bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.. - Đại đa số các bệnh truyền
Trang 1Nhữ ữữững v ng v ng vấ ấấấn n n đề đề đề chung v chung v chung và à à các b
các bệ ệệệnh truy nh truy nh truyề ềềền nhi n nhi n nhiễ ễễễm lây qua m lây qua m lây qua đ đđđưưưườờờờng ti ng ti ng tiêu hóa êu hóa êu hóa
HÀ N Ộ I - 2010
Trang 2các bệ ệệệnh truy nh truy nh truyề ềềền nhi n nhi n nhiễ ễễễm lây qua m lây qua m lây qua đ đđđưưưườờờờng ti ng ti ng tiêu hóa êu hóa êu hóa
HÀ N
HÀ NỘ Ộ ỘI I I 2010 2010 2010
Trang 3
Chủ biên: GS.TS Trịnh Quân Huấn
Tham gia biên soạn:
Hiệu đính: GS.TSKH Nguyễn Văn Dịp
Bản quyền: thuộc Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng & Môi trường)
Trang 4Trong những năm qua, ngành y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc chủ động phòng chống dịch bệnh, nhiều bệnh dịch nguy hiểm đã được khống chế Tuy vậy, tình hình một số bệnh truyền nhiễm vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa
Dự án hỗ trợ phát triển Y tế dự phòng được triển khai tại 46 tỉnh, thành nhằm tăng cường năng lực toàn diện của hệ thống Y tế dự phòng trong việc khống chế các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tăng khả năng
đối phó với các thách thức mới nảy sinh
Trong khuôn khổ của dự án, để đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực nhân viên y tế làm việc tại cộng đồng, Bộ Y tế xây dựng cuốn tài
Nội dung tài liệu tập trung chủ yếu vào công tác hướng dẫn phòng, chống các bệnh truyền nhiễm thường gặp trong gia đình và cộng
đồng Tài liệu gồm 2 quyển:
Quyển 1: Những vấn đề chung và các bệnh truyền nhiễm lây qua
đường tiêu hóa
Quyển 2: Các bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường hô hấp,
đường máu, đường da và niêm mạc
Tài liệu này đã được các cán bộ của Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Bộ Y tế, các Viện chuyên ngành, các nhà quản lý, các giảng viên có kinh nghiệm đã và đang tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng
y tế tham gia biên soạn và góp ý
Chúng tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia, các cơ quan
đã phối hợp và hỗ trợ chúng tôi trong quá trình biên soạn tài liệu này
b
bệệệệnh trnh trnh truuuyyyềềềền n n nnnhhhiiiiễễễễm m m tttthhhưưưườờờờnnnng g g gggặặặặp p p trongtrongtrong gia gia gia đđđđììììnnnnh h h và và và ccccộộộộnnnng g g đđđđồồồồnnnngggg” chắc chắn không khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến góp ý của các bạn đồng nghiệp để cuốn sách ngày càng được hoàn thiện hơn
BỘ Y TẾ
Trang 5Cuốn sách này được biên soạn dùng để làm tài liệu tập huấn và tham khảo cho cán bộ làm công tác y tế dự phòng ở tuyến cơ sở trong phòng chống các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở gia đình và cộng đồng
được sắp xếp theo từng chủ đề Trong mỗi chủ đề các bệnh được sắp xếp theo
mức độ thường gặp và nội dung tập trung nhiều vào lĩnh vực phòng bệnh
Kết cấu mỗi bài gồm:
1 M
Giáo viên và học viên cần nghiên cứu kỹ vì đây là những điểm mấu chốt mà học viên phải mô tả được, phải làm được Phần này được đóng khung
và in đậm
2 N
Căn cứ vào đối tượng tập huấn, giảng viên cần nghiên cứu kỹ nội dung từng bài để lựa chọn những nội dung phù hợp với đối tượng và thực tế ở
địa phương Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú học tập
và tăng hiệu quả giảng dạy
Học viên cần đọc kỹ tài liệu trước khi lên lớp để nắm được nội dung bài học Những điều chưa hiểu, chưa rõ và những khó khăn gặp phải trong thực tế cần được ghi chép lại để đưa ra thảo luận, trao đổi với giảng viên và các bạn đồng nghiệp Học viên nên tích cực tham gia đóng góp ý kiến thảo luận và đóng vai trên lớp để nắm nội dung của bài học tốt hơn Giảng viên và học viên có thể tự đưa ra những bài tập tình huống cụ thể đã gặp trong thực tế
để cùng nhau trao đổi, thảo luận
3 L
Phần này là các câu hỏi hoặc bài tập tình huống để giúp cho học viên
tự kiểm tra xem mình đã đạt được mục tiêu học tập chưa? đồng thời giúp cho người giảng viên đánh giá học viên cuối buổi học Căn cứ vào kết quả lượng giá mà giảng viên có thể cải tiến phương pháp dạy sao cho phù hợp và có kết quả tốt hơn Hình thức lượng giá gồm:
3.1 Câu trả lời ngắn hoặc điền vào chỗ trống
lời
sau đó xoá đi một số từ quan trọng, khi làm bài học viên phải tự điền vào cho
đúng với câu mẫu
3.2 Dạng câu hỏi đúng sai:
Trang 6Có thể dùng câu khẳng định hoặc phủ định Sau đó học viên đánh dấu vào phần đúng hoặc sai sao cho phù hợp
3.3 Câu hỏi lựa chọn:
Câu hỏi đưa ra nhiều tình huống (thường là 4), học viên chọn tình huống đúng nhất
3.4 Bài tập tình huống (hoặc đóng vai):
Giả định các tình huống có thể xảy ra học viên căn cứ vào các điều kiện của đầu bài mà có thái độ xử trí hợp lý
Các bạn học viên cần làm đầy đủ các bài tập ở cuối mỗi bài học, sau
đó đối chiếu với nội dung ở bài học để tự đánh giá kết quả học tập của mình
Lưu ý mỗi địa phương có những mô hình bệnh tật khác nhau do đó giảng viên sẽ lựa chọn những bài phù hợp với đặc điểm hoàn cảnh của địa phương mình để tập huấn
Tùy theo đối tượng học viên và các vấn đề ưu tiên cần nhấn mạnh mà giảng viên có thể bố trí số tiết cho phù hợp (ví dụ: bệnh sốt xuất huyết đang là vấn đề cần quan tâm của địa phương thì giảng viên có thể tăng thêm số tiết và ngược lại) Cũng tương tự như vậy căn cứ vào thời lượng của chương trình tập huấn hàng năm (một hoặc hai tuần) để lựa chọn chủ đề cũng như số lượng
tiên của địa phương thì có thể không chọn giảng mà chỉ sử dụng là bài tham khảo cho giáo viên và học viên
Thiết kế một bài giảng (kế hoạch bài giảng) giảng viên cũng cần cân nhắc kỹ vì đối tượng học viên là cán bộ y tế ít nhiều đã được đào tạo cơ bản
và có thâm niên công tác cho nên cần chú ý sử dụng phương pháp dạy học tích cực Giảng viên nêu vấn đề những điểm mấu chốt của bài; học viên tự nghiên cứu tài liệu dưới tay Sau đó giảng viên đưa ra câu hỏi thảo luận, bài tập tình huống, bài tập đóng vai (giảng viên cũng có thể yêu cầu học viên dựa vào kinh nghiệm của mình để đưa ra các bài tập) để cùng thảo luận, rút kinh nghiệm học tập lẫn nhau Mẫu kế hoạch bài giảng để các giảng viên tham khảo xem tại phụ lục ở cuối tài liệu
Trang 7
Bài 4 Thiết kế bộ câu hỏi, kỹ năng phỏng vấn trong điều tra một vụ
dịch
39
Bài 6 Diệt khuẩn, diệt côn trùng, diệt chuột Xử lý nước và vệ sinh môi
trường sau bão lụt
63
Bài 7: Các phương pháp và phương tiện truyền thông giáo dục sức
khỏe
76
Bài 14 Bệnh bại liệt
Bài 16 Bệnh tay- chân – miệng
Trang 9lây c
3
II NỘI DUNG:
Bất kỳ một bệnh truyền nhiễm nào cũng có một thời gian tiến triển nhất định trên cơ thể người từ trạng thái khỏe mạnh đến khi mắc bệnh rồi sau đó khỏi bệnh hoặc chết hoặc tàn phế Trong cùng một loại bệnh cũng
có thể khác nhau chi tiết tùy từng trường hợp cụ thể, nhưng nhìn chung mỗi loại bệnh đều có một quá trình diễn biến tự nhiên theo một quy luật riêng trong một thời gian nhất định Người ta gọi đây là quá trình tự nhiên của bệnh nghĩa là quá trình diễn biến của bệnh khi không có can thiệp của điều trị Cần phải xác định quá trình tự nhiên này mới có những can thiệp khác nhau trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh
1
1.1 Các k
người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm
phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh
truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh
nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, động vật mắc bệnh trung gian truyền nhiễm hoặc môi trường nhiễm tác nhân gây bệnh và có khả năng mắc bệnh
Trang 10- Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm là người tiếp xúc hoặc người có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân
bệnh truyền nhiễm nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh
thống về tình hình, chiều hướng của bệnh truyền nhiễm, phân tích, giải thích nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm
năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh
phòng bệnh, chữa bệnh và chẩn đoán bệnh cho người
giảm thiểu hoặc loại trừ nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong cơ sở xét nghiệm, từ cơ sở xét nghiệm ra môi trường và cộng đồng
bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh
phẩm y tế, cách ly y tế, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và các biện pháp y tế khác
triệu chứng của bệnh Định nghĩa ca bệnh đối với từng bệnh tuỳ thuộc vào mục đích giám sát và điều tra ổ dịch, không nhất thiết như là định nghĩa lâm sàng thông thường
- Phân loại ca bệnh tuỳ theo khả năng đã nhiễm bệnh mà người ta
định Việc phân loại này đặc biệt có ích đối với các bệnh cần phát hiện sớm,
báo cáo nhanh và các bệnh mà khó chẩn đoán xác định được ngay (cần các
hợp mắc bệnh cụ thể nào đó để phục vụ cho mục đích giám sát và điều tra ổ dịch Định nghĩa ca bệnh có thể dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng (bao gồm
Trang 11yếu tố dịch tễ học và yếu tố lâm sàng), tiêu chuẩn xét nghiệm hoặc kết hợp cả hai
hay thông tin, sự kiện y tế qua việc giám sát như là thăm khám tại nhà, ghi nhận triệu chứng, hội chứng, chủ động ghi bệnh án xác định các ca mắc cấp tính
trong cùng không gian và thời gian tại một vùng, một địa điểm
sát bệnh nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh hoặc các yếu tố nguy cơ
đối với một bệnh dịch nào đó Hệ thống này cung cấp những thông tin làm
căn cứ để đề ra biện pháp đáp ứng dịch thích hợp
nhiễm mà mới được ghi nhận và xếp loại trong thời gian gần đây
báo cho cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật khác liên quan khi ghi nhận có trường hợp mắc bệnh
cơ quan thẩm quyền Y tế Việc khai báo là kênh thông tin chính thức tới cơ quan cấp cao hơn về ca bệnh, dịch bệnh từ các đơn vị quản lý Y tế cấp dưới, nơi xuất hiện ca bệnh, dịch bệnh
động tìm kiếm, báo cáo thông tin từ các tuyến trong hệ thống giám sát một
cách đều đặn thay vì chờ đợi các báo cáo (ví dụ gọi điện xuống cơ sở hàng tháng)
thụ động và không có sự chủ động, cố gắng tìm kiếm thông tin từ các đơn vị trong hệ thống giám sát
các nhóm quần thể riêng biệt bằng phương pháp chọn mẫu Vị trí giám sát trọng điểm thường cố định, không thay đổi qua các năm
liệu đặc hiệu về từng ca bệnh (ví dụ thu thập thông tin cụ thể về một ca Liệt mềm cấp trong giám sát bại liệt)
Trang 12- Giám sát dựa vào cộng đồng là giám sát ở những nơi mà điểm ghi nhận, khai báo bắt đầu từ cộng đồng, thường là các nhân viên làm công tác
bệnh) Giám sát dựa vào cộng đồng đặc biệt hữu ích trong vụ dịch và ở nơi giám sát ca bệnh theo hội chứng
bắt đầu từ bệnh viện có bệnh nhân được chẩn đoán với bệnh hoặc hội chứng
cụ thể
nhận được bắt đầu từ các phòng xét nghiệm phân lập hoặc phát hiện ra các tác nhân gây bệnh
giám sát tới tất cả các tuyến của hệ thống giám sát Từ đó các tuyến có thể nắm được xu hướng của dịch cũng như các hoạt động cần triển khai
hiệu về bệnh dịch qua quá trình giám sát, bao gồm cập nhật các bảng, biểu, đồ thị chuẩn về các vụ dịch xảy ra; và thông tin về việc thực hiện theo các chỉ tiêu, chỉ số đã đề ra
hành trên cỡ mẫu thuộc nhóm quần thể dân cư xác định, trong khoảng thời gian xác định Không giống như giám sát, điều tra không có tính liên tục Tuy nhiên nếu nó lặp lại đều đặn thì cũng coi như là một dạng cơ bản của hệ thống giám sát
được định nghĩa theo hội chứng mà không theo một bệnh xác định nào (ví dụ
Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính, Hội chứng Lỵ, …)
có ca bệnh nào được phát hiện của đơn vị Nó cho phép đơn vị nhận báo cáo chắc chắn là không bị thất lạc báo cáo và đơn vị không quên báo cáo
1.2
Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau:
Gồm các bệnh đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh
Trang 13Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm: Bệnh bại liệt, bệnh cúm A(H5N1), bệnh dịch hạch, bệnh đậu mùa, bệnh sốt xuất huyết do virút Ê-
các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh
1.2.2 Nhóm B:
Gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh
và có thể gây tử vong
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm: Bệnh do vi rút
người (HIV/AIDS), bệnh bạch hầu, bệnh cúm, bệnh dại, bệnh ho gà, bệnh lao
bệnh than, bệnh thuỷ đậu, bệnh thương hàn, bệnh uốn ván, bệnh Ru-bê-ôn
bệnh viêm não vi rút, bệnh xoắn khuẩn vàng da, bệnh tiêu chảy do vi rút
1.2.3 Nhóm C:
Gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây lan không nhanh
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm: Bệnh do
da mụn mủ truyền nhiễm, bệnh viêm họng, viêm tim do vi rút Cốc-xa-ki
khác
1.3
- Bệnh truyền nhiễm bao giờ cũng do một mầm bệnh gây nên Mầm bệnh có thể phát hiện được bằng các phương pháp xét nghiệm trực tiếp: cấy bệnh phẩm, soi hoặc gián tiếp (chẩn đoán huyết thanh )
Trang 14- Đại đa số các bệnh truyền nhiễm đều có tính chất lây và gây dịch do khả năng của mầm bệnh là có thể lan truyền trực tiếp hay gián tiếp từ người này sang người khác
- Các bệnh truyền nhiễm đều phát triển có chu kỳ và trải qua 4 giai
đoạn:
xuất hiện những triệu chứng đầu tiên Thời kỳ này đa số không lây vì giai
đoạn này số lượng mầm bệnh chưa đủ để có khả năng gây bệnh Nhưng một
số bệnh có thể lây trong giai đoạn cuối của thời kỳ ủ bệnh (sởi, thuỷ đậu, viêm gan vi rút A )
bệnh xuất hiện nhưng chưa phải là lúc bệnh nặng và rầm rộ nhất Thường có hai kiểu khởi phát: từ từ hay đột ngột
đủ các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh Các biến chứng cũng thường
gặp trong thời kỳ này Thời kỳ toàn phát là giai đoạn lây lan mạnh nhất vì mầm bệnh đào thải nhiều ra môi trường
điều trị, mầm bệnh và các độc tố của chúng dần dần được loại trừ ra khỏi cơ
thể Thời kỳ này đa số các bệnh đã hết lây lan (có một số bệnh không có thời
kỳ lui bệnh như bệnh dại, )
- Khả năng miễn dịch: Có những bệnh truyền nhiễm gây được miễn dịch vững bền như bệnh sởi, quai bị Trái lại có những bệnh miễn dịch không bền vững như cúm, tả Dịch có thể xảy ra khi khả năng miễn dịch không có ở một số lớn người sống ở một nơi trong một thời gian nhất định
2
2.1
quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác
định ở một khu vực nhất định
dịch
hiện các yếu tố gây dịch
2.2
Trang 15Ổ dịch: Một nơi (thôn, xóm, bản… thuộc xã phường) có bệnh nhân hoặc tác nhân gây bệnh cùng với các yếu tố nguy cơ gọi là ổ dịch Có 2 loại ổ
đó Lúc này thể hiện rõ tác nhân gây bệnh đang được lan rộng bởi các yếu tố
lây truyền thuận lợi trong cộng đồng
Đối với bệnh lây truyền từ người sang người thì ổ dịch hoạt động đồng nghĩa với bệnh phát dịch địa phương như dịch tả, lỵ, thương hàn Còn đối với các loại bệnh dịch do động vật lây sang người thì ổ dịch hoạt động có
nghĩa là tác nhân đang phát triển và/hoặc gây bệnh trong quần thể động vật
mà có thể bệnh đó chưa lây truyền sang người như dịch hạch chuột, dịch chó dại
Quá trình dịch là một dãy các ổ dịch có liên quan đến nhau, ổ dịch này phát sinh từ ổ dịch khác với mối liên quan bên trong của chúng, được quyết
định bởi các điều kiện sống của con người Có những quá trình dịch phát triển
tương đối đơn giản, dễ thấy (sởi), có những quá trình phát triển phức tạp, khó thấy hơn như bại liệt, thương hàn, cúm A (H5N1)
2.3
Quá trình dịch cần phải có ba điều kiện cơ bản là:
Một trong ba yếu tố này bị gián đoạn thì sự lây truyền sẽ dừng lại 2.3
Nguồn truyền nhiễm là những cơ thể sống của người (hoặc động vật) trong đó vi sinh vật gây bệnh ký sinh tồn tại và phát triển được Vì vi sinh vật gây bệnh có khả năng nhân lên trong cơ thể vật chủ rồi được đào thải ra ngoài môi trường cho đến khi vật chủ này khỏi bệnh hoặc chết Những vật chủ này
được gọi là nguồn truyền nhiễm Nguồn truyền nhiễm bao gồm:
Trang 16- Ổ chứa khác: không phải người hay động vật
2.3.1.1 Nguồn truyền nhiễm là người:
Người mắc bệnh truyền nhiễm sẽ có diễn biến qua 4 thời kỳ: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh
Một số mầm bệnh còn tồn tại trong cơ thể lâu dài: bạch hầu, thương
Chú ý:
- Đối với một số bệnh, người bệnh sau khi khỏi vẫn mang mầm bệnh trong cơ thể và tiếp tục đào thải ra môi trường (thương hàn, tả, lỵ, bại liệt, bạch hầu, viêm màng não mủ )
- Người bị nhiễm mầm bệnh nhưng không có triệu chứng lâm sàng gọi
là người mang mầm bệnh hay người lành mang khuẩn
Hai đối tượng này đều rất nguy hiểm vì nó đóng vai trò là nguồn lây nhiễm tiềm tàng, có khả năng lây nhiễm cho cộng đồng và rất khó bị phát hiện do không có biểu hiện lâm sàng
2.3.1.2 Nguồn truyền nhiễm là động vật
Bệnh truyền từ các động vật khác sang người, động vật là vật chủ tự nhiên mang các tác nhân gây bệnh Một số bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền từ động vật sang người như:
phương thức sau:
người lây sang người (bệnh dại, dịch hạch )
mắc bệnh (bệnh than, sốt làn sóng, bệnh sốt xoắn khuẩn mảnh )
Trang 17- Qua các trung gian truyền bệnh là động vật tiết túc: muỗi, ve, bọ chét, chấy, rận, mò
Nếu nguồn truyền nhiễm là động vật thì bệnh dịch sẽ có ổ chứa thiên nhiên Đặc điểm của các ổ dịch thiên nhiên là bệnh xảy ra theo mùa, bệnh có mối liên hệ với một lãnh thổ nhất định, các loại bệnh dịch đặc trưng cho các vùng, miền của một quốc gia (ví dụ: như dịch hạch ở vùng Tây Nguyên)
2.3
Các vi sinh vật gây bệnh sau khi được đào thải ra khỏi cơ thể của nguồn truyền nhiễm, chúng thông qua các yếu tố của môi trường xung quanh như: không khí, đất, nước, thực phẩm, ruồi, nhặng, gián, muỗi, bọ chét để xâm nhập vào một cơ thể khác Các yếu tố của môi trường đưa vi sinh vật gây bệnh từ nguồn truyền nhiễm đến cơ thể cảm nhiễm gọi là đường truyền nhiễm
Có 4 đường truyền nhiễm (đường lây):
Có 2 phương thức lây truyền bệnh: trực tiếp và gián tiếp
cảm nhiễm, không qua yếu tố môi trường bên ngoài (bệnh lao phổi có thể lây trực tiếp do hít phải những giọt nước bọt của bệnh nhân có trong không khí qua tiếp xúc, trò chuyện; bệnh giang mai lây qua đường tình dục )
động vật tiết túc Ví dụ: bệnh thương hàn, tả, lỵ lây lan rất nhanh qua đường
tiêu hoá nếu thức ăn, nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất nôn và phân của bệnh nhân; bệnh sốt rét, sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi đốt Lây truyền qua
đường không khí là sự phân tán mầm bệnh theo các hạt khí dung, xâm nhập
vào cơ thể qua đường hô hấp Mầm bệnh tồn tại trong các hạt khí dung một thời gian dài Các phần tử có kích thước từ 1 - 5 µm dễ dàng xâm nhập vào phế nang phổi và được giữ lại ở đó Những giọt và các phần tử lớn khác
Trang 18không được coi là truyền qua đường không khí mà xếp vào lây truyền trực
2.3.3 Khối cảm thụ:
Yếu tố cuối cùng của quá trình lây truyền dịch là cơ thể cảm thụ Tính cảm nhiễm của cơ thể cảm thụ bệnh là khả năng phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh hoặc các sản phẩm của nó (độc tố, men) Hậu quả của phản
ứng này là sự phát sinh quá trình nhiễm trùng của cơ thể Tính cảm thụ của cơ
thể đối với bệnh nhiễm trùng có khác nhau về mức độ và nằm trong giới hạn 2 khả năng:
bệnh khi lần đầu tiên bị nhiễm mầm bệnh đó
chủng loài hoặc sau khi bị nhiễm trùng
Chỉ số lây (infectious index) được dùng để chỉ số lượng người khoẻ sẽ
bị mắc bệnh lâm sàng trong toàn bộ số người bị nhiễm trùng Nếu 100% số người bị nhiễm trùng mắc bệnh thì chỉ số lây là 1 Chỉ số lây không phải chỉ
có mối quan hệ đơn giản mà còn có hàng loạt những yếu tố khác có ảnh hưởng
đến tác nhân gây nhiễm và cơ thể cảm thụ Chỉ số lây của các bệnh có khoảng
cách khác nhau khá rộng như: Sởi, đậu mùa trên 0,95; ho gà 0,7; tinh hồng nhiệt 0,3; bạch hầu 0,1- 0,2; bại liệt polio 0,01-0,03 …
Tính cảm thụ cá thể có thể được phát hiện bằng thử nghiệm miễn dịch sinh vật hoặc xét nghiệm kháng thể đặc hiệu Kháng thể đặc hiệu được tạo thành sau khi mắc bệnh Thử nghiệm miễn dịch sinh vật được sử dụng nhiều như phản ứng Shick, phản ứng Tuberculine
Tính cảm thụ có liên quan chặt chẽ với cửa vào cơ thể của tác nhân gây nhiễm Đó là nơi đột nhập mầm bệnh vào cơ thể Mỗi nhóm bệnh có cửa vào riêng như: Uốn ván qua da bị thương, lỵ qua tuyến ở ruột già, Thương hàn qua tuyến ở ruột non, vi rút Bại liệt Polio qua tuyến ở miệng và ruột non, Lậu cầu khuẩn qua tuyến cơ quan sinh dục,… Tuy nhiên cũng có tác nhân gây bệnh có nhiều đường vào cơ thể như: trực khuẩn Than qua da bị thương, tuyến tiêu hoá, hô hấp; trực khuẩn Lao qua hô hấp, nhưng cũng có thể qua da ruột non
Trong cơ thể có hàng loạt hàng rào bảo vệ cơ thể để ngăn cản sự xâm nhập của tác nhân gây nhiễm, kể cả ngay từ cửa vào của mầm bệnh Người ta gọi nó là hàng rào tổ chức thuộc hệ thống phản ứng bảo vệ cơ thể không đặc hiệu
Trang 19Tác nhân gây nhiễm có thể định cư ngay ở cửa vào hoặc xung quanh
đó tạo ra quá trình nhiễm khuẩn tại chỗ Sau đó mầm bệnh có thể đi vào hạch,
máu rồi đến các cơ quan khác xa hơn Ví dụ: vi rút Viêm gan A vào tuyến của
bộ máy tiêu hoá rồi đến gan; vi khuẩn Thương hàn vào tuyến ruột non rồi đến
đường bạch huyết và vào máu; vi rút Bại liệt Polio vào tuyến bộ máy tiêu hoá
rồi vào máu và từ đó làm thương tổn phần chất xám của tuỷ sống, v.v
Tình trạng miễn dịch là mức độ đề kháng của cá nhân hoặc cộng đồng với một tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
- Miễn dịch tự nhiên thụ động: trẻ bú mẹ, trong sữa mẹ có chứa kháng thể
- Miễn dịch tự nhiên chủ động: được hình thành sau khi bị nhiễm khuẩn cho dù có triệu chứng lâm sàng hay không
- Miễn dịch nhân tạo thụ động: đưa huyết thanh có sẵn kháng thể vào
cơ thể, nhưng sau 10-30 ngày miễn dịch này sẽ hết (huyết thanh SAD, SAT dùng phòng bệnh bạch hầu và uốn ván)
- Miễn dịch nhân tạo chủ động: là đưa các kháng nguyên vào cơ thể để
cơ thể tạo kháng thể Kháng thể này tồn tại trong cơ thể lâu dài (tiêm vắc xin phòng bệnh) Phương pháp phòng bệnh này được sử dụng ngày càng rộng rãi cho nhiều loại bệnh Ví dụ: bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, lao
Khi các cá thể trong khối cảm thụ bị mắc bệnh thì đến lượt họ lại trở thành nguồn truyền nhiễm và quá trình dịch lại tiếp diễn
3 Hai y
Thời tiết, khí hậu, điều kiện địa lý ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển hay sự thoái lui của bệnh dịch Ví dụ: trong mùa hè do nóng bức, cơ thể mất nước qua mồ hôi dẫn đến nhu cầu uống nhiều nước, lượng nước tăng làm loãng dịch vị của dạ dày dẫn đến nhiều mầm bệnh không bị tiêu diệt và dễ dàng xâm nhập dẫn đến dễ bị mắc bệnh về đường tiêu hoá
Trình độ văn hoá, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế của xã hội,
điều kiện vệ sinh môi trường, hệ thống y tế, sự quan tâm của chính quyền và
người dân đều có ảnh hưởng đến sự xuất hiện hoặc loại trừ một bệnh truyền nhiễm Do đặc điểm của bệnh truyền nhiễm dễ lây lan trong cộng đồng do đó
ý thức của con người là rất quan trọng trong việc phòng, chống và thanh toán các bệnh truyền nhiễm Cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ
Trang 20cho cộng đồng để nâng cao nhận thức và kỹ năng của người dân trong việc phòng chống dịch bệnh
Ghi nhớ:
hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh
số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định
đường truyền nhiễm; khối cảm thụ
III LƯỢNG GIÁ
A Điền vào chỗ trống các câu sau:
1 Ba điều kiện cơ bản của quá trình dịch là:
a)………
b)………
c)………
2 Kể đủ 4 đường truyền nhiễm : a)………
b)………
c)………
d)………
3 Có 2 phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm là: a)………
b)………
4 Hai yếu tố gián tiếp liên quan đến quá trình truyền nhiễm là: a)………
b)………
Trang 21B Phân biệt đúng sai các câu sau (đánh dấu √ vào ô tương ứng):
1 Người lành mang khuẩn là nguồn truyền bệnh nguy hiểm vì có
khả năng lây lan dịch bệnh mà cộng đồng khó phát hiện
2 Tất cả các bệnh truyền nhiễm không lây ở thời kỳ ủ bệnh
3 Gây miễn dịch nhân tạo chủ động (vắc xin) là một biện pháp
phòng bệnh hiệu quả
C Chọn câu trả lời tốt nhất:
1 Miễn dịch nhân tạo chủ động có được sau khi:
a) Tiêm hoặc uống vắc xin
b) Được tiêm huyết thanh
D Câu hỏi thảo luận:
a) Thế nào là ổ dịch? Có mấy loại ổ dịch? Cho ví dụ cụ thể?
b) Sự khác nhau giữa ổ dịch tiềm tàng và ổ dịch đang hoạt động?
Trang 22I MỤC TIÊU:
nhi
II NỘI DUNG:
Phòng chống dịch là nhiệm vụ của mỗi cá nhân và cộng đồng, trước hết là thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch đã được quy định trong các văn bản của nhà nước như: Luật chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, Luật bảo vệ môi trường , các văn bản hướng dẫn công tác phòng chống dịch Đảm bảo việc cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển kinh
tế xã hội, cải thiện điều kiện làm việc, học tập, điều kiện sống …Tuy nhiên các biện pháp về y tế là rất quan trọng Để phòng chống và thanh toán được bệnh truyền nhiễm phải tác động vào ba điền kiện cơ bản của quá trình dịch
đó là nguồn truyền nhiễm, đường truyền nhiễm và khối cảm nhiễm
1 X
Xử lý ổ dịch là áp dụng các biện pháp can thiệp vào nguồn truyền nhiễm, đường truyền nhiễm và khối cảm nhiễm tại nơi có xảy ra dịch Vì vậy phải thực hiện tốt giám sát dịch tễ học, phải tiến hành điều tra dịch tễ học để phát hiện tác nhân gây dịch, các yếu tố nguy cơ lan truyền dịch, xác định phạm vi và cường độ dịch Trên cơ sở đó có những biện pháp thích hợp và hiệu quả cho từng loại bệnh dịch
1.1
Mục đích để chủ động phòng chống, không để dịch bệnh xảy ra hoặc bùng phát trở lại Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác y tế dự phòng Nhưng trong thực tế thường bị coi nhẹ, chưa được quan tâm và đầu tư
đúng mức
Việc xử lý ổ dịch tiềm tàng, ổ dịch cũ phải căn cứ vào kết quả giám sát dịch tễ học, chủ động phát hiện nguồn lây và đường lây bệnh để áp dụng các biện pháp can thiệp đúng và hiệu quả, kể cả việc lựa chọn giải pháp tiêm phòng vắc xin cho cộng đồng dân cư có nguy cơ cao
Trang 23Chủ động phòng chống dịch tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ cộng đồng và hiệu quả kinh tế xã hội cao
1.2 X
Mục đích để sớm ngăn chặn sự phát triển, lây lan của dịch bệnh, hạn chế tử vong và nhanh chóng dập tắt dịch
Khi dịch xảy ra sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân, đến an ninh chính trị và phát triển kinh tế xã hội của địa phương Vì vậy chính quyền và mọi người dân cần quan tâm và tham gia tích cực đến các hoạt động phòng chống dịch Các biện pháp xử lý dịch trong thời gian có dịch thường mang tính bị động, do đó phải áp dụng ngay các biện pháp kỹ thuật mang tính khẩn cấp
Xử lý ổ dịch đang hoạt động phải căn cứ vào kết quả điều tra dịch tễ học tại ổ dịch, cụ thể là:
+ Chẩn đoán hồi cứu các trường hợp tử vong và đã khỏi
+ Tiến hành khám lâm sàng, xét nghiệm các trường hợp mắc mới để tìm ra căn nguyên giúp chẩn đoán xác định bệnh
+ Định hướng và xác định đường lây truyền, các yếu tố thuận lợi cho
sự lan rộng của bệnh dịch
+ Phân loại bệnh nhân theo tuổi, giới, nghề nghiệp, dân tộc
+ Khai thác tiền sử bệnh dịch đã xảy ra lần gần nhất, tình hình tiêm chủng vắc xin, các yếu tố liên quan đến di biến động dân số, thay đổi môi trường, phong tục tập quán của nhân dân địa phương
+ Lập bảng thống kê phân tích số mắc và chết của bệnh theo ngày, tuần, theo tuổi, giới để tiên lượng quá trình diễn biến của dịch
+ Dựa vào số dân cảm nhiễm, tiền sử tiêm chủng hoặc tiền sử đã có miễn dịch tự nhiên để ước tính khối lượng cảm nhiễm còn nguy cơ mắc bệnh
+ Điều tra tình hình nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, thuốc, hoá
chức triển khai các biện pháp phòng chống dịch hiện có để xác định nhu cầu
Dựa vào các kết quả điều tra trên đây để chẩn đoán xác định vụ dịch,
đề xuất biện pháp can thiệp thích hợp và tiên lượng chiều hướng phát triển,
khả năng ngăn chặn và tác hại của bệnh dịch
Mức độ thiệt hại của dịch tuỳ thuộc vào việc phát hiện dịch bùng phát sớm hay muộn, tính nghiêm trọng của từng loại bệnh dịch và khả năng đáp
Trang 24ứng chống dịch Đối với những bệnh đã có thuốc điều trị đặc hiệu và/hoặc vắc
xin phòng bệnh thì hiệu quả chống dịch cao và ngược lại Do đó phải chủ
động làm tốt công tác giám sát phát hiện bệnh sớm và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh xảy ra
2.1.1 Nguồn truyền nhiễm là người:
2.1.1.1 Người bệnh:
Phương pháp lâm sang; Phương pháp xét nghiệm; Phương pháp dịch tễ học Vai trò của mỗi phương pháp khác nhau tuỳ theo từng bệnh cụ thể
nhiễm, người bị nghi nghờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh
+ Hình thức cách ly y tế với người mắc bệnh truyền nhiễm bao gồm cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm công cộng khác
+ Thời gian cách ly có các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào từng bệnh cụ thể nhưng nhìn chung người mắc các bệnh truyền nhiễm phải được cách ly trong thời kỳ đào thải mầm bệnh ra môi trường
Cách ly y tế người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày là giải pháp tốt để ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh lan truyền Thí dụ: người bệnh lao có giường riêng, ống nhổ và bát đũa riêng; người bệnh đau mắt hột có chậu rửa mặt và khăn mặt riêng; người bệnh sốt rét phải ngủ màn đã được tẩm hóa chất diệt muỗi Có xe chuyên dụng để chở người mắc bệnh truyền nhiễm
Để ngăn bệnh lan truyền trong bệnh viện cần có biện pháp cách ly
riêng cho từng người bệnh khác nhau
Chỉ cho xuất viện những bệnh nhân đã khỏi bệnh hoàn toàn, không những về mặt lâm sàng, mà còn không mang và đào thải mầm bệnh Ví dụ đối với các bệnh nhân thương hàn, tả, lỵ, bạch hầu và một số bệnh truyền nhiễm khác, có thể cho ra viện nếu 2- 3 lần xét nghiệm vi khuẩn đều âm tính
Trang 25Là tiêu diệt tác nhân gây bệnh ở bên ngoài cơ thể bằng các yếu tố vật
lý hay hóa học
Các tác nhân gây bệnh thường có ở các chất bài tiết của người bệnh hay các vật dụng có tiếp xúc với các chất bài tiết đó Ví dụ: chất nôn, phân, nước tiểu, quần áo, chăn màn, giường chiếu, đồ dùng cá nhân
Đối với tất cả các bệnh truyền nhiễm phải tiến hành khử khuẩn đồng
thời và khử khuẩn cuối cùng
càng tốt ngay sau khi các chất bài tiết thải ra khỏi cơ thể người bệnh hoặc sau khi đồ vật bị nhiễm tác nhân gây bệnh
bệnh nhân chết hoặc chuyển đến bệnh viện khác hoặc khi người bệnh không còn là nguồn truyền nhiễm nữa
- Điều trị đặc hiệu:
Nhằm thanh toán trạng thái mang mầm bệnh, phải được thực hiện triệt
để trong khi người ốm còn ở bệnh viện
2.1.1.2 Người mang mầm bệnh:
Những người mắc bệnh truyền nhiễm sau khi đã khỏi bệnh phải có kế hoạch định kỳ xét nghiệm để xem họ có trở thành người lành mang mầm bệnh không (ví dụ: thương hàn, bạch hầu )
Bất cứ người nào làm việc ở các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, bếp ăn, nhà hàng, khách sạn, các nhà máy nước, các trạm cấp nước tập trung, nhà trẻ mẫu giáo đều phải được xét nghiệm để phát hiện người lành mang mầm bệnh trước khi vào và định kỳ trong quá trình làm việc
2.1.2 Các biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm là động vật
Đối với gia súc, gia cầm bị bệnh truyền nhiễm, tùy từng loại bệnh mà
áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau theo quy định từ tiêu hủy triệt để (bệnh cúm A (H5N1), bệnh than, bệnh dại ) đến cách ly và điều trị Biện pháp phòng chống dịch trên gia súc, gia cầm do cơ quan thú y tiến hành
Đối với động vật hoang dại bị nhiễm bệnh như chuột mắc bệnh dịch
hạch, các loài gặm nhấm mắc bệnh do nhiễm xoắn khuẩn mảnh cần phải tiêu diệt, đồng thời phải tiêu diệt cả trung gian truyền bệnh (bọ chét)
2.2 Bi
2.1 Các bệnh lây qua đường tiêu hoá:
Trang 26Tuyên truyền giáo dục các biện pháp phòng bệnh như:
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường: rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm phóng uế bừa bãi, rắc vôi bột hoặc Chloramine B vào nhà tiêu sau mỗi lần đi ngoài Phân và chất thải của người bệnh phải được khử khuẩn đúng cách và
đổ vào nhà tiêu Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin,
cúng giỗ trong thời gian có dịch Hạn chế người ra, vào vùng đang có dịch
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: mọi người, mọi nhà thực hiện
ăn chín, uống chín, không ăn rau sống, không uống nước lã Không ăn các
thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua
- Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch: nguồn nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt phải đảm bảo vệ sinh Trong vùng dịch, tất cả nguồn nước
ăn uống đều phải được khử khuẩn bằng Chloramine B Cấm đổ rác, chất thải,
nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh, xác súc vật chết xuống ao, hồ, sông, giếng
Thường xuyên tiến hành kiểm tra vệ sinh các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung cũng như các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, khách sạn, nhà hàng, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố theo quy định
Diệt ruồi, nhặng và loại trừ nơi sinh sản của ruồi
2.2.2 Các bệnh lây qua đường hô hấp
Các biện pháp nhằm tác động lên cơ chế truyền nhiễm đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp là rất khó khăn Thường áp dụng các biện pháp như phun hóa chất diệt khuẩn, các biện pháp phòng hộ cá nhân (đeo khẩu trang, vệ sinh mũi họng bằng dung dịch sát khuẩn )
2.2.3 Các bệnh lây qua đường da và niêm mạc
Tùy từng bệnh cụ thể mà áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm cắt
đứt đường lây truyền bệnh Biện pháp chung nhất là tuyên truyền nâng cao
nhận thức và thực hành vệ sinh của mỗi người dân, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, đảm bảo nước sạch, vệ sinh nhà ở và vệ sinh cá nhân
Đối với bệnh nhiễm khuẩn do vết thương các biện pháp dự phòng cơ
bản là phòng ngừa thương tích trong lao động và sinh hoạt Khi có vết thương cần chú ý rửa sạch, sát khuẩn, cắt lọc và lấy dị vật, không băng quá kín, quá chặt
Đối với bệnh lây truyền qua đường tình dục cần giáo dục, thực hiện
quan hệ tình dục an toàn (dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, phát hiện và
Trang 27điều trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chung thủy một vợ
một chồng )
2.2.4 Đối với bệnh truyền nhiễm qua đường máu
Thực hiện tốt quy định sàng lọc máu và các chất thay thế máu, khuyến khích việc hiến máu nhân đạo để chủ động nguồn máu dự trữ Các quy trình thường quy khử khuẩn bơm kim tiêm, kim châm cứu, các trang bị dụng cụ khác nếu phải dùng chung, dùng nhiều lần tại các cơ sở điều trị và dự phòng cần được thực hiện triệt để
Các biện pháp diệt côn trùng truyền bệnh thường được áp dụng là: Diệt bọ gậy, lăng quăng bằng các tác nhân sinh học như cá,
rửa chum vại, thu gom phế thải ) Diệt muỗi trưởng thành bằng phun hóa chất xua diệt muỗi (phun tồn lưu, phun ULV ), hương muỗi
Diệt ruồi nhặng: phun hóa chất diệt, bẫy ruồi
Diệt bọ chét: phun hóa chất diệt, diệt chuột
Ngoài diệt côn trùng cũng cần áp dụng các biện pháp hạn chế sự tiếp xúc giữa côn trùng và người như: lưới chắn ruồi muỗi, ngủ màn
2.3 Các bi
Biện pháp nhằm vào khâu thứ 3 của quá trình dịch nhằm mục đích tăng cường tính miễn dịch và sức đề kháng của khối cảm nhiễm Có hai phương pháp chính tạo miễn dịch:
chế phẩm chứa kháng nguyên của tác nhân gây bệnh giúp cơ thể có khả năng miễn dịch đối với tác nhân đó Cơ thể được tiêm chủng vắc xin trở nên không cảm nhiễm hoàn toàn hay một phần với một số bệnh truyền nhiễm được tiêm vắc xin
chứa kháng thể chống lại một tác nhân gây bệnh nhất định vào trong cơ thể Kháng thể có tác dụng bảo vệ nhưng chỉ trong thời gian kháng thể tồn tại trong cơ thể
Ngoài hai biện pháp trên còn áp dụng các biện pháp phòng bệnh bằng hoá dược nhằm tạo cho cơ thể có một nồng độ hóa dược nhất định có thể tiêu diệt hoặc khống chế mầm bệnh; nâng cao sức đề kháng của cơ thể như đảm bảo dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết, hạn chế tiếp xúc với
Trang 28mầm bệnh, đảm bảo trang bị phòng hộ cá nhân khi tiếp xúc với bệnh nhân, chất thải của người bệnh và khi vào vùng đang có dịch
2.4 Các bi
Theo lý thuyết thì cắt đứt bất cứ một khâu nào của quá trình dịch cũng
đủ để dập tắt dịch Tuy nhiên thường áp dụng các biện pháp tác động trên cả 3
khâu của quá trình dịch vì:
chắc đã có hiệu quả như mong muốn trong thực tế
Thường áp dụng các biện pháp phòng chống dịch tổng hợp, tác động trên cả 3 khâu của quá trình dịch nhằm cắt đứt sự liên tục của quá trình dịch
3
3
nhân, người tiếp xúc, các mối liên quan về nguồn lây, tiền sử dịch tễ, phương thức lây truyền, xây dựng bản đồ, biểu đồ diễn biến về quá trình dịch
trường
chức cách ly điều trị bệnh nhân và người tiếp xúc, xử lý môi trường bị ô nhiễm, diệt véc tơ truyền bệnh và trực tiếp tham gia xử lý ổ dịch
3
Mỗi tỉnh/thành phố, quận huyện cần chủ động thành lập trước từ 1 đến
3 đội cơ động Thành phần của mỗi đội như sau:
Trang 29- Xà phòng và cồn rửa tay
3
chuyển bệnh phẩm về phòng xét nghiệm theo đúng thường quy
phun (máy phun ULV, máy phun tồn lưu), hoá chất (Cloramin B, K-Orthrin, Icon, Permethrin )
Ghi nhớ:
nhiễm, đường truyền nhiễm và khối cảm nhiễm tại nơi có xảy ra dịch
- Xử lý ổ dịch tiềm tàng, ổ dịch cũ để chủ động phòng chống, không để dịch bệnh xảy ra hoặc bùng phát trở lại
- Xử lý ổ dịch đang hoạt động để sớm ngăn chặn sự phát triển, lây lan của dịch bệnh, hạn chế tử vong và nhanh chóng dập tắt dịch
- Thường áp dụng các biện pháp phòng chống dịch tổng hợp, tác động trên cả
3 khâu của quá trình dịch nhằm cắt đứt sự liên tục của quá trình dịch
- Thành phần của đội chống dịch cơ động bao gồm: cán bộ dịch tễ, cán bộ xét nghiệm, cán bộ xử lý môi trường, cán bộ lâm sàng
III LƯỢNG GIÁ
A/ Điền vào chỗ trống các câu sau:
1/ Ba phương pháp chẩn đoán bệnh truyền nhiễm là:
a)……… b)……… c)……… 2/ Nhờ phương pháp gây miễn dịch .(a) cơ thể được tiêm chủng vắc xin trở nên (b) một hay (c) nhất định
a)……… b)……… c)………
Trang 30B/ Phân biệt đúng sai các câu sau (đánh dấu √ vào ô tương ứng):
1) Các chất bài tiết của bệnh nhân là nguy hiểm cần được khử
khuẩn?
2) Biện pháp dự phòng với các bệnh lây qua đường hô hấp là khó
khăn
3) Miễn dịch thụ động có thể bảo vệ cơ thể được lâu dài
4) Tất cả các bệnh nhân truyền nhiễm đều cần được cách ly
5) Xử lý ổ dịch tiềm tàng là chủ động phòng dịch
6) Xử lý ổ dịch hoạt động để sớm ngăn chặn sự phát triển, lây lan
của dịch bệnh, hạn chế tử vong và nhanh chóng dập tắt dịch
7) Mọi người thường quan tâm đến xử lý ổ dịch tiềm tàng hơn là ổ
dịch đang hoạt động
8) Chủ động giám sát dịch tễ học và chuẩn bị ứng phó khi dịch bệnh
xảy ra là biện pháp phòng dịch hiệu quả
9) Biện pháp phòng chống dịch tổng hợp thường được áp dụng trong
công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm
C Câu hỏi thảo luận:
1/ Sự khác nhau và giống nhau trong biện pháp xử lý ổ dịch cũ, ổ dịch tiềm tàng với ổ dịch hoạt động?
2/ Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xử lý ổ dịch tiềm tàng, ổ dịch
cũ trong công tác y học dự phòng?
D Bài tập tình huống
Tại xã A của huyện M, năm 2003 đã xảy ra một vụ dịch sốt rét với 46 người mắc, 01 người tử vong Năm 2004 – 2005, mỗi năm trên địa bàn vẫn ghi nhận có 1 đến 2 trường hợp bệnh nhân sốt rét Là cán bộ y tế dự phòng của huyện M, anh/chị hãy cho biết:
phòng chống dịch sốt rét trên địa bàn?
Trang 31
BÀI
I MỤC TIÊU:
II NỘI DUNG
Khi nghi ngờ có một vụ dịch xảy ra thì việc điều tra xác định dịch ở thực địa là rất cần thiết và phải được tiến hành nhanh chóng để đưa ra được những cách giải quyết đúng đắn và kịp thời Trong hoàn cảnh đó, người cán
bộ dịch tễ cần tiến hành từng bước những công việc sau đây:
1
Trước khi tiến hành điều tra dịch tại thực địa, có 3 nhóm công việc cần thiết phải được chuẩn bị là:
Trang 32- Trao đổi, thảo luận
Nếu những công việc này được chuẩn bị tốt sẽ làm cho việc thực hiện
điều tra trên thực địa được dễ dàng
1.1
Trước tiên, người đi điều tra thực địa phải có kiến thức, có những dụng cụ và trang bị cần thiết để tiến hành điều tra Người đi điều tra cần trao
đổi với những cán bộ chuyên môn về tình hình bệnh, về điều tra thực địa và
tham khảo những tài liệu chuyên môn; đồng thời trao đổi với phòng thí nghiệm để đảm bảo lấy mẫu xét nghiệm đúng kỹ thuật, đúng yêu cầu bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm
1.2
Người đi điều tra dịch cần chú ý đến các thủ tục hành chính; thu xếp phương tiện đi lại, nhân lực, đồ dùng làm việc và vật dụng cá nhân cần thiết trước khi tiến hành, nhất là những cuộc điều tra có thể kéo dài
1.3
Người đi điều tra phải biết vai trò, trách nhiệm của mình ở thực địa Trước khi đi, mọi công việc đều phải thống nhất Nếu điều tra viên là người ở nơi khác đến thì cần trao đổi trước với cán bộ y tế địa phương về thời gian,
địa điểm gặp nhau để thảo luận và tiến hành điều tra dịch
2 Xác
Người ta gọi sự bùng phát của bệnh hoặc dịch khi có số người mắc bệnh tăng hơn số mắc bình thường tại một địa điểm trong một khoảng thời gian Trong một vụ dịch, các bệnh nhân thường có mối liên quan với nhau về nguồn lây và đường lây hoặc chúng có cùng một nguồn lây chung
Cơ quan y tế phát hiện dịch bằng 2 cách:
Là do sự thông báo dịch của cơ sở Thông thường, cơ quan y tế biết có dịch qua cách này Bởi vậy, nhiệm vụ đầu tiên của điều tra viên là phải xác
định lại xem đây có đúng là một vụ dịch hay không? Có thể đó là một vụ dịch
với cùng một nguồn lây và đường lây truyền Cũng có thể đó là những trường hợp tản phát không liên quan với nhau Trước tiên, điều tra viên cần biết số mắc bệnh trung bình xảy ra ở địa phương, sau đó xác định xem số mắc bệnh
Trang 33hiện tại có vượt quá số mắc bình thường đó không để có những nhận định ban
đầu
Như vậy về mặt dịch tễ học cần so sánh số mắc bệnh đang xảy ra với
số mắc bệnh thường gặp Số mắc bệnh thường gặp được xác định thông thường là số mắc bệnh của các tuần trước, tháng trước hoặc so sánh với cùng thời kỳ của những năm trước đây:
sát của cơ quan y tế
ra vào viện, sổ thống kê bệnh nhân tử vong…
lân cận hoặc số liệu của cả nước để đối chiếu tham khảo
bệnh
Đôi khi số mắc bệnh hiện vượt quá số mắc bệnh thường gặp nhưng
chưa thể kết luận được là dịch Bởi vì có thể số bệnh nhân tăng lên là do cách báo cáo của địa phương; sự thay đổi về tiêu chuẩn ca bệnh; sự hiểu biết và sự quan tâm của cán bộ y tế đối với thống kê báo cáo được nâng lên hoặc phương pháp chẩn đoán bệnh được cải tiến tốt hơn; đặc biệt là có sự thay đổi
đột ngột về dân số ở những nơi nghỉ mát, khu sinh viên, vùng kinh tế mới
Khi đã nhận định là có dịch, việc tiến hành điều tra dịch còn tuỳ thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh dịch, khả năng lây truyền của bệnh, tác động tới cộng đồng và cân nhắc một số yếu tố khác
Định nghĩa một trường hợp bệnh bao gồm các tiêu chuẩn lâm sàng,
dịch tễ và xét nghiệm Nhưng trên thực tế khi điều tra một vụ dịch có thể không có đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán nêu trên Bởi vậy điều tra viên thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng điển hình và yếu tố dịch tễ liên quan để xác
định
Nên chia các trường hợp mắc bệnh thành 2 loại:
Trang 34+ Các ca bệnh được chẩn đoán lâm sàng, dịch tễ và chẩn đoán xác
điều tra viên có thể dựa vào chẩn đoán xác định của một số trường hợp, số
còn lại có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng để xác định bệnh
3
Điều tra viên cần xác định phạm vi vùng dịch và thu thập những thông
tin liên quan đến bệnh nhân như: họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, số điện thoại Những thông tin này sẽ giúp cho điều tra viên có thể liên lạc lại với bệnh nhân
để khai thác thêm những thông tin cần thiết dùng cho việc xác định vùng có
dịch
Những thông tin về triệu chứng lâm sàng chính, yếu tố dịch tễ liên quan, ngày mắc bệnh, nhập viện, tử vong… sẽ cho biết quá trình diễn biến và mức độ nghiêm trọng của bệnh và thông tin về yếu tố nguy cơ khác Tất cả những thông tin này cần được thu thập theo mẫu báo cáo ca bệnh chuẩn hoặc mẫu tóm tắt số liệu Dưới đây là một mẫu báo cáo bệnh nhân để tham khảo
Trang 36Mỗi một cột trong mẫu báo cáo được hiển thị một thông tin như: tên, tuổi, giới ngày mắc bệnh, triệu chứng lâm sàng, yếu tố dịch tễ liên quan, ngày
và kết quả xét nghiệm… Mỗi một dòng dùng để ghi nhận thông tin của một ca bệnh
4
Sau khi thu thập số liệu, điều tra viên sẽ mô tả đặc điểm của vụ dịch theo thời gian, địa điểm, con người và các yếu tố liên quan khác Từ đó đưa ra những nhận định về nguyên nhân, mức độ và phạm vi của vụ dịch Cần sử dụng phương pháp phân tích dịch tễ học để kiểm chứng lại
4
Trình bày diễn biến của dịch bằng biểu đồ các ca bệnh theo ngày mắc bệnh để biểu thị mức độ và xu hướng phát triển của dịch Đường cong dịch sẽ cho ta biết thông tin về diễn biến của vụ dịch như: dịch đang ở thời điểm nào, diễn biến tiếp theo của dịch sẽ như thế nào… Nếu đã xác định được tên bệnh
và biết thời gian thông thường ủ bệnh của nó thì có thể suy ra thời kỳ phơi nhiễm và lập mẫu điều tra tập trung vào thời kỳ này Cuối cùng có thể suy luận về mô hình dịch có phải là nguồn lây chung hoặc nguồn lây đã được lan truyền hoặc cả hai?
- Cách vẽ đường cong dịch:
Trước hết, cần khai thác cụ thể ngày mắc bệnh của từng trường hợp sau đó biểu thị thời gian trên trục hoành Dựa vào thời gian ủ bệnh (nếu biết)
và thời gian xảy ra dịch mà chọn đơn vị thời gian xấp xỉ bằng 1/4 thời gian ủ
bệnh thông thường từ 10-12 giờ) xảy ra trong vài ngày có thể chọn đơn vị thời gian là 3 giờ Nhưng nhiều khi chúng ta chưa biết được tên bệnh và thời gian
ủ bệnh thì cần phải vẽ một vài đường cong dịch với các đơn vị thời gian khác
nhau để tìm ra đơn vị thời gian thích hợp cho việc biểu diễn số liệu trên biểu
đồ
- Giải thích đường cong dịch:
Hình dáng đường cong dịch được xác định bởi mô hình dịch (nguồn lây chung hay nguồn lây đã được lan truyền), khoảng thời gian người cảm nhiễm tiếp xúc, thời kỳ ủ bệnh tối thiểu, trung bình và tối đa của bệnh Nếu
đường lên của đường cong dịch có độ dốc cao, nhưng đường xuống thoai
thoải hơn thì có thể cho biết các trường hợp bệnh xảy ra là do bị phơi nhiễm cùng một nguồn lây trong khoảng thời gian tương đối ngắn và các trường hợp mắc bệnh có thể xảy ra trong khoảng một thời kỳ ủ bệnh Nếu thời gian phơi nhiễm dài, đường cong dịch sẽ có hình cao nguyên thay vì hình đỉnh
Trang 37Trường hợp đường cong dịch có hình zích zắc không đều nhau có thể
là biểu thị sự gián đoạn nguồn lây, thời gian phơi nhiễm và số người phơi nhiễm Đối với bệnh dịch có đường lây truyền từ người sang người thì đường cong dịch của nó sẽ có nhiều đỉnh liên tiếp cao thấp khác nhau
4
phạm vi của dịch theo địa dư mà còn cho biết độ tập trung của các trường hợp bệnh và mô hình dịch Thường dùng bản đồ chấm (spot map) là cách đơn giản
và hữu ích để minh hoạ nơi các bệnh nhân sống, làm việc và có thể bị phơi nhiễm ở đâu
4
cư theo tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân hoặc theo tình trạng phơi nhiễm Những điểm này đều có ảnh hưởng đến tình trạng cảm nhiễm của cơ thể và cơ hội bị phơi nhiễm
Có thể sử dụng cách tính các tỷ lệ để xác định nhóm nguy cơ cao Trong đó có tử số là số ca bệnh và mẫu số là số dân nguy cơ Thông thường các đặc tính về tuổi, giới được đánh giá trước tiên vì nó có liên quan đến sự phơi nhiễm và nguy cơ mắc bệnh Trong nhiều vụ dịch, đặc tính nghề nghiệp cũng có vai trò quan trọng
5
Mục đích trước tiên của việc điều tra vụ dịch là để phòng và chống dịch kịp thời và có hiệu quả Mặc dù bước này được sắp xếp sau trong quy trình nhưng phải thực hiện càng sớm càng tốt
Thông thường ta áp dụng ngay các biện pháp phòng chống dịch khi biết được nguồn lây Các biện pháp phòng chống dịch lúc này nhằm vào các tác nhân cụ thể, nguồn lây hoặc ổ chứa tác nhân Ví dụ: dịch có thể bị khống chế bằng cách huỷ bỏ những thức ăn đã bị nhiễm, khử khuẩn nguồn nước bị nhiễm, huỷ bỏ những nơi sinh sản của muỗi, chuyển những nhân viên chế biến thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn sang làm việc khác và điều trị cho họ
Cần áp dụng các biện pháp để cắt đứt sự lây truyền hoặc giảm nguy cơ phơi nhiễm như: cách ly bệnh nhân, làm tốt công tác kiểm dịch, hạn chế ra vào vùng dịch, trang bị phòng hộ cá nhân cho những người tiếp xúc, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, cải thiện điều kiện sống như: cung cấp nước sạch,
vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…
Ngoài ra trong một vụ dịch có thể dùng biện pháp chống dịch trực tiếp như làm giảm số người cảm nhiễm bằng cách gây miễn dịch đặc hiệu (tiêm vắc xin) hoặc dự phòng bằng hoá dược
Trang 38(BTNGD)
(BTNGD)
công bố dịch và hết dịch phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền
6
6.1.1 Hệ Y tế dự phòng:
tâm Y tế huyện (Ðội Y tế dự phòng)
y tế xã thực hiện giám sát BTNGD trên địa bàn phụ trách và báo cáo lên Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh
tế dự phòng trực thuộc và phối hợp với các đơn vị thuộc hệ điều trị thực hiện giám sát BTNGD trên địa bàn phụ trách và báo cáo lên Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur phụ trách khu vực và Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường)
Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang và các Viện khác thuộc hệ thống Y tế dự phòng có trách nhiệm chỉ đạo các Trung tâm Y tế dự phòng thuộc khu vực được phân công phụ trách và phối hợp với các đơn vị thuộc hệ Ðiều trị thực hiện giám sát BTNGD và báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế
dự phòng và Môi trường)
6.1.2 Hệ điều trị:
Các phòng khám đa khoa khu vực; phòng khám, khoa lây, khoa nhi của bệnh viện huyện, tỉnh; Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia; các viện, bệnh viện trực thuộc Bộ phải có cán bộ chuyên giám sát BTNGD và thông báo kịp thời cho các đơn vị Y tế dự phòng cùng cấp khi có ca bệnh được chẩn
đoán thuộc BTNGD trong diện quản lý hoặc các bệnh lạ, chưa rõ nguyên
nhân
6
Trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện các bệnh, hội chứng thuộc diện kiểm dịch quốc tế, các BTNGD thuộc diện quản lý, các bệnh lạ chưa rõ nguyên nhân có số mắc hoặc tử vong cao bất thường tại địa phương, các cơ sở
y tế trên phải báo cáo khẩn cấp lên cơ quan y tế cấp trên và báo cáo vượt cấp lên Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường), Viện Vệ sinh dịch tễ Trung
ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện
Trang 39Pasteur Nha Trang (bằng điện thoại, Fax, Email ), nêu rõ thời gian, địa điểm,
số trường hợp mắc, tử vong, đồng thời báo cáo việc triển khai các biện pháp chống dịch, sau đó tiếp tục báo cáo hàng ngày về diễn biến tình hình dịch cho
đến khi hết dịch
6
Hàng tuần, các Trung tâm y tế dự phòng tỉnh phải báo cáo BTNGD tại
địa phương lên Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur phụ trách khu vực và Bộ Y tế
(Cục Y tế dự phòng và Môi trường); Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện
Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang phải báo cáo BTNGD thuộc khu vực phụ trách về Bộ Y tế (Cục Y
tế dự phòng và Môi trường) Trong báo cáo phải nêu rõ số mắc, tử vong, nguyên nhân gây bệnh, nhận định diễn biến tình hình BTNGD, các biện pháp
đã triển khai, các đề nghị (nếu có) Báo cáo ghi rõ tuần thứ bao nhiêu trong
năm, nếu trong tuần không có trường hợp mắc nào cũng phải báo cáo
6
Hàng tháng, các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang phải báo cáo BTNGD trong diện quản lý về
Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường), nếu trong tháng không có bệnh nhân cũng phải báo cáo
Ghi nhớ:
Các bước tiến hành điều tra dịch:
Trong thực tế một số bước có thể cùng tiến hành hoặc tùy từng vụ dịch mà
III LƯỢNG GIÁ
A Điền vào chỗ trống những câu sau đây:
1/ Kể 3 công việc cần chuẩn bị trước khi điều tra dịch:
Trang 40a)
b)
c)
2/ Trong định nghĩa ca bệnh của vụ dịch các trường hợp mắc bệnh
được phân làm 2 loại là:
2) Cần phải thực hiện tuần tự các bước trong điều tra dịch
3) Người đi điều tra dịch không nhất thiết phải có kiến thức
về chuyên môn
4) Thông thường ta áp dụng ngay các biện pháp phòng chống
dịch khi biết được nguồn lây
5) Trong một vụ dịch, áp dụng các biện pháp để cắt đứt sự lây
truyền hoặc giảm nguy cơ phơi nhiễm là không hiệu quả
6 Trong một vụ dịch có thể chống dịch trực tiếp bằng cách
gây miễn dịch đặc hiệu cho khối cảm nhiễm
C Câu hỏi thảo luận:
một vụ dịch cụ thể (ví dụ dịch thương hàn tại địa phương mình?)
tế với địa phương trong việc thực hiện báo cáo dịch
D Bài tập tình huống:
Thôn B của xã N là một địa phương có tập quán sử dụng phân tươi để bón rau, điều kiện vệ sinh môi trường thấp kém Theo báo cáo của bệnh viện huyện hiện có bệnh nhân Nguyễn Văn A mới nhập viện với chẩn đoán lỵ trực khuẩn Là cán bộ phụ trách công tác y tế dự phòng của huyện, anh/chị hãy cho biết: