1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

CHƯƠNG TRÌNH đào tạo LIÊN tục CHĂM sóc và dự PHÒNG các BỆNH THƯỜNG gặp ở PHỤ nữ và TRẺ EM

237 2,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 237
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Trong quá trình thai nghén người phụ nữ rất dễ gặp phải những nguy cơ, có khi ảnh hưởng nặng nề tới sinh mạng của mẹ và con nếu như không được phát hiện và xử trí kịp thời.. Do vậy muốn

Trang 1

BỘ Y TẾ

CHĂM SÓC VÀ DỰ PHÒNG CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM

(Ban hành kèm theo công văn số: 1925/BYT-K2ĐT ngày 02/4/2010)

Ch

Chă ăăăm sóc bà m m sóc bà m m sóc bà mẹ ẹẹẹ, tr , tr , trẻ ẻẻẻ s s sơ ơơơ sinh và sinh và sinh và ph

phụ ụụụ n n nữ ữữữ ngo ngo ngoài th ài th ài thờ ờờời k i k i kỳ ỳỳỳ mang thai mang thai mang thai

HÀ N Ộ I - 2010

Trang 2

B Ộ Y T Ế

CHĂM SÓC VÀ DỰ PHÒNG CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM

(DÙNG CHO KHÓA ĐÀO TẠO LIÊN TỤC)

HÀ N Ộ I - 2010

Trang 3

Hiệu đính: GS TSKH Nguyễn Văn Dịp

Bản quyền: thuộc Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng & Môi trường)

Trang 4

LỜỜỜI I I GIGIGIỚỚỚI THII THII THIỆỆỆUUU Trong những năm qua, ngành y tế đã có nhiều cố gắng trong công tác

chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung, chăm sóc bảo vệ sức khỏe phụ

nữ và trẻ em nói riêng Tuy nhiên công tác chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ

em vẫn còn nhiều khó khăn đặc biệt ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng

xa

Dự án hỗ trợ y tế dự phòng được triển khai tại 45 tỉnh thành nhằm tăng

cường năng lực toàn diện của hệ thống Y tế dự phòng trong việc khống chế

các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tăng khả năng đối phó với các thách

thức mới nảy sinh Trong khuôn khổ của dự án, để đáp ứng yêu cầu đào tạo

nhân viên y tế làm việc tại cộng đồng, Bộ Y tế đã biên soạn cuốn tài liệu

“ChChăăăăm sóc và dm sóc và dm sóc và dựựựự ph ph phòng các bòng các bòng các bệệệệnh thnh thnh thưưưườờờờng gng gng gặặặặp p p ởởởở ph ph phụụụụ n n nữữữữ v v và trà trà trẻẻẻẻ em em” sử dụng để

tập huấn cho các y, bác sỹ làm việc ở tuyến y tế cơ sở

Nội dung của cuốn sách bao gồm những chủ đề cơ bản trong chăm sóc

sức khỏe phụ nữ và trẻ em được chia thành 2 quyển

- Quyển 1 Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh, Chăm sóc phụ nữ ngoài thời

kỳ mang thai

- Quyển 2 Chăm sóc trẻ em

Cuốn tài liệu được các cán bộ Cục Y tế dự phòng và Môi trường, các

Viện chuyên ngành, các cán bộ quản lý và các giáo viên giảng dạy tại các

trường đại học và cao đẳng y tế của một số tỉnh có kinh nghiệm trong công

tác đào tạo cán bộ y tế cho tuyến huyện, xã tham gia biên soạn và góp ý

Chúng tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến các tác giả, các chuyên gia và

các cơ quan đã phối hợp và hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện biên

soạn cuốn tài liệu này

Mặc dù tập thể biên soạn đã có nhiều cố gắng nhưng cuốn tài liệu

“ChChăăăăm sócm sócm sóc vvvàààà dddựựựự ph ph phòngòngòng các bcác bcác bệệệệnh thnh thnh thưưưườờờờng gng gng gặặặặp p p ởởởở ph ph phụụụụ n n nữữữữ vàvàvà trtrtrẻẻẻẻ em em” chắc chắn

không khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến góp ý trong

quá trình sử dụng của các giáo viên, học viên để cuốn tài liệu ngày càng được

hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

Trang 5

MỤỤỤC LC LC LỤỤỤCCC Ph

Phầầầần 1n 1n 1 ChChChăăăăm sóc bà mm sóc bà mm sóc bà mẹẹẹẹ v v và trà trà trẻẻẻẻ s s sơơơơ sinhsinhsinh 3

Bài 14 Xử trí đẻ rơi và chăm sóc bà mẹ đẻ tại nhà 87

Bài 18 Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngày đầu sau đẻ 110 Bài 19 Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh những ngày sau đẻ 115

Bài 22 Các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh 133

Ph

Phầầầần 2.n 2.n 2 ChChChăăăăm sóc phm sóc phm sóc phụụụụ n n nữữữữ ngo ngo ngoài thài thài thờờờời ki ki kỳỳỳỳ mang thai mang thai mang thai 144 Bài 24 Phương pháp tránh thai bằng dụng cụ tử cung 145 Bài 25 Một số biện pháp tránhthai thông dụng 152

Bài 27 Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ quanh thời mãn kinh 182

Bài 32 Phát hiện và dự phòng ung thư cổ tử cung 208 K

Kếếếế ho ho hoạạạạch bch bch bài giài giài giảảảảngngng 211

Trang 6

1

H

HƯƯƯỚỚỚNG DNG DNG DẪẪẪN SN SN SỬỬỬ D D DỤỤỤNG SÁCHNG SÁCHNG SÁCH

Cuốn sách này được biên soạn làm tài liệu tập huấn và tham khảo cho cán bộ làm công tác y tế dự phòng ở tuyến cơ sở nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và dự phòng các bệnh thường gặp cho phụ nữ, trẻ em

Nội dung cuốn tài liệu được chia làm năm phần và sắp xếp theo các chủ

đề Trong mỗi phần các bệnh được sắp xếp theo mức độ thường gặp và nội

dung tập trung nhiều vào lĩnh vực chăm sóc phòng bệnh

Kết cấu mỗi bài gồm

1 M

1 Mụụụục tic tic tiêu êu êu

Giáo viên và học viên cần nghiên cứu kỹ vì đây là những điểm mấu chốt mà học viên phải mô tả được, phải làm được Phần này được đóng khung

và in đậm

2 N

2 Nộộộội dung i dung i dung

Căn cứ vào đối tượng tập huấn, giảng viên nghiên cứu kỹ nội dung từng bài để lựa chọn những nội dung phù hợp với đối tượng và thực tế ở địa phương Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú học tập và tăng hiệu quả giảng dạy

Học viên cần đọc kỹ tài liệu trước khi lên lớp để nắm được nội dung bài học Những điều chưa hiểu, chưa rõ và những khó khăn gặp phải trong thực tế cần được ghi chép lại để đưa ra thảo luận, trao đổi với giảng viên và các bạn đồng nghiệp Học viên nên tích cực tham gia đóng góp ý kiến thảo luận và đóng vai trên lớp để nắm nội dung của bài học tốt hơn Giảng viên và học viên có thể tự đưa ra những bài tập tình huống cụ thể đã gặp trong thực tế

để cùng nhau trao đổi, thảo luận

3 L

3 Lưưưượợợợng giáng giáng giá

Phần này là các câu hỏi thảo luận hoặc bài tập tình huống hoặc bài tập

đóng vai để giúp cho học viên tự kiểm tra xem mình đã đạt được mục tiêu học

tập chưa? đồng thời giúp cho người giảng viên đánh giá học viên cuối buổi học Căn cứ vào kết quả lượng giá mà giảng viên có thể cải tiến phương pháp dạy sao cho phù hợp và có kết quả tốt hơn Hình thức lượng giá gồm

3.1 Câu trả lời ngắn hoặc điền vào chỗ trống

- Câu trả lời ngắn là những điểm chính trong bài học mà học viên cần trả lời

- Điền vào chỗ trống người giảng viên viết lại một đoạn trong bài học sau đó xoá đi một số từ quan trọng, khi làm bài học viên phải tự điền vào cho

đúng với câu mẫu

Trang 7

2

3.2 Dạng câu hỏi đúng sai

Có thể dùng câu khẳng định hoặc phủ định Sau đó học viên đánh dấu vào phần đúng hoặc sai sao cho phù hợp

3.3 Câu hỏi lựa chọn

Câu hỏi đưa ra nhiều tình huống (thường là 4), học viên chọn tình huống đúng nhất

3.4 Bài tập tình huống (hoặc đóng vai)

Giả định các tình huống có thể xảy ra học viên căn cứ vào các điều kiện của đầu bài mà có thái độ xử trí hợp lý

Các bạn học viên cần làm đầy đủ các bài tập ở cuối mỗi bài học, sau đó

đối chiếu với nội dung ở bài học để tự đánh giá kết quả học tập của mình

Lưu ý mỗi địa phương có những mô hình bệnh tật khác nhau do đó giảng viên sẽ lựa chọn những bài phù hợp với đặc điểm hoàn cảnh của địa phương mình để tập huấn

Tùy theo vấn đề ưu tiên cần nhấn mạnh mà giảng viên có thể bố trí số tiết cho phù hợp Cũng tương tự như vậy căn cứ vào thời lượng của chương trình tập huấn hàng năm (một hoặc hai tuần) để lựa chọn chủ đề cũng như số lượng các bài cần tập huấn Có những bệnh mà nhiều năm không phải là vấn

đề ưu tiên của địa phương thì có thể không chọn giảng mà chỉ sử dụng là bài

tham khảo cho học viên

Thiết kế một bài giảng (kế hoạch bài giảng) giảng viên cũng cần cân nhắc kỹ vì đối tượng học viên là cán bộ y tế ít nhiều đã được đào tạo cơ bản

và có thâm niên công tác cho nên cần chú ý sử dụng phương pháp dạy học tích cực Giảng viên nêu vấn đề những điểm mấu chốt của bài học viên tự nghiên cứu tài liệu dưới tay Sau đó giảng viên đưa ra câu hỏi thảo luận, bài tập tình huống, bài tập đóng vai (giảng viên cũng có thể yêu cầu học viên dựa vào kinh nghiệm của mình để đưa ra các bài tập) để cùng thảo luận, rút kinh nghiệm học tập lẫn nhau Mẫu kế hoạch 1 bài giảng giảng viên tham khảo ở phần cuối của tài liệu

Chú ý: Tài liệu này không thay thế cho phân tuyến kỹ thuật

Trang 8

3

PHPHẦẦẦN IN IN I CH

CHĂĂĂM SÓC BÀ MM SÓC BÀ MM SÓC BÀ MẸẸẸ V V VÀ TRÀ TRÀ TRẺẺẺ S S SƠƠƠ SINHSINHSINH

Trang 9

4

BÀI 1BÀI 1 CH

CHĂĂĂM SÓC PHM SÓC PHM SÓC PHỤỤỤ N N NỮỮỮ CÓ THAI CÓ THAI CÓ THAI

1 ĐĐĐạạạại i i i ccccươươươngngng

Thai nghén là một hiện tượng sinh lý mà gần như tất cả phụ nữ đều trải qua Trong quá trình thai nghén người phụ nữ rất dễ gặp phải những nguy cơ,

có khi ảnh hưởng nặng nề tới sinh mạng của mẹ và con nếu như không được phát hiện và xử trí kịp thời

Do vậy muốn dự phòng nguy cơ trong quá trình thai nghén, người phụ

nữ phải được tư vấn và chăm sóc tốt để giúp thai phát triển tốt, cuộc đẻ được

an toàn cho mẹ và con, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình cho thai phụ

2 M

2 Mụụụục c c đđđđích cích cích củủủủa công tác da công tác da công tác dựựựự ph ph phòng trong tòng trong tòng trong tưưưư v v vấấấấn cho n cho n cho phphphụụụụ n n nữữữữ có thai có thai có thai

- Giúp người phụ nữ tự chăm sóc bản thân và theo dõi được sự phát triển của thai nhi, nhận biết được điều nên làm và điều không nên làm trong quá trình mang thai

- Giúp phát hiện sớm các nguy cơ và tai biến có thể xảy ra trong quá trình mang thai Góp phần làm giảm 5 tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh

- Giúp cho việc sinh đẻ được an toàn Giúp thai phụ biết cách tự chăm sóc tốt hơn trong quá trình mang thai và chăm sóc con sau khi sinh

3 N

3 Nộộộội dung ci dung ci dung củủủủa công tác da công tác da công tác dựựựự ph ph phòng trong tòng trong tòng trong tưưưư v v vấấấấn cho thai phn cho thai phn cho thai phụụụụ

- Giúp thai phụ hiểu rõ sự cần thiết phải khám thai định kỳ:

+ Để xác định được thai nghén bình thường hay bất thường

+ Để phát hiện nguy cơ trong quá trình thai nghén hay có sẵn từ trước khi mang thai

+ Để biết điều nên làm và điều không nên làm

Trang 10

5

+ Để lựa chọn nơi sinh an toàn nhất cho thai phụ

- Tư vấn về số lần và lợi ích việc đi khám thai Tối thiểu một phụ nữ mang thai được khám 3 lần:

4.1 Tưưưư v v vấấấấn vn vn vềềềề dinh d dinh d dinh dưưưưỡỡỡỡngngng

Chế độ ăn khi mang thai phải đảm bảo nuôi dưỡng được cả mẹ và con

Do đó người phụ nữ phải được ăn uống đầy đủ thì mới giúp thai phát triển tốt

và mẹ có sức khỏe tốt

a) Trước hết cần tư vấn cho bà mẹ biết lợi

ích của việc dinh dưỡng tốt nhằm giúp

- Bà mẹ có sức đề kháng tốt chống lại được

các tác nhân gây bệnh

- Giúp thai phát triển tốt để:

+ Thai không bị suy dinh dưỡng

+ Thai phát triển tốt

+ Không bị suy thai

- Bà mẹ có sức rặn tốt khi chuyển dạ

b) Chế độ ăn khi có thai

Hình 1 Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

Chú ý: Khi có thai người phụ nữ phải ăn đủ chất và lượng để giúp thai phát triển tốt

Trang 11

6

- Để ăn đủ chất dinh dưỡng: Khi có thai người mẹ phải tăng khẩu phần

ăn thêm 1/4 so với khi chưa có thai Trong giai đoạn nghén nên chia chế độ ăn

làm nhiều bữa và nên thay đổi thức ăn để đỡ chán, điều quan trọng là phải hợp khẩu vị thì người phụ nữ có thai mới ăn được

- Để ăn đủ chất: Không nên tư vấn mỗi ngày ăn bao nhiều gam chất

đạm, chất béo, chất đường người tư vấn cần hiểu rõ điều kiện của gia đình

và địa phương họ mà lựa chọn tư vấn sao cho hợp lý, trên cơ sở áp dụng ô vuông thức ăn Nghĩa là trong một bữa ăn của thai phụ phải đảm bảo đủ 4 thành phần như Glucid, protid, chất béo, vitamin và muối khoáng

Ví dụ: Vùng nông thôn thì nên tư vấn thức ăn có nhiều đạm là: Tôm, cua, cá, trứng, đậu đỗ các thức ăn có chất béo như vừng, lạc, dầu ăn các thức ăn có nhiều vitamin và muối khoáng như rau quả tươi

Khuyên thai phụ không nên kiêng bất cứ loại thực phẩm nào mà họ ưa thích (trừ thực phẩm ôi thiu), không nên ép họ ăn những thực phẩm mà họ không ăn được, luôn thay đổi loại thức ăn cho đỡ chán Điều quan trọng là phải hợp khẩu vị của người phụ nữ có thai và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong quá trình có thai người phụ nữ không nên dùng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, ma túy

Ngoài ra một số thai phụ có bệnh mạn tính đã được theo dõi, điều trị thì cần có chế độ ăn kiêng sao cho hợp lý, đồng thời khuyên họ hỏi ý kiến thầy thuốc chuyên khoa điều trị bệnh cho họ

4.2 T

4.2 Tưưưư vvvvấấấấn chn chn chếếếế độđộđộ l l l làm viàm viàm việệệệc khi có thaic khi có thaic khi có thai

- Không nên làm việc quá sức Trong quá trình thai nghén người phụ

nữ không được mang vác nặng, không đi xa Những người làm công việc như Hành chính, giáo viên, kế toán cũng không nên làm quá sức

- Không được làm việc ở những nơi độc hại, nếu trước kia làm công việc tại những nơi độc hại khi có thai phải thuyên chuyển hoặc nghỉ

- Không nên làm việc ở trên cao (dễ bị ngã)

- Không nên làm việc ngâm mình trong nước

- Trong thời gian làm việc nên xen kẽ thời gian nghỉ ngơi Nếu đang lao

động mà thấy đau bụng hoặc mệt mỏi thì nằm nghỉ ngay

- Nếu đau bụng, hoa mắt, chóng mặt nên đi khám để kiểm tra xem có bất thường gì không

Trang 12

7

Chú ý: Nên nghỉ làm việc trước ngày dự kiến sinh 01 tháng, để mẹ có sức

khỏe tốt, con tăng cân, tuy nhiên phải hoạt động nhẹ nhàng như sinh hoạt

nội trợ, thể dục hàng ngày

- Mỗi ngày ngủ ít nhất 8h Ngủ trưa khoảng 30 phút đến 1h Không

thức khuya, dậy sớm Thai từ tháng thứ 7 không được làm ca đêm

4.3 V

4.3 Vệệệệ sinh thân th sinh thân th sinh thân thểểểể

- Tắm rửa hàng ngày Tắm nơi kín gió và đảm bảo đủ ấm

- Khi rửa bộ phận sinh dục thì rửa từ trước ra sau, không cho nước hoặc

thò tay vào trong âm đạo, chú ý làm sạch vùng sinh dục, vùng hậu môn nên

làm cuối cùng, có thể dùng nước vệ sinh phụ nữ hoặc xà phòng ít chất ăn da

Trong thời kỳ thai nghén, bộ phận sinh dục thường tiết dịch nhiều hơn

khi chưa có thai Vì thế vệ sinh tại chỗ càng phải thực hiện thường xuyên Từ

2 đến 3 lần/ngày và sau khi đi đại tiện

- Chăm sóc vú Lau rửa hàng ngày núm vú, không nên mặc áo lót chật

- Không nên tiếp xúc với người ốm để tránh lây bệnh

4.4

4.4 VVVềềềề sinh ho sinh ho sinh hoạạạạt trong khi có thai t trong khi có thai t trong khi có thai

- Cần tạo cho mình cuộc sống tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, căng

thẳng trong sinh hoạt Mọi thành viên trong gia đình nên quan tâm, chăm sóc

và cảm thông với thai phụ

- Nơi ở phải thoáng, sạch sẽ, ấm về mùa đông, tránh gió lùa, không có

khói thuốc lá thuốc lào

- Quần áo mềm mại, rộng rãi, sạch sẽ, mát về mùa hè và đủ ấm về mùa đông

- Quan hệ tình dục Ba tháng đầu và cuối nên hạn chế, có sự thông cảm

và nhẹ nhàng Đối với những thai phụ đã có tiền sử sảy thai và để non thì

kiêng quan hệ tình dục 3 tháng đầu và 3 tháng cuối

- Trong khi có thai nên tránh đi xa Nếu bắt buộc phải đi thì chọn

phương tiện êm và an toàn nhất

5 T

5 Tưưưư vvvvấấấấn dn dn dựựựự ph ph phòng troòng troòng trong giai ng giai ng giai đđđđooooạạạạn sau cn sau cn sau củủủủa thai nghéna thai nghéna thai nghén

5.1 H

5.1 Hưưưướớớớng dng dng dẫẫẫẫn tn tn tựựựự phát hiphát hiphát hiệệệện dn dn dấấấấu hiu hiu hiệệệệu bu bu bấấấất tht tht thưưưườờờờngngng

- Điều quan trọng trong giai đoạn sau của thời kỳ thai nghén là tư vấn

cho thai phụ tự phát hiện những dấu hiệu bất thường khi mang thai như Đau

đầu, hoa mắt, phù, đái ít

Trang 13

8

- Cần đi khám để phát hiện dấu hiệu của tiền sản giật Xử trí và chăm sóc kịp thời tránh để sản giật xảy ra, vì khi sản giật thì để lại hậu quả nặng nề cho mẹ và con

- Trong 3 tháng cuối nên được siêu âm (nơi có điều kiện) chẩn đoán sớm rau tiền đạo Nếu thai phụ bị rau tiền đạo cần tư vấn cho họ nhất thiết phải tới cơ sở có phẫu thuật để đẻ

- Nếu thai đạp yếu hoặc không đạp cần đi khám ngay để phát hiện bất thường

5.2 Chu

5.2 Chuẩẩẩẩn bn bn bịịịị ssssẵẵẵẵn sn sn sàng cho cuàng cho cuàng cho cuộộộộc sinh sc sinh sc sinh sắắắắp tp tp tớớớớiiii

- Hướng dẫn chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho mẹ và con như quần áo, tã lót, khăn và giấy vệ sinh cho mẹ và con tất cả được sắp xếp gọn vào túi hoặc làn để khi chuyển dạ mang đến nơi sinh

- Gần ngày sinh không nên đi xa, nên khám thai lần cuối để nhận được lời khuyên của cán bộ y tế, đồng thời tuân thủ lời khuyên và sự lựa chọn nơi sinh an toàn do cán bộ y tế hướng dẫn

- Nên bàn bạc với chồng và gia đình để cùng nhau sắp xếp công việc sao cho hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sinh sắp tới

- Những thai phụ có vết mổ cũ và tiền sử đẻ khó cần đến bệnh viện trước ngày dự kiến sinh khoảng 1 tuần để tránh tai biến

- Cần đi khám ngay khi đau bụng, ra máu, ra nước

- Khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ cần tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ 5.3

5.3 TTTưưưư v v vấấấấn vn vn vềềềề nuôi con b nuôi con b nuôi con bằằằằng sng sng sữữữữa ma ma mẹẹẹẹ

- Tư vấn cho bà mẹ biết lợi ích của sữa mẹ

- Tư vấn cho bà mẹ đầy đủ cách nuôi con bằng sữa mẹ

- Tư vấn cho bà mẹ cách giữ gìn nguồn sữa mẹ

Tóm lại: Trong quá trình mang thai người phụ nữ được tư vấn và chăm sóc đầy đủ sẽ giúp thai phát triển tốt hơn, hạn chế được tình trạng suy dinh dưỡng bào thai, giảm tỷ lệ đẻ con cân nặng thấp Đồng thời phát hiện sớm một số bất thường khi mang thai như Rau tiền đạo, tiền sản giật để góp phần giảm 5 tai biến sản khoa, giảm tỷ lệ tử vong cho mẹ và thai nhi, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người phụ nữ mang lại nguồn hạnh phúc cho gia đình và xã hội

LƯỢNG GIÁ

1

1 TrTrTrảảảả l l l lờờờời ngi ngi ngắắắắn các câu tn các câu tn các câu từừừừ 1 1 1 đđđđếếếếnnnn 4444

Trang 14

A

B

C Câu 3 Kể đủ 3 lợi ích của việc dinh dưỡng tốt khi mang thai

A

B

C Câu 4 Kể đủ 3 nội dung của tư vấn ở thời kỳ cuối khi mang thai

A

B

C 2

2 Phân biPhân biPhân biệệệệt t t t đđđđúng sai các câu túng sai các câu túng sai các câu từừừừ 5 5 5 đếđếđến 9 bn 9 bn 9 bằằằằng cách ng cách ng cách đđđđánh dánh dánh dấấấấuuuu ((((√√√√)))) vào cvào cvào cộộộột t t t

Câu 8 Cần tư vấn cho thai phụ hiểu nếu mẹ suy dinh

dưỡng sẽ không đủ sữa để nuôi con sau này

Câu 9 Khi chăm sóc vú nếu thấy đau bụng thì dừng lại

ngay

Trang 15

A Khám âm đạo để xác định có thai

B Đo huyết áp cho chị An

C Tư vấn chế độ ăn khi có thai

D Thử Protein niệu

E Thử thai bằng que thử nhanh Nếu có thai thì quản lý thai nghén cho chị An

2 Khi gần tới ngày sinh thì việc cần làm đối với thai phụ là

A Chẩn đoán xác định ngôi thai

B Siêu âm để chẩn đoán rau tiền đạo

C Chuyển thai phụ đến tuyến có phẫu thuật để theo dõi và chờ đẻ

D Làm xét nghiệm máu cho thai phụ

3

3.2 Tình hu.2 Tình hu.2 Tình huốốốống 2ng 2ng 2

Chị Lan 23 tuổi có thai lần 1, nên chị chưa có kinh nghiệm về chăm sóc bản thân Chị tâm sự với mẹ và mẹ khuyên rằng con nên ăn ít thôi và chăm chỉ làm việc thì thai sẽ không to sau này sẽ dễ đẻ Chị chưa tin lắm nên đã tới

cơ sở y tế và nhờ tư vấn

Bạn sẽ khuyên thai phụ như thế nào?

Trang 16

11

BÀI 2BÀI 2 D

DỌỌỌA SA SA SẢẢẢYYY THAITHAITHAI

MỤC TIÊU

2 NguyNguyNguyêêêên nhn nhn nhâââânnn

Phần nhiều không tìm được nguyên nhân sảy thai, nhưng theo kinh nghiệm lâm sàng có một số yếu tố nguy cơ sau có thể gây sảy thai

2.1

2.1 YYYếếếếu tu tu tốốốố nguy c nguy c nguy cơơơơ do do do thaithaithai

- Do rối loạn thể nhiễm sắc tế bào và gen Nghiên cứu của các nước tiên tiến thấy rằng trên 60% số sảy thai có nguyên nhân này Do sự tác động của môi trường bên ngoài hay bên trong vào tế bào trứng hoặc sự rối loạn có nguồn gốc từ tế bào của bố mẹ Do đó nguyên nhân này rất khó trong công tác

dự phòng

- Thai dị dạng nặng, thai bị bệnh nặng

2.2

2.2 YYYếếếếu tu tu tốốốố nguy c nguy c nguy cơơơơ vvvvềềềề phía m phía m phía mẹẹẹẹ

- Tử cung dị dạng, tử cung quá bé (nhi tính) cản trở sự phát triển của thai dẫn tới tình trạng thai bị sảy

- Mẹ mắc bệnh: Nhiễm khuẩn toàn thân hay đường sinh dục, bệnh sốt rét, bệnh đái tháo đường

- Do hoàng thể thai nghén hoạt động kém hoặc teo sớm

Trang 17

12

- Mẹ bị suy dinh dưỡng: Do cung cấp không đủ các chất dinh dưỡng hoặc hấp thu kém

- Mẹ bị nhiễm độc: Các loại hóa chất hoặc rượu, thuốc

- Chấn thương khi mang thai: Ngã, bị đánh, tai nạn, giao hợp thô bạo 3

3 Tri Tri Triệệệệu chu chu chứứứứngngng

Sảy thai bao giờ cũng diễn ra theo các giai đoạn như sau

3

3.1 1 1 DDDọọọọa sa sa sảảảảyyyy

Là giai đoạn đầu của sảy thai: Trên một người phụ nữ mang thai dưới

22 tuần mà có các triệu chứng sau

- Đau nhẹ bụng dưới hoặc mỏi lưng

- Ra ít máu đỏ, thường chưa có cục máu đông

Chú ý: Nếu khám âm đạo, cổ tử cung còn dài và đóng kín, tử cung tương đương tuổi thai

- Cận lâm sàng Nếu siêu âm rau vẫn còn nguyên vị trí bám, hCG (+) 3

3.2 2 2 ĐĐĐang sang sang sảảảảy thaiy thaiy thai

Dọa sảy thai không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì dễ dẫn tới sảy thai, đang sảy thai là tình trạng bánh rau đã hoặc đang bong ra khỏi vị trí bám hoặc rời về phía cổ tử cung Có triệu chứng sau

- Đau bụng ngày một tăng (cả cường độ và thời gian)

- Lượng máu ra nhiều hơn, thường có cục máu đông

- Thăm âm đạo: Có nhiều máu đông và loãng, cổ tử cung hé mở, có thể

có rau thập thò cổ tử cung hoặc cổ tử cung hình con quay (do rau thai đè vào làm dãn nở rộng lỗ trong cổ tử cung)

- Về toàn thân: Tùy lượng máu mất mà có dấu hiệu choáng hay không

- Siêu âm: Hình ảnh rau đang hoặc đã bong khỏi tử cung

3

3.3.3.3 ĐĐĐãããã ssssảảảảy thaiy thaiy thai

Là tình trạng rau và thai đã ra khỏi tử cung có các triệu chứng sau:

- Thai phụ bớt đau bụng hoặc hết đau

- Ra máu ít hơn

Trang 18

4 Các Các Các thththểểểể lâm s lâm s lâm sàng khác càng khác càng khác củủủủa sa sa sảảảảy thaiy thaiy thai

- Sảy thai băng huyết: Mất máu nhiều có thể gây tử vong

- Sảy thai nhiễm khuẩn: Sốt cao, dịch âm đạo hôi, tử cung co kém ấn

đau, thể trạng suy sụp nhanh Nhiễm khuẩn nặng có thể gây tử vong Hậu quả

để lại dễ gây vô sinh thứ phát

- Sảy thai liên tiếp: Khi đã sảy thai 2 lần liền trở lên

5

5 Ch Ch Chẩẩẩẩn n n đđđđoán phân bioán phân bioán phân biệệệệtttt

5

5.1 V.1 V.1 Vớớớới i i i chchchửửửửa ngoa ngoa ngoài ài ài ttttửửửử cung cung cung (CNTC)(CNTC)(CNTC)

- Ra máu với đặc điểm riêng: Máu đen lợn cợn

- Đau bụng âm ỉ, đau nhói, nhưng tập trung tại bên có chửa ngoài tử cung

- Khám trong: Thấy tử cung nhỏ, có một khối cạnh tử cung

- Siêu âm: Tìm được vị trí, kích thước khối chửa ngoài tử cung

5

5.2 Ch.2 Ch.2 Chửửửửa tra tra trứứứứng ng ng

- Ra máu ít một, máu đen và loãng

- Thường không đau bụng

- Thường có nghén nhiều

- Thăm âm đạo Tử cung to hơn tuổi thai và mềm

- Siêu âm Có hình ảnh bông tuyết (hình ảnh ruột bánh mỳ) và hCG tăng cao

5

5.3 Ra máu do t.3 Ra máu do t.3 Ra máu do tổổổổn thn thn thươươương cng cng cổổổổ ttttửửửử cung v cung v cung và âm à âm à âm đđđđạạạạoooo

Thường có lẫn khí hư và máu, đồng thời mở mỏ vịt thấy cổ tử cung tổn thương Không có dấu hiệu của thai nghén

6

6 ĐĐĐiiiiềềềềuuuu trtrtrịịịị

- Điều trị nội khoa thường không cần thiết

Trang 19

14

- Khuyên sản phụ tránh làm nặng, tránh giao hợp nhưng không cần thiết phải nằm tuyệt đối tại giường

- Nếu ngưng xuất huyết, theo dõi định kỳ tại phòng khám thai Phải

đánh giá lại nếu xuất huyết tái diễn

- Nếu vẫn còn xuất huyết, đánh giá khả năng sống của thai bằng test thử thai và siêu âm (hoặc xem có phải chửa ngoài tử cung bằng siêu âm) Nếu xuất huyết kéo dài, nhất là tử cung lớn hơn bình thường thì có thể nghĩ đến song thai hoặc thai trứng

7 Phòng b7 Phòng bệệệệnh nh nh

Khi thai phụ có dấu hiệu dọa sảy: Nếu tìm được nguy cơ và điều trị

đúng, kịp thời thì mới có kết quả Đối với thai phụ đã có tiền sử sảy thai cần

dự phòng như sau

- Đối với những thai phụ có rối loạn thể nhiễm sắc và gen tốt nhất là tư vấn không nên có thai

- Thai phụ mắc bệnh phải điều trị kịp thời, sử dụng thuốc phải hợp lý

và an toàn cho mẹ và con

- Không lao động nặng, đi xa, không giao hợp trong 3 tháng đầu thai

kỳ

- Không lao động ở những nơi có hóa chất độc hại

- Tư vấn bà mẹ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

LƯỢNG GIÁ

1 Trả lời ngắn các câu hỏi từ 1 đến 5

Câu 1 Kể đủ 2 nhóm nguy cơ gây sảy thai

A ……… ……… ………

B ……… ……… Câu 2 Kể đủ 5 biện pháp dự phòng sảy thai

A Tư vấn những cặp vợ chồng có rối loạn gen thì không nên có thai

B ……… ……….………

C ……… ………

D ……….………

E Tư vấn thai phụ ăn uống đầy đủ lượng và chất

Câu 3 Kể 2 triệu chứng thực thể của dọa sảy thai

Trang 20

15

A ……… ……… ………

B ……… ……… Câu 4 Kể đủ 4 nguyên tắc chung của điều trị dọa sảy thai

A Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường

B ……… ………

C ……… ………

D ……… ……… Câu 5 Kể đủ 5 nguyên tắc điều trị sảy thai nhiễm khuẩn ở tuyến bệnh viện

A ……… ………

B Trước và trong khi nạo cho Oxytoxin

C Trong trường hợp chảy máu nhiều thì nạo hút ngay, vừa nạo vừa cho oxytoxin cộng với kháng sinh

bụng trong doạ sẩy thai

Câu 7 Dọa sẩy thai dễ nhầm với chửa ngoài tử cung

Câu 8 Thiếu máu chỉ là nguy cơ kém phát triển thai và

không gây sẩy thai

Câu 9 Khi đã doạ sẩy thai chắc chắn dẫn đến sẩy thai mặc

dù được điều trị và chăm sóc thai phụ đúng

Câu 10 Sẩy thai không chỉ nguy cơ vô sinh mà còn là một

nguy cơ tử vong mẹ

Câu 11 Cần dùng giảm co để giữ thai khi đang có tình trạng

sẩy thai

Trang 21

16

Câu 12 Phải dùng nội tiết cho mọi trường hợp dọa sẩy thai

Câu 13 Cần có chế độ ăn hợp lý tránh táo bón cho thai phụ

khi dọa sẩy thai

Câu 14 Cúm chỉ gây dị dạng cho thai và không gây sẩy

thai

3 Bài t

3 Bài tậậậập tp tp tình huình huình huốốốốngngng

Chị An 20 tuổi, có thai lần 1, được 2 tháng, sau khi đi nương về khoảng

3 giờ chị thấy đau bụng và ra ít máu đỏ Chị tới trạm y tế, sau khi thăm khám nhẹ nhàng thấy các triệu chứng

- Dấu hiệu toàn thân: Mạch 80 lần/1 phút., Huyết áp 120/80 mmHg

- Đau nhẹ bụng vùng hạ vị

- Tử cung to bằng thai 2 tháng

- Cổ tử cung đóng kín, có ít máu đỏ theo tay

3.1 Bạn chẩn đoán là gì?

3.2 Hướng dẫn xử trí như thế nào?

3.3 Khuyên thai phụ nên làm gì?

Trang 22

17

BÀI 3BÀI 3 CH

CHỬỬỬA NGOA NGOA NGOÀI TÀI TÀI TỬỬỬ CUNG CUNG CUNG

MỤC TIÊU

Chửa ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh và làm tổ ở ngoài

tử cung Trứng thường được thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi trứng, rồi di chuyển

về buồng tử cung Nếu trứng không di chuyển, hoặc di chuyển về hướng tử cung rồi dừng lại giữa đường, hoặc bị đẩy ra ngoài vòi trứng để làm tổ tại buồng trứng hay trong ổ bụng, sẽ gây ra cgủa ngoài tử cung

Trong chửa ngoài tử cung, trứng có thể làm tổ ở các bộ phận sau đây a) Tại ống dẫn trứng

Chửa ngoài tử cung tại ống dẫn trứng là loại hay gặp nhất, vì thế nói

đến chửa ngoài tử cung cũng là nói đến thai ở ống dẫn trứng Tuỳ vị trí cụ thể

của nơi trứng làm tổ, người ta còn phân biệt Chửa ngoài tử cung ở đoạn kẽ,

đoạn eo, đoạn bóng hay đoạn loa của ống dẫn trứng

Trang 23

Chú ý: Chửa ngoài tử cung dù ở vị trí nào cũng là một tai biến gây chảy máu của thai nghén trong ba tháng đầu, có thể gây tử vong cho thai phụ

3.1 Ch.1 Ch.1 Chửửửửa ngoa ngoa ngoài tài tài tửửửử cung th cung th cung thểểểể ch ch chưưưưa va va vỡỡỡỡ

- Người chửa ngoài tử cung cũng có những triệu chứng thai nghén sớm như mọi người có thai khác

- Người có thai ngoài tử cung có những triệu chứng khác kèm theo: + Đau bụng, thường đau âm ỉ vùng bụng dưới, đau ở bên có ống dẫn trứng được phôi làm tổ, thỉnh thoảng có cơn đau nhói

+ Rong huyết: Thai phụ thấy ra máu ít một, tính chất máu rất đặc biệt, màu đen, lợn cợn (như bã cà phê) và ra rả rích trong nhiều ngày

- Thăm khám trong: Tử cung hơi to, nhưng thường không tương xứng với tuổi thai Bên cạnh tử cung, qua túi cùng bên, có thể thấy một khối nhỏ,

đụng tay vào đau nhói

Trang 24

19

- Nếu làm siêu âm: Trong buồng tử cung không có túi ối như các thai bình thường, có thể thấy những âm vang bất thường ở một bên ống dẫn trứng (cạnh tử cung)

3

3 222 C C Chhhửửửửa ngoa ngoa ngoài tài tài tửửửử cung b cung b cung bịịịị v v vỡỡỡỡ ((((thÓ trµn m¸u æ bông)

Nếu chửa ngoài tử cung ở giai đoạn trên không được phát hiện thì nơi thai làm tổ tại ống dẫn trứng cứ to, căng dần lên theo sự phát triển của thai nghén, đến một mức ống dẫn trứng nơi đó không còn khả năng dãn thêm

được nữa, sẽ vỡ, gây nên một bệnh cảnh cấp cứu đột ngột nếu không phát

hiện và được xử trí sớm có thể đưa đến tử vong vì mất máu

Các triệu chứng của chửa ngoài tử cung vỡ như sau:

- Có cơn đau bụng đột ngột, dữ dội như "dao đâm" khiến một số người bệnh ngã ra, ngất đi Tình trạng đột ngột này được mô tả như một cảnh "Trời quang vang sấm"

- Toàn trạng người bệnh nhanh chóng xấu đi, lâm vào tình trạng sốc do mất máu, da xanh xao, nhợt nhạt, vã mồ hôi, tay chân lạnh, mạch nhanh nhỏ huyết áp tụt

- Thăm khám: Bụng chướng nhẹ, nắn đau, có phản ứng thành bụng và cảm ứng phúc mạc đặc biệt rõ hơn ở bên có thai ngoài tử cung bị vỡ

- Thăm trong: Thường thấy các túi cùng đầy, đặc biệt túi cùng sẽ phồng khi ấn ngón tay vào người bệnh rất đau (tiếng kêu Douglas) và có cảm giác thân tử cung như bơi bồng bềnh trong nước (lúc đó bệnh nhân rất đau cho nên không cố tìm dấu hiệu này)

- Siêu âm: Dịch đầy các túi cùng, có thể thấy vị trí chửa ngoài tử cung (nơi có điều kiện)

- Chọc dò qua túi cùng: có máu không đông

3

3.3.3.3 Ch Ch Chửửửửa ngoa ngoa ngoài ài ài ttttửửửử cung th cung th cung thểểểể huy huy huyếếếết tt tt tụụụụ th th thành nangành nangành nang

Một số trường hợp chửa ngoài tử cung ở ống dẫn trứng tiến triển không

đưa đến vỡ ống dẫn trứng đột ngột như trên mà vòi trứng bị nứt rạn dần dần,

để máu từ đó rỉ dần vào ổ bụng Tại đây, các mạc nối và các quai ruột trong ổ

bụng dồn đến bao vây phần vòi trứng bị nứt và khối máu đọng trong ổ bụng Sau nhiều ngày (có thể nhiều tuần) tạo nên một khối bên trong là máu đọng lẫn máu cục, bên ngoài là một vỏ dầy hình thành khối "Huyết tụ thành nang",

có thể chèn ép các tạng khác, gây nên các triệu chứng sau đây:

- Người bệnh xanh xao, thiếu máu, da có thể vàng rơm, do hiện tượng tiêu máu trong khối huyết tụ gây nên

Trang 25

20

- Đau õm ỉ ở hạ vị

- Thường cú rối loạn tiểu tiện mỗi ngày một tăng do khối huyết tụ chốn

ộp, như đỏi khú, đỏi rắt, cuối cựng thỡ bớ đỏi

- Cú thể cú rối loạn đại tiện, tỏo bún nhiều ngày hoặc lại cú dấu hiệu

"Giả lỵ" do khối huyết tụ chốn vào trực tràng gõy kớch thớch tại chỗ

- Cú khi xuất hiện cỏc dấu hiệu bỏn tắc hay tắc ruột, vỡ ảnh hưởng đến

sự lưu thụng ruột do bị dớnh

- Thăm khỏm: Nắn bụng dưới cú thể thấy tại đõy cú một khối hơi rắn, khụng rừ ranh giới, kết hợp khỏm trong thấy khối này sỏt bờn cạnh tử cung,

đụng ngún tay vào rất đau

- Khai thỏc tiền sử: ban đầu người bệnh cũng cú triệu chứng của chửa ngoài tử cung chưa vỡ, sau đú là bệnh cảnh của chửa ngoài tử cung vỡ, nhưng với mức độ khụng rầm rộ như trường hợp vỡ đột ngột

4 Xột nghiXột nghiXột nghiệệệệmmm

4

4 1 X1 X1 Xộtộtột nghinghinghiệệệệmmm ββββHCGHCGHCG

- Định lượng βHCG huyết thanh để chẩn đoỏn sàng lọc sớm CNTC

4.2 Thăm dò siêu âm

4.2.1 Hình ảnh siêu âm của buồng tử cung

- Một hình ảnh gián tiếp để chẩn đoán CNTC là Không thấy túi thai trong buồng tử cung

- Túi thai trong tử cung được phát hiện sớm nhất bằng siêu âm đường bụng là 5 tuần và đường âm đạo là 4 tuần

- Dấu hiệu tử cung không có thai rất có giá trị trong chẩn đoán, nhưng dấu hiệu này phải tương ứng với nồng độ βHCG huy ết thanh ≥ 700 mUI/ml

Trang 26

21

Chửa ngoài tử cung cần phân biệt với các trường hợp có thai ra máu

đường sinh dục khác là sảy thai, chửa trứng (xem bài sảy thai và chửa trứng)

- Cũng cần phân biệt với bệnh cảnh viêm phần phụ cấp Người bệnh

đau bụng dưới nhưng thường đau ở hai bên, thường không có chậm kinh và

không chảy máu kéo dài nhiều ngày Người bệnh có thể có sốt (nếu là viêm phần phụ cấp) và hỏi kỹ thì trong tiền sử đã có nhiều lần đau âm ỉ và đau nhói bụng dưới như vậy

- Các trường hợp ra máu phụ khoa không liên quan đến thai nghén, như rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết do u xơ tử cung, do tổn thương cổ

Với chửa ngoài tử cung chưa vỡ, ngoài cách mổ thông thường có thể

mổ bằng nội soi Mổ càng sớm càng tốt để tránh thai ngoài tử cung bị vỡ đột ngột

Với chửa ngoài tử cung đã bị vỡ thì việc mổ phải tiến hành thật khẩn trương, hiện nay chỉ có một phương pháp là mổ mở Nếu để chậm trễ có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

Với chửa ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang cũng phải mổ để điều trị nhưng không cần thiết phải mổ cấp cứu

5

5.1 T.1 T.1 Tạạạại tuyi tuyi tuyếếếến y tn y tn y tếếếế x x xãããã

Khi nghi ngờ một trường hợp chửa ngoài tử cung, dù bất cứ thể lâm sàng nào, cũng cần giải thích và tư vấn cho người bệnh và gia đình để họ chấp nhận đi khám ở tuyến trên

Trường hợp chửa ngoài tử cung bị vỡ thì phải bằng mọi cách chuyển người bệnh rất khẩn trương bằng các phương tiện nhanh nhất đến cơ sở y tế

có khả năng phẫu thuật gần nhất, hoặc mời tuyến trên về cấp cứu khẩn cấp tại chỗ Nếu người bệnh bị sốc thì phải tiến hành hồi sức trước và trong khi vận chuyển, một mặt liên hệ qua điện thoại (hoặc cử người) thông báo cho cơ sở y

tế tuyến trên để cơ sở đó chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận người bệnh Nhiều cơ sở

xã hiện nay, trong một số trường hợp khẩn cấp đã mời đội phẫu thuật lưu

động của trung tâm y tế huyện hay tỉnh về hồi sức, truyền máu và có khi phải

mổ ngay tại xã để cứu tính mạng người bệnh

Trang 27

22

5

5.2 T.2 T.2 Tạạạại cỏc tuyi cỏc tuyi cỏc tuyếếếến n n cú khcú khcú khảảảả nnnnăăăăng mng mng mổổổổ (b (b (bệệệệnh vinh vinh việệệện huyn huyn huyệệệện, tn, tn, tỉỉỉỉnh)nh)nh)

Chửa ngoài tử cung cần được phẫu thuật theo phương hướng được nờu trờn Riờng thể huyết tụ thành nang, khi mổ cú thể gặp nhiều khú khăn do tỡnh trạng cỏc phủ tạng trong bụng dớnh nhiều, vỡ thế nờn gửi người bệnh lờn cỏc tuyến cú điều kiện kỹ thuật mổ và gõy mờ hồi sức tốt hơn (tuyến tỉnh)

Chuẩn bị ngay cỏc thủ tục mổ cấp cứu cho thai phụ

Chuyển ngay thai phụ vào phũng mổ cấp cứu

Chăm súc bệnh nhõn sau mổ

Ghi chộp hồ sơ bệnh ỏn đầy đủ theo quy định

Hướng dẫn bệnh nhõn và gia đỡnh về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh và cỏch tự chăm súc

- Hướng dẫn phụ nữ thực hiện vệ sinh hàng ngày, vệ sinh kinh nguyệt,

vệ sinh khi giao hợp, vệ sinh khi sảy, khi đẻ để trỏnh viờm nhiễm đường sinh dục

- Vận động chị em đi khỏm phụ khoa định kỳ để kịp thời phỏt hiện và

điều trị sớm cỏc bệnh phụ khoa thụng thường

Chỳ ý: Vận động chị em hạn chế nạo phá thai, phòng tránh nhiễm khuẩn

đường sinh dục, khám thai sớm khi nghi ngờ có thai để hạn chế và phát hiện sớm CNTC

LƯỢNG GIÁ

1

1 TrTrTrảảảả l l l lờờờời ngi ngi ngắắắắn cỏc cõu tn cỏc cõu tn cỏc cõu từừừừ 1 1 1 đđđđếếếếnnnn 7777

Cõu 1 Kể ba nguyờn nhõn gõy chửa ngoài tử cung

A

B

C Cõu 2 Chỳ thớch thờm cho đầy đủ vào hỡnh vẽ dưới đõy

Trang 28

STT Câu hCâu hỏỏỏỏiiii ĐĐúngúngúng Sai Sai

Câu 5 Chửa ngoài tử cung là 1 nguyên nhân chỉ gây tử

vong cho bào thai

Câu 6 Chửa ngoài tử cung là tình trạng bệnh lý của thai

Trang 29

24

gặp ở ba tháng cuối của thai kỳ

Câu 7 Chửa ngoài tử cung ở ống dẫn trứng là loại hay gặp

nhất

Câu 8 Phụ nữ đang nuôi con bú vẫn có thể bị chửa ngoài

tử cung

Câu 9 Tất cả các phụ nữ dùng dụng cụ tử cung tránh thai

đều có nguy cơ bị chửa ngoài tử cung

Câu 10 Cần cho bệnh nhân sau mổ chửa ngoài tử cung vận

động sớm

Câu 11 Nạo hút nhiều là nguy cơ rau tiền đạo và không thể

gây chửa ngoài tử cung

Câu 12

Mọi trường hợp nghi ngờ là chửa ngoài tử cung

phải chuyển bệnh nhân lên tuyến bệnh viện để xử

3.1 Hướng chẩn đoán ban đầu là gì?

3.2 Anh, chị xử trí giúp chị Hộ sinh như thế nào?

Trang 30

25

BÀI 4BÀI 4 CH

CHỬỬỬA TRA TRA TRỨỨỨNGNGNG MỤC TIÊU

Vì chưa biết rõ nguyên nhân nên ta không thể dự phòng để không có thai trứng Mà chúng ta chỉ phát hiện sớm thai trứng để phòng biến chứng mà thôi

nhiều hơn mức bình thường, biểu hiện là

nôn mửa rất nhiều, mệt mỏi, xanh xao, gầy

sút Có khi còn xuất hiện các dấu hiệu

giống như tình trạng tiền sản giật của thai

nghén ở những tháng cuối như tăng huyết

áp, phù, nước tiểu có chất protein

- Ra máu ở âm đạo, máu thường

màu đen, loãng, ra ít một dai dẳng ngày

này qua ngày khác, ban đêm máu thường

Trang 31

26

- Đau bụng: Giai đoạn đầu, người bị chửa trứng không đau bụng nhưng khi có hiện tượng dọa sảy và sảy thì mới đau bụng từng cơn

2

2.2 Tri.2 Tri.2 Triệệệệu chu chu chứứứứng thng thng thựựựực thc thc thểểểể

- Tử cung to nhanh, thai mới 8 - 12 tuần (2, 3 tháng) nhưng bụng đã to như người có thai 15 - 20 tuần (4 - 5 tháng)

- Nắn tử cung bên ngoài hay thăm trong đều thấy tử cung mềm nhẽo

- Đặc biệt khi bụng to nhưng không sờ nắn thấy các phần của thai nhi

- Nghe tim thai không thấy

Thăm âm đạo nếu có kinh nghiệm có thể phát hiện thấy nang hoàng tuyến ở 1 hoặc cả 2 bên hố chậu Đó là hoàng thể thai nghén đã phát triển to

ra thành một nang cơ năng, do chất nội tiết hCG trong chửa trứng quá cao gây nên Khi chửa trứng được điều trị khỏi thì nang hoàng thể sẽ teo dần đi

Ở bệnh viện hay các cơ sở có điều kiện xác định chẩn đoán bằng siêu

3.1 D.1 D.1 Dọọọọa sa sa sảảảảy vy vy và sà sà sảảảảy thy thy thaiaiai

- Giống nhau: Chậm kinh, ra máu

- Khác nhau: Tử cung tương xứng tuổi thai, tử cung không mềm bằng thai trứng, không nghén nhiều như thai trứng

- Siêu âm: sẽ có hình ảnh thai (khi dọa sảy)

3

3.2 Ch.2 Ch.2 Chửửửửa ngoa ngoa ngoài tài tài tửửửử cung cung cung

- Giống nhau: Máu đen ra nhiều ngày

- Khác nhau: Đau bụng âm ỉ nhiều ngày ở một bên hố chậu, tử cung không mềm, không to mà còn nhỏ hơn tuổi thai

- Siêu âm: Không có hình ảnh thai trong tử cung

3

3.3 Tìn.3 Tìn.3 Tình trh trh trạạạạng nôn nng nôn nng nôn nặặặặng khi thai nghénng khi thai nghénng khi thai nghén

Đây còn được gọi là tình trạng nhiễm độc thai nghén sớm Sau khi

chậm kinh, thai phụ xuất hiện tình trạng nghén nặng Nôn nhiều, nôn liên tục,

ăn gì nôn nấy làm cơ thể gầy sút, mạch nhanh, có thể dẫn đến tình trạng toan

hóa máu, nhưng thai phụ không có các triệu chứng khác của chửa trứng như

Trang 32

27

ra máu, bụng to nhanh, tử cung mềm Tuy nhiên, ở nước ta tình trạng nôn nặng do thai nghén hiếm gặp, vì thế nếu thấy thai phụ nghén nhiều hơn mức bình thường thì đầu tiên cần phải nghĩ đến chửa trứng

3

3.4 Ch.4 Ch.4 Chửửửửa nhia nhia nhiềềềều thai u thai u thai

Cũng có tình trạng nghén nhiều hơn bình thường tử cung cũng to nhanh nhưng vào những tháng cuối nắn bụng thấy phần thai, nghe thấy tim thai, siêu

âm thấy hình ảnh nhiều thai

4

4 Di Di Diễễễễn bin bin biếếếến cn cn củủủủa cha cha chửửửửa tra tra trứứứứngngng

Chửa trứng là tình trạng thai bệnh lý, không thể tồn tại được mà chắc chắn sẽ kết thúc bằng tình trạng sảy Diễn biến của sảy thai trứng cũng giống như sảy thai thường, nhưng thai phụ bị mất máu nhiều hơn, quá trình sảy kéo dài, chất sảy ra không phải là thai nhi và rau thai mà là các nang trứng Tình trạng chảy máu khi sảy thai trứng nguy hiểm nhiều hơn đến tính mạng thai phụ

Sau khi sảy hoặc đã được hút, nạo khoảng 80% các trường hợp thai phụ hồi phục, dần dần trở lại bình thường và lại có thể thai nghén sinh đẻ trở lại Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 20% bị biến chứng thành ung thư nguyên bào nuôi (thường gọi là ung thư rau)

Có một số trường hợp (thường gặp ở người lớn tuổi) chửa trứng đã thành ung thư ngay khi còn chưa sảy, gọi là "Chửa trứng ác tính"

5

5 X X Xửửửử trí trí trí

Chửa trứng sớm muộn rồi cũng sảy nhưng nếu phát hiện được sớm để hút, nạo sớm thì ít nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng bà mẹ hơn, tuy nhiên công việc này không được làm ở tuyến y tế cơ sở, do đó cần giải thích cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân về tình trạng bệnh, hướng xử trí

Nếu thai phụ được chẩn đoán xác định là chửa trứng, thì phải hoàn chỉnh hồ sơ giấy tờ để gửi họ lên điều trị và theo dõi ở bệnh viện tuyến tỉnh hay bệnh viên chuyên khoa phụ sản

Nếu chửa trứng đang có dấu hiệu sảy thì tuyến xã phải chuyển ngay lên

cơ sở y tế gần nhất (tỉnh hoặc huyện) Trong trường hợp này, tuyến huyện phải tiến hành hút, nạo buồng tử cung cấp cứu, kết hợp với hồi sức chống sốc

và phòng ngừa băng huyết Nếu tình trạng người bệnh quá nặng phải khẩn cấp xin chi viện của tuyến trên Sau khi xử trí cấp cứu, người bệnh cần được tư vấn chuyển lên tuyến tỉnh để được điều trị tiếp (nạo lại lần 2, mổ cắt tử cung

dự phòng hay điều trị hoá chất) có kế hoạch theo dõi nhằm phát hiện kịp thời tai biến ung thư sau chửa trứng

Trang 33

28

Chú ý: Việc theo dõi sau điều trị chửa trứng chủ yếu là phải định kỳ xét nghiệm máu hay nước tiểu

Để định lượng hCG (trung bình mỗi tháng 1 lần trong 3 tháng đầu, sau

đó tuỳ theo chỉ định của thầy thuốc) Nếu sau điều trị, lượng hCG giảm nhanh

và trở nên âm tính sau chừng một tháng thì đó là là tiên lượng tốt Nếu lượng hCG giảm chậm, hoặc đã giảm nhiều hay đã âm tính nhưng lần thử sau lại xuất hiện hoặc tăng lên thì có thể người bệnh đã bị ung thư tế bào rau Thời gian theo dõi bằng xét nghiệm định kỳ như thế kéo dài ít nhất một năm Như vậy, trong suốt thời gian này cần căn dặn người bệnh phải dùng biện pháp tránh thai để không có thai trở lại sớm vì khi có thai, hCG sẽ xuất hiện và tăng lên lúc đó khó biết là do thai nghén hay do biến chứng ung thư tế bào rau gây nên Tốt nhất nên khuyên người bệnh chậm có con trong hai năm sau điều trị chửa trứng

Tại tuyến y tế cơ sở, lập kế hoạch theo dõi bệnh nhân sau nạo chửa trứng, tư vấn sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để chuyển tuyến

- Khi nạo cần cho tăng co cơ ngay để tránh mất máu nhiều

- Sau nạo cần theo dõi hCG thường xuyên để phát hiện sớm những trường hợp ung thư tế bào rau để kịp thời điều trị

- Tư vấn thai phụ tối thiểu sau 2 năm mới có thai lại

Trang 34

29

LƯỢNG GIÁ

1

1 TrTrTrảảảả l l l lờờờời ngi ngi ngắắắắn các câu tn các câu tn các câu từừừừ 1 1 1 đếđếđếnnnn 6666

Câu 1 Kể thêm cho đủ 4 bệnh cần chẩn đoán phân biệt với chửa trứng

A

B

C

D Tình trạng nghén nhiều hơn bình thường

Câu 2 Kể thêm cho đủ 4 triệu chứng cơ năng gặp trong chửa trứng

A

B

C

D Tình trạng nôn nặng khi thai nghén

Câu 3 Kể hai biến chứng do chửa trứng gây nên

A

B Câu 4 Kể hai dấu hiệu cận lâm sàng điển hình của chửa trứng

A

B Câu 5 Kể hai dấu hiệu lâm sàng khi sờ nắm bụng trong khám bệnh nhân chửa trứng

A

B Câu 6 Điều lo ngại nhất của chửa trứng là có tỷ lệ biến chứng thành khá cao

Trang 35

30

Câu 8 Chửa trứng là bệnh lý của thai nhi

Câu 9 Chửa trứng có thể biến chứng thành ung thư rau

ngay khi chưa sẩy trứng

Câu 10 Mọi bệnh nhân chửa trứng đều phải cắt tử cung để

tránh biến chứng thành ung thư rau

Câu 11 Sau nạo trứng lượng hCG giảm nhanh là dấu hiệu

tiên lượng tốt

Câu 12 Sau nạo thai trứng không cần dùng kháng sinh

Câu 13 Không giữ thai phụ chửa trứng để xử trí theo dõi

tại tuyến y tế cơ sở

Câu 14 Chửa trứng chỉ có dấu hiệu đau bụng khi doạ xảy

Trang 36

31

BÀI 5BÀI 5 B

BỆỆỆNH TIMNH TIMNH TIM VVVÀÀÀ THAI NGHTHAI NGHTHAI NGHÉNÉNÉN

MỤC TIÊU

1 ĐĐĐạạạại ci ci cươươương ng ng

Khi người phụ nữ mang thai cung lượng tim tăng lên gấp rưỡi, do đó tim phải làm việc nhiều, rất dễ gây nên tình trạng mệt mỏi cho thai phụ Đặc biệt, trên những thai phụ đã có bệnh tim thì tình trạng này càng trầm trọng hơn, nó còn gây nhiều biến chứng về tim mạch và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai

Việc phát hiện bệnh tim có thể trong nhiều hoàn cảnh khác nhau:

- Đã có chẩn đoán từ trước, thai phụ thông báo cho cán bộ y tế

- Phát hiện khi khám thai hoặc khi đi khám bệnh trong lúc có thai

- Phát hiện khi bệnh trở nên nặng, khi có biến chứng trong thời gian mang thai hoặc trong lúc sinh đẻ

2.2

2.2 TriTriTriệệệệu chu chu chứứứứng vng vng và dà dà dấấấấu hiu hiu hiệệệệu giúp phát hiu giúp phát hiu giúp phát hiệệệện bn bn bệệệệnh timnh timnh tim

- Khó thở khi gắng sức

- Đánh trống ngực, đau vùng trước tim, mạch và huyết áp bất thường

- Gan to, phù, tĩnh mạch cổ nổi

- Có tiếng thổi, tiếng rung bất thường khi nghe tim

Trang 37

32

- Có biểu hiện trên điện tâm đồ, siêu âm, điện quang

- Một số bệnh nhân có biểu hiện mỏi mệt, suy giảm sức lao động, nhưng một số vẫn làm việc và sinh hoạt bình thường, chỉ tình cờ phát hiện khi khám bệnh

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ thai phụ có bệnh tim, hộ sinh phải gửi đi khám chuyên khoa và tư vấn cho thai phụ thực hiện các chỉ định của chuyên khoa

3

3 ẢẢẢnh hnh hnh hưưưưởởởởng ging ging giữữữữa a a bbbệệệệnh tim vnh tim vnh tim vớớớớiiii thai nghén và sinh thai nghén và sinh thai nghén và sinh đđđđẻẻẻẻ

3.1

3.1 ẢẢẢnh hnh hnh hưưưưởởởởng cng cng củủủủa thaa thaa thai nghén và sinh i nghén và sinh i nghén và sinh đđđđẻẻẻẻ đếđếđến bn bn bệệệệnh timnh timnh tim

Nói chung thai nghén và sinh đẻ đều làm cho bệnh tim có xu hướng nặng lên, nhất là suy tim và bệnh van tim

Các tai biến thường gặp

- Suy tim cấp: Khó thở nhiều, kể cả khi nghỉ ngơi, có thể kèm theo tím tái, gan to, phù, tĩnh mạch cổ nổi, đái ít, mạch bất thường

- Phù phổi cấp: Khó thở dữ dội, tím tái, ho khạc ra đờm có bọt màu hồng lẫn máu Nghe phổi có nhiều ran ẩm dâng cao dần từ đáy phổi lên

- Các tai biến khác: Cơn cao hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp tim, tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, viêm tắc tĩnh mạch, viêm màng trong tim bán cấp, tắc mạch phổi gây đột tử

3.2

3.2 ẢẢẢnh hnh hnh hưưưưởởởởng cng cng củủủủa ba ba bệệệệnnnnh tim h tim h tim đđđđếếếến thai nghén vn thai nghén vn thai nghén và sinh à sinh à sinh đđđđẻẻẻẻ

- Ít bị sảy thai, nhưng có thể đẻ non

- Thai nhi kém phát triển, có thể chết lưu do mẹ suy yếu hoặc thiếu ôxy

- Chuyển dạ bị kéo dài do thai phụ mệt mỏi, cơn co yếu

- Khi chuyển dạ đẻ, các tai biến xảy ra là Suy tim cấp, phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim

- Dễ bị băng huyết hơn do co hồi tử cung kém

- Sau đẻ dễ bị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, viêm màng trong tim bán cấp

4 X

4 Xửửửử trí trí trí

4.1

4.1 Khi có thaiKhi có thaiKhi có thai

- Thai phụ có bệnh tim hoặc nghi ngờ có bệnh tim, phải được gửi đi khám và thực hiện các y lệnh của chuyên khoa

Trang 38

33

Chú ý:

- Khám thai và khám bệnh thường xuyên hơn (nhất là trong 3 tháng cuối, phối hợp giữa cán bộ sản khoa và nội khoa), tốt nhất là tại bệnh viện

- Phát hiện các nguy cơ và chuyển tuyến kịp thời

- Khuyên phá thai cho một số trường hợp (đã có nhiều con, con còn quá nhỏ, đã có nguy cơ hoặc tai biến, bệnh tim quá nặng, hoang thai ) Không dùng phương pháp phá thai bằng túi nước

- Tư vấn về giảm vận động nặng, giữ vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý, thực hiện y lệnh của chuyên khoa Trước khi chuyển dạ 2 tuần, nên vào viện hoặc chuyển chỗ ở đến gần bệnh viện Tư vấn cho gia đình để tăng cường chăm sóc cho thai phụ

- Yêu cầu tuyến trên hỗ trợ và tham vấn về chuyên môn

- Tránh cho sản phụ mọi sự gắng sức, không được cho rặn đẻ (sản phụ thổi ra hoặc há mồm để thở)

- Cho thở ôxy (nếu có thể)

- Theo dõi sát sao, ghi biểu đồ chuyển dạ, phát hiện sớm các nguy cơ

4.3

4.3 ThThThờờờời ki ki kỳỳỳỳ sau sau sau đẻđẻđẻ

Chú ý:

- Ngay sau khi thai sổ, nên chặn (buộc) bụng sản phụ (phía trên đáy

tử cung) để tránh hiện tượng máu trào về tim quá nhanh (do không còn khối

Trang 39

34

thai) có thể gây suy tim cấp hoặc phù phổi cấp

- Theo dõi kỹ các dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp), co hồi tử cung và hiện tượng chảy máu Cho kháng sinh để phòng viêm màng trong tim bán cấp

Nếu không có biểu hiện suy tim, có thể cho con bú Nếu có suy tim, không nên cho con bú

Vận động nhẹ nhàng, nhất là chi dưới, thay đổi tư thế để tránh viêm tắc tĩnh mạch

Tư vấn về biện pháp tránh thai hoặc triệt sản, tư vấn về vệ sinh và dinh dưỡng

- Theo dõi toàn trạng, da niêm mạc, sắc mặt, đếm nhịp thở, đo huyết áp,

đo nhiệt độ, đếm mạch, đánh giá mức độ phù, đo lượng nước tiểu trong 24

giờ, lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm Ghi chép cụ thể tỉ mỉ vào phiếu theo dõi chăm sóc những thông tin chính xác

- Cho thai phụ nằm nghỉ tại gường với tư thế và điều kiện phù hợp nơi yên tĩnh, thoáng ấm, tránh gió lùa, tránh cho thai phụ mọi sự gắng sức

- Cho thai phụ thở oxy qua mặt nạ hoặc qua sonde mũi

- Thông báo cho bác sỹ mọi thay đổi nhịp tim thai

- Chuẩn bị cấp cứu sơ sinh non yếu, ngạt

- Cho thai phụ ăn nhạt và phải thường xuyên kiểm tra chế độ ăn nhạt của thai phụ

- Theo dõi sát sao khi thai phụ chuyển dạ, phát hiện các dấu hiệu của tai biến bất thường xẩy ra như Ho, khó thở dữ dội, tím tái, khạc ra đờm có bọt màu hồng lẫn máu, đau ngực báo cáo kịp thời cho bác sỹ

- Đề phòng băng huyết, viêm màng trong tim bán cấp sau đẻ

Trang 40

6 Phòng và hạạạạn chn chn chếếếế các bi các bi các biếếếếnnnn chchchứứứứng khi thai phng khi thai phng khi thai phụụụụ có b có b có bệệệệnh timnh timnh tim

- Phát hiện xử trí ngoại khoa( mổ tim)

- Chăm sóc quản lý thai nghén tốt

- Vấn đề sinh đẻ kế hoạch: bao cao su, thắt ống dẫn trứng, thắt ống dẫn tinh, xuất tinh ngoài âm đạo, tính chu kỳ rụng trứng

- Chống chỉ định:

+ Không dùng thuốc tránh thai cho người bệnh tim

+ Không đặt dụng cụ tử cung cho người bệnh tim

+ Nếu co suy tim thì nên cai sữa, không nên cho con bú

LƯỢNG GIÁ

1

1 TrTrTrảảảả l l l lờờờời ngi ngi ngắắắắn các câu tn các câu tn các câu từừừừ 1 1 1 đđđđếếếến n n 4 4 4

Câu 1 Kể ba hoàn cảnh phát hiện bệnh tim thường gặp ở các thai phụ

A

B

C Câu 2 Kể thêm cho đủ 6 triệu chứng/dấu hiệu giúp phát hiện bệnh tim

Ngày đăng: 18/06/2017, 10:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w