Đặc biệt để tiếp tục đẩy mạnh hơn, cuộc vận động học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh Bộ chính trị ban hành chỉ thị số 03- CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 trong đó đã nêu rõ n
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN 02
MỞ ĐẦU 03
NỘI DUNG 05
I GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG 05
1 Khái niệm giáo dục giá trị sống 05
2 Vai trò của việc giáo dục giá trị sống 06
II MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG 08
1 Mục tiêu giáo dục giá trị sống 08
2 Nội dung của việc giáo dục giá trị sống 09
III HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG 16
IV THỰC TIỄN GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG 20
III KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC GHI CHÚ
Trang 2Đặc biệt em xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến:
Cô Trần Thị Hương – Phó Giáo Sư Tiến Sĩ, khoa Khoa học Giáo, trường Đại học
Sư Phạm TP Hồ Chí Minh đã hướng dẫn em môn giảng dạy bộ môn Lý luận dạy học vàgiáo dục hiện đại, giúp em có thêm nhiều kiến thức quý giá và bổ ích trong lĩnh vực giảngdạy Góp phần cho em thêm lòng yêu nghề, nâng cao chuyên môn và nhận thức của bảnthân trong sự nghiệp giáo dục Qua đó học tập thêm kinh nghiệm từ thầy cô, bạn bè xungquanh để tích lũy cho mình những kiến thức, kinh nghiệm, nguồn sống quý giá để ápdụng vào thực tế cũng như công việc hằng ngày để đạt được hiểu quá tốt hơn trong côngviệc của bản thân
Ngoài ra, em cũng xin cám ơn sâu sắc đến tập thể lớp Giáo Dục Học và lớp Quản
Lý Giáo Dục K27 đã cùng em đồng hành trong suốt khóa học, luôn hỗ trợ giúp đỡ emtrong học tập và công việc
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày tiểu luận, chắc hẳn em sẽ không thể nàotránh khỏi những thiếu sót và hạn chế về năng lực cũng như nguồn tài liệu chưa thật sựphong phú, nên kính mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, cũng như sự thông cảm vàgóp ý kiến từ quý thầy cô để em có thể hoàn thiện tốt bài tiểu luận của mình một cách đầy
đủ hơn
Tp Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm…
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, học sinh – sinh viên ngày càng tiếp thu mộtcách dễ dàng hơn những sự thay đổi của xã hội ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực Chính vìthế, để giúp cho thế hệ trẻ luôn có một hướng đi đúng đắn và không xa rời những giá trị
xã hội thì ngoài gia đình của các em, nhiệm vụ của nhà trường càng cấp thiết hơn bao giờhết
Đặc biệt để tiếp tục đẩy mạnh hơn, cuộc vận động học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh Bộ chính trị ban hành chỉ thị số 03- CT/TW ngày 14 tháng 5
năm 2011 trong đó đã nêu rõ nhiệm vụ cần thực hiện “Coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, Cấp ủy chính quyền mặt trận tổ quốc và đoàn thể các cấp có biện pháp cụ thể để tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ theo tấm gương đạo đức Bác Hồ”(trích chỉ thị 03)
Bên cạnh đó, việc giáo dục giá trị sống dành cho các em ở môi trường nhà trường
là một quá trình tổ chức và hướng dẫn nhằm giúp cho các em bước đầu chiếm lĩnh đượcnhững giá trị cơ bản của xã hội, và phát triển hơn đối với cuộc sống sau này Từ đó chúng
ta có thể nhận ra rằng nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra hiện nay chính là việc: “Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh” Không
chỉ ngoài việc rèn luyện năng lực trí tuệ, mà năng lực phẩm chất của các em cũng vô cùngquan trọng nhằm đạt được mục tiêu chung cuối cùng của giáo dục đó là phát triển nhâncách một cách toàn diện
Từ những lý do đó, em thiết nghĩ với đề tài “Giáo dục giá trị sống” sẽ là một đềtài hay và rất quan trọng không chỉ đối với nhà trường mà còn mag ý nghĩa quan trọnggiúp cho gia đình có thể định hướng và giúp cho các em phát triển một cách toàn diện
Trang 42 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Với đề tài được giao: “Giáo dục giá trị sống”, em sẽ làm rõ hơn các khái niệm vềgiá trị sống và thế nào là giáo dục giá trị sống, các vấn đề liên quan đến việc giáo dục giátrị sống và phương pháp nhằm nâng cao giáo dục giáo trị sống trong môi trường nhàtrường cho các em học sinh để từ đó phát huy hết các tố chất của các em nhằm hoàn thiệnnhân cách toàn diện Bên cạnh đó, thông qua đề tài này, em mong rằng đây cũng sẽ là mộttài liệu nghiên cứu nhỏ giúp cho những người muốn tìm hiểu về vấn đề giáo dục giá trịsống dành cho học sinh của giáo dục Việt Nam sẽ là một nguồn tư liệu nhỏ giúp ích chocông việc học tập và nghiên cứu của mọi người sau này
3 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, em đã tiến hành nhiềuphương pháp nghiên cứu khác nhau Trong đó chủ yếu là những phương pháp sau:phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thu thập dữ liệu và phươngpháp so sánh
Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các vấn đề cần nghiên cứu cho đề tài
Phương pháp phân tích: phân tích tư liệu để rút ra các vấn đề cần nghiêncứu
Phương pháp thu nhập dữ liệu: thu thập các nguồn tài liệu viết về vấn nạnbằng cấp, những bài báo, tư liệu, internet, truyền thông liên quan đến thựctrạng đang diễn ra về công tác Giáo dục Bên cạnh đó, là sự tham khảo,lấy ý kiến từ những thầy cô bộ môn Giáo dục học đã góp ý cho em về đềtài này để hoàn thành tốt hơn đề tài của mình
Trang 5NỘI DUNG
I GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
Giá trị sống (Living values) từ xa xưa đã là một chủ đề rất đáng quan tâm củanhững nhà triết gia trong lịch sử nhân loại Từ những bản thảo và giấy tờ văn bản cổ ta cóthể thấy được rằng nội dụng của các môn khoa học – xã hội nhân văn xưa như: Triết học,Đạo đức học, Tôn giáo, Tâm lý học và Giáo dục học… đều đã đề cập đến vấn đề giá trịsống như một vấn đề quan trọng trong xã hội loài người Với những câu hỏi ban đầu sơkhai như: Cuộc sống của chúng ta là gì? Giá trị của cuộc sống? Phẩm giá của con người lànhững điều gì? Có hay không những quyền hạn của con người? Những đức tính nào củacon người là quan trọng?
1 Khái niệm giáo dục giá trị sống
Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Khoa học xã hội): Giá trị sống ( hay còn gọi là giátrị của cuộc sống ) là cái mà con người dùng làm cơ sở để xem xét một vật có lợi ích đếnmức nào đối với con người; cái mà con người dựa vào dùng để xem xét một người đángquý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, tài năng Giá trị cũng là những quan niệm vàthực tại về cái đẹp, sự thật, điều thiện của một xã hội; tính chất quy ra được thành tiền củamột vật trong quan hệ buôn bán, đổi chác; độ lớn của một đại lượng, một lượng biếnthiên.Giá trị cuộc sống (hay giá trị sống) là những điều chúng ta cho là quý giá, là quantrọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người Giá trị sống trở thành động lực đểngười ta nỗ lực phấn đấu để có được nó
Giá trị sống mang tính cá nhân, không phải giá trị sống của mọi người đều giốngnhau Có người cho rằng "có tiền bạc là có tất cả" Có người cho rằng tình yêu thươngmới là điều quý giá nhất trên đời Có người coi trọng lòng trung thực, sự bình yên…
Như vậy không phải ai cũng nhận thức đúng về giá trị sống: Có người vẫn xemgiá trị của cuộc sống phải là một thứ gì đó xa hoa, phù phiếm, những danh lợi mà họ sẵnsàng cân đong đo đếm bằng tiền, các cuộc mua vui, ăn chơi ngày đêm của một bộ phận
Trang 6thế hệ trẻ có suy nghĩ lệch lạc, đi ngược lại với giá trị nhân văn lâu đời của xã hội Vậy làcác bạn đã nhận nhầm giá trị ảo, một giá trị sai trái và không có một chút giá trị nào trongchuẩn mực của xã hội Vì vậy, giáo dục để các em học sinh nhận diện đúng đâu là giá trịđích thực của cuộc sống là một vấn đề hết sức quan trọng trong các nhà trường hiện nay.
Và đó là nhiệm vụ hoàn toàn là cấp thiết đối vợi đội ngũ giáo viên, những người trực tiếpnhận nhiệm vụ lái đò và hướng dẫn thế hệ trẻ
Ở Việt Nam chuẩn giá trị sống thường mang ý nghĩa sâu sắc.Theo chủ tịch Hồ ChíMinh những đức tính gắn liền với giá trị sống của một người đó chính là: Cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư, trung với nước, hiếu với dân, nhân nghĩa, cần cù, thông minh, năngđộng, sáng tạo
Hiện nay ở nước ta cũng như thế giới người ta đã tổng kết những giá trị sống đíchthực, trở thành những giá trị chung cho nhiều người và toàn xã hội thành 12 giá trị sống đó
là : Giản dị, hòa bình, hạnh phúc, hợp tác, khiêm tốn, khoan dung, tự do, yêu thương, trách nhiệm, trung thực, đoàn kết, tôn trọng.Các giá trị sống này hoàn toàn phù hợp với
chuẩn giá trị sống như lời dạy của Bác
Như vậy giá trị sống là những phẩm chất tốt đẹp của con người, làm cho con ngườitrở nên có giá trị và có cuộc sống tốt đẹp hơn Giá trị sống định hướng cho hành vi ứng xửcuả chúng ta, khi ta luôn trải nghiệm và cư xử với mọi người bằng những giá trị thì nhữnggiá trị sẽ trở thành phẩm chất của mỗi chúng ta và sẽ đi cùng chúng ta suốt cuộc đời Nóchính là thước trình độ văn hoá của mỗi con người, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc
2 Vai trò của việc giáo dục giá trị sống.
Việc giáo dục giá trị sống có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục
và phát triển toàn diện học sinh Nhà trường và cán bộ nhân viên qua từng thời kỳ phảiđáp ứng được được mục tiêu giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh toàn trường nói
riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung: Với 5 tiêu chí hành động của thanh niên “Bản lĩnh - vững vàng; thanh lịch - văn minh; tri thức - phong phú; sức khỏe- rồi dào và kỹ năng- thành thạo”
Trang 7Ngày nay, với quan điểm phải giáo dục cho các thế hệ học sinh cả kỹ năng sống(tài) và giá trị sống (đức), chúng ta mới nhận thức rõ ràng hơn mối quan hệ giữa tài vàđức, trong đó cái đức được đề cao.
Học tập Giá trị sống sẽ giúp các em khám phá những phẩm chất tốt đẹp vốn có củabản thân và hoàn thiện nó, đồng thời khám phá những nét đẹp trong tính cách của nhữngngười xung quanh và giá trị của thiên nhiên, của môi trường sống
Học tập Giá trị sống giúp các em biết suy nghĩ tích cực, tự xây dựng cho mình mộtnền tảng vững chắc về nhân cách để các em có thể vươn lên trong cuộc sống, ngay cảtrong những hoàn cảnh khó khăn, trắc trở
Học tập Giá trị sống để các em biết cách tôn trọng bản thân và người khác, biếtcách hợp tác, xây dựng và duy trì tình đoàn kết, thích ứng trước những đổi thay của cuộcsống
Học tập Giá trị sống để các em biết tạo lập cuộc sống hạnh phúc cho bản thân và
góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn Từ đó, thấy cuộc sống của mình mang nhiều ý
Về nhà, các em biết thể hiện tình yêu thương, sự tôn trọng, có trách nhiệm với bảnthân và mọi người trong gia đình
Đặc biệt khi trong mỗi các em có được những “Đức tâm” thì đó là gốc rễ của mọivấn đề, nó là nơi khởi nguồn của một cuộc sống lành mạnh, lương thiện, vui tươi, biết hy
Trang 8sinh và biết cống hiến, biết tôn trọng những gì mình đang có và phấn đấu vì những điềutốt đẹp trong tương lại, biết sống vì mọi người và vì cộng đồng.
Giáo dục giá trị sống cho các em học sinh còn là một vấn đề hết sức quan trọng
để từng bước nâng cao chất lượng đạo đức, từ đó thúc đẩy kết quả học tập của nhàtrường, đẩy mạnh hơn nữa sợi dây liên kết giữa gia đình nhà trường và xã hội, từng bướcthực hiện có chiều sâu phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” “Nhà trường - văn hóa, nhà giáo - mẫu mực, học sinh - thanh lịch” thực hiện có hiệu quảcuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
II MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG.
1 Mục tiêu của việc giáo dục giá trị sống.
Giáo dục giá trị sống cho học sinh cần đạt được những mục tiêu sau:
Trang 9+ Biết thể hiện một cách có sáng tạo và thể hiện, cảm nhận các giá trị sống quanhiều hình thức khác nhau.
+ Áp dụng được các phương pháp tích cực nhằm giải quyết được các vấn đề khókhăn, mâu thuẫn bất đồng trong xã hội
2 Nội dung của việc giáo dục giá trị sống.
12 nền tảng giá trị của cuộc sống
Trang 10Hòa bình: Hòa bình theo nghĩa đen đó là sự yên tĩnh, vắng bóng của chiến
tranh, sự tranh giành hay chiếm đoạt lẫn nhau của loài người nhằm đạt được một mụcđích nào đấy
Tuy nhiên, hòa bình không chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh mà còn là cảmthấy bình yên trong lòng, bình tĩnh và thư thái của trí óc, nơi mà ta có thể phát triển đượctình cảm bạn bè bằng hữu, giữa các quốc gia và dân tộc cùng đan tay với nhau vì một nềnđộc lập chung trên toàn Thế Giới Hòa bình chỉ có thể duy trì khi một thế giới bình yên,phi bạo lực, biết lắng nghe, có sự công bằng và đối thoại với nhau trên nền tảng của sựtôn trọng
Tôn trọng: trước hết là sự tự trọng – là biết giá trị của mình, sau đó là lắng
nghe người khác, là biết người khác có giá trị như bản thân mình, từ đó luôn trên tinh thầnbiết quý mến, tuân thủ và không xem thường lẫn nhau
Tôn trọng vốn là một phẩm chất cá nhân, bẩm sinh của mỗi người đó là sự quýgiá Chính vì thế dựa trên mối quan hệ từ hai phía ta có thể suy ra rằng: Thứ nhất là sự tôntrọng chính mình, luôn yêu bản thân, biết rõ giá trị của chính bản thân mình, xây dựng lên
sự tự tin và phẩm giá của riêng mình Thứ hai đó là sự tôn trọng người khác, từ giá trị củabản thân nhìn nhận giá trị của người khác trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau để đối xử côngbằng và duy trì một mối quan hệ tốt đẹp và bền vững
Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về
một mục tiêu chung Một người biết hợp tác thì có những lời lẽ tốt đẹp và cảm giác trongsáng về người khác cũng như đối với nhiệm vụ Việc hợp tác đòi hỏi thừa nhận giá trị về
sự đóng góp của mỗi người và có một thái độ tích cực
Khi hợp tác, cũng cần phải biết là điều gì là cần thiết, điều gì là nên làm Đôikhi chúng ta cần một ý tưởng mới, đôi khi cũng cần để cho ý tưởng của chúng ta trôi đi.Đôi khi chúng ta cần phải dẫn dắt theo ý tưởng của mình, nhưng đôi khi chúng ta cần phải
đi theo ý tưởng của những người khác Hợp tác phải được chỉ đạo bởi nguyên tắc về sựtôn trọng lẫn nhau
Trang 11Một người biết hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác Khi có yêu thương thì có sựhợp tác Khi nhận thức được những giá trị của cuộc sống, ta có khả năng tạo ra sự hợp tác.
Sự can đảm, sự quan tâm, sự chăm sóc, và sự đóng góp là sự chuẩn bị đầy đủcho việc tạo ra sự hợp tác
Trách nhiệm là việc bạn góp phần của mình vào công việc chung Trách
nhiệm là đang thực hiện nhiệm vụ với lòng trung thực
Trách nhiệm là thực hiện phần đóng góp của mình Trách nhiệm là chấp nhậnnhững đòi hỏi và thực hiện nhiệm vụ với khả năng tốt nhất của mình Trách nhiệm khôngchỉ là một cái gì đó ràng buộc chúng ta, mà còn là điều gì đó cho phép chúng ta đạt đượcnhững gì chúng ta mong muốn
Trách nhiệm đối với toàn cầu đòi hỏi sự kính trọng đối với toàn thể nhân loại.Trách nhiệm là sự sử dụng toàn bộ nguồn lực của chúng ta để tạo ra một sự thay đổi tíchcực
Muốn có hòa bình, chúng ta phải có trách nhiệm tạo ra sự yên ổn Muốn cómột thế giới hài hòa, chúng ta phải có trách nhiệm chăm sóc thiên nhiên Một người đượccoi là có trách nhiệm khi người ấy đồng ý góp phần để gánh vác công việc chung với cácthành viên khác
Như là một người có trách nhiệm, bạn làm nhiều hơn những điều/việc xứngđáng để góp phần với người khác Một người có trách nhiệm thì biếtthế nào là phải, là đẹp, là đúng, nhận ra được điều gì tốt để góp phần Quyền lợi gắn liềnvới trách nhiệm Trách nhiệm là đang sử dụng tiềm lực, tài nguyên của chúng ta để tạo ranhững thay đổi tích cực
Trung thực đó là sự thật Trung thực có nghĩa là không có sự mâu thuẫn và
trái ngược nhau trong suy nghĩ, lời nói hay hành động Trung thực là sự nhận thức vềnhững gì là đúng đắn và thích hợp trong vai trò, hành vi và các mối quan hệ của mộtngười
Khi trung thực ta cảm thấy tâm hồn trong sáng và nhẹ nhàng Một người trungthực và chân chính thì xứng đáng được tin cậy