1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của người già trong gia đình và cộng đồng hiện nay

18 589 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 653,86 KB

Nội dung

Vai trò của người già trong gia đình và cộng đồng hiện nay Hà Thị Minh Khương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS ngành: Dân tộc học; Mã số: 60 22 70 Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Lương Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Làm rõ các hoạt động của người già trong gia đình và trong các tổ chức quan phương và phi quan phương. Xác định vai trò trong đời sống kinh tế, văn hóa của người già trong gia đình và cộng đồng. So sánh quan niệm của người dân về tuổi già và vai trò của người già hiện nay so với trước kia. Chỉ ra những mặt tích cực và mặt còn hạn chế trong việc thực hiện chính sách phát huy vai trò của người già ở nông thôn. Keywords. Dân tộc học; Người già; Gia đình; Cộng đồng Content 3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 7 2. Mục đích nghiên cứu 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 11 5. Đóng góp của luận văn 12 6. Cấu trúc luận văn 13 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ NGƢỜI GIÀ 14 1.1. Quan điểm và chính sách về người già trên thế giới và Việt Nam 14 1.1.1. Quan điểm và chính sách về người già trên thế giới 14 1.1.2. Quan điểm và chính sách về người già ở Việt Nam 17 1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 22 1.2.1. Người già trong các nghiên cứu nước ngoài 22 1.2.2. Nghiên cứu người già ở Việt Nam 30 1.3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 41 1.4. Một số hướng tiếp cận lý thuyết nghiên cứu về người già 44 1.5. Các khái niệm nghiên cứu sử dụng trong luận văn 49 Tiểu kết Chƣơng 1 52 CHƢƠNG 2: VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU – XÃ HẠ BẰNG 53 2.1. Vị trí địa lý và lịch sử tụ cư của người Việt ở Hạ Bằng 53 2.2. Tổ chức dân cư và tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội 58 2.3. Người già trong gia đình người Việt ở Hạ Bằng 66 Tiểu kết Chƣơng 2 67 CHƢƠNG 3: VAI TRÒ CỦA NGƢỜI GIÀ TRONG GIA ĐÌNH 69 3.1. Quan niệm về tuổi già và vai trò của người già ở Hạ Bằng hiện nay 69 4 3.1.1. Quan niệm về tuổi già 69 3.1.2. Quan niệm về vai trò của người già 71 3.2. Vai trò của người già trong đời sống kinh tế 75 3.2.1. Người già và các hoạt động lao động - sản xuất 75 3.2.2. Người già với vai trò quyết định các công việc quan trọng 80 3.2.3. Người già với việc trợ giúp vật chất cho con cái 86 3.3. Vai trò của người già trong đời sống văn hóa 87 3.3.1. Giáo dục con cháu các giá trị văn hóa gia đình 87 3.3.2. Giáo dục con cháu về cách làm ăn 92 Tiểu kết Chƣơng 3 94 CHƢƠNG 4: VAI TRÒ CỦA NGƢỜI GIÀ TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỌ 96 4.1. Vai trò của người già trong cộng đồng 96 4.1.1. Các tổ chức của người già ở Hạ Bằng 96 4.1.2. Vai trò của người già và Hội Người cao tuổi 97 4.1.3. Vai trò của người già trong dòng họ 108 4.2. Phát huy vai trò của người già trong phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội ở địa phương 112 4.2.1. Hạ Bằng và việc phát huy vai trò tiềm năng của người già 112 4.2.2. Những vấn đề đặt ra 115 Tiểu kết Chƣơng 4 118 KẾT LUẬN 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO 124 PHỤ LỤC 132 1 Danh sách những người cung cấp thông tin - tư liệu 133 2 Công cụ nghiên cứu: Hướng dẫn phỏng vấn sâu và Bảng hỏi 134 3 Một số văn bản và tài liệu thu thập ở địa phương 142 4 Bản đồ 145 5 Ảnh minh họa 147 7 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Trọng lão là một truyền thống ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia châu Á khác. Người già là lớp người có quá trình cống hiến lâu dài cho gia đình, xã hội và đất nước và được coi là thế hệ duy trì tính liên tục phát triển của nhân loại. Họ không chỉ là lớp người nhiều tri thức và kinh nghiệm sống mà còn tích luỹ được vốn liếng vật chất và giá trị về văn hoá tinh thần để truyền lại cho thế hệ tiếp theo [47, 45, 56, 72, 88]. Ngày nay, sự già hoá dân số đang tăng nhanh ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo số liệu Tổng Điều tra dân số và nhà ở (TĐTDS&NƠ) năm 2009, nhóm dân số cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) ở Việt Nam đã tăng lên 9% 1 và phần lớn người già sinh sống ở khu vực nông thôn 2 [1, 83, tr. 64]. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ lệ dân số cao tuổi sẽ đạt ngưỡng 10% vào năm 2017, nói cách khác, dân số Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn gọi là “thời kỳ già hóa dân số”. Theo Quỹ Dân số Liên hiệp quốc “dân số cao tuổi Việt Nam đang tăng nhanh cả về số tương đối và tuyệt đối, đặc biệt là „già ở nhóm già nhất‟ (từ 80 tuổi trở lên) và so với các nước trong khu vực và trên thế giới, thời gian để Việt Nam chuẩn bị đón nhận thời kỳ già hóa dân số ngắn hơn rất nhiều” [76, tr. 6]. Như vậy già hóa dân số cũng đồng nghĩa với tỷ lệ phụ thuộc người già cũng sẽ tăng lên 3 . Trong các chính sách xã hội, người già thường được coi là nhóm dân số đặc biệt, nhóm yếu thế cần được ưu tiên về an ninh lương thực và sự chăm sóc về mọi mặt từ phía gia đình, và cộng đồng xã hội. Trong xã hội hiện đại người già đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như nghèo đói, cô đơn, bị lạm dụng, hoặc bị bỏ rơi,… Sự kỳ thị về tuổi tác khiến cho họ bị coi là “gánh nặng”, là “người thừa” trong gia đình và xã hội. Trong khi tâm điểm 1 Trong TĐTDS&NƠ 1999 tỷ lệ người già chiếm 7,97% 2 Theo số liệu của TĐTDS&NƠ 2009, dân số 60 tuổi trở lên ở thành thị là 8,06% và ở nông thôn là 8,94% (Biểu 4) [1, tr, 64]. 3 Hiện nay tỷ lệ phụ thuộc người già ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng từ 13,7% năm 1999 lên 15% năm 2007 [82, tr. 60]. 8 chú ý của các nhà lập kế hoạch, người làm công tác phát triển là vấn đề tăng trưởng kinh tế và nhóm người trẻ tuổi, thì người già bị coi là nhóm xã hội phụ thuộc và thụ động về mặt kinh tế, thậm chí còn bị coi là ít quan trọng hoặc gây bất lợi cho sự phát triển [8]. Đồng thời với đó là tác động của quá trình chuyển đổi kinh tế, gia tăng dòng di cư 4 đã dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc dân số, quy mô gia đình và thay đổi các giá trị gia đình, sự thâm nhập của tệ nạn xã hội,…đang xáo trộn đến không ít gia đình. Nhiều người già phải sống một mình và tự chăm sóc cho bản thân, thậm chí trong nhiều trường hợp người già đang phải đóng vai trò như một người chăm sóc gia đình, trong khi lẽ ra chính bản thân họ là đối tượng cần phải chăm sóc. Nghiên cứu của Martin Evans và các tác giả khác (2007) cho rằng xã hội chưa đánh giá đúng về vị thế năng động của NCT và các dòng thu nhập mà NCT có tham gia vào đó. Bản thân người già tiếp tục hoạt động kinh tế 5 , và họ có thể chia sẻ nguồn lực được gộp chung trong hộ gia đình với các thành viên khác. Kết quả Điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 cho thấy có hơn 90% người già cho biết họ vẫn còn hỗ trợ cho con cháu ít nhất một trong các hoạt động về kinh tế như tạo ra thu nhập và cấp vốn cho con cháu; quyết định các việc quan trọng của gia đình hay chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, và dạy dỗ con cháu, nội trợ và chăm sóc cháu nhỏ v.v [6]. Phần lớn người già ở Việt Nam hiện đang sống tại khu vực nông thôn. Trong xã hội truyền thống người già có quyền điều khiển về mọi mặt của địa phương, gia đình và dòng họ. Họ là một thành phần quan trọng tham dự các sinh hoạt mang tính hành chính, trong tổ chức quan phương và phi quan phương của cộng đồng làng xã. Ngày nay, người già vẫn đóng vai trò đại diện hợp thức cho gia đình và là đại biểu chung cho gia tộc, xóm thôn và cộng đồng làng xã. Sự hiểu biết tập quán cùng với kinh nghiệm vốn và tinh thần gương mẫu cho phép họ gìn giữ các quan hệ xã hội nông thôn một cách hiệu quả. Người già ở Việt Nam hiện nay là lớp người chứng 4 Nghiên cứu ảnh hưởng của di cư đối với GĐ cho thấy phần lớn người di cư đang trong độ tuổi lao động và sự vắng mặt của vợ, hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt GĐ gốc, đặc biệt là GĐ hai vợ chồng cùng xuất cư, vai trò trông non nhà cửa phần lớn sẽ thuộc về người già [13]. 5 Các tác giả này tính toán số liệu của VHLSS 2004 cho thấy: 75% nam giới và 66% phụ nữ tuổi 60 vẫn hoạt động kinh tế và làm việc khoảng 36 giờ một tuần. 9 kiến và tham dự vào nhiều sự thay đổi của xã hội, họ là lớp người sinh ra trong xã hội truyền thống, trưởng thành trong thời kỳ bao cấp, và ít nhiều đang chứng kiến sự phát triển kinh tế và sự hội nhập của đất nước. Chính vì vậy không thể phủ nhận là nhiều người già chính là một kho tàng về kinh nghiệm và vốn sống, đặc biệt là ở vùng nông thôn [44, 62, 64, 67, 100, v.v.]. Như vậy, xét từ góc độ này người già chưa hẳn là gánh nặng đối với gia đình và xã hội. Người già ở Việt Nam, nhất là ở vùng nông thôn vẫn đang có những đóng góp vào đời sống kinh tế và đời sống văn hóa trong gia đình và cộng đồng bằng rất nhiều cách khác nhau. Cùng với sự phát triển xã hội vai trò của người già đã được khẳng định qua Pháp lệnh Người cao tuổi năm 2000 và gần đây nhất là Luật Người cao tuổi (2009). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng không chỉ khẳng định công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách cho con cháu và vai trò truyền tải di sản văn hóa tộc người của người già, khẳng định vai trò quan trọng của họ trong gia đình, ngoài xã hội, mà còn quy định việc chăm sóc vật chất, tinh thần và trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội trong việc phát huy vai trò của người già. Trên bối cảnh đó người già vẫn là chủ đề nghiên cứu thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trong nước và quốc tế. Việc nghiên cứu về vai trò của người già trong gia đình và cộng đồng là điều cần thiết, nó không chỉ góp thêm một cách nhìn khách quan về vai trò của người già trong gia đình và cộng đồng làng xã, mà còn làm rõ được các hoạt động của người già và các tổ chức của họ trong đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội ở vùng nông thôn, đồng thời góp phần phát huy vai trò tiềm năng của người già trong bối cảnh xã hội nông thôn hiện nay. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Với những lý do trình bày như trên Luận văn này cố gắng làm sáng tỏ những mục đích nghiên cứu cụ thể sau đây: 1. Làm rõ các hoạt động của người già trong gia đình và trong các tổ chức quan phương và phi quan phương. 10 2. Xác định vai trò trong đời sống kinh tế, văn hóa của người già trong gia đình và cộng đồng. 3. So sánh quan niệm của người dân về tuổi già và vai trò của người già hiện nay so với trước kia. 4. Chỉ ra những mặt tích cực và mặt còn hạn chế trong việc thực hiện chính sách phát huy vai trò của người già ở nông thôn. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò của người già trong gia đình và cộng đồng ở vùng nông thôn. Với mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm hiểu vai trò của người già trong gia đình và cộng đồng nên khách thể nghiên cứu là những người già từ 60 tuổi trở lên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Tập trung làm rõ hoạt động và vai trò của người già trong đời sống gia đình và cộng đồng ở một vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Phạm vi về không gian và thời gian: Luận văn này sử dụng một phần dữ liệu định lượng và định tính của đề tài cấp Bộ “Một số vấn đề cơ bản trong chính sách xã hội đối với người cao tuổi” do Viện Gia đình và Giới thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện năm 2008 – 2009, được tiến hành tại Hải Phòng, Hà Nam và Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Từ dữ liệu của đề tài cấp Bộ, tác giả luận văn này chỉ lựa chọn dữ liệu của một điểm nghiên cứu là xã Hạ Bằng, Thạch Thất, Hà Tây (cũ) nay là Hà Nội được tiến hành tháng 12/2008 để phân tích. Về cơ bản, dữ liệu của đề tài cấp Bộ là tương đối đầy đủ cho việc phân tích, nhưng do luận văn tập trung nghiên cứu về vai trò của người già, nên tác giả đã lựa chọn địa điểm là xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội để quay lại tiếp tục nghiên cứu thực địa lần 2 vào tháng 7-8/2010. Đây là một xã thuần nông trước đây thuộc tỉnh Hà Tây, đại diện cho vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, nơi mà tốc độ đô thị hóa cao và có biến đổi nhanh chóng về kinh tế, văn hóa, xã hội. Thêm nữa, Hạ Bằng là nơi đã có 11 một số nghiên cứu về người già được tiến hành, và bản thân tác giả đã thiết lập được mối quan hệ và có sự sẵn sàng hợp tác những người dân ở đây trong quá trình tham gia nghiên cứu. 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn này hướng đến tìm hiểu thực trạng hoạt động của người già trong gia đình và cộng đồng ở Hạ Bằng diễn ra như thế nào? Thông qua các hoạt động cụ thể tác giả luận văn sẽ xem xét vai trò chung, trừu tượng của người già trong đời sống kinh tế, văn hóa của gia đình, và cộng đồng. 1) Hoạt động của người già trong đời sống kinh tế và văn hóa đang diễn ra trong gia đình như thế nào? 2) Trong cộng đồng làng xã hiện nay, người già tham gia vào các hoạt động của các tổ chức quan phương và phi quan phương như thế nào? 3) Người già ở nông thôn có vai trò như thế nào trong đời sống kinh tế và văn hóa đang diễn ra trong gia đình và cộng đồng trong bối cảnh xã hội nông thôn đang trong tiến trình đô thị hóa mạnh mẽ? Có những biểu hiện khác biệt nào trong vai trò của người cao tuổi nam và nữ hay không? 4) Trong xã hội hiện nay tuổi tác vẫn là hiện thân của những giá trị xã hội song mức độ biểu hiện cũng đã có những thay đổi, vậy quan niệm tuổi già và mong đợi về vai trò của người già của người Việt ở Hạ Bằng hiện nay ra sao? 5) Vấn đề phát huy vai trò của người già đã được đề cập trong các chính sách về NCT như thế nào? Và đã được triển khai thực hiện ở mức độ nào ở vùng nông thôn như Hạ Bằng? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu và nguồn tài liệu về người già, một số giả thuyết được đưa ra trong nghiên cứu này như sau: 12 1) Ở vùng nông thôn hiện nay người già không chỉ đảm nhiệm các công việc gia đình mà họ còn tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo thu nhập và các hoạt động ở ngoài cộng đồng. 2) Do tập quán kính trọng đối người lớn tuổi của người Việt và từ những đóng góp vào kinh tế gia đình gợi lên khả năng người già vẫn duy trì được vị thế của mình trong gia đình, do vậy mà người già dù đang sống riêng hay sống chung với con cháu vẫn đóng vai trò là chủ gia đình, và người ra quyết định. Họ vẫn được mong đợi là lớp người mẫu mực trong gia đình và cộng đồng. 3) Trong đời sống văn hóa, người già vẫn là người đóng vai trò duy trì và truyền tải các giá trị văn hoá gia đình và của tộc người cho thế hệ trẻ. 4) Có sự khác biệt trong vai trò giới của người cao tuổi nữ và người cao tuổi nam trong gia đình ở vùng nông thôn. Người cao tuổi là nữ ít có vai trò và tiếng nói trong gia đình và ngoài cộng đồng. 5) Người già ở vùng nông thôn là nhân tố tham gia tích cực vào các hoạt động của các tổ chức quan phương và phi quan phương. 6) Việc triển khai thực hiện các chính sách phát huy vai trò của người già sẽ có nhiều khó khăn và hạn chế hơn vùng nông thôn. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Các công trình nghiên cứu về người già cho đến nay đã góp phần mang lại những hiểu biết sâu sắc về lớp thế hệ người cao tuổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, song các nghiên cứu về chủ đề vai trò của người già trong gia đình và cộng đồng hiện nay ở vùng nông thôn còn khá hiếm hoi. Những phân tích, đánh giá của luận văn này góp phần làm rõ các hoạt động và vai trò của người già trong gia đình và cộng đồng ở vùng nông thôn hiện nay. Là nguồn tư liệu tham khảo bổ sung vào khoảng trống về chủ đề nghiên cứu về người già và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này. Phân tích khác biệt về vai trò giới của người cao tuổi nam giới và nữ giới trong gia đình và cộng đồng, cũng như các đánh giá về mặt tích cực và những điểm còn hạn chế trong thực hiện chính sách phát huy vai trò của người già sẽ là cơ 13 sở thực tiễn cho việc điều chỉnh chính sách, góp phần cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới và nâng cao trách nhiệm phát huy vai trò của người già trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn được cấu trúc thành 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về người già Chương 2. Về địa bàn nghiên cứu - Xã Hạ Bằng Chương 3: Vai trò của người già trong gia đình Chương 4: Vai trò của người già trong cộng đồng và phát huy vai trò của họ. [...]... khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở Hà Nội và các vùng lân cận, Nxb Trẻ 68 Phạm Khắc Chương (1997), Vai trò của người già về hưu trong gia đình và giáo dục gia đình, Trong Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình, tr 241-245 69 Phạm Khuê (1999), Năm quốc tế người cao tuổi với Hội người cao tuổi Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, Số 22, tr 43-45 70 Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (1997), Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà... trong gia đình, Trong Các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam (Kết quả phân tích sâu Điều tra Gia đình Việt Nam 2006), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UNICEF, Viện Gia đình và Giới, tr 57-78 42 Lê Ngọc Văn (2008), Nghiên cứu gia đình trong bối cảnh đổi mới, Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới, số 3 (Q18), tr 3-11 43 Lê Ngọc Văn (2011), Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nxb Khoa... hệ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 122-132 47 Lê Trọng Vinh (2005), Vai trò già làng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7, tr 37-40 48 Lê Trung Trấn (2006), Văn hóa gia đình và vai trò người cao tuổi, Tạp chí Dân số và phát triển, Số 2, tr 37-39 49 Lê Văn Nhẫn, Nguyễn Thế Huệ (2004), Người cao tuổi Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, Hà Nội, Nxb... gia, Hà Nội, tr 83-94 99 Viện Gia đình và Giới (2009), Một số vấn đề cơ bản trong chính sách xã hội đối với người cao tuổi (Nghiên cứu khu vực Đồng bằng Bắc Bộ), Báo cáo đề tài cấp Bộ, 113 tr 100 Vũ Đình Lợi (1997), Vai trò và vị trí của người cao tuổi trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Trong Tuổi già – Mối liên hệ liên quan giữa các thế hệ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 213-224 101... chuyển đổi giá trị văn hoá, đạo đức của người cao tuổi đồng bằng sông Hồng, Tạp chí Xã hội học, Số 2, tr 55-58 45 Lê Sỹ Giáo (1997), Vị trí của người già trong xã hội cổ truyền ở vùng Tây Bắc Việt Nam, Trong Tuổi già – Mối liên hệ liên quan giữa các thế hệ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 225-236 46 Lê Thi (1997), Người phụ nữ cao tuổi trong gia đình Việt Nam, Trong Tuổi già -Mối liên hệ liên quan giữa... Hà Nội, tr 213-224 101 Vũ Hoa Thạch (1992), Vị trí, vai trò và quyền lợi của người già trong xã hội nông thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, Tạp chí Xã hội học, Số 2/1992, tr 4850 102 Vũ Khiêu (1997), Trọng lão, một truyền thống tốt đẹp – Một chuẩn mực già trị của người Việt, Trong Tuổi già – Mối liên hệ liên quan giữa các thế hệ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 33-43 103 Vũ Thị Hiểu (2007), Việt Nam... Nguyễn Thế Huệ (2007), Người cao tuổi và bạo lực gia đình, Nxb Tư pháp, 86 tr 62 Nguyễn Thế Huệ (2008), Người cao tuổi dân tộc và già làng trong phát triển bền vững Tây Nguyên, Nxb Thông Tấn, 175 tr 63 Nguyễn Thị Hương (1999), Đóng góp của phụ nữ cao tuổi nông thôn trong gia đình, Tạp chí Xã hội học, Số 2/1999, tr 58-61 64 Nguyễn Thị Lan (2009), Chính sách và các chương trình dành cho người cao tuổi ở Việt... Kiên Giang (2011), Liên hợp quốc đề cao vai trò của người cao tuổi trong cuộc chiến chống đói nghèo, http://www, cpv, org, vn/cpv/Modules/News/NewsDetail, aspx?co_id=30480&cn_id=439273, 40 Lê Ngọc Hùng (2008), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 41 Lê Ngọc Lân, Nguyễn Hữu Minh, Trần Quý Long (2011), Quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình, Trong Các mối quan hệ trong. .. đời sống và tham gia Hội phụ nữ của phụ nữ cao tuổi Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu, tháng 10 năm 2004 30 Hội Người cao tuổi Việt Nam (2006), Hệ thống các văn bản chính sách của Đảng và nhà nước về người cao tuổi Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Tập I, Tái bản lần thứ 6, Hà Nội 31 Hội Người cao tuổi Việt Nam (2006a), Hệ thống các văn bản chính sách của Đảng và nhà nước về người cao tuổi Việt Nam trong thời... (2001), Hoàn cảnh của người cao tuổi nghèo ở Việt Nam: Báo cáo từ một cuộc nghiên cứu có sự tham gia, Hà Nội 27 Helpage International (2001), Hoàn cảnh của người cao tuổi nghèo ở Việt Nam: Báo cáo từ một cuộc nghiên cứu có sự tham gia, (Nguyễn Thị Hương; Bế QuỳnhNga; Kathleen Bowling Tiffay) 28 Hoàng Tích Giang (2004), Người cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam, Tạp chí Thế giới Gia đình và trẻ em, Kỳ . VAI TRÒ CỦA NGƢỜI GIÀ TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỌ 96 4.1. Vai trò của người già trong cộng đồng 96 4.1.1. Các tổ chức của người già ở Hạ Bằng 96 4.1.2. Vai trò của. hóa của gia đình, và cộng đồng. 1) Hoạt động của người già trong đời sống kinh tế và văn hóa đang diễn ra trong gia đình như thế nào? 2) Trong cộng đồng làng xã hiện nay, người già tham gia vào. nghiên cứu về vai trò của người già trong gia đình và cộng đồng là điều cần thiết, nó không chỉ góp thêm một cách nhìn khách quan về vai trò của người già trong gia đình và cộng đồng làng xã,

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w