1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

THỰC TRẠNG CTXH TRONG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH LỨA TUỐI THANH THIẾU NIÊN TẠI PHƯỜNG THANH LƯƠNG – QUẬN HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI

91 898 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 227,71 KB

Nội dung

DANH SÁCH CÁC BẢNGBảng 3 So sánh quan điểm của thanh thiếu niên về quan hệ tình dục khi còn là học sinh theo độ tuổi 43 Bảng 4 So sánh kết quả lựa chọn về nội dung của giáo dục giới tính

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em

Các luận điểm, luận cứ được đưa ra là hoàn toàn dựa vào kết quả mà em nghiêncứu từ thực tế khách quan

Sinh viên thực hiện

Hoàng Phương Anh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiêp này, em xin gửi lời cảm ơn tới các

em học sinh, các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo và các cán bộ đoàn thể trên địa bàn phường Thanh Lương đã giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại địa phương

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS Nguyễn Thị Hương đã tậntình giảng dạy và hướn dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc nghiêncứu

Dù đã cố gắng tìm hiểu và phân tích, nhưng do giới hạn về thời gian và kiếnthức, bài khóa luận tốt nghiệp này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định

Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn và những ý kiến đóng góp từ phía thầy, cô

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên thực hiện Hoàng Phương Anh

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

MỤC LỤC 3

DANH SÁCH CÁC BẢNG 6

A LỜI MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài: 7

2 Mục đích nghiên cứu 8

3 Nhiệm vụ của đề tài: 9

4 Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu: 9

4.1 Đối tượng nghiên cứu: 9

4.2 Phạm vi nghiên cứu: 9

4.3 Khách thể nghiên cứu: 10

5 Phương pháp nghiên cứu: 10

5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 10

5.2 Phương pháp điều tra bảng hỏi 10

5.3 Điều tra bằng thảo luận nhóm: 10

5.4 Phương pháp quan sát 11

5.5 Phương pháp phỏng vấn sâu 11

5.6 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 12

6 Giả thiết nghiên cứu 12

7 Kết cấu của đề tài: 12

B NỘI DUNG 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH LỨA TUỔI THANH THIẾU NIÊN 13

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: 13

1.2 Một số khái niệm cơ bản 16

1.2.1 Khái niệm liên quan đến công tác xã hội trong trường học 16

1.2.2 Khái niệm về giáo dục giới tính 20

Trang 4

1.2.3 Khái niệm thanh thiếu niên 24

1.2.4 Khái niệm “Công tác xã hội trong giáo dục giới tính lứa tuổi thanh thiếu niên” 25 1.3 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thanh thiếu niên 25

1.4 Vai trò của công tác xã hội trong trường học 26

1.4.1 Vai trò của công tác xã hội trong trường học 26

1.4.2 Vai trò của NVXH trong trường học 27

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giới tính lứa tuổi thanh thiếu niên 30

1.5.1 Yếu tố trình độ hiểu biết của thanh thiếu niên 30

1.5.2 Yếu tố gia đình: 30

1.5.3 Yếu tố giáo dục trong nhà trường: 31

1.5.4 Yếu tố truyền thông 31

1.5.5 Yếu tố giáo dục cộng đồng và nhóm bạn 32

1.5.6 Yếu tố phong tục tập quán 33

Tiểu kết chương 1 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CTXH TRONG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH LỨA TUỐI THANH THIẾU NIÊN TẠI PHƯỜNG THANH LƯƠNG – QUẬN HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI 35

2.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 35

2.1.1 Địa bàn nghiên cứu 35

2.1.2 Khách thể nghiên cứu 39

2.2 Thực trang giáo dục giới tính: 40

2.2.1 Thực trạng giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên: 40

2.2.2 Thực trạng giáo dục giới tính từ phía gia đình 41

2.2.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng 42

2.3 Nguyên nhân 62

2.4 Tác hại: 64

2.5 Giải pháp: 65

2.6 Vai trò của giáo dục giới tính đối với thanh thiếu niên 68

Tiểu kết chương 2 74

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM, KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 75

Trang 5

3.1 Bài học kinh nghiệm 75

3.2 Kết luận 76

3.3 Đề xuất, kiến nghị 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC 86

Trang 7

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3 So sánh quan điểm của thanh thiếu niên về quan hệ tình

dục khi còn là học sinh theo độ tuổi

43

Bảng 4 So sánh kết quả lựa chọn về nội dung của giáo dục giới

tính, tình dục theo giới tính của thanh thiếu niên

của giáo dục con cái về giới tính

53

Bảng 9 Khó khăn của phụ huynh khi trao đổi, chia sẻ con về

vấn đề giới tính

54

Bảng 10 Phương pháp phụ huynh áp dụng khi trò chuyện, chia

sẻ với con về giới tính

54

Bảng 11 Ý kiến của thanh thiếu niên về nội dung giáo dục giới

tính được giới thiệu trong nhà trường

55

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1 Biểu đồ thể hiện tầm quan trọng của giáo dục giới tính 49Biểu đồ 2 Biểu đồ thể hiện mức độ trao đổi liên quan đến vấn đề

giới tính của phụ huynh đối với con cái

51

Trang 8

A LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trước hiện trạng ấu dâm, “sống thử” và xâm hại tình dục trẻ em ngày một tăng

cả ở thế giới và Việt Nam Kéo theo đó là tỷ lệ nạo phá thai ngày một tăng, sự tăngkhông chỉ về số lượng mà độ tuổi cũng ngày một trẻ hóa Theo thống kê của Hội Kếhoạch hóa gia đình Việt Nam là một trong 3 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giớivới 1,2 – 1,6 triệu ca mỗi năm, trong đó 20% thuộc về lứa tuổi vị thành niên (13 – 17tuổi) Đây đang được coi là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội, là áp lực cho ngành y

tế Đồng thời là hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh cũng như cho nền giáodục Đặc biệt là vai trò của giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên, điều này không chỉcung cấp kiến thức mà còn định hướng giá trị giới tính và đời sống tình dục lành mạnhcho thanh thiếu niên nhằm tạo ra một thế hệ có trình độ và hiểu biết Từ đó hạn chếnhững tác động không tốt của sự thiếu thông tin và biểu biết, giảm thiểu tình trạng nạophá thai, đại dịch HIV/AIDS, hiện trạng xâm hại tình dục trẻ em hiện đang gia tăng về

số lượng và hình thức xâm hại: (số lượng đã tăng từ 200 trường hợp năm 2005 lên1.427 vào năm 2008 Năm 2009, con số này là 833 em và ước tính năm 2010, cókhoảng 900 em là nạn nhân Như vậy, từ năm 2008 đến nay, trung bình mỗi năm cótrên 1.000 trẻ em Việt Nam bị xâm hại tình dục Đây là con số được Bộ Lao độngThương binh và Xã hội công bố Tại hội thảo quốc gia “Phòng chống bạo lực, xâm hạitrẻ em” ngày 24/9/2010)

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, theo đó là sự du nhập lối sống của phươngtây, là sự tự do và dễ dãi trong tình yêu, sự phát triển không ngừng của internet, cácbáo, bài viết, trang web của một số tổ chức, mạng xã hội… đăng tải khá nhiều cácthông tin để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về giới tính, tình dục của thanh thiếu niên Tuynhiên việc một số trang web lợi dụng nhu cầu này để lồng ghép vào đó những hìnhảnh, video không lành mạnh là không ít,…Chính những điều này sẽ ngày một làm chothanh thiếu niên hiểu sai, vận dụng sai những thông tin về giới tình, tình dục trongcuộc sống, nhất là hiện tượng “thử làm người lớn” của một số thanh thiếu niên đangdiễn ra ngày càng nhiều

Bản thân khi tiếp xúc với địa bàn Phường Thanh Lương đã nhận thấy một số tồntại bất cập của địa phương trong vấn đề giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếuniên, trong đó:

Thứ nhất, qua tiếp xúc với các em trong độ tuổi 11 – 15 tuổi trong phườngThanh Lương, nhận thấy các em chưa hiểu rõ những thay đổi của bản thân khi bướcvào tuổi dậy thì, nhiều em mơ hồ về tình dục, chúng nghĩ đơn giản tình dục là ôm,

Trang 9

hôn, ngủ với nhau lần đầu thì không có thai Điều đó dẫn đến những hậu quả đáng tiếc

là có em học sinh lớp 9 nghỉ học để kết hôn vì có thai

Thứ hai, qua tiếp xúc, phỏng vấn sâu và điều tra bảng hỏi với các bậc phụhuynh tại Phường Thanh Lương có con em đang ở lứa tuổi thanh thiếu niên về vấn đềgiáo dục giới tính cho thanh thiếu niên tại phường Thanh Lương, nhận thấy hầu hếtcác bậc phụ huynh đều thiếu hoặc hiểu sai về giáo dục giới tính, tình dục cho con em.Đại đa số đều né tránh, trả lời đại khái, không cho con cái hỏi về những điều tế này.Hầu hết các bậc phụ huynh đều không dạy con cách phòng tránh thai khi con bước vào

độ tuổi có nhu cầu về tình dục Mặc dù chưa phải là số đông nhưng có thể thấy sự ảnhhưởng của gia đình tới việc giáo dục con em về giới tính, tình dục bởi đây là môitrường xã hội hóa đầu tiên của trẻ

Thứ ba, hiện nay việc giảng day giáo dục giới tính cho học sinh chưa được thựchiện rộng rãi và phổ biến ở các trường THCS mà chỉ trên cơ sở lồng ghép vào một sốmôn học như giáo dục công dân, sinh học,… với thời lượng vô cùng ít ỏi (1-2 tiết).Trong khi đó, ở lứa tuổi này, tâm – sinh lí các em đã có sự thay đổi lớn: cơ quan sinhsản của các em đã phát triển, bản năng sinh dục xuất hiện một cách vô ý thức, songsong đó thì bộ não của các em cũng đã phát triển khá hoàn thiện, nảy sinh tình cảm vớibạn khác giới Các em thích tìm tòi, học hỏi những gì liên quan tới sự thay đổi của cơthể mình Nhưng kiến thức thì vô hạn, thông tin thì đa dạng, hàng ngày các em phảitiếp xúc với nhiều môi trường, làm nhiều công việc khác nhau, trong đó sẽ có cả điềutốt xen lẫn với điều xấu, điều cần có ở các em là những kiến thức và sự nhận thứcđúng đắn để các em bước vào đời vững vàng, không đi vào con đường lạc lối để ảnhhưởng tới tương lai, vì thế em nhận thấy rằng việc giáo dục gưới tính cho học sinhTHCS là rất cần thiết đối với các em

Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều lý do thôi thúc người nghiên cứu lựa chọn

đề tài “Công tác xã hội trong giáo dục giới tính lứa tuổi thanh thiếu niên tại phườngThanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.Qua bài viết người nghiên cứu mong muốn đề xuất những giải pháp nhằm nâng caochất lượng giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên giúp thanh thiếu niên cải thiện vềnhân cách và tri thức Đồng thời, em mong muốn nâng cao vai trò của NVXH trongviệc giáo dục giới tính cho lứa tuổi thanh thiếu niên

2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu CTXH trong giáo dục giới tính lứa tuổithanh thiếu niên tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong việc hỗtrợ các em học sinh lứa tuổi thanh thiếu niên, cũng như những yếu tố ảnh hưởng,nguyên nhân, tác hại của việc không giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên, kết nối

Trang 10

các em tới các nguồn lực, từ đó nâng cao vai trò của CTXH trong trường học nóichung và vai trò của NVXH trong giáo dục giới tính nói riêng; đồng thời đưa ra nhữnggiái pháp nhằm cải thiện thực trạng giáo dục tại địa phương, thúc đẩy hoạt độngCTXH, xây dựng mô hình CTXH trong trường học ngày một hiệu quả

3 Nhiệm vụ của đề tài:

Vì đề tài là “CTXH trong giáo dục giới tính lứa tuổi thanh thiếu niên” nênnhiệm vụ của đề tài bao gồm như sau:

 Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giới tính cho lứa tuổithanh thiếu niên

 Nhiệm vụ 2: Phải làm cho các em học sinh và các bậc phụ huynh nhận thức tốt

và rõ ràng hơn về việc giáo dục giới tính ở lứa tuổi thanh thiếu niên Bởi vì khihọc sinh, cha mẹ càng hiểu rõ về việc giáo dục giới tính ở lứa tuổi thanh thiếuthì giáo dục giới tính mới mang tính hiệu quả thiết thực và xóa bỏ những suynghĩ sai lệch về việc giáo dục giới tinh

 Nhiệm vụ 3: Là đề tài phải nêu lên tầm quan trọng của CTXH và NVXH tronggiáo dục giới tính không chỉ cho các em học sinh, cho phụ huynh mà còn ởtrường học và trong xã hội cũng là những môi trường để thực thi việc giáo giớitính

 Nhiệm vụ 4: Nêu lên nguyên nhân và tác hại khi thanh thiếu niên thiếu kiếnthức về giáo dục giới tính Khi xem về nhiệm vụ này của đề tài ta thấy khi các

em không được giáo dục đầy đủ, kém hiểu biết về giới tính, không làm chủđược một số bản năng, thì sẽ dễ đưa các em vào các con đường sai trái Chỉ rađược một số nguyên nhân chủ yếu như là thiếu hiểu biết về nguyên nhân, ảnhhưởng phim ảnh, không được gia đình quan tâm, các tệ nạn xã hội ngày cànggia tăng, ảnh hưởng qua lối sống du nhập từ nước ngoài…Qua đó đưa ra một sốgiải pháp nhằm nâng cao giáo dục giới tính cho lứa tuổi thanh thiếu niên

4 Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là CTXH trong giáo dục giới tính lứatuổi thanh thiếu niên tại phường Thanh Lương – quân Hai Bà Trưng

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Thời gian: từ tháng 1 – 5/2017

Địa điểm: Phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Nội dung nghiên cứu:

- Đối tượng là học sinh cấp 2 trường THCS Lương Yên

- Đối tượng là gia đình có con ở lứa tuổi thanh thiếu niên

Trang 11

- Đối tượng là nhà trường

- Các tổ chức đoàn thể, truyền thông, nhóm bạn và văn hóa phong tục tậpquán

- CTXH và NVXH trong trường học

4.3 Khách thể nghiên cứu:

- Thanh thiếu niên trong trường: 103 em (lớp 6: 50 em, lớp 9: 53)

- Phụ huynh thanh thiếu niên: 30 người

- Giáo viên trong trường 8 người

- Cán bộ đoàn thanh niên, hội phụ nữ, cơ sở y yế: 6 người

5 Phương pháp nghiên cứu:

5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Bài nghiên cứu có tiến hành phân tích các quy định, quyết định văn bản nhà nước,các tài liệu về phát triển CTXH và CTXH trong trường học Những tài liệu về CTXHtrong trường học ở một số nước trên thế giới, tư liệu sách, báo, bài viết nói về công tácgiáo dục giới tính cho thanh thiếu niên, có nguồn trích dẫn và nội dung xác thực

Nghiên cứu các đề tài khoa học, các bài khóa luận, tiểu luận của các tác giả có liênquan đền đề tài đang thực hiện

5.2 Phương pháp điều tra bảng hỏi

Nghiên cứu chọn ngẫu nhiên các em học sinh trường THCS Lương Yên theo 2khối lớp từ lớp 6 và lớp 9: lớp 6: 50 em, lớp 9: 53 em phát phiếu điều tra để khảo sát

Số học sinh được chọn khảo sát là 103 em

Nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 30 phụ huynh học sinh để phát hỏi

5.3 Điều tra bằng thảo luận nhóm:

Thu thập dữ liệu qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng nghiên cứu với nhaudưới sự hướng dân của người điều phối buổi thảo luận Kết quả thu được là suy nghĩ,cảm xúc, nhận thức chung của nhóm khách thể có cùng hoàn cảnh nghiên cứu, là đánhgiá mang tính khách quan hơn so với kết quả thu được ở phương pháp điểu tra phỏngvấn sâu

Nhóm được lựa chọn bao gồm 2 nhóm:

- Nhóm học sinh: những học sinh ở độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi (nhóm 10 em)đang sống tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Nhóm phụ huynh: bao gồm các vị phụ huynh, cha mẹ, ông bà,… của các em

ở độ tuổi thanh thiếu niên rất quan tâm đến vấn đề giáo dục giới tính cho con

em mình

Trang 12

5.4 Phương pháp quan sát

Nghiên cứu sử dụng phương pháp này trong việc đánh giá sự hợp tác của các mẫuđược chọn điều tra, đánh giá CTXH trong giáo dục giới tính lứa tuổi thanh thiếu niêntại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cơ sở vật chất Quan sát nơi làm việc của Ban giám

hiệu, giáo viên giảng dạy; các phònghọc của các em học sinh bằng cách đithăm toàn bộ các khu nhà, lớp học củanhà trường

Giáo viên, nhân viên trường Quan sát cách làm việc của giáo viên,

cách giao tiếp giữa giáo viên với nhau,giữa giáo viên với các em học sinh, phụhuynh, cách tổ chức các buổi sinh hoạt,chào cơ đầu tuần,… để thu thập thôngtin

sinh trong và sau khi nghe nói về giáodục giới tính Đánh giá mức độ nhậnthức của các em về giới tính

Cán bộ địa phương Quan sát thái độ của cán bộ địa phương

khi được đặt câu hỏi về các vấn đề giáodục giới tính trên địa bàn

5.5 Phương pháp phỏng vấn sâu

Nghiên cứu chọn đối tượng thực hiện phỏng vấn sâu gồm: 10 em thanh thiếu niêntrong phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong độ tuổi từ 11 đến 15tuổi, 10 phụ huynh, 8 giáo viên của trường THCS Lương Yên (2 giáo viên trong bangiám hiệu, 6 giáo viên giảng dạy) và 6 cán bộ đoàn thể (đoàn thanh niên, hội phụ nữ,

cơ sở y tế)

5.6 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Trang 13

Nghiên cứu đã phân tích kết quả bằng các phương pháp xử lý số liệu để xử lú sốliệu thi thập được từ các phiếu điều tra

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính để khái quát tài liệu ngườinghiên cứu hiểu rõ CTXH trong giáo dục giới tính lứa tuổi thanh thiếu niên tại phườngThanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng để xử lý kết quả của nhữngcâu hỏi đóng

6 Giả thiết nghiên cứu

- Mức độ hiểu biết của thanh thiếu niên trong trường THCS Lương Yên vềgiới tính, tình dục vẫn còn hạn chế

- Có sự khác biệt trong mức độ hiểu biết về giới tính và tình dục giữa các lứatuổi của thanh thiếu niên trong trường

- Do nhận thức sai về tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính nên các bậccha mẹ gặp khó khăn trong việc nói chuyện và giáo dục giới tính cho con cáicủa họ

- Giới tính là một vấn đề nhạy cảm nên những bậc cha mẹ gặp khó khăn trongviệc nói chuyện và giáo dục về vấn đề này

- Do những bậc cha mẹ thiếu thông tin về những vấn đề liên quan đến giớitính nên không thể chia sẻ với con của mình

- Các yếu tố: nhà trường, phương tiện truyền thông, phong tục tập quán, tổchức đoàn thể, nhóm bạn chưa phát huy được ảnh hưởng tới việc giáo dụcgiới tính cho thanh thiếu niên

7 Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, phụ lục và danh mục đề tài tài liệu tham khảo, đề tài chia làm

Trang 14

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC

GIỚI TÍNH LỨA TUỔI THANH THIẾU NIÊN

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:

Lịch sử nghiên cứu của vấn đề giáo dục giới tính và tình dục trên thế giới bắtđầu được phát triển từ đầu thế kỷ XX với một số tác phẩm có giá trị như:

cuốn “những rối loạn tình dục” của nhà tâm lý học người Áo Krapht Ebing, xuất bản

năm 1886, đây được coi là cuốn sách nghiên cứu về giới tính đầu tiên; ba bài thảo

luận “Lý thuyết tính dục” của nhà tâm lý học Áo gốc Tiệp Sigmund Freud xuất bản

năm 1905, là tác phẩm bàn về tính dục của con người; tác phẩm “ứng xử tình dục củađàn ông” tác giả Kingsey xuất bản 1948; công trình nghiên cứu mang tên “cuộc điềutra tính dục” của D.N Zabanov và V.I Iakovenko tiến hành từ năm 1903-1904, tácphẩm “Colombia Mặt bằng cơ bản Sexological” của José Manuel González , MA,Rubén Ardila , Tiến sĩ Pedro Guerrero , MD, Gloria Penagos , MD, và BernardoUseche , Tiến sĩ Translated by Claudia Rockmaker, MSW, và Luciane Raibin, MStrong tác phẩm này người nghiên cứu thấy được nhiều điều bổ ích, bởi tác phẩm đãđưa đến cho người đọc nhiều khía cạnh của giáo dục tình dục, giới tính Đồng thời tácphẩm nhấn mạnh tới yếu tố truyền thống có ảnh hưởng như thế nào tới nhu cầu tìnhdục, người nghiên cứu cho rằng đây là một bài viết khá hay cho những người muốnnghiên cứu sâu về tình dục Trong bài viết của mình người nghiên cứu cũng vận dụngđược cách phân tích yếu tố của các tác giả Tuy vậy, là tác phẩm dịch nên nhiều phầnngười nghiên cứu cũng chưa được rõ (nhất là sự phân tích về đồng tính); ngoài ra cònmột số chương trình hoạt động nhằm ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS trên thế giới

Liên quan đến đề tài, ở Việt Nam đã có những bài viết, công trình nghiên cứusau:

Bài nghiên cứu “ Sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên Việt Nam” nằm trongchương trình điều tra ban đầu của RHIYA (sang kiến sức khỏe thanh thiếu niên ChâuÁ) do PGS TS Nguyễn Thị Thiềng, ThS Lưu Bích Ngọc thực hiện, đã chỉ ra nhữngsai lầm trong kiến thức về giới tính nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng Đề tàiđược thực hiện vào năm 2006, với đối tượng là thanh thiếu niên ở độ tuổi 15 – 20 Kếtquả nghiên cứu cho thấy rằng các kiến thức hợp về sức khỏe sinh sản – tình dục, tránhthai và các bệnh liên quan đến đường tình dục được xác định ở mức biết ban đầu, chỉ

có 21% thanh thiếu niên được đánh giá là có kiến thức này Trong đó, kiến thức vềsinh sản và phòng tránh thai được đánh giá là kém nhất trong các kiến thức về sứckhỏe sinh sản, chỉ có 46.7% thanh thiếu niên có kiến thức đúng về sinh sản Kiến thức

về bệnh liên quan đến đường tình dục là kém thứ hai chỉ có 1/3 thanh thiếu niên được

Trang 15

hỏi nêu được tên ba loại bệnh trở lên, rất ít trong số đó biết được cách chữa trị và nơichữa trị Kiến thức về sử dụng biện pháp tránh thai được đánh giá là kém thứ ba Từnhững kết quả nghiên cứu này, đề tài đã cho chúng ta thấy một bức tranh về tổng quát

về kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản

Bài viết “Tại sao cần giáo dục giới tính cho lứa tuổi Vị thành niên” của trang cẩm nang sức khỏe cũng đã có bài viết nêu rõ một số nguyên nhân để chứng minh rằng việc giáo dục kiến thức giới tính ở độ VTN là rất quan trọng Trong bài viết này tác giả cũng đã đưa ra những con số cụ thể của việc trẻ không được GDGT như: “Việt Nam là nước đứng thứ 5 thế giới về tình trạng nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên Theo số liệu của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, tỷ lệ trẻ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm: Năm 2010 là 2.9%, năm 2011 là 3.1% và đến năm 2012 là 3.2% tương ứng với tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này là 2.2% năm 2010, 2.4% năm 2011 và 2.3% năm 2012.” Những số liệu cụ thể cũng đã phần nào minh chứng cho việc giáo dục giới tính ở trẻ VTN là rất quan trọng và cần thiết Giúp các em trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản nhất về vấn đề giới tính chính là mộtcách phòng tránh cho các em những trường hợp đáng tiếc xảy ra

Bài viết “Người lớn là rào cản… khi giáo dục giới tính” của tác giả Lê Hiềnđăng trên báo Thanhnien online, bằng việc những số liệu nghiên cứu của Trung tâmSáng kiến sức khỏe và dân số tác giả đã chứng minh việc thiếu hụt kiến thức về giớitính ở độ tuổi vị thành niên là rất lớn, đồng thời cũng chỉ ra những sai lầm trong quanniệm của cha mẹ và thầy cô trong việc giáo dục giới tính Theo tác giả việc giáo dụcgiới tính trong nhà trường còn mang tính hàn lâm, khô cứng, không thiết thực, khiếncho nó trở nên nhàm chán không thu hút được sự quan tâm và hứng thú của học sinh

Vì thế, các em có xu hướng tự tìm hiểu, khám phá, đây chính là nguyên nhân dẫn đếnnhững suy nghĩ và hành vi lệch lạc về giới tính Bài viết cũng thể hiện những mongmuốn của trẻ trong việc tiếp cận những thông tin về giới, họ mong muốn người lớn coichuyện tình yêu tình dục tuổi vị thành niên một cách nghiêm túc Thông qua bài viếttác giả muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục về giới tính, mà vai trò củangười lớn đối với vấn đề này

Trang vinaresearch.net đã có một khảo sát dựa trên nhóm đáp viên trực tuyếnVinaresearch về vấn đề “giáo dục giới tính cho trẻ” Ở đây trang đã khảo sát trựctuyến các bậc cha mẹ độ tuổi 20 với 862 mẫu hợp lệ và cho ra các kết quả, số liệu cụthể rõ rang và chi tiết Bài nghiên cứu với những câu hỏi thiết thực về vấn đề liên quantới vấn đề cha mẹ giáo dục giới tính cho con cái mặt khác mẫu nghiên cứu cũng đãcho thấy được rằng các bậc phụ huynh chỉ thỉnh thoảng hay lúc con cái thắc mắc vềvấn đề giới tính mới bày tỏ, nói cho con hiểu nhưng mà vẫn không giải thích tỉ mỉ chocon cái, nhưng giải thích cũng chỉ dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân Hầu

Trang 16

hết các bậc phụ huynh ủng hộ vấn đề GDGT trong trường học nhưng cũng có một bộphận các phụ huynh không đồng ý vì sợ ảnh hưởng tới tâm lý trẻ nếu GDGT quá sớm.Bài khảo sát cũng đã cho thấy được cha mẹ cũng đã có nhiều xu hướng nhìn nhận tíchcực về vấn đề GDGT cho trẻ, giúp trẻ nhận thức tốt về vấn đề giới tính Thà vẽ chohươu chạy đúng đường còn hơn là để hươu chạy sai đường.

Một bài viết thuộc bản quyền của viện Xã hội học của tác giả Nguyễn Thị TốQuyên viết về vấn đề “giáo dục giới tính cho trẻ em trong gia đình” Tác giả đã đề cậpđến những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em không được giáo dục giới tính từ cha mẹ,nhà trường do tâm lý ngại ngùng nên họ sẽ im lặng trước các câu hỏi liên quan tới giớitính mà các em thắc mắc thì các em sẽ tò mò mà tìm đến các mạng xã hội, sách báo…

để thỏa mãn chí tò mò Ngoài ra tác giả cũng đã nêu ra mục đích cuối cùng mà giáodục giới tính mang lại cho các em đó chính là trang bị những kiến thức tâm lý đặcđiểm của mỗi giới Tác giả cũng đã có những số liệu cụ thể về tính cần thiết cũng nhưmức độ hiểu biết về giới tính của các bậc cha mẹ trong đó thì phần lớn cha mẹ vẫn ýthức được tầm quan trọng của những cuộc nói chuyện trao đổi trực tiếp với con cái.Nhưng cũng có một số bộ phận cha mẹ vẫn còn chưa ý thức được tầm quan trọng củaGDGT cho thấy họ vẫn còn có những tầm nhìn hạn hẹp, theo xu hướng truyền thốnghơn là hiện đại Thồng điệp mà tác giả gửi đến đó là cha mẹ cần nghiêm túc, tế nhịtrong giảng dạy về giới tính cho trẻ và không được đánh trống lảng hay bỏ mặc trẻtrong những vấn đề nhạy cảm như giáo dục giới tính

ThS Đào Thị Vân Anh thuộc trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Phổ thông cũng

đã có bài viết “Cha mẹ với việc giáo dục giới tính trong gia đình” Tác giả đã đưa ranhững dẫn chứng cụ thể cần thiết về việc GDGT cho trẻ, những nguyên nhân kháchquan và chủ quan, hậu quả của việc GDGT không đúng cách Tác giả cũng đã nóirằng: “Giáo dục tình dục thật ra có mục đích duy nhất là chuẩn bị cho con cái một tâm

lý phù hợp nhất trong cuộc sống yêu đương để rồi có một đời sống tình dục thực sựhài lòng, thực sự hạnh phúc trong quan hệ vợ chồng sau này.” Việc cha mẹ GDGT haykhông GDGT cho con cái và giáo dục thế nào cho đúng và hiệu quả sẽ ảnh hưởng rấtlớn tới việc phát triển tâm lý cũng như tình dục của trẻ bị sai lệch, hiểu sai về vấn đềgiới tính thì sẽ rất dễ mắc phải những hậu quả khôn lường Tác giả cũng đã kết luậnrằng cần giáo dục giới tính cho trẻ tự nhiên, bình thường như các chương trình giáodục khác và phải có sự nối kết chặt chẽ hai chiều giữa cha mẹ và con cái Những phântích cụ thể của Ths Đào Thị Vân Anh đã cho ta thấy tầm quan trọng của cha mẹ vềvấn đề giáo dục giới tính đã viết cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện hơn về việc định hướng

và nhìn nhận, suy nghĩ đúng đắn của kiến thức về giới

Bài viết “Giáo dục giới tính và thái độ của người lớn” của TS Thụy Anh đăngtrên website Tuoitre.vn Bài viết đã cho chúng ta thấy, ngay từ khi còn rất nhỏ trẻ đã

Trang 17

có những thắc mắc, tò mò về vấn đề đầu tiên về giới tính chính đáng cần được bố mẹgiải đáp rõ rang, khéo léo, dễ hiểu chứ không phải lảng tránh hoặc lờ đi Bắt đầu từnhững hỏi – đáp như thế, bố mẹ có thể giáo dục giới tính cho con rất nhẹ nhàng và tựnhiên Nếu bố mẹ có thoie quan bỏ qua không đối mặt với những câu hỏi hóc búa củacon hoặc những câu hỏi liên quan đến các vấn đề tế nhị, không sớm thì muộn đứa trẻ

sẽ tiếp cận nguồn thông tin khác để thỏa mãn tò mò của mình Vô hình chung, đâychính là bước đầu tiên cho việc chính các phụ huynh bị sốc khi bé con khoe nhữngkiến thức thu nhặt được bên ngoài, từ các nguồn đáng tin hoặc chưa được kiểm chứng.Cũng theo tác giả vai trò của bố mẹ hoặc giáo viên rất quan trọng Họ phải vượt quađược cảm giác ngại ngùng khi bàn về vấn đề này với trẻ và tỏ ra rất bình thản, đúngmực, không hoảng hốt Thái độ đó khiến trẻ nhìn vấn đề một cách khoa học hơn vàcũng không quá lo sợ khi nhìn ra thế giới Thêm vào đó, người lớn phải có thái độchấp nhận đối mặt với bất kỳ vấn đề gì trẻ nêu ra, cũng lại một cách bình thản, để giữatrẻ và người lớn có thể có những thảo luận thật sự, chân thành, không e ngại, cũngkhông tự đánh lừa mình rằng “con/học trò của mình còn quá bé, chưa biết đến điềunày đâu” Thái độ tôn trọng, bình tĩnh, tiếp nhận vấn đề và sẵn sàng cùng giải quyếtbất kỳ vấn đề nào của trẻ là thái độ cần có trong giáo dục giới tính

Thông quan những bài viết, công trình nghiên cứu này Đã cung cấp cho chúng

ta thấy một số thông tin phục vụ cho đề tài như là thực trạng việc giáo dục giới tínhhiện nay, những sai lầm trong quan niệm của những bậc cha mẹ, đồng thời còn giảithích được một số nguyên nhân dẫn đến việc ngày càng nhiều trẻ nhận thức sai lệch vềgiới tính Từ đó, giúp đưa ra một số kiến nghị, giải pháp giúp các nha lãnh đạo cónhững chiến lược phù hợp bớt tình trạng trên

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm liên quan đến công tác xã hội trong trường học

 Khái niệm công tác xã hội

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về CTXH tùy theo từng cá nhân và từngkhía cạnh tìm hiểu Dưới đây là một số luận điểm, ý kiến, định nghĩa của một sốchuyên gia, tổ chức có uy tín hoạt động tại lĩnh vực xã hội và CTXH:

Khái niệm 1: Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt

động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao haykhôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điềukiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996:5) CTXH tồn tại để cungcấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm,cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống (Zastrow,1999: )

Trang 18

Khái niệm 2: Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004):

Định nghĩa cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP Nó khôngphải là một hành động ban bổ của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thốngthân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình

Khái niệm 3: Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay

đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực

và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và

dễ chịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội CTXHcan thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ

Khái niệm 4: Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết

hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xãhội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lànhmạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiêntiến

Trên cơ sở nhữn quan niệm, định nghĩa trên, người nghiên cứu có thể đưa ra một

khái niệm, định nghĩa về CTXH theo cách hiểu như sau: “Công tác xã hội là một ngành, một nghề chuyên nghiệp, cung cấp các dịch vụ xã hội nhằm giải quyết các vấn

đề của cá nhân, nhóm và cộng đồng khi bàn thân cá nhân, nhóm và cộng đồng đó không thể tự giải quyết đẻ lấy lại cân bằng cuộc sống”

CTXH hướng tới các thân chủ có hoàn cảnh khó khăn và dễ bị tổn thương gồm:

 Trợ giúp người già, người tàn tật và người nhiễm HIV/AIDS;

 Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị bạo hành, bị sao nhãng

 Các nhóm người đặc biêt – dễ bị tổn thương (khuyết tật, người lang thangkiếm sống, người nghiện ma túy, người nhiễm HIV, người già, phụ nữ bịbạo hành)

 Các cá nhân, cộng đồng hoặc các gia đình có vấn đề, mâu thuẫn, khủnghoảng;

 Học sinh, sinh viên có vấn đề trong các trường học;

 Các bệnh nhân và gia đình của người bệnh, kể cả người tâm thần (tại cácbệnh viện và phòng khám);

 Bất bình đẳng và bình đẳng giới

CTXH dưới nhiều hình thức đa dạng của nó, nhằm vào vô số các tương tácphức hợp giữa con người và các môi trường của họ Sứ mạng của nó là tạo năng lựcgiúp người dân phát triển tối đa tiềm năng, làm phong phú đời sống của họ, và văn

Trang 19

ngăn ngừa các trục trặc CTXH chuyên nghiệp tập trung vào quá trình giải quyết cácvấn đề và sự thay đổi Do đó, nhân viên CTXH là những tác nhân đổi mới trong xãhội, trong đời sống của các cá nhân, gia đình, cộng đồng mà họ phục vụ CTXH là một

hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực hành

CTXH phát triển như là một chuyên ngành khoa học ứng dụng, cung cấp mộtlượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kỹ năng chuyên môn bao gồm:các giá trị, nguyên tắc, và những kỹ thuật nhằm giúp đỡ những thành phần yếu kémtrong xã hội có được các dịch vụ xã hội mong muốn, và các liệu pháp tâm lý cho cánhân, gia đình, và nhóm có vấn đề, hỗ trợ cộng đồng cải thiện các dịch vụ y tế và xãhội

 Khái niệm nhân viên công tác xã hội

 Trên thế giới:

NVXH chuyên nghiệp là những người được đào tạo chuyên môn về CTXH từmột trường đại học hoặc một định chế được công nhận, có cấp bằng chứng chỉ trongngành CTXH NVXH thường làm việc trong các cơ quan CTXH thuộc chính phủ hoặcphi chính phủ, một số làm việc với đối tượng cá nhân, trong khi đó có những NVXHkhác làm việc với nhóm hoặc cộng đồng

 Tại Việt Nam

Nghị định 08/2010 và Thông tư 07/2010 đã có những quy định và tiêu chuẩnriêng về NVXH chuyên nghiệp, gồm 4 nhóm chính:

 Nhân viên CTXH: trình độ trung cấp trở lên tại các ngành theo quy đinh.Thực hiện một số nghiệp vụ cụ thể có yêu cầu đơn giản về lý thuyêt,phương pháp và kĩ năng thực hành

 Công tác xã hội viên: Trình độ đại học trở lên chuyên ngành CTXH, cóchứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ CTXH; trực tiếp hoặc chỉ đạo thực hiệnnhiệm vụ cơ bản về lý thuyết, phương pháp và kĩ năng thực hành

 Cộng tác viên xã hội: làm việc theo hợp đồng; hệ số lương 1,0; có chứngchỉ, chứng nhận hoặc bằng cấp CTXH, XHH, tâm lý, giáo dục (tối thiểubằng trung cấp – 2015)

 Khái niệm công tác xã hội trong trường học

Công tác xã hội được ra đời bắt nguồn từ các hoạt động chăm sóc nhân đạo,hoạt động từ thiện, sự trợ giúp xã hội, dần dần chuyển từ các hoạt động nghiệp dưthành các hoạt động chuyên nghiệp trên cơ sở được đào tạo một cách khoa học Hiệnnay, công tác xã hội là một nghê, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cánhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức

Trang 20

năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụnhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hộiđảm bảo an sinh xã hội.

Công tác xã hội hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, trẻ em,người cao tuổi, người tàn tật, người nghèo, gia đình và trường học… Trong mỗi mộtlĩnh vực khác nhau, công tác xã hội đều có cách thức tiếp cận, kĩ năng làm việc khácnhau cho từng đối tượng cần được giúp đỡ

Công tác xã hội trong trường học hay còn gọi là công tác xã hội học đường làmột lĩnh vực trong công tác xã hội được thực hành trong trường học để giúp đỡ họcsinh, giáo viên hay cán bộ quản lý nhà trường tăng cường hoặc phục hồi năng lực thựchiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt đượcnhững mục tiêu trong dạy và học

Công tác xã hội trong trường học là một lĩnh vực được thực hành thông qua việcNhân viên công tác xã hội vận dụng kiến thức, kĩ năng, nguyên tắc, phương pháp củachuyên biệt của ngành làm việc cụ thể với các đối tượng trong trường học

 CTXH trong trường học là một lĩnh vực thực hành chuyên biệt của CTXH.NVXh mang những kiến thức và kỹ năng được đào tạo bài bản đến hệ thốngtrường học và những nhóm dịch vụ dành cho học sinh CTXH trường học đượcthiết lập nhằm tạo ra những bước tiến xa hơn trong mục tiêu giáo dục: xây dựngmột môi trường giảng dạy, học tập, việc thực hiện nhân quyền cũng như sự tựtin cho học sinh Các trường học cần NVXH để nâng cao khả năng đáp ứngnhiệm vụ đào tạo; đặc biệt là sự hợp tác của gia đình – nhà trường – xã hội làchìa khóa để các trường hoàn thành sứ mệnh này

Như vậy, đối tượng được xác định cụ thể trong trường học là học sinh, giáoviên, cán bộ quản lý trong nhà trường và phụ huynh học sinh Có thể thấy rằng các đốitượng trong trường học là khác nhau, mỗi thân chủ là một cá thể riêng biệt với nhữngvấn đề khác nhau Chính vì vậy đòi hỏi Nhân viên công tác xã hội cần mềm dẻo, linhhoạt trong việc áp dụng các kiến thức, kĩ năng khi thực hiện hoạt động can thiệp và trợgiúp

Mục đích chính của việc trợ giúp là tăng cường hoặc phục hồi chức năng xã hội

và tạo những điều kiện thích hợp trong việc dạy và học Như vậy, dù hoạt động trợgiúp của Nhân viên công tác xã hội đối với đối tượng nào thì cũng đi đến đích cuốicùng là tạo môi trường giáo dục thuận lợi nhất cho học sinh Có thể thấy rằng dù hoạtđộng trợ giúp đó là gì nhân viên công tác xã hội cũng cần kết nối đối trượng kể trên để

hỗ trợ nhau giải quyết những vấn đề liên quan trong trường học

Trang 21

1.2.2 Khái niệm về giáo dục giới tính

 Khái niệm giới và giới tính

 Khái niệm giới tính

Giới tính trước hết là những đặc tính hay đặc điểm của giới (theo Thái Thị Ngọc

Dư, giới và phát triển, 2006) Bao gồm các mặt tâm lý, sinh lý, mặt xã hội

Về mặt tâm lý: nam – nữ có tâm lý khác nhau Nữ có khả năng tư duy cao trongnhững lĩnh vực đòi hỏi sự tỉ mỉ, kéo léo còn nam mạnh về đường lối tư duy Tình cảm

ở nam là sự mạch lạc, rõ rang, ở nữ thì thường không rõ ràng, dễ chan hòa tình cảmnày và tình cảm khác

Về mặt sinh lý: Có những biến đổi trong cơ thể nam như vỡ giọng, mọc râu ởnam,…; ở nữ có ngực nở, có khả năng mang thai…

Về mặt xã hội: Xã hội đánh giá nam nữ khác nhau Xã hội đòi hỏi nam phảichững chạc, dũng cảm, cao thượng còn nữ giới thì phải nhu mì kín đáo, thủy chung,đảm đang Xã hội phân công lao động nam – nữ khác nhau Nam thường làm việcnặng, đi xa, nguy hiểm còn nữ thì thường được ưu tiên làm việc nhẹ nhàng, đòi hỏi sựkhéo léo Như vậy có thể hiểu giới tính là tất cả những đặc điểm riêng biệt tạo nên sựkhác biệt giữa nam và nữ (theo Thái Thị Ngọc Dư, giới và phát triển, 2006)

Giới tính được hiểu là sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về mặt sinh học,mang tính bẩm sinh, đồng nhất và không thể thay đổi Ví dụ nam có tinh trùng, nữ cókinh nguyệt, mang thai,… (Trích lược Tài liệu khảo sát giới và phát triển, trường Đạihọc Lao động xã hội, 2008, trang 13)

Ở trong bài viết của mình người nghiên cứu sử dụng khái niệm giới tính của tàiliệu chuyen khảo giới và phát triển của trường Đại học Lao động xã hội, 2008, trang

13 Bởi khái niệm này miêu tả đúng tính chất của giới tính về mặt sinh học của conngười

 Khái niệm giới

Giới có thể được hiểu theo mặt sinh học, là một tập hợp những đặc điểm sinh lý cơthể đặc trưng ở con người Những đặc điểm sinh lý cơ thể thường bao gồm các đặcđiểm về di truyền, những hệ cơ quan sinh lý cơ thể mà điển hình quan trọng nhất là cơquan sinh dục Ở con người có hai loại hệ cơ quan sinh dục là hệ cơ quan sinh dụcnam và hệ cơ quan sinh dục nữ quy định hai giới là nam giới và nữ giới (theo Thái ThịNgọc Dư, giới và phát triển, 2006)

Trang 22

“Giới là một tập hợp người trong xã hội có những đặc điểm sinh học cơ bản giốngnhau” (một số vấn đề tâm lý về tâm lý và giới tính – Bùi Ngọc Oánh Đại học Sư PhạmThành phố Hồ Chí Minh)

Giới là một phạm trù được sử dụng để nói về các vai trò, thái độ và giá trị của giớitính do sự kỳ vọng các cộng đồng xã hội gán cho; là sự khác nhau giữa phụ nữ và namgiới về mặt xã hội, mang tính xã hội, không đồng nhất và có thể thay đổi được (Tríchlược Tài liệu chuyên khảo Giới và phát triển trường Đại học Lao động xã hội, năm

2008, trang 12)

Sau khi nghiên cứu các khái niệm thì người nghiên cứu chọn sử dụng khái nieemhcủa tài liệu chuyên khảo Giới và phát triển trường Đại học Lao động xã hội, 2008,trang 12 Bởi đây là khái niệm phản ánh đúng tính chất của giới về mặt xã hội, nhấnmạnh vai trò xã hội của nam và nữ

 Sự khác nhau giữa giới và giới tính

Người nghiên cứu sử dụng hai khái niệm giới tính và giới của tài liệu chuyên khảoGiới và phát triển trường Đại học Lao động xã hội, năm 2008 để so sánh Từ sự sosánh này sẽ giúp nhấn mạnh khái niệm giới tính mà người nghiên cứu sử dụng, tránh

sự hiểu nhầm trong các khái niệm

Bảng 1: So sánh khái niệm giới và giới tính

- Đặc trưng sinh học, bẩm sinh

Ví dụ: Nam có tinh trùng, nữ mang thai,

nuôi con,…

- Đặc trưng xã hội, văn hóa, truyềnthống, con người thông qua học hỏi mớicó

Ví dụ: Nữ chăm sóc con, nội trợ,…Nam lo kinh tế,…

- Có sự đồng nhất trên toàn thế giới

Ví dụ : phụ nữ trên toàn thế giới đều

sinh con, nuôi con…

- Không đồng nhất trên toàn thế giới…

Ví dụ: ở Nhật thì phụ nữ ở nhà chămcon,… ở Mỹ thì phụ nữ, nam giới đều

Trang 23

thay đổi (ví dụ: Nam có thể chuyển giới tính thành nữ, nữ chuyển giới tính nam, từ đóthì công việc, vai trò,…của họ cũng thay đổi theo giới tính mà họ chọn).

 Khái niệm “Giáo dục giới tính”

- Khái niệm giáo dục

Giáo dục là sự truyền thụ kinh nghiệm này choc ho người khác, từ thế hệ trướccho các thế hệ sau (Trích lược giáo trình xã hội học đại cương và chuyên biệt, nhàxuất bản Lao động xã hội, 2008, trang 296)

Giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của conngười được giáo dục (Theo từ điển tiếng Việt)

- Khái niệm giáo dục giới tính

Giáo dục giới tính là hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm giáo dục cóthiên nhi, thanh thiếu nhi có một thái độ đúng đắn với các vấn đề giáo dục giới tính(theo Nguyễn Hữu Dũng, giáo dục giới tính, 1999)

Theo TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn thì giáo dục giới tính hiểu theo nghĩa rộng gồmnhiều nội dung: Giáo dục giới tính cho trẻ, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân, giáodục về giới tính tuổi dậy thì, giáo dục về tình bạn – tình yêu, tâm sinh lý hôn nhânTheo định nghĩa của ngành y tế, giáo dụng giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tảviệc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khỏe sinh sản, cácquan hệ tính cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các kía cạnh kháccủa thái độ tình dục loài người Những cách giáo dục giới tính thông thường là thôngqua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức khỏecộng đồng

Theo PGS.TS Bùi Ngọc Oánh thì giáo dục giới tính gồm 4 nội dung chính sau:

 Những tri thức và tâm sinh lý người trong đó có những đặc điểm về sinh

lý tính dục (các hiện tượng như: kinh nguyệt, sự phát triển cơ thể, sinh

nở, kiến thức về sức khỏe giới tính, các bệnh lý tình dục,…)

 Những đặc điểm giới tính về đạo đức, về xã hội thẩm mỹ như cách cư xửvới mọi người, với bạn khác giới, tác phong tư thế và phẩm chất đạo đứctheo giới tính riêng, quan niệm về cái đẹp giới tính, những vấn đề phápluật liên quan đến cuộc sống giới tính và gia đình (luật hôn nhân gia đình,luật phòng chống bạo hành gia đình, bình đẳng giới,…)

 Những quan hệ về bạn khác giới và tình yêu nam nữ như bản chất củatình yêu, sự cư xử trong tình yêu, quy luật của tình yêu, việc xây dựngnên một tình yêu chân thực, chân chính

Trang 24

 Những vấn đề về hôn nhân và đời sống gia đình như bản chất của hônnhân, điều kiện để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, sự chuẩn bị củacuộc sống gia đình.

Giáo dục giới tính có thể được dạy một cách không chính thức, như khi một ai

đó nhận được thông tin từ một cuộc trò chuyện với cha mẹ, bạn bè, người lãnh đạo tôngiáo, hay qua truyền thông Nó cũng có thể được truyền dạy qua các tác giả với các tácphẩm về giới tính, chuyên mục báo chí, hay qua các trang web về giáo dục giới tính.Giáo dục giới tính chính thức diễn ra khi các trường học hay người cung cấp dịch vụchăm sóc sức khỏe thực hiện điều này

Thỉnh thoảng giáo dục giới tính chính thức được dạy như một chương trình đầy

đủ như một phần của chương trình học tại các trường trung học hay trung học cơ sở Ởnhững trường hợp khác nó chỉ là một bài học bên trong một lớp học rộng hơn về sinhhọc, sức khỏe, kinh tế gia đình hay giáo dục thể chất Một số trường không dạy giáodục giới tính, bởi nó vẫn là một đề tài gây tranh cãi ở một số quốc gia, đặc biệt là Hoa

Kỳ (đặc biệt vấn đề độ tuổi trẻ em cần nhận được sự giáo dục như vậy, số lượng chitiết liên quan, và các chủ đề khuynh hướng tình dục ví dụ như cách thực hiện, tình dục

an toàn, thủ dâm, tình dục trước hôn nhân và đạo đức tình dục)

Giáo dục giới tính giúp thanh thiếu niên có một quan điểm tích cực về tình dục,đồng thời cung cấp các thông tin và kỹ năng để trẻ có được thái độ và hành vi đúng,hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình Các chương trình giáo dụcgiới tính cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Một số quản điểm lo ngại rằng nếu cung cấp cho thanh thiếu niên những thôngtin và giúp chung phòng ngừa việc có thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục

sẽ vô tình thúc đẩy trẻ có hoạt động tình dục sớm và bừa bãi Tuy nhiên, thực tế thựchiện giáo dục giới tính ở nhiều nước cho thấy hoàn toàn ngược lại Tổ chứ Y tế thếgiới (WHO) đã khảo sát 19 chương trình giáo dục giới tính trường học ở nhiều nước,tất cả đều có thấy trẻ có hoạt động tình dục trễ hơn, giảm hoạt động tình dục, biết cách

sử dụng các biện pháp ngừa thai một cách hiệu quả, và hoàn toàn không thúc đẩy trẻcps hoạt động tình dục sớm và nhiều hơn Giáo dục giới tính hiệu quả nhất khi thựchiện trước khi trẻ bước vào tuổi hoạt động tình dục Các bước tích cực này sẽ giúpkhuyến khích trẻ không hoạt động tình dục sớm và biết cách sinh hoạt tình dục mộtcách an toàn, giảm thiểu thai ngoài ý muốn ở các em

Cuộc sống hoàn toàn không dễ dàng đối với thanh thiếu niên, nhất là trong hoàncảnh kinh tế xã hội hiện nay, đặc biệt đối với những trẻ không được chuẩn bị đầy đủ

để đối mặt với các vấn đề đặc thù của lứa tuổi Thực trạng hiện nay đã và đang chothấy điều đó Nếu chúng ta mong đợi thanh thiếu niên những quyết định đúng đắn, có

Trang 25

trách nhiệm trước những cạm bẫy và thách thức của xã hội, chúng ta phải đảm bảo trẻđược cung cấp đầy đủ thông tin, kỹ năng và phương tiện để quyết định và các giá trịchúng cần tôn trọng và thực hiện Chúng ta cần nhận thức rằng đã đến lúc để đặt kếhoạch cho tương lai và chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được điều đó

- Giáo dục giới tính có sự khác biệt với giáo dục tình dục?

Mục tiêu của GDGT là chuẩn bị cho tuổi mới lớn về tâm lý trước phát triển sinh

lý, về nhận thức để định hình nhân cách, tạo sức mạnh nội tâm đề kháng trước những bùng nổ giới tính của bản năng có thể gây hại cho bản thân, xung quanh

Giáo dục những hiểu biết về tâm lý, sinh lý, vệ sinh tuổi dậy thì, những biến đổi

và khác biệt về tính cách em trai em gái do các hocmon từ các tuyến sinh dục gây ra;giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai, bạn gái ở thanh thiếuniên với cha mẹ, an hem trong gia đình; hiểu biết sâu sắc các giá trị của tình bạn, tìnhyêu, hiểu biết những thất bại tâm lý và các nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu vượtqua trái cấm; giáo dục bạn trai biết tự trọng, tôn trọng bảo vệ bạn gái, có bản lĩnh biết

tự kiềm chế để chứng minh cho một tình yêu lành mạnh nếu nó chớm nở; giáo dục kỹnăng phòng vệ cho các em gái, và rất nhiều nội dung khác xoay quanh tâm lý giới tínhtuổi mới lớn giúp các em tự tin, tự chủ, tự hoàn thiện nhân cách, tự nhận thức để thayđổi hành vi, vững vàng nói “không” trước cám dỗ của bản năng ở độ tuổi phát dục

Như vậy GDGT và giáo dục tình dục tiếp cận giới trẻ ở hai độ tuổi khác nhaunên nội dung khác biệt rất lớn, khiến không thể thay thế hay lồng ghép vào nhau được1.2.3 Khái niệm thanh thiếu niên

 Khái niệm lứa tuổi thanh thiếu niên

Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới thì “Vị thành niên là những ngườitrong độ tuổi từ 10 – 19 Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19 – 24 tuổi”

Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên – thanh niêncủa khối Liên minh châu Âu (EU) và Qũy Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy độtuổi 15 – 24 tuổi

Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam xác định vị thành niên – thanh niên là 10 –

24 tuổi

Theo Luật Thanh niên được thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8Quốc hội khóa XI và được Chủ tích nước công bố tại lệnh số 24/2005/L/CTN ngày09/12/2005 thì độ tuổi của thanh niên là “từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”

Trang 26

Từ những định nghĩa trên người nghiên cứu đưa ra cách hiểu về khái niệm thanh thiếu niên: Thanh thiếu niên là một nhóm xã hội đặc thù Những nét đặc trưng của thanh thiếu niên hoàn toàn giống với các nhóm xã hội khác Thanh thiếu niên được phân chia theo độ tuổi:

 Thiếu niên từ những em có độ tuổi từ 11 – 16 tuổi

 Thanh niên là những người có độ tuổi từ 16 – 30 tuổi

1.2.4 Khái niệm “Công tác xã hội trong giáo dục giới tính lứa tuổi thanh thiếu niên”Công tác xã hội trong giáo dục giới tính lứa tuổi thanh thiếu niên có thể hiểu là mộtlĩnh vực thực hành chuyên biệt của CTXH NVXH mang những kiến thức và kỹ năngđược đào tạo bài bản về vấn đề giáo dục giới tính đến hệ thống trường học và cho các

em học sinh CTXH trong giáo dục giới tính được thiết lập nhằm giúp thanh thiếu niên

có một quan điểm tích cực về tình dục, cung cấp các thông tin và kỹ năng để trẻ cóđược thái độ vag hành vi đúng đắn, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết địnhcủa mình Đồng thời NVXH là người kết nối các em đến gia đình, nhà trường và các

tổ chức xã hội

1.3 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thanh thiếu niên

Theo giáo trình Tâm lý học phát triển nhà xuất bản giáo dục 2008, giáo trình hành vi con người và môi trường xã hội trường Đại học Lao động xã hội 201, thì đặc

điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 12 – 18 tuổi là:

Sang đầu tuổi thiếu niên 12 – 14 tuổi có một sự phát triển đột biến về sinh lý,đặc biệt là sự phát triển nhanh của hệ cơ quan sinh dục làm cho giới tính và ý thức vềgiới tính của trẻ phát triển mạnh Cơ thể trẻ lúc này diễn ra những thay đổi lớn (nammọc râu, bể giọng, xuất hiện lông ở vùng kín, nổi mụn trứng cá, có hiện tượng mộngtinh…; nữ phát triển ngực, có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục có sự thay đổi theo chiềuhướng hoàn thiện hơn…Tất cả những hiện tượng trên đều do tác động của các hooc-môn sinh dục Đặc điểm nổi bật của lứa tuổi này chính là thời kỳ phát dục thời ký nàycác em bắt đầu quan tâm tới các bạn khác giới, có những rung động đầu đời, e dè vàkín đáo trong giao tiếp hơn Ở lứa tuổi này các em đã có thể thực hiện được chức năngsinh sản Tuy nhiên, các em chưa thật sự trưởng thành về mặt cơ thể và nhất là về mặt

xã hội

Đặc điểm tâm lý cơ bản:

 Sự phát triển các quá trình nhận thức như: tri thức, trí nhớ tư duy logictrừu tượng đóng vai trò chủ đạo, khả năng phân tích tổng hợp, chú ý chủđịnh Đời sống tình cảm không ổn định, thất thường, xuất hiện tình cảmkhác giới mang tính ý thức

Trang 27

 Mang khuynh hướng nổi loạn muốn làm người lớn (hoạt động tích cực đểchứng tỏ, chống đối để bảo vệ ý kiến) Đồng thời giai đoạn này sẽ gặpkhủng hoảng tâm lý do bước vào độ tuổi bắt đầu dậy thì Sự phát triểnnhân cách phát triển về ý chí và sự tự ý thức

 Về mặt xã hội các em bắt đầu có sự giao tiếp rộng hơn, nhiều mối quan

hệ bạn bè, tham gia tích các hoạt động tập thể Muốn thể hiện bản thânthông qua thành tích học tập

 Độ tuổi đầu thanh niên từ 15 – 18 tuổi có những thay đổi về sinh lý: Đây

là thời kỳ nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng cơ thể chậmlại đần tiến tới ổn định Hệ thần kinh phức tạp hơn về cấu tạo và chứcnăng Phát triển dần hoàn thiện về tư duy, ngôn ngữ và phẩm chất ý chí.Giới tình đi vào ổn định, quá trình phát dục không ổn định, có cảm giác

sợ hãi và so sánh với các bạn cùng tuổi

 Sự phát triển nhận thức: tri giác phát triển có mục đích, chịu sự điềukhiển của tín hiệu ngôn ngữ nhưng dễ phân tán, vội vàng Trí nhớ chủđịnh phát triển, ngôn ngữ hoàn thiện, sự chú ý (biết lựa chọn, phân phốichú ý) Tư duy phát triển theo hướng độc lập, sáng tạo những vẫn mang

sự cảm tính Đã phát triển tưởng tượng tái tạo và sáng tạo mang màu sắccảm xúc

 Đời sống tình cảm: thể hiện tính tự lập, hướng đến bạn bè Phát triển tìnhcảm đạo đức, thẩm mỹ Xuất hiện tình cảm, tình yêu nam nữ

 Bắt đầu hình thành sự tự ý thức, thế giới quan và lên kế hoạch cho cuộcsống của mình, lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai và nỗ lực phấn đấucho mục tiêu Ở lứa tuổi này thường thích tham gia nhiều hoạt động xãhội, biết bày tỏ quan điểm một cách rõ ràng và luôn bảo vệ ý kiến của bảnthân Đồng thời lứa tuổi đầu thanh niên thì nhu cầu trong giao tiếp tăngcao, có xu hướng độc lập, tự quyết định, tự chịu trách nhiệm trong hành

vi và luôn thể hiện người lớn (nhưng thực tế trong nhiều tình huống vẫn

cư xử mang tính trẻ con)1.4 Vai trò của công tác xã hội trong trường học

1.4.1 Vai trò của công tác xã hội trong trường học

Trong quá trình phát triển của CTXHTH trên thế giới và đặc biệt là trong các đạihội quốc tế lần thức nhất vào năm 1999 và lần thứ hai vào năm 2003, vai trò của côngtác xã hội học đường đã dần được củng cố và khẳng định, cụ thể là sự tác động vào 4đối tượng ở học đường là học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo và các cán bộ quản lý giáodục

 Với học sinh:

Trang 28

+ Giúp giải quyết những căng thẳng và khủng hoảng thần kinh

+ Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm trí

+ Giúp học sinh khai thác và phát huy những điểm mạnh và thành công tronghọc tập

+ Có được năng lực cá nhân và xã hội, cụ thể là giúp các em giảm những hành

vi như: không hoàn thành việc học tập; hung hang, gây gổ với bạn, không kiểmsoát được mình; không có quan hệ với bạn đồng lứa và người lớn; bị lạm dụngthể chất; chán học; bị trầm cảm; có những dấu hiệu, hành vi tự tử

 Với các bậc phụ huynh

+ Hỗ trợ tham gia một cách có hiệu quả vào giáo dục con cái

+ Hiểu được những nhu cầu phát triển và giáo dục của trẻ

+ Tiếp cận các nguồn lực của trường học và cộng đồng

+ Hiểu các dịch vụ giáo dục đặc biệt

+ Tăng cường kỹ năng làm cha mẹ

 Với thầy cô giáo

+ Giúp cho quá trình làm việc với phụ huynh của học sinh tiến hành hiệu quả+ Tìm hiểu những nguồn lực mới

+ Tham gia vào tiến trình giáo dục, nhất là với các em cần sự giáo dục đặc biệt+ Hiểu hơn về gia đình, những yếu tố văn hóa và cộng đồng ảnh hưởng đến trẻ

 Với các nhà quản lý giáo dục

+ Hỗ trợ và tham gia vào việc xây dựng các chính sách và chương trình phòngngừa

+ Đảm bảo thực hiện đúng một số luật

1.4.2 Vai trò của NVXH trong trường học

 Lập và thực hiện các kế hoạch can thiệp nhận thức – hành vi

+ Tìm hiểu thông tin liên quan đến những vấn đề của đối tượng

+ Sử dụng công cụ đánh giá những cảm xúc, hành vi không đúng gây ra nhữngvấn đề cho đối tượng

+ Xác định những yếu tố dẫn đến hành vi không đúng

+ Cùng nhóm cộng tác lên kế hoạch hỗ trợ giúp đối tượng nhận thức phát triểncảm xúc tích cực và dẫn đến thay đổi hành vi

+ Hỗ trợ học sinh thực hiện kế hoạch can thiệp

+ Giám sát và thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của phương pháp can thiệp;trong trường hợp có chỉnh sửa để phù hợp hơn với thân chủ thì cần bàn bạc vàthay đổi phương phap can thiệp hiệu quả hơn

+ Đánh giá hiệu quả của kế hoạch thay đổi hành vi

 Quản lý ca đảm bảo đối tượng nhận các dịch vụ, các cơ hội trị liệu vàgiáo dục

Trang 29

+ Đánh giá tình hình, thu thập thông tin thông qua mẫu đơn tiếp nhận của thânchủ, gia đình thân chủ

+ Xác định các chương trình, dịch vụ sẵn có trong trường học và cộng đồng+ Xây dựng các kế hoạch hỗ trợ, tiếp cận nguồn lực, có thể là kết nối thân chủđến các dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội và giáo dục hay cả hỗ trợ tài chính khác+ Giám sát và đánh giá hiệu quả các chương trình, dịch vụ đã được kết nối vớicộng đồng

 Can thiệp khủng hoảng đối với những thân chủ bị khủng hoảng

+ Đánh giá tình hình, tìm hiểu thông tin về thân chủ

+ Lên kế hoạch trị liệu giúp thân chủ vượt qua khủng hoảng

+ Kết nối thân chủ với những nguồn lực trường học, gia đình và cộng đồng để

hỗ trợ thân chủ vượt qua khủng hoảng

+ Có kế hoạch theo dõi thân chủ sau khi trị liệu

 Tham vấn cá nhân

+ Thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu thân chủ (thường xuyên đánh giá quanhững thông tin thu thập được từ thân chủ, những người liên quan và cả nhữngnhận xét từ các nhà chuyên môn khác trong trường học)

+ Xác định các mục tiêu hỗ trợ đối tượng vượt qua những khó khăn về tâm lý xãhội

+ Cùng thân chủ xây dựng kế hoạch trị liệu từng bước đạt được các mục tiêu cánhân

+ Theo dõi và hỗ trợ thân chủ thực hiện kế hoạch trị liệu

+ Ghi chép tiến trình các buổi tiếp xúc, tham vấn thân chủ

+ Đánh giá hiệu quả quá trình hỗ trợ và kết thúc tham vấn cho thân chủ khi vấn

đề của thân chủ đã được giải quyết

 Tham vấn nhóm

+ Thu thập thông tin, đánh giá những vấn đề học sinh cần tham vấn

+ Tổ chức nhóm thân chủ, trang bị cho các em những chỉ dẫn, cách thức hoạtđộng

+ Xây đựng kế hoạch trị liệu thông qua các buổi sinh hoạt nhóm

+ Xác định các chủ đề sẽ trang bị cho các em thông qua tham vấn nhóm; kiểmsoát giận dữ, tình bạn, kỹ năng giao tiếp xã hội, xây dựng kế hoạch cá nhân+ Thực hiện các buổi sinh hoạt nhóm: điều phối, hướng dẫn, tạo cơ hội để cácthành viên trong nhóm tham gia, tăng cường kỹ năng xã hội, phát huy tiềm năngsẵn có của mình

+ Điều phối, kết hợp các nguồn lực sẵn có để giúp các thành viên trong nhómphát triển, nâng cao năng lực cá nhân để phát triển lành mạnh

+ Đánh giá hiệu quả và kết thúc tham vấn nhóm khi đạt được mục tiêu đề ra

 Phòng chống tự tử

Trang 30

+ Theo dõi, phát hiện những thân chủ bị trầm cảm và có nguy cơ dọa tự tử (thayđổi tính cách đột ngột, có nói hoặc viết sẽ tự tử, thất vọng, không tin tưởng vàotương lai, có tiền sử dọa tự tử, có sở hữu vũ khí, chất gây nghiện, thường xuyênmất ngủ…)

+ Đánh giá nguy cơ dọa tự tử từ những thông tin thu được qua quá trình theodõi Xác định liệu thân chủ đã có kế hoạch tự tử chưa? Đánh giá mức độ nguy

cơ thân chủ thực hiện kế hoạch tự tử…

+ Liên hệ với cha mẹ hay người giám hộ của thân chủ để cùng hỗ trợ giúp thânchủ Luôn phân công không để thân chủ một mình có điều kiện thực hiện tự tử+ Cùng gia đình theo dõi, đảm bảo mọi mối nguy hại dẫn đến hành vi tự tử đã bịloại bỏ

+ Hỗ trợ thân chủ quay lại các hoạt động thường ngày và lấy lại niềm tin hyvọng sống

 Tổ chức các chương trình kỹ năng sống và tuyên truyền sống lành mạnhcho các lớp học

+ Đánh giá nhu cầu trang bị kiến thức và kỹ năng sống hay lối sống lành mạnhcho các lớp học

+ Lên kế hoạch thực hiện các chương trình giáo dục này: Đào tạo một nhóm họcsinh nòng cốt trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng trình bày, hướng dẫn các

em chuẩn bị phần trình bày, phương pháp, cách thức thực hiện

+ Hỗ trợ nhóm học sinh nòng cốt thực hiện kế hoạch thích hợp với giáo viênchủ nhiệm hoặc tổ chức đoàn hội, hội phụ huynh học sinh

+ Đánh giá hiệu quả của hoạt động

 Tổ chức các hoạt động lôi cuốn học sinh tham gia quá trình học tập (ngănchặn hiện tượng bỏ học)

+ Thu thập thông tin, đánh giá thực trạng hoạt động dạy và học ở trường, từ đótìm kiếm nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bỏ học

+ Lên kế hoạch các chương trình can thiệp: cải thiện mối quan hệ thầy – trò, cácchương trình dạy tốt – học tốt; văn hóa, văn nghệ giao lưu thu hút sự quan tâmcủa học sinh vào các hoạt động của trường…; tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợhọc sinh học tập

+ Cùng thực hiện các chương trình can thiệp

+ Đánh giá, có đề xuất phù hợp lên Ban giám hiệu kể cả những đề xuất vềchương trình, chính sách của trường

Trang 31

+ Theo dõi, điều phối sự tham gia của các gia đình, tổ chức thực hiện cácchương trình tại gia đình và tại trường học

+ Huy động sự hỗ trợ của nhà trường và các tổ chức của phụ huynh học sinh vàcác chương trình hỗ trợ gia đình

+ Tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn (có thể

là về tài chính…) để gia đình khắc phục được khó khăn

+ Thực hiện những chuyến đi thăm gia đình để đánh giá tình hình và hỗ trợ giađình thực hiện kế hoạch cũng như giám sát quá trình tạo môi trường tốt nhất đểtrẻ em được học tập

 Giải quyết các xung đột, tìm kiếm thông tin, phân tích tình hình

+ Tiếp cận các xung đột, tìm kiếm thông tin, phân tích tình hình

+ Cùng thân chủ xác định vấn đề, nguyên nhân gây xung đột

+ Cùng thân chủ phân tích, lựa chọn giải pháp giải quyết xung đột

+ Theo dõi, giám sát, hỗ trợ thực hiện giải pháp (bao gồm cả việc tập hợp những

nỗ lực bên trong và bên ngoài vào thực hiện giải pháp)

+ Duy trì môi trường giáo dục trong sạch và lành mạnh trong cả cán bộ giáoviên và trong cả học sinh

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giới tính lứa tuổi thanh thiếu niên

1.5.1 Yếu tố trình độ hiểu biết của thanh thiếu niên

Là khả năng đánh giá một vấn đề trong cuộc sống của thanh thiếu niên dựa trên

sự phát triển hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh và các giác quan, sựphong phú thêm về tri thức và kinh nghiệm, sự yêu cầu ngày càng cao của hoạt độnghọc tập, lao động,…

Trình độ hiểu biết về giới tính sẽ giúp thanh thiếu niên ứng phó với các tìnhhuống gặp phảo trong cuộc sống và tránh được các hậu quả đáng tiếc Ngược lại nếuthiếu hiểu biết sẽ mang đến những hệ lụy lâu dài cho không chỉ bản thân thanh thiếuniên mà cả gia đình, xã hội như: Bệnh truyền nhiễm, HIV, nạo phá thai, đơn thân nuôicon

1.5.2 Yếu tố gia đình:

Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người, các giá trị chuẩn mựcgia đình, các khuôn mẫu hành vi, trình độ, nghề nghiệp của cá nhân sẽ được học hỏi

và tác động lên thành viên khác

Trang 32

Nếu giáo dục gia đình tốt, nếu cha mẹ hiểu biết về vấn đề giới tính và truyền đạtcho con thì sẽ giúp thanh thiếu niên có được một nền tảng kiến thức ứng phó vớinhững điều sẽ diễn ra trong tương lại như: tâm lý sẵn sàng khi bước vào tuổi dậy thì,tuổi yêu và biết quan hệ tình dục an toàn Ngược lại, thanh thiếu niên sẽ thiếu kiếnthức, thiếu hiểu biết tạo ra tâm lý lo lắng, sợ hãi và các hậu quả đáng tiếc như: mangthai trẻ thanh thiếu niên, bị xâm hại tình dục

1.5.3 Yếu tố giáo dục trong nhà trường:

Là môi trường xã hội hóa thứ cấp, là nơi trang bị kiến thức tổng hợp về khoahọc, xã hội, giúp các thành viên trong xã hội thực hiện được vai trò một cách thuầnthục, bài bản

Nền giáo dục trong nhà trường tốt sẽ trang bị cho thanh thiếu niên kiến thức về

cơ thể, các chức năng của cơ quan sinh dục, quá trình thụ tinh cũng như cách phòngtránh lây nhiễm bệnh sinh dục, phòng tránh thai,…Ngược lại nếu nền giáo dục khôngtốt, sai lệch làm ảnh hưởng tới sự hiểu biết của thanh thiếu niên gây ra những điềuđáng tiếc: quan hệ tình dục sớm, không biết cách phòng tránh thai, bệnh sinh dục…1.5.4 Yếu tố truyền thông

Là nhân tố đóng vai trò trong quá trình xã hội hóa cá nhân, là nơi cung cấpnhững định hướng và các quản điểm đối với các sự kiện xảy ra trong cuộc sống hằngngày

Mặt tích cực của yếu tố truyền thông sẽ giúp thanh thiếu niên có nhiều cơ hộitiếp xúc với lượng thông tin phong phú, đa dạng phục vụ cho nhu cầu học hỏi, khámphá, tích lũy tri thức Nhất là đối với những người không có cơ hội tới trường Hơnnữa, các kiến thức về giới tính được cung cấp dưới nhiều hình thức, đa dạng về nộidung nên dễ thu hút thanh thiếu niên

Tuy nhiên, cùng với đó là sự ảnh hưởng tiêu cực các quan điểm sai lệch, đồitrụy, các web đen, các lượng thông tin “không sạch” làm ảnh hưởng tiêu cực tới một

Trang 33

lượng không nhỏ thanh thiếu niên, dẫn đến lối sống buông thả: sống thử, tập làm

“chuyện người lớn” quan hệ tình dục thanh thiếu niên, nghiện sex,…

về kỹ năng, hiểu biết về kiến thức và từ giải quyết tình huống Nhưng đồng thời với đó

là lương thông tin giới tính chia sẻ không nguồn tin cậy, sự rủ rê “thử” những hành vinhư: (đụng chạm thân thể, cơ quan sinh dục, quan hệ tình dục,…) sẽ dẫn đến những hệquả đáng tiếc: quan hệ tình dục vị thành niên, hiếp dâm,…

Yếu tố cộng đồng cũng có nhiều ảnh hưởng đến việc giáo dục giới tính chothanh thiếu niên, cụ thể:

- Hầu hết thanh thiếu niên đều tham gia sinh hoạt đoàn việc lồng ghép nộidung giáo dục giới tính vào một số hoạt động đoàn sẽ dễ đến được với các

em Hơn nữa, nhiều hoạt động Đoàn sẽ giúp tách các em ra khỏi nhóm bạnkhông tốt, giảm những hành vi không lành mạnh của các em như: nghiệngame (trong đó có game sex),… Ngược lại sẽ đẩy các em vào sâu các hành

vi lệch chuẩn như: nghiện game dẫn đến thực hiện các hành vi đó ngoài đờithực như: hiếp dâm, hiếp dâm tập thể, quan hệ tình duc,…

- Hội phụ nữ có nhiều hoạt động, chương trình về giáo dục sức khỏe giới tính,tình dục và sinh sản nếu thực hiện tốt tới thanh thiếu niên sẽ giúp các em cóđược kiến thức tổng hợp để chăm sóc và bảo vệ bản thân Ngược lại, nếukhông thu hút được sự tham gia của các em sẽ khiến các em có hiểu biếtkhông đầy đủ, dễ bị lợi dụng, dễ gặp phải các vấn đề: Bị xâm hại tình dục,mang thai ngoài ý muốn, bệnh truyền nhiễm,…

Trang 34

- Nhất là các chương trình, hoạt động tuyên truyền của cơ sở y tế về giới tínhnếu được thực hiện nghiêm túc, triệt để sẽ cung cấp lượng kiến thức đầy đủ,khoa học đến cho tất cả các thành viên trong xã hội trong đó có thanh thiếuniên để tránh được các hệ lụy đáng tiếc, giảm thiểu bệnh truyền nhiễm (HIV/AIDS), bệnh sinh dục, giảm thiểu vấn nạn nạo phá thai, sinh con ngoài ýmuốn Ngược lại sẽ làm tăng các vấn nạn này trong xã hội, gánh nặng cho y

tế và các chính sách xã hội khác

1.5.6 Yếu tố phong tục tập quán

Là những quan niệm, giá trị truyền thống có ảnh hưởng tới quan điểm, lối sốngcủa mỗi cá nhân trong xã hội

Nếu phong tục tập quán của địa phương tiến bộ sẽ giúp thanh thiếu niên nhậnthức được các hành vi sai lệch, tránh được tình trạng tảo hôn, cưỡng ép kết hôn.Ngược lại, nếu phong tục tập quán lạc hậu sẽ dẫn đến tình trạng kết hôn sớm, làm ảnhhưởng đến chính sách pháp luật của nhà nước về hôn nhân, gia đình

1.5.7

Trang 35

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 của đề tài nghiên cứu, người nghiên cứu đã đưa ra những kháiniệm, lý thuyết cơ bản về Công tác xã hội, Công tác xã hội trong trường học, vai tròcủa Công tác xã hội trong trường học; khái niệm – sự khác biệt về giới và giới tính;khái niệm về giáo dục giới tính – sự khác biệt về giáo dục giới tính và giáo dục tìnhdục; khái niệm thanh thiếu niên Đồng thời, người nghiên cứu cũng nêu ra và phân tíchmột số đặc điểm tâm lý của thanh thiếu niên, các yếu tố ảnh hưởng từ đó đưa ra vai tròcủa công tác xã hội trong trường học nói chung và vai trò của NVXH trong giáo dụcgiới tính lứa tuổi thanh thiếu niên Đây là cơ sở cho người nghiên cứu điều tra, phântích và đánh giá thực trạng CTXH trong giáo dục giới tính lứa tuổi thanh thiếu niên tạiphường Thanh Lương – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

Trang 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CTXH TRONG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH LỨA TUỐI THANH THIẾU NIÊN TẠI PHƯỜNG THANH LƯƠNG – QUẬN HAI

BÀ TRƯNG – HÀ NỘI

2.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

2.1.1 Địa bàn nghiên cứu

 Điều kiện tự nhiên:

Phường Thanh Lương nằm ở phía Đông nam Quận Hai Bà Trưng, là một phường

có địa nà rộng với diện tích 1.63 km2, 6.787 hộ dân với dân số 25 854 nhân khẩu Địagiới hành chính của Phường có vị trí phía Đông giáp với sông Hồng, phía Tây giáp vớiphường Thanh Nhàn, phía Nam giáp với phường Vĩnh Tuy, phía Bắc giáp với phườngBạch Đằng và Ô Đông Mác

Địa bàn phường được chia làm 12 địa bàn dân cư với 57 tổ dân phố Hệ thống giaothông trên địa bàn gồm 2 tuyến phố chính là tuyến Đông Kim Ngưu và Đê Trần KhátChân – Minh Khai Cơ sở hạ tầng đường, ngõ, xóm, cấp thoát nước, điện chiếu sáng…đang trong quá trình đô thị hóa nhanh Hệ thống đường giáo thông được nâng cấp, cảitạo góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt, văn hóa xã hội ở địa phương

Toàn phường có 5 di tích gồm: chùa Hương Thể, chùa Hộ Quốc, đình Lạc Trung,đình Hương Thể, Nhà thờ Trung Chí Hầu hết các Di tích, Danh thắng trên địa bànphường đều là các di tích đã được xếp hạng Ngoài ra, địa bàn phường hiện có 6 nhàvăn hóa nằm rải rác ở các khu dân cư, tổ dân phố Đây chính là những địa điểm tổchức hội họp, học tập cộng đồng và là nơi sinh hoạt của cộng đồng dân cư

Bên cạnh đó, công tác Y tế, Giáo dục luôn được các cấp Đảng ủy và Chính quyềnquan tâm, coi trọng Hệ thống trường học các cấp Trung học cơ sở, Tiểu học và trạm y

tế phường đều đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia Cấp mầm non không ngừngđược đầu tư nâng cấp trang thiết bị dạy và học Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, đápứng yêu cầu của ngành, được nhân dân tin tưởng

Trang 37

Hệ thống chính trị của phường được tổ chức chặt chẽ và hoạt động có hiệu quả từphường tới khu dân cư, tổ dân phố Mỗi thành viên trong hệ thống chính trị là lựclượng nòng cốt trong việc lãnh đạo, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện các nhiệm

vụ chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Các khu dân cư đều có chi bộĐảng, ban công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể, tổ trưởng, tổ dân phố luôn gắn bóvới nhân dân và là lực lượng nòng cốt đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua yêunước, các nhiệm vụ chính trị của Thành phố, Quận, phường Mọi tầng lớp nhân dânđều nghiêm túc chấp hành thực hiện của chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân Đời sống vật chất được nâng lên, nhân dânngày càng tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của Nhànước Nhiều năm liên tục Đảng bộ và chính quyền phường được Quận ủy, UBNDQuận biểu dương, ghi nhận

 Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội

Điều kiện kinh tế: Trước đây là một Phường ven đô nghèo Tuy nhiên trong thời giangần đây, thực hiện chủ trương của nhà nước đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đạihóa nền kinh tế của Phường đang có bước chuyển biến mạnh mẽ

Về chính trị - xã hội: Tình hình an ninh chính trị ổn định, Đảng bộ phường ThanhLương có 900 Đảng viên sinh hoạt tại 16 chi bộ Nhân dân luôn tin tưởng vào sự lãnhđạo chính quyền địa phường, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững

Về văn hóa – xã hội: Công tác chính sách luôn được quan tâm, hang năm các đốitượng chính sách xã hội như: Thương binh - liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng,đối tượng hộ nghèo được Đảng và Nhà nước quan tâm

Công tác giáo dục đào tạo phát triển đồng đều ở 3 cấp học Hiện nay trường Tiểu học

và THCS đều đạt trường chuẩn quốc gia

Sự nghiệp Y tế được quan tâm, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dânđược đảm bảo, trạm Y tế được xây dựng 2 tầng với đầy đủ trang thiết bị

Trang 38

Công tác thông tin, văn hóa phát triển mạnh Các thiết chế về văn hóa được xây dựngđảm bảo như: nhà văn hóa, thư viện…

 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức của UBND phường Thanh Lương:

 Chức năng

- Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã

được chỉnh sửa, bổ sung Theo Nghị Định số 51/2001/QH 10 ngày 25 tháng 12năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10

- Căn cứ vào Luật tổ chức Hội Đồng nhân dân và UBND ngày 26/11/2003

- Căn cứ vào Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 11 năm 2001

UBND phường Thanh Lương chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các vănbản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảothực hiện chủ trương biện pháp phát triển kinh tế xã hội, củng cố Quốc phòng an ninh

và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn

 Nhiệm vụ và quyền hạn

- Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước: UBND phường thống nhất quản Lý Hành

chính ở địa phương về Kinh tế, Xã hội, Giáo dục, Văn hóa, An ninh – Quốcphòng nhằm đảm bảo cho Hiến pháp và Pháp luật được thực hiện ở địa phương

- Trong lĩnh vực pháp luật: UBND phường Thanh Lương ban hành các quyết

định, chỉ thị về cụ thể hóa các văn bản của Nhà nước Kiến nghị sửa đổi hoặcbãi bỏ các văn bản không phù hợp với thực tiễn Tổ chức công tác hộ tịch, hộkhẩu thực hiện công tác chứng thực, quyết định xử lý vi phạm hành chính,tuyên truyền phổ biến pháp luật

- Lĩnh vực xây dựng chính quyền: UBND phường Thanh Lương chịu trách nhiệm

chủ yếu trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện bầu đại biểu Quốc hội và HĐND phối

Trang 39

hợp với thường trực HĐND, MTTQ chuẩn bị công tác bầu cử Quốc hội vàHĐND cùng cấp

- Lĩnh vực kiểm tra giám sát: UBND phường Thanh Lương kiểm tra giám sát

việc thi hành giám sát Hiến pháp, Pháp luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước,

Tổ chức Kinh tế - xã hội trên địa bàn

 Hệ thống tổ chức của UBND phường Thanh Lương

- Lãnh đạo UBND phường Thanh Lương do HĐND cùng cấp bầu ra gồm: 5

thành viên: trong đó có 1 chủ tích, 2 phó chủ tịch và 2 ủy viên

- Cán bộ tham mưu giúp việc: là cơ quan làm việc của UBND với chức năng

quản lý trên địa bàn phường theo đúng chức năng và phạm vi của mình gồm:

+ Văn phòng thống kê + Tài chính – Kế toán

+ Địa chính – Xây dựng + Quản lý thị trường

+ Tư pháp – Hộ tịch + Trạm y tế

Trang 40

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND phường Thanh Lương

HĐND

UBND -1 Chủ tịch -2 Phó chủ tích -3 Uỷ viên

Tàichính –

kế toán

Tư pháp– hộ tịchQuân sự

Công an

Vănphòng-Thốngkê

Văn hóa

– thông

tin

Ngày đăng: 17/06/2017, 12:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. TS. Nguyễn Trung Hải; TS. Nguyễn Huyền Linh, Th.S Nguyễn Kim Loan, Giáo trình Phát triển cộng đồng, ĐH Lao động – Xã hội, tháng 3/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phát triển cộng đồng
9. Bùi Thị Xuân Mai ( 2014), Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội, NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội
Nhà XB: NXB Laođộng – Xã hội
1. Tài liệu chuyên khoa Giới và Phát triển, trường Đại học Lao động xã hội, 2008 Khác
2. Giáo trình Tâm lý học phát triển nhà xuất bản giáo dục 2008 Khác
3. Giáo trình hành vi con người và môi trường xã hội trường Đại học Lao động xã hội 2010 Khác
4. Nguyễn Hữu Dũng. Giáo dục giới tính, NXBGD, 1999 Khác
5. Thái Thị Dư. Giới và phát triển, 2006, Đại học mở bán công TP Hồ Chí Minh Khác
6. Bùi Ngọc Oánh. Một số vấn đề tâm lý học giới tính. Tài liệu lưu hành nội bộ Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh Khác
7. Nguyễn Quang Uẩn (2003), Tâm lý đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
10. Nguyễn Quang Uẩn (2003), Tâm lý đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.Hà Nội Khác
11. Trích:giáo trình công tác xã hội cá nhân, Lê Chí An, Đại học Mở Tp. Hồ Chí MinhWebsite Khác
13. www.thanhnien.com.vn14. http://tuoitre.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w