Đặt vấn đề: Mô hình cánh đồng lớn ra đời cho thấy được những đặc tính ưu việt của nó trong việc nâng cao thu nhập cho ngừơi nông dân, liên kết thị trường và từng bứơc xây dựng thương hiệ
Trang 1Phần 1 Mở đầu 1.1 Đặt vấn đề:
Mô hình cánh đồng lớn ra đời cho thấy được những đặc tính ưu việt của nó trong việc nâng cao thu nhập cho ngừơi nông dân, liên kết thị trường và từng bứơc xây dựng thương hiệu gạo Việt với vùng nguyên liệu chất lựơng cao, và hình thành lực lượng nông dân có trình độ cao trong quá trình sản xuất lúa Đây cũng đựơc xem là một mô hình dựa trên quy luật Cung – Cầu của thị trường và bài học xây dựng tổ chức sản xuất đồng bộ và tạo sự gắn kết cao giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi, đặc biệt là mối liên kết giữa Doanh nghiệp – Nông dân
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, trên tinh thần dân chủ, khách quan; được sự quan tâm tạo điều kiện của BCĐ xây dựng NTM; sự chỉ đạo tích cực của chi cục trồng trọt, trung tâm khuyến nông, khuyên ngư thành phố, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, triển khai thực hiện xây dựng “Cánh đồng lớn”, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất lúa Bên cạnh những thuận lợi khi mô hình “ cánh đồng lớn” được triển khai vẫn còn rất nhiều khó khăn và bắt cập cần làm rõ, để hiểu rõ hơn vấn đề thực tế em chọn
đề tài: đánh giá hiệu quả “ cánh đồng lớn” trên địa bàn tỉnh An Giang
1.2 Mục tiêu tiểu luận
Phân tích tình hình triển khai cánh đồng lớn đồng thời đánh hiệu qủa hoạt động “ cánh đồng lớn” trên địa bàn tỉnh An Giang
1.3 Phương pháp nghiêm cứu
Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo hằng năm của các xã, phòng Nông nghiệp, niên giám thống kê tỉnh An Giang
Trang 2Phần 2 Tình hình triển khai thực hiện mô hình “ cánh đồng lớn”
2.1 Khái quát tình hình xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn”
Theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được tổ chức thực hiện tại hầu hết các tỉnh, thành Nam bộ từ lễ phát động phong trào ngày
26 tháng 3 năm 2011 tại Tp Cần Thơ Mô hình xuất phát từ rất nhiều điểm trình diễn, nhiều cánh đồng tại hầu hết các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long với quy mô diện tích từ vài ha đến vài chục ha với rất nhiều hình thức và nội dung thực hiện đa dạng và phong phú Trong đó phải kể đến các kết quả từ sự chỉ đạo của các Sở NN & PTNT An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An… là những nơi tổ chức tốt các cánh đồng canh tác theo những tiến bộ kỹ thuật mới (3 giảm 3 tăng; 1 phải 5 giảm; cánh đồng một giống, cánh đồng hiện đại, cánh đồng lúa chất lượng cao…), áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp kể các đầu tư cơ giới và thủy lợi Một số doanh nghiệp tham gia vào các mô hình trước đây phải kể đến là công ty
cổ phần phân bón Bình Điền, các công ty lương thực, công ty Cổ phần BVTV An Giang
2.2 Tình hình trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang
Nhìn chung việc sản xuất lúa là một thế mạnh của tỉnh An Giang vì có lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào, trung bình mỗi hộ có 5 người, trong đó có hộ có tổng nhân khẩu lên đến 10 người và bề dày kinh nghiệm trong sản xuất (trên 15 năm) Lao động chính tham gia vào quá trình sản xuất lúa thì ít nó tỷ lệ nghịch với
số lượng người lao động trong gia đình Điều đó có nghĩa là số lượng người ăn theo trong nông hộ khá cao, lao động sử dụng cho trồng lúa không nhiều, nhưng sống phụ thuộc vào trồng lúa chiếm tỷ lệ cao tại địa bàn nghiên cứu Trình độ học vấn trung bình của các nông hộ tương đối thấp (lớp 6), đây được xem là một giới hạn trong việc tiếp thu và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất Diện tích trung bình nhóm nông hộ trong mô hình cao hơn nhóm nông hộ ngoài mô
Trang 3hình tuy nhiên sự chênh lệch này không quá lớn (nhóm nông hộ trong mô hình có diện tích canh tác trung bình là 2,96 ha còn nhóm nông hộ canh tác ngoài mô hình
có diện tích canh tác trung bình là 2,76 ha) Mức độ đa dạng hóa thu nhập của nông hộ thấp 64,17% nông hộ có 1 nguồn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp và có 60,84% số hộ có thu nhập từ lúa chiếm tỉ trọng trên 90% tổng thu nhập Độc canh là hình thức canh tác phổ biến chiếm 74,17% Giống: những nông
hộ trong mô hình canh tác giống chất lượng cao (Jasmine 85) còn nông hộ ngoài
mô hình canh tác gạo phẩm chất thấp IR50404 chiếm 21,67%, và chỉ có 8,34% nông hộ ngoài mô hình canh tác giống chất lượng cao Bên cạnh đó việc sử dụng giống nhà (giữ lại khi thu hoạch vụ trước) mà không dùng giống xác nhận là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, độ thuần hạt gạo của các nông hộ ngoài mô hình Mật độ gieo sạ trung bình cũng có sự khác nhau giữa hai nhóm nông hộ: nhóm nông hộ trong mô hình 15 kg/1.000m2 trong khi nhóm nông hộ ngoài mô hình là 23,2 kg/1.000m2
2 3 Mục đích – Ý nghĩa mô hình ‘‘ cánh đồng lớn”
Mục tiêu xây dựng mô hình “cánh đồng lớn” nhằm thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên một diện tích lớn, rút ngắn khoảng chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng, các vùng sản xuất, nâng cao năng suất bình quân trong toàn vùng, gia tăng chất lượng lúa, gạo và làm nền tảng cho việc sản xuất lúa theo VietGAP, vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam trong nước và xuất khẩu Mô hình
“cánh đồng mẫu lớn” tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc tăng cường liên kết bốn nhà, sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, chủ động trong sản xuất, điều tiết và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam nói chung tỉnh An Giang nói riêng Mô hình mang ý nghĩa “cánh đồng lớn nhưng trong đó có nhiều nông dân nhỏ” hay nói cách khác là một hình thức mới để tập hợp nông dân trong điều kiện thâm canh sản xuất lúa hiện nay Trong khi diện tích đất canh tác lúa của từng
Trang 4vài chục ha và việc sản xuất lúa càng ngày càng mang tính hiện đại hơn, việc tiêu thụ đòi hỏi phải đạt chất lượng cao hơn để mang lại nhiều lợi nhuận cho nông dân
và cho quốc gia thì những cánh đồng lớn, những vùng nguyên liệu đủ sức cung ứng cho chế biến, xuất khẩu có thể từ vài ngàn đến vài chục ngàn ha là cần thiết và
là yêu cầu của sản xuất và tiêu thụ Nông dân tham gia trong mô hình “cánh đồng lớn” tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu được tập hợp và hình thành một quan hệ sản xuất mới phù hợp với thực tiễn sản xuất và điều kiện cụ thể hiện nay của những vùng sản xuất lúa Trong quá trình thực hiện xây dựng mô hình
“cánh đồng lớn” các bên tham gia đều thụ hưởng các lợi ích một cách cao nhất, trong đó nông dân được hưởng lợi từ các dịch vụ phục vụ sản xuất, chất lượng vật
tư nông nghiệp và các giá trị tăng thêm cho lúa từ các hoạt động dịch vụ nhiều nhất “Cánh đồng lớn” sẽ từng bước được dịch vụ hóa tất cả các khâu trong sản xuất từ giống, làm đất, chăm sóc, quản lý nước đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tồn trữ… các hoạt động dịch vụ này sẽ góp phần gia tăng năng suất, chất lượng và giá trị hạt gạo, gia tăng tính cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận
Phần 3 Đánh giá hiệu quả chương trình “ cánh đồng lớn” trên địa bàn tỉnh
An Giang.
Trang 53.1 Thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh
An Giang là tỉnh đi đầu trong phong trào xây dựng vùng lúa cao sản ngay
từ những năm đầu của thập kỷ 80, phần lớn diện tích đất canh tác lúa đã trở thành những cánh đồng lúa chất lượng cao, đặc sản Sản lượng lúa gạo không những đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của địa phương, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
và còn tham gia xuất khẩu
- Về diện tích và sản lượng: năm 2013, diện tích sản xuất 235.625 ha, năng suất 57,24 tạ/ha, sản lượng 1.348.716 tấn Cơ cấu giống lúa chất lượng cao chiếm 61,1% (lúa chất lượng cao 38,2%; lúa đặc sản, lúa thơm 22,9%); lúa thường (IR
50404, OM 576) chiếm 38,9%
- Về giá trị xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2013 đạt 94,6 triệu USD, với sản lượng xuất khẩu đạt 214.712 tấn gạo
- Về giá trị sản xuất: giá trị sản xuất cây lúa (giá cố định 2010) đạt 6.150 tỷ đồng năm 2013, chiếm 27,8% giá trị sản xuất ngành trồng trọt và 20,6% ngành nông nghiệp; giá trị tăng thêm trên cây lúa (giá hiện hành) đạt 4.085 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,75% giá trị tăng thêm ngành trồng trọt và 23,12% giá trị tăng thêm
Ngành Nông nghiệp
- Về quy mô sản xuất: diện tích bình quân 0,3 - 0,5 ha/hộ (vùng sản xuất lúa phía Đông) và 0,5 - 0,8 ha/hộ (vùng sản xuất lúa phía Tây) Với quy mô sản xuất như trên, rất khó trong quá trình phát triển cơ giới hóa
- Về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới: nông hộ đã ứng dụng các biện pháp kỹ thuật cơ bản: kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, “công nghệ sinh thái” áp dụng đạt khoản 65% diện tích; sản xuất theo hướng GAP; ứng dụng công nghệ Laser san phẳng mặt ruộng, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất và tưới tiêu
100%, sạ thưa, sạ theo hàng chiếm 85%, trong đó sạ thưa: 34%, sạ hàng 51%; gặt đập bằng máy 72% và sấy 85%
Trang 6- Về hạ tầng thủy lợi: vùng lúa 3 vụ của tỉnh cơ bản đã hoàn chỉnh đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất
- Về thất thoát sau thu hoạch: hiện nay, mức tổn thất về sản lượng chất lượng trong và sau thu hoạch của tỉnh khoảng 11,5%, tương ứng với giá trị tổn thất là
707 tỷ đồng/năm Tổn thất tập trung ở các khâu: thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, xay xát và chế biến Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô sản xuất nhỏ, cơ giới hóa chưa đáp ứng nhất là khâu thu hoạch và phơi sấy; hệ thống kho bảo quản vừa thiếu, vừa lạc hậu…
3.2 Tình hình liên kết sản xuất tiêu thụ lúa trên địa bàn tỉnh
Việc thu mua lúa hàng hóa chủ yếu thông qua hệ thống thương lái và được tạm trữ trong kho của các cơ sở xay xát, một phần do các hộ nông dân tự bảo quản nên tỷ lệ hao hụt cao, chất lượng lúa xuống cấp nhanh và thời gian bảo quản ngắn Qua rà soát nhu cầu tạm trữ để chờ giá là rất lớn nhưng do không đủ thiết bị sấy, nhà kho nên tỷ lệ lúa tạm trữ chỉ từ 8 đến 10% trên tổng sản lượng lúa (khoảng 130.000 tấn) Doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ yếu thu mua từ thương lái hoặc doanh nghiệp cấp 1
Thực hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xây dựng mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long và Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn
Hiệu quả mô hình cánh đồng lớn: mô hình cánh đồng lớn áp dụng các biện pháp
kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, “công nghệ sinh thái”; ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa; sản xuất theo hướng GAP đã giảm chi phí so với sản xuất theo tập quán
Bảng 1: So sánh giá thành sản xuất lúa
Trang 7Sản xuất theo tập quán truyền thống Sản xuất trong cánh đồng lớn
Nội dung sản xuất Chi phí sản xuất
(đồng/ha) Nội dung sản xuất
Chi phí sản xuất (đồng/ha)
4 Chi phí khác (lãi suất,
5 Chi phí lao động
5 Chi phí lao động
Giá thành sản xuất
Giá thành sản xuất
Như vậy, nông dân áp dụng các kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”,
“trồng hoa sinh thái” và ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất 690 đồng/kg lúa tương đương 3.946.000 đồng/ha/vụ Ngoài ra, khi tham gia cánh đồng lớn nông dân được nhiều ưu đãi hơn về giá và các khoản khác
3.3 Đánh giá chung về mô hình ‘‘ Cánh đồng lớn”.
Về nhận thức:
- Mô hình cánh đồng lớn được kế thừa và phát triển từ rất nhiều các mô hình trước đây nên việc nhận thức và tổ chức thực hiện được tiếp cận nhanh
Trang 8- Nông dân tham gia cánh đồng lớn được chuyển giao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, chương trình khuyến nông Việc tham gia vào cánh đồng lớn là một phương thức sản xuất mới vừa thực tiễn vừa khoa học, vừa mang yếu tố cộng đồng, vừa cụ thể về các lợi ích kinh tế
- Các địa phương đang tập trung cao các giải pháp xây dựng nông thôn mới, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp các xã theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung nên khi triển khai xây dựng mô hình cánh đồng lớn khá thuận lợi
- Bước đầu hình thành các mối liên kết khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, hình thành chuỗi giá trị lúa gạo
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, tạo niềm tin trong nhân dân
Hiệu quả cánh đồng lớn:
- Hiệu quả kinh tế: nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất 3,9 triệu đồng/ha/vụ, ngoài ra sản phẩm còn bán cao hơn giá thị trường từ 100 - 200 đ/kg, được hỗ trợ ứng trước giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất 04 tháng không tính lãi
- Hiệu quả xã hội: hình thành được các liên kết giữa nông dân với nông dân; giữa nông dân với doanh nghiệp; thu nhập tăng lên góp phần cải thiện đời sống nông dân góp phần đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương; môi trường nông thôn được cải thiện, bảo vệ được sức khỏe cho người sản xuất và tiêu dùng
- Đối với nông dân: góp phần tăng thu nhập do tăng năng suất, giảm chi phí, hạ giá thành; lợi nhuận thu được từ mô hình cao hơn so ngoài mô hình; khắc phục một phần khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ; áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trên quy mô lớn như quy trình sản xuất theo hướng thực hành tốt (GAP), ứng dụng các
kỹ thuật như “3 giảm 3 tăng”; “1 phải 5 giảm”; thúc đẩy cơ giới hóa và bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm trong nông nghiệp
Trang 9- Đối với tổ chức đại diện nông dân (tổ hợp tác, hợp tác xã): nâng cao kỹ năng điều hành và năng lực hoạt động thương thảo ký kết hợp đồng; làm tốt cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp
- Đối với doanh nghiệp: có vùng nguyên liệu ổn định, gắn sản xuất với thị trường, tăng khả năng cạnh tranh do kiểm soát được chất lượng sản phẩm
Kinh nghiệm rút ra từ cánh đồng lớn:
- Xây dựng mô hình cánh đồng lớn thành công, thể hiện sự quyết tâm chỉ đạo đồng
bộ của các cấp, các ngành, đặc biệt là vai trò của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở địa phương và cơ sở đã tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân, tạo sự đồng thuận cao và tin tưởng vào chủ trương xây dựng cánh đồng lớn
- Các doanh nghiệp phải đảm bảo đủ nguồn lực và phải kiên trì, coi đây là chiến lược kinh doanh bền vững của đơn vị
- Cánh đồng lớn phải xây dựng ở vùng có cơ sơ hạ tầng hoàn chỉnh, xuống giống tập trung đồng loạt và áp dụng cơ giới hóa
Những tồn tại, hạn chế:
- Nông dân chưa quen với tham gia cánh đồng lớn, chưa nhận biết đầy đủ lợi ích của việc tham gia cánh đồng lớn, vẫn còn quan niệm đây là mô hình nhà nước phải đầu tư, hỗ trợ và phải thu mua lúa với giá cao Bên cạnh đó, quy mô diện tích canh tác lúa nhỏ, manh mún (bình quân diện tích/hộ: 0,57 ha), tâm lý đòi hỏi từ chính sách nhà nước làm ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện
- Tổ chức đại diện nông dân (tổ hợp tác/hợp tác xã): chưa phát huy đầy đủ vai trò
là cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp; vai trò là tổ chức đại diện nông dân chưa phát huy trong việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm
Trang 10- Doanh nghiệp: mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân thiếu bền chặt do tham gia đầu tư và tiêu thụ sản phẩm trong cánh đồng lớn còn khá ít, yếu ở khâu tổ chức thu mua, sấy và kho chứa; thiếu vốn, chưa có kinh nghiệm đầu tư tiêu thụ sản phẩm; chi phí đầu tư cao dẫn đến tư tưởng ngán ngại đầu tư; việc tiêu thụ lúa hàng hóa còn ít so với diện tích ký hợp đồng trong cánh đồng lớn do giá thị trường biến động và thương lái phá giá (phá vỡ hợp đồng)
- Nhà nước: chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ, chưa tạo động lực thúc đẩy mối liên kết Một số địa phương và cơ sở chưa nhận thức sâu sắc về cánh đồng lớn, trong chỉ đạo điều hành ít quan tâm, coi đây là nhiệm vụ đề tài, dự án của cấp trên
Từ phân tích những thuận lợi và một số tồn tại, hạn chế cho thấy thuận lợi vẫn là
cơ bản, là nền tảng cho phát triển cánh đồng lớn trên diện rộng, trở thành xu thế tất yếu của sản xuất hàng hóa lớn, hình thành chuỗi giá trị lúa gạo
3.4 Hiệu quả thực tế từ mô hình “ cánh đồng lớn” trên địa bàn tỉnh: