A. ĐẶT VẤN ĐỀ1B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ2I. Cơ sở lý luận21. Khái quát chung về kết hôn và tuổi kết hôn22. Khái quát về tảo hôn3II. Thực trạng nạn tảo hôn ở Việt Nam41. Chuyển biến tích cực42. Tồn tại tiêu cực4III. Những khó khăn đặt ra từ nạn tảo hôn6IV. Nguyên nhân của tảo hôn71. Nguyên nhân khách quan82. Nguyên nhân chủ quan10V. Giải pháp loại bỏ tảo hôn.111. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân112. Nâng cao trình độ văn hóa, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản123. Nâng cao trách nhiệm của chính quyền trong quá trình quản lý134. Cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là nhân dân miền núi, vùng sâu vùng xa135. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung và những quy định về vấn đề tảo hôn nói riêng14C. KẾT LUẬN15
Trang 1BÀI TẬP TIỂU LUẬN MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CHỦ ĐỀ 5: Tảo hôn – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
A ĐẶT VẤN ĐỀ
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc Hôn nhân là sự liên kết giữa nam
và nữ trong quan hệ vợ chồng Sự liên kết này không chỉ là việc riêng tư giữa hai cá nhân mà còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội Do vậy, các quốc gia trên thế giới đều coi hôn nhân là đối tượng của lập pháp nên được điều chỉnh Ở nước ta, sự liên kết giữa nam và nữ trong quan hệ vợ chồng phải được Nhà nước thừa nhận bằng một sự phê chuẩn dưới hình thức pháp lý: đăng ký kết hôn Như vậy, kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn, là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân
Khi thực hiện kết hôn, một trong những điều kiện quan trọng cần phải tuân thủ là độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Theo quy định tại điểm
a, khoản 1, điều 8, Luật Hôn nhân gia đình (HNGĐ) 2014: “ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” Sở dĩ có quy định như vậy là hoàn toàn dựa
trên cơ sở khoa học của điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta, cũng như dựa trên những nghiên cứu về tâm sinh lý của con người Điều quan trọng hơn cả là để họ
có thể đảm đương trách nhiệm làm vợ chồng, làm cha mẹ khi bước vào cuộc sống hôn nhân Từ đó là điều kiện cần thiết để cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc
Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện nay việc nam nữ kết hôn trước độ tuổi luật định (tảo hôn) vẫn diễn ra phổ biến ở một số vùng miền trên cả nước, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi, những nơi trình độ dân trí còn thấp, chất lượng cuộc sống không được đảm bảo Tảo hôn không những thể hiện sự cổ hủ, lạc hậu của chế độ cũ mà nó còn là nguyên nhân cản trở sự
Trang 2phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội Chính vì những lí do đó khiến em có động
lực lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tảo hôn – Thực trạng, nguyên nhân và giải
pháp”.
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Cơ sở lý luận
1 Khái quát chung về kết hôn và tuổi kết hôn
Kết hôn là sự kiện pháp lý được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ, khi hai bên nam nữ tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn Trên cơ sở đảm bảo sự tồn tại bền vững của hôn nhân, cùng với sự nghiên cứu quá trình phát triển về tâm sinh lý của con người, vào khả năng nhận thức, khả năng chịu trách nhiệm duy trì cuộc sống hôn nhân, đặc điểm kinh tế - xã hội mà pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về độ tuổi kết hôn của nam và nữ Từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay, các đạo luật HNGĐ các năm 1959, 1986, 2000 đều quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu của nam là 20, nữ là 18 Đến Luật HNGĐ 2014 thì có quy định chặt chẽ hơn: nam từ
đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi
Quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu không những đảm bảo con cái sinh ra được khỏe mạnh về thể lực và trí lực, được chăm sóc, giáo dục toàn diện để trở thành công dân có ích cho xã hội mà còn bảo vệ quyền lợi cho người vợ sau kết hôn (quyền yêu cầu ly hôn, quyền tự quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân ) Như vậy, quy định độ tuổi kết hôn là để bảo vệ lợi ích cho cá nhân, gia đình và xã hội Trên quan điểm tự do hôn nhân, khi đã đến tuổi, nam nữ kết hôn khi nào là tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện và sở thích của mỗi cá nhân theo khuôn khổ pháp luật Pháp luật không quy định độ tuổi kết hôn tối đa cũng như không quy định sự chênh lệch tuổi giữa vợ và chồng.[1]
2 Khái quát về tảo hôn
Trang 3Tuổi kết hôn tối thiểu đã được thi hành ở Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ trước Song, trên thực tế vẫn có không ít trường hợp tảo hôn xảy ra trên toàn quốc Tảo hôn là vấn đề mang tính thực tiễn, một sự thật khách quan đã và đang tồn tại trong thực tế Xét thấy tầm ảnh hưởng của nó là không nhỏ, các nhà làm luật đã nêu ra khái niệm tảo hôn trong khoản 8, điều 3, Luật HNGĐ 2014:
“Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này” (tức nam chưa đủ 20
tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi)
Ta thấy, trong quy định của luật đề cập đến “tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng ” mà không nói rằng “tảo hôn là việc kết hôn ” Điều này chứng tỏ
rằng, nam nữ lấy vợ, lấy chồng trước tuổi thì chắc chắn không thể đăng ký kết hôn nên mặc dù có chung sống như vợ chồng trên thực tế cũng không được pháp luật công nhận Nếu trong thời gian chung sống, các bên nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến ly hôn thì yêu cầu của họ cũng không đươc Tòa án chấp nhận mà Tòa án chỉ tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng Hoặc có thể sau một thời gian chung sống, một trong hai bên đăng ký kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác mà phát sinh tranh chấp thì việc giải quyết không thể thấu tình đạt
lý Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm lý, tình cảm hoặc thiệt hại về tài sản cho một trong hai bên mà còn gây khó khăn cho cơ quan hộ tịch cũng như Tòa án trong việc giải quyết những tranh chấp phát sinh.[1]
Tảo hôn là hành vi bị cấm theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 5, Luật HNGĐ 2014 Những trường hợp tảo hôn, tổ chức tảo hôn đều bị coi là vi phạm pháp luật và tùy theo mức độ vi phạm đối với từng trường hợp cụ thể có thể bị
xử phạt vi phạm hành chính theo điều 47, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 183 Bộ luật hình sự
2015
II Thực trạng nạn tảo hôn ở Việt Nam
1 Chuyển biến tích cực
Trang 4Trong nhiều năm trở lại đây, cùng với việc ban hành các đạo luật về hôn nhân gia đình, Nhà nước đã không ngừng phổ biến, tuyên truyền rộng rãi quy định của pháp luật trên các phương tiên thông tin đại chúng; treo băng rôn, khẩu hiệu, tranh cổ động để nâng cao hiểu biết người dân từ đó nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật về độ tuổi kết hôn cũng như kế hoạch hóa gia đình Nhờ vậy, theo khảo sát của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, trong những năm 2005 – 2010, tình trạng tảo hôn ở các dân tộc thiểu số giảm từ 80% xuống còn 31% Nhiều người đã hiểu rõ và thay đổi quan điểm về thủ tục lạc hậu, chấp hành tốt quy định của pháp luật
Tỉnh Yên Bái, một địa phương tiêu biểu về vấn nạn tảo hôn cũng đạt được nhiều tiến bộ đáng kể Thông qua Dự án “Can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn
và kết hôn cận huyết thống” triển khai ở 15 xã thuộc 4 huyện Văn Chấn, Văn
Yên, Trạm Tấu và Mù Cang Chải, đồng bào đã được nâng cao nhận thức về tác hại của việc tảo hôn và kết hôn cận huyết thống Nhờ đó, số cặp tảo hôn đã giảm
từ 31,1% (năm 2011) xuống 22,2% (năm 2013) Năm 2014, số cặp tảo hôn còn
77 trường hợp Sáu tháng đầu năm 2015, chỉ có 31 trường hợp tảo hôn.[4]
2 Tồn tại tiêu cực
Tuy đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phổ biến pháp luật, nhưng tình trạng tảo hôn vẫn còn khá nhức nhối và diễn biến phức tạp Kết quả điều tra năm 2015 của Ủy ban Dân tộc về vấn đề tảo hôn tại Việt Nam cho thấy, tình trạng tảo hôn xảy ra ở 63 tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt các dân tộc thiểu
số sinh sống ở vùng khó khăn chiếm tỉ lệ tảo hôn cao nhất Điều này làm giảm chất lượng dân số tương lai, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và sức khỏe của các
em gái và trẻ sơ sinh
Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 Dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2015, do Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê phối hợp thực hiện, tỷ lệ tảo hôn chung trong các DTTS là 26,6%, tỷ lệ tảo hôn cao nhất thuộc các DTTS sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội rất khó khăn như: Ơ Đu
Trang 573%; Mông 59,7%; Xinh Mun 56,3%; La Ha 52,7%; Rơ Măm 50%, Brâu 50%,
…[5]
Trung du miền núi phía Bắc là các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao hơn so với các
vùng khác trong cả nước Trong độ tuổi từ 10 - 17 tuổi, cứ 10 em trai thì có 1 em
có vợ, 5 em gái có 1 em có chồng Các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao là Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, trong đó tỉnh Lai Châu
có tỷ lệ tảo hôn cao nhất là 18,6% [6] Theo phong tục của nhiều dân tộc, trẻ em khi đến tuổi 14 - 15 hoặc thậm chí sớm hơn đã đến tuổi dựng vợ, gả chồng Cha
mẹ hai bên sẽ làm lễ dạm ngõ rồi làm lễ cưới cho con Nếu bị chính quyền địa phương biết và can thiệp, họ sẽ xin khất để đến khi đủ tuổi sẽ làm thủ tục đăng
ký kết hôn
Tại xã Nậm Có, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái, chính chủ tịch xã lại
là người đồng tình với lệ tảo hôn và là ông bố của “chú rể” tảo hôn, đối với những trường hợp vi phạm như vậy, cán bộ đến lập biên bản xử phạt hành chính, nhưng nộp phạt xong thì họ lại tiếp tục về sống chung với nhau, đợi đến khi đủ tuổi làm đăng ký kết hôn Có những trường hợp thương tâm, người phụ nữ tìm đến cái chết bằng lá ngón nên chính quyền lại trùng xuống, không cấm nữa Hỏi người dân thì họ trả lời: “Cán bộ phạt thì phạt thôi, còn lấy nhau chúng tôi vẫn lấy chứ” Vậy là phép vua đã thua lệ làng và tảo hôn vẫn diễn ra như một tất yếu
Tại một số buôn làng ở Tây Nguyên, do nhận thức còn hạn chế nên vẫn
tồn tại việc trai gái lấy vợ, lấy chồng sớm, dẫn đến nhiều hệ lụy cho gia đình, xã hội Nạn tảo hôn đang là thực trạng nhức nhối Qua tìm hiểu, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS tại Gia Lai đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây Theo số liệu thống kê của Sở Tư pháp, trong vòng 10 năm trở lại đây, riêng tỉnh Gia Lai xảy ra 1.118 vụ tảo hôn Tình trạng bỏ học, lấy chồng, vợ sớm ở các tỉnh Tây Nguyên đang rất báo động Năm 2011, tỉnh Kon Tum có khoảng 200 cặp tảo hôn và đến nay, con số đó tăng lên khá nhiều, tập trung ở ba huyện: Đác Tô, Ngọc Hồi và Đác Glei Thống kê của Ủy ban Dân số - Gia đình
Trang 6và Trẻ em tỉnh Kon Tum, tại xã Rờ Kơi, trong tổng số 333 trường hợp được khảo sát, có tới 269 trường hợp tảo hôn, chiếm 80,78%; trong số 269 trường hợp tảo hôn, nữ chiếm 76,95%, nam chiếm 23,05%, có đến 93,39% lấy nhau do tự nguyện, 193 người chưa đăng ký kết hôn.[7]
Phó Chủ tịch UBND xã Đác Rơ Nga, huyện Đác Tô, A Hrút bộc bạch: "Ở
xã mình, tình trạng học sinh bỏ học, bắt chồng vẫn xảy ra, mặc dù UBND xã hằng tuần đều họp giao ban để triển khai cho các ban ngành, nhất là các chị em
ở chi hội phụ nữ về các thôn, làng tích cực tuyên truyền, vận động bà con bỏ các
hủ tục lạc hậu, trong đó có nạn tảo hôn, đời sống gia đình sẽ khổ, sẽ thiếu đói, con cái không biết chữ Thế nhưng bà con không chịu nghe"
Không riêng gì các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ hay Tây Nguyên, tại các khu vực đồng bằng thành thị, tình trạng tảo hôn vẫn còn diễn ra dải dác Tại
An Giang có 185 cặp vợ chồng tảo hôn, tại Đồng Tháp có 179 cặp, Ninh Thuận
76 cặp Ngay cả 2 trung tâm kinh tế hàng đầu là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn các cặp đôi tảo hôn với con số lần lượt là 42 và 37 cặp Từ các số liệu nêu ra trên đây, có thể thấy, vấn nạn tảo hôn vẫn còn diễn ra ở hầu khắp các địa phương trong cả nước, từ Bắc vào Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến đồng bằng
III Những khó khăn đặt ra từ nạn tảo hôn
Thứ nhất, các cặp vợ chồng tảo hôn còn quá trẻ, còn phụ thuộc vào gia
đình và chưa thể sống tự lập, thậm chí theo pháp luật thì năng lực hành vi dân sự của họ chưa đầy đủ Những trường hợp tảo hôn ra ở riêng sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hơn những cặp đôi trưởng thành Khi xảy ra mâu thuẫn dẫn đến
ly hôn lại gây khó khăn cho gia đình và chính quyền khi giải quyết tranh chấp
Thứ hai, tảo hôn sẽ sinh ra những đứa trẻ còi cọc, khả năng chống lại
bệnh tật kém cho nên dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh hiểm nghèo, rất khó chữa Ngoài ra, những đứa con kém phát triển về trí tuệ, khả năng học tập kém, không
có khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học, công nghệ mới, sẽ không thể phát
Trang 7triển được sản xuất cũng như kinh doanh Như vậy, gia đình phải chăm lo sức khỏe cho con nhiều hơn, tốn kém nhiều tiền của hơn và sẽ rất khó thoát khỏi đói nghèo, dòng dõi gia đình sẽ bị suy thoái
Thứ ba, tảo hôn thì vợ, chồng sẽ không có điều kiện học tập, rèn luyện,
phấn đấu để trưởng thành cũng như chăm lo cho gia đình, mặt khác chưa phát triển đầy đủ về cả sinh lý và tâm lý, chưa đủ khả năng để chăm sóc con phát triển một cách bình thường, khỏe mạnh, dạy dỗ con đàng hoàng, học hành tử tế,
do vậy những đứa con đó lớn lên sẽ rất thua thiệt về nhiều mặt như sức khỏe, học hành, tìm việc làm…
Thứ tư, xã hội sẽ phải chăm lo nhiều hơn về mặt y tế, điều kiện học hành,
việc làm đặc biệt là trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗi con người phải có trí tuệ phát triển, có thể hình, có sức khỏe tốt những đứa con của những người tảo hôn sẽ không đáp ứng được yêu cầu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Thứ năm, đói nghèo - thất học - tảo hôn là một vòng luẩn quẩn, là một
chuỗi các mắt xích khép kín, khó có lối thoát Thực tế cho thấy, nơi nào có tỷ lệ đói nghèo cao thì tỉ lệ tảo hôn cũng cao Như đã nghiên cứu, phát triển kinh tế
-xã hội và giáo dục là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn Tuy nhiên,
ở góc nhìn này, ta thấy trình độ phát triển kinh tế và giáo dục còn là hậu quả của tảo hôn, làm suy giảm chất lượng cuộc sống
IV Nguyên nhân của tảo hôn
Có thể nói, tảo hôn là một hủ tục có từ rất lâu đời, là hệ quả của nhận thức yếu kém Từ những thực trạng của tảo hôn, có thể đánh giá rằng nó có rất nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.Trước tình trạng báo động về nạn tảo hôn như hiện nay, việc nghiên cứu và chỉ rõ nguyên nhân của vấn đề là công việc hết sức quan trọng bởi có hiểu rõ được căn
Trang 8nguyên, mấu chốt của vấn đề mới có thể đưa ra được những giải pháp mang tính thiết thực, hiệu quả để ngăn chặn triệt để vấn nạn này
1 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do ảnh hưởng bởi những quan niệm, thành kiến, phong tục tập quán lạc hậu
Phong tục, tập quán của các DTTS tồn tại và ăn sâu trong nhận thức của người dân từ nhiều đời nay và ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ trong đời sống, sinh hoạt của phần lớn đồng bào các DTTS Quan hệ hôn nhân và gia đình cũng không nằm ngoài sự chi phối đó, một số tập tục vẫn còn duy trì đến bây giờ Đối với họ, việc kết hôn chủ yếu được thực hiện theo phong tục, tập quán; việc lấy
vợ, lấy chồng mà chỉ cần sự đồng ý của những người đứng đầu trong làng hoặc của cha mẹ hai bên nam nữ và sự chứng kiến của gia đình, họ hàng, làng xóm Quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy; quan niệm kết hôn trong họ tộc để lưu giữ tài sản trong gia đình không mang của cải sang họ khác hay như tục lệ bắt
vợ, tục “nối dây”, cưỡng ép hôn nhân Tục bắt vợ ngày trước được coi là một nét đẹp văn hóa, nhưng hiện nay, tục bắt vợ kéo theo nhiều kệ lụy khôn lường như nạn tảo hôn, nạn bắt cóc, buôn bán người trái phép Không chỉ vậy, xuất phát từ những hạn chế trong cuộc sống với thói quen ở vùng núi xa xôi hẻo lánh, nhà nào cũng có tâm lý muốn sớm có con đàn cháu đống, thêm lao động cho gia đình Nhà nào có con gái thì muốn gả sớm để bớt miệng ăn, nhà nào có con trai thì muốn cưới vợ sớm để lo toan cuộc sống, có thêm lao động trong gia đình
Thứ hai, do tác động, ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, con người dần biến đổi để thích nghi được với những điều kiện mới Họ trở nên năng động, sáng tạo, linh hoạt và độc lập hơn trong cách nghĩ, cách làm Quan điểm đời sống của họ cũng trở nên cởi mở hơn, đơn giản hơn, không bị gò bó bởi quan niệm thành kiến đạo đức xưa Vì vậy, con người dễ dàng thiết lập các mối quan hệ với nhau Một trong những hệ lụy đó là việc chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ trở nên hết sức bình
Trang 9thường và làm gia tăng tỉ lệ mang thai sớm dẫn đến tăng tỉ suất sinh con vị thành niên Đây cũng là nguyên nhân khách quan làm gia tăng tình trạng tảo hôn ở vùng DTTS
Thứ ba, do quy định của pháp luật còn chưa phù hợp.
Tình trạng lơi lỏng pháp luật, thực thi pháp luật chưa kiên quyết, triệt để trong lĩnh vực quản lý đăng ký kết hôn cũng như trong lĩnh vực hộ tịch Chế tài của Luật còn chưa nghiêm khắc, chưa đủ sức răn đe Điều 47, Nghị định số 110/2013/NĐ – CP của chính phủ quy định về mức xử phạt đối với hành vi tảo
hôn và tổ chức tảo hôn như sau: “Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn:
1 Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi
tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.”
Thay cho trước đây ở Nghị định 87/2001/ NĐ – CP quy định hình thức phạt đối với hành vi tổ chức tảo hôn và cố ý duy trì quan hệ hôn nhân trái pháp luật mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó chỉ
là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng Hiện nay, quy định hình thức xử phạt đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa
đủ tuổi kết hôn là phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng Tuy tiền phạt
có tăng lên nhưng so với giá trị của đồng tiền đang trượt giá như hiện nay thì chẳng khác nào giảm mức phạt, bởi ngày đó giá vàng rơi vào khoảng 530.000 đồng/chỉ còn bây giờ đã là 3.680.000 đồng/chỉ Đối với khoản 2 điều này thì liệu rằng có được bao nhiêu trường hợp trong tổng số vụ tảo hôn được mang ra trước pháp luật để nhận phán quyết của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật? Chắc hẳn con số đó chỉ là một tỷ lệ rất nhỏ nếu không muốn nói là chỉ đếm trên đầu ngón tay Với đa số các gia đình nghèo, họ không
có khả năng nộp phạt thì khả năng thực hiện biện pháp cưỡng chế của chính
Trang 10quyền địa phương sẽ là rất khó khăn Còn đối với những gia đình có điều kiện thì khỏi nói, họ sẵn sang mang tiền đi nộp phạt để đạt mục đích Họ cho rằng nộp phạt là tuân thủ pháp luật và nộp xong họ sẽ được công nhận là vợ chồng
Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật còn nhiều hạn chế
Ở nhiều vùng DTTS, trình độ dân trí thấp, người dân tộc do bất đồng ngôn ngữ nên không thể hiểu rõ ý nghĩa của các quy định của pháp luật và điều này cũng gây nhiều khó khăn trong việc trang bị, tuyên truyền pháp luật đến người dân Ngoài ra, phần lớn các trường hợp tảo hôn đều rơi vào các hộ nông thôn, thanh thiếu niên bỏ học, trình độ hiểu biết hạn chế Có thể nhận định rằng, công tác tuyên truyền, giáo dục về luật Hôn nhân – gia đình chưa được thực hiện một các sâu rộng và hiệu quả Các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền chưa có sự quan tâm đúng mức đến nhận thức của nhân dân, chưa có giải pháp mạnh mẽ để chấn chỉnh và xử lý triệt để những trường hợp tảo hôn và tổ chức tảo hôn
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như các gia đình ở Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi còn chưa được quan tâm đúng mức; công tác giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên còn ít, mới chỉ dừng lại ở các thành phố lớn Mặt khác, một số gia đình mải làm ăn, không quan tâm đến sự phát triển tâm lý cũng như thể chất của con em mình, hay một số gia đình bố mẹ ly hôn, cãi nhau tạo tâm lý chán chường, bất cần, buông thả ở một bộ phận thanh niên Vì vậy, nhiều em đã làm cha, làm mẹ khi đang độ tuổi vị thành niên
2 Nguyên nhân chủ quan
Do trình độ dân trí và ý thức pháp luật của người dân còn hạn chế
Trình độ dân trí thấp kém kéo theo bao hậu quả như các tệ nạn xã hội phát triển và một trong số đó là nạn tảo hôn cũng bùng nổ Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định về phổ cập giáo dục tiểu học, nhưng đối với vùng dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn vẫn đang gặp phải các thách thức lớn về chất lượng giáo dục và bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa nhóm