LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp CHO học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG THỊ xã PHÚC yên, TỈNH VĨNH PHÚC

116 346 1
LUẬN văn THẠC sĩ   QUẢN lý HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp CHO học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG THỊ xã PHÚC yên, TỈNH VĨNH PHÚC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện đã được cụ thể hoá trong Văn kiện Đại hội Đảng, trong Luật giáo dục và Chiến lược phát triển về giáo dục của Đảng và Nhà nước. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp”15, tr.26.

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Những khái niệm cơ bản của đề tài 1.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông 1.3 Đặc điểm của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC 2.1 Khái quát về đặc điểm giáo dục đào tạo trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay Chương 3: NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông 3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 3.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 15 15 25 29 31 38 38 43 65 65 66 83 91 95 98 3 MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện đã được cụ thể hoá trong Văn kiện Đại hội Đảng, trong Luật giáo dục và Chiến lược phát triển về giáo dục của Đảng và Nhà nước Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp”[15, tr.26] Trong Luật Giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005, Điều 27 cũng đã nêu: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”[24, tr.7] Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 cũng chỉ rõ “Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”[11, tr.8] 4 Để thực hiện được điều đó, trong chương trình đào tạo ở các cấp học, ngành học mà Bộ GD & ĐT xây dựng, ngoài các môn học cung cấp kiến thức còn có các hoạt động giáo dục bổ trợ, trong đó phải kể đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) Trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt nam hiện nay, HĐGDNGLL là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông nhằm góp phần hoàn thiện mục tiêu giáo dục, đặc biệt là góp phần hình thành và phát triển nhân cách HS, giúp các em có kỹ năng sống, đáp ứng sự đa dạng của đời sống xã hội Thông qua hoạt động này, HS hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng, biết chung sống, biết làm việc và tự khẳng định mình trong cuộc sống Trong thực tế, HĐGDNGLL đã được triển khai thực hiện ở hệ thống các trường phổ thông, luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, các lực lượng khác và đã đạt được một số kết quả tốt Tuy nhiên ở một số trường, HĐGDNGLL chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức, tổ chức còn tản mạn, mang tính hình thức, hiệu quả giáo dục còn hạn chế Một số cán bộ quản lí, một bộ phận giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh chưa nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của HĐGDNGLL Thậm chí, hoạt động này còn được coi là tốn thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập của HS,… Thị xã Phúc Yên là địa phương có mật độ dân số cao, kinh tế đang trên đà phát triển Mặt trái của sự phát triển dân số và kinh tế là sự gia tăng của các tệ nạn xã hội gây khó khăn không nhỏ đến quá trình giáo dục học sinh trong các trường trên địa bàn thị xã nói chung và các trường THPT Phúc Yên nói riêng Thực tế cho thấy, ở những trường mà cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh nhận thức được tầm quan trọng của HĐGDNGLL đối với sự phát triển toàn diện của học sinh và tổ chức được nhiều HĐGDNGLL thì chất lượng dạy và học được nâng cao, đặc biệt là ngăn ngừa được các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường 5 Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà ở một số trường THPT trên địa bàn thị xã Phúc Yên hiện nay còn coi nhẹ công tác giáo dục toàn diện, trong đó có HĐGDNGLL Trong thời gian qua, các trường THPT ở thị xã Phúc Yên đã và đang chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục Nhà trường đã mạnh dạn đổi mới nội dung, chương trình, phương thức quản lý, trong đó đặc biệt chú trọng quản lý HĐGDNGLL, vì vậy, bước đầu đã đạt được kết quả đáng kể Tuy nhiên đứng trước yêu cầu của xã hội, nhà trường cần có những biện pháp quản lý HĐGDNGLL cho học sinh hiệu quả hơn, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh trong toàn trường Xuất phát từ những lý do nói trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc” với mong muốn khắc phục được những vấn đề bất cập trong thực tiễn HĐGDNGLL ở các trường THPT, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong các nhà trường 2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Tìm hiểu lịch sử khoa học giáo dục nhân loại chúng ta thấy hoạt động dạy - học được nghiên cứu một cách có hệ thống từ rất sớm nhưng để hình thành và phát triển nhân cách của học sinh thì HĐGDNGLL có vai trò rất quan trọng Tuy nhiên vấn đề này chưa được quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ Rabơlen (1494- 1553) là một trong những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa nhân đạo Pháp và tư tưởng giáo dục thời kỳ phục hưng Ông đòi hỏi giáo dục phải bao hàm nội dung “Trí dục, Đức dục, Thể dục và Mỹ dục” và đã có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục như việc học ở lớp và ở nhà, ngoài ra còn có các buổi tham quan ở xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp với các nhà văn, các nghệ sỹ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy, cô và trò về sống ở nông thôn một ngày 6 Đến thế kỷ XX, nhà giáo dục nổi tiếng người Nga A.S Makarenko vào thập niên 20, 30 của thế kỷ trước đã nói về tầm quan trọng của công tác giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp: “Tôi đã kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể hạn để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học, mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước chúng ta Nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp học Công tác giáo dục chỉ đạo toàn bộ hoạt động của trẻ” Trong thực tiễn công tác của mình, Makarenko đã tổ chức các hoạt động ngoại khoá, câu lạc bộ cho học sinh ở trại M.Gorki và công xã F.E.Dzerjinski như: "Tổ đồng ca, tổ văn học Nga, tổ khiêu vũ tự do, tổ thử nghiệm khoa học tự nhiên, tổ Vật lý - Hoá học, tổ thể thao Việc phân phối các em học sinh vào các tổ ngoại khoá, câu lạc bộ được tổ chức trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, các em có thể xin ra khỏi tổ bất cứ lúc nào, nhưng các tổ phải có kỷ luật trong quá trình hoạt động" Cuốn sách “Tổ chức và lãnh đạo công tác giáo dục ở trường phổ thông” tác giả I.X Marienco đã trình bày sự thống nhất của công tác giáo dục trong và ngoài trường học, nội dung và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL, vị trí của người Hiệu trưởng trong việc lãnh đạo hoạt động giáo dục và các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường Bộ trưởng Giáo dục Anh Rutl Kelly đã nhận xét “Các hoạt động giáo dục ngoài giờ, nhất là hoạt động ngoại khoá đã làm giàu chương trình học, tạo dựng niềm tin và củng cố kỹ năng cho học sinh” – Kelly outdoor learning Qua một số quan điểm, nhận định của các nhà Giáo dục trên thế giới ta thấy HĐGDNGLL có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình giáo dục của các nhà trường Ở Việt Nam nghiên cứu về HĐGDNGLL đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu, các nhà giáo trong cả nước từ những năm 80 của thế kỷ trước trở lại đây Chúng ta có thể chia làm hai giai đoạn: 7 + Giai đoạn trước cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (từ năm 1979 trở về trước): Điểm nổi bật của giai đoạn này là khái niệm “HĐGDNGLL” chưa được hình thành và chưa có tên gọi cụ thể như ngày nay Tuy nhiên, nội hàm cơ bản của khái niệm đã được Chủ Tịch Hồ Chí Minh đề cập trong “Thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường” tháng 9 năm 1945, Bác viết " nhưng các em cũng nên ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sỹ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước" Trong “Thư gửi Hội nghị các cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc”, Bác Hồ lại nhắc tới một khía cạnh khác của nội hàm khái niệm này, Người viết: “Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui, đều học” Điều lệ nhà trường phổ thông ban hành tháng 6 năm 1976 và ban hành tháng 4 năm 1979, đã đề cập đến việc giảng dạy và giáo dục học sinh thông qua giảng dạy trên lớp, lao động sản xuất và hoạt động tập thể Các mặt đó phải cùng tiến hành, bổ sung cho nhau theo một kế hoạch thống nhất Hoạt động tập thể của học sinh do nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tổ chức Hoạt động tập thể bao gồm: hoạt động văn hoá, chính trị, xã hội, các hoạt động ngoại khoá về khoa học, kỹ thuật, văn nghệ, thể thao của nhà trường và của địa phương Điều lệ trường phổ thông ban hành tháng 4 năm 1979 ghi rõ: “Hoạt động tập thể góp phần giáo dục ý thức chính trị, khả năng học tập độc lập của học sinh, góp phần củng cố mở rộng kiến thức và phát triển mọi năng khiếu của học sinh theo chương trình và kế hoạch thống nhất Công tác giáo dục ở trường phổ thông tiến hành thống nhất theo đúng nội dung và trình tự quy định trong chương trình, kế hoạch đào tạo và sách giáo khoa do Bộ ban hành và được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục: học tập văn hoá, lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học và các hoạt động xã hội” và “Các hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia với mức độ thích hợp, là nhằm củng cố tri thức đã học được, bồi 8 dưỡng tình cảm với nhân dân lao động, xây dựng thái độ tích cực tham gia công tác xã hội, góp phần xây dựng địa phương và rèn luyện học sinh về ý thức và năng lực làm chủ tập thể, hình thành nhân sinh quan cách mạng Ngoài các vấn đề giáo dục trên đây, cần tổ chức thêm những hoạt động ngoại khoá khác như thể dục thể thao, văn nghệ để công tác giáo dục thêm phong phú” + Giai đoạn từ cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba đến nay: Nghị quyết TW14 ngày 11 tháng 1 năm 1979 của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đã khẳng định: “Nội dung giáo dục ở trường phổ thông trung học mang tính chất toàn diện và kỹ thuật tổng hợp, nhưng có chú ý đến việc phát huy sở trường và năng khiếu các nhân cần coi trọng giáo dục thẩm mỹ, giáo dục và rèn luyện thể chất, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và luyện tập quân sự” Trong Điều lệ trường Trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), điều 26 nói về các hoạt động giáo dục của nhà trường: “Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng 9 khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh” Để đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục, đã có nhiều nghiên cứu xung quanh việc xác định khái niệm “HĐGDNGLL” cũng như nghiên cứu nhằm tổ chức có chất lượng HĐGDNGLL trong nhà trường Có thể khái quát thành 2 hướng chính: * Hướng thứ nhất: Các nghiên cứu cơ bản, mang tính lý luận nhằm xác định nội hàm của khái niệm “HĐGDNGLL”, xác định mục tiêu, vị trí, vai trò, nhiệm vụ, nội dung, hình thức của HĐGDNGLL Ở hướng này có các công trình nghiên cứu sau: - Từ năm 1979, Viện Khoa học giáo dục đã thực hiện đề tài dài hạn nghiên cứu về “Các HĐGDNGLL và sự hình thành nhân cách của học sinh” do Trung tâm nghiên cứu giáo dục đạo đức học sinh chủ trì Đề tài đã được triển khai thực nghiệm từ năm học 1979-1980 tại một số trường cấp 1, cấp 2, cấp 3 ở Hà Nội, sau đó kết quả thực nghiệm đã được thể hiện ở một loạt bài trên tạp chí nghiên cứu giáo dục và tạp chí Thông tin khoa học giáo dục của một số nhà nghiên cứu như: Đặng Thuý Anh, Phạm Hoàng Gia, Lê Trung Trấn, Phạm Lăng - Một số nghiên cứu thực nghiệm cải tiến nội dung, phương pháp tổ chức nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL do một nhóm cán bộ nghiên cứu của Viện khoa học giáo dục thực hiện như: Đặng Thuý Anh, Nguyễn Quang Dục, Nguyễn Thị Kỷ, Nguyễn Thanh Bình - Một số lý luận nhằm xây dựng cơ sở lý luận về HĐGDNGLL của các nhà khoa học như: Nguyễn Lê Đắc, Hoàng Mạnh Phú, Lê Trung Trấn, Nguyễn Dục Quang, Hà Nhật Thăng - Một số cuốn sách viết về HĐGDNGLL trong thời gian đầu những năm 80 của thế kỷ trước của các tác giả như: Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng, 10 Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Đăng Thìn, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ * Hướng thứ hai: Một số bài viết về kinh nghiệm thực tiễn của các trường phổ thông và đề tài luận văn thạc sỹ nghiên cứu về HĐGDNGLL mà tác giả là các giáo viên, cán bộ quản lí ở các trường phổ thông, đó là: Đề tài “Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường THPT Kiến An – Thành phố Hải Phòng” của Phạm Trung Diện, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011; đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoài Đức B – Thành phố Hà Nội” của Nguyễn Thị Huyền, Đại học quốc gia Hà Nội, 2012; Hà Nhật Thăng “Chương trình HĐGDNGLL ở trường Trung học cơ sở, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 31, 2002”… Qua hệ thống các nghiên cứu nói trên, cho thấy các tác giả đi sâu vào nghiên cứu cơ bản về HĐGDNGLL, nghiên cứu thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm xây dựng quy trình tổ chức và đổi mới nội dung, phương pháp HĐGDNGLL Có thể nói, HĐGDNGLL đã được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức giáo dục, các nhà giáo dục, quản lí giáo dục và xác định rõ trong chương trình đào tạo ở các cấp học, ngành học mà Bộ GD & ĐT xây dựng Đồng thời đã có một số đề tài nghiên cứu về HĐGDNGLL, tuy nhiên các nghiên cứu về quản lý HĐGDNGLL hầu như chưa được thực hiện nhiều và ít hiệu quả Đặc biệt cho đến nay chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về quản lí HĐGDNGLL cho học sinh ở Trường THPT Phúc Yên - Vĩnh Phúc 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ lý luận, phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở các trường Trung 11 học phổ thông trên địa bàn thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở trường THPT - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở các trường THPT thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc - Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay 4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1 Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lý giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở các trường THPT thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 4.2 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở trường THPT 4.3 Phạm vi nghiên cứu Hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh rất phong phú đa dạng, tuy nhiên trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Bởi vậy, trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, từ cơ sở lí luận, thực tiễn và hệ thống biện pháp đề xuất, chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Thời gian nghiên cứu, khảo sát và các số liệu thống kê, minh chứng sử dụng trong đề tài luận văn được tính trong 5 năm (từ 2009 đến nay) 103 Phụ lục 02 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN (Dành cho học sinh) Để đánh giá thực trạng Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) và công tác QL hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT thị xã Phúc Yên, từ đó đề xuất các biện pháp QL HĐGDNGLL hiệu quả hơn, em hãy vui lòng cho biết ý kiến của mình về nội dung nêu dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống Nhận thức về vai trò của HĐGDNGLL ở trường THPT Kí hiệu: RQT: rất quan trọng QT: quan trọng KQT: không quan trọng Vai trò của HĐGDNGLL 1 HĐGDNGLL nối tiếp và thống nhất hữu cơ với HĐ học tập trên lớp nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội 2 HĐGDNGLL hỗ trợ hoạt động dạy - học, tạo nên sự cân đối hài hòa trong quá trình sư phạm tổng thể 3 HĐGDNGLL là dịp để HS củng cố kết quả HĐ học tập ở trên lớp, biến tri thức thành niềm tin, đồng thời bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp 4 HĐGDNGLL là điều kiện quan trọng để rèn luyện các kỹ năng giao tiếp ứng xử của học sinh, 5 HĐGDNGLL thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả Mức độ nhận thức RQT QT KQT 104 giáo dục học sinh 6 HĐGDNGLL vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp giữa các lớp trong trường và với cộng đồng xã hội, góp phần GD tinh thần hợp tác, đoàn kết 7 HĐGDNGLL phát huy cao độ, tính chủ động, tích cực và giảm thiểu tình trạng yếu kém về đạo đức của HS 8 HĐGDNGLL tạo mối liên hệ hai chiều giữa HS - GV 9 HĐGDNGLL giúp hình thành và phát triển nhân cách HS Hãy vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau đây: 1 Họ và tên: …………………………………………………………………… 2 Giới tính: ……………………………………………………………………… 3 Học sinh lớp:………………………………………………………………… 4 Trường: ……………………………………………………………………… Chân thành cảm ơn sự hợp tác của em! 105 Phụ lục 03 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN (Dành cho CBQL, CBĐ, GV) Xin ông (bà) cho biết ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường các THPT thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc bằng cách đánh dấu x vào ô tương ứng: Về mức độ cần thiết: Về tính khả thi: RCT: Rất cần thiết RKT: Rất khả thi CT: Cần thiết KT: Khả thi KCT: Không cần thiết KKT: Không khả thi TT Tên biện pháp Nâng cao nhận thức và bồi dưỡng kĩ năng hướng dẫn, tổ chức hoạt 1 động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho đội ngũ cán bộ quản lí, CBĐ, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn Quản lý việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch 2 hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông Quản lí chỉ đạo đội ngũ CBĐ, giáo viên chủ nhiệm thực hiện 3 chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông 4 Quản lí chặt chẽ việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục ngoài Mức độ cần thiết RCT CT KCT Tính khả thi RKT KT KKT 106 giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông Quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục 5 ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông Thường xuyên quản lí công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt 6 động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông Xin ông (bà) vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: 1 2 3 4 Họ và tên: Chức vụ: Nơi công tác: Thời gian làm công tác quản lí: Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông (bà)! 107 Phụ lục 03 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Bảng 2.4: Nhận thức về vai trò của HĐGDNGLL (Tự đánh giá của 120 CBQL, CB Đoàn – Hội, GVCN) Vai trò của HĐGDNGLL Mức độ nhận thức RQT QT KQT Điểm Thứ TB bậc HĐGDNGLL nối tiếp và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp nhằm 1 góp phần hình thành và phát triển nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng 53 67 2.44 8 55 65 2.46 7 52 68 2.43 9 69 51 2.58 1 59 61 2.49 6 61 59 2.51 4 63 57 2.53 3 yêu cầu của xã hội HĐGDNGLL hỗ trợ hoạt động dạy - học, 2 tạo nên sự cân đối hài hòa trong quá trình sư phạm tổng thể HĐGDNGLL là dịp để HS củng cố kết quả 3 4 5 hoạt động học tập ở trên lớp, biến tri thức thành niềm tin, đồng thời bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp HĐGDNGLL là điều kiện quan trọng để rèn luyện các kỹ năng giao tiếp ứng xử của HS HĐGDNGLL thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục HS HĐGDNGLL vừa củng cố, vừa phát triển 6 quan hệ giao tiếp giữa các lớp trong trường và với cộng đồng xã hội, góp phần GD tinh thần hợp tác, đoàn kết HĐGDNGLL phát huy cao độ tính chủ 7 động, tích cực và giảm thiểu tình trạng yếu kém về đạo đức của HS 108 8 9 HĐGDNGLL tạo mối liên hệ hai chiều giữa HS – GV HĐGDNGLL giúp hình thành và phát triển nhân cách HS Điểm TB chung 60 60 2.5 5 66 54 2.56 2 2.50 Bảng 2.5: Thực trạng xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL trường THPT ở Phúc Yên (Tự đánh giá của 120 CBQL, CB Đoàn – Hội, GVCN) Xây dựng kế hoạch 1 2 theo từng tuần, từng tháng Việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL cho 3 GVCN để từ đó GVCN triển khai tới lớp Việc xây dựng kế hoạch sử dụng trang thiết bị, CSVC phục vụ cho ngoài nhà trường tham gia tổ chức TB bậc 56 30 34 2.18 2 66 22 32 2.28 1 42 43 35 2.05 5 40 49 31 2.07 4 38 57 25 2.11 3 30 48 42 1.9 6 HĐGDNGLL Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá, khen thưởng đối với các tập thể và 6 Thứ HĐGDNGLL Việc xây dựng kế hoạch phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và 5 Điểm Việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL chung theo chủ đề năm học và cụ thể hóa 4 Mức độ thực hiện T K TB cá nhân Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐGDNGLL Điểm TB chung 2.1 Bảng 2.6: Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện HĐGDNGLL (Tự đánh giá của 120 CBQL, CB Đoàn – Hội, GVCN) QL việc xây dựng kế hoạch 1 Việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL chung theo chủ đề năm học và cụ thể hóa theo từng tuần, từng tháng Mức độ thực hiện T K TB 60 36 24 50% 30% 20% Y 109 2 3 4 5 6 Việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL cho 64 30 26 GVCN để từ đó GVCN triển khai tới lớp 53.3% 25% 21.7% Việc xây dựng kế hoạch sử dụng trang 44 54 12 10 thiết bị, CSVC phục vụ cho HĐGDNGLL 36.67% 45% 10% 8.33% Việc xây dựng kế hoạch phối kết hợp giữa 50 58 12 các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà 41.67% 48.33% 10% trường tham gia tổ chức HĐGDNGLL Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá, 52 36 32 khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân 43.3% 30% 26.7% Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐGDNGLL 42 35% 54 45% 22 18.3% 2 1.7% Bảng 2.7: Thực trạng quản lý việc thực hiện kế hoạch HĐGDNGLL (Tự đánh giá của 120 CBQL, CB Đoàn – Hội, GVCN) QL việc thực hiện kế hoạch T Mức độ thực hiện K TB 1 Thông qua báo cáo của GVCN, Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội LHTN 68 56.67% 42 35% 2 Thông qua việc kiểm tra hồ sơ giáo án của GVCN và những người được phân công phụ trách chuyên đề 90 75% 30 25% 3 Thông qua việc dự giờ thăm lớp 4 Thông qua làm việc với các lực lượng trong và ngoài nhà trường 34 28.33% 50 41.67% 36 30% 66 55% 5 Thông qua báo cáo của bộ phận tài chính 66 55% 36 30% 18 15% 42 46 26 6 Thông qua việc kiểm tra đánh giá sau mỗi hoạt động 35% Y 10 8.33% 40 10 33.33% 8.34% 4 3.33% 38.33% 21.67% 6 5% Bảng 2.8: Thực trạng QL CSVC, trang thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL (Tự đánh giá của 120 CBQL, CB Đoàn – Hội, GVCN) Nội dung QL CSVC 1 2 Lập kế hoạch sử dụng CSVC phục vụ cho HĐGDNGLL Lập kế hoạch mua sắm, bổ sung CSVC T 42 35% 24 Mức độ thực hiện K TB 52 26 43.33% 21.67% 46 38 Y 12 110 3 4 phục vụ cho HĐGDNGLL Xây dựng nội quy sử dụng, bảo quản CSVC phục vụ cho HĐGDNGLL Tổ chức cuộc thi thiết kế đồ dùng, phương tiện phục vụ HĐGDNGLL 5 Kinh phí cho GVCN, CBĐ - Hội tham gia tập huấn về HĐGDNGLL 6 Huy động cộng đồng phục vụ cho HĐGDNGLL 20% 48 40% 38.33% 31.67% 10% 32 40 26.67% 33.33% 82 24 14 68.33% 20% 11.67% 20 36 36 28 16.67% 30% 30% 23.33% 26 46 21.67% 38.33% 42 35% 6 5% Bảng 2.9: Thực trạng các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức HĐGDNGLL (Tự đánh giá của 120 CBQL, CB Đoàn – Hội, GVCN) Mức độ thực hiện T K TB Các lực lượng ngoài nhà trường 68 42 10 1 Ban đại diện CMHS 56.67% 35% 8.33% 34 58 26 2 Chính quyền địa phương 28.33% 48.33% 21.67% 34 54 30 3 Cộng đồng nơi ở của HS 28.33% 45% 25% 76 36 8 4 Thị Đoàn Phúc Yên 63.33% 30% 8.33% 52 44 22 5 Các cơ quan văn hóa thông tin 43.33% 36.67% 18.33% 60 48 12 6 Công an địa phương 50% 40% 10% 62 52 6 7 Các đơn vị bộ đội kết nghĩa 51.67% 43.33% 5% 24 64 26 8 Hội cựu chiến binh 20% 53.33% 21.67% 30 56 28 9 Hội người cao tuổi 25% 46.67% 23.33% 32 58 24 10 Hội phụ nữ 26.67% 48.33% 20% 24 62 26 11 Hội nông dân 20% 51.67% 21.67% Các lực lượng trong nhà trường 78 42 1 Chi bộ Đảng 81.67% 18.33% 102 18 2 Đoàn trường 85% 15% Các lực lượng phối hợp Y 2 1.66% 2 1.66% 2 1.66% 6 5% 6 5% 6 5% 8 6.66% 111 3 GVCN 4 GVBM 5 Công đoàn 6 Hội LHTN 7 Thư viện 8 Y tế 9 Bảo vệ, giám thị 106 88.33% 76 63.33% 60 50% 88 73.33% 46 38.33% 58 48.33% 70 58.33% 14 11.67% 44 36.67% 46 38.33% 32 26.67% 44 36.67% 42 35% 30 25% 14 11.67% 28 23.33% 20 16.67% 20 16.67% 2 1.67% Bảng 2.10: Thực trạng QL công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện HĐGDNGLL (Tự đánh giá của 120 CBQL, CB Đoàn – Hội, GVCN) Mức độ thực hiện T K TB Y 40 42 34 4 QL công tác tự đánh giá HĐGDNGLL 33.33% 35% 28.33% 3.33% của các GVCN, các tập thể lớp Hình thức KT – ĐG 1 42 35% 2 Kiểm tra thường xuyên, đột xuất tiết 46 HĐGDNGLL 38.33% 3 106 14 Kiểm tra thông qua hồ sơ giáo án 88.33% 11.67% HĐGDNGLL của GVCN 4 64 QL việc tuyên dương, phê bình các cá 53.33% nhân, tập thể từng tháng, từng học kì 6 QL việc bổ sung, cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá 34 45% 28 4 23.33% 3.34% 2 1.67% 64 44 53.33% 36.67% 12 10% Bảng 2.11: Thực trạng QL công tác bồi dưỡng nghiệp vụ thực hiện HĐGDNGLL (Tự đánh giá của 120 CBQL, CB Đoàn – Hội, GVCN) Hình thức bồi dưỡng Mức độ thường xuyên TX TT CBG 112 1 2 3 4 5 Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức HĐGDNGLL Tổ chức các cuộc tọa đàm trao đổi kinh nghiệm tổ chức HĐGDNGLL 10 40 70 8.33% 33.33% 58.3% 10 42 68 8.33% 35% 56.67% 120 Tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ tổ chức 100% HĐGDNGLL Viết sáng kiến kinh nghiệm về tổ chức HĐGDNGLL 36 58 26 30% 48.33% 21.67% Tham quan học tập kinh nghiệm tổ chức 120 HĐGDNGLL ở các trường bạn 100% Bảng 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL TT Biện pháp quản lý HĐGDNGLL Mức độ cần thiết RCT CT KCT Sl % Sl % Sl % Nâng cao nhận thức và bồi dưỡng kĩ năng hướng dẫn, tổ chức hoạt động giáo 1 dục ngoài giờ lên lớp cho 106 88.3 14 11.7 đội ngũ cán bộ quản lý, CBĐ, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn Quản lý việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động 2 103 85.8 17 14.2 giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông 3 Quản lý chỉ đạo đội ngũ 101 84.2 19 15.8 CBĐ, giáo viên chủ nhiệm thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học ∑ ĐTB Xếp thứ X 0 0 346 2.88 1 0 0 343 2.86 2 0 0 341 2.84 3 113 sinh trung học phổ thông Quản lý chặt chẽ việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục tham gia 4 vào hoạt động giáo dục 90 ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông 75 30 25 0 0 330 2.75 6 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt 5 động giáo dục ngoài giờ 95 79.2 25 20.8 lên lớp cho học sinh trung học phổ thông 0 0 335 2.79 5 Thường xuyên quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động 6 97 80.8 23 19.2 giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông 0 0 337 2.81 4 114 Bảng 3.2 Tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL TT 1 Biện pháp quản lý HĐGDNGLL Nâng cao nhận thức và bồi dưỡng kĩ năng hướng dẫn, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho đội ngũ cán bộ quản lý, CBĐ, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn Quản lý việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông Quản lý chỉ đạo đội ngũ CBĐ, giáo viên chủ nhiệm thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông Quản lý chặt chẽ việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông Tính khả thi RKT KT KKT Sl % Sl % Sl % ∑ ĐTB Xếp thứ X 108 90 12 10 0 0 348 2.9 3 113 94.2 7 5.8 0 0 353 2.94 1 110 91.4 10 8.3 0 0 350 2.92 2 90 25 0 0 330 2.75 6 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo 5 100 83.3 20 16.7 dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông 0 0 340 2.83 4 Thường xuyên quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả 6 hoạt động giáo dục ngoài giờ 96 lên lớp cho học sinh trung học phổ thông 0 0 336 2.8 5 2 3 4 75 80 30 24 20 115 Bảng 3.3 Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL TT 1 2 3 4 5 6 Biện pháp quản lý HĐGDNGLL Nâng cao nhận thức và bồi dưỡng kĩ năng hướng dẫn, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho đội ngũ cán bộ quản lý, CBĐ, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn Quản lý việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông Quản lý chỉ đạo đội ngũ CBĐ, giáo viên chủ nhiệm thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông Quản lý chặt chẽ việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông Thường xuyên quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông Điểm trung bình chung Mức độ cần thiết Xếp thứ X Tính khả thi X Xếp thứ 2.88 1 2.9 3 2.86 2 2.94 1 2.84 3 2.92 2 2.75 6 2.75 6 2.79 5 2.83 4 2.81 4 2.8 5 2.82 2.86 ... NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC 2.1 Khái quát đặc điểm giáo dục đào tạo trung học phổ thông địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 2.1.1... lớp quản lý hoạt động giáo dục lên lớp cho học sinh trường THPT thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc - Đề xuất số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục lên lớp cho học sinh trường... là: ? ?Quản lý hoạt động giáo dục lên lớp cho học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc? ?? như: Khái niệm HĐGDNGLL, khái niệm quản lí HĐGDNGLL, đặc điểm HĐGDNGLL, nội dung quản lý

Ngày đăng: 11/06/2017, 10:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan