1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS dur kmăn

22 471 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,93 MB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANATRƯỜNG THCS DUR KMĂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ ĐƯA TÀI LIỆU ĐẾN GẦN VỚI BẠN ĐỌC NHIỀU HƠN Ở THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS DUR KMĂN” Thuộc lĩnh vực: Thư viện

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA

TRƯỜNG THCS DUR KMĂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ ĐƯA TÀI LIỆU ĐẾN GẦN VỚI BẠN ĐỌC NHIỀU HƠN Ở THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS DUR KMĂN”

Thuộc lĩnh vực: Thư viện

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Liên Chức danh: Nhân viên

Trang 2

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Sách, báo có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội như VI Lênin đã nói:

“Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩacộng sản” Với nhà trường thì sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì sách báo làhọc liệu cần thiết nhất, là người bạn gần gũi nhất của thầy và trò Giáo viên cần cósách nghiệp vụ, sách tham khảo, sách giáo khoa để giảng dạy và nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ Học sinh cần có sách tham khảo, sách giáo khoa, sách bàitập, sách thiếu nhi để học tập và giải trí sau những giờ học tập căng thẳng Ngoài ratrong thư viện cũng còn có những loại báo, tạp chí… cũng là nguồn tài liệu thamkhảo hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường

Chính vì vậy từ lâu thư viện có vai trò quan trọng, trở thành bộ phận trọngyếu không thể thiếu được trong nhà trường Nhận thức được vị trí, vai trò của sách,báo không những nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường mà còn nângcao đời sống tinh thần của bạn đọc Việc sử dụng sách, báo ngày càng tăng củagiáo viên và học sinh, đội ngũ cán bộ thư viện trường học không ngừng học hỏikinh nghiệm của các đồng nghiệp, trau dồi, mở rộng, nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của giáo viên và học sinh đốivới sách, báo

Giáo viên và học sinh có ý thức khi tham gia đọc sách, tìm tòi, khám phánhững cái hay, cái mới trong cuốn sách Tích cực tìm kiếm thông tin trên Internet(Thư viện điện tử) phục vụ cho việc học tập, nâng cao dân trí, thẩm mĩ ngay tại thưviện Bên cạnh đó việc đọc sách của một số bộ phận giáo viên và học sinh chưachủ động, chưa tích cực, lựa chọn những tài liệu không phù hợp với lứa tuổi, khốilớp của mình, chưa biết khai thác vốn tài liệu hiện có của thư viện Do đó hiệu quảmang lại chưa cao

CBTV: Nguyễn Thị Liên 2 Trường THCS Dur Kmăn

Trang 3

Mặt khác để thư viện không phải là “kho chứa sách” mà thư viện cần phảiphát huy hết vị trí, vai trò, chức năng của mình không những là nơi lưu giữ sách,báo, tạp chí và các loại tài liệu, các văn bản chỉ đạo của đảng, các cấp, các ngành

mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa trong nhà trường Là nơi bạn đọc đến đểmượn sách, tìm kiếm thông tin đáp ứng nhu cầu của bạn đọc góp phần thúc đẩyphong trào giảng dạy và học tập của đông đảo giáo viên và học sinh Xây dựngthói quen tự học, tự nghiên cứu trong học sinh và xây dựng nếp sống văn hóa mớicho mỗi thành viên trong nhà trường

Là một cán bộ thư viện trẻ mới ra trường lại công tác trong một ngôi trườngvùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn bản thân tôi luôn trăn trởtìm ra những biện pháp tích cực làm thế nào để đưa sách báo đến gần với học sinhnhiều hơn Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể và sựtham gia tích cực của tổ cộng tác viên thư viện nên tôi đã đưa ra sáng kiến kinh

nghiệm nho nhỏ: “Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều

hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn”

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

* Mục tiêu:

- Để đưa tài liệu đến với bạn đọc nhiều hơn

- Giúp cho bạn đọc tiếp cận được với vốn tài liệu phong phú của thư viện.Lựa chọn những tài liệu phù hợp với mình nhằm phát huy vai trò của sách gópphần nâng cao dân trí, nâng cao thẩm mĩ, tư tưởng đạo đức của bạn đọc

- Vòng quay của vốn tài liệu được tăng cường, tình trạng sách “chết”, sách

bị bỏ quên trong kho sẽ hạn chế

* Nhiệm vụ

Nghiên cứu, lựa chọn và đưa ra những biện pháp nhằm đưa tài liệu có trongthư viện đến với bạn đọc nhiều hơn

Trang 4

Biện pháp để sách, báo, tạp chí… (tài liệu) ở thư viện trường THCS DurKmăn đến với bạn đọc.

4 Giới hạn của đề tài.

Cán bộ viên chức và học sinh trường THCS Dur Kmăn trong 02 năm (nămhọc 2015 – 2016 và năm học 2016 – 2017)

5 Phương pháp nghiên cứu.

Khi thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số nhóm phương pháp như:

* Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp quy về thư viện

- Phương pháp phân tích, tổng hợp thông qua sổ mượn sách của giáo viên vàhọc sinh, sổ thống kê bạn đọc

* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra nhu cầu hứng thú đọc của bạn đọc

- Phương pháp quan sát, khảo sát thực tế tình hình đọc sách của bạn đọc

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

* Phương pháp thống kê toán học

II PHẦN NỘI DUNG

Bạn đọc ở thư viện trường THCS Dur Kmăn đó là toàn thể cán bộ viên chức

và học sinh trong nhà trường

CBTV: Nguyễn Thị Liên 4 Trường THCS Dur Kmăn

Trang 5

Sách, tài liệu chứa đựng những kinh nghiệm của loài người được truyền lại

từ thế hệ này sang thế hệ khác, sự tiến bộ của loài người có được là nhờ tiếp thu,khai thác và phát triển những tri thức của các thế hệ trước để lại Chỉ ra được sựphát triển những tri thức của các thế hệ trước để lại

* Cơ sở pháp lý

Bám sát theo điều 1 chương 1 quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT về quychế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông Cũng đã nhấn mạnh: “Thưviện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạtvăn hóa khoa học của nhà trường Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảngdạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựngthói quen tự học, tự nghiêm cứu cho học sinh Tạo cơ sở từng bước thay đổiphương pháp dạy và học Đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởngchính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường”

Bám sát các tiêu chuẩn theo quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 2tháng 1 năm 2003 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy định tiêuchuẩn thư viện trường phổ thông

Bám sát và thực hiện theo công văn số 11185/GDTH ngày 17 tháng 12 năm

2004 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư việntrường phổ thông

Trong những năm qua, song song với các văn bản chỉ đạo, kế hoạch nhiệm

vụ năm học của ngành đều nói tới vị trí, vai trò cũng như tác dụng của thư việntrường học Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana cũng có những văn bảnchỉ đạo hướng dẫn công tác thư viện vào đầu năm học

Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 của trường THCS DurKmăn

Căn cứ quy chế làm việc của trường THCS Dur Kmăn năm học 2016 –2017

Trang 6

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Trường THCS Dur Kmăn là một ngôi trường đóng trên địa bàn có điều kiệnkinh tế đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp Đa số học sinh là người dân tộcthiểu số chiếm hơn 50% tổng số học sinh toàn trường Năm học 2015 – 2016 tôi ápdụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọcnhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn” nhưng hiệu quả mang lại chưa cao

đã đáp ứng được một phần nào đó nhu cầu của bạn đọc Để đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của bạn đọc trường THCS Dur Kmăn năm học 2016 – 2017 tôi đã tiếp tụcnghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tìm ra những giải pháp, biện pháp tối

ưu nhất để có thể đưa vốn tài liệu của thư viện đến với bạn đọc nhiều hơn

Đặc điểm của sách: Tổng số vốn tài liệu

là 4063 bản sách Nguồn sách cơ bản đa dạng,

phong phú, có đầy đủ các loại sách như sách

giáo khoa, sách tham khảo, sách thiếu nhi, sách

nghiệp vụ, sách đạo đức, sách biển đảo, sách

kỹ năng sống… đã đáp ứng được nhu cầu của

bạn đọc Bên cạnh đó nguồn sách được bổ

sung hàng năm chưa mới, chưa có tính thời sự,

tài liệu địa phương còn hạn chế Vốn tài liệu

trong thư viện chưa có sự chọn lọc phù hợp

theo tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo Vì

nguồn bổ sung chính là sách nhà nước tài trợ (nguồn này có chọn lọc về nội dungnhưng rất hạn chế về số lượng), chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu củabạn đọc

Cơ sở vật chất cơ bản phục vụ được nhu cầu của bạn đọc Tổng diện tíchkho sách và phòng đọc là 54 m2 Chỗ ngồi dành cho giáo viên và cho học sinhchung Thư viện mở cửa phục vụ 6 buổi/ tuần Các khâu xử lý kỹ thuật như đăng

kí, đóng dấu, dán nhãn, phân loại, mô tả, sắp xếp… được thực hiện đầy đủ Tuy

CBTV: Nguyễn Thị Liên 6 Trường THCS Dur Kmăn

Trang 7

nhiên vào những giờ cao điểm, những buổi sinh hoạt chủ điểm… thì thư việnkhông thể phục vụ được hết nhu cầu của bạn đọc Hàng ngày có khoảng hơn 100học sinh có nhu cầu đọc trong khi thư viện có 40 chỗ ngồi không đáp ứng hết nhucầu của các em Học sinh học 2 buổi/ ngày đa số nhà các em ở cách xa trường 5 –

10 km nên các em ở lại trường vào buổi trưa mà thư viện không đáp ứng được nhucầu của các em trong lúc nghỉ giải lao

Công tác tuyên truyền giới thiệu sách, phục vụ bạn đọc, bổ sung tài liệu mới

đã được tiến hành thường xuyên Do đó đa số các em học sinh ham đọc sách, yêuthích sách nhưng các em vẫn chưa biết lựa chọn những loại sách phù hợp với mình.Đối với các em học sinh đầu cấp (khối 6) các em đến thư viện chỉ thích đọc, tìmnhững sách, truyện có nội dung ngắn, truyện tranh, truyện cổ tích Các em học sinh

có học lực khá thì các em lại thích đọc những loại sách tham khảo, sách ôn tập,sách bồi dưỡng học sinh giỏi để nâng cao dân trí, thẩm mĩ, đạo đức… Còn các em

có học lực thấp hơn thì các em thích đọc các loại truyện thiếu nhi, tiểu thuyết…Sau khi được tư vấn về sách, vai trò của sách đối với trường học và đời sống xã hộithì nhu cầu của bạn đọc đối với sách không ngừng tăng cao Hàng ngày có khoảng

100 – 120 lượt bạn đọc tài liệu truyền thống, 50 – 60 lượt bạn đọc truy cập tài liệuđiện tử (thư viện điện tử)

Nhà trường đã mở được một lớp phổ cập giáo dục tại buôn Krang với 20 emhọc sinh Các em không có điều kiện để đến thư viện đọc sách

Mặc dù được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ từ một trường caođẳng nhưng lại là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường chưa có kinh nghiệm nên tôikhông khỏi bỡ ngỡ trước nhiệm vụ được giao Tôi luôn trăn trở, băn khoăn nhất làlàm thế nào để đưa được vốn tài liệu này đến tay bạn đọc nhiều hơn trong khi kinhphí đầu tư cơ sở vật chất và hoạt động thư viện ngày càng được quan tâm Gópphần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong nhàtrường Với một cán bộ chuyên trách nhưng chưa có kinh nghiệm trong thực tế đâythực sự là một thử thách và nhiệm vụ nặng nề đối với tôi Tuy nhiên được sự giúp

Trang 8

đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức đoàn thể, các thầy cô giáo, sự thamgia tích cực của tổ cộng tác viên thư viện và sự nỗ lực của bản thân năm học 2016– 2017 tôi đã mạnh dạn tiếp tục đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp

để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS DurKmăn” Thư viện mở cửa phục vụ 10 buổi/ tuần

3 Nội dung và hình thức của giải pháp

a Mục tiêu của giải pháp

Tìm ra những giải pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thưviện trường THCS Dur Kmăn

Giúp bạn đọc tiếp cận được vốn tài liệu của thư viện góp phần nâng cao chấtlượng dạy và học trong nhà trường, nâng cao dân trí, thẩm mỹ, tư tưởng đạo đứccủa toàn xã hội

Tăng số vòng quay của sách

Nâng cao công tác phục vụ bạn đọc từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng công tác thư viện ở trường THCS Dur Kmăn

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Trường THCS Dur Kmăn đóng trên địa bàn xã Dur Kmăl là xã có điều kiệnkinh tế đặc biệt khó khăn Năm học 2016 – 2017 tổng số cán bộ viên chức toàntrường là 40, tổng số học sinh là 414 với 15 lớp Được sự quan tâm giúp đỡ, chỉđạo của các cấp các ngành và sự tham mưu của lãnh đạo nhà trường với các cấpchính quyền thư viện đã được đầu tư xây dựng ngay tại vị trí thuận lợi cho bạnđọc, không gian thoáng mát, dễ chịu Tuy nhiên phòng đọc của giáo viên và họcsinh còn chung nên chưa đáp ứng hết nhu cầu của bạn đọc Sau một thời gian trăntrở tôi đã tìm ra giải pháp thích hợp đáp ứng nhu cầu của bạn đọc một cách tốtnhất, giúp các em tiếp cận với tài liệu có trong thư viện ngày càng nhiều hơn Tôilên kế hoạch cụ thể và được sự đồng ý của Ban giám hiệu tôi đã bắt đầu kế hoạchcủa mình

CBTV: Nguyễn Thị Liên 8 Trường THCS Dur Kmăn

Trang 9

Một là xây dựng không gian thư viện

* Thư viện góc lớp (Góc thư viện)

Thư viện góc lớp là các giá, tủ để sách

để ở cuối lớp hoặc ở bên trên góc lớp thuận lợi cho các em tìm đọc Tùy thuộc vàođiều kiện của từng lớp mà bố trí các giá sách, kệ sách, tủ để sách cho phù hợp Môhình này bắt đầu từ mô hình trường học mới Việt Nam Hiện thư viện trườngTHCS Dur Kmăn đã xây dựng được 6 thư viện góc lớp tại các lớp học mô hìnhtrường học mới Việt Nam và đang được nhân rộng ra tất cả các lớp học khác trongnhà trường

Thư viện góc lớp cũng bao gồm tất cả các loại sách giáo khoa, sách thamkhảo, sách thiếu nhi, báo, tạp chí, dụng cụ học tập được đặt lên kệ, tủ để sách làmbằng sắt, gỗ sơn màu xinh xắn, trang trí đẹp mắt Thư viện góc lớp do các em trongban học tập, ban thư viện lớp phụ trách trông coi, cho mượn (gọi là cộng tác viênthư viện và các em học sinh này cũng nằm trong tổ cộng tác viên thư viện của nhàtrường) Phương châm của mô hình này là học sinh có thể đọc sách bất kì lúc nào

có thời gian rảnh rỗi, không cần đến thư viện mà vẫn có thể đọc sách Học sinh cóthể đọc sách trong giờ giải lao, những lúc ở lại buổi trưa mà thư viện không mởcửa Giáo viên đứng lớp là người hướng dẫn học, học sinh tự quản lý tủ sách củalớp mình đồng thời nâng cao vai trò của của công tác xã hội hóa thư viện Các em

Trang 10

học sinh có thể mang sách của mình đến lớp trao đổi cho nhau để đọc làm phongphú thêm tủ sách của lớp mình.

Sau khi các bạn lớp mình đọc hết sách thì tổ cộng tác viên thư viện và các

em học sinh phụ trách có trách nhiệm đem sách xuống thư viện đổi để lấy sáchkhác về cho lớp mình đọc Hoặc các em có thể luân chuyển sách giữa tủ sách củalớp mình với tủ sách của các lớp bạn Nếu thấy có tình trạng bị mất mát, hư hỏngthì phải báo ngay cho cán bộ thư viện để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằmgiảm thiểu tình trạng trên

Hàng tháng thư viện tiến hành họp tổ cộng tác viên thư viện và nghe các embáo cáo tình hình hoạt động tại các thư viện của lớp mình Cán bộ thư viện sẽ giúpcác em giải quyết những vướng mắc, khắc phục những khó khăn trong việc trôngcoi, cho mượn sách để tránh mất mát, hư hỏng, thất thoát trong quá trình sử dụng.Bên cạnh đó cán bộ thư viện cũng tuyên dương, khen thưởng những thư viện góclớp có số lượng sách nhiều nhất, phong phú nhất, bảo quản sách tốt nhất và đặcbiệt là số vòng quay của sách tăng…

* Thư viện xanh (thư viện ngoài trời)

Thư viện xanh (Thư viện ngoài trời) là mô hình thư viện đa dạng, phong phúthu hút được đông đảo bạn đọc Thư viện ngoài trời sách được để trong các túisách, giỏ sách, hộp sách do các em học sinh tự làm Những túi sách, giỏ sách, hộpsách này được treo dưới tán cây xanh, gầm cầu thang, hành lang lớp học Mô hìnhthư viện ngoài trời có thể tận dụng được các khoảng không xanh còn trống của nhàtrường, không đòi hỏi nhiều phòng đọc, ghế đọc tuy nhiên lại yêu cầu sự tự giáccao của học sinh trong việc bảo quản và giữ gìn sách và chỉ thực hiện được vào cácngày nắng

CBTV: Nguyễn Thị Liên 10 Trường THCS Dur Kmăn

(Học sinh đang đọc sách tại thư viện ngoài trời)

)

Trang 11

(Tủ sách tại Buôn Krang)

Thư viện xanh được thực hiện 1 lần/ tuần do cán bộ thư viện và các em họcsinh trong tổ cộng tác viên thư viện, lớp trực tuần đó thực hiện Lớp trực có nhiệm

vụ mang ra vào đầu buổi học và cất vào sau khi tan trường Bởi vì sách để ngoàitrời rất chóng bị hư hại Cán bộ thư viện và các em học sinh trong tổ cộng tác viênthư viện theo dõi, hướng dẫn, quản lí việc mượn đọc của học sinh Học sinh có thểđọc sách dưới gốc cây, ghế đá trong các giờ ra chơi, giải lao hoặc trước khi vàolớp Cuối buổi trả lại vào các túi sách, giỏ sách, hộp sách Mỗi túi sách, giỏ sách,hộp sách đựng được khoảng 3 – 5 quyển sách tùy thuộc vào sách dày hay mỏng

* Xây dựng tủ sách lưu động

Năm học 2016 – 2017 nhà trường đã vận động học sinh bỏ học đi học lại và

rất đẹp để thu hút các em đến lớp

ở tủ sách mình phụ trách về đổi lấy sách mới và để cán bộ thư viện kiểm tra bảođảm nội dung sách luôn mới và phù hợp với học sinh Bạn đọc có thể phản ánh,

Ngày đăng: 15/06/2017, 21:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Văn Viết. Cẩm nang nghề thư viện.- NXB Văn hóa thông tin, 2002 Khác
2. Đoàn Thị Liên, Trần Xuân khóa. Một số vấn đề về nghiệp vụ thư viện trường học.- NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006 Khác
3. Lê Thị Chinh. Phương pháp và kinh nghiệm tuyên truyền giới thiệu sách trong thư viện trường học.- NXB Giáo dục, Hà Nội, 2013 Khác
4. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện dùng cho trường phổ thông.- NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001 Khác
5. Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 16 tháng 1 năm 1998 của Bộ giáo dục và đào tạo về quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông Khác
6. Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 2 tháng 1 năm 2003 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông Khác
7. Công văn số 11185/GDTH ngày 17 tháng 12 năm 2004 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w