36 Bảng 3.6: Bảng số liệu độ giảm nhiệt độ đông đặc theo thực nghiệm của dung dịch muối NaCl tạp chất.. Mục đích của đề tài Xây dựng thí nghiệm sự giảm điểm đông đặc nhằm xác định sự
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ
LÊ BÍCH LIÊN
XÂY DỰNG THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT SỰ GIẢM NHIỆT
ĐỘ ĐÔNG ĐẶC CỦA DUNG DỊCH NaCl
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: SƯ PHẠM VẬT LÝ
MÃ NGÀNH: 102
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ
LÊ BÍCH LIÊN
XÂY DỰNG THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT SỰ GIẢM NHIỆT
ĐỘ ĐÔNG ĐẶC CỦA DUNG DỊCH NaCl
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: SƯ PHẠM VẬT LÝ
MÃ NGÀNH: 102
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS NGUYỄN THANH LOAN
TP HỒ CHÍ MINH – 2017
Trang 3Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô trong khoa Vật lý trường Đại học
Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã tạo những điều kiện tốt nhất giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn
Em xin chân thành cảm ơn cô hướng dẫn Th.S Nguyễn Thanh Loan - Đại học
Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu giúp
đỡ em hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô phụ trách phòng thí nghiệm Vật lý nâng cao: thầy Nguyễn Hoàng Long đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn gia đình cùng bạn bè đã luôn bên cạnh giúp đỡ tôi
Kính chúc quý Thầy, Cô cùng bạn bè nhiều sức khỏe và thành công!
TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 04 năm 2017
Sinh viên
Lê Bích Liên
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ iv
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích của đề tài 1
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Nhiệm vụ 2
6 Đóng góp luận văn 3
7 Cấu trúc luận văn 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 Cơ sở khoa học 4
1.1.1 Sự đông đặc 4
1.1.2 Dung dịch 5
1.1.3 Nguyên tắc xác định nhiệt độ đông đặc 6
1.1.4 Các kiến thức liên quan 6
1.2 Cơ sở thực tiễn 8
1.3 Phần mềm Cassy Lab 12
1.3.1 Định nghĩa Cassy Lab 12
1.3.2 Giới thiệu phần mềm 12
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG THÍ NGHIỆM ĐO ĐỘ GIẢM NHIỆT ĐỘ ĐÔNG ĐẶC CỦA DUNG DỊCH NaCl 14
Trang 52.1 Mục đích thí nghiệm 14
2.2 Cơ sở lý thuyết 14
2.3 Thực hành thí nghiệm 17
2.3.1 Dụng cụ thí nghiệm 17
2.3.2 Lắp ráp thí nghiệm 21
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM 25
3.1 Mục đích thí nghiệm 25
3.2 Tiến hành thí nghiệm 25
3.3 Kết quả 28
3.3.1 Kết quả thí nghiệm 28
3.3.2 Phân tích kết quả thí nghiệm 32
3.3.3 Xử lí số liệu và nhận xét 33
KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC 41
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Danh mục các thiết bị 17
Bảng 3.1: Bảng số liệu độ giảm nhiệt độ đông đặc theo thực nghiệm của dung dịch
muối tinh khiết 32
Bảng 3.2: Bảng số liệu độ giảm nhiệt độ đông đặc theo lý thuyết của dung dịch muối
NaCl tinh khiết 33
Bảng 3.3: Bảng kết quả tính sai số của dung dịch muối NaCl tinh khiết 35
Bảng 3.4: Bảng so sánh độ giảm nhiệt độ theo thực nghiệm và lý thuyết của dung dịch
muối NaCl tinh khiết 35
Bảng 3.5: Bảng tính độ sai lệch tỉ đối của phép đo độ giảm nhiệt độ đông đặc của dung
dịch muối NaCl tinh khiết 36
Bảng 3.6: Bảng số liệu độ giảm nhiệt độ đông đặc theo thực nghiệm của dung dịch
muối NaCl tạp chất 37
Bảng 3.7: Bảng so sánh độ hạ nhiệt độ đông đặc của muối tinh khiết và muối tạp chất.
37
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Giản đồ pha của cân bằng lỏng / hơi và lỏng / rắn của dung dịch nước chứa
chất tan không bay hơi 5
Hình 1.2: Thí nghiệm kết nối với máy tính sử dụng cảm biến và phần mềm Cassy Lab 12
Hình 1.3: Giao diện của phần mềm Cassy Lab 13
Hình 1.4: Vẽ đồ thị sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của dung dịch 13
Hình 2.1: Trục giá đỡ 22
Hình 2.2: Thiết bị hạ điểm hóa rắn 23
Hình 2.3: Gắn thiết bị lên giá đỡ 23
Hình 2.4: Hai đầu dò nhiệt độ nối với cổng A của thiết bị Cassy 24
Hình 2.5: Kết nối thiết bị Cassy với máy tính 24
Hình 3.1: Cho hỗn hợp nước đá và muối vào cốc thủy tinh 26
Hình 3.2: Cân khối lượng muối NaCl 27
Hình 3.3: Dung dịch muối NaCl cần khảo sát 27
Trang 8Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn đường cong lạnh của nước tinh khiết 28
Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn đường cong lạnh của dung dịch nước và 0,5g NaCl 29
Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn đường cong lạnh của dung dịch nước và 0,6g NaCl 29
Hình 3.7: Đồ thị biểu diễn đường cong lạnh của dung dịch nước và 0,72g NaCl 30
Hình 3.8: Đồ thị biểu diễn đường cong lạnh của dung dịch nước và 0,92g NaCl 30
Hình 3.9: Đồ thị biểu diễn đường cong lạnh của dung dịch 0,5g NaCl tạp chất 31
Hình 3.10: Đồ thị biểu diễn đường cong lạnh của dung dịch 0,6g NaCl tạp chất 31
Trang 9đề tài: “Xây dựng thí nghiệm khảo sát sự giảm nhiệt độ đông đặc của dung dịch
NaCl”
2 Mục đích của đề tài
Xây dựng thí nghiệm sự giảm điểm đông đặc nhằm xác định sự giảm điểm đông đặc sau khi hòa tan chất điện phân NaCl vào nước bằng cách so sánh giữa giá trị lý thuyết và thực nghiệm Xác định số ion mà chất điện phân phân ly
Trang 10 Xác định khối lượng mol biểu kiến của chất phi điện phân từ giá trị của sự giảm điểm đông đặc
3 Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết về điểm đông đặc của một dung dịch; cách xây dựng thí nghiệm sự giảm điểm đông đặc; sự giảm điểm đông đặc của dung dịch NaCl
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: đọc và nghiên cứu tài liệu về sự biến đổi pha của vật chất, sự nóng chảy và sự đông đặc; cấu tạo và công dụng của các dụng cụ để thiết kế thí nghiệm, tham khảo những thí nghiệm tương tự
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Nhờ giảng viên hướng dẫn và các giảng viên khác trong khoa vật lý góp ý về thiết kế bộ thí nghiệm
Phương pháp thực nghiệm: thiết kế và lắp rắp thí nghiệm; đo đạc, xử lí và phân tích các kết quả thực nghiệm so sánh với kết quả lý thuyết, đánh giá độ chính xác của bộ thí nghiệm
5 Nhiệm vụ
Nghiên cứu cơ sở lý luận về sự đông đặc của dung dịch NaCl
Nghiên cứu cấu tạo và công dụng các dụng cụ thí nghiệm và lắp rắp thí nghiệm
Tiến hành thực nghiệm: khảo sát sự giảm điểm đông đặc của hỗn hợp chất điện phân NaCl và nước; khảo sát dung dịch muối tạp chất và so sánh với dung dịch muối tinh khiết
Xử lí kết quả thí nghiệm
Đánh giá thí nghiệm rút ra ưu nhược điểm từ đó đề xuất hướng cải tiến phù hợp
Trang 116 Đóng góp luận văn
Xây dựng thành một bài báo cáo thí nghiệm có thể đóng góp vào học phần thí nghiệm cơ nhiệt
Làm tài liệu tham khảo
7 Cấu trúc luận văn
Dựa vào mục đích, hướng nghiên cứu trên luận văn trình bày gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Xây dựng thí nghiệm đo độ giảm nhiệt độ đông đặc của dung dịch muối NaCl
Chương 3: Thực nghiệm
Trang 12CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Cơ sở khoa học
1.1.1 Sự đông đặc
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc Phần lớn các chất đông đặc ở một nhiệt độ xác định Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ đông đặc, nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của chất không thay
đổi
Một cách định nghĩa khác: “Nhiệt độ đông đặc của chất lỏng là nhiệt độ mà tại đó
áp suất hơi bão hoà của pha lỏng bằng áp suất hơi bão hoà của pha rắn” [4]
Ví dụ như, với nước nguyên chất có nhiệt độ đông đặc là 00C ứng với áp suất hơi bão hòa của nước đá và nước lỏng là 0,006atm Việc hòa tan chất tan vào nước sẽ làm cho dung dịch có nhiệt độ đông đặc thấp hơn nước nguyên chất, bởi vì sự hiện diện của chất tan trong nước sẽ làm cho áp suất hơi của nước trong dung dịch thấp hơn áp suất hơi của nước đá, do đó tại nhiệt độ này dung dịch không thể đông đặc vì không có sự cân bằng của áp suất hơi giữa pha lỏng và pha rắn Nếu ta hạ nhiệt độ, áp suất hơi của pha rắn giảm nhanh hơn pha lỏng, kết quả sẽ dẫn đến sự cân bằng áp suất hơi của hai pha lỏng và rắn và lúc này dung dịch sẽ đông đặc Do chất tan làm hạ nhiệt độ đông đặc của nước, nên các chất như NaCl, CaCl2 thường được rải trên các vỉa hè hoặc đường lộ để tránh sự đóng băng trong mùa đông ở các nước ở vùng lạnh giá, dĩ nhiên với điều kiện nhiệt độ bên ngoài không quá thấp
Trang 13Hình 1.1 Giản đồ pha của cân bằng lỏng / hơi và lỏng / rắn của dung dịch nước chứa
chất tan không bay hơi
Từ giản đồ ta có thể kết luận: sự hiện diện của chất tan không bay hơi làm mở rộng khoảng nhiệt độ mà dung dịch tồn tại ở trạng thái lỏng Cũng giống như độ tăng nhiệt
độ sôi, độ hạ nhiệt độ đông đặc của dung dịch so với dung môi nguyên chất phụ thuộc vào nồng độ của chất tan
Trang 14Khối lượng phân tử: 58,44 g/mol
Tính chất vật lí: chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước, nhiệt độ nóng chảy cao, nặng hơn nước
1.1.2.3 Nồng độ dung dịch
Nồng độ dung dịch là đại lượng biểu thị chất tan trong dung dịch Có một số cách biểu thị tùy vào mục đích sử dụng Trong bài luận văn này, tôi sử dụng nồng độ molan Nồng độ molan biểu thị số mol chất tan trong 1000g dung môi [5]
Kí hiệu: m hay Cm
1.1.3 Nguyên tắc xác định nhiệt độ đông đặc
Nhiệt độ đông đặc của một dung dịch là thấp hơn so với các dung môi tinh khiết Nhiệt độ đông đặc của dung dịch có thể được xác định bằng thực nghiệm sử dụng một thiết bị phù hợp Và biết được hằng số nghiệm lạnh của một dung môi thì khối lượng phân tử của các chất hòa tan trong nó có thể được xác định
1.1.4 Các kiến thức liên quan
Hóa thế
Hóa thế là số đo khả năng sinh công của hệ khi thêm một cấu tử nào đó vào hệ, đặc trưng cho độ hoạt động của cấu tử ở trạng thái đang xét, khả năng tham gia vào quá trình hóa học của cấu tử và tính không bền của cấu tử: tự chuyển từ trạng thái hóa thế cao sang trạng thái có hóa thế thấp hơn [6]
μ| μ | RTln
Trang 15 μ |: thế hóa chuẩn của i
xi: phần tử của i trong dung dịch
Phương trình Gibbs-Helmholtz: dạng vi phân mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ đến thế đẳng áp G [6]
∆TF: độ giảm nhiệt độ đông đặc
m: nồng độ molan chất tan trong dung dịch
Kc: hằng số nghiệm lạnh của dung môi Kc không phụ thuộc vào bản chất của chất tan mà chỉ phụ thuộc vào bản chất của dung môi
Để áp dụng được định luật Raoult, Van’t Hoff phải đưa thêm hệ số điều chỉnh i (gọi là hệ số đẳng trường hay hệ số Van’t Hoff) [5]
Đối với dung dịch loãng của các chất không điện li: i = 1
Đối với dung dịch loãng của axit, bazo hay muối: i > 1.
Trang 161.2 Cơ sở thực tiễn
Để xây dựng một bài thí nghiệm hoàn chỉnh nhất thì việc tham khảo phương pháp của một số nhà nghiên cứu đã làm là cần thiết Bài thí nghiệm này được xây dựng và áp dụng chủ yếu ở nước ngoài [8], tại Việt Nam chưa có một báo cáo hoàn chỉnh về vấn
đề xây dựng thí nghiệm này Họ đã xây dựng thành các bài thí nghiệm cho học sinh, sinh viên thực hành Với phương pháp xây dựng như sau:
Dựa trên những cơ sở, nguyên tắc xác định nhiệt độ đông đặc, họ khảo sát nhiều dung dịch khác nhau như muối NaCl, dung dịch Methanol CH3OH, Axit Stearic CH3-(CH2)16-COOH, cyclohexane C6H12,…Trên nguyên tắc làm lạnh dung dịch bằng hỗn hợp nước đá và muối Sau đó, ghi lại sự thay đổi nhiệt độ của dung dịch từng phút một bằng những cách sau :
Dùng nhiệt kế và đồng hồ bấm giây để đo Cách này cần sự tỉ mỉ, thủ công, thường kết quả chính xác không cao, tốn nhiều thời gian vì phải làm đi làm lại nhiều lần để có kết quả chính xác
Do đó, các nhà nghiên cứu đã cải tiến và đưa ra những phần mềm kết nối với máy tính để đo chính xác nhiệt độ hơn Trong các bài thí nghiệm trên, họ đa số sử dụng những thiết bị, phần mềm kết nối với máy tính để việc đo đạc trở nên chính xác hơn Một số chương trình phần mềm họ sử dụng như là LabPro System, MicroLab, CassyLab,…
Từ đó, tính toán theo lý thuyết để kiểm chứng lại thực nghiệm
Xây dựng công thức xác định nhiệt độ đông đặc
Áp suất hơi của một chất lỏng được hạ xuống khi chất lỏng được làm lạnh Tại thời điểm đóng băng, áp lực hơi của pha lỏng và rắn đều giống nhau Nếu một lượng nhỏ chất B tan trong dung môi A, nhiệt độ chảy của dung dịch giảm so với của dung môi A Điều này được dự báo là dung môi thì có thể kết tinh còn hỗn hợp thì không thể thành
Trang 17tinh thể Thế hóa μ| của chất A trong hỗn hợp tại nồng độ cao:
Thế hóa của pha rắn tinh khiết μ cân bằng với pha lỏng tương ứng với thế hóa chuẩn
μ của dung môi A (μ μ ) Khi cả 2 pha cân bằng ta được μ μ|
dlnx
Các phản ứng tổng hợp enthalpy Δ có thể được coi là liên tục với sự thay đổi nhiệt
độ nhỏ Tích phân phương trình (5) với xa tiến tới 1 và T tiến tới T0
R
1T
1T
Δ HR
Bởi ∆T T T rất nhỏ so với T0 , do đó TT0 = T0 Nếu 1 lượng xB thay thế, do đó
xA được thay bằng 1
Trang 18Trong dung dịch loãng, lượng chất tan có thể biểu thị gần đúng bằng mB MA / mA MB
MA, MB và mA, mB là khối lượng mol và khối lượng của dung môi A và chất tan B
Với KC không đổi được gọi là hằng số nghiệm lạnh
Ta có Kc của nước là 1,858 kg.K/mol
Khi xác định khối lượng mol của một chất hòa tan, thực tế là số mol nB tương ứng với
số lượng của các hạt tự do chuyển động phải được đưa vào xem xét Nếu nB phân tách thành các hạt nhỏ hơn z trong dung dịch, sau đó số mol thực hiện là
Trang 19n n 1 z 1 α (1.12)
Với α là mức độ phân ly Dưới những điều kiện nhất định, việc xác định khối lượng mol bằng phép nghiệm sôi, do đó chỉ cung cấp khối lượng mol rõ ràng MS có sau đó được chuyển đổi:
Khi nồng độ cao hơn, sự tương tác giữa các ion cũng được đưa vào Hệ số thẩm thấu f0
được sử dụng để mô tả sự tương tác này Hệ số này có giá trị vào khoảng 0 đến 1 và giá trị 1 là giá trị lý tưởng
Trang 201.3 Phần mềm Cassy Lab
1.3.1 Định nghĩa Cassy Lab
Cassy Lab là phần mềm xử lí số liệu thu thập được từ cảm biến Cassy Phần mềm này cung cấp cho người dùng nhiều tiện ích, giao diện đơn giản và dễ sử dụng để phân tích các kết quả thí nghiệm
Hình 1.2 Thí nghiệm kết nối với máy tính sử dụng cảm biến và phần mềm Cassy Lab
1.3.2 Giới thiệu phần mềm
Trong thí nghiệm này, tôi sử dụng phần mềm Cassy Lab để vẽ đồ thị Phần mềm Cassy Lab có thể:
Thu thập dữ liệu trực tiếp từ cảm biến
Lấy ra các số liệu và vẽ đồ thị để mô tả kết quả thí nghiệm
In đồ thị và bảng dữ liệu
Trang 21Mở chương trình Cassy trên máy tính ta thấy hộp thoại
Hình 1.3 Giao diện của phần mềm Cassy Lab
Sau khi thu thập số liệu về nhiệt độ của dung dịch từ cảm biến Cassy sẽ được phần mềm Cassy Lab vẽ thành đồ thị theo thời gian và bảng số liệu tương ứng của nhiệt độ theo thời gian cũng được ghi lại một cách chính xác Từ đó, ta thu được đồ thị biểu diễn đường cong lạnh của dung dịch và xác định được nhiệt độ đông đặc của dung dịch theo thực nghiệm
Hình 1.4 Vẽ đồ thị sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của dung dịch
Trang 22CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG THÍ NGHIỆM ĐO ĐỘ GIẢM NHIỆT ĐỘ
ĐÔNG ĐẶC CỦA DUNG DỊCH NaCl
ΔTF = T0
Trong đó, T0
F: điểm đông đặc của dung môi tinh khiết (nước)
ΔTF: độ giảm nhiệt độ đông đặc của dung dịch (dung dịch NaCl)
TF: điểm đông đặc của dung dịch
Điểm đông đặc dưới của một dung dịch phụ thuộc vào số hạt chất tan mà không phụ thuộc vào loại chất tan nếu điều kiện sau được thỏa mãn:
Chất tan không phản ứng với dung môi, không tạo thành kết tủa hoặc tạo hợp chất mới Cấu trúc phân tử của chất tan và dung môi phải khác nhau nếu không sẽ tạo ra
Trang 23Đối với dung dịch loãng: ∆TF = mKc = T°F – TF
Trong đó, m: nồng độ Molan của dung dịch
Kc: hằng số nghiệm lạnh của dung dịch
Giá trị của Kc của nước là 1,858 kg.K/mol
Xét dung dịch chất điện li như NaCl, tan trong nước; trong trường hợp này tách ra chất hòa tan để tạo thành ion trong dung dịch Do đó, dung dịch chứa chất tan điện ly
có nhiều hạt hơn là dung dịch chứa chất tan không điện ly Như là dung dịch NaCl sẽ phân ly thành ion (+) Na+ và ion (-) Cl-
NaClNaCl
Việc này dẫn tới nồng độ Molan của chất hòa tan (ion trong trường hợp này) gấp đôi so với chất tan không điện li và ∆TF lớn gấp hai lần Mặt khác, nếu hạt chất hòa tan liên kết trong dung dịch tạo thì số hạt chất hòa tan giảm, gây ra ∆TF sẽ nhỏ hơn so với chất hòa tan không liên kết
Mức độ phân ly hoặc việc kết hợp hạt chất hòa tan được đưa ra bởi yếu tố Van't Hoff i Yếu tố này là tỷ lệ số mol của hạt chất hòa tan trong giải pháp cho số mol của chất hòa tan
Nếu chất hòa tan tồn tại dưới dạng các phân tử đơn (không tách ra hoặc liên kết) trong dung dịch thì i = 1
Nếu chất hòa tan phân ly trong dung dịch thì i > 1
Nếu chất hòa tan liên kết trong dung dịch thì i < 1
Trang 24Giá trị của yếu tố Van't Hoff phụ thuộc vào: bản chất của chất hòa tan, dung môi và nồng độ chất hòa tan trong dung dịch Chúng ta có thể xác định các yếu tố Van't Hoff nghiệm cho một chất tan nhất định, dung môi và hàm lượng các chất hòa tan, bằng cách so sánh nhiệt độ đông đặc đo bằng thực nghiệm với nhiệt độ đông đặc tính toán được đưa ra bởi phương trình
i = ự ệ
Công thức khác của nhiệt độ đông đặc: ∆TF = imKc (2.2)
Từ công thức này cũng có thể xác định được số ion mà dung dịch phân ly
Từ độ giảm nhiệt độ đông đặc của một dung dịch có thể xác định được khối lượng mol của chất tan
Nếu biết hằng số nghiệm lạnh của dung môi và sử dụng phương trình (2.2), ta tính được nồng độ mol của chất tan:
Từ nồng độ mol và khối lượng được biết đến của dung môi, ta có thể được tìm được số mol chất tan Từ mol của chất tan và khối lượng được biết đến của chất tan thì khối lượng mol của chất tan có thể được xác định
Trang 252.3 Thực hành thí nghiệm
2.3.1 Dụng cụ thí nghiệm
Bảng 2.1: Danh mục các thiết bị
Trang 263 Đầu đo nhiệt độ 2
Trang 277 Kẹp vuông góc 1
Trang 2810 Thìa kim loại 3