- HỢp dổng chuyển giao công nghệ là hợp dồng thực hiện chuyển giao các đối tượng ỉà bí quyết kỹ thuật; kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ t
Trang 1I MỘT S ố VẨN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
1 Đ|nh nghĩa hợp đổng :
Hợp đồng là một ch ế định quan trọng trong hệ thống pháp luật của bất kỳ nưđc nào Tuy mỗi nước có điều kiện kinh tế, hoàn cảnh lịch sử khác nhau song về cơ bản có nhỉều điểm tương dồng, về bản chất của hợp đồng thì pháp luật các nước quy định như nhau đó là sự tự nguyện, bình đẳng của các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng.
Trong hệ thấng pháp luật ở nước ta tồn tạ i nhiều ỉoại hợp đồng khác nhau Vì vậy, tùy từng loại hợp đồng khác nhau mà định nghĩa hợp đồng có sự khác nhau Do đó, để dưa ra một định nghĩa chung về hợp dồng ta cần tìm hiểu định nghĩa của các loại hợp dồng cơ bản sau dây :
Trang 2Điều 388 Bộ luật dân sự định nghĩa : Hợp đồng dân sự
là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Từ định nghĩa trên ta rút ra các đặc trưng sau :
' L à sự thỏa thuận giữa các bên;
- Mục đích làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự;
- Hình thức thể hiện bằng văn bản hoặc bằng miệng Điều 2 6 Bộ luật lao động dịnh nghĩa : Hợp dồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền
và nghĩa vụ mỗi bên trong quan hệ lao động.
Từ định nghĩa trên ta rút ra các đặc trưng sau :
- Là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động;
- Mục đích làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng lao động;
- Hình thức th ể hiện bằng vân bản hoặc bằng miệng Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (đã hết hiệu lực) thì hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng vản bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao dổi hàng hóa dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận
Trang 3khác có mục đích kinh doanh vói sự quy định rõ ràng quyền
và nghĩa vụ của mỏi bên để xây dựng và thực hiện k ế hoạch của mình.
Từ định nghĩa trên ta rút ra các dặc tníng sau :
- L à sự thỏa thuận giữa các bên;
- Mục đích là kinh doanh;
- Hình thức thể hiện bằng văn bản.
Luật thương mại không có định nghĩa riêng về hợp đồng thương mại mà chỉ có dề cấp đến các ỉoại hợp đồng cụ th ể trong hoạt dộng thương mại.
Từ các định nghĩa trên ta có th ể ra một định nghĩa chung về hợp đồng như sau :
Hợp đổng là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp dồng về một vấn dề nào đố mà pháp luật không cấm làm phát sinh, thay dổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ cùa họ.
2 Bản chất của hợp đổng
Từ các đặc tnm g trên cùa các loại hợp đồng cho thấy
tấ t cả các ỉoại hợp đồng đều có yếu tố chung nhâ^t, mang tính bản chất là sự thỏa thuận Hợp đồng ỉà sự thỏa thuận giữa các bên Điều này đưa đến một k ết luận chíoh xác rằng bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên.
Thỏa thuện là sự trừng hợp ý muốn cùa các bên về một điều gì đó mà các bên mong muốn đ ạt dược Chỉ được coi là
Trang 4sự thỏa thuận khi các cam kết mà các bên đưa ra phù hợp với ý muốn đích thực của họ Các bên tham gia ký kết hợp đồng có quyền quyết định việc ký kết hợp đồng với ai, địa diểm nào, thời gian nào, nội dung gì việc thỏa thuận của hợp đồng nhằm đi đến việc hài hòa lợi ích của các bên.
Hợp đồng được các bên ký kết làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên Có thể nói rằng việc ký k ết hợp đồng là một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên Sự kiện pháp lý này được th ể hiện dưới dạng hành vi Do đo, hành
vi ký kết hợp đồng có th ể hợp pháp (hợp đồng có hiệu lực) hoặc không hợp pháp (hợp dồng không c6 hiệu lực).
Tham gia vào các quan hệ pháp luật là các chù thể nhất định do pháp luật quy định Chủ thể của các quan hệ pháp luật có th ể là cá nhân, tổ chức hoặc các chủ th ể khác.Vì vậy, tham gia vào quan hệ hợp đồng cũng có thể là cá nhân, tổ chức hoặc các chủ thể khác Tuy nhiên, các chủ th ể dể tham gia vào việc ký kết hợp dồng phải có các điều kiện cụ thể
do pháp luật quy dịnh thì hợp dồng mới được coi là hợp pháp.
Nội dung của quan hệ hợp đồng là các điều khoản do các bên thỏa thuận Các điều khoản do các bên thỏa thuận làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của họ Bên có khả nãng yêu cầu bên kia thực hiện hoặc không thực hiện một hành
vi nào đó theo thỏa thuận trong hợp dồng hoặc theo quy định của pháp luật gọi là bên có quyền Bên phải thực hiện hoặc không thực hiện m ột hành vi nào dó theo thỏa thuận
Trang 5trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật để đáp ứng yêu cầu của bên có quyền gọi là bên có nghĩa vụ Trong hợp đồng qùyền và nghĩa vụ của các bên thường đan xen với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại (hợp đồng song vụ).
3 Hiệu lực của hỢp đổng
Hiệu lực của hợp đồng là một vấn đề h ết sức quan trọng
ch ế dịnh về hợp đồng Việc ký kết hợp đồng không có hiệu lực (vô hiệu) sẽ gây thiệt hại cho Nhà nước, các bên tham gia ký kết hợp đồng Hợp đồng muốn có hiệu lực thì các bên
ký kết hợp dồng cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng Cụ th ể các bên phải chú ý đến các nội dung sau đây ;
a Chù th ể k ỷ kết hợp đồng p h ả i hợp pháp
Chủ th ể ký kết hợp đồng cá nhân, pháp nhân và các chủ th ể khác nhưng không phải tấ t cả các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác đều được quyền ký hợp đồng mà phải có các điều kiện nhất định.
Đdi với cá nhân để tham gia ký hợp đồng phải đạt đến một độ tuổi nhất định ứtì theo quy định của từng loại hợp đồng trong từng lĩnh vực cụ thể Người từ đủ mười tám tuổi trở lên được quyền ký kết các'loại hợp dồng đân sự, kỉnh doanh, thương mại, ỉao động trong những trường hợp cụ
th ể người từ sáu tuổi trỗ lên được ký hợp dồng miệng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dCmg hàng ngày như mua bánh, kẹo,
Trang 6nước hoặc từ đủ mười lăm tuồi được quyền ký hợp đổng lao động với người sử dụng lao động, nếu người lao động dưới mười lăm tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp thì mdi có giá trị Người ký hợp đồng phải nhận thức được hành vi của mình tại thời điểm ký kết hợp đồng, không bị m ất nàng lực hành vi dân
sự (bị bệnh tâm thần hoặc các căn bệnh khác làm m ất khả năng nhận thức khi ký kết hợp đồng).
Đối với pháp nhân phải được thành lập một cách hợp pháp, có tài sản, có địa vị pháp lý do pháp ỉuật quy dịnh Người nhân daiứi pháp nhân ký kết hợp đồng phải là người đại diện hợp pháp, có thể là người đại diện cho pháp nhân trước pháp luật dược quy định trong điều lệ cùa pháp nhân hoặc do pháp luật quy định cũng có thể ỉà dại diện theo ủy quyền bằng văn bản.
Tóm lại, chủ thể ký kết hợp đồng phải có nâng lực chủ thể(năng lực pháp luật và năng lực hành vi).
b Chủ th ể k ý k ế t hợp đóng phàì í t f nguyện
B ất cứ hợp dồng nào thì việc thiết lập cũng đều đựa trên nguyên tắc tự nguyện Hợp đồng kỉnh tế cũng vậy, khi thiết lập các bên phải tự đo ý chí Trong quan hệ hợp đồng không có bên nào được quyền áp đặt ỷ chí, buộc bên kia phải
ký hợp đồng với mình Hợp đồng được ứiiết lập dựa trên sự
áp đặt, bắt buộc, cưỡng ép, nhằm lẫn, lừa dối của một bên thì về nguyên tắc hợp đồng đó không có giá trị.
Trang 7c NỘI dung của hợp đồng không được trá i vở i pháp luật, đạo đức
Các điều khoản do hai bên ký kết hợp đồng thỏa thuận trong hợp đồng không được vi phạm pháp luật đạo đức Có
th ể là đối tượng của hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp dồng pháp luật cấm giao dịch như hàng cềím, hàng giả, hàng nhập lậu, ma tuý, súng, dạn hoặc công việc pháp luật câứn thực hiện Nội dung hai bên thỏa thuận trong hợp dồng phải cụ thể và phải thực hiện được Thỏa thuận những nội dung không thực hiện dược trong hợp đồng thì hợp đồng không thực hiện được dẫn đến hợp đồng cũng không có giá tri.
d Hình thức CÙB hợp đổng p h ả i hợp pháp
Có những hợp dồng pháp luật quy định hình thức bằng văn bản (văn bản có công chứng, chứng thực hoặc không có công chứng, chứng thực) nhưng có những hợp đồng hai bên
có th ể thỏa thuận bằng lời nói, hành vi Thông thường đối với những hợp đồng quan trọng, liên quan đến tài sản có giá trị ỉớn thì hình thức của hợp đồng bằng văn bản, những hợp dồng ỉiên quan dến tài sản có giá trị nhỏ nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hàng ngày thì hình thức của hợp đồng bằng lời nói, hành vi.
4 Hợp đổng vô hiệu
Như dă trình bày trên thỏa thuận là bản ch ất của hợp đồng Do dó, nếu hợp dồng không được ký kết một cách tự
Trang 8nguyện, bình đẳng, trung thực thì sẽ dẫn đến không có hiệu lực và không có giá trị ràng buộc về m ật pháp lý đôi với các bên Có thể nói ràng : "Tất cả các hợp đồng đều là sự thỏa thuận song không phải bất cứ sự thỏa thuậii nàc '•''me đều
Hợp đồng cũng có thể vô hiệu một phần mà không làm ảnh hưởng dến nội dung của các phồn còn lại thì chỉ có phần
vô hiệu không có hiệu lực, các phần còn lại vẫn có hiệu ỉực hoậc khi người ký hợp dồng vượt quá thẩm quyền theo giấy
ủy quyền thì phần hợp đồng được ký theo giấy ủy quyền vẫn
có hiệu lực, phần hợp đồng được ký vượt quá thẩm quyền theo giấy ủy quyền không có hiệu lực Nhữĩig hợp đổng bị
vô hiệu từng phần thi các bên phải sửa đổi điều khoản trái pháp'luật, khôi phục các quyền và lợi ích ban đầu và bị xử
ỉý theo quy định của pháp luật.
Theo quy đònh tại Điều 41 ỉ Bộ luật ả&n sự, hợp dồng dân sự cũng vỗ hiệu trong trường hợp ngay từ khỉ ký kết, hỢp dồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu Trường hợp khỉ giao kết hợp dồng m à một bên biết hoặc phải biết về việc
Trang 9hợp đồng có đối tượng không th ể thực hiện được, nhiíng
không thông báo cho bèn kia biết nên bên kia đã giao kết
hợp đồng thì phải bồi thường th iệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có
đấi tượng không thể thực hiện được.
Sự vô hiệu của hợp dồng chính làm chấm dứt hợp đồng
phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ
dược thay th ế hợp đồng chính Quy định này không áp dụng
đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự,
Ngược lại sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt
hợp đổng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng
phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Cách xử lý hỢp đổng kinh tê' vô hiệu
Hợp đổng kinh tế vô hiệu không có giá trị pháp lý từ
thời diểm ký kết Do đó, sự thỏa thuận của các bên trong
hợp đổng không có giá trị và không thực hiện được trong
thực tế Dưới gốc độ pháp lý việc ký k ết hợp đồng kinh tế
vô hiệu được xem là một hanh vi vi phạm pháp luật Vì vậy
các bên phải chịu hậu quả pháp lý Pháp luật đưa ra nguyên
tắc sử lý hợp đồng kinh tế không có hiệu lực như sau :
- Nếu hợp đồng kinh tê' đã thực hiện thì phải ngưng thực hiện và khôi phục lại tình trạn g ban dầu (trả lại cho
nhau những gì đà nhận), thiệt hại bên nào bên đó tự gánh
chiụ, thu lìhập bấL hợp pháp phải nộp vào ngân sách Nhà
nước.
Trang 10- Nếu hợp đồng kinh tê đã ký mà chưa thực hiện thi không được thực hiện nữa.
5 Thời diểm có hiệu lực của hợp đổng
Việc xác định thời điểm hợp đổng có hiệu lực rấ t quan trọng dới với các bên ký kết hợp đồng vì kể từ khi hợp đồng
có hiệu lực các bén phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đà thỏa thuận trong hợp đồng, v ề m ặt nguyên tắc, hợp đồng
có hiệu lực kể từ thời diểm các bên ký kết Tuy nhiên, tùy theo hình thức của hợp đồng mà thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có sự khác nhau Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cũng có th ể do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận, cụ thể như sau :
- Hợp đồng bằng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận về nội dung chủ yếu của hợp đồng;
- Hợp đồng bằng văn bản không có công chứng, chứng thực, đàng ký, xin phép thì có hiệu lực tại thời điểm hai bên cùng ký vào hợp dồng;
- Hợp dồng bằng vản bản có công chứng, chứng thực, đẻmg ký, xin phép thì có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký, cho phép;
- Hợp đồng còn có hiệu lực theo sự thỏa thuận của hai bên hoặc một thời điểm nào đó m à pháp luật quy dịnh cụ
th ể Ví đụ Điểu 466 Bộ luật dân sự quy định : Hợp đồng tặn g cho động sản cớ hiệu ỉực tại thời điểm bên dược tặng
Trang 11cho nhận tài sản, đối với động sản raà pháp luẬt có quy định đ&ng ký quỵền sỏ hữii thì hợp dồng tân g cho có hiệu lực kể
từ thời điểm đăng ký.
6 Phân ioạl hỢp đổng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên trong tấ t cả các ỉĩnh vực của đời sống x ã hội Vì vẬy, hợp đồng rấ t phong phú và đa dạng, dựa vào các tiêu chí khác nhau ta có th ể chia hợp đồng như sau :
a Nếu dựa vào nghĩa vụ của hợp đồng thi có thể chia hợp đồng thành hỢp đổng song vụ và hựp dổng dơn vụ Điều 4 0 6 Bộ luật dân sự định nghĩa :
- HỢp đổng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
- Hựp đổng dơn vụ là hợp dồng mà chỉ một bên có nghỉa vụ.
b. Nếu dựa vào hình thức của hợp đồng có th ể chia hợp dồng thành hợp dồng miệng, hợp đồng bằng vãn bản không
có công chúng, chứng thực; hợp đồng bằng vãn bản có công chúng, chứng thực, hợp dồng mẫu, hợp dồng phải d&ng ký
c Nếu đựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau của hợp đồng có
th ể chia hợp đồng th ành hợp đồng chính và hợp đồng phụ Điều 4 0 6 Bộ luật dân sự định nghĩa :
- Hợp đổng chính là hợp dồng m à hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
Trang 12- HỢp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hhợp đồng chính.
d. Nếu dựa vào đối tượng của hợp đồng có th ể chia hợp đồng thành hợp đồng c6 đối tượng là tài sản và hợp đồng
có đối tưỢng là dịch vụ :
- HỢp đồng có dôTi tượng tà tài sản gổm : Hợp đổng tặn g cho tài sản, hợp dồng trao đổi tà i sản, hợp dồng mua bán tài sản hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng vay tài sản.
- HỢp dổng có đô'i tượng là dịch vụ gổm : Hợp đồng dịch vụ, hợp dồng vận chuyển tài sản, hợp đồng vận chuyển hành khách, hợp dồng gia, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng ủy quyền.
e. Nếu dựa vào từng lĩnh vực quan trọng của đời sống
x ã hội có th ể chia hợp dồng thành hợp đồng dân sự, hợp đồng ỉao dộng, hợp đồng thương m ạỉ, hợp đổng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh tế
- Diều 388 Bộ luật dân sự định nghĩa : Hợp dồng dân
sụ ỉà sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Điểu 26 Bộ luật lao động định nghĩa : Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng
ao dộng vẻ việc làm có trả công, diều kiện lao động, quyền
và nghĩa vụ mẫi bên trong quan hệ lao động.
Trang 13- HỢp dồng thương m ại là sự th ỏ a thuận giữa các
thương nhân hoặc một bên là thương nhân để thực hiện các hoạt động thưcmg mại.
- Hợp đổng liên doanh ỉà văn bản ký kết giữa bên Việt Nam và bến nước ngoài để thành lập doanh nghiệp Uên doanh tại Việt Nam.
- HỢp đổng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên tiến hành dầu tư, kỉnh doanh d Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân (khoản 16, Điều 3 Luật đầu tư).
f Nếu dựa tính ch ất dặc trưng của hợp đồng có thể chia hợp đồng tíiành hợp đồng có điều kiện, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, hợp dồng liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đất, hợp dồng chuyển giao quyền tài sản thuộc quyền tác giả.
•I- Điều 4 0 6 Bộ luật dân sự định nghĩa :
- Hợp dổng vì lợi ỉch của người thứ ba là hợp đồng
m à các bên giao k ết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ
và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa
vụ dó.
- HỢp dổng cố diếu kiện là hợp đồng m à việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấin dứt một sự kiện nh ất định.
Trang 14+ Điều 743 Bộ luật dân sự định nghĩa :
Hợp đồng chuyển giao quyền tài sản thuộc quyền tác
giả là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền tài sản
thuộc quyền tác giả được thực hiện trên cơ sở hợp đồng Hợp
đồng chuyển giao quyền tác giả phải được lập thành văn
bản.
- HỢp dổng chuyển giao công nghệ là hợp dồng thực hiện chuyển giao các đối tượng ỉà bí quyết kỹ thuật; kiến
thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ,
các giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số’ kỹ thuật, bản
vẽ, sơ địa kỹ thuật, chương trình m áy tính, thông tin dữ liệu
về công nghệ chuyển giao; giải pháp hợp lý hóa sản xuất,
đổi mới công nghệ, cấp phép đặc quyền kinh doanh và các
đối tượng khác do pháp luật về chuyển giao công nghệ quy
+ Điều 693 Bộ ỉuật dân sự định nghĩa ;
Hợp đổng chuyển dối quyền sử dụng dâ't là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên chuyển giao đất và chuyển quyền sử dụng đất cho nhau theo quy dinh của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.
Trang 15* Điều 697 Bộ luật dân sự định nghĩa :
HỢp đổng chuyến nhượng quyền sử dụng d ât là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng dất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng tr ả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của Bộ ỉuật này và pháp luật về đất đaỉ.
+ Điều 703 Bộ ỉuật dân sự định nghĩa :
HỢp đổng thuê quyền sử dụng dất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo dó bên cho thuê chuyển giao đ ất cho bên thuê dể sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải sử dụng đất đúng mục đích, trả tiền thuê và tr ả lại đất khi h ết thời hạn thuê theo quy định của Bộ luật này và pháp luật
về đất dai.
•f Điều 714 Bộ luật dân sự định nghĩa :
Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác thì các quy định veà hợp đổng thuê quyền sử dụng đâ't cũng được
áp dụng đối với hợp đồng thuê lại quyền sử dụng dất.
•t- Điều 715 Bộ luật dân sự dịnh nghĩa :
Hợp đổng th ế chấp quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên sử dụng đ ấ t (sau đây gọi là bên
th ế chấp) dùng quyền sử dụng đất cùa mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (sau đây gọi ỉà bên nhận th ế chấp) Bên th ế chấp được tiếp tục sử dụng đ ất trong thời hạn th ế chấp.
Trang 16+ Điểu 722 Bộ luật dân sự định nghía :
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng dâ't là sự thỏa thuận
giữa cốc bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất
cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên
được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này
và pháp luật về đất đai.
+ Điều 727 Bộ luật dân sự định nghĩa :
Hợp đổng góp vô'n bằng giá trị quyền sử dụng đất ỉà
sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất (sau
dây gọi ỉà bên góp vốn) góp phần vốn của nùiih bằng giá trị
quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với cá
nhân, pháp nhân, hộ gia (^ĩih, chủ th ể khác theo quy định
của Bộ luật này và pháp luật về đất dai.
g Nếu dựa vào tín h thông đụng của hợp đồng có thể chia hợp đồng thành tận g cho tài sản, hợp dồng trao đổi tài
sản, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mượn tài sản, hợp
dồng thuê tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng dịch vụ,
hợp dồng vận chuyển tài sản, hợp đồng vận chuyển hành
khách, hợp đồng gia, hợp đồng gửỉ giữ tà i sản, hợp đồng bảo hiểm, hỢp đồng ủy quyền, hứa thưởng và thi có giải :
■f Điều 428 Bộ luật dân sự định nghĩa :
HỢp dổng mua bán tài sản ỉà sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua
và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.
Trang 17+ Khoản 1 Điều 463 Bộ luật dân sự định nghĩa :
Hợp dồng trao đối tài sản ỉà sự thỏa thuận giửa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.
+ Điều 465 Bộ luật dân sự định nghĩa :
Hợp đổng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản cùa mình và chuyển quyền sd hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền
bù, còn bên được tậng cho đồng ý nhận.
+ Điều 471 Bộ ỉuật dân sự định nghĩa :
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay: khi đến hạn trả , bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả ỉăi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
+ Điều 480 Bộ luật dân sự định nghĩa ;
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê dể sử dụng trong một thời hạn, còn bèn thuê phải trả tiền thuè.
-t- Điều 512 Bộ luật dân sự định nghĩa :
Hợp đồng mưỢn tài sản là sự th ỏa thuận giữa các bên, theo đó bẽn cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà khống phải tr ả tiền, còn bên mượn
Trang 18phải trả lại tài sản đó khi h ết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đả đạt được.» * *
+ Điều 518 Bộ luật dân sự định nghĩa :
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo
đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền địch vụ cho bên cung ứng dỊchụ.
+ Điều 527 Bộ luật dân sự định nghĩa ;
Hợp đồng vận chuyến hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã dịnh theo thỏa thuận, còn hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyến.
+ Điều 535 Bộ luật dân sự định nghĩa :
Hợp dổng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữã các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm dă định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
+ Điều 547 Độ luật dân sự định nghĩa :
Hợp đổng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo
đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đột gia công, còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và tr ả tiền công.
Trang 19+ Điều 559 Bộ luật d&n sự định nghĩa :
HỢp dổng gửi giữ tài sản ỉàsự th ỏ a thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chínhtầd sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp dồng, còn bên gửi phải tr ả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công
+ Điếu 567 Bộ luật dân sự định nghĩa :
Hợp đổng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo
đó bên mua bảo hiểm phải dóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên dược bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
•f Điều 581 Bộ luật dân sự định nghĩa :
Hợp dồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo
đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp ỉuột cổ quy định.
+ Điều 590 quy định về hứa thưởng như sau :
Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưdng cho người dã thực hiện cõng việc theo yêu cáu của người hứa thưdng.
Công việc đuực hứa thưởng phải cụ thể, có th ể thực hiện được, không bị pháp luật c â ^ , không trái dạo dức xã hội.
•f Điều 593 quy định về Thi có giải như sau :
Trang 20Người tổ chức các cuộc thi văn hóa, nghệ thuật, thể thao,
khoa học, kỹ thuật và các cuộc thi khác không trái pháp
luật, đạo đức xã hội phải công bố điều kiện dự thi, thang
điểm, các giải thưởng và mức thưởng cùa mỗi giải.
Việc thay đổi điều kiện dự thi phải được thực hiện theo
cách thức dã công bô trong một thời gian hợp lý trước khi
diễn ra cuộc thi.
Người đoạt giải có quyền yêu cầu người tổ chức thi trao
giải thưởng đúng mức đă công bố.
Điều 389 Bộ luật dân sự đưa ra hai nguyên tắc sau đây
là cơ sd giao kết hợp dồng dân sự cho các chủ thể :
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không dược trái pháp ỉuật, dạo đức xã hội.
Theo nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ
năng ỉực chủ ứiể dược quyết định trong việc giao kết hợp
đồng mà không ai có quyền ngăn cản Các cá nhân, tổ chức
khi giao kết hợp dồng có quyền lựa chọn đôl tượng giao kết,
Trang 21nội dung giao kết, hình thức giao kết Tuy nhiên, sự thỏa thuận giữa các bên về các điều khoản trong hợp đồng không được trái với quy định của pháp luật, đạo đức x â hội th ì sự thỏa thuận này mới được pháp luật bảo vệ.
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực
và ngay thẳng.
Tự nguyện là cơ sở tồn tại lâu đài của mọi giao kết, giao kết dân sự cũng vậy, phải dựa trên sự tự nguyện Hơn th ế nữa, tự nguyện là bản chất của giao kết dân sự, nếu giao kết dân sự đi ngược với bản chất này thì nỏ không có hiệu lực
Các cá nhân, tổ chức khi giâo kết hợp đồng đều binh đẩng trước pháp luật Sự bình đẳng ở đây được hiểu là bình đẳng
về m ặt pháp lý, việc giao kết hợp đồng giữa các chủ thể không phụ thuộc vào địa vị xâ hội, giới tính, tôn giáo, thành phần kinh tế Khi hợp đồng được xác lập thì quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể phải có sự tương xứng và các bên phải thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng thì mới được hưỡng quyển Việc giao kết hợp đồng muốn được thực hiện lâu dài thì các bên phải thực hiện trên tinh th ần
là hợp tác, trung thực, ngay thẳng Các bên muốn trở thành dối tác lâu dài của nhau thì phải trung trực, hợp tác, ngay thẳng Các bên phải thường xuyên hỏi thêm, đôn đốc, giúp
dể lẫn nhau trong việc giao kết hợp dồng.
b Trinh ttf giao kết hợp đóng dân sự
Trình tự giao kết hợp đồng là cách thức mà các bên giao
kết hợp đổng trao dổi, thỏa thuận dể đi đến thống nh ất về
Trang 22các điều khoản trong hợp đồng- Trình tự giao kết hợp dồng diễn ra thông qua hai giai đoạn : đề nghị giao kết hợp dồng
và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là hai yếu tố quan trọng của quá trình giao kết một hợp đồng Hợp đồng không thể được hoàn thành nếu không có việc đề nghị giao kết hợp đổng và chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng.
D ề nghị giao kết hỢp dồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đổng
Đề nghị giao kết hợp đồng tại Điều 390 Bộ luật dân sự.
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp dồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.
Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rô thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp dồng với người thứ ba trong thdi hạn chờ bên dược đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được dề nghị mà không dược giao k ết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Việc đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng các bên có
th ể tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau Các bên có
th ể trực tiếp gặp nhau và bên đề nghị giao kết hợp đồng đưa ra các điều khoản cùa hợp dồng dể bên được đề nghị giao kết xem xét, quyết định hoặc bên dề nghị giao kết hợp dồng có th ể gửi các diều khoản của hợp đổng bằng dường
Trang 23bưu diện, thư điện tử cho bên được đề nghị giao kết Nếu
h ết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị mới trả lời vé việc chấp nhận giao kết hợp dồng thì ỉời tr ả lời dó xem như một lời đề nghị mới về giao kết hợp đồng Nếu việc trả lời được chuyển bằng đường bưu điện thì ngày gửi theo dấu của bưu điện được coi ỉà thời điểm trả lời.
Người dược đề nghị giao kết xem xét, quyết định, có thể chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị hoặc một phẩn nội dung
đề nghị Người được đề nghị co th ể sửa đổi nội dưng do bên
đề nghị đưa ra hoậc dưa ra ỉời dề nghị hoàn toàn mới, trong trường hợp này người được đề nghị trỏ thành người dề nghị mới họ lại bị ràng buộc giống như người đề nghị ban đầu Công việc này có thể ỉập ỉại nhiều ỉần cho đến khi hai bên thống nhất được với nhau về các điều khoản của hợp đồng.
Địa điểm giao kết hợp đồng dãn sự do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đă đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hỢp đồng chết hoặc m ất n&ng ỉực hành vi dân sự sau khi bên được dể nghị giao kết hợp đồng trả ỉời chấp nhận gỉao kết hợp đồng thi
đề nghị giao kết hợp dồng vẫn có giá trị.
Trong trường hợp bên được dề nghị giao k ết hợp đồng chết hoặc m ất năng lực hành vi dãn sự sau khi tr ả lỉri chấp nhận giao kết hợp dồng thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị.
Trang 24Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thòng báo này đến trước hoậc cùng với thời diểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
Hợp đồng dán sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bén nhận được dề nghị vẫn im lặng, nếu
có thỏa thuận im lặng là sự trả lời châ'p nhận giao kết.
Thời điếm giao kết hợp đồng bàng lời nói là thời điểm các bẽn đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
Thời điểm giao kết hợp đồng băng vàn bản là thời điểm bèn sau cùng ký vào vàn bản.
Hợp dồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2 Thực hiện hợp dông dân sự
Sau khi đã giao kết hợp đồng và hợp đồng có hiệu lực các bên xác ỉập quyền và nghĩa vụ theo sự thỏa thuận trong hợp đổng Các bên phải thực hiện các điều khoản về đối tượng, thời gian, địa điểm, chất ỉượng mà hai bên đă thỏa thuận trong hợp đồng.
a Nguyên tẳc thực N ện hợp đống dán $ tf
Việc thực hiện hợp dồng phải tuân theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 412 Bộ luật d&n sự sau đây :
Trang 25- Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, ch ất lượng,
số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác.
Thực hiện nguyên tắc này, đòi hỏi các chủ thế’ giao kết hợp đồng phải thực hiện đúng và đầy đủ tấ t cả các điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp dồng Việc không thực hiện hợp đồng hoặc có thực hiện nhưng thực hiện không đúng, không đầy đú đều gọi là vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định hoặc đo hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.
- Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên luôn thông báo cho nhau về tiến độ thực hiện hợp đồng Các bên không
vì lợi nhuận của mình mà lừa dối, che đâu dối tượng cùa hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia Thực hiện tốt nguyên tắc này các bên sẽ trớ thành đôi tác lâu dài của nhau Một doanh nghiệp, thương nhân muốn đứng vững, tồn tại lâu dài trong thương trường thi không thể làm ăn đứt đoạn, triệt hạ đối tác cùa mình bằng mọi cách để mang lại lợi nhuận tối đa Khi hợp đồng không thực hiện được, các bên phải tìm mọi cách đê' làm giám bứt thiệt hại của nhau.
- Không dược xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, auvền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Thực hiện nguyên tắc này, đòi hỏi các bèn khi thực hiện hợp đồng bên cạnh lợi ích của mình còn phải tinh toán đến
Trang 26lợi ích cùa những người khác, Các bên có quyền thực hiện
hợp đồng theo nhừng thỏa thuận trong hợp đồng nhũíng
không dược xám phạm đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước,
cõng cộng và của công dân.
b Thực hiện hợp đóng trong m ộ t s ố trường hợp cụ thể
b.ĩ Thực hiện hạp đồng dơii vụ
Thực hiện hợp đồng đơn vụ được quy định Điều 413 Bộ
luật dân sự- Đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải
thực hiện nghĩa vụ đúng như đà thỏa thuận; chỉ được thực
hiện trước hoậc sau thời hạn nếu được bên có quyền dồng ý.
b.2 Thực hiện hợp dồng song vụ
Thực hiện hợp đồng song vụ đưộc quy định Điều 414 Bộ
luật dân sự.
Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thòa thuận thời
hạm thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa
vụ của mình khi đến hạn; không được hoăn thực hiện với lý
do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường
hỢp các trường hợp sau dây :
- Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghía vụ, nếu tài sản của bên kia đã bị giảm sút nghiêm
trọng đến mức không th ể thực hiện được nghĩa vụ như đă
cam kết cho đến khi bên kia có khả nẫng thực hiện được
nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh.
Trang 27- Bên phái thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi dến hạn.
- Khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình
do ỉỗi cùa bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Trong trường hợp các bên không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không th ể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện m ất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.
- Nếu một bên không thực hiện được nghĩa vụ mà các bên đều không có lỗi thì bên không thực hiện được nghĩa vụ không có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình Trường hợp một bên dă thực hiện được một phần nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bén kia thực hiện phần nghla
vụ tương ứng đối với mình.
6.3 Thực hiện hợp đồng líì lợi ich của người thứ ba
Khi thực hiện hợp dồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ dối với mình; nếu các bên có tranh châ'p
về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu r^u thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
Trang 28Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đổng vì lợi ích của người thứ ba.
Trong trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩả vụ khõng phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải báo cho bên có quyền và hợp đồng được coi là bị hủy bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau nhừng gì đă nhận; nếu người thứ ba
từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đă thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đỗ hoàn thành và bên có quyền vần phải thực hiện cam kết dối với bên có nghĩa vụ.
Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý.
3 Sửa dổl, hùy bò, chấm dứt hợp đổng dân sự
a Sửa đồi hợp đóng dàn sự
Sửa đổi hợp dồng là việc các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận với nhau về việc hủy bỏ hoặc làm thay đổi một số diều khoản cùa hợp dồng.
Các bên cổ th ể thỏa thuận sửa đổi hợp dồng và giải quyết hậu quả của việc sửa dổi, trừ trường hợp pháp ỉuật có quy định khác.
Trong trường hợp hợp dồng được ỉập thành vãn bản, được công chứng, chứng thực, đãng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức dó.
Trang 29b H ủy bỏ hợp đổng dán sự
- Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên dã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
- Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây th iệt hại thì phải bồi thường.
- Khi hợp dồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn tr ả cho nhau tài sản đă nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện v ật thì phải trả bằng tiền.
- Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại.
Trang 30Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
- Một bên có quyền dơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thóa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phâi bồi thường.
- Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ Bên đă thực hiện nghĩa vự có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.
- Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm đứt phải bồi thường th iệt hại.
4 Những nội dung khác về hỢp đổng dân sự
a NỘI dung hợp đổng
Tùy theo từng ỉoại hợp đồng, các bên có th ể thỏa thuận
về những nội dung sau đây :
- Đối tượng cùa hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;
- Số lượng, ch ất lượng;
- Giá, phưctog thức thanh toán;
- Thời hạn, địa diểm, phương thức thực hiện hợp dồng;
Trang 31- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
rõ ràng, chung chung thi rấ t dễ dẫn đến tranh chấp và th iệt hại các bẽn không th ể lường trứơc được Tùy theo từng loại hợp dồng mà có những điều khoản ở hợp đồng này các bên
th ỏa thuận trong hợp đồng nhưng ở hợp đồng khác thi không Ngoài những nội dung m à luật đưa ra ỏ trẽn các bên cũng
có th ể thỏa thuận những điều khoản khác mà nội dung của
nó không trá i với pháp luật, dạo đức Trong khoa học pháp
lý, điều khoản của hợp đồng được chia thành các ỉoại sau đây ;
- Điều khoản chù yếu : là diều khoản dề cập đến nội dung chủ yếu của hợp đồng, nếu thiếu điều khoản này thì hợp dồng kinh tế không có hiệu ỉực Tùy từng ỉoại hợp đồng
mà diều khoản chủ yếu có sự khác nhau Ví d u T r o n g hợp dồng mua bán hàng hóa thì diều khoản về dối tượng, số lượng, giá cả là những diều khoản chủ yếu.
- Điều khoản thường xuyên : là diều khoản đă được pháp ỉuật quy định, nếu các bên không thỏa thuận ghi trong hỢp
Trang 32dồng thì nó vẫn đương nhiên có hiệu lực vì nó đã được pháp luật quy định, nếu các bên có thỏa thuận ghi trong hợp đồng thì phái thỏa thuận không được trái vởi pháp luật đà quy định Đẻ cho hợp đồng tránh lập lại những diều pháp luật
đã quy định thì hai bên có thể không cần phải thỏa thuận trong hợp đồng về diều khoản này Vì vậy, hai bên giao kết hợp đồng cần phải biết được những nội dung nào pháp luật
đã quy định để không cần ghi nhận trong hợp đồng và ngược lại để hợp đồng được ngắn gọn những đầy đủ Ví dụ : Trong hợp đồng mua bán hàng hóa khi bên bán đã giao hàng hóa cho bên mua trước thời hạn hợp đồng m à bên mua tiếp nhận thì bên bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua (Điéu 285 Bộ luật luật dân sự).
Điều khoản tùy nghi : ỉà điều khoản chưa được pháp luật quy định hai bên có thể linh động thỏa thuận Trong hợp đồng ngoài những điều khoản chủ yếu và điều khoản thường xuyên thì các bên có thể linh động các điều khoản khác nhằm làm cho hợp đồng được cu th ể và thuận lợi cho việc thực hiện hợp dồng Ví du : Điều 2 8 4 Bộ ỉuật luật dân
sự quy định về địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự : Địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong trường hợp không có
sự thỏa thuận là nơi b ất động sản, nếu dối tượng của nghĩa
vụ dân sự là bất động sản; nơi cư trú hoặc trụ sd của bên
có quyền, nếu d^i tượng của nghĩa vụ dân sự không phải ỉà bất động sản; rõ ràng đây là điều khoản thường xuyên của hợp đồng dân sự, nhưng nếu các bên quy định trong hợp đồng rằng địa điểm thực hiện hợp đồng do bên có nghĩa vụ
Trang 33tự chọn thì lại là diều khoản tùy nghi Như vậy cùng một nội dung nhutig có thể là điều khoản chú yếu của hợp đồng, điều khoản thường xuyên của hợp đồng cũng có thể là điều khoản tùy nghi.
b Phụ lụ c hợp đổng
Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng Nội dung cùa phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
Trong trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung cùa điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng dã được sửa đổi.
c Gíảl thích hợp đóng
Việc giải thích hợp đồng được thực hiện khi hợp đồng
có những diều khoản không rõ ràng Khi giải thích nội dung của hợp đồng phải dựa vào các cơ sở sau dây :
- Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chì dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào
ý chí chung của các bên dể giải thích diêu khoản dó.
- Khi một điều khoản của hợp đồng có th ể dược hiểu theo nhiều nghĩa thì phải chọn nghía nào ỉàm cho điều khoản
đó khi thực hiện có lợi nhất cho các bên.
Trang 34- Khi hợp đồng có ngôn từ có thê hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phái giải thich theo nghĩa phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng.
- Khi hợp đồng có điều khoán hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đđồng.
- Khi hợp đồng thiếu một số điều khoán thì có thể bổ sung theo tập quán đối với loại hợp dồng dó tại địa điềm giao kết hợp đồng.
- Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghía của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
- Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sứ dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
- Trong trường hợp bên mạnh th ế đưa vào hợp đồng nội dung bâ't lợi cho bên yếu th ế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế.
d Hợp đồng theo mẫu
Hợp đồng theo mẫu ỉà hợp đồng gồm nhũỉig diều khoản
do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu
m à bên đề nghị đả dưa ra.
Trang 35Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không ràng thì bên dưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điểu khoản đó.
Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp dồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trưởng hỢp có thỏa thuận khác.
e Thời h iệ u khở i kiện vồ hợp đổng dân aự
Thời hiệu khdi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hãi năm , kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xám phạm.
5 Các biện pháp nhằm bảo dảm việc thực hiện hợp đổng
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hộp đồng bao gồm :
Trang 36a Những quy định chung vé cáe biệ n phàp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật
có quy dịnh về biện pháp bảo đảm thì người có nghĩa vụ
phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó.
Nghĩa vụ hộp đồng có th ể được bảo đảm một phần hoặc
toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm
vi bảo đảm thi nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể
cả nghĩa vụ trả lăi và bồi thường th iệt hại.
V ật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp dồng phải thuộc quyền sở hùru của bên bảo đảm và được phép giao dịch.
Tiền, trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác được đùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hộp đồng.
Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sd hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đỏ'i vứi v ật bảo dảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đổng và các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo dảm đều dược dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Quyền sử dụng đất được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Trang 37Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được dùng để bảo đảm thực hiện nghla vụ hợp đồng.
Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ hộp đồng, nếu có giá trị tại thời điểm xác ỉập giao dịch bảo dảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật
có quy định khác.
Trong trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng dể bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
Trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa hộp đổng vụ dến hạn thì các nghĩa vụ hộp đồng khác tuy chưa đến hạn đều dược coi là đến hạn và tấ t cả các bên cùng nhận bào đảm dều được tham gia xử lý tài sản.
b Cấc biện pháp bảo đảm thựe hiện nghĩa vụ hợp đổng
b l Cầm c ố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi ỉà bên cầm CỐ) giao tài sản thuộc quyền sỏ hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) dể bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự.
Việc cầm cế tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.
Trang 38Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cô'.
Thời hạn cầm cố tài sản do các bên thỏa thuận Trong trường hợp không có thỏa thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ dược bảo đảm bằng cầm cố.
Việc cầm cố tài sản có thể bị hủy bỏ, nếu được bén nhận cầm cố dồng ý.
Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thỏa thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đă thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cẩm cố.
b.2 T h ế chấp tài sản
T hế chấp tài sán là việc một bên (sau dây gọi là bèn
th ế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận th ế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận th ế chấp.
Trong trường hợp th ế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất dộng sản, động sản đó cũng thuộc tài sản th ế chấp Tài sản th ế chấp cũng có thể
là tài sản được hình thành trong tương lai.
Trang 39Tài sản th ế chấp do bên th ế chấp giữ Các bèn có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản th ế châ'p.
Việc th ế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp dồng chính Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản th ế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.
Các bên thỏa thuận về thời hạn th ế châ'p tài sản; nếu không có thỏa thuận thì việc th ế chấp có thời hạn cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được báo đảm bằng th ế chấp.
Tài sản dang cho thuê cũng có th ể dược dùng dể th ế chấp Hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản thuộc tài sản th ế chấp, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy dinh.
Trong trường hợp tài sản th ế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản th ế chấp.
Trong trường hợp đâ đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân
sự m à bên cố nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản th ế chấp dược xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc dược bán dấu giá theo quy định của pháp luật dể thực hiện nghĩa vụ Bẽn nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố.
6.5 Đặt cọc
Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quỷ, đá quý hoăc v ật có giá trị khác (sau
Trang 40đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn đê bào dảm giao kết hoặc thực hiện hợp dồng dân sự.
Việc dật cọc phái dược lập thành vàn bản.
Trong trường hợp hợp đồng dán sự được giao kết, thục hiện thì tài sản dặt cọc được trả lại cho bên đật cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đạt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đật cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ• • * t • • r ^ k é
chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sàn đật cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
b.4 Ký cược
Ký cược ỉà việc bên thuê tài sản ỉà dộng sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau dây gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn dể bào đảm việc trả lại tài sản thuê.
Trong trường hợp tài sản thuê được trả lại thl bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trừ tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bèn cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để tr ả lại thi tài sản ký cược thuộc vẻ bên cho thuê.
6.5 Ký quỹ
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản