1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Skkn skkn một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường mầm non họa mi

23 514 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 442,43 KB

Nội dung

Vì vậy, giáodục cho trẻ có kiến thức về văn hóa, pháp luật giao thông là bài học không thểthiếu ở các trường mầm non.Mặc dù, nội dung an toàn giao thông đã được đưa vào một chủ đề trongc

Trang 1

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 4

3 Đối tượng nghiên cứu 4

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

II.PHẦN NỘI DUNG 5

1.Cơ sở lí luận 5

2.Thực trạng 6

3 Nội dung và hình thức thực hiện biện pháp 9

a Mục tiêu của biện pháp 9

b Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp 10

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo giáo viên 10

Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp 10

Biện pháp 3: Phát động phong trào thi đua 13

Biện pháp 4: Khuyến khích giáo viên sưu tầm 15

Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hoạt động 16

Biện pháp 6: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền 18

c Mối quan hệ giữa các biện pháp 20

d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 20

III.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 22

1.Kết luận 22

2.Kiến nghị 22

Trang 2

Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dung

giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi.

I Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Trước đây, khi theo dõi một phóng sự trên truyền hình, tôi đã lặng người đi

khi nghe nhà báo Quản Hồng Đức chua xót nói: "Mỗi ngày Việt Nam có hơn 30

người đột ngột và vĩnh viễn từ bỏ cuộc sống trong khi đi lại trên đường Và tử thần sẽ gọi tên ai trong số chúng ta?" Tôi đã từng nghe, tên những con đường gắn

liền với những vụ tai nạn giao thông thảm khốc Tôi đã từng nghe, những câuchuyện của bậc làm cha làm mẹ phải đau đớn tận mắt chứng kiến cảnh con gái nhỏ

bị xe tải cán như hoàn cảnh trong vụ tai nạn của bé Huỳnh Thị Hoài Ngọc (3 tuổi)

ở Củ Chi Làm sao để tránh những rủi ro khi ngày ngày phải đối mặt với nhữngluồng xe đông vội vã chen lấn khi tắc đường, khi xe máy cũng muốn tranh vỉa hèvới người đi bộ? Nghịch lý ấy diễn ra hằng ngày hằng giờ, trên mọi nẻo đườnggiữa cuộc sống hiện đại, là câu hỏi không có lời giải đápkhi kẻ thù mang tên “tainạn giao thông” vẫn chưa thể chế ngự Người ta không khỏi rùng mình trướcnhững thông tin đáng sợ về sự thiệt hại con người và tài sản do tai nạn giao thônggây ra hàng ngày, hàng tháng, hàng năm Theo Ủy ban An toàn giao thông quốcgia, năm 2016 (tính từ 16-12-2015 đến 15-12-2016), cả nước xảy ra 21.589 vụ tainạn giao thông, làm chết 8.685 người, làm bị thương 19.280 người Nếu nhẩm tính

sơ lược, ta sẽ giật mình khi biết được trung bình có khoảng 30 người tử vong mỗingày, mỗi năm hơn chục ngàn ngườichết do tai nạn giao thông Tình hình tai nạngiao thông năm 2016 tuy đã có dấu hiệu giảm so với cùng kỳ năm 2015 (giảm1.261 vụ, giảm 43 người chết, giảm 1.792 người bị thương) Nhưng đó vẫn chưathể là dấu hiệu đáng mừng cho đất nước Đa phần các vụ tai nạn giao thông xảy ra

là do ý thức của người tham gia giao thông (chiếm 71,6%) Đã đến lúc mỗi ngườiViệt Nam cần phải nhận thức sâu sắc về tác hại khôn lường của tai họa này đếntoàn bộ tiến trình vươn lên của dân tộc, đến sự phát triển lành mạnh của giống nòi.Cần phải dũng cảm và chân thành nhìn thẳng vào sự thật là trong nỗi đau tai nạngiao thông có lỗi và trách nhiệm của từng cá nhân, của cả cộng đồng

Bên cạnh lòng quyết tâm chúng ta còn cần sự đổi mới trong cách thức thựchiện, nhất là trong việc giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường.Trường học

là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để giáo dục trẻ hiệu quả, tạo ra cho trẻ nhữngsân chơi bổ ích, giúp trẻ học hỏi từ cô và các bạn cùng trang lứa nhiều thói quentích cực.Trẻ em thường rất nhạy bén, cập nhật kiến thức, thông tin nhanh, dễ bắtchước, nên đây là thế mạnh của trẻ cần được khai thác Sau khi được trang bị vốnkiến thức về văn hóa, pháp luật nói chung và luật lệ an toàn giao thông nói riêng,

Trang 3

chính các em sẽ là những tuyên truyền viên trong việc chấp hành pháp luật về antoàn giao thông và hình thành “Văn hóa giao thông” trong cộng đồng Vì vậy, giáodục cho trẻ có kiến thức về văn hóa, pháp luật giao thông là bài học không thểthiếu ở các trường mầm non.

Mặc dù, nội dung an toàn giao thông đã được đưa vào một chủ đề trongchương trình giáo dục mầm non và đã được khai thác đưa ra nhiều đổi mới trongcác đề tài nghiên cứu, nhưng có lẽ vẫn chưa đạt được hiệu quả như trông đợi Giáoviên còn lúng túng về phương pháp, giờ học chưa hấp dẫn vì nhiều khi chỉ đơn thuần là

cô giảng trò nghe, không có sự tích hợp nhiều hoạt động thú vị thu hút trẻ Mặt khác,giáo viên còn e ngại trong việc ứng dụng phương pháp mới, chưa nắm vữngphương pháp tích hợp nên còn áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc

Vì vậy, thông qua việc dạy học lồng ghép qua các môn học, các hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp, tôi mong muốn giáo viên và học sinh có kiến thức cơ bản, nângcao hiểu biết, ý thức, trách nhiệm của mình về an toàn giao thông Để một nội dungvốn không mới nhưng vẫn thu hút được trẻ và đạt hiệu quả tích cực, tôi nhận thấycần lựa chọn những phương pháp mới, phương pháp hay để áp dụng trong giờ học

ở trường mầm non

Bên cạnh việc lồng ghép vào các tiết dạy giáo viên cần chú ý xây dựng hìnhảnh trực quan an toàn giao thôngở mỗi lớp học; xây dựng góc tuyên truyền vớinhững đồ chơi, những bức tranh giới thiệu về các phương tiện, các hình ảnh, tìnhhuống đúng, sai của người lớn, của các bạn nhỏ khi tham gia giao thông để các bénhận biết Trong khuôn viên, nhà trường cũng đặt các biển hiệu pa - nô trên đó cócác bài hát, bài thơ với nội dung giáo dục an toàn giao thông Giáo viên chính làngười mở đường, dẫn dắt trẻ bước đi trên con đường tri thức, mở cánh cửa đưa antoàn giao thông về với mọi nhà.Người quản lý sẽ là người trực tiếp hướng dẫn, chỉđạo cho giáo viên thực hiện các biện pháp cụ thể, giúp giáo viên nắm bắt đượckiến thức và có kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp

Nhằm giải quyết những vướng mắc mà giáo viên còn gặp phải khi giảng dạynội dung an toàn giao thông trong trường mầm non và hướng đến mục đích xâydựng cho trẻ lối ứng xử văn minh khi tham gia giao thông, với trách nhiệm của

người cán bộ quản lý chuyên môn, tôi trăn trở và quyết định thực hiện đề tài “Một

số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi” Qua đề tài này, tôi mong muốn sẽ đem lại

phương pháp dạy mới đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục an toàn giao thôngcho trẻ mầm non

Trang 4

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Từ công tác đánh giá thực trạng việc tích hợp nội dung giáo dục an toàngiao thông ở trường Mầm non Họa Mi, tôi phát hiện nhiều vướng mắc thường gặptrong hoạt động nghiệp vụ sư phạm của giáo viên Do đó, tôi đã đề ra kế hoạch bồidưỡng nâng cao chất lượng dạy học cho đội ngũ giáo viên về nội dung an toàngiao thông

Thêm vào đó, tôi nhận thấyý thức của trẻ bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ, thóiquen của cha mẹ Vì vậy, chúng ta cần đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu, sáng tạo,chủ động và tích cực hơn để việc giáo dục an toàn giao thông không chỉ là hìnhthành ý thức cho học sinh, mà qua các em nhà trường chuyển những thông điệp vềthực hiện an toàn giao thông đến với phụ huynh và toàn xã hội

Hướng dẫn thêm cho các giáo viên tổ chức nhiều tiết dạy dưới hình thứccuộc thi về an toàn giao thông để chủ đề này gần gũi hơn với trẻ Đồng thời, tôicùng các giáo viên tìm kiếm các tư liệu, tranh ảnh, sách truyện có liên quan đếngiao thông để làm phong phú thêm giá sách của các lớp

Qua các biện pháp nêu ra, tôi mong muốn tạo điều kiện để an toàn giaothông trở nên thân thuộc, gần gũi hơn với trẻ nhỏ Thông điệp về an toàn giaothông được chú trọng và nhắc nhở hàng ngày sẽ giúp trẻ phần nào nhận thấy tầmquan trọng của vấn đề, có thói quen hành xử theo pháp luật, giảm thiểu những suynghĩ sai lầm trái pháp luật trong cuộc sống

3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dunggiáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi, xã Quảng Điền,huyện Krông Ana,tỉnh DakLak

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

*Về nội dung:Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép, tích hợp nộidunggiáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi, xã QuảngĐiền, huyện Krông Ana, tỉnh DakLak

* Đối tượng khảo sát: Giáo viên trường Mầm non Họa Mi

* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2016 đến tháng 3/2017

5.Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, khái quát, hệ thống hóacác tài liệu có liên quan

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 5

- Phương pháp khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên.

Nhận thức được tầm quan trọng của an toàn giao thông, Chính phủ đã có rấtnhiều nỗ lực để đẩy mạnh giáo dục an toàn giao thông Từ năm 2007, Chính phủ

đã ban hành Nghị quyết số 32/2007ngày 29/6/2007 “Về một số giải pháp cấp bách

nhằm kiềm chế tai nạn giao thông”, đưa ra những giải pháp cấp bách: “đẩy mạnh

công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giaothông”.Theo Nghị định của Chính phủ, từ ngày 15/12/2007, “tất cả mọi người đềuphải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy” Tuy nhiên, các con sốthống kê về tai nạn giao thông cho thấy tình hình giao thông vẫn chưa được khảquan, vẫn chưa có cơ quan chức năng nào có thể đưa ra hướng giải quyết tối ưu.Xóa bỏ tai nạn giao thông dường như đang đi vào lối mòn bế tắc

Hiện nay, tai nạn giao thông xảy ra vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau.Chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự

an toàn của người đi đường Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rảiđinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thaylốp Họ chỉ biết quan tâm đến lợi ích vụn vặt trước mắt mà không hề hiểu hết được

sự nguy hiểm khôn lường từ hành động sai trái đó.Những chiếc đinh nhọn sẽ làmthủng săm xe của người đi đường, đồng thời khiến người ngồi trên phương tiệngiao thông với tốc độ cao sẽ đột ngột bị văng ra khỏi xe và dẫn đến nguy cơ tửvong rất lớn.Ta còn bắt gặp những kẻ vì ham muốn đua đòi thể hiện, vì nông nổi

ưa thích phô trương, vì muốn được đặt danh “con nhà giàu” mà mang tai nạn đếncác nẻo đường bằng những cuộc đua xe trái phép Lợi ích vật chất từ những cuộcđua xe trái phép thường là không nhiều hoặc là không quá cần thiết với những

“cậu ấm cô chiêu” này, nhưng tai họa từ những đường đua tốc độ luôn rình rậpnhững kẻ trong cuộc và cả những người vô tội tham gia giao thông trên cùng tuyếnđường Ngoài ra, nguyên nhân gây ra tai nạn có thể do chất lượng đường sá củamột số tuyến đường còn hạn chế, ổ gà ổ voi đánh bẫy người đi đường Tuy nhiên,

Trang 6

hầu hết tai nạn bắt nguồn từ ý thức của con người, bởi nếu như họ biết quý bảnthân mình, biết quan tâm đến người khác, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽchẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên,nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và

xã hội

Trong các vụ tai nạn giao thông, nạn nhân là trẻ em chiếm một con số khôngnhỏ Vì vậy, giáo dục cho trẻ nhận thức về an toàn giao thông là điều vô cùng quantrọng Đây không chỉ là nhiệm vụ học tập của các em mà còn là cách để giữ gìncuộc sống an toàn Việc học của các em không chỉ là đơn thuần tiếp nhận kiếnthức mà nên là quá trình chơi mà học Thực tế đã cho thấy, tích hợp là phươngpháp khả thi giúp mềm hóa vấn đề thời sự nóng hổi này thành câu chuyện gần gũivới trẻ Tích hợp là sự lồng ghép giáo dục về an toàn giao thông vào nội dung cácmôn học, các hoạt động của nhà trường một cách hài hòa Chúng ta có thể tích hợptoàn phần hoặc một phần nhỏ trong bài dạy sao cho hợp lý

Với việc khai thác đề tài an toàn giao thông để tích hợp trong dạy học, giáoviên có thể thiết kế thành công những giờ học hấp dẫn Những câu chuyện, bộphim, tranh ảnh về an toàn giao thông để trẻ dễ dàng hơn trong việc lĩnh hội và táitạo kiến thức Tuy nhiên, trong khi giáo dục trẻ, giáo viên cần xem xét mức độ tíchhợp như thế nào cho phù hợp nội dung, đặc điểm lứa tuổi Khai thác nội dung giáodục an toàn giao thông cần có chọn lọc, có tính tập trung vào nội dung chính, cómục đích nhất định, không tràn lan, tùy tiện

2.Thực trạng

Tôi đã đưa ra bảng câu hỏi khảo sát đầu năm về tình hình tìm hiều pháp luật

và định hướng giảng dạy nội dung an toàn giao thông của các giáo viên trongtrường và thu được một số kết quả quan trọng

* Bảng câu hỏi khảo sát:

1 Chính phủ đã lựa chọn tháng nào hàng năm làm tháng “an toàn giaothông”?

2 Việc tìm hiểu, tiếp cận pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông củađồng chí như thế nào?

vấn đề về giao thôngthì mới tìm hiểu quyđịnh liên quan

Trang 7

3.Theo đồng chí, nguyên nhân chính dẫn đến việc người dân còn thờ ơ vớiquy định pháp luật giao thông là gì?

a.Bản thân không thích tìm hiểu hoặc không có môi trường,

điều kiện tiếp cận pháp luật

c.Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được đẩy

mạnh, công tác tuyên truyền còn cứng nhắc, không hiệu quả

c Đưa vào chủ đềphương tiện giaothông 

5 Gia đình có cần kết hợp với nhà trường giáo dục trẻ an toàn giao thôngkhông?

6 Có cần tổ chức cho trẻ trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục an toàn giaothông ngay ở trường/ lớp?

7 Nên cho trẻ được trải nghiệm, được tham gia thực tế với các tình huốnggiao thông trong giờ học hoặc cuộc thi để làm quen với an toàn giao thông ởtrường/ lớp?

8 Đồng chí có thường xuyên sưu tầm bài thơ, bài hát, câu chuyện về an toàngiao thông cho trẻ không?

*Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên về giáo dục trẻ mầm non nội dung an

toàn giao thông

St

t

Nội dung khảo sát

Tổng số giáo viên

Đánh giá

Trang 8

1

Giáo viên nhận thức vai trò của

việc tìm hiểu và tuyên truyền

pháp luật giao thông

2

Chú trọng lồng ghép tích hợp

giáo dục an toàn giao thông vào

các môn học, các hoạt động trong

ca, hò vè, có nội dung về an

toàn giao thông để đưa vào dạy

trẻ

18

4

Làm tốt công tác phối hợp với

phụ huynh để cùng giáo dục nội

dung an toàn giao thông cho trẻ

mầm non

18

* Phân tích, đánh giá các vần đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra

Qua khảo sát, tôi nhận thấy giáo viên đã có sự quan tâm nhất định về an toàn giaothông, trong quá trình giảng dạy đã tích hợp nội dung giáo dục trong một số môn học,một số hoạt động ngoài giờ lên lớp An toàn giao thông vốn đã là một nội dung trongdạy học ở trường mầm non, tuy nhiên vẫn cần sự quan tâm đặc biệt của các cán bộ quản

lý nhằm hướng dẫn giáo viên tìm ra giải pháp đổi mới, thu hút trẻ học tập, sáng tạo Cácnguồn tư liệu như tài liệu, sách báo tuy phong phú nhưng đôi lúc vẫn chưa thể bắt kịpthời đại bùng nổ thông tin như ngày nay.Giáo viên ít đổi mới để nội dung an toàngiao thông thu hút trẻ mà chủ yếu dựa vào khuôn mẫu nội dung có sẵn của chủ đềphương tiện giao thông Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựngnội dung kế hoạch dạy học tích hợp và đặc biệt còn lúng túng về phương pháp, khiếnhiệu quả việc tích hợp nội dung giáo dục giao thông chưa cao

Thêm vào đó, đa số phụ huynh làm nghề nông, thường đi làm ruộng, rẫy từsáng sớm nên ít có thời gian trò chuyện, hướng dẫn con về an toàn giao thông.Nhiều phụ huynh còn xem nhẹ việc giáo dục trẻ về an toàn giao thông, không nhắcnhở trẻ thực hiện đúng quy định giao thông, để trẻ tùy ý nô đùa giữa đường, khôngđội mũ bảo hiểm cho trẻ trong thư viện nhà trường, qua các phương tiện thông tin đạichúng và qua mạng internet là phương tiện hỗ trợ hiệu quả cần được giáo viên khai tháctriệt để

Trang 9

Các cụ ta đã từng dạy: “Uốn cây từ thưở còn non/ Dạy con từ thưở con còn

bi bô” Mầm non là lứa tuổi trẻ học cách nhận biết những điều hay lẽ phải, do đó

những điều cô giáo dạy hôm nay sẽ khắc ghi trong trẻ đến mai sau Vì vậy, nếumuốn thế hệ trẻ có “văn hóa giao thông” thì ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp trồngngười, mỗi cô giáo phải chú trọng “uốn cây” theo nếp sống tích cực, xây dựngtrong trẻ thói quen ứng xử hợp lý, hợp tình trong tham gia giao thông Bản thân làcán bộ quản lý vững vàng về chuyên môn, tâm huyết với việc tích hợp nội dunggiáo dục trẻ về an toàn giao thông vào chương trình giáo dục trẻ mầm non, tôi hiểu

rõ tầm quan trọng của việc phải cải biến những khó khăn từ thực trạng Tôi nhậnthấy, nếu chỉ giảng dạy an toàn giao thông bó hẹp trong một chủ đề phương tiệngiao thông thì không thể đạt được mục đích quan trọng mà đề tài đặt ra nói riêng

và yêu cầu giáo dục nhân cách cho trẻ nói chung Phương pháp cũ mà giáo viên ápdụng chỉ đơn thuần là truyền đạt những kiến thức sẵn có trong sách vở mà khôngquan tâm nhiều đến khả năng tiếp thu và sự hứng thú của người học với vấn đề

Do đó, một vấn đề tưởng chừng quen thuộc như an toàn giao thông nhưng vẫnchưa thể khắc ghi trong ý thức trẻ

Việc dạy học cũng như nấu ăn, để một món ăn cũ vẫn ngon và thu hút trẻ, cô giáocần thêm nhiều gia vị và trang trí món ăn thật đẹp mắt Dựa vào những thuận lợi sẵn

có, tôi đã cùng các giáo viên nghiên cứu thực hiện nhiều biện pháp hữu ích nhằmlồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông vào hoạt động hàng ngày.Mọi lỗ hổng kiến thức đều có thể bù đắp lại nhờ nỗ lực của người có cố gắng, vìvậy, tôi luôn động viên giáo viên không ngừng tìm tòi sáng tạo Trường có nhiềugiáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng cókhả năng truyền thụ kiến thức cho trẻ tốt nên những nhiệm vụ mà đề tài đặt rahoàn toàn có thể thành công

3 Nội dung và hình thức thực hiện biện pháp

a.Mục tiêu của biện pháp

Qua quá trình tìm hiểu thực tế áp dụng phương pháp tích hợp, tôi nhận thấy đây làphương pháp không quá khó nhưng mang lại hiệu quả đáng trông đợi Trong giờ học,giáo viên có thể truyền đạt một cách linh hoạt nhiều nội dung cho trẻ mà không nhồinhét quá tải kiến thức Mỗi nội dung được chia nhỏ ra phù hợp với từng hoạt động trongngày phù hợp với chủ đề Với quy mô lớn hơn, các lớp có thể cùng nhau sinh hoạt ngoạikhóa hoặc tham gia các cuộc thi vui tươi phù hợp lứa tuổi về tìm hiểu an toàn giao thông.Ngoài ra, những hoạt động này có thể thu hút sự quan tâm của đông đảo phụ huynh họcsinh và giáo viên trong trường, truyền tải nhiều kiến thức bổ ích và thú vị đến đông đảomọi người Mỗi biện pháp được thực hiện là mỗi bước để đưa an toàn giao thông đạt kếtquả tích cực trong giáo dục mầm non Qua đó, tôi muốn hướng đến mục đích thay đổi

Trang 10

nhận thức của người điều khiển phương tiện,giảm thiểu tai nạn giao thông.Đồngthờitôi mong rằng có thểbổ sung kiến thức, hoàn thiện kĩ năng sư phạm, đẩy mạnh

sự phát triển về nghiệp vụ cho tất cả giáo viên trong nhà trường

b Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung giáo dục về an toàn giao thông trong chương trình giáo dục trẻ mầm non.

Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc lồng ghép giáo dục an toàn giaothông cho học sinh chỉ có thể đạt kết quả tốt khi người quản lý chuẩn bịkế hoạch

kĩ lưỡng Xây dựng kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt,có tác dụng chỉ đạo, là labànđịnh hướng cho hoạt động đi được đến điểm đích

Nhìn vào tình hình thực trạng của nhà trường, cũng như những vấn đề giáodục an toàn giao thông ở Việt Nam, tôi nhận ra những điểm mạnh và những điềucòn hạn chế trong công tác chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông.Do vậy, ngay từđầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện công tác giáodục lồng ghép giáo dục an toàn giao thông cho trẻ như sau:

- Tổ chức chuyên đề lý thuyết và thực hành những kiến thức cơ bảnvề luật

lệ an toàn giao thông cho giáo viênđưa nội dung giáo dục an toàn giao thông ngaytrong những ngày đầu năm học; định hướng giáo viên xây dựng kế hoạchgiáo dục,cách lồng ghép tích hợp vào các chủ đề trong năm,các hoạt động trong ngày, giúptrẻ nhận biết luật lệ an toàn giao thông

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức hội thi “Bé với an toàn giao thông” cấptrường vào tháng 9, hưởng ứng tháng an toàn giao thông cho tất cả học sinh và phụhuynh tham gia

- Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên truyền của lớp đưa nội dung giáodục kiến thức an toàn giao thông cho phụ huynh, học sinh và cộng đồng hiểu rõtầm quan trọng của việc thực hiện tốt luật lệ giao thông

- Tham mưu với hiệu trưởng mua một số tài liệu có liên quan đến việchướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về an toàn giao thôngcho giáo viên thamkhảo

Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp giáo dục an toàn giao thông vàomột số hoạt động trong ngày phù hợp với từng chủ đề.

Trang 11

Trong chương trình Giáo dục mầm non, nội dung Giáo dục an toàn giaothông được thực hiện thông qua chủ đề phương tiện giao thông (khoảng 3-4tuần).Ngoài ra còn có thể tích hợp vào một số chủ đề khác như chủ đề gia đình,bản thân, nghề nghiệp, trường mầm non, Nội dung giáo dục an toàn giao thông

có thể tổ chức qua các hoạt động giáo dục như: Hoạt động học, hoạt động chơi,hoạt động tham quan, trải nghiệm thực hành.Với biện pháp này tôi đã chỉ đạo giáoviên nghiên cứu những nội dung phù hợp với các hoạt động trong ngày, với từngchủ đề để đưa vào dạy trẻ

VD: Với chủ đề “phương tiện giao thông”, cô có thể trò chuyện với trẻ vềmột số phương tiện giao thông, cho vào góc chơi tự chọn để vẽ, nặn, xé dán, chơi

lô tô, đô mi nô,làm những mô hình phương tiện mà trẻ thích

*Hoạt động ngoài trời:

Trẻ quan sát các phương tiện đi qua cổng trường: Họ chở những gì trên ô tô,

xe máy, xe đạp? Người điều khiển xe gắn máy thì cần phải đội cái gì trên đầu?(mũbảo hiểm) Mỗi xe chở được mấy người?Qua đó trẻ nhận thức được việc chấphành đúng luật khi tham gia giao thông đường bộ

Đếm số phương tiện mỗi loại đi qua cổng trường

Trò chơi: “Tín hiệu đèn giao thông” Cô điều khiển đèn giao thông, một sốtrẻ làm người đi bộ, một số trẻ làm ô tô, xe đạp…đi đúng quy định theo đèn giaothông của cô; chơi “Ô tô về bến”, “Bác tài xế giỏi”, …

Cho trẻ nhặt sỏi, lá cây ở sân trường để xếp các loại phượng tiện giao thông

* Hoạt động học:

Hoạt động học là hoạt động cung cấp kiến thứcnhiều nhất cho trẻ, vìvậygiáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học tích cựclấy trẻ làm trung tâm Trẻphải được trải nghiệm tham gia quá trình lĩnh hội kiến thức và các kỹ năng mới trẻchưa biết.Tùy theo độ tuổi mà giáo viên có thể lựa chọn nội dung giáo dục an toàngiao thông sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ

Ngày đăng: 15/06/2017, 21:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w