Với đề tài này tôi mong muốn được đóng góp một phần sức lực của mình trong việc đưa ra một số giải pháp nâng cao hoạt động công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con để nhằm
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG THỊ THỦY LAN
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN NUÔI CON TỪ THỰC TIỄN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành : Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01
Trang 2Công trình đƣợc hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thƣ viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của Đề tài
Tại tỉnh Điện Biên, phụ nữ nghèo đơn thân đa phần trong nhóm dân tộc thiểu số Theo kết quả điều tra rà soát hộ nghèo năm
2015, nhóm dân tộc thiểu số chiếm 77% tỷ lệ hộ nghèo, nghèo trong các nhóm dân tộc thiểu số trở thành một thách thức kéo dài Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đơn thân của người phụ nữ:
- Chồng mắc tệ nạn xã hội nên mất sớm và ly hôn;
- Sinh con không có hôn nhân
Nguyên nhân đói nghèo của những người phụ nữ này chủ yếu
do trình độ học vấn thấp nên không có việc làm ổn định mang lại thu nhập đảm bảo cho đời sống
Tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh có 701 phụ nữ nghèo đơn thân đang nuôi con tại cộng đồng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Với đề tài này tôi mong muốn được đóng góp một phần sức lực của mình trong việc đưa ra một số giải pháp nâng cao hoạt động công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con để nhằm giúp cho đời sống một bộ phận phụ nữ ngày một tốt hơn, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Chưa có một công trình hay đề tài nào đề cập đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về lĩnh vực trợ giúp cho đối tượng là phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con dưới góc nhìn và phương pháp tiếp cận của ngành Công tác xã hội
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 43.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực trạng về công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con tại đây Vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân với một trường hợp cụ thể để từ đó đưa ra các khuyến nghị về công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con từ thực tiễn tỉnh Điện Biên
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về phụ nữ đơn thân qua các tài liệu thứ cấp
- Phân tích thực trạng và những khó khăn gặp phải của phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con trên trên địa bàn tỉnh Điện Biên thông qua điều tra xã hội học 37 phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Đưa ra các khuyến nghị, giải pháp CTXH thông qua mô hình
cá nhân trong hỗ trợ giải quyết những vấn đề và khó khăn của phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con Hỗ trợ, tham vấn tâm lý và kết nối với nguồn lực cộng đồng để thân chủ lấy lại sự tự tin, có nghị lực sống và hòa nhập cộng đồng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con từ thực tiễn tỉnh Điện Biên
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 5Phạm vi về đối tượng: những khó khăn, vấn đề gặp phải của
phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Phạm vi về khách thể: nghiên cứu 37 phụ nữ nghèo đơn thân
nuôi con; chính quyền, đoàn thể xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên và
03 cán bộ làm việc với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con
Phạm vi về địa bàn: phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con tại xã
Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những mối quan
hệ biện chứng giữa phụ nữ nghèo đơn thân với cộng đồng, với con cái
và gia đình của họ để đánh giá thực trạng về đời sống của phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con, thực trạng của công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con trên địa bàn rút ra được những lý luận và đưa
ra được những đề xuất về biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con trên địa bàn tỉnh
5.2 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích tài liệu
* Phương pháp điều tra xã hội học
* Phương pháp điều tra bảng hỏi
* Phương pháp phỏng vấn sâu
* Phương pháp Công tác xã hội (phương pháp CTXH cá nhân)
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên ở tỉnh nghiên cứu có hệ thống hoạt động công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con và có những đóng góp mới sau đây:
Trang 6- Vận dụng cơ sở lý luận và những đặc điểm của hoạt động công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con
- Đánh giá có hệ thống và khái quát thực trạng hoạt động công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- Đưa ra các khuyến nghị góp phần hoàn thiện công tác xã hội
cá nhân và từ đó nâng cao nhận thức của xã hội đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con Góp phần giúp chính quyền địa phương, cán bộ, đoàn thể và bản thân PNNĐTNC nhận ra được vấn đề của mình và các giải pháp, trong đó có công tác xã hội để giúp cải thiện tình hình
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung nhận thức lý luận về thực hiện pháp luật cho tác giả và đề xuất những giải pháp phù hợp trong quá trình hoạch định chính sách, triển khai chính sách, làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực
phụ nữ nói chung, phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nói riêng
7 Cơ cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng, biểu; danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Phương pháp luận và lý thuyết áp dụng
Chương 2: Thực trạng phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con tại tỉnh Điện Biên
Chương 3: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con
Trang 7CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ
NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN NUÔI CON
1 1Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con
* Phụ nữ nghèo đơn thân
Phụ nữ đơn thân có nghĩa là phụ nữ thiếu vắng chồng hoặc có chồng nhưng không sống chung cùng chồng
* Phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con
Trong phạm vi đề tài này tôi xin đi sâu phân tích phương pháp công tác xã hội cá nhân, đây là phương pháp tác giả sử dụng trong suốt quá trình làm phần thực hành của mình trong luận văn
1.1.2 Nghèo đói và một số khái niệm liên quan
1.2 Phương pháp luận
1.2.1 Chủ nghĩa duy vật biện chứng
1.2.2 Chủ nghĩa duy vật lịch sử
1.2.3 Hướng tiếp cận nghiên cứu
Luận văn tiếp cận nghiên cứu về quyền con người, quyền con người của phụ nữ và một số lý thuyết xã hội học và công tác xã hội
có liên quan, đời sống của người phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con, những khó khăn mà họ gặp phải trong cuộc sống cũng như các giải pháp, phương hướng trợ giúp cho nhóm đối tượng này gắn liền với các phương pháp tiếp cận và trợ giúp của ngành công tác xã hội Tác giả cũng xây dựng và ứng dụng một số mô hình của công tác xã hội với một nhóm thân chủ cụ thể nhằm phát huy tối đa tiềm năng của
họ, giúp họ tự mình giải quyết vấn đề, vươn lên hòa nhập xã hội Đề tài cũng khẳng định và nhấn mạnh về sự cần thiết phải đưa ngành công tác xã hội vào đời sống nói chung, trong việc trợ giúp các đối
Trang 8tượng yếu thế nói riêng và đặc biệt nhấn mạnh đến nhóm phụ nữ yếu thế trong cộng đồng
3 Các lý thuyết vận dụng trong luận văn
3.1 Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
* Nhu cầu cơ bản
* Nhu cầu về an toàn, an ninh
* Nhu cầu về xã hội
* Nhu cầu được quý trọng
* Nhu cầu được thể hiện mình
Vận dụng lý thuyết: Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ đối tượng phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con:
Thứ nhất: Phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con có đủ 5 thang bậc nhu cầu giống như người bình thường, nhưng do hoàn cảnh đặc biệt của họ nên các nhu cầu đó không được thực hiện đầy đủ
Thứ hai: Việc đáp ứng các nhu cầu của con người chính là động cơ thúc đẩy họ tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội Nếu không đáp ứng các nhu cầu của con người thì họ cũng mất dần động cơ tham gia đóng góp cho xã hội
Thứ ba: Tiếp cận theo nhu cầu sẽ giúp cho các hỗ trợ giảm chi phí và tăng hiệu quả khi tránh được các dư thừa hay không đầy đủ khi trợ giúp cho thân chủ
3.2 Lý thuyết hệ thống - sinh thái
Vận dụng lý thuyết: Trong việc tìm hiểu các vấn đề của phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con thì lý thuyết này được ứng dụng vào việc rà soát, đánh giá các chính sách, các mối quan hệ xã hội, các nguồn lực
hỗ trợ bên trong và bên ngoài cho thân chủ nhằm lý giải và đánh giá đúng mức độ tác động để tìm ra nguyên nhân, giải quyết vấn đề bằng
Trang 9cách kết nối các nguồn lực Từ đó, song song với quá trình can thiệp với từng cấp độ cụ thể, nhân viên công tác xã hội có thể kết hợp, huy động đƣợc các nguồn lực sẵn có, những dịch vụ còn ẩn hoặc thân chủ chƣa có điều kiện tiếp nhận để giúp cho quá trình can thiệp đƣợc hiệu quả
Trang 10
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN NUÔI CON TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
* Vị trí địa lý tự nhiên
* Dân số, dân tộc
* Cơ cấu kinh tế
2.1.2 Vài nét về khách thể nghiên cứu
Tại tỉnh Điện Biên, phụ nữ nghèo đơn thân đa phần trong nhóm dân tộc thiểu số Theo kết quả điều tra rà soát hộ nghèo năm
2016, nhóm dân tộc thiểu số chiếm 77% tỷ lệ hộ nghèo, nghèo trong các nhóm dân tộc thiểu số trở thành một thách thức kéo dài 95,6% phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con là người dân tộc thiểu số và đều cư trứ tại các xã nghèo, khó khăn của tỉnh Điện Biên Quan niệm về giới trong nhận thức của người dân tộc tại đây vẫn là “trọng nam khinh nữ” Họ cho rằng con gái không cần phải học nhiều, các bé gái ở độ tuổi 13 thường bị bố mẹ cho thôi học và lấy chồng để giảm chi phí học tập, tăng sức sản xuất lao động, thu nhập cho gia đình Không chỉ những gia đình có con gái mà ngay cả những gia đình có con trai khi thấy con trai ở độ tuổi 15, 16 tuổi có kết quả học tập không tốt, một phần vì điều kiện kinh tế gia đình không đảm bảo cho việc học tập,
họ cũng buộc cho con thôi học và lấy vợ
Trang 112.2 Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nghiên cứu tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con tại xã Thanh Chăn là 37 người đều thuộc hộ nghèo và cận nghèo và là phụ nữ dân tộc thiểu
số Công việc chính mang lại thu nhập đều là sản xuất nông nghiệp, làm thêm theo thời vụ, dệt thổ cẩm và thêu thuê
* Các chương trình hỗ trợ về mặt chính sách
- Nghị định 136/2013/NĐ – CP ngày 21/10/2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- Hỗ trợ tiền điện là 49.000 đồng/tháng
- Hỗ trợ sản xuất, hưởng BHYT 100% khi đi khám chữa bệnh,
hỗ trợ dạy nghề theo Quyết định số 1956/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, miễn giảm học phí cho con gia đình nghèo
* Các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho phụ
nữ nghèo đơn thân nuôi con
- Chương trình hỗ trợ hộ nghèo vay vốn làm nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ
- Chương trình vay vốn “nước sạch”, mỗi chị em được hỗ trợ vay từ 8 – 10 triệu đồng
- Chương trình sổ tiết kiệm do Hội phụ nữ tỉnh phát động đến các chi hội các cấp
* Hiệu quả công tác hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con
- Những mặt đạt được
- Những mặt tồn tại
- Nguyên nhân của những tồn tại
2.2.1 Định kiến xã hội về phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con tại xã Thanh Chăn
Trang 122.2.2 Trình độ học vấn của phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Khi nào có bệnh mới đi khám 91
2.2.5 Đời sống tình dục và những nguy cơ về tình dục của phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con
*Đời sống tình dục
* Những nguy cơ về tình dục của phụ nữ đơn thân
Trang 132.2.6 Phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con và những trở ngại trong việc nuôi dạy con
STT Thời gian làm việc Tỷ lệ
Nâng cao đời sống tinh thần 44
Các nhu cầu khác (tình dục) 70,5
Trang 14CHƯƠNG 3
VẬN DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI PHỤ
NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN NUÔI CON 3.1 Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong việc trợ giúp phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Để có sự kết nối của cộng đồng trong việc trợ giúp đối tượng phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con và để phát huy nội lực của những người phụ nữ đơn thân nuôi con, giúp họ vượt lên chính mình, xóa bỏ mặc cảm, tự ti thì rất cần vai trò của nhân viên công tác xã hội Họ chính là người tạo ra sự kết nối cộng đồng, trợ giúp nhóm phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con, vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống Chính vì vậy nhu cầu hoạt động của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp nhóm phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
3.2 Công tác xã hội cá nhân với một trường hợp cụ thể 3.2.1 Tiếp cận đối tượng và xác định vấn đề ban đầu
Từ hồ sơ hộ nghèo tác giả thu thập được một số thông tin về thân chủ như tên tuổi, địa chỉ, hoàn cảnh, mức thu nhập như sau:
Họ và tên thân chủ: Lò Thị M Sinh ngày:18/8/1970
Nghề nghiệp: Nông nghiệp
Con gái: Quàng Thị T Sinh ngày: 15/5/2005
Thu nhập: 540.000/tháng
Bằng kỹ năng thấu cảm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giúp thân chủ trực diện với vấn đề, kỹ năng cung cấp thông tin đồng thời qua quan sát và trò chuyện ban đầu NVCTXH nhận thấy đối tượng đang gặp phải một số vấn đề như sau:
- Vấn đề 1: Thân chủ là người gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế
Trang 15- Vấn đề 2: Thân chủ luôn mặc cảm, tự ti về bản thân
- Vấn đề 3: Thân chủ gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc con gái bị tàn tật bẩm sinh
3.2.2 Thu thập thông tin
Các thông tin thu thập được bao gồm:
- Vấn đề của thân chủ
NVCTXH xác nhận một số vấn đề mà thân chủ hiện đang gặp phải:
Thứ nhất: Thân chủ là người gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế Thứ hai: thân chủ luôn có tâm lý mặc cảm, tự ti
Thứ ba: Thân chủ gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc cô con gái khuyết tật bẩm sinh
Những vấn đề này xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
- Thiếu thốn điều kiện sản xuất cơ bản: đất đai, nguồn vốn
- Trình độ học vấn thấp: khó khăn trong vận dụng KHKT vào sản xuất để nâng cao năng suất
- Chịu nhiều định kiến xã hội: có con ngoài giá thú, con bị khuyết tật
- Chi phí trong chăm sóc con bị khuyết tật bẩm sinh: chi phí vật chất: (tiền ăn uống, thuốc thang ), chi phí phi vật chất (thời gian chăm sóc)
- Những khía cạnh môi trường xung quanh tác động tới thân chủ
Môi trường xung quanh tác động đến thân chủ và vấn đề của thân chủ theo hai hướng:
Thứ nhất: Sự động viên, hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể: BCH Đội 1, Hội phụ nữ, CLB phụ nữ là động lực giúp thân chủ có ý chí vươn lên trong cuộc sống
Trang 16Thứ hai: Sự xa lánh, kỳ thị và ánh mắt thiếu cảm thông, chia sẻ của cộng đồng sẽ khiến cho thân chủ bị cô lập, mặc cảm tự ti mà chính điều này sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề của thân chủ
- Tìm hiểu về các nguồn lực:
NVCTXH cùng với thân chủ bàn bạc, thảo luận về các nguồn lực
có thể huy động để giải quyết vấn đề, bao gồm: nội lực (nguồn lực bên trong từ chính bản thân thân chủ và gia đình), các yếu tố khách quan (nguồn lực bên ngoài từ sự hỗ trợ của anh em, bạn bè, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng xã hội) Cụ thể như sau:
Về nội lực:
Nguồn lực để giải quyết vấn đề của thân chủ hầu như là không
có nhất là về vật chất, về tinh thần thân chủ hầu như cam chịu và chấp nhận hoàn cảnh, không có ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc
Hàng xóm Đội 1 láng giềng: hàng xóm Đội 1 kỳ thị, xa lánh nên chị thiếu các mối quan hệ và giao tiếp hàng ngày, hai mẹ con sống đơn độc thiếu sự sẻ chia, giúp đỡ của láng giềng
Các tổ chức đoàn thể: đã có những chính sách hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần cho thân chủ Tuy nhiên, sự trợ giúp đỡ đó chỉ mang tính tức thời bởi nó gần như là một hoạt động từ thiện do vậy
nó chưa khơi dậy tiềm năng và khả năng vươn lên giải quyết vấn đề của thân chủ