1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

ĐỀ án CÁNH ĐỒNG lớn 2016 2025 (2)

14 306 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 180 KB

Nội dung

Trong những năm qua việc liên kết với các Viện, trường được đầu tư mạnh mẽ thông qua các mô hình trình diễn, chọn giống lúa chất lượng cao phục vụ cho sản xuất và nâng cao trìn

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN HỒNG DÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ……/KH-UBND Huyện Hồng Dân, ngày tháng 12 năm 2015

KẾ HOẠCH

Xây dựng cánh đồng lớn trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện Hồng Dân giai đoạn 2016-2025

I CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CÁNH ĐỒNG LỚN

- Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử

dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bạc

Liêu;

- Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2012của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020;

- Nghị quyết số 20/2012/NQ-HĐND ngày 09/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnhvề Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu

(2011-2015) tỉnh Bạc Liêu;

- Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 24/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh

về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Huyện Hồng Dân có diện tích tự nhiên 42.415 ha, đời sống của người dân gắn liền với sản xuất nông nghiệp (diện tích đất nông nghiệp 39.394 ha, chiếm 92,87% diện tích đất tự nhiên), trong đó chủ yếu là sản xuất lúa Với diện đất canh tác lúa lên đến 22.982 ha được quy hoạch thành 2 vùng sản xuất lúa ro rệt: vùng ngọt ổn định canh tác chuyên lúa từ 2-3 vụ/năm (với diện tích 8.954 ha) và vùng chuyển đổi (diện tích 20.117 ha) sản xuất theo mô hình lúa tôm kết hợp trên nền tảng là lúa Một bụi đỏ (giống lúa có chỉ dẫn địa lý của huyện Hồng

Dân) Trong những năm qua, việc sản xuất lúa theo mô hình “cánh đồng lớn”

trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên đến nay số lượng cánh đồng lớn vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của huyện Nhằm thúc đẩy việc sản xuất lúa tập trung chất lượng cao, chi phí thấp, đáp ứng yêu cầu của thị trường và bao tiêu sản phẩm làm ra, giá cao, tạo thu nhập ổn định cho

người dân thì việc phát triển mô hình “cánh đồng lớn” là hết sức cần thiết,

góp phần thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương

II THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT NĂM 2015

1 Thực trạng sản xuất trồng trọt

1.1 Sản xuất trồng trọt

a Cây lúa

Trang 2

Năm 2015 trên địa bàn huyện Hồng Dân bà con nông dân sản xuất lúa với diện tích canh tác 27.074 ha, diện tích gieo trồng 37.048 ha với tổng sản lượng lúa đạt 210.265 tấn Trong đó được chia làm hai vùng sản xuất cụ thể như sau:

* Vùng ngọt ổn định: Diện tích canh tác 8.954 ha, diện tích gieo trồng

lúa 18.928 ha, sản lượng lúa 133.765 tấn Chủ yếu sản xuất 3 trà lúa:

- Vụ Đông-Xuân: sản xuất lúa vụ Đông Xuân với diện tích 8.954ha, năng suất đạt 8.042 tấn/ha, với tổng sản lượng 72.008 tấn

- Vụ Hè-Thu: sản xuất lúa Hè Thu với diện tích 8.954ha, năng suất ước đạt 5,601 tấn/ha, sản lượng đạt 56.147 tấn

- Vụ Thu-Đông (vụ III): sản xuất lúa Thu Đông với diện tích 1.020ha, năng suất đạt 5,5 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 5.610 tấn

* Vùng chuyển đổi:

Chủ yếu sản xuất 1 vụ lúa trên đất tôm với diện tích canh tác 18.120 ha, năng suất ước đạt 4,3 tấn/ha, sản lượng 77.916 tấn Các giống lúa được sử dụng chủ yếu là giống Một bụi đỏ và một số giống lúa ngắn ngày khác như: OM

5451, OM2517, BTE1, GS9…

b Cây trồng khác

- Cây thực phẩm: diện tích xuống giống 985ha (diện tích rau 840ha và đậu 145ha), sản lượng đạt 6.180 tấn

- Cây dừa: vẫn duy trì diện tích cùng kỳ 1.506ha, sản lượng 7.304 tấn

- Cây ăn quả khác như xoài, bưởi, vú sữa diện tích cây ăn trái toàn huyện đạt 1.160 ha, sản lượng 7.484 tấn/năm

1.2 Thực trạng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất

a Thủy lợi, thủy nông nội

Hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng trên địa bàn huyện cơ bản hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho việc sản xuất, dân sinh của nhân dân ở cả vùng ngọt ổn định và vùng chuyển đổi:

- Vùng ngọt ổn định: hoàn thiện hệ thống 29 đặp ngăn mặn kiên cố đáp ứng nhu cầu ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất của bà con nông dân trong vùng Công tác xây dựng ô đê bao khép kín của vùng tam giác Ninh Quới được đặt biệt chú trọng, đến nay toàn vùng có 84,2% diện tích đất canh tác lúa nằm trong ô đê bao khép kín Tất cả các ô đê bao được xây dựng đều phát huy tác dụng ở mức cao nhất đặc biệt là khâu bơm tác tập trung, qua đó tạo điều kiện xuống giống đồng loạt, dễ chăm sóc hạn chế dịch bệnh, giảm giá thành sản xuất…

- Vùng chuyển đổi: hệ thống thuỷ lợi của vùng chuyển đổi được đầu tư mạnh vào những năm 1980 từ dự án ngọt hoá Bán đảo Cà Mau đến nay đã hoàn chỉnh và đáp ứng cơ bản yêu cầu phục vụ cho sản xuất và dân sinh Bên cạnh đó hàng năm được tỉnh, huyện đầu tư bằng nhiều nguồn vốn để nạo vét thường

Trang 3

xuyên, hàng năm có từ 8 – 10 công trình ở vùng này được nạo vét Nhìn chung công tác thủy lợi- thủy nông nội đồng trong những năm quan được quan tâm đầu

tư đúng mức, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất của bà con nông dân trên toàn huyện

b Giao thông

Thông qua phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, trong giai đoạn

2011 - 2015 huyện đã huy động được khoảng 167,37 tỷ đồng xây dựng 372 công trình giao thông nông thôn với tổng chiều dài 346,26km, phục vụ tốt cho nhu cầu

đi lại, sản xuất và sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện Nhìn chung đến thời điểm hiện tại hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện ngày được hoàn thiện Trong thời gian tới tiếp tục thực hiện mở rộng lộ nông thôn mới với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm hoàn thiện hệ thống giao trong nông thôn trên địa bàn huyện, đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại và sản xuất của người dân

c Lưới điện phục vụ sản xuất

Hiện nay trên địa bàn huyện có 05 trạm bơm điện đang vận phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân Trong thời gian tới huyện sẽ tiếp tục xây dựng thêm một số trạm bơm điện nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất của

bà con nông dân

d Chợ nông thôn

Trên địa bàn huyện có 01 chợ tại trung tâm huyện (chợ Ngan Dừa) và 06 chợ ở các xã gồm: chợ Vĩnh Phú (Ninh Quới A), chợ Ninh Quới, chợ Ba Đình (Vĩnh Lộc), chợ Cầu Đỏ, chợ Mới (Ninh Thạnh Lợi) Các chợ nói trên đều có nhà lồng, mặt bằng chợ được đảm bảo cho người dân buôn bán

1.3 Thực trạng cơ giới hóa, hiện đại hoá và việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất lúa

Việc sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được người dân hết sức quan tâm và được sử dụng một cách rộng rãi Hiện nay 100% nông dân trên địa bàn huyện sử dụng cơ giới phục vụ cho sản xuất

Trong những năm qua việc liên kết với các Viện, trường được đầu tư mạnh mẽ thông qua các mô hình trình diễn, chọn giống lúa chất lượng cao phục

vụ cho sản xuất và nâng cao trình độ canh tác cho nông dân Kết quả là đa số nông dân hiện nay đều ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất lúa như: 1 phải 5 giảm, quản lý dịch hại theo IPM, … đã tạo ra sản phẩm có chất lượng và đồng nhất đáp ứng cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu

2 Tình hình hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, xây dựng cánh đồng lớn:

Trong những năm gần đây nhận thấy mô hình liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất lúa là một mô hình mang tính bền vững Vì vậy Huyện ủy – UBND huyện kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất trên địa bàn huyện theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân, nhằm phát triển

Trang 4

kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại Đến nay bước đầu đem lại hiệu quả tích cực, diện tích lúa sản xuất liên kết theo hình thức bao tiêu sản phẩm với các công ty không ngừng tăng lên cụ thể như sau:

3

Các Doanh nghiệp

liên kết sản xuất

lúa RVT

Trong năm 2014, UBND huyện Hồng Dân đã thành lập Đề án xây dựng

mô hình cánh đồng mẫu lớn và hướng dẫn ghi chép sổ tay sản xuất lúa theo hướng VietGAP trên địa bàn ấp Ninh Lợi xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân giai đoạn 2014 - 2015, với diện tích thực hiện 200 ha Qua đó làm điểm chỉ đạo nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện Hồng Dân trong những năm tiếp theo

3 Đánh giá chung:

a) Về nhận thức:

- Sản xuất lúa theo phương thức cánh đồng lớn giúp nông dân nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của của mối “Liên kết 4 nhà” (Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông) nhất là liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp”

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về sản xuất lúa theo hướng tập chung, cùng nhau hưởng lợi

- Mô hình cánh đồng mẫu lớn là mô hình nông dân tham gia trên tinh thần tự nguyện, trình độ canh tác cũng như khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng nâng lên vì được cán bộ kỹ thuật nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật canh tác trong quá trình sản xuất lúa

b) Hiệu quả cánh đồng lớn:

- Mô hình cánh đồng lớn giải đáp được bài toán về mô hình liên kết “4 nhà” và các bên tham gia mô hình đều hưởng lợi ích cao nhất Đây được xem là hướng mở mới trong sản xuất nông nghiệp hiện nay

- Đẩy mạnh thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, nâng cao năng suất bình quân trong toàn vùng và hiệu quả sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích

- Việc triển khai xây dựng mô hình cánh đồng lớn tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng

Trang 5

bền vững; đồng thời giúp nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng nông sản theo hướng tập trung với khối lượng lớn, chất lượng cao, làm nền tảng cho sản xuất lúa theo vùng chuyên canh trên cơ sở đó, mở rộng liên kết “4 nhà”, các bên tham gia mô hình đề hưởng lợi ích

- Cánh đồng lớn áp dụng linh hoạt nhiều phương thức liên kết giữa các doanh nghiệp với người nông dân, từ đây sẽ từng bước hình thành được chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra, nhằm bảo đảm cho sản xuất lúa mang tính ổn định, bền vững và hiệu quả hơn; đồng thời đây là một trong những công việc thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp mà huyện đang triển khai thực hiện

- Về mặt xã hội, mô hình cánh đồng lớn là tạo dựng nên cánh đồng có diện tích canh tác lớn nhưng không dẫn đến tích tụ đất đai, không ép người nông dân phải rời khỏi mảnh ruộng nhà mình để trở thành người làm thuê

c) Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

- Một số hợp đồng liên kết trong cánh đồng lớn chỉ dừng lại ở khâu cung ứng lúa giống và thu mua sản phẩm, nên hạn chế việc phát huy kết quả mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân

- Việc bị phá vỡ hợp đồng liên kết khi giá lúa tăng cao, người nông dân thu hoạch xong không chịu bán theo hợp đồng, mà đòi bán giá cao hơn, gây khó khăn trong thực hiện liên kết trong cánh đồng lớn

- Một số nông dân không tuân thủ đúng quy trình canh tác được hướng dẫn, việc ghi chép nhật ký sản xuất chưa được nông dân quan tâm đúng mức

- Về nhận thức và quan điểm của các địa phương còn khác nhau nên xây dựng mô hình cánh đồng lớn vẫn chưa đồng bộ, dẫn đến việc đầu tư, tổ chức sản xuất đôi lúc gặp khó khăn

- Đôi lúc doanh nghiệp không đủ nguồn lực để thực hiện việc thu mua lúa của nông dân trong cánh đồng lớn, dẫn đến lúa hàng hóa ứ đọng trong lúc nông dân thu hoạch rộ

d) Bài học kinh nghiệm rút ra từ cánh đồng lớn:

- Cần xác định ro vai trò chủ yếu của mỗi đối tác trong quan hệ liên kết để có biện pháp quản lý, hỗ trợ, nâng cao hiệu quả liên kết Cần thể hiện mối liên kết 4 nhà, mỗi nhà cần làm tròn vai trò của mình thì mối liên kết mới có hiệu quả cao Đồng thời, thúc đẩy nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), áp dụng cơ giới hóa đồng bộ… nhằm tăng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và giảm phát thải trên cánh đồng lớn

- Để mô hình ngày càng được nhân rộng có hiệu quả như ý nghĩa của nó, có nhiều bài toán cần được giải quyết đó là: cần phải làm tốt công tác quy hoạch cải tạo đồng ruộng kết hợp dồn điền đổi thửa, nâng cấp hệ thống giao thông nội đồng; thu hút, liên kết với nhiều doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, công tác thông tin tuyên truyền vận động nông dân tham gia

Trang 6

- Không gian và điều kiện sản xuất thuận lợi cho việc áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến Mô hình chuỗi giá trị gạo, gắn nhà máy chế biến với tổ chức cánh đồng lớn, muốn thành công cần phải có lộ trình, từng bước, từ thấp đến cao, không nóng vội, không theo phong trào, mà phải tỉnh táo dựa vào thực lực, nội tại của từng doanh nghiệp (nhân lực, vốn), có những bước đi thích hợp

- Các bên tham gia hợp đồng phải tự giác thực hiện hợp đồng ký kết liên kết sản xuất cánh đồng lớn là hết sức cần thiết để có thể phát huy được kết quả sản xuất trong cánh đồng lớn về quy mô và hiệu quả sản xuất trong các năm tiếp theo

II NỘI DUNG, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁNH ĐỒNG LỚN GIAI ĐOẠN 2016 - 2025

1 Mục tiêu

a) Mục tiêu chung:

Xây dựng “Cánh đồng lớn” nhằm chuyển nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, hiệu quả cao gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, chỉnh trang đồng ruộng, quy hoạch giao thông nội đồng, quy hoạch vùng sản xuất nông sản hàng hóa; hình thành nhóm hộ sản xuất cùng áp dụng một cách đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật từ giống, canh tác, cơ giới hóa, quản lý đồng ruộng, cây trồng và dịch bệnh tạo một chuỗi sản xuất hợp lý, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm an toàn với giá trị cao, là tiền đề cho một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững

b) Mục tiêu cụ thể:

- Tập trung phát triển các hình thức hợp tác sản xuất trong nông nghiệp, nhân rộng mô hình “cánh đồng lớn” nhằm cơ giới hoá và áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất

- Giúp nông dân mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào thực

tế sản xuất lúa trên quy mô diện tích lớn, trên cơ sở liên kết cộng đồng với nhiều

hộ nông dân tham gia, nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, nâng cao năng suất bình quân trong toàn vùng

- Hiệu quả kinh tế của các mô hình “Cánh đồng lớn” giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cao hơn từ 7 - 10% so với phương thức sản xuất cũ

- Làm nền tảng cho việc sản xuất lúa theo hướng VietGap trên địa bàn Huyện Hồng Dân, xây dựng thương hiệu lúa gạo Bạc Liêu; tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc tăng cường liên kết 4 nhà

2 Tiêu chí xây dựng cánh đồng lớn:

2.1 Tiêu chí bắt buộc:

a) Thực hiện theo quy định tại Điểm a, b, c, Khoản 1, Điều 3 của Thông

tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cụ thể như sau:

Trang 7

Cánh đồng lớn phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

-xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm (giai đoạn 2011 - 2015) tỉnh Bạc Liêu và Quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm

2020, định hướng đến năm 2030; các Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm (giai đoạn 2011 - 2015) của huyện Hồng Dân và các Quy hoạch xã xây dựng nông thôn mới

- Áp dụng đồng bộ Quy trình sản xuất và Quy trình sản xuất lúa được thống nhất giữa các bên tham gia liên kết, đồng thời đảm bảo phát triển theo hướng bền vững

- Phải có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng sau đây:

+ Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân;

+ Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân;

+ Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện của nông dân; + Liên kết sản xuất giữa tổ chức đại diện của nông dân với nông dân b) Quy mô diện tích cánh đồng lớn: Quy mô cánh đồng lớn sản xuất lúa hàng hóa có tổng diện tích tối thiểu 100 ha, đối với sản xuất lúa giống có tổng diện tích tối thiểu 20 ha

c) Tên cánh đồng lớn: Lấy theo tên ấp; xã, phường, thị trấn; huyện Hồng Dân và được đánh số thứ tự từ 1, 2, 3, đến cánh đồng cuối cùng

2.2 Tiêu chí khuyến khích:

a) Có kết cấu hạ tầng kinh tế như: Hệ thống giao thông (nhất là giao thông

nội đồng và giao thông nông thôn), hệ thống thủy lợi - thủy nông nội đồng (nhất là

ô thủy lợi khép kín và các trạm bơm điện tưới, tiêu), hệ thống lưới điện và những

công trình phục vụ sản xuất khác đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và từng bước cải thiện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung

b) Quy mô lớn tập trung và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; công nghệ tiên

tiến (sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, áp dụng IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải,

5 giảm, VietGAP, GlobalGAP, công nghệ cao,…).

c) Có cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm gần nơi sản xuất

d) Địa bàn xây dựng cánh đồng có vị trí giao thông, thủy lợi, địa hình, đất đai thuận tiện cho việc tổ chức sản xuất, thu mua, vận chuyển nông sản và vật tư sản xuất được thuận lợi, dễ dàng

đ) Nông dân tự nguyện tham gia cánh đồng lớn và chủ động trong việc thực hiện mô hình theo dự án hoặc phương án liên kết được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Trang 8

e) Có Tổ hợp tác, Hợp tác xã để tổ chức sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân

3 Nội dung xây dựng kế hoạch cánh đồng lớn:

- Tổ chức xây dựng 50 cánh đồng lớn trên địa bàn huyện

- Số hộ dân tham gia: 4.395 hộ

- Quy mô diện tích: 5.297,74 ha

- Lộ trình xây dựng các cánh đồng lớn sản xuất lúa trên địa bàn huyện phân theo

giai đoạn 05 năm (giai đoạn 2016-2020 và 2021-2025) cụ thể như sau:

ST

Phân theo giai đoạn

1 Sản xuất lúa

- Diện tích, năng suất, sản lượng, giống nông sản hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn cho từng năm giai đoạn 2016-2025

(Phụ lục kèm theo).

4 Thời gian thực hiện kế hoạch: 10 năm (giai đoạn 2016-2025).

5 Giải pháp thực hiện:

5.1 Thông tin, tuyên truyền:

- Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến người dân nhằm phổ biến rộng rãi chủ trương xây dựng “cánh đồng lớn” gắn với quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong chương trình xây dựng nông thôn mới; đồng thời nêu ro tính cần thiết và hiệu quả khi sản xuất nông nghiệp được tổ chức quản lý theo chuỗi giá trị với giá thành giảm hơn, năng suất cao hơn và môi trường an toàn hơn để cán bộ, đảng viên và nông dân được biết từ đó đồng thuận

và hưởng ứng

- Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp chung tay xây dựng nông thôn mới bằng hình thức liên kết xây dựng cánh đồng lớn, vừa là bàn đỡ, vừa hỗ trợ cho nông dân và đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia

- Đẩy mạnh công tác vận động nông dân tham gia thực hiện cánh đồng lớn, đồng thời cần hướng dẫn cho nông dân hiểu ro trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi đã đồng thuận tham gia chương trình, tạo được mối liên kết chặt chẽ và bền vững hơn trong quá trình thực hiện

Trang 9

5.2 Đổi mới tổ chức sản xuất:

- Tổ chức liên kết các hộ dân trong vùng, trong tổ hợp tác, hợp tác xã, thực hiện tốt công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tập chung

- Phối hợp chặt chẽ các ban ngành đoàn thể và chính quyền địa phương trong vùng thực hiện cánh đồng lớn, vận động nông dân cũng cố lại các tổ chức

kinh tế tập thể hiện có (hợp tác xã, tổ hợp tác, ….) Đồng thời, thành lập mới các

tổ chức kinh tế tập thể trên lĩnh vực sản xuất lúa và đưa vào hoạt động có hiệu quả

- Tổ chức sản xuất cánh đồng lớn áp dụng chung một quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến Nông dân phải được tập huấn kỹ thuật canh tác trước và sau thu hoạch, phải ứng dụng triệt để theo quy trình sản xuất 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, gieo sạ đồng loạt theo lịch thời vụ của ngành nông nghiệp địa phương

- Thực hiện cơ giới hóa trong quá trình sản xuất từ khâu làm đất đến thu hoạch cuối vụ

5.3 Phát triển thị trường và xúc tiến thương mại:

- Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương tổ chức tìm kiếm đối tác, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất trong cánh đồng lớn, tổ chức cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm cho nông dân nhằm giảm chi phí đầu vào và nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân

- Yêu cầu các doanh nghiệp phải có cơ chế linh hoạt hỗ trợ cho người sản xuất, thực hiện đúng cam kết, hợp đồng đã ký với nông dân, cung ứng các loại vật tư đảm bảo chất lượng theo quy định của Nhà nước, tổ chức thu mua tiêu thụ nông sản cho nông dân thông qua hợp đồng ngay từ đầu vụ sản xuất

5.4 Phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất:

- Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất như: 3 giảm

3 tăng, 1 phải 5 giảm, quản lý dịch hại tổng hợp IPM, sử dụng bảng so màu lá để bón phân, điều tiết quá trình sinh trưởng của cây trồng đối với sản xuất lúa; áp dụng máy làm đất, máy gặt đập liên hợp để giảm chi phí, giảm giá thành sản xuất

- Ứng dụng các giống tiến bộ, có năng suất chất lượng cao và có hợp đồng tiêu thụ từ các doanh nghiệp Trên một cánh đồng sử dụng từ 1-2 giống lúa chủ lực như: OM 4900, OM 1490, OM 6976, OM 5451, OM 7347, AG 103

(thông qua lấy ý kiến người dân và doanh nghiệp bao tiêu).

- Trong quá trình canh tác lúa không được phun thuốc hóa học định kỳ, chỉ dùng thuốc hóa học khi cần thiết, có sự khuyến cáo của cán bộ chuyên ngành Ngoài ra việc sử dụng thuốc vệ thực vật đảm bảo thời gian cách ly và nằm trong danh mục Ban hành hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 10

5.5 Phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi, giao thông nông thôn, lưới điện phục vụ sản xuất:

- Thủy lợi – thủy nông nội đồng: Tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi thủy

nông nội đồng đáp ứng tốt trong việc sản xuất lúa cũng như vận chuyển hàng hóa phục vụ cho cánh đồng lớn

- Giao thông nông thôn: Để thuận tiện việc vận chuyển trong sản xuất, đi lại của người dân trong vùng Tiến hành điều tra, rà soát, và quy hoạch vùng thực hiện cánh đồng lớn trên địa bàn huyện nhằm ưu tiên đầu tư xây dựng những tuyến giao thông phục vụ cho cánh đồng mẩu lớn

- Phát triển lưới điện: Đẩy mạnh đầu tư xây dựng các trạm bơm điện phục vụ

việc bơm tác sản xuất lúa

5.6 Đẩy mạnh chế biến, bảo quản, áp dụng cơ giới hóa, giảm tổn thất sau thu hoạch và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, mùa vụ sản xuất:

- Tăng cường công tác cơ giới hóa trong quá trình sản xuất lúa trên cánh đồng lớn thông qua việc hoàn thiện hệ thống thủy lợi –TNNĐ, hệ thống giao thông và quy hoạch sản xuất lúa với quy mô diện tích tập chung lớn

- Sản phẩm lúa hàng hóa sau khi thu hoạch được các doanh nghiệp thu mua dưới dạng lúa tươi, sau đó được sấy đảm bảo độ ẩm, độ sạch đạt theo yêu cầu xuất khẩu

- Đẩy mạnh công tác chuyển dịch cơ cấu giống lúa có năng suất, chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất lúa của bà con nông dân trên cùng một đơn vị diện tích

- Bố trí mùa vụ sản xuất tập chung, đồng loạt và phù hợp với tình hình diễn biến thời tiết, dịch hại của địa phương

5.7 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

- Nguồn nhân lực để xây dựng cho cánh đồng mẫu trên địa bàn huyện gồm: các hộ dân, các ban ngành, đoàn thể, cán bộ xã, ấp và báo cáo viên đứng lớp tập huấn

- Nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực phát triển cánh đồng lớn Đặc biệt chú ý đào tạo đội ngủ cán bộ kỹ thuật phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Nhằm đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật mới đến bà con nông dân khi tham gia cánh đồng lớn

5.8 Cơ chế, chính sách:

- Thực hiện hỗ trợ cho sản xuất và chuyển giao khoa học kỹ thuật: theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày

Ngày đăng: 20/06/2017, 09:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w