứu về văn hóa phải kể đến tác giả ĐinhGia Khánh Ông là một nhà văn hóa, một nhà khoa học lớn về văn chương Tác giả

đã để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, trong đó: cuốn “Trên đường tìmhiểu văn hóa dân gian” xuất bản năm 1989; “Văn hóa dân gian Việt Nam trong bốicảnh văn hóa Đông nam Á” xuất bản năm 1993 là những công trình nghiên cứu tiêubiểu cho ngành văn hóa dân gian Các công trình nghiên cứu của ông cung cấp mộtcái nhìn không những về văn hóa dân gian mà cả về văn hóa Việt Nam nói chungtrong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á [29]

Tác giả Vũ Ngọc Khánh (1926 - 2012), một trong những chuyên gia hàng đầu

về văn hóa, đến nay, ông có khoảng 230 đầu sách chưa tính các bài báo Ở Việt Namhiện nay, nếu xét về số lượng đầu sách, công trình, có lẽ, ông là người chiếm kỷ lục.Công trình nghiên cứu của ông chủ yếu là về văn hóa dân gian và xung quanh đề tàivăn hiến Thăng Long Vũ Ngọc Khánh đã có hàng chục đầu sách giá trị với vùng vănhóa Thăng Long - Hà Nội, ông cũng có những phát hiện và khái quát độc đáo: ThăngLong tứ khí (linh khí, vượng khí, chính khí và hùng khí) Đặc biệt, trong dịp Đại lễ

1000 năm Thăng Long - Hà Nội, bài “Nghìn năm Thăng Long đại cáo” của ông đã trởthành những sự kiện truyền thông nổi bật của Thủ đô và cả nước [30]

Tại Hội thảo khoa học “Định hướng nghiên cứu phát triển văn hóa, conngười và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giai đoạn 2011-2020” do Bộ Khoahọc và công nghệ tổ chức tháng 12 năm 2011 đã tổng kết tình hình nghiên cứu lýluận về văn hóa, đạo đức và con người trong 25 năm đổi mới[41] Hội nghị đề cậpđến những vấn đề: Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát triển văn hóa; Nghiên cứuphương pháp luận, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu văn hóa; Nghiên cứucác nhân tố tác động đến sự phát triển văn hóa; Nghiên cứu các đặc trưng của vănhóa tiên tiến và các đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc

Trang 27

Tác giả Trần Ngọc Thêm đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa vớicác nhân tố khác [53]:

- Văn hóa và con ngườiVăn hóa có tính chất xã hội:

- Văn hóa và tự nhiên

- Văn hóa và hoạt động

- Văn hóa và giá trị

- Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần

Qua thực tiễn cho thấy, những nghiên cứu lý luận văn hóa đã đóng góp phầnquan trọng trong sự phát triển của văn hóa dân tộc, nhất là từ khi Đề cương văn hóaViệt Nam ra đời đã tham gia trực tiếp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóngvăn hóa để xây dựng một nền văn hóa mới Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nướcđang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mục tiêu định hướng pháttriển văn hóa được xác định là: xây dựng nền văn hóa Việt nam tiên tiến đậm đà bảnsắc dân tộc Xây dựng văn hóa Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ramạnh mẽ tác động đến tất cả các quốc gia dân tộc, hội nhập sâu rộng hơn với thếgiới đang là nhu cầu bức thiết trên con đường phát triển của đất nước Mặt khác, khichúng ta bước vào thực hiện công nghiệp hóa, phát triển nền kinh tế thị trường, vănhóa Việt Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và hàng loạt các vấn đề mới nảysinh Nghiên cứu lý luận văn hóa đang đứng trước những yêu cầu hết sức nặng nề làphải tổng kết thực tiễn xây dựng văn hóa, giải đáp những vấn đề văn hóa đang nảysinh để mở đường cho văn hóa dân tộc phát triển, góp phần vào thành công của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.1.2.2 Nghiên cứu về văn hóa nhà trường

Văn hóa nhà trường là một khái niệm còn khá mới ở Việt Nam, gần đâyđược các nhà khoa học giáo dục đề cập đến, xuất hiện trên những tài liệu, nhưng nộihàm của nó thì đã đề cập từ lâu trong nhiều tình huống của giáo dục Văn hóa nhàtrường được các nhà nghiên cứu giáo dục coi là một yếu tố hết sức cơ bản của cơchế phát triển đối với từng nhà trường cũng như của toàn hệ thống các trường họcnói chung Nó làm nền tảng và định hướng cho sự phát triển tiến bộ của nhà trường

Tác giả Phạm Minh Hạc đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cao tronglĩnh vực giáo dục, là một trong những nhà nghiên cứu giáo dục đặt nền móng cho việc

Trang 28

nghiên cứu văn hóa nhà trường Trong “Giáo dục giá trị xây dựng văn hóa học đường”,tác giả đã khái quát văn hóa học đường có 3 nội dung cơ bản [23]:

Thứ nhất, phải bảo đảm về cơ sở vật chất, trường ra trường, lớp ra lớp.

Trường học phải đủ trang thiết bị dạy và học, học sinh đủ sách, vở, đồ dùng học tập,đội ngũ cán bộ, giáo viên chuẩn về trình độ và đạo đức, tác phong

Thứ hai, trường học phải an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện

của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội

Thứ ba, trường học là nơi giáo dục văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, dạy

làm người cùng với dạy chữ, dạy nghề, giúp mọi người sống có trách nhiệm với bảnthân, gia đình và cộng đồng

Tác giả Phạm Quang Huân đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa nhà

trường Các công trình nghiên cứu của tác giả dựa trên cách tiếp cận Văn hóa tổ

chức, những hình thái và cấp độ VHNT và tầm quan trọng của văn hóa nhà trường

với chất lượng giáo dục Ông cho rằng: Văn hóa tổ chức đã làm tăng hiệu quả cáchoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó mà dần dần tạo nên những phẩm chất đặctrưng khác biệt cho tổ chức trường học Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu”của nhà trường, tạo đà cho các bước phát triển tốt hơn.Những công trình nghiên cứucủa ông đóng góp nhiều cho cơ sở lý luận về VHNT [26]

Tác giả Phạm Hồng Quang đã có nhiều công trình nghiên cứu có ý nghĩaquan trọng về văn hóa Cuốn sách “Môi trường giáo dục”, xuất bản năm 2006, trongcông trình này tác giả đã đánh giá những tác động của môi trường văn hóa giáo dục,đến quá trình đào tạo đồng thời tác giả đã làm sáng tỏ các quy luật tác động của môitrường văn hóa giáo dục đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách Các côngtrình nghiên cứu của ông chính là những vấn đề quan trọng có giá trị trong các côngtrình nghiên cứu tiếp theo về văn hóa sau này [44]

Theo quan niệm của tác giả Vũ Dũng [dẫn theo 19] thì VHNT được đánh giá quacác mối quan hệ ứng xử của các thành viên và môi trường sư phạm trong nhà trường Đólà: Hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt động đào tạo trong nhà trường và xâydựng một môi trường sống văn minh, lịch sự

Về báo và tạp chí, đáng lưu ý là bài viết của tác giả Đỗ Thiết thạch “Tiếntrình đổi mới VHNT theo mô hình các yếu tố cơ sở của văn hóa tổ chức” [51] Bàibáo đã phân tích các giai đoạn đổi mới văn hóa và các tiến trình đổi mới văn hóa tổ

Trang 29

chức nhà trường phổ thông Tác giả Lê Hữu Ái và Trần Quang Ánh quan tâm đến

"Vấn đề giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên trong bối cảnh hiện nay

ở nước ta" [3] Tác giả đã đưa ra tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị văn hóatruyền thống cho sinh viên hiện nay, giáo dục văn hóa phải đặt trong bối cảnh giáodục toàn diện, xây dựng đời sống phong phú, lành mạnh cho sinh viên

Nhóm tác giả Phạm Văn khanh, Lê Ngọc Việt, [32] lại phân tích mô hìnhvăn hóa nhà trường dưới góc độ của mô hình trường học thân thiện, học sinh tíchcực do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động được thể hiện ở ba yếu tố sau:

- Xây dựng cảnh quan sư phạm: xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn

- Xây dựng môi trường sư phạm: xây dựng các điều kiện thuận lợi cho cáchoạt động giáo dục, vui chơi, giải trí trong trường học mang tính giáo dục cao

- Xây dựng văn hóa giao tiếp sư phạm: xây dựng các chuẩn mực, thói quentrong giao tiếp ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường, cộng đồng xã hội

1.1.2.3 Nghiên cứu về tiêu chí văn hóa nhà trường

Ở việt nam, nghiên cứu về văn hóa và văn hóa nhà trường tuy chưa đượcphong phú, đa dạng như ở nước ngoài nhưng cũng có số lượng đáng kể các côngtrình nghiên cứu Song, theo tìm hiểu của chúng tôi, nghiên cứu xây dựng tiêu chíVHNT ở nước ta còn rất hạn chế Đây là lĩnh vực mới mà nhiều nhà nghiên cứu bắtđầu quan tâm Những công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng tiêu chí VHNTsau đây là những bước khởi đầu cho quá trình nghiên cứu xây dựng tiêu chí VHNT:

Tháng 11 năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành 10 tiêuchuẩn “tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học” [46] Trong đó cómột số nội dung tiêu chí đề cập đến văn hóa nhà trường, tuy nhiên, đây là nhữngtiêu chí về quản lí hơn là về giáo dục Ngoài ra, dù nói là tiêu chuẩn, tiêu chí nhưng tất

cả đều quá chung chung, không có gì cụ thể, do đó rất khó ứng dụng cho việc đánh giáchất lượng giáo dục đại học

Trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào

“Xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực” [8] Nội dung phong trào nàygắn liền với môi trường văn hóa nhà trường Nhiều nhà khoa học giáo dục đã đi sâunghiên cứu, có những bài viết, những nội dung liên quan đến môi trường văn hóanhà trường, trong đó:

Đề tài cấp nhà nước "Xây dựng tiêu chí trường tiểu học thân thiện ở khu vựcmiền núi phía bắc", chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Tính cùng nhóm nghiên cứu củaĐại học Sư phạm Thái Nguyên là một đề tài có giá trị, tính ứng dụng cao trong thực

Trang 30

tiễn Nhóm tác giả thực hiện đề tài đã đưa ra hệ thống khung lý thuyết là cơ sở địnhhướng cho hoạt động xây dựng trường học thân thiện và xây dựng văn hóa nhàtrường trên cơ sở đó đã xây dựng bộ tiêu chí trường tiểu học thân thiện, trong đó đãxây dựng những tiêu chí về VHNT Tuy nhiên đề tài tập trung về quản lý giáo dụcnhiều hơn.

Luận án của Lê Thị Ngọc Thuý [54] về "Quản lý nhà trường tiểu học Việt Namtheo tiếp cận văn hóa tổ chức" bên cạnh việc cung cấp cơ sở lý luận của việc quản lýnhà trường tiểu học Việt Nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức, luận án cũng đã đề cậpđến xây dựng các tiêu chí văn hóa nhà trường tiểu học Việc đưa ra hệ thống tiêu chínày chủ yếu để tập trung xây dựng giải pháp quản lý nhà trường tiểu học nên chưa có

cơ sở khoa học vững chắc và chưa được khảo nghiệm và thực nghiệm trong thực tiễn

Nhìn chung, những quan điểm về văn hóa nhà trường ở Việt nam còn khámới với các nhà nghiên cứu và các lực lượng giáo dục, mặc dù đều công nhậnVHNT là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng tính hiệu quả trường học.Những quan niệm được các tác giả đưa ra chưa có tính chất hệ thống và chưa đi sâuvào bản chất thực sự của VHNT Họ mới dừng lại ở mức độ hiểu, nhận biết và chưa

có một công trình nào nghiên cứu nào nghiên cứu bằng thực nghiệm để đánh giátính khoa học cũng như thực tiễn trong việc cải tạo và phát triển nhà trường, đặcbiệt trong các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp

Từ tổng quan nghiên cứu vấn đề, cho thấy có rất ít các đề tài nghiên cứu vềvăn hóa nhà trường, đặc biệt văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng kĩ thuậtcông nghiệp Một số trường soạn thảo đưa ra những tiêu chuẩn văn hóa nhà trườngnhưng mang tính liệt kê Chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu xây dựng tiêuchí văn hóa nhà trường trong các trường cao đẳng, đại học nói chung và trong cáctrường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp nói riêng Như vậy, xây dựng tiêu chí văn hóanhà trường còn nhiều nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu

1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Khái niệm văn hóa

Thuật ngữ “văn hóa” được sử dụng rất phổ biến nhưng để hiểu được đầy đủ

về nó thì lại rất khó khăn, có nhiều cách tiếp cận khoa học để định nghĩa về kháiniệm này Nếu xét về ngôn ngữ:

Trang 31

* Phương Tây: Từ văn hóa theo thuật ngữ khoa học được bắt nguồn từ châu Âu

là chữ culture của Pháp, culture của Anh và Kultur của Đức Chúng có nguồn gốc từchữ Latin “cultus” với nghĩa gốc là “trồng trọt”, được dùng theo hai nghĩa cultus agri là

“trồng trọt ngoài đồng” và cultus animi là “vun đắp tinh thần” tương ứng với “quá trìnhgiáo dục - bồi dưỡng tâm hồn con người" Như vậy, xét theo nghĩa gốc, văn hóa gắnliền với giáo dục, với quá trình hình thành nhân cách con người [52]

* Phương Đông: văn là lễ nghĩa, là tốt đẹp và hóa là truyền đạt, là giáo hóa,

đưa nó ra [10]

Về nghĩa gốc, dù theo quan niệm phương Tây hay phương Đông, văn hóa gắn liền với giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, đào tạo con người, một tập thể người để cho họ có phẩm chất tốt đẹp, cần thiết cho toàn thể cộng đồng.

Tylor (E.B.Tylor, 1832 - 1917) đã đưa ra một định nghĩa mà đến nay vẫnđược coi là định nghĩa kinh điển về văn hóa Trong tác phẩm nổi tiếng “Văn hóa

nguyên thủy” (1871), ông đưa ra khái niệm “Văn hóa là tổ hợp các tri thức, niềm

tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và các năng lực, thói quen khác mà con người với tư cách là thành viên của xã hội tiếp thu được” [68] Đây là cách hiểuvăn hóa theo nghĩa rộng Trước hết kể đến khoa học và giáo dục, nói đến nhà trường

là nói đến khoa học, giáo dục, văn hóa; rồi đến nghệ thuật, phong tục, … Định nghĩanày đã chỉ ra các năng lực và thói quen mà từng người học được Đây chính là kết quảgiáo dục mong đợi - hình thành và phát huy nhân cách văn hóa - bản sắc văn hóa, vănhóa ứng xử - hệ giá trị của từng con người, từng tổ chức của nhà trường

Theo F.Boas: ý nghĩa văn hóa được quy định do khung giải thích riêng chứkhông bắt nguồn từ cứ liệu cao siêu như “trí lực”, vì thế sự khác nhau về mặt văn hóatừng dân tộc cũng không phải theo tiêu chuẩn trí lực [70]

Năm 1952, Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn (Mỹ), đã tìm thấy 164 địnhnghĩa về văn hóa Các tác giả đã nghiên cứu và đưa ra sự khác nhau của chúng không

chỉ là bản chất của định nghĩa văn hóa (bởi nội dung, chức năng, các thuộc tính) mà ở

cách sử dụng rộng rãi của từ này [dẫn theo31]

Tại Hội nghị Quốc tế các nhà văn họp tại Mexico do UNESSCO tổ chức năm

1982, trên cơ sở 200 định nghĩa khác nhau về văn hóa, bản tuyên bố chung của Hội nghị

đã đưa ra định nghĩa về văn hóa “Văn hóa được đề cập đến như là một tập hợp của

Trang 32

những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội mà nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật còn có cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” [58, tr 1].

Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt Đó là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo phục vụ cho sự phát triển của xã hội Văn hóa đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà từng dân tộc dựa vào đó mà khẳng định bản sắc riêng của mình

Tác giả Đào Duy Anh: Người ta thường cho rằng văn hóa chỉ là những họcthuật tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem văn hóa vốn có tính chất cao thượngđặc biệt Thực ra không phải là như vậy Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm

vi của văn hóa, nhưng ngoài sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về xã hội cùng hếtthảy các phong tục tập quán tầm thường lại là không phải ở trong phạm vi văn hóahay sao? Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt

của loài người cho nên ta có thể nói rằng “Văn hóa tức là sinh hoạt” [2].

Theo định nghĩa trên văn hóa tức là sinh hoạt có nghĩa tác giả muốn trình

bày văn hóa như một kiểu thức sinh tồn của xã hội, đồng nhất văn hóa với xã hội

Sơ đồ 1.1: Cấu trúc văn hóa theo quan điểm của tác giả Đào Duy Anh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục

đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo

và phát minh đó là văn hóa” [17, tr.431]

Trang 33

Văn hóa là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt, với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống Tuy nhiên mới dừng ở mức độ liệt kê.

Trong cuốn "Xã hội học Văn hóa" tác giả Đoàn Văn Chúc cho rằng: “Văn

hóa - vô sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có!" Điều này cho thấy tất cả

những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào cócon người nơi đó có văn hóa

Định nghĩa của tác giả Phan Ngọc: “Không có cái vật gì là của văn hóa cả

và ngược lại, bất kỳ vật gì cũng có cái văn hóa Văn hóa là một quan hệ Nó là quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác” [42, tr 9]

Tác giả đã xét văn hóa dưới góc độ là một quan hệ Mỗi vùng, mỗi dân tộc,

Có một kiểu biểu hiện riêng do vậy văn hóa của họ cũng có những đặc thù riêng biệt

Trong công trình nghiên cứu "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam" tác giả Trần

Ngọc Thêm đưa ra định nghĩa văn hóa: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất

và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [53, tr 25] Định nghĩa này đã bao quát các cách tiếp cận văn hóa, đồng thời nhậndiện văn hóa trong một loạt các vấn đề khác có liên quan Định nghĩa làm sáng tỏ bốnchức năng của văn hóa nêu trên

Sơ đồ 1.2: Cấu trúc văn hóa theo hệ thống của tác giả Trần Ngọc Thêm

Trang 34

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đadạng Mỗi định nghĩa đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau

trong văn hóa Chúng tôi thấy rằng khái niệm văn hóa bao giờ cũng có thể qui về

hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng

* Theo nghĩa rộng: văn hóa thường được xem là bao gồm tất cả những gì do

con người sáng tạo ra Bên cạnh đó xét theo cách thức thì ta thấy có hai loại - địnhnghĩa miêu tả và định nghĩa nêu đặc trưng

* Theo nghĩa hẹp: văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều

rộng, theo không gian hoặc theo thời gian

- Định nghĩa miêu tả liệt kê các thành tố của văn hóa, ví dụ như theoE.B.Tylor (1871)

- Trong những định nghĩa nêu đặc trưng thì có thể gặp ba khuynh hướng:

Khuynh hướng thứ nhất: coi văn hóa là những kết quả (sản phẩm) nhất định.

Đó có thể là những giá trị, những truyền thống, những nếp sống, những chuẩn mực, những tư tưởng, những thiết chế xã hội, những biểu trưng, ký hiệu, những thông

tin… mà một cộng đồng đã sáng tạo, kế thừa, và tích luỹ.

Khuynh hướng thứ hai: xem văn hóa như một quá trình Đó có thể là những hoạt

động sáng tạo, những công nghệ, những quy trình, những phương thức tồn tại, sinh sống

và phát triển, cách thức thích ứng với môi trường, phương thức ứng xử của con người

Khuynh hướng thứ ba: xem văn hóa như những quan hệ, những cấu trúc giữa

các giá trị, giữa con người với đồng loại và muôn loài

Tất cả các khuynh hướng định nghĩa khác nhau ấy đều có tính hợp lý, sựkhác biệt giữa chúng chủ yếu là do các tác giả đã quá nhấn mạnh vào khía cạnh nàyhay khía cạnh khác của khái niệm Dù theo khuynh hướng nào cũng có thể thấy mộtđiểm chung cốt lõi và khá nhất quán thể hiện một cách phổ biến qua hầu hết cáckhái niệm văn hóa, đó là sự nhấn mạnh yếu tố con người Văn hóa là những gì gắnvới con người, thuộc con người và đời sống của con người

Dựa trên các định nghĩa đã nêu, tác giả lựa chọn khái niệm về văn hóa của

UNESSCO để xác định một khái niệm làm cơ sở khi nghiên cứu: “Văn hóa được đề

cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội mà nó chứa đựng, ngoài văn học

và nghệ thuật còn có cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.

1.2.2 Văn hóa tổ chức

Trang 35

Theo Hofstede và các cộng sự (1990), thuật ngữ văn hóa tổ chức (OrganizationCulture) đã đi vào lĩnh vực nghiên cứu hàn lâm ở Mỹ [73] Đến nay, khái niệm văn hóa

tổ chức đã trở thành một khái niệm còn tranh cãi cả trong lý thuyết và thực tiễn Nó tiếptục thể hiện những khuynh hướng phát triển khác nhau trong học thuật

Khái niệm "văn hóa tổ chức" có thể hiểu được bằng sự tích hợp từ hai kháiniệm "văn hóa" và "tổ chức" Khi kết hợp thành khái niệm "văn hóa tổ chức", dùnghĩa đã được khu biệt, hẹp lại nhưng vẫn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau Sauđây là một số định nghĩa đã được công bố và sử dụng phổ biến:

“Theo Eldrige và Crombie (1974): Khi nói đến văn hóa tổ chức hay văn hóa

của một tổ chức là nói đến các tiêu chuẩn, giá trị, tín ngưỡng, cách đối xử được thể hiện qua việc các thành viên liên kết với nhau để làm việc Đặc trưng của một tổ chức cụ thể nào đó được thể hiện ở lịch sử của nó với những ảnh hưởng của hệ thống cũ, lãnh đạo cũ trong việc xây dựng con người Điều đó chứng tỏ ở sự khác nhau giữa việc đi theo thói quen, luật lệ, hệ tư tưởng cũ và mới, cũng như sự lựa chọn chiến lược cho tổ chức” [dẫn theo 34]";

Văn hóa tổ chức là những niềm tin, thái độ, giá trị tồn tại phổ biến và tươngđối ổn định trong tổ chức (William, A, Dobson, P & Walter) [dẫn theo 24];

Theo Louis (1980): “Văn hóa tổ chức là tập hợp hệ thống các quan niệm

chung của các thành viên trong tổ chức Những quan niệm này phần lớn được các thành viên hiểu ngầm với nhau và chỉ thích hợp cho tổ chức riêng của họ Các quan niệm này được truyền cho các thành viên mới” [76, tr.16]

Theo Farmer (1990): “Văn hóa tổ chức được hiểu là tổng của các quan

niệm, niềm tin, giá trị - những yếu tố mà các thành viên của tổ chức chia sẻ, chuyển tải thông qua: "Làm cái gì ? Làm như thế nào? và Ai làm?"” [71, tr.18]

Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen cókhả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ chức mộtbản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian (MichelAmiel, Prancis Bonnet, Joseph Jacobs - 2000) [33]

Những định nghĩa trên tạo nên quan niệm về văn hóa tổ chức mà trong thực tếđược biểu đạt gắn với từng loại hình, thể chế nghề nghiệp như: văn hóa công ty, văn hóadoanh nghiệp, văn hóa nhà trường, văn hóa cộng đồng của một tổ chức nào đó Và từ các

định nghĩa, luận án chọn khái niệm về văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức là hệ thống các

chuẩn mực, giá trị và niềm tin, các lễ nghi, các biểu tượng và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của tổ chức, được các thành viên trong tổ chức thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần.

Trang 36

* Những đặc tính quan trọng của văn hóa tổ chức

- Tính hợp thức của hành vi: khi các thành viên trong tổ chức tương tác vớinhau, họ sử dụng cùng một ngôn ngữ, khái niệm

- Các chuẩn mực của hành vi: đặc tính này không biểu hiện rõ ràng nhưng nótạo ra sự ràng buộc đối với mỗi thành viên Đặc biệt đối với những nhân viên mới,cần phải tuân thủ để có thể được chấp nhận

- Các giá trị chính thống: Là các giá trị mà tổ chức mong đợi ở các thànhviên, được thông báo công khai bằng những nguyên tắc, bao gồm cả những giá trị

mà tổ chức và các thành viên đang cố gắng đạt tới

- Các triết lý tổ chức: Những triết lý này chỉ dẫn hoạt động của tổ chức vàcác thành viên trong tổ chức

- Những luật lệ: Những nguyên tắc chặt chẽ liên quan đến việc chấp nhậnmình là thành viên của tổ chức

- Bầu không khí: Tổng thể những cảm giác được tạo ra từ những điều kiệnlàm việc, những cách cư xử và hợp tác

Với những đặc tính quan trọng của văn hóa tổ chức, đã chỉ ra rằng: văn

hóa tổ chức có vai trò gắn kết các thành viên thành một khối thống nhất; tạo nên

sự ổn định bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng dẫn các thành viên đitheo mục đích chung của tổ chức một cách tự giác, tự nguyện Các yếu tố vănhóa được chọn lọc và tạo ra có vai trò như là một cơ chế khẳng định mục tiêucủa tổ chức, hướng dẫn, uốn nắn những hành vi ứng xử lẫn nhau giữa các thànhviên trong tổ chức và giữa tổ chức này với tổ chức khác

1.2.3 Văn hóa nhà trường

1.2.3.1 Khái niệm

Văn hóa nhà trường là khái niệm rất quan trọng trong đề tài nghiên cứu vì nó

có tác dụng định hướng cho việc lựa chọn và phân định nội dung xây dựng tiêu chívăn hóa nhà trường Có rất nhiều các tác giả trong và ngoài nước có những côngtrình nghiên cứu liên quan đến văn hóa nhà trường Mỗi tác giả có cách tiếp cận vànghiên cứu khác nhau, song nhìn chung đều đề cập đưa ra những khái niệm cơ bảnnhất về văn hóa nhà trường

Kent.D.Peterson đưa ra định nghĩa: “Văn hóa nhà trường là tập hợp các

chuẩn mực, giá trị và niềm tin, các nghi lễ và nghi thức, các biểu tượng và truyền thống tạo ra "vẻ bề ngoài" của nhà trường” [75, tr.8]

Elizabeth R Hinde cho rằng: “Văn hóa nhà trường không phải là một thực thể

tĩnh Nó luôn được hình thành và định hình thông qua các tương tác với người khác và

Trang 37

thông qua những hành động đáp lại trong cuộc sống nói chung Văn hóa nhà trường phát triển ngay khi các thành viên tương tác với nhau Nó trở thành chỉ dẫn cho hành

vi giữa các thành viên của nhà trường” [69, tr.11]

Văn hóa nhà trường theo quan điểm của Stephen Stolp: “Văn hóa nhà trường

như là một cấu trúc, một quá trình và bầu không khí của các giá trị và chuẩn mực dẫn dắt giáo viên và học sinh đến việc giảng dạy và học tập có hiệu quả” [82, tr.5]

Banks cho rằng: “Nhà trường là một hệ thống xã hội có văn hóa riêng của

mình Văn hóa đó bao gồm "các quy phạm, cơ cấu xã hội, niềm tin,giá trị và mục tiêu" Ông chỉ rõ: VHNT cho học sinh nhìn thấy rõ thái độ của nhà trường đối với hàng loạt vấn đề như: nhà trường nhìn nhận học sinh như thế nào? Thái độ của nhà trường đối với nam sinh, nữ sinh, học sinh đặc biệt, học sinh đến từ các chủng tộc, tôn giáo, văn hóa khác nhau Văn hóa của một nhà trường phải được tất cả mọi thành viên nhà trường xem xét Mọi cán bộ, giáo viên trong trường phải tham gia vào việc xây dựng VHNT” [dẫn theo 20]

Theo Tableman: “Văn hóa nhà trường phản ánh các ý tưởng được chia sẻ về

các nhất trí cơ bản, về các giá trị và niềm tin và các hiện thực văn hóa tạo nên sự đồng nhất của nhà trường và là chuẩn cho các hành vi mong đợi” [dẫn theo 27]

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Văn hóa học đường là hệ các chuẩn mực, giá trị

giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô giáo, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp” [dẫn theo 20]

Tác giả Phạm Quang Huân đưa ra khái niệm: “Văn hóa tổ chức của một nhà

trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm” [26, tr 3]

Theo tác giả Lê Thị Ngọc Thuý: "Văn hóa nhà trường là nhất trí cơ bản, niềm

tin và các giá trị được chia sẻ tạo nên cái tôi và nhân cách làm việc của nhà trường, cũng như định hướng tư cách cư xử giữa các thành viên của nhà trường với nhau, được phản ánh qua các hiện thực văn hóa" [54, tr.33]

Từ những khái niệm trên, nhận thấy có nhiều cách tiếp cận nội hàm của văn hóanhà trường Tùy theo mỗi người nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác Tuynhiên, tư tưởng xuyên suốt trong mọi khái niệm đều tập trung nhiều đến các giá trị cốtlõi cần thiết cho các hoạt động dạy và học trong nhà trường Hệ thống giá trị không

Trang 38

phải là cái tự nhiên mà có, nó được hình thành một cách lâu dài, từ từ, ổn định và đượccác thành viên thừa nhận Do đặc thù mà hệ thống giá trị văn hóa của trường này cómột số nét khác biệt với trường khác

Qua nghiên cứu các khái niệm về văn hóa, văn hóa tổ chức, những quan niệm

về văn hóa nhà trường, thấy rằng Tác giả Phạm Quang Huân đã đưa ra một khái niệmhết sức khúc triết, dễ hiểu và chúng tôi lựa chọn làm khái niệm của luận án:

“Văn hóa tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm” [26, tr.3]

Từ khái niệm trên có thể hiểu một số nét cơ bản về văn hóa nhà trường như sau:

* Hệ thống giá trị

Giá trị được coi như là thước đo đúng và sai, xác định những gì nên làm vàkhông nên làm trong cách hành xử chung và riêng của con người trong một nhàtrường Có nhà trường đề cao các giá trị nhân văn, tình yêu thương giữa những conngười trong tập thể Có nhà trường đề cao các giá trị như sự trung thực hoặc khả năngđổi mới thường xuyên để nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục…

Giá trị trong nhà trường được phân chia thành 2 loại: Loại thứ nhất là các giá

trị mà nhà trường đã hình thành và vun đắp trong cả quá trình xây dựng và trưởng

thành Loại thứ hai là những giá trị mới mà cán bộ quản lý hoặc tập thể giáo viên,

học sinh mong muốn nhà trường mình có và tạo lập từng bước nhằm đem đến sựphát triển mới phù hợp với yêu cầu của xã hội

Hệ thống các giá trị cốt lõi của nhà trường liên quan đến sự tôn trọng ngườithầy với “tôn sư trọng đạo”, nhấn mạnh “tiên học lễ, hậu học văn”

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giá trị cốt lõi của văn hóa nhà trường nóichung, văn hóa quản lý vận dụng trong nhà trường nói riêng là coi trọng conngười, kết hợp đức trị với pháp trị để duy trì sự ổn định, hướng tới sự hài hòa vàphát trển bền vững

* Các chuẩn mực

Trang 39

Chuẩn mực xử sự là các kiểu hành vi cụ thể, là sự cụ thể hóa các giá trị,niềm tin và trông đợi của các thành viên trong tổ chức, là cách thức con ngườiứng xử trong một XH nhất định Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là chuẩn mực khôngmang tính tuyệt đối.

Các chuẩn mực có thể liên quan đến mọi khía cạnh đời sống làm việc, từcách tư duy, nhìn nhận vấn đề (VD: ở tổ chức này người ta đi thẳng vào vấn đề,

tổ chức khác tư duy kiểu vòng vo, né tránh nói thẳng vấn đề), cách gắn sự kiệnvới công việc, với các mục tiêu lâu dài, cách cụ thể hóa mục tiêu, đến lòng tựtrọng, quan hệ liên cá nhân, quan hệ với cộng đồng và XH, và các biểu tượngnhư lôgô, phù hiệu

Trong các chuẩn mực, có chuẩn mực về hình thức và chuẩn mực về nội dung

- Các chuẩn mực về hình thức:

+ Lôgô, biểu tượng; Khẩu hiệu, phương châm làm việc

+ Kiến trúc và cách bài trí nơi làm việc

+ Trang phục

- Chuẩn mực về nội dung :

+ Sứ mệnh, mục tiêu của nhà trường

+ Quy trình, thủ tục, nề nếp, phong cách làm việc: các quy trình, thủ tục, các nghithức là các chuẩn mực hành động

+ Quan hệ giao tiếp ứng xử nội bộ và với bên ngoài

+ Cách thức tổ chức cơ cấu và phân công nhiệm vụ

+ Thái độ đối với việc thực thi nhiệm vụ, thái độ đối với cái mới, đối với sựthay đổi

+ Phong cách lãnh đạo: Có nhiều phong cách lãnh đạo, tuy nhiên phong cáchlãnh đạo dân chủ có nhiều ưu điểm trong việc phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tựgiác của các thành viên

+ Mức độ chuyên nghiệp trong thực thi công việc: Đây là chỉ số nổi bật phảnánh văn hóa của một nhà trường

+ Phương pháp truyền thông: Cách thức truyền thông cũng là nét văn hóa bởi

đó là cách thức giao tiếp người - người: ý kiến được truyền đạt trực tiếp hay giántiếp, theo hướng một chiều độc đoán “truyền lệnh” hay hai chiều dân chủ đối thoại,thông qua phương tiện truyền thống hay hiện đại

1.2.3.2 Vai trò của văn hóa nhà trường đối với các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp

Trang 40

Trong trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp, các chủ thể cùng hoạt động đểchiếm lĩnh các mục tiêu văn hóa chuẩn mực và dựa trên những phương tiện văn hóa

đó cho dù trong môi trường văn hóa đại diện cho mỗi vùng, miền khác nhau Do đó,VHNT có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của nhà trường như sau:

i Phát triển khả năng tư duy sáng tạo trong nhà trường

VHNT có tương quan với thái độ của cán bộ (CB), giảng viên (GV) trongnhà trường, là động lực sư phạm được tạo nên bởi nhiều yếu tố Văn hóa là động lực

vô hình nhưng có sức mạnh kích cầu hơn cả các biện pháp kinh tế

VHNT tích cực, phù hợp sẽ tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa CB, GV, nhânviên trong tập thể sư phạm, giữa GV với SV tạo ra bầu không khí thoải mái, vui vẻ,lành mạnh trong công việc Qua đó, giúp họ thấy rõ mục tiêu, định hướng, ý nghĩa

và bản chất công việc thực hiện Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo, là điềuquan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối tượng là con người

VHNT tích cực giúp mọi thành viên, bao gồm CB, GV, SV luôn có cảm giác

tự hào, hãnh diện vì là thành viên hoặc là những người có liên quan trong tổ chứcnhà trường, được cống hiến công sức vì mục tiêu cao cả của nhà trường

ii Điều chỉnh hành vi, nhận thức của giảng viên và sinh viên theo hướng thân thiện, tích cực

Đối với đội ngũ CB, GV, VHNT tích cực, lành mạnh tạo nên tình thươngyêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung.Thầy cô giáo là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy học, hơn ai hết, chính nhâncách nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách học trò Điều đó đòi hỏi nhữngnhà giáo ngoài kiến thức chuyên môn giỏi phải có tầm hiểu biết sâu rộng về cuộcsống, văn hóa, xã hội

Đối với SV, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức, có vai trò điều chỉnh hành vi.Khi được giáo dục trong môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, các

em không những hình thành được hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn sự ẩn chứatrong tiềm thức của SV là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó,khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng Đồng thời, VHNT còn giúpcác em có khả năng thích nghi với xã hội

VHNT kiểm soát hành vi mỗi cá nhân bằng các chuẩn mực, quy trình, quy tắc

và bằng cả dư luận do nhiều thế hệ mà nhà trường gây dựng lên Khi phải đối mặt vớinhững vấn đề khó khăn, phức tạp, đây sẽ là điểm tựa tinh thần, giúp nhà quản lý và cácthành viên trong trường hợp tác, phát huy trí lực để có quyết định đúng đắn

Ngày đăng: 20/06/2017, 11:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w