Cần tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hà Nôi (Trang 57)

Chúng ta thấy rằng hiệu quả hoạt động của các NHTM là lợi nhuận, hiệu quả của NHCSXH thể hiện trên cả hai mặt kinh tế và xã hội. Chính vì vậy ngân hàng cần phải phân tích hiệu quả kinh tế, có bao nhiêu hộ vay vốn, vay làm gì, trồng bao nhiêu cây, nuôi bao nhiêu con..?có bao nhiêu hộ thoát được nghèo?. Từ trước đến nay chúng ta mới chỉ thống kê số liệu đơn thuần mà chưa tiến hành các nghiệp vụ phân tích để làm rõ hiệu quả về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội. Để làm tốt được việc này, ngân hàng nên xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê, tổ chức thu thập số liệu từ các Ban xoá đói giảm nghèo các phường, xã, từ các Ban chủ nhiệm các chương trình, dự án và làm thường xuyên chứ không phải chỉ có từng đợt. Trên cơ sở các số liệu thu thập được tiến hành tổ chức phân tích các chỉ tiêu hiệu quả và báo cáo Chính phủ, thông báo cho mọi người dân và các cấp, các ngành biết. Đồng thời báo cáo HĐQT, BĐD HĐQT làm căn cứ báo cáo Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và Đầu tư.

3.2.9 Tăng cường cường công tác thông tin, tuyên truyền

Thông tin về NHCSXH Hà Nội còn quá ít. Ngân hàng đã làm được nhiều việc và những việc lớn, nhưng nhiều người chưa hiểu biết về ngân hàng. Bản tin của ngân hàng tuy đa dạng nhưng vẫn chưa phổ biến. Điều đó dẫn đến những khó khăn trong việc huy động vốn làm giảm hiệu quả tín dụng. Chính vì vậy thực hiện công tác thông tin tuyên truyền chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của NHCSXH trên địa bàn là điều hết sức cần thiết hiện nay. Điều này sẽ giúp cho

mọi người hiểu biết đúng về ngân hàng, để họ cùng tham gia quản lý và xây dựng ngân hàng. Có như thế hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ đạt được kết quả tốt hơn và việc hoàn thành được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra sẽ đơn giản hơn.

3.2.10 Tăng cường phối hợp với các tổ chức Hội đoàn thể trong hoạt động cho vay hộ nghèo:

NHCSXH Hà Nội cần phối hợp với Chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn nghiên cứu xây dựng mô hình dự án vùng, tiểu vùng phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của địa phương gắn với khoa học, kỹ thuật, lồng ghép hoạt động tín dụng ưu đãi của NHCSXH với các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật.. cũng như các chương trình mang tính xã hội khác như: kế hoạch hoá gia đình, bình đẳng giới.. để hướng dẫn cho Hội viên sản xuất kinh doanh theo nền kinh tế thị trường.

Phòng giao dịch NHCSXH quận, huyện tăng cường kiểm tra để củng cố chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV như:

* Sắp xếp lại hoạt động của các Tổ TK&VV còn chưa phù hợp hoặc hoạt động yếu kém về năng lực lãnh đạo, quản lý của Ban quản lý Tổ, chất lượng tín dụng thấp, nợ quá hạn cao..

* Đôn đốc các Tổ duy trì sinh hoạt Tổ, tránh hoạt động hình thức

* Kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ chứng từ, ghi chép sổ sách, theo dõi hoạt động thu nợ, thu lãi của Tổ

* Kiện toàn lại những Tổ TK&VV chưa thành lập theo cụm dân cư

* Thực hiện tốt công tác đào tạo, tập huấn để nâng cao chất lượng của công tác tín dụng từ khâu thành lập Tổ bình xét vay vốn đến khâu quản lý, theo dõi thu nợ, thu lãi.

3.3 Một số kiến nghị

Để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của NHCSXH trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Chi nhánh đề xuất, kiến nghị một số nội dung như sau:

3.3.1 Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam

* Về công tác điều hành kế hoạch - nguồn vốn

NHCSXH Việt Nam đề xuất với Chính phủ và các Bộ, ngành tạo lập cơ chế nguồn vốn cho NHCSXH theo hướng:

-Tập trung nguồn vốn có nguồn gốc từ Ngân sách về NHCSXH như: nguồn vốn từ bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước,…

-Nguồn vốn huy động trên thị trường bằng phát hành trái phiếu, triển khai các hình thức huy động vốn trong dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội

* Về các hoạt động nghiệp vụ

- Cải cách quy trình nghiệp vụ tín dụng, các mẫu biểu hồ sơ tín dụng, quy trình hạch toán cho vay, thu nợ.. cho ngắn gọn hơn, phù hợp với người vay là hộ nghèo.

- Nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo cho phù hợp với tình hình giá cả thị trường hiện nay.

- Điều chỉnh thời hạn cho vay ngắn hạn (có thể tối đa 24 tháng) cho phù hợp với yêu cầu nguyện vọng của hộ nghèo; qua đó giảm bớt thời gian làm thủ tục xét duyệt hồ sơ vay vốn ở xã, phường; tạo điều kiện cho người vay có thời gian sử dụng vốn dài hơn, bảo đảm thoát nghèo

- Điều chỉnh mức phí uỷ thác đối với các cấp Hội ở cơ sở, tăng mức phí uỷ thác cho tổ chức Hội cấp xã, phường để động viên, khuyến khích những tổ chức và cá nhân trực tiếp làm nhiệm vụ ở cơ sở.

- Khẩn trương trang bị phương tiện vận chuyển tiền giải ngân, thu nợ cho các PGD quận, huyện thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo an toàn tài sản và ngân quỹ trên đương vận chuyển.

3.3.2 Kiến nghị đối với chính quyền, Hội đoàn thể và UBND TP Hà Nội Các Sở, Ngành, Hội đoàn thể tăng cường chỉ đạo và phối hợp với NHCSXH trong việc thực hiện tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo.

Bổ sung nguồn vốn (Ngân sách Thành phố) cho NHCSXH để cho vay hộ nghèo và tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn theo định hướng và quyết định của UBND Thành phố.

UBND Thành phố, các Sở, Ngành và các quận, huyện hàng năm bổ sung tăng nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác uỷ thác sang NHCSXH thực hiện; quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện về trụ sở giao dịch, phương tịên công cụ làm viêc.. cho Chi nhánh Hà Nội và các PGD quận, huyện.

Hội đoàn thể các cấp phối hợp và thực hện tốt Văn bản Liên tịch, Hợp đồng uỷ thác đã ký với NHCSXH, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo.

KẾT LUẬN

NHCSXH ra đời đã góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, là một trong công cụ thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đến với những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, và là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế quan trọng, kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc

sống. Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng NHCSXH vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “ngân hàng”, là điều kiện để thực hiện “chính sách xã hội” trong hoạt động của mình. Chính vì vậy, phát triển mở rộng cho vay hộ nghèo là việc làm cần thiết đối với NHCSXH Việt Nam nói chung và NHCSXH Hà Nội nói riêng. Qua 4 năm NHCSXH Hà Nội đi vào hoạt động, bên cạnh những kết quả đã đạt được trên mặt trận xoá đói giảm nghèo góp phần cùng Thành phố Hà Nội giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện cuộc sống cho hàng nghìn hộ nghèo,…vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế như: hiệu quả công tác tín dụng chưa thực sự cao, cơ chế huy động vốn trên địa bàn Hà Nội còn nhiều hạn chế so với các Ngân hàng thương mại, cơ chế cho vay còn nhiều bất cập,..

Trong phạm vi chuyên đề em đã đưa ra một số giảm pháp nhằm phát triển cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Hà Nội, nhưng những giải pháp đó vẫn chỉ là trên cơ sở lý thuyết. Để đánh giá mức độ ứng dụng các giải pháp này thì điều cần thiết là NHCSXH Hà Nội phải lên kế hoạch, triển khai chi tiết các việc cần làm, hay áp dụng thử để đánh giá kết quả để khắc phục những hạn chế nhằm đạt được những kết quả khả quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết hoạt động của NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội các năm 2004,2006

2. Báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

3. Báo cáo tổng kết chương trình phối hợp chỉ đạo uỷ thác cho vay đối với hộ nghèo năm 2005, 2006

4. Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

5. Báo điện tử Ngân hàng chính sách xã hội (www.vbsp.org.vn) 6. Báo điện tử Hà nội mới (www.hanoimoi.com.vn)

7. Báo điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn) 8. Luận văn tốt nghiệp khoá 44, trường Đại học Kinh tế quốc dân

9. TS Hoa Hữu Lân- Trưởng phòng KH&QLXH- Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học, Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của người nghèo thành thị ở Hà Nội.

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU……….1 NỘI DUNG………..4 Chương I: Cơ sở lý luận về cho vay hộ nghèo tai NHCSXH Việt Nam….4

1.1. Tổng quan về NHCSXH………..4

1.1.2. Mô hình quản lý của NHCSXH………..6

1.1.3. Hoạt động của NHCSXH………8

1.1.3.1. Huy động vốn………8

1.1.3.2. Sử dụng vốn………..10

1.2. Hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH………..12

1.2.1. Nguyên tắc cho vay………12

1.2.2. Các loại hình cho vay……….13

1.2.2.1. Căn cứ vào thời hạn cho vay……….13

1.2.2.2. Căn cứ vào mối quan hệ với người vay……….14

1.2.2.3. Căn cứ vào phương thức cho vay………..15

1.2.2.4. Các hình thức phân loại khác ………15

1.2.3. Điều kiện để được vay vốn……….16

1.2.4. Rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro……….16

1.2.5. Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn………..18

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay hộ nghèo………19

1.3.1. Các nhân tố từ phía NHCSXH……….19

1.3.2. Các nhân tố từ phía khách hàng………...23

1.3.3. Các nhân tố khác………..24

Chương II: Thực trạng cho vay hộ nghèo tại NHCSXHVN Chi nhánh TP Hà Nội………..27

2.1. Khái quát về NHCSXHVN Chi nhánh TP Hà Nội………27

2.1.1. Nhiệm vụ và bộ máy tổ chức kinh doanh………..27

2.1.1.1. Nhiệm vụ………...27

2.1.1.2. Bộ máy tổ chức kinh doanh………...29

2.1.2.1 Về nguồn vốn………....30

2.1.2.2. Về công tác tín dụng………....31

2.1.2.3. Phối hợp với Hội đoàn thể các cấp………...32

2.1.2.4. Tài chính - Kế toán………...33

2.1.2.5. Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ………33

2.2. Thực trạng cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Hà Nội………..34

2.2.1. Tình trạng đói nghèo theo chuẩn mới………34

2.2.2. Cơ sở pháp lý về cho vay hộ nghèo………...35

2.2.3. Tình hình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Hà Nội………38

2.2.3.1. Doanh số, dư nợ...38

2.2.3.2. Tình hình áp dụng các hình thức cho vay………39

2.2.3.3. Nguồn vốn huy động………...40

2.2.4. Đánh giá khái quát về thực trạng cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Hà

Nội……….41

2.2.4.1. Thành tựu đạt được………..41

2.2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân………...42

2.2.4.2.1. Hạn chế………..42

2.2.4.2.2. Nguyên nhân……….43

Chướng III: Giải pháp phát triển cho vay hộ nghèo tại NHCSXHVN Chi nhánh TP Hà Nội………...46

3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHCSXH Hà Nội…….46

3.2. Giải pháp phát triển cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Hà Nội………….. .49

3.2.1.Tăng cường tạo lập nguồn vốn cho NHCSXH Hà Nội………...50

3.2.2. Nâng cao chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu………...53

3.2.4.Đổi mới chính sách cho vay………...54

3.2.5. Cần xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng có kinh nghiệm và trình độ cao ………55

3.2.6. Tăng cường phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động

cho vay………..56

3.2.7. Mở rộng liên kết các tổ chức trong hoạt động tài trợ cho đói nghèo…….56

3.2.8. Cần tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng……….57

3.2.9. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền………58

3.2.10.Tăng cường phối hợp với các tổ chức Hội đoàn thể trong hoạt động cho vay hộ nghèo………..58

3.3. Một số kiến nghị……….59

3.3.1. Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam……….59

3.3.2. Kiến nghị đối với Chính quyền, Hội đoàn thể và UBND TP Hà Nôi……60

KẾT LUẬN……….61

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….62

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP………...63

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN………..64

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội

NHCSXHVN: Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

phố Hà Nội

NHNN: Ngân hàng Nhà nước

NHTM: Ngân hàng Thương mại

NHNo&PTNTVN: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

NHNTVN: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

NHPVNg: Ngân hàng Phục vụ người nghèo

TCKT: Tổ chức kinh tế

UBNDTP Hà Nội: Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội

HĐND: Hội đồng nhân dân

HĐQT: Hội đồng quản trị

BĐDHĐQT: Ban đại diện Hội đồng quản trị

PGD: Phòng giao dịch

Tổ TK&VV: Tổ Tiết kiệm và vay vốn

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hà Nôi (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w