Những cuốn tự truyện, hồi kí, tản văn xuất hiện nhiều, gắn liền với những tên tuổi như Ploy Ngọc Bích, Huyền Chíp, Gào… Bên cạnh đó, văn học giải trí nước ngoài cũng đặc biệt được quan t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -
NGUYỄN THANH THÚY
TIẾP CẬN TIỂU THUYẾT MARC LEVY TỪ ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC GIẢI TRÍ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Hà Nội, 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -
NGUYỄN THANH THÚY
TIẾP CẬN TIỂU THUYẾT MARC LEVY TỪ ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC GIẢI TRÍ
Chuyên ngành : Lí luận văn học
Trang 3Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS Nguyễn Thị Hải Phương – người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Em xin trân trọng cảm ơn Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong tổ Lí luận văn học đã tạo điều kiện thuận lời cho em trong thời gian học tập và nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện đề tài
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thanh Thúy
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Đóng góp của luận văn 6
6 Cấu trúc luận văn 6
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ “VĂN HỌC GIẢI TRÍ” VÀ TIỂU THUYẾT CỦA MARC LEVY 7
1.1 Khái quát về “văn học giải trí” 7
1.1.1 Khái niệm “văn học giải trí” 7
1.1.2 Đặc trưng của “văn học giải trí” 14
1.2 Khái quát về tiểu thuyết của Marc Levy 19
1.2.1 Tiểu thuyết Marc Levy trong dòng chảy tiểu thuyết tình cảm của Pháp 19
1.2.2 Hành trình sáng tác của Marc Levy 23
1.2.3 Quan niệm sáng tác của Marc Levy 25
Tiểu kết chương 1 30
CHƯƠNG 2 TÍNH GIẢI TRÍ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MARC LEVY NHÌN TỪ MÔ TUÝP CHỦ ĐỀ VÀ NHÂN VẬT 31
2.1 Mô tuýp chủ đề 31
2.1.1 Những câu chuyện tình yêu lãng mạn ngọt ngào mang đậm màu sắc “ngôn tình” 31
2.1.2 Những quan hệ tình dục nóng bỏng, táo bạo 37
2.2 Mô tuýp nhân vật 46
2.2.1 Những “mỹ nữ” trẻ trung, quyến rũ 47
Trang 52.2.2 Những “soái ca” lãng mạn, ấm áp 56
Tiểu kết chương 2 63
CHƯƠNG 3 TÍNH GIẢI TRÍ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MARC LEVY NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN, KHÔNG GIAN VÀ NGÔN NGỮ 65
3.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện 65
3.1.1 Xây dựng kiểu “cốt truyện phiêu lưu” 65
3.1.2 Sự “tái sinh” của một nhân vật trong nhiều tiểu thuyết 69
3.1.3 Sử dụng mô tuýp “happy ending” – mô tuýp quen thuộc của những truyện cổ tích lãng mạn 70
3.2 Nghệ thuật xây dựng không gian 72
3.2.1 Không gian thiên nhiên nên thơ, trữ tình như những miền cổ tích 72
3.2.2 Không gian mang đậm màu sắc mộng ảo, hoang đường 75
3.3 Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ, giọng điệu 80
3.3.1 Ngôn ngữ nhẹ nhàng, đầy chất thơ 80
3.3.2 Sự lồng ghép vào tác phẩm những bức thư ngọt ngào, lãng mạn 83
Tiểu kết chương 3 88
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Tính giải trí là một trong những đặc trưng quan trọng của văn học Tính giải trí đã xuất hiện từ trong văn học dân gian, tồn tại song hành cùng các đặc trưng khác trong suốt chặng đường phát triển của lịch sử văn học Trước đây, trong nghiên cứu văn học, các nhà nghiên cứu, phê bình chưa quan tâm đúng mức tới đặc trưng này, mà chỉ chủ yếu tập trung tới những chức năng nhận thức, thẩm mỹ, giáo dục của văn học Tuy nhiên hiện nay, khi công nghệ thông tin và truyền thông báo chí phát triển, văn học trở thành một “loại hàng hóa đặc biệt”, một “món ăn tinh thần” phục vụ cho đời sống tinh thần của độc giả, đặc trưng giải trí của văn học đã được quan tâm, chú ý hơn cả về phương diện sáng tác và tiếp nhận Ở nhiều nơi như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ… văn học giải trí được xem như là “hạt cơ bản” có sức thu hút, vẫy gọi mọi nỗ lực sáng tạo của văn nghệ sĩ Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, văn học giải trí (còn được coi là văn thị trường, văn học mạng) nhận được sự quan tâm của các nhà văn, đặc biệt là các tác giả trẻ và đông đảo bạn đọc Rất nhiều cây bút nổi tiếng từ sáng tác văn học giải trí Những cuốn tự truyện, hồi kí, tản văn xuất hiện nhiều, gắn liền với những tên tuổi như Ploy Ngọc Bích, Huyền Chíp, Gào… Bên cạnh đó, văn học giải trí nước ngoài cũng đặc biệt được quan tâm, văn học dịch “bùng nổ” với rất nhiều tác phẩm ngôn tình Trung Quốc, manga Nhật Bản, truyện giả tưởng Anh, Mỹ… Trong số các tác phẩm văn học giải trí nước ngoài, tiểu thuyết của Marc Levy luôn được bạn đọc quan tâm, yêu thích
Một trong những tác giả văn học giải trí, văn học tình cảm Pháp đương đại được yêu thích nhất ở Việt Nam là Marc Levy Được mệnh danh là
“người kể chuyện cổ tích” trong thế giới hiện đại, các câu chuyện của ông hấp dẫn bạn đọc bởi sự nhẹ nhàng, tinh tế, lãng mạn mà không sáo rỗng nhàm
Trang 7chán, có đa dạng đề tài và đặc biệt mỗi câu chuyện là một bài ca về tình yêu,
về vẻ đẹp của sự sống, là những bài học về tình người Những đặc trưng nổi bật của văn học giải trí cùng chất lãng mạn Pháp hòa quyện trong tiểu thuyết Marc Levy tạo nên một sức hấp dẫn đặc biệt, thu hút mọi đối tượng độc giả
Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu tiểu thuyết của Marc Levy từ những đặc trưng của văn học giải trí, trước hết để có cái nhìn khái quát nhất về đặc trưng tiểu thuyết Marc Levy đặt trong nền tảng là đặc trưng của văn học giải trí Đồng thời, nghiên cứu sẽ lí giải được sức hấp dẫn của tiểu thuyết Marc Levy đối với độc giả, rút ra những giá trị tốt đẹp đáng học hỏi từ quan niệm, phong cách sáng tác của ông Bên cạnh đó, nghiên cứu về tiểu thuyết của Marc Levy
từ những đặc trưng của văn học giải trí sẽ là một đóng góp mới mẻ cho nghiên cứu văn học lãng mạn Pháp đương đại ở Việt Nam, đồng thời làm đa dạng thêm những nghiên cứu về văn học giải trí
2 Lịch sử vấn đề
Marc Levy là nhà văn đương đại Pháp, có tầm ảnh hưởng tương đối lớn
so với các tác giả văn học giải trí Nhìn lại lịch sử nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, tuy có số lượng tác phẩm được xuất bản nhiều và được dịch ra hơn ba mươi thứ tiếng trên thế giới nhưng các tác phẩm của ông chưa được quan tâm đánh giá, nghiên cứu từ các nhà phê bình Pháp, hay trong các công trình nghiên cứu văn học ở Pháp cũng như Việt Nam Sự nghiệp sáng tác, tư tưởng, quan điểm sáng tác văn học cũng như giá trị tác phẩm của tiểu thuyết gia này chủ yếu được đề cập trên các phương tiện truyền thông, báo chí chứ chưa được nghiên cứu như một đối tượng văn học trong các công trình mang tính khoa học chính thống
Một vài năm gần đây trong nghiên cứu văn học tại Việt Nam cũng đã
có một số bài báo, tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tác phẩm của Marc Levy Nhiều nhà báo đã đưa ra cái nhìn tổng quát
Trang 8nhất về tiểu thuyết của Marc Levy cũng như phong cách sáng tác, đặc điểm văn chương của ông
Về ngôn ngữ tiểu thuyết Marc Levy, Trần Trung Sáng trên báo điện tử danang.vn đã nhận định: “Ông kể những câu chuyện của mình bằng một ngôn ngữ mộc mạc, và mong muốn tất cả bạn đọc đều hiểu được chúng.”
Về đặc điểm chung về tiểu thuyết của ông, Tiểu Quyên của báo Người Lao Động đã nhận định: “Marc Levy được độc giả gọi là “nhà văn của tình yêu” Hầu hết các tác phẩm của ông đều là những câu chuyện tình yêu lãng mạn, cảm động, dìu dịu vẻ đẹp và mênh mông cảm xúc Trí tưởng tượng kỳ diệu của nhà văn đưa người đọc vào những điều bí ẩn, cùng khám phá, huyền
ảo và thăng trầm theo những bước nghĩ suy của nhân vật Giọng văn mượt
mà, tinh tế và duyên dáng của Marc Levy nhẹ nhàng dẫn dắt người đọc đến với cảm xúc khi mãnh liệt, đau đớn; khi lãng mạn, nồng nàn trong tình yêu của các nhân vật Những câu chuyện tình yêu của Marc Levy đẹp đến huyền diệu, bất chấp không gian - thời gian; tình yêu có thể vĩnh cửu từ kiếp này sang kiếp khác.”
Về đề tài của tiểu thuyết Marc Levy, trong một bài tổng hợp lại cuộc
tọa đàm Tại sao văn học tình cảm Pháp hấp dẫn bạn đọc thảo luận tại Trung
tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội (l’Espace) vào tháng 7/2016 nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả yêu văn học, các phóng viên đã đưa ra nhận định: “Tác phẩm tình cảm của Marc Levy kết hợp với đề tài đa dạng như trở về tuổi thơ,
đề tài chiến tranh (trong tác phẩm Những đứa con của tự do, Nếu được làm lại), tình bạn, chủ đề nhân quyền (Chuyện chàng nàng)…”
Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về tiểu thuyết của Marc
Levy từ những vấn đề về nội dung và nghệ thuật như Tiểu thuyết Marc Levy,
Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Lan Phương (2011), chuyên ngành Lí luận văn học, Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc Gia Hà Nội, đã tìm hiểu tiểu thuyết
Trang 9Marc Levy một cách hệ thống, tổng hợp và chi tiết các yếu tố nổi bật về nội dung và nghệ thuật qua các tiểu thuyết của ông đã được xuất bản tại Việt Nam Tác giả đã khái quát về nội dung đề tài, cảm hứng chủ đạo và về nghệ thuật tiểu thuyết Marc Levy
Yếu tố kỳ ảo là đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về tiểu
thuyết Marc Levy Trong khóa luận tốt nghiệp Yếu tố kỳ ảo trong Kiếp Sau và Nếu em không phải một giấc mơ của Marc Levy, Cao Như Ngọc (ngành Ngữ
Văn, khoa Sư phạm trường ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong hai tiểu thuyết đầu tay làm nên tên tuổi của Marc Levy, đưa ra đặc điểm của các yếu tố kì ảo và vai trò của nó trong tiểu thuyết của ông Luận văn thạc sỹ
Cái kì ảo trong tiểu thuyết Marc Levy của Nguyễn Thị Lệ (chuyên ngành Văn
học nước ngoài, khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội) đã khái quát yếu tố
kỳ ảo trong nghệ thuật sáng tác tiểu thuyết của Marc Levy qua ba tiểu thuyết
Nếu em không phải một giấc mơ, Kiếp sau và Bảy ngày cho mãi mãi qua các
phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ
Ngoài ra, còn có một số công trình luận văn thạc sỹ như Khảo sát đặc điểm và phương thức trần thuật trong tiểu thuyết Marc Levy của Nguyễn Việt
Phương Dung (Trường Đại học KHXH&NV Đại học Quốc gia TP HCM),
Nghệ thuật xây dựng tác phẩm của Marc Levy qua tiểu thuyết “Những đứa con của tự do” của Nguyễn Thị Anh Ngọc (Khoa Ngữ văn, Đại học Văn
Hiến)… nghiên cứu sâu về một khía cạnh nội dung, nghệ thuật trong sáng tác của Marc Levy
Từ những bài viết, công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy các phóng viên, các nhà nghiên cứu văn học đã có sự quan tâm tới văn học giải trí
và tác giả Marc Levy Tuy vậy, những nghiên cứu trên mới bước đầu khai thác, tìm hiểu một số đặc điểm của tiểu thuyết Marc Levy từ đặc trưng thể loại tiểu thuyết, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu về tác phẩm của
Trang 10ông đặt trong dòng chảy của văn học giải trí, từ những đặc trưng của văn học giải trí Vì những lí do trên chúng tôi nhận thấy sự cần thiết của việc phát triển việc nhìn nhận, đánh giá giá trị của tiểu thuyết Marc Levy từ đặc trưng của văn học giải trí thành một đề tài độc lập, để có góc nhìn toàn diện về sáng tác Marc Levy cũng như những đặc trưng của văn học giải trí, lí giải được sức hấp dẫn của tiểu thuyết Marc Levy so với tiểu thuyết của các tác giả khác trong dòng chảy văn học giải trí đương đại
3 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Luận văn Tiếp cận tiểu thuyết Marc Levy từ đặc trưng của văn học
giải trí hướng tới nhiệm vụ tìm hiểu đặc trưng tiểu thuyết của Marc Levy từ
những đặc trưng của văn học giải trí, thông qua việc nghiên cứu một số phương diện cụ thể như mô tuýp chủ đề - nhân vật, kết cấu tổ chức sự kiện, nghệ thuật xây dựng không gian và ngôn ngữ
Luận văn tập trung khảo sát một số tiểu thuyết tiêu biểu của Marc Levy
đã được xuất bản và đón đọc rộng rãi ở Việt Nam, cụ thể là : Nếu em không phải một giấc mơ (1999), Bảy ngày cho mãi mãi (2003), Kiếp sau (2004), Gặp lại (2005), Bạn tôi Tình tôi (2006), Mọi điều ta chưa nói (2008), Chuyến
du hành kỳ lạ của ngài Daldry (2011), Chuyện chàng nàng (2015)
4 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp cận, phân tích các tác phẩm của Marc Levy qua bản dịch tiếng Việt để làm rõ tiểu thuyết của ông từ những đặc trưng của văn học
giải trí, chúng tôi thực hiện luận văn bằng các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích tổng hợp: Người viết vận dụng kĩ năng phân tích các dẫn chứng cụ thể từ tiểu thuyết Marc Levy để đi đến những tiểu kết các chương và kết luận tổng hợp có tính thuyết phục
Phương pháp hệ thống cấu trúc và phương pháp thống kê: Giúp luận văn đạt được tính hệ thống, tránh sự vụn vặt không cần thiết
Trang 11Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh các đặc trưng của tiểu thuyết Marc Levy với một số tiểu thuyết của tác giả Pháp và Trung Quốc nhìn từ đặc trưng văn học giải trí
Ngoài ra, chúng tôi vận dụng lý thuyết Phê bình nữ quyền, Phê bình văn hóa để tìm hiểu, làm rõ các vấn đề tiểu thuyết Marc Levy
5 Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, luận văn cho thấy cái nhìn khái quát về khái niệm “văn học giải trí”, sự vận động phát triển và đặc trưng của văn học giải trí so với những khuynh hướng, những dòng văn học khác
Thứ hai, luận văn làm rõ sự biểu hiện của đặc trưng của văn học giải trí
trong sáng tác tiểu thuyết Marc Levy qua các phương diện quan điểm sáng
tác, nội dung và nghệ thuật như xây dựng mô tuýp chủ đề, mô tuýp nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ… Đồng thời luận văn cũng cho thấy dấu ấn cá nhân của tác giả khi vận dụng đặc trưng văn học giải trí trong sáng tác tiểu thuyết
Đây là những đóng góp mới trong tiếp cận, nghiên cứu về tiểu thuyết của Marc Levy nói riêng và sáng tác của các tác giả văn học giải trí nói chung, có khả năng cho thấy những đặc điểm quan trọng trong thế giới nghệ thuật đồng thời định nghĩa phong cách nghệ thuật của tác giả trong một dòng chảy văn học xuyên suốt
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tư liệu tham khảo, mục lục, luận văn cấu tạo gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát “văn học giải trí” và tiểu thuyết của Marc Levy Chương 2: Tính giải trí trong tiểu thuyết của Marc Levy nhìn từ mô tuýp chủ đề và nhân vật
Chương 3: Tính giải trí trong tiểu thuyết của Marc Levy nhìn từ nghệ thuật tổ chức cốt truyện, không gian và ngôn ngữ
Trang 12PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ “VĂN HỌC GIẢI TRÍ” VÀ TIỂU THUYẾT CỦA MARC LEVY
1.1 Khái quát về “văn học giải trí”
1.1.1 Khái niệm “văn học giải trí”
Đặc trưng giải trí của văn học đã xuất hiện từ lâu và tồn tại song song cùng những đặc trưng khác của văn học Giải trí vốn là một nhu cầu của mọi
lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội Xã hội càng phát triển hiện đại thì nhu cầu giải trí càng lớn Để đáp ứng nhu cầu này có rất nhiều phương tiện như trò chơi điện tử, điện ảnh, lễ hội… đặc biệt là văn học “Từ lâu ngoài việc khẳng định vai trò của văn học nhân dân ta cũng cho rằng văn học còn là phương tiện “giải trí”, “giải khuây”, “tiêu sầu”, “tiêu khiển” Vì thế khi có chút thời gian nhàn rỗi hoặc sau khi làm việc mệt mỏi, con người thường tìm đến văn học để giải khuây” [40, 39] Đặc trưng giải trí của văn học ra đời từ trong văn học dân gian Văn học dân gian của nhân loại luôn tiềm tàng những tiếng cười sảng khoái, hồn nhiên, lành mạnh giúp cho con người lao động bớt đi những mệt mỏi Từ đó cho tới nay, văn học bao giờ cũng đem đến cho con người sự thư giãn qua các hình tượng nghệ thuật khó quên như nhân vật anh hề, thằng
hề ở phương Tây, chú Tễu, chú cuội, những Mẹ Đốp – Lý Trưởng ở Việt Nam Những câu chuyện tiếu lâm bên cạnh ý nghĩa giáo dục bao giờ cũng mang lại cho người đọc, người nghe tiếng cười sảng khoái Những câu tục ngữ, những câu đố tục giảng thanh, đố thanh giảng tục thường gợi lên những liên tưởng thú vị về bản năng giới, về hoạt động tính giao của con người cũng dễ dàng đi vào tâm thế tiếp nhận bình dân Những câu ca dao mô
tả phong cảnh thiên nhiên giao hoà với niềm vui lao động và con người hiện
Trang 13lên tươi tắn, giàu sức sống Trong quá trình phát triển, đến thời kì Trung đại, văn học mang đậm đặc trưng giáo huấn, nhận thức và “văn dĩ ngôn chí – thơ
dĩ tải đạo” trở thành chuẩn mực sáng tác của văn thân nho sĩ Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng từ văn học – văn hóa Trung Hoa Văn học trung đại
đề cao tính chất trang nghiêm, mực thước, tính giải trí do đó không thể hiện bằng những hình thức ồn ào, sôi động mà nghiêng về phần trầm lắng, yên ả Không kể đến phát ngôn “Lời quê chắp nhặt dông dài/ Mua vui cũng được một vài trống canh” quá đỗi khiêm nhường của Nguyễn Du, tự nhận mình sáng tác Truyện Kiều chỉ để giải trí cho khuây khỏa tâm hồn trước thực tại nhiều ngang trái, đẳng cấp của thơ ca trung đại nằm ở “thần cú”, “nhãn tự”
Đó như là một kiểu giải trí cao cấp, mang đậm cốt cách cổ điển của văn hoá Đông phương nhưng lại hạn chế ở tính dân chủ và khả năng phổ cập rộng rãi Tới cuối thế kỷ XVII, XVIII, tiểu thuyết Minh Thanh ở Trung Quốc, văn thơ Nôm ở Việt Nam phát triển, được đông đảo nhân dân lao động yêu thích, nhưng triều đình cùng các văn sĩ coi đó là văn chương “tà dâm, ô uế” Ở phương Tây, thời Trung cổ, văn học mang tính chất giáo huấn, răn đe Cho tới thời Phục Hưng, văn học nghệ thuật phát triển như một cuộc cách mạng, đặc trưng giải trí được đề cao, vượt mọi khuôn khổ Kịch, tiểu thuyết lãng mạn phát triển, tập trung vào chủ đề tình yêu và sự giải phóng con người một cách dân chủ Hiện nay, đặc trưng giải trí của văn học vẫn tồn tại và phát triển song song cùng những đặc trưng giáo dục, nhận thức, thẩm mỹ… của văn học, thậm chí còn có sự phát triển mạnh hơn Văn học trở thành hàng hóa và tập trung vào nhu cầu của người đọc hơn, cụ thể là nhu cầu giải trí
Về bản chất, các đặc trưng của văn học không tách rời các giá trị chân thiện mĩ nên các chức năng của văn học có mối liên hệ ràng buộc với nhau Các tác phẩm dù được viết với mục đích giáo huấn, tuyên truyền, ngợi ca… thì tác giả vẫn tìm tòi, đưa chất giải trí vào để tác phẩm trở nên hấp dẫn, phổ
Trang 14biến hơn Có thể thấy, tính giải trí là một đặc trưng quan trọng của văn học,
đã ra đời và tồn tại từ lâu trong các tác phẩm văn học qua các thời kì Nhưng, các tác phẩm có tính giải trí như ca dao dân ca, thơ Nôm ở Việt Nam, tiểu thuyết Minh Thanh ở Trung Quốc hay văn học Heian ở Nhật Bản, văn học Phục Hưng ở phương Tây vẫn chưa lấy giải trí làm mục đích hàng đầu để biểu hiện, sáng tác Mục đích biểu đạt của văn học lúc đó vẫn là giáo huấn, lên án, đấu tranh
“Văn học giải trí” mà chúng tôi lấy làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là một khuynh hướng văn học đặt yếu tố giải trí làm yếu tố hàng đầu trong sáng tác Mục đích sáng tác của những tác giả “văn học giải trí” là
hướng đến nhu cầu giải trí của độc giả, họ viết những chủ đề được quan tâm nhiều trong cuộc sống thường nhật Đó là khuynh hướng văn học xuất hiện trong thời đại “thị trường hóa”, văn học là một mặt hàng các tác giả phải luôn tìm tòi những yếu tố giật gân, câu khách, đánh vào tâm lí ưa thích cái mới của người đọc để khiến tác phẩm được nhiều độc giả ưa thích, tìm mua
Về khái niệm “văn học giải trí”, hiện nay vẫn chưa có một giới thuyết
cụ thể và đầy đủ để lí giải văn học giải trí là gì Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận
thấy khái niệm và tính chất của văn học giải trí có nhiều nét tương đồng với văn học mạng, “văn học ngoại biên”, văn học đại chúng, văn học thị trường Nghiên cứu văn học trên thế giới đã có rất nhiều ý kiến khác nhau để khái quát về văn học đại chúng, văn học thị trường
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, văn học đại chúng như một hình thức
văn học đối lập với văn học thuần túy, nhắm vào độc giả là quần chúng, bình dân Văn học đại chúng “còn gọi là văn học thông tục Bộ phận văn học giải trí và giáo huấn được in với số lượng lớn, phổ biến từ cuối thế kỷ XIX và nhất
là thế kỷ XX Cơ sở tư tưởng của văn học đại chúng là chủ nghĩa thực dụng
Cơ sở xã hội của văn học đại chúng là chính sách nhượng bộ đối với lớp thị
Trang 15dân tầm thường: dùng phương tiện sản xuất hàng loạt để nuôi dưỡng tâm lý tiêu dùng, làm nguội lạnh tính công dân tích cực của quần chúng Văn học đại chúng không có quan hệ trực tiếp với lịch sử văn học như là nghệ thuật ngôn
từ, nhưng nó là một thành tố của quá trình văn học thế kỷ XIX – XX Điểm mấu chốt của văn học đại chúng là làm cho người ta được can dự vào văn hóa hiện đại dưới dạng lược gọn, nó đưa ra một thế phẩm cho sự thỏa thuận thẩm
mĩ Thi pháp của nó là rập khuôn nhất là cách tả chân dung và tâm lý nhân vật,
ở vần thơ và cốt truyện ” [58, 607] Cũng trong nghiên cứu của Nguyễn Nam Trân, “Từ điển Kôjien của Nhật định nghĩa văn học đại chúng như một hình thức đối lập với văn học thuần túy và nhắm quần chúng độc giả bình dân”
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã dùng khái niệm “văn học thông tục” hay “tục văn học” để chỉ bộ phận văn học có tính bình dân, đại chúng, đối lập với bộ phận văn học chính thống bác học
Với những nghiên cứu văn học châu Âu, châu Mỹ, có nhiều quan điểm khác nhau về văn học giải trí Nhà phê bình người Mỹ Clemen Greenberg cho rằng văn học đại chúng là sản phẩm của xã hội đại chúng mới Trong quá trình công nghiệp hóa, một lượng lớn người nông thôn nhập cư vào thành thị, hình thành lớp cư dân mới của đô thị với những đòi hỏi thị hiếu thích hợp Loại văn học tinh hoa, bác học rõ ràng là không phù hợp với lớp công chúng này Để đáp ứng nhu cầu của xã hội đại chúng hóa, một loại hình sáng tác văn học mới hình thành, gọi là văn học thông tục Người nghệ sĩ với sự nhạy cảm,
đã sáng tạo ra loại hình văn học nghệ thuật đại chúng để thỏa mãn thị hiếu, nhằm thay thế loại hình văn học nghệ thuật tinh hoa, vốn xa lạ với họ Wright Macdonald cho rằng đặc trưng rõ ràng nhất của văn học đại chúng là có một lượng lớn công chúng trực tiếp, sự thưởng thức của công chúng là mục đích sản sinh của các tác phẩm Văn học đại chúng là một loại thương phẩm phi cá tính bởi mục đích chủ yếu của nó là nhằm đem lại lợi nhuận tối đa Nếu văn
Trang 16học dân gian là tinh thần của nhân dân lao động thì văn học đại chúng được hình thành thông qua các quy trình công đoạn Người ta thường lấy các công đoạn làm phim của Hollyood để dẫn chứng cho tính phi cá tính của tác phẩm nghệ thuật đại chúng được làm bởi nhiều khâu đoạn, do các nhân viên kỹ thuật thực hiện Nghệ thuật đại chúng nói chung, văn học đại chúng nói riêng
vì thế phù hợp với thị hiếu, tình cảm, trình độ thẩm mỹ mức độ thấp của đa số công chúng.Văn học thị trường theo họ là cả một dòng văn học không chỉ có những cuốn sách bán chạy, mà còn gồm cả vô số những cuốn bán không chạy nhưng học theo lối viết đơn giản của những cuốn bán chạy, phục vụ thị hiếu của độc giả bình dân
Còn ở Việt Nam, PGS TS Trần Đình Sử đã nhận định về văn học trung tâm và văn học ngoại biên như sau: “Mọi sáng tác văn học ở trung tâm đều bắt nguồn từ ngoại biên Kinh Thi là một ví dụ Ban đầu là dân ca của các nước trên lãnh thổ Trung Hoa cổ đại, qua sự san định, chỉnh lí, sắp xếp của Khổng Tử mà sau này trở thành Kinh Khi đang đi du thuyết các nước, Nho gia vốn cũng chỉ là một trong mười học phái thuộc ngoại biên, phải đến đời Hán mới độc tôn nho thuật, trở thành trung tâm Nhưng đến thời Ngụy Tấn thì huyền học nổi lên thành trung tâm, nho học ra ngoại biên Đến đời Minh Thanh nho học lại vào trung tâm, nhưng đến thời Ngũ Tứ lại bị đẩy ra ngoại biên Tiểu thuyết Trung Quốc ban đầu cũng là thể loại ngoại biên, không có vị trí nào trong hệ thống phân loại của văn học chính thống Trung Quốc Mãi đến cuối thế kỉ XIX, với khẩu hiệu “Tiểu thuyết cứu nước” của Lương Khải Siêu do ảnh hưởng từ Nhật Bản, và đầu thế kỷ XX với cách mạng văn hóa thời Ngũ Tứ, được Hồ Thích, Lỗ Tấn, Trịnh Chấn Đạc nghiên cứu tiểu thuyết mới chuyển thành thể loại trung tâm Như vậy văn học ngoại biên là nguyên sinh, văn học trung tâm là thứ sinh do điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa quy định Văn học cách mạng Việt Nam trước 1945 chỉ là ngoại biên, sau cách
Trang 17mạng tháng Tám liền trở thành chủ lưu, trung tâm Trung tâm ngoại biên luôn đổi chỗ cho nhau trong thực tế” [50] Văn học là một hình thái ý thức xã hội thẩm mỹ, nó phản ánh hiện thực và chịu tác động của sự thay đổi của xã hội Văn học giải trí, hay văn học ngoại biên cần được nhìn nhận và đánh giá một cách đúng đắn, khách quan để nhận thấy được hết giá trị của nó Còn theo PGS Nguyễn Đăng Điệp, khái niệm văn học thị trường “chưa phải là một thuật ngữ khoa học chặt chẽ Nhưng chúng ta có thể sử dụng nó để định danh (một cách tương đối) về một khuynh hướng văn học, một bộ phận văn học đã
và đang hình thành ngày càng mạnh mẽ trong đời sống văn học đương đại Văn học thị trường, hiểu một cách ngắn gọn là văn học hướng đến những lợi ích thương mại, đặt lợi ích thương mại và chức năng giải trí làm tiêu chí hàng đầu”, “nó được hiểu như là văn học trong cơ chế thị trường, văn học giải trí, văn học thương mại hay có khi được hiểu là văn học đại chúng, văn học bình dân…” [39] Có rất nhiều hội thảo đã được mở ra đề nghiên cứu về vấn đề văn học giải trí, văn học thị trường như hội thảo “Thị trường văn học và Văn học thị trường: Lí luận và thực tiễn”, “Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới - Thực trạng và triển vọng”…
Tựu chung lại, văn học giải trí là khuynh hướng văn học đưa đặc trưng giải trí của văn học làm cái biểu đạt, lấy đại chúng bình dân làm đối tượng phục vụ, lấy tính giải trí, thư giãn làm mục tiêu hướng đến Các tác phẩm văn học giải trí tương đối phụ thuộc vào số lượng tiêu thụ
Về quá trình phát triển của văn học giải trí trong thời hiện đại, ở Trung
Quốc, vào những năm 80 của thế kỉ XX, văn học linglei bắt đầu bùng nổ và trở thành một trào lưu lớn cho đến nay Linglei phiên âm Hán Việt là “lánh loại”, với nghĩa là “một loại khác, một dạng khác” Văn học Linglei là dòng văn học khác biệt, phá phách, bỏ đi tất cả những khuôn mẫu của dòng văn học chính thống trước đây Trong giai đoạn hiện nay, các tác giả trẻ sáng tác trong
Trang 18dòng văn học linglei hầu hết đều là nữ, nên các khái niệm “văn học linglei”,
“tiểu thuyết linglei” thường gắn với “văn chương mỹ nữ”, “mỹ nữ linglei”, các sáng tác từ đó cũng mang đậm sắc tình, tính nữ
Ở Việt Nam, đặc trưng giải trí của văn học cho tới cuối thế kỷ XIX bắt đầu phát triển trong thơ ca và văn xuôi, khi tính đại chúng và thế sự trở thành
đề tài được quan tâm Tới thế kỷ XX, “tiểu thuyết của Thế Lữ, Phạm Cao Củng vào loại trinh thám; tiểu thuyết Phú Đức vào loại võ hiệp; tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc, Lan Khai vào loại lịch sử; tiểu thuyết của Song An, Khái Hưng, Nhất Linh vào loại diễm tình; tiểu thuyết của
Vũ Trọng Phụng, Lê Văn Trương vào loại xã hội” [45, 156] Tựu chung lại, dưới sự phát triển của truyền thông và báo chí, từ lâu văn học đã trở thành một mặt hàng và sáng tác văn học trở thành một nghề Sau những biến động của lịch sử (các cuộc chiến tranh vũ trang, đấu tranh chính trị…), văn học đòi lại cái quyền tự do của nó, không phải đeo trên mình một trọng trách nào khác ngoài mục đích tạo ra những giá trị thẩm mỹ Khi cuộc sống ổn định và phát triển trong sự bùng nổ của công nghệ thông tin, con người sống trong nhịp sống nhanh, gấp gáp sẽ lựa chọn những yếu tố nghệ thuật giải trí để giải tỏa căng thẳng Với tất cả sự thay đổi của xã hội, nhu cầu của bạn đọc và tư duy sáng tạo văn học của tác giả cũng thay đổi Theo nghiên cứu của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Văn Nhơn và Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Thúy về sự phát triển của văn học giải trí đương đại tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung, trong vài năm gần đây, từ “văn học thị trường” – chỉ các tác phẩm nặng tính giải trí – xuất hiện thường xuyên Các tác phẩm theo dòng này trở thành xu hướng và luôn nằm trong danh sách bán chạy
Ở Nhật Bản, bàn về sự phát triển của văn học giải trí trong thời hiện
đại, “Kikuchi Kan (trích dẫn trong Taishuu bungakuron, Luận về văn học đại chúng của Ozaki Hotsuki, 1965) nhận định rằng trong khi văn học thuần túy
Trang 19là cái mà nhà văn viết theo ý mình, văn học đại chúng viết theo thị hiếu của
người đọc Tada Michitarô (trong Taishuu bungaku no kanôsei, Khả năng của văn học đại chúng, 1971) cho rằng trong một thời đại mà khoa học, kỹ thuật
hiện đại bước những bước dài khủng khiếp, nền văn học này là một hình thức biểu hiện cần thiết để truyền bá, luân lưu những huyền thoại của đại chúng”
Hiện nay, văn học giải trí phát triển mạnh ở tất cả các quốc gia Môi trường văn học giải trí có ưu thế lan tỏa, dễ tạo nên sự nổi tiếng đã khuyến khích nhiều tác giả thuộc dòng văn chương bác học, văn chương thuần túy thử sức mình Cũng có tác giả sáng tác văn học đơn thuần nhằm mục đích giải trí nhưng nhờ tài năng nghệ sĩ, giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm đã biến nó trở thành một tác phẩm giàu giá trị Với tất cả những lợi thế của mình, chức năng giải trí của văn học và sự thể hiện của nó qua dòng văn học giải trí đã và đang được đông đảo độc giả Việt Nam nói riêng và độc giả Thế giới nói chung đón nhận
1.1.2 Đặc trưng của “văn học giải trí”
Văn học giải trí mang những đặc trưng riêng, do đối tượng, mục đích hướng tới khác biệt so với những khuynh hướng văn học khác
Mục đích sáng tác của dòng văn học giải trí hướng về độc giả, mang tính chất thị trường, câu khách Nội dung của những sáng tác này thường gần
gũi, đơn giản dễ hiểu, nhưng vẫn chứa đựng những thông điệp về cuộc sống, nhân tình thế thái Văn học giải trí viết về cuộc sống đời thường, trình bày đơn giản, hướng đến người đọc rộng lớn và có tính chất giải trí “Tiểu thuyết của đại chúng không thiên trọng về lối phô diễn cầu kỳ Tánh chất, giá trị của
nó là giản dị, đẹp và thật: dùng rất ít lời văn mà tả nên bức tranh linh hoạt đầy thi vị Đó là yếu tố của đại chúng văn học… Tiểu thuyết đại chúng không vị nghệ thuật mà vị nhân sinh Vị nghệ thuật là chú trọng ở lời văn Vị nhân sinh
là chú trọng ở hứng thú Đại chúng là hạng người lao khổ, cả ngày vất vả với
Trang 20sống còn Một khi được thảnh thơi mó đến quyển tiểu thuyết họ không cần gì hơn được tìm trong ấy một vài hứng thú, để qua những giờ nhàn rỗi vô vị” [45, 156] Đề tài thường thấy trong văn học giải trí là tình yêu, những câu chuyện trinh thám, kinh dị, bí ẩn… Đó đều là những đề tài có tính giải trí cao, gay cấn, hấp dẫn, phù hợp với mọi độ tuổi và trình độ của độc giả Sự tiếp cận các bình diện thẩm mĩ khác nhau sẽ hình thành nên mục đích sáng tác khác nhau của các chức năng văn học Một cách tương đối có thể thấy các chức năng giáo dục, nhận thức thiên về cái cao cả, cái anh hùng, cái trác tuyệt, chức năng thẩm mĩ thiên về cái đẹp Trong khi đó, quan sát thực tiễn đời sống văn nghệ đương đại, sự lựa chọn của các tác giả khi thực hiện chức năng giải trí là cái hài, cái bình dị, cái đời thường hàng ngày tưởng như rất nhỏ nhặt trong cuộc sống Chính vì vậy mà văn học giải trí cũng có tính lan tỏa cao hơn văn học hàn lâm, bác học
Văn học giải trí phát triển mạnh ở thành thị và liên quan mật thiết đến
sự phát triển của báo chí, truyền thông, mạng internet Khi báo chí, truyền
thông phát triển, văn học dễ dàng đến với độc giả hơn, nó trở thành một loại hàng hóa, người đọc có quyền tác động vào nó Vì thế, văn học giải trí có tính thời sự, nắm bắt nhanh nhạy với những vấn đề cuộc sống, nhu cầu của bạn đọc Bên cạnh những đề tài quen thuộc như tình yêu, cuộc sống hôn nhân, gia đình… văn học giải trí đa dạng đề tài trước những vấn đề đang được tranh luận, quan tâm nhiều trong xã hội Khi cuộc sống đơn điệu, con người thấy nhàm chán và cần cảm giác mạnh, văn học giải trí lập tức đánh vào tính tò
mò, thích phiêu lưu tưởng tượng, thích đắm mình vào những tình huống li kì, rùng rợn, thích trải nghiệm những cảm giác hồi hộp, sợ hãi của người đọc và cho ra đời các dạng truyện trinh thám, hình sự, truyện phiêu lưu mạo hiểm Khi tình yêu bị chi phối bởi quá nhiều lo lắng cơm áo gạo tiền, người đọc thèm khát những câu chuyện tình yêu như cổ tích, và tiểu thuyết “ngôn tình”
Trang 21ra đời Khi thế giới có cái nhìn cảm thông hơn, tự do hơn về người đồng tính, lập tức tiểu thuyết về tình yêu đồng tính nở rộ
Ngoài ra, báo chí, truyền thông, internet là nơi để quảng bá cho văn học giải trí, là cầu nối đưa văn học giải trí đến với độc giả một cách nhanh nhất, rộng rãi nhất Các tác giả đưa trực tiếp tác phẩm của mình lên các trang mạng
xã hội cá nhân (Facebook, Blog…) hay những trang web văn học trực tuyến Độc giả có thể theo dõi được các tác phẩm một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất
Về thể loại, văn học giải trí gồm tiểu thuyết, truyện tranh, thi ca bình dân, kịch bản phim truyền hình,… trong đó phát triển nhất là thể loại tiểu thuyết Bàn về thể loại tiểu thuyết của văn học giải trí, có nhiều ý kiến nghiên
cứu khác nhau của các nước
Ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX đã có một số nhà văn, nhà nghiên cứu văn học bàn về tiểu thuyết đại chúng và văn học đại chúng Nhà phê bình Kiều Thanh Quế (1914-1947) cho rằng: “Tiểu thuyết đại chúng hiện
có mấy loại: 1 Trinh thám tiểu thuyết, 2 Lịch sử tiểu thuyết, 3 Võ hiệp tiểu thuyết, 4 Diễm tình tiểu thuyết, 5 Phiêu lưu tiểu thuyết, 6 Giáo dục tiểu thuyết, 7 Xã hội tiểu thuyết” [45, 156] Nhà phê bình cũng cho biết thêm những loại tiểu thuyết vừa kể trên ở Âu Mỹ đều có đủ, đặc biệt là ở nước Anh Những ý kiến của Kiều Thanh Quế cho thấy sự ảnh hưởng của tiểu thuyết đại chúng phương Tây đến nền tiểu thuyết Việt Nam Và có lẽ Kiều Thanh Quế đã tiếp nhận được các đánh giá phẩm bình của các nhà nghiên cứu phê bình phương Tây để vận dụng vào trường hợp Việt Nam
Nguyễn Nam Trân trong Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản, chương
Văn học đại chúng Nhật Bản hiện đại cho biết văn học đại chúng gồm các thể loại tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết trinh thám (người Nhật gọi là tantei tức
“thám trinh”, suiri hay suy lý, deduction), tiểu thuyết kiếm hiệp, tiểu thuyết
Trang 22tình cảm có tính chất gia đình hay yếu tố khôi hài Nguyễn Nam Trân đã khảo sát văn học đại chúng Nhật Bản ở các thể loại: tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết tân thời, tiểu thuyết trinh thám và suy luận, tiểu thuyết khoa học giả tưởng Trong quan niệm của ông, văn học đại chúng có nghĩa định lượng hơn định tính, nhằm chỉ một lớp người khá thuần nhất về mặt văn hóa, không có đặc tính gai cấp và hầu như cấu thành bởi lớp người trung lưu, chiếm đa số trong
xã hội Nhật giai đoạn kỹ nghệ hóa Thực tế hiện nay, thể loại tiểu thuyết tình cảm và manga là hai thể loại phát triển nhất trong dòng văn học giải trí Nhật Bản Đặc biệt, những sáng tác trong dòng văn học Heian của Nhật Bản từ thế
kỉ X đã ghi dấu ấn và định hướng cho văn học Nhật Bản sau này, đó là một dòng văn học sắc tình và nữ tính, đề cao cái đẹp và tình cảm, đặc biệt là tình yêu nam nữ Dù là dòng văn học cung đình của giới thượng lưu, nhưng như Kawabata đã đánh giá: “Thời kì Heian đã đặt nền móng cho truyền thống vẻ đẹp Nhật Bản, và trong suốt tám thế kỉ đã ảnh hưởng đến truyền thống văn học Nhật Bản, xác định tính chất của nó” Cho đến nay những sáng tác thơ và tiểu thuyết Nhật Bản vẫn luôn mang đậm chủ đề tình cảm, văn phong lãng mạn, nhẹ nhàng yểu điệu
Văn học giải trí ở Trung Quốc được chia thành: dân ca, ca dao, truyền thuyết, truyện cười, câu đố, khúc, các loại tiểu thuyết thông tục, giảng sử, thoại bản, v.v… Thời hiện đại, văn học giải trí Trung Quốc nổi bật nhất là văn học Linglei Những tiểu thuyết trong dòng văn học này còn mang đậm yếu tố
tự truyện (autobiography) Những cuốn tiểu thuyết linglei thưởng mang chủ
để tình yêu, mô tuýp ngôn tình thành thị, giống như một câu truyện cổ tích Lọ Lem thời hiện đại Có thể kể ra những tên tuổi quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như tác giả Miên Miên, An Ni Bảo Bối, Cố Mạn, Tào Đình, Diệp Lạc
Vô Tâm, Tân Di Ổ…
Trang 23Tiểu thuyết tình cảm lãng mạn, truyện trinh thám, kinh dị, truyện tranh được ưa chuộng tại phương Tây Đặc biệt, những tác phẩm văn học giải trí tại phương Tây thường xuyên được chuyển thể thành phim và có doanh thu phòng vé rất cao (những bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết như Me before you, P/s: I love you, Fifty Shades, Eat Pray Love, The Twilight saga…)
Ngôn từ được sử dụng trong văn học giải trí nói chung là ngôn ngữ đơn nghĩa, dễ hiểu Với đối tượng là độc giả mọi lứa tuổi, mọi trình độ học
vấn và văn hóa; với mục đích là giải trí, ngôn từ được sử dụng trong sáng tác văn học giải trí là ngôn từ phổ thông, đơn nghĩa dễ hiểu, dễ tiếp nhận Với thể loại chính là thể thoại tiểu thuyết, ngôn từ của tác phẩm văn học giải trí có đặc điểm là “được tái tạo trong trạng thái có nhiều tiếng nói khác nhau sống động” Ngôn ngữ trữ tình của thơ ca hay nghiêm trang, sùng cổ, tôn kính của
sử thi hay ngôn ngữ đời sống thường nhật đều được vận dụng, kết hợp trong một chỉnh thể tiểu thuyết
Chủ đề chính của văn học giải trí là chủ đề về tình yêu đôi lứa Văn
học hiện thực, văn học cách mạng, văn học lãng mạn đều có những tác phẩm xuất sắc về chủ đề tình yêu Nhưng với những dòng văn học kể trên, chủ đề tình yêu được sử dụng để truyền đạt những nội dung, ý nghĩa mang đặc trưng giáo huấn, thẩm mỹ, nhận thức Tình yêu trong đó được khoác những lớp áo
lý tưởng, gò ép trong những khuôn khổ của thời đại Văn học giải trí viết về tình yêu như chính bản thể của nó, với những câu chuyện thường nhật bình dị, mang tính chất giải trí cao, ai cũng có thể đọc và thấy câu chuyện tình của mình trong đó Những yêu thương, hờn dỗi, ghen tuông, đau lòng, chia ly… đều được thể hiện trong tiểu thuyết giải trí
Văn học giải trí là một thành tố của sự phát triển văn học Môi trường văn học giải trí có ưu thế lan tỏa, dễ tạo nên cầu nối giữa tác giả với bạn đọc,
đã khuyến khích nhiều tác giả thuộc dòng văn chương bác học sử dụng
Trang 24phương thức của văn học giải trí để sáng tác Cũng có tác giả viết văn chương đại chúng nhưng nhờ tài năng, tác phẩm của họ chạm đến ngưỡng văn chương bác học, hàn lâm
1.2 Khái quát về tiểu thuyết của Marc Levy
1.2.1 Tiểu thuyết Marc Levy trong dòng chảy tiểu thuyết tình cảm của Pháp
Theo những nghiên cứu về lịch sử văn học tình cảm, chúng tôi thấy văn học lãng mạn đã ra đời từ lâu Xuất xứ rất xa của tiểu loại ra đời từ khoảng thế kỷ XV, XVI, với những sáng tác của một nhà văn Bồ Đào Nha Cho tới khoảng thế kỷ XVIII, khi thị dân phát triển, nhu cầu đọc văn hóa phẩm của thị dân lớn, thị trường sách trở thành đối tượng được quan tâm của những người kiếm tiền
Cũng theo nhiều nghiên cứu về văn học phương Tây, cuối thế kỷ XVIII
là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tình cảm (Sentimentalisme), là thời kỳ tiền lãng mạn, được coi là tiền thân của chủ nghĩa lãng mạn Pháp sẽ phát triển mạnh mẽ và thống trị văn đàn Pháp trong ba thập niên đầu của thế
kỷ XIX Những tên tuổi nổi tiếng của chủ nghĩa tình cảm như Bernadin de Saint Pierre với Paul và Virginie thể hiện khát vọng về một chốn ẩn cư giữa thiên nhiên và tình yêu; J J Rousseau với nhiều tiểu luận, tiểu thuyết, đặc biệt là tác phẩm La Nouvelle Héloise chống tinh thần luân lý cứng nhắc, cổ
vũ cho tự do, say sưa mô tả niềm đam mê của tình yêu cá nhân, vẻ đẹp của tình yêu trong thiên nhiên, tràn đầy cảm xúc âm nhạc và thơ ca, vượt ra khỏi rào chắn của tôn ti đẳng cấp Rousseau là người tiên phong của chủ nghĩa tình cảm Tư tưởng của ông là nguồn cảm hứng cho thế hệ lãng mạn tiếp theo Sự
ra đời của chủ nghĩa lãng mạn Pháp với những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật mang đậm tính trữ tình, lãng mạn, tự do đã giải phóng các nhà văn và cả độc giả Từ thế kỷ XIX cho đến nay, văn học tình cảm lãng mạn Pháp đã có
Trang 25nhiều thay đổi, phát triển và có sức ảnh hưởng lớn đến nền văn học thế giới Trong dòng chảy lịch sử văn học tình cảm lãng mạn Pháp, có vô vàn cái tên nổi tiếng, những người đi tiên phong, người kế thừa và phát triển Những nhà tiên phong như Jean Jacques Rousseau (1712-1778), De Stael (1766-1817, nhà văn nữ của thời kỳ tiền lãng mạn, một trong những người đầu tiên đã đưa
ra những yếu tố lý thuyết về văn học lãng mạn, về “cái tôi” trong văn chương
với các tác phẩm tiêu biểu như Về nước Ðức, Về văn học), Benadin de Saint Pierre (1737-1814, tác giả của Paul và Virginie, một tiểu thuyết đánh dấu
những đổi mới đầu tiên về cảm hứng tình yêu, cảm hứng thiên nhiên và phong
vị ngoại lai, là những nét đặc thù của văn học lãng mạn)
Khi văn học lãng mạn phát triển, không thể bỏ qua những tên tuổi như Chateaubriand (1768-1848), là người đã thể hiện những đề tài đặc thù của chủ nghĩa lãng mạn như tôn giáo, tình yêu, phong vị exotique, sự cô đơn của
cái tôi cá nhân trong nhiều tác phẩm như Atala, René, Les Martyrs, Tinh anh của đạo cơ đốc (Le Génie du Christianisme) Alfred de Musset (1810-1857) nổi tiếng với Chùm thơ đêm, Tâm sự đứa con thời đại, Lorrenzaccio Tác
phẩm của ông nhấn mạnh tính nội tâm trong thơ, nỗi đau trong tâm tình lãng mạn, nỗi cô đơn trong khát vọng lãng mạn muốn nổi loạn chống lại những cái
ác trong cuộc đời, vươn đến cái đẹp và sự hoàn thiện Ông là bước nối ban đầu từ khuynh hướng lãng mạn tiêu cực sang khuynh hướng lãng mạn tích cực Mérimée (1803-1870) là tác giả của nhiều truyện ngắn có nghệ thuật văn xuôi trong sáng, điêu luyện, đậm đà phong vị exotique phối hợp với maàu sắc
lịch sử Tác phẩm tiêu biểu của ông là Colomba, Carmen
Những tên tuổi vô cùng quen thuộc với độc giả Việt Nam và toàn thế
giới như Alexandre Dumas cha (1802-1870) nổi tiếng với tác phẩm Ba chàng ngự lâm (Les trois mousquetaires) và con trai ông, Alexandre Dumas con (1824-1895) với tiểu thuyết tình cảm nổi tiếng Trà Hoa Nữ (La Dame aux
Trang 26camélias) Victor Hugo (1802-1885), chủ soái đã đưa trào lưu lãng mạn lên
đến chỗ toàn thắng chủ nghĩa cổ điển, chiếm lĩnh vị trí thống trị trên văn đàn Pháp trong các thập niên đầu của chủ nghĩa lãng mạn Georges Sand (1804-1876), một trong những nữ tác giả nổi tiếng bởi nhiều tiểu thuyết lãng mạn mang tính luận đề về vấn đề nữ quyền, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của phụ
nữ trong tình yêu, trong hôn nhân Ðây là nhà văn lãng mạn tích cực đã hướng tình yêu lãng mạn đến những khát vọng trong sáng, lành mạnh, hướng về
hạnh phúc chân chính của con người Tác phẩm tiêu biểu của bàn là Cô bé Phadette, Horace, Indiana, Cái đầm ma…
Hiện nay, văn học lãng mạn Pháp vẫn tiếp tục phát triển với những tên tuổi mới Những tác giả thống lĩnh nền văn học tình cảm đương đại đều là những tác giả Best-seller như Guillaume Musso, Bernard Werber, Amelie Nothomb, Anna Gavalda, Fred Vargas, Muriel Barbery, Daniel Pennac, Maxime Chattam, Eric-Emmanuel Schmitt, Nicholas Sparks, Thierry Cohen… và đặc biệt là Marc Levy Ông là một trong những nhà văn của dòng tiểu thuyết tình cảm lãng mạn Pháp đương đại có tầm ảnh hưởng lớn
Lý giải sức hấp dẫn của văn học tình cảm Pháp đương đại, đặc biệt là các tác phẩm của Marc Levy, dịch giả Bằng Nguyên, người chuyển ngữ nhiều
tác phẩm văn học tình cảm Pháp quen thuộc như: Ngày mai, Cuộc gọi từ thiên thần, Ba mét phía trên bầu trời, Mọi điều ta chưa nói, Ngày đầu tiên… cho
rằng, sức hút của văn học tình cảm Pháp nằm ở chỗ nó mang lại sự nhẹ nhàng, lãng mạn trong cuộc sống Đó là văn học của số đông Không chỉ kể câu chuyện lãng mạn, văn học tình cảm Pháp còn được thể hiện ở những đề tài đa dạng Như Marc Levy có nhiều độc giả bởi ông luôn thay đổi, làm mới mình
Có nhiều ý kiến trái chiều về văn học tình cảm Pháp đương đại, nhiều người cho rằng những tác phẩm hiện nay không có giá trị như những tác
Trang 27phẩm lãng mạn thế ký XIX, XX Nhưng những con số đã thể hiện sức hấp dẫn của dòng văn học này Ở bảng xếp hạng 10 tác giả Pháp được đọc nhiều nhất thế giới, hai tác giả tình cảm Marc Levy và Guillaume Musso luôn thay nhau đứng vị trí thứ nhất và thứ hai Về mặt chất lượng nghệ thuật, trong vòng sáu năm trở lại đây, hội đồng nghệ thuật Nobel Văn chương hai lần xướng tên các nhà văn Pháp Đó là Le Clezio, người luôn xóa nhòa ranh giới giữa tình cảm, lãng mạn và sự chiêm nghiệm trong tác phẩm Gần đây nhất là Patrick Modiano – nhà văn luôn viết về hoài niệm tuổi trẻ, nỗi buồn miên man, day dứt của tuổi trẻ Như vậy có thể thấy, văn học tình cảm Pháp đã có những thành công lớn khi có đông đảo độc giả và được giới phê bình chú ý, trong đó có tác giả Marc Levy
Mỗi thể loại văn chương có thể phù hợp với từng cá nhân khác nhau, và
có thể phù hợp với từng giai đoạn trong cuộc đời của một cá nhân Bởi thế, điều quan trọng là độc giả lựa chọn được tác phẩm phù hợp với mình Mặc dù tác phẩm từng bị giới phê bình Pháp đánh giá là “văn chương thương mại” khi liên tục chọn viết về đề tài tình yêu, nhưng Marc Levy đã dần dần khẳng định được phong cách và tên tuổi của mình Không ai có thể phủ nhận tác phẩm của ông mang một sức hút kỳ lạ Năm 2007, Marc Levy đã được bình chọn là một trong 10 nhà văn được yêu thích nhất tại Pháp Theo Ladydeelg, hiện tại Marc Levy là nhà văn Pháp được đọc nhiều nhất trong lịch sử Tác phẩm của ông được dịch sang 49 ngôn ngữ, bán được trên 30 triệu bản và một
số tác phẩm được chuyển thể thành phim Tờ Wall Journal Street cho biết trong bảy năm liên tiếp, Levy là tiểu thuyết gia có lượng sách bán chạy nhất trên toàn thế giới Marc Levy cũng là nhà văn nước ngoài đầu tiên có Fanclub (câu lạc bộ những người hâm mộ) tại Việt Nam Ông từng đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để giao lưu với giới trẻ Việt Nam nhân Ngày hội đọc sách Pháp 2008 do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Ông đã khẳng
Trang 28định tên tuổi và vai trò của mình trong dòng chảy lịch sử của văn học tình cảm Pháp
1.2.2 Hành trình sáng tác của Marc Levy
Cuộc đời và con đường sáng tác văn chương của Marc Levy cũng đầy bất ngờ, li kì giống như một cuốn tiểu thuyết Ông là một nhà văn không qua một trường lớp đào tạo nào và bắt đầu nghiệp văn rất muộn Sinh ngày 16-10-
1961 tại Boulogne-Billancourt, Hauts-de-Seine, Pháp Năm 18 tuổi, Marc Levy gia nhập Tổ chức chữ thập đỏ của Pháp và làm tình nguyện tại đó trong sáu năm Cùng thời gian đó, ông học quản trị và máy tính tại Đại học Paris-Dauphine Năm 1983, ông thành lập công ty chuyên thiết kế đồ họa trên máy tính tại Pháp và Mỹ Trong chia sẻ với tờ Wall Journal Street về giai đoạn này, ông nói: “Chúng tôi đã mua những thế hệ máy tính thứ ba và thứ tư mà hãng IBM bán tại Paris và mua bằng tiền từ khoản vay của sinh viên”
Đến năm 1989, do mất phần lớn quyền kiểm soát tại công ty này, Marc Levy từ chức, quyết định gây dựng lại sự nghiệp từ tay trắng Cũng trong thời gian này, ông lập gia đình và sau đó ly hôn Levy chia sẻ: “Trong gần như chỉ vài tháng, tôi từ một người đàn ông có vợ, sống trong căn hộ xinh đẹp ở tầng sáu một khu ngoại ô đắt đỏ của Paris kiêm giám đốc điều hành của một công
ty có 80 nhân viên, bỗng trở thành một người cha đơn thân sống trong căn hộ vỏn vẹn 15 mét vuông với một đứa trẻ đang tuổi cần bú sữa…” Ông nhận trách nhiệm nuôi con theo thỏa thuận giữa hai vợ chồng sau khi ly hôn Vào năm 1991, ông hợp tác với hai người bạn lập ra một công ty thiết kế và xây dựng ở trong nước mà sau này đã trở thành một trong những hãng kiến trúc dẫn đầu ở Pháp Sau cuộc đổ vỡ hôn nhân lần thứ nhất, Marc Levy đã tái hôn Hiện ông sống cùng vợ - nhà báo Pauline Leveque - và các con tại khu West Village ở New York Với thời gian sống tại Mỹ gần như cả cuộc đời, New York như là quê hương thứ hai của ông
Trang 29Năm 1998, Marc Levy viết cuốn sách đầu tiên dành cho con trai ông, vì muốn “có chuyện kể hằng đêm cho đứa con trai Louis chín tuổi” Thoạt đầu, Levy không có ý định xuất bản Ông nói: “Điều tôi thực sự muốn chia sẻ trong cuốn sách này với con trai tôi, người sau này cũng sẽ trở thành một người đàn ông giống như tôi, đó là thất bại lớn nhất trong cuộc đời mỗi người
là khi người ta né tránh mọi sai lầm bằng cách chẳng làm gì cả” Tới đầu năm
1999, chị gái ông, bà Lorraine, khi đó là một nhà biên kịch (hiện bà là đạo diễn phim) khuyến khích ông gửi bản thảo cuốn sách tới nhà xuất bản Editions Robert Laffont Đơn vị này ngay lập tức quyết định xuất bản cuốn If Only It Were True (nguyên tác tiếng Pháp là Et si c'était vrai ) và chỉ trong vòng một tuần lễ, họ ký xong hợp đồng xuất bản với ông Tác phẩm này được
dịch sang tiếng Việt với hai tựa đề: Nếu em không phải một giấc mơ (Nguyễn
Thị Bạch Tuyết dịch, NXB Hội Nhà văn và Công ty Nhã Nam liên kết xuất
bản năm 2006) và một bản dịch khác là Và nếu như chuyện này là có thật (Lê
Ngọc Mai dịch, NXB Văn học ấn hành năm 2002) Đạo diễn Steven Spielberg của hãng Dreamworks đã chuyển thể tác phẩm này thành phim Bộ phim Just like Heaven (tạm dịch: Như ở thiên đường) từng chiếm ngôi vị số một về doanh thu phòng vé tại Mỹ năm 2005
Sau thành công rực rỡ của tác phẩm đầu tay với gần nửa triệu bản sách bán ra, Marc Levy chính thức bước vào sự nghiệp sáng tác văn chương chuyên nghiệp Ông dành toàn thời gian cho sự nghiệp văn chương Có thể nói, Levy là người đàn ông ưa khám phá và thử thách Ông không ngại thử sức mình trong những công việc mới, gần như không hề có mối liên hệ với nhau Nhưng chính những trải nghiệm nghề nghiệp khác nhau, những năm tháng sống tại New York, những thành công và thất bại trong cuộc sống… đều trở thành một nguồn vốn liếng bất tận cho các câu chuyện của ông Ông hâm mộ Victor Hugo, Romain Gary, Saint-Exupery, Hemingway và
Trang 30rất nhiều người khác nữa Tuy bắt đầu muộn nhưng ông đã nhanh chóng tạo được một chỗ đứng riêng cho mình trong ngôi nhà văn học lãng mạn trong nước và thế giới
Những cuốn tiểu thuyết của ông thời gian sau đó, (ít nhất là mười hai trong số mười bảy cuốn) đều nằm trong danh mục sách best-seller tại Pháp Những cuốn sách của ông được nhiều người biết tới nhất ngoài cuốn đầu tay
còn có cuốn Vous revoir (Gặp lại em) và The First day (Ngày đầu tiên)
Không chỉ thành công trong nước, tiểu thuyết của Marc Levy cũng liên tục lọt vào danh sách best-seller của nhiều nước – vùng lãnh thổ khác trên thế giới
Cho đến nay, Marc Levy đã có mười bảy cuốn tiểu thuyết: Nếu em không phải một giấc mơ (1999), Em ở đâu (2001), Bảy ngày cho mãi mãi (2003), Kiếp sau (2004), Gặp lại (2005), Bạn tôi, tình tôi (2006), Những đứa con của tự do (2007), Mọi điều ta chưa nói (2008), Ngày đầu tiên (2009), Đêm đầu tiên (2009), Người trộm bóng (2010), Chuyến du hành kỳ lạ của Ngài Daldry (2011), Nếu như được làm lại (2012), Mạnh hơn sợ hãi (2013), Một ý niệm khác về hạnh phúc (2014), Chuyện chàng nàng (2015), Chân trời đảo ngược (2016) Đó là một quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật chăn chỉ
và nghiêm túc, hết mình của Marc Levy Các tác phẩm trên được dịch và đón đọc trên nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam
1.2.3 Quan niệm sáng tác của Marc Levy
Đối với nghiệp văn, Marc Levy có cách nhìn nhận rất riêng và độc đáo
Với ông, viết văn đem lại sự tự do tuyệt đối: “Viết là một mảnh đất rộng lớn
của tự do - đối với cả người viết cũng như người đọc” Nhưng cũng chính sự
tự do ấy là một thử thách: “Thiên hạ cứ nghĩ đây là một nghề dễ ợt, và xét trên một số phương diện thì nó đúng là như thế đấy Không bị gò bó về giờ giấc, không có cấp trên, không cần cấu trúc, nhưng chính ra, làm việc không cần cấu trúc lại giống như lèo lái một con thuyền độc mộc giữa đại dương
Trang 31Chỉ cần một cơn sóng nhỏ bất ngờ ập tới là ùm, ta sẽ bị ướp muối ngay.” [31, 130]
Ông cho rằng nghề văn là một công việc cần sự khiêm tốn “Tôi nghĩ
việc viết lách là một nghề thủ công Đó là một nghề với tất cả sự khiêm tốn”,
và cái không nên nhất đối với nhà văn là “tự đóng cửa mình” vào những giải thưởng hay sự tự cao tự đại “Tôi nghĩ rằng một trong những điều nguy hiểm nhất là “phản bội lại” sự tự do của một nhà văn Viết mà để tranh một giải thưởng nào đó, thì đấy là một lối viết không trung thực Điều khác biệt và quan trọng là sau khi chúng ta không còn trên cõi đời nữa, thì chúng ta sẽ để lại những gì? Tôi muốn được chia sẻ những gì đang sống Những gì đang diễn
ra quanh chúng ta” Với Levy, viết văn là đem đến cho độc giả những trải nghiệm cảm xúc về cuộc sống, chứ không phải vì mục tiêu giải thưởng hay được vinh danh “Tôi sống vì những người tôi yêu và tôi thích viết để kể cho
họ những câu chuyện, chia sẻ với họ những khoảnh khắc yêu thương” Giải thưởng lớn nhất đối với ông là sự đón đọc, yêu quý của độc giả: “Cách đây vài ngày, tôi nhận được e-mail của một phụ nữ trẻ từ Brazil Cô ấy kể, vì tôi
mà cô bị lỡ chuyến tàu, vì cô ấy không nhớ đến việc phải ngẩng đầu lên khỏi trang sách, và cô ấy cũng quên là mình đang đi tàu Cô ấy viết thêm, tuy nhiên, việc quên mình đang ở trên tàu không phải là dễ vì xung quanh chật cứng người mà cái tàu lại cũ kỹ và bốc mùi Cô ấy còn cám ơn tôi làm cho cô
ấy quên đi là mình đang ở trong chuyến tàu như vậy Nhưng chính tôi mới là người phải cảm ơn cô ấy, vì bức thư của cô ấy là sự tình cảm đẹp đẽ nhất mà tôi từng nhận được chứ không phải giải thưởng và sự tung hô Đó chính là cái
sự đền đáp cho công việc của bạn Nếu tôi làm công việc này với tất cả sự sung sướng là bởi vì nó giúp tôi được chia sẻ những khoảnh khắc với mọi người trên toàn thế giới Đây là điều tôi không thể tin được” [38]
Trang 32Theo ông, việc sáng tác và tiếp nhận văn học là cầu nối giúp gắn kết con người, giúp con người trải nghiệm và thấu hiểu mọi cung bậc cảm xúc
Ông không học qua một khóa viết văn nào, và việc đó với ông không ảnh hưởng gì: “Không có trường viết văn Tôi nghĩ người ta có thể đến trường để học viết, nhưng không có trường nào để trở thành nhà văn” “Có một người viết cho tôi từ nơi anh ta bị giam trong tù rằng: Khi tôi đọc, cơ thể tôi ở đây, nhưng tinh thần tôi lại ở chỗ khác Những trang sách đã kéo tôi sang phía bên kia của những chấn song Và chẳng có bức tường nào có thể ngăn chặn tinh thần tôi đi du ngoạn” [38] Đó là sức mạnh của văn học và cũng là điều ông luôn cố gắng để thực hiện
Trong quá trình sáng tác văn học, Marc Levy có nhiều quan điểm khác
nhau Thứ nhất, ông không viết tự truyện hay lấy bản thân làm mẫu để xây dựng nhân vật như nhiều nhà văn sáng tác văn học giải trí khác Không có
ngôi thứ nhất trong mọi tiểu thuyết của Levy, bởi vì: “Tôi không thích tự nói
về bản thân mình Tôi cũng không cho mình là một chủ đề Giống như người điều khiển con rối - tôi thích mình như vậy Bởi nếu khán giả mà nhìn thấy tay của người điều khiển, vở diễn sẽ mất đi sức cuốn hút” [38] Mỗi tác phẩm
là một câu chuyện ông kể lại những rung động, những quan sát về cuộc sống
và con người mà ông đã trông thấy, đã lắng nghe và suy ngẫm về họ Thứ hai
là sự trau chuốt về ngôn ngữ Ông ý thức rõ để sáng tác được những tác phẩm
xuất sắc cần có sự đầu tư về ngôn từ “Công việc của người viết tiểu thuyết là tìm được từ đúng để chuyển tải những gì nhìn thấy Người ta nhìn bằng đôi mắt nhưng đôi khi người ta có thể nhắm mắt và chỉ nhìn thông qua trí tưởng tượng Nhiều khi còn có thể nhìn xa hơn nữa với cảm xúc của mình Đôi khi, người ta nhìn thấy rất rất xa qua ánh mắt của người khác” [38]
Ông chọn cho mình chủ đề sáng tác chính là tình yêu và những vấn đề thường gặp trong cuộc sống Đó cũng là vấn đề chung các tác giả văn học giải
Trang 33trí thường lựa chọn Những câu chuyện nhẹ nhàng, hài hước và lãng mạn
“Tôi chẳng sợ tiểu thuyết tình yêu không có người đọc nữa vì cuộc sống còn
có nhiều cái đáng sợ hơn Tôi lo lắng cho sức khỏe của người thân hơn là số phận những cuốn sách của tôi Từ mười nghìn năm nay các tác giả vẫn viết về tình yêu Nếu một ngày nào đó Thượng Đế nói với tôi: ông sẽ viết đến khi con người chán tình yêu thì chắc hẳn tôi sẽ sống lâu lắm” [46] Câu trả lời của Levy trong buổi họp báo với truyền thông tại tại Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace trong dịp ông đến thăm Việt Nam vào tháng 10 năm 2008, như một tuyên bố chắc chắn về nguồn cảm hứng sáng tác của mình, về chủ để ông đã lựa chọn Khi bị đánh giá là “văn chương thị trường”, ông vẫn tiếp tục sáng tác với chủ đề tình yêu, và đúng như quan niệm về văn chương của mình, ông không để tâm tới việc giới chuyên môn đánh giá về tác phẩm của mình, cũng không sáng tác nhằm mục đích giành các giải thưởng văn học Ông chọn cho mình con đường gần với độc giả nhất, đó là theo dòng văn học giải trí Bởi ông nghĩ: “người viết làm công việc của người viết, nhà phê bình làm công việc của nhà phê bình Tôi chỉ nghĩ văn học như một cái cầu thang lớn, mà người viết muốn đến bậc cuối cùng phải đặt chân lên bậc thang đầu tiên Ở những bậc đầu tiên, tôi cảm thấy rất vinh dự vì đã có rất nhiều người đọc văn
của mình” [46] Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện chàng nàng, ông đã mạnh mẽ
nói: “Biểu diễn, viết văn, vẽ hay điêu khắc là để làm gì, chấp nhận bấy nhiêu nguy cơ để làm gì nếu không phải là để mang lại hạnh phúc cho những người khác? Để tiếng khóc vang lên trong những túp lều tranh, bởi vì như thế có ích hơn chăng? Anh có biết ngày nay để giật một giải Oscar thì cần phải làm gì không? Cần phải mất đi đôi tay hoặc đôi chân, bố hoặc mẹ, mất cả bốn thứ đó thì càng tốt Một liều lớn những khốn nạn, bần tiện, hẹn hạ để lấy đi từ anh những giọt nước mắt và được người ta ca ngợi là thiên tài, nhưng việc chọc cười và khiến khán giả mơ mộng lại không được đánh giá cao Tôi chán ngấy
Trang 34sự lên ngôi của tâm lý bi quan trong lĩnh vực văn hóa rồi…” [31, 132] Quan trọng hơn cả, dù sáng tác tập trung vào những chủ đề rất quen thuộc, nhưng Marc Levy luôn chú trọng việc sáng tạo và tự làm mới mình trong việc xây dựng những câu chuyện “Tôi nghĩ một nhà văn cũng giống như một ca sĩ, họa sĩ hay nghệ sĩ tạo hình, đều có một bản sắc riêng và xây dựng một văn phong riêng, giúp họ được nhận ra theo chất giọng Trong chặng đường của một nhà văn hay họa sĩ, có thể họ nhắc lại chủ đề chính, từ cuốn sách này sang cuốn sách khác Điều quan trọng là phải tránh cạm bẫy là lúc nào cũng
nhắc đến một vấn đề Mỗi cuốn sách đều có cách viết mới Khi tôi viết Bạn tôi tình tôi, đó là một sự thay đổi Trung tâm câu chuyện không còn là tình yêu, mà là tình bạn Khi tôi viết Những đứa con của tự do, sự thay đổi còn lớn
hơn” [38]
Thể loại yêu thích trong sáng tác của ông là tiểu thuyết Tiểu thuyết
của Levy lãng mạn nhưng cũng rất thực tế, rất chân thực như chính cuộc sống hàng ngày của ông và những người xung quanh ông Với ông, “Tiểu thuyết có nhiệm vụ gắn chặt với một hiện thực nào đó, chấp nhận nguy cơ tỏ ra cảm tính” [31, 132] Tiểu thuyết cũng là thể loại được phần đông các tác giả lựa chọn khi sáng tác văn học giải trí
Mỗi nghệ sĩ, mỗi nhà văn đều có một mục tiêu cho cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình Với Levy, mục tiêu ấy đơn giản chỉ là kể những câu chuyện nhẹ nhàng, một chút hài hước, một chút phiêu lưu, một chút sâu lắng, giúp cho độc giả của ông giải tỏa những muộn phiền trong cuộc sống khó khăn, hay khích lệ động viên và cho họ hy vọng vào cuộc sống Với những suy nghĩ, quan điểm trên, Marc Levy đã và đang cống hiến hết mình cho văn học để đem đến những món ăn tinh thần đầy sức hấp dẫn cho bạn đọc
Trang 35Tiểu kết chương 1
Qua việc nghiên cứu về văn học giải trí, chúng tôi nhận thấy đặc trưng giải trí của văn học đã tồn tại từ lâu, nhưng chỉ đến khi văn học giải trí phát triển trong thời hiện đại, đương đại, đặc trưng giải trí của văn học mới được thể hiện hết những thuộc tính của nó Văn học giải trí đã và đang phát triền mạnh, đáng là một đối tượng lớn để nghiên cứu và định hướng phát triển
Việc nghiên cứu tiểu thuyết của Marc Levy – một tác giả có sức ảnh hưởng lớn trong số những tác giả nước ngoài có sách dịch tại Việt Nam hiện nay – xét theo những đặc trưng của chức năng giải trí của văn học, đặc trưng của văn học giải trí, không những có thể tìm hiểu đặc trưng tiểu thuyết của ông, mà còn có thể lý giải sức hấp dẫn của tiểu thuyết giải trí ngoại văn đối với độc giả Việt Nam
Trang 36CHƯƠNG 2 TÍNH GIẢI TRÍ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MARC LEVY
NHÌN TỪ MÔ TUÝP CHỦ ĐỀ VÀ NHÂN VẬT 2.1 Mô tuýp chủ đề
Chủ đề là cách thức xây dựng và thể hiện nội dung của một tác phẩm văn học, là “vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học” Chủ đề là “phương diện cơ bản có tính khách quan của nội dung tác phẩm”, nó có cội nguồn hiện thực, do tác giả xây dựng nên và được cảm nhận bởi bạn đọc
Được hình thành nên bởi đặc trưng giải trí của văn học, chủ đề chính trong các tác phẩm văn học giải trí là những chủ đề gần gũi và dễ tiếp cận, tác động đến phần lớn độc giả bình dân như tình yêu, khoa học viễn tưởng, trinh thám, kinh dị, kiếm hiệp… Là một tác giả nổi tiếng của dòng văn học giải trí, văn học lãng mạn, Marc Levy cũng lựa chọn cho mình chủ đề sáng tác có tính hấp dẫn, luôn thu hút đông đảo sự quan tâm của bạn đọc là Tình yêu Các chủ
đề chính trong sáng tác của ông là tình yêu nam nữ, tình cảm gia đình, tính dục
2.1.1 Những câu chuyện tình yêu lãng mạn ngọt ngào mang đậm màu sắc
“ngôn tình”
Chủ đề tình yêu trong dòng văn học giải trí được xây dựng nên bởi rất nhiều mô tuýp, nhiều màu sắc, nhưng tựu chung lại đều đậm chất lãng mạn, câu chuyện tình ngọt ngào khó quên Ở Pháp có văn học lãng mạn, ở châu Á
có “văn học linglei”, “ngôn tình” Trung Quốc, văn học Heian Nhật Bản… là nơi chủ đề tình yêu được khai thác nhiều, một dòng văn học nữ tính Thị trường ngoại văn ở Việt Nam nổi tiếng nhất là văn học linglei, văn học lãng mạn Pháp, Mỹ và văn học Nhật Bản
Trang 37Nếu như ở châu Á, văn học giải trí chủ đề tình yêu là những sự phá cách khỏi ràng buộc định kiến và tìm đến cái tôi cá nhân, tự do, thì ở châu Âu, văn học lãng mạn với chủ đề tình yêu luôn đi cùng với màu sắc tôn giáo, kỳ
ảo hay phiêu lưu, trinh thám Guillaume Musso – một tác giả nổi tiếng của dòng văn học tình cảm lãng mạn Pháp đương đại – được các nhà phê bình Pháp đánh giá “là sự kết hợp hoàn hảo giữa Marc Levy và Stephen King” Tiểu thuyết của anh mang đậm màu sắc liêu trai, hấp dẫn và đầy cảm hứng lãng mạn Những độc giả trung thành của nhà văn Pháp ví anh như “bậc thầy của những bất ngờ” bởi Musso luôn sắp đặt một cách tài tình để các nhân vật gặp nhau ở những tình huống ít ai ngờ tới Còn với Marc Levy, các sáng tác
về chủ đề tình yêu nam nữ của ông đều đem lại cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng trong trẻo, lãng mạn, lắng đọng và hạnh phúc vẹn tròn như một câu chuyện cổ tích Tiểu thuyết tình yêu của Marc Levy đậm chất “ngôn tình” nhưng cũng đầy tính phiêu lưu và giàu triết lí
Trước hết là những suy nghĩ, cảm nhận về tình yêu của riêng tác giả
Với Levy, “Tình yêu là một mảnh hy vọng, là sự hồi sinh bất diệt của thế giới,
là con đường dẫn tới miền đất hứa” [25, 176], “chỉ khi một người bắt đầu biết yêu thì anh ta mới thực sự trở thành con người Sự sáng tạo ra con người có thể không hoàn hảo, song chẳng có gì trong vũ trụ có thể hoàn hào hơn hai con người yêu nhau” [25, 177] Không biết được rằng tình yêu đã tạo ra Chúa Trời hay Người tạo ra tình yêu, cũng không biết đâu là định nghĩa đúng đắn nhất về tình yêu, nhưng có một điều chắc chắn rằng tình yêu là điều tuyệt diệu không thể thiếu của sự sống
Trong tiểu thuyết của Marc Levy, muốn có được tình yêu, phải can đảm vượt qua những nỗi đau quá khứ, những nỗi sợ hãi của bản thân Tiểu thuyết
tình yêu của ông không có kẻ xấu, không có người thứ ba chen ngang, vì vậy
“đối thủ” duy nhất của nhân vật là chính bản thân nhân vật Chỉ khi can đảm
Trang 38thổ lộ tình yêu, can đảm sống với những cảm xúc của mình, đối mặt với những khó khăn và cố gắng hoàn thiện bản thân vì người kia, thì nhân vật mới cảm nhận được đủ mọi cung bậc, mùi vị của tình yêu Làm thế nào để biết đã đến thời điểm cần bày tỏ tình cảm với đối phương, Marc Levy đã giải đáp vấn
đề đó qua đoạn đối thoại giữa Mia và Paul trong Chuyện chàng nàng:
“ - Khi yêu một người đàn ông thì cô không thổ lộ tình cảm của mình cho anh ta biết hay sao?
- Và làm cách nào để biết đã đến thời điểm tiết lộ sự thật?
- Khi ta đã cảm thấy yên lòng, tôi cho là thế.” [31, 188]
Con người trưởng thành luôn sợ hãi và suy nghĩ quá nhiều Bởi khi yêu, họ sẽ không chỉ nghĩ cho bản thân mình mà luôn đặt vị trí của người mà họ thương
lên trên hết thảy Vì vậy Ethan trong Chuyến du hành kỳ lạ của ngài Daldry
đã thổ lộ: “điều duy nhất tôi có thể làm cho cô ấy để chứng tỏ tình yêu của mình đó là rời xa cô ấy, càng xa càng tốt, hẳn tôi phải đến tận cùng thế giới… Bởi làm thế tôi sẽ tránh cho cô ấy gặp phải một kẻ như tôi Tôi là một kẻ cô độc, một gã độc thân chai sạn, với những thói quen gàn dở Hơn nữa, những tình cảm đẹp đẽ nhất rốt cuộc rồi cũng sẽ hao mòn, tất cả rồi sẽ mất giá
Trang 39Không, tin tôi đi, trong chuyện yêu đương, cần phải biết ra đi trước khi quá muộn; mà trong trường hợp của tôi trước khi quá muộn tức là trước khi tỏ tình…” [30, 239] Ethan có những suy nghĩ như vậy bởi anh có tuổi thơ bị hình ảnh người cha phản bội mẹ ám ảnh, anh sợ mình sẽ trở thành một người không đủ tốt trong tình yêu “Bởi vì khi nhìn mẹ đau khổ, tôi đã nghiệm ra rằng với một người đàn ông, yêu tức là hái lấy vẻ đẹp của một người phụ nữ, cất vào tủ kính để nàng cảm thấy an toàn trong đó rồi chiều chuộng ngàng… cho tới khi thời gian làm nàng phai tàn, lúc ấy người đàn ông lập tức đi hái lượm những trái tim khác Tôi đã tự hứa với lòng mình nếu một ngày nào đó
có yêu, yêu thực sự, thì tôi sẽ gìn giữ bông hoa, không cho phép mình ngắt nó” [30, 242] Cho đến khi anh bị Alice phát hiện, anh mới thổ lộ nỗi lòng của mình, sự ám ảnh và lo sợ vô hình đã khiến anh lặng im: “Cô hỏi tôi tại sao ư?
Cô không thể tưởng tượng được một người đàn ông được hấp thụ nền giáo dục như tôi mà lại nhận thấy mình đang phát điên vì yêu thì như thế nào đâu
Cả đời tôi, tôi chưa bao giờ sợ ai như sợ cô Ý nghĩ yêu cô đến nhường ấy khiến tôi e sợ mình sẽ giống bố hơn bao giờ hết, và hẳn rồi tôi cũng sẽ vô cớ bắt người phụ nữ mình yêu thương phải gánh chịu nỗi đau khổ tương tự” [30, 357] Tình yêu là một món quà tặng vô giá của sự sống, nhưng nếu không can đảm vượt qua những nỗi sợ hãi vô hình, thì con người không thể có được một tình yêu vẹn toàn, không có được sự thanh thản trong tâm hồn Ai cũng có lúc vấp ngã, câu chuyện tình yêu của Levy bắt đầu bằng những sự mất mát, bằng những nỗi sợ hãi và những lo lắng không thể khiến đối phương hạnh phúc Đó
là tâm lí chung, hoàn cảnh chung của tất cả mọi người, nên câu chuyện trong cuốn tiểu thuyết trở nên gần gũi, chân thực hơn
Tình yêu có thể làm nên những điều kì diệu, to lớn Nguyên nhân của
việc có “kiếp sau” được Marc Levy thần thánh hóa tình cảm, biến nó trở thành nguồn gốc của sự sống, tình cảm đủ mạnh có thể giúp linh hồn trở nên
Trang 40bất tử và tìm kiếm nhau ở những kiếp sống khác Tình yêu đủ lớn, con người
có thể hy sinh tất cả vì nhau, thậm chí là cả mạng sống Jonathan đã nguyện chết cùng Clara để giữ gìn cho sự bất tử của mối tình truyền kiếp, như họ đã
làm ở những kiếp sống trước Ở Nếu em không phải một giấc mơ, tình yêu đã
khiến Arthur liều lĩnh và quyết đoán đánh cắp xác của Lauren để giữ mạng sống cho cô, để đánh thức niềm ham sống của một cô gái trẻ, để bảo vệ cho
tình yêu của hai người, và trong Gặp lại, Lauren cũng bất chấp nguy hiểm của
bản thân và cả sự nghiệp để đánh cắp bệnh nhân Arthur, đưa về bệnh viện chữa trị kịp thời Việc làm liều lĩnh đó không hoàn toàn xuất phát từ lương tâm bác sĩ, mà đó còn là vì trái tim cô nhận ra anh là người đàn ông đã cứu cô,
đã yêu cô và chờ đợi cô tỉnh lại Zofia và Lucas trong Bảy ngày cho mãi mãi
cũng chấp nhận mạo hiểm tính mạng của mình để ở bên nhau Một thiên thần muốn học làm tay sai của quỷ, muốn thấu hiểu người mình yêu Một ác quỷ muốn bảo vệ những thiên lương trong sáng của người yêu mà chống lại mệnh lệnh Cuối cùng Lucas quyết định hi sinh bản thân để Zofia được trở về Thiên đường, để phe của Chúa Trời chiến thắng Ác Quỷ Triết lí thứ hai về tình yêu của Marc Levy: Nơi nào không có em, nơi đó anh cũng không tồn tại, tình yêu không có nghĩa lí gì khi không thể được ở cạnh nhau
Tình yêu là sự đồng hành, là những giây phút bình dị nhất Đó là sự bất
đồng, to tiếng cãi vã nhưng ngay sau đó là tha thứ cho nhau của bà Mama Can
dành cho chồng mình trong Chuyến du hành kỳ lạ của ngài Daldry Với bà,
“tình cảm được gây dựng từ từ như khi người ta xây nhà ấy, từng viên, từng viên gạch một Cháu đừng tưởng ta say ông chồng đầu bếp của ta ngay từ cái nhìn đầu tiên nhé! Nhưng sau bốn mươi năm chung sống, giờ ta yêu ông ấy kinh khủng Ta học cách yêu mến những tính tốt và bằng lòng với những khuyết điểm ở ông ấy, còn khi nào tức giận ông ấy như tối hôm qua thì ta lánh
đi và suy ngẫm… Ta hình dung ra một cái cân; trên đĩa cân bên này, ta đặt