1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

XUNG ĐỘT BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ (TỪ 1962 ĐẾN NAY)

116 300 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 2,56 MB

Nội dung

Một thế kỷ đánh dấu sự đảo lộn của thế giới với nhiều cuộc xung đột mạnh mẽ giữa các cường quốc trên thế giới trong hai cuộc Thế chiến cũng như những tranh chấp cục bộ giữa các nước với

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Ngô Minh Oanh

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, tính khách quan và có nguốn gốc xuất xứ rõ ràng

Tác giả

Nguyễn Thị Trúc Linh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, các anh chị và các bạn cùng học, của gia đình và đồng nghiệp Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Lịch sử, Thư viện Trường Đại học Sư

phạm TP Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Phó giáo sư - Tiến sĩ Ngô Minh Oanh , người thầy đã hết lòng dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô trong Khoa Lịch sử Trường Đại học sư

phạm TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Lịch

sử thế giới khóa 23 đã có những thông cảm, động viên để tôi hoàn thành quá trình học tập và luận văn tốt nghiệp này

Xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị, các bạn trong lớp Cao học Lịch sử thế giới khóa 22, 23 đã động viên và giúp đỡ tôi trong học tập và trong những lúc tôi gặp khó khăn

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp và gia đình đã luôn tạo điều kiện và luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong học tập cũng như trong công việc và cuộc sống để tôi có thể hoàn thành luận văn này./

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan 1

Lời cảm ơn 2

MỤC LỤC 3

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ VÀ CÁC VÙNG TRANH CH ẤP LÃNH THỔ GIỮA HAI NƯỚC 7

1.1 Khái niệm Xung đột 7

1.2 Những nhân tố chi phối mối quan hệ biên giới Trung - Ấn 7

1.2.1 Khái quát quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ trước năm 1962 7

1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết mâu thuẫn về biên giới Trung - Ấn 8

1.3 Các vùng tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ 19

1.3.1 Kashmir 20

1.3.2 Aksai Chin 23

1.3.3 Arunal Pradesh 24

1.4 Lịch sử tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc – Ấn Độ 25

Chương 2 XUNG ĐỘT BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ TỪ 1962 ĐẾN 1987 39

2.1 Cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ 1962 39

2.1.1 Ấn Độ và chính sách “Tiến về phía trước” 40

2.1.2 Cuộc đối đầu của quân đội hai bên tại Thag La 41

2.1.3 Những động thái của Trung Quốc trước cuộc chiến 43

2.1.4 Những động thái của Ấn Độ trước cuộc chiến 46

2.1.5 Diễn biến cuộc chiến tranh biên giới 1962 48

2.1.6 Hệ quả của cuộc chiến tranh biên giới 1962 52

Trang 6

2.2 Sự xung đột và ổn định sau năm 1962 58

2.2.1 Đụng độ của quân đội hai nước ở Nathu La 58

2.2.2 Cuộc giao tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ 1987 59

Chương 3 XUNG ĐỘT BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ TỪ 1987 ĐẾN NAY VÀ NỖ LỰC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ 65

3.1 Những cố gắng cải thiện quan hệ của hai bên sau chiến tranh 65

3.1.1 Từ sau chiến tranh đến những năm 90 65

3.1.2 Mối quan hệ biên giới Trung Quốc - Ấn Độ sau chiến tranh lạnh 67

3.1.3 Quan hệ hòa dịu và mâu thuẫn của hai nước đầu thế kỉ 21 69

3.1.4 Những hoạt động trong những đầu thập kỉ thứ hai của thế kỉ XXI 72

3.2 Một số động thái mới nhất trên biên giới Ấn Độ - Trung Quốc 74

3.3 Triển vọng của mối quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ 82

KẾT LUẬN 86

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PLA: (People`s Liberation Army) Là lực lượng vũ trang chủ yếu của Cộng hoà

Nhân dân Trung Hoa Đây là quân thường trực lớn nhất thế giới và bao gồm các lực lượng: Lục quân, hải quân, không quân, và lực lượng hạt nhân.Trong chiến tranh thì cảnh sát vũ trang sẽ là nhánh thứ 5 của Quân

Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

LOC: (Line Of Control): Đường kiểm soát biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan,

được công nhận sau Hiệp định Simla 1972

LAC: (Line of Actual Control) là đường biên giới trên thực tế giữa hai quốc gia

láng giềng Trung - Ấn, kéo dài khoảng 4.000km dọc dãy núi Himalaya

NEFA: (The North-East Frontier Agency) là cơ quan biên giới vùng Đông Bắc đã

được đặt lại tên là Arunachal Pradesh vào năm 1972

DBO: (Daulat Beg Oldi) là một trại và căn cứ quân sự nằm trên tuyến đường

thương mại cổ xưa nối Ladakh Uyghuristan

IMF: (International Monetary Fund) Quỹ tiền tệ quốc tế là một tổ chức quốc

tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu

cầu Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ

ASEAN: (Association of Southeast Asian Nations) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

Á là một liên minhchính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhân loại đã trải qua thế kỷ XX với nhiều biến động sâu sắc trong đời sống chính trị quốc tế Một thế kỷ đánh dấu sự đảo lộn của thế giới với nhiều cuộc xung đột mạnh

mẽ giữa các cường quốc trên thế giới trong hai cuộc Thế chiến cũng như những tranh

chấp cục bộ giữa các nước với nhau, mà nổi bật trong đó chính là cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ

Mọi quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đều bị chi phối bởi vấn đề biên giới vẫn chưa giải quyết từ hơn 50 năm nay Trung Quốc và Ấn Độ giáp nhau trên 3 550 cây

số, được phân cách bởi dãy núi Himalaya hiểm trở và vùng cao nguyên Tây Tạng Trong nhiều thế kỷ, Tây Tạng là vùng đệm giữa hai nước Sau khi Trung Quốc chiếm Tây Tạng năm 1950, hai vùng đệm hiện nay là hai nước Nepal và Bhutan, nằm ở phía nam dãy Himalaya Ba khu vực ngày nay vẫn là điểm nóng của sự xung đột giữa Ấn

Độ và Trung Quốc: Aksai Chin ở tụ điểm của biên giới ba nước Pakistan, Ấn

Độ và Trung Quốc, Arunachal Pradesh, ở sát biên giới Đông Bắc của Ấn Độ

và Kashmir, ở Tây Bắc Ấn Độ Cuộc chiến tranh Trung- Ấn năm 1962 là hệ quả xuất phát từ những bất đồng của hai nước vốn có từ trước, và dường như rằng đó là một đòn đánh cảnh cáo mà Trung Quốc dành cho Ấn Độ vì những động thái can dự vào lợi ích quốc gia của họ ở vùng Tây Tạng, Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh

Trung Quốc và Ấn Độ là hai cường quốc hùng mạnh ở châu Á, đây là hai trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại Trong suốt chiều dài lịch sử, giữa hai cường quốc này đã tồn tại nhiều tranh chấp và bất đồng về lãnh thổ, mà đỉnh điểm là

cuộc xung đột biên giới năm 1962 đã gây nên biết bao tổn thất về người và của cho cả hai nước Cuộc xung đột này khởi nguồn từ việc tranh chấp biên giới chung vốn đã được người Anh và người Tây Tạng ấn định năm 1914, chính vì vậy hai bên đã cùng

tạo ra cho nhau những ký ức cay đắng và nó như là một vết hằn sâu trong mối quan hệ

giữa hai nước từ lúc đó đến nay

Cuộc chiến tranh Trung Ấn đáng chú ý vì đây là cuộc chiến sơn cước quy mô lớn

ở độ cao trên 4250 mét, đặt ra nhiều vấn đề hậu cần cho cả hai bên tham chiến Cuộc

Trang 9

chiến cũng đáng ghi nhớ bởi việc cả hai bên không sử dụng không quân hay hải quân tham chiến

Hệ quả của cuộc chiến là Ấn Độ thay đổi toàn diện quân đội để chuẩn bị cho các xung đột tương tự trong tương lai và đã đặt áp lực lên Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, người bị cho là chịu trách nhiệm vì đã không tiên liệu cuộc xâm lấn của Trung Quốc

Bước vào thế kỷ XXI, với xu thế toàn cầu hóa, hai nước xác định lấy mục đích phát triển kinh tế là quan trọng nhất cũng như sự đan xen giữa các lợi ích quốc gia song trùng đã xích hai nước lại gần nhau hơn và từ đây, chính sách đối ngoại giữa hai nước bắt đầu có những thay đổi mạnh mẽ Nhờ đó quan hệ song phương đã không ngừng đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao và kinh tế thương mại Tuy nhiên, dường như mối quan hệ mập mờ này vẫn còn đó những thách thức mà hai nước vẫn cần phải giải quyết để đạt được sự đồng thuận và tạo nên môi trường hòa bình trong khu vực đầy rẫy nhưng bất ổn về chính trị này

2 L ịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu của các tác giả trong nước:

- Sách: Epghenhi Xtepanop V.I , Hữu Duy Anh (dịch)(1982), Biên giới Trung

Quốc từ chủ nghĩa bành trướng cổ truyền đến chủ nghĩa bá quyền ngày nay,

Nxb Thông tấn xã Nô-vô-xti, Mát-xco-va

Cuốn sách được xuất bản năm 1982 miêu tả chi tiết về mối quan hệ từ thời phong

kiến đến những năm 1975 của các quốc gia có chung đường biên giới với Trung Quốc Đặc biệt tác phẩm làm rõ những âm mưu bành trướng lãnh thổ và quyền lực của Trung

Quốc trong suốt một giai đoạn lịch sử Tác giả sử dụng chương 3 trong tác phẩm để làm rõ lịch sử tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, nhằm làm rõ những mâu thuẫn từ trong quan điểm của hai bên qua những giai đoạn lịch sử khác nhau

- Sách: Nguyễn Thừa Hỷ (1986), Ấn Độ qua các thời đại, Nxb Giáo dục

Cuốn sách cung cấp một cách nhìn toàn diện về lịch sử Ấn Độ qua các giai đoạn Trong đó tác giả đặc biệt khai thác điều kiện địa lý và lịch sử Ấn Độ từ sau năm 1947

nhằm làm rõ mối quan hệ Trung - Ấn trong cùng điều kiện lịch sử

Trang 10

- Bài báo: Đỗ Tuyết Khanh (2007), “Quan hệ hợp tác cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong thế giới đa cực’’, Tạp chí Thời đại mới, số 12-tháng 11/2007, tr.41-62

Bài báo cung cấp cho chúng ta biết sự trỗi dậy đồng thời của cả Trung Quốc và Ấn

Độ trong mười năm trở lại đây gây ra mối quan tâm của cả cộng đồng quốc tế, đặc biệt

là các quốc gia trong khu vực Châu Á Mặc dù đụng độ nhau trong lịch sử, nhưng lãnh đạo hai nước luôn tìm kiếm các giải pháp hòa bình để tạo điều kiện cho hai quốc gia cùng hợp tác phát triển Trong xu thế mới của thế giới, mối quan hệ này bị chi phối bởi nhiều nhân tố Những nhân tố này sẽ được đề cập đến trong luận văn

Nghiên cứu của các tác giả ngoài nước:

- Sách: Jabin T Jacob (2011), The Sino-Indian Boundary Dispute: Sub-National

Units as Ice-Breakers, Slavic Research Center (SRC)

Tranh chấp biên giới Trung Quốc-Ấn Độ là một trong những tranh chấp còn tồn

tại lâu đời làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của 2 quốc gia trong khu vực và trên diễn đàn quốc tế Tác phẩm này đã đề cập tới nguồn gốc của sự tranh chấp: là từ thời kỳ thuộc địa Anh dưới cân nhắc về địa chính trị của " Great Game ", nơi mà Tây Tạng đã được sử dụng như một bộ đệm giữa Ấn Độ thuộc Anh và người Nga với ít hoặc không

có suy nghĩ quan điểm của Trung Quốc về vấn đề này Tranh chấp có hai phần chính -

ở phía đông bắc của Ấn Độ và ở phía tây bắc của Ấn Độ

Bài viết: Five Decades of China’s War on India in 1962: Current

Contextualisation, Centre for Land Warfare StudieS (CLaWS), No 30, January 2013

Bài báo đề cập đến một trong những khía cạnh của cuộc xung đột biên giới Trung Quốc – Ấn Độ Trong đó đặc biệt nhắc đến những quốc gia có liên quan tới cuộc xung đột này là Liên Xô, Pakixtan Tuy không trực tiếp tham chiến nhưng 2 quốc gia này có lien quan rất nhiều tới nguyên nhân dẫn đến chiến tranh biên giới 1962 giữa Trung Quốc và Ấn Độ

Sách: David A Anderson and Isabel Geiger (2010), Sino-Indian Trade

Relations and the Ongoing Border Dispute, China & Eurasia Forum

Quarterly, Vol 8 Issue 4, p125

Trang 11

Từ khi xảy ra chiến tranh biên giới 1962, dường như vấn đề này đã ảnh hưởng toàn diện đến mọi vấn đề liên quan tới mối quan hệ giữa hai nước Ngày nay, quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang nhanh chóng nổi lên như một trong những

mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới Thế nhưng mối quan hệ này ngày càng phức tạp và mỏng manh được đánh dấu kể từ khi xảy ra cuộc xung đột đã hơn 50 năm tuổi đã từng làm mối quan hệ kinh tế của hai nước trong tình trạng rạn nứt

và thậm chí chấm dứt Tranh chấp lãnh thổ này đã nán lại quá lâu Mặc dù cả hai quốc gia hiện đang sẵn sàng bỏ qua sự khác biệt biên giới của họ vì lợi ích của lợi ích kinh

tế , sự chậm trễ trong việc giải quyết vấn đề này có khả năng gây phản tác dụng trong tương lai gần Mục đích của bài viết này là để đưa ra ánh sáng bối cảnh lịch sử hình thành tranh chấp , làm nổi bật lý do có thể cho việc thiếu tiến bộ, và xác định các triển

vọng khả năng nếu không được giải quyết

- Sách: Rup Narayan Das, Idsa Monograph (2013), India-China Relations A New

Paradigm, Series No 19

Đây là tác phẩm giới thiệu về mối quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc từ trong quá khứ tới hiện tại Trong chương II, tác phẩm đề cập đến nguyên nhân xảy ra cuộc xung đột biên giới Trung Quốc- Ấn Độ 1962 Bên cạnh đó, tác phẩm còn đề cập đến những mâu thuẫn từ sau cuộc xung đột 1962 về các vấn đề lien quan đến kinh tế, chính trị giữa hai nước mà thực chất đều ảnh hưởng từ cuộc xung đột này

- Ngoài ra là những công trình có liên quan nhiều đến nguyên nhân và hậu quả do

cuộc xung đột để lại như: A.G Noorani (2003), "Fact of History", India's National Magazine; Calvin James Barnard (1984), "The China-India Border War", Marine Corps Command and Staff College; Garver, John W “China’s Decision for War With

India in 1962”, in Robert S Ross and Alastair Iain Johnston (2006), New Directions in

the Study of Chinese Foreign Policy, California: Stanford University Press

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu các mâu thuẫn, các vùng tranh chấp cùng các tranh chấp biên giới đã xảy ra, cùng những xung đột trong việc tranh giành lãnh thổ giữa Trung quốc và Ấn Độ

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Trang 12

a Đối tượng nghiên cứu

Xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ từ năm 1962 cho đến năm 2014

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài người viết chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic Phuơng pháp lịch sử được dùng để chọn lọc xử lý, sắp xếp tài liệu theo tiến trình thời gian nhằm khắc hoạ những xung đột tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và

Ấn Độ Đặt cuộc xung đột Trung - Ấn trong bối cảnh quốc tế và khu vực

Kế đó phương pháp logic được sử dụng kết hợp với phương pháp lịch sử để làm nổi bật mức độ của cuộc xung đột và tranh chấp lãnh thổ nhằm đưa ra những nhận định, đánh giá có tính khái quát

Ngoài ra người viết cũng sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra điều cốt lõi của vấn đề nghiên cứu thông qua việc tập hợp, xử lý tài liệu từ nhiều nguồn

Cơ sở phương pháp luận là Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh

6 Nguồn tài liệu

Dựa trên nhà nước nguồn sử liệu thu thập của các tác giả Việt Nam và thế giới, do vậy nguồn tài liệu chủ yếu là tiếng Việt và tiếng Anh

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả nghiêm túc kế thừa không chỉ tư liệu mà

cả về lý luận của các công trình đi trước có liên quan đến đề tài Nguồn tư liệu bao gồm: sách, báo, tạp chí, các luận văn Cao học được lưu trữ tại Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học Tổng Hợp, Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn

Một nguồn tài liệu cũng rất có giá trị mà tác giả đã sử dụng là các nguồn tài liệu từ Internet, những bài viết bằng tiếng Anh mà tác giả tự dịch

Trang 13

7 Đóng góp của luận văn

Đề tài: “Xung đột biên giới Trung Quốc - Ấn Độ từ 1962 đến nay” đi sâu nghiên cứu tiến trình tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia này, những mâu thuẫn, những vùng tranh chấp, và những cuộc chiến tranh lớn bùng nổ từ năm 1962 đến 2014

Qua đó luận văn lên án xung đột và có những đánh giá, nhận xét về quá trình xung đột Đồng thời, tác giả hy vọng luận văn sẽ cung cấp thêm những tư liệu về vấn đề này đối với những người quan tâm

8 Bố cục luận văn

Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo thì Luận văn có 3 phần chính:

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ VÀ CÁC VÙNG

TRANH CHẤP LÃNH THỔ GIỮA HAI NƯỚC Chương 2: XUNG ĐỘT BIÊN GIỚI TRUNG - ẤN TỪ NĂM 1962 ĐẾN

NĂM 1987 Chương 3: XUNG ĐỘT BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ TỪ NĂM

1987 ĐỀN NAY VÀ NHỮNG NỖ LỰC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI VÀ TRUNG - ẤN

Trang 14

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ VÀ CÁC VÙNG TRANH CHẤP LÃNH THỔ GIỮA HAI NƯỚC 1.1 Khái niệm Xung đột

Trong các khái niệm về xung đột, thường không có sự khác nhau về nhiều mặt

nội dung Trong quan hệ quốc tế có hai khái niệm tương đối phổ biến:

Khái niệm thứ nhất: xung đột là sự khác nhau về kết quả mong muốn trong một tình huống mặc cả nào đó

Khái niệm thứ hai: xung đột là một tình trạng xã hội nảy sinh khi hai hay nhiều chủ thể cùng theo đuổi những mục đích riêng biệt hay trái ngược nhau

Xung đột quốc tế là sự tương tác có tính cưỡng bức, được thể hiện rõ giữa các

quốc gia, các cộng đồng đối kháng với nhau Đó là quá trình các bên xung đột tìm cách làm tổn hại, gián đoạn hoạt động hoặc tiêu diệt lẫn nhau Xung đột quốc tế mang tính rất đa dạng, biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau Có thể là chiến tranh thế giới, chiến tranh khu vực, chiến tranh giữa hai quốc gia hoặc trong lòng một quốc gia có sự can thiệp, hậu thuẫn của các lực lượng bên ngoài, hoặc cũng có thể là những cuộc bạo động, chính biến, những cuộc khủng hoảng chính trị, ngoại giao, quân sự, tranh chấp biên giới, lãnh thổ, những bất đồng quan điểm, các cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng

Tranh chấp về lãnh thổ là nguyên nhân phổ biến và khó giải quyết nhất trong quan hệ giữa các quốc gia Lãnh thổ, biên giới quốc gia liên quan đến không gian sinh

tồn và phát triển đất nước, là yếu tố quan trọng nhất đối với mọi quốc gia Vấn đề biên

giới, lãnh thổ cũng thường gắn với quá trình lịch sử lâu dài, phức tạp trong quan hệ các nước, cộng đồng dân tộc

1.2 Những nhân tố chi phối mối quan hệ biên giới Trung - Ấn

1.2.1 Khái quát quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ trước năm 1962

Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước lớn, cùng có quá khứ hiển hách, cùng tự hào là

có mấy ngàn năm văn hiến, là cái nôi của nhân loại Hai ví dụ thường được nêu lên cho mối bang giao của họ từ những thế kỉ xa xưa là sự lan truyền của đạo Phật từ Ấn

Độ sang Trung Hoa và con Đường Tơ lụa

Trang 15

Thực tế thì trong những thế kỉ trước Ấn Độ và Trung Quốc rất ít quan hệ vì địa lý cản trở Chỉ khi hai nước giành độc lập và thoát khỏi ách bang giao cùng thời điểm thì

mối quan hệ ngoại giao mới bắt đầu có những dấu ấn

Ấn Độ là nước có quan hệ ngoại giao ngoài hệ thống các nước XHCN đầu tiên của Trung Quốc Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, Trung Quốc đã coi Ấn Độ là trọng điểm ngoại giao láng giềng của mình Thời kỳ này, hai nước đã cùng phối hợp trong mục tiêu chống đế quốc, chống chiến tranh, đoàn kết các nước Á-Phi, bảo vệ hòa hình thế giới [75]

Tháng 6/1950, khi Mỹ thao túng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thông qua Nghị quyết về cuộc chiến tranh Triều Tiên, Ấn Độ đã tuyên bố ủng hộ Trung Quốc, đồng thời chủ trương khôi phục địa vị hợp pháp của Trung Quốc tại tổ chức này Vì

vậy, Trung Quốc rất coi trọng vai trò của Ấn Độ Đêm trước khi đưa quân sang viện trợ nhân dân Triều Tiên chống Mỹ, Thủ tướng Chu Ân Lai đã thông qua Đại sứ Ấn Độ

tại Bắc Kinh, nhờ Ấn Độ thông báo cho Mỹ: nghiêm khắc cảnh báo Mỹ không được xâm lược Triều Tiên, nếu không Trung Quốc cũng buộc phải tham chiến Khi Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết cho rằng Trung Quốc xâm lược thì ngay lập tức Ấn

Độ lên tiếng phản đối Về sau, Ấn Độ có vai trò thúc đẩy Hội nghị Gionevo đình chiến ở Đông Dương, Liên Xô và Trung Quốc đã tích cực đề nghị Ấn Độ là đồng Chủ tịch của Ủy ban giám sát đình chiến

Nhưng bắt đầu từ năm 1959, hàng loạt động thái của hai bên có liên quan đến khu vực biên giới chung đã làm mối quan hệ của Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng xấu

đi mà đỉnh điểm là vụ xung đột biên giới năm 1962

1.2 2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết mâu thuẫn về biên giới Trung - Ấn

Chia tách giữa Ấn Độ và Trung Quốc là dãy núi Himalaya Đối với Ấn Độ, Nepal và Bhutan là những quốc gia đệm ở khu vực biên giới Đông Bắc và Tây Bắc giữa Ấn Độ và Trung Quốc Bang miền núi Sikkim là tấm đệm thứ 3 giữa hai quốc gia

và chính phủ của cựu Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã tìm cách đưa toàn bộ bang này vào Ấn Độ Khi các cuộc bạo loạn chống chế độ quân chủ bùng nổ tại Sikkim năm

1973, do lo ngại Trung Quốc có thể nhảy vào và đòi đây là một phần của Tây Tạng

Trang 16

nên Ấn Độ đã sử dụng tổng hợp chiến thuật chính trị và quân sự để thuyết phục vị vua cuối cùng của Sikkim chấp nhận Sikkim là bang thứ 23 của Ấn Độ Điều này giúp New Delhi có thêm đòn bẩy đối với Trung Quốc thông qua việc hỗ trợ các phần tử Tây

Tạng ly khai đang sống tại Sikkim Có rất nhiều tranh chấp lãnh thổ dọc đường biên giới Ấn Độ - Trung Quốc Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn trong khu vực Kashmir, ở phía Tây Bắc của Ấn Độ, tại 3 khu vực là Thung lũng Shaksgam, Aksai Chin và Demchok Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền một phần đáng kể của khu vực hình

thành nên vành đai Đông Bắc của Ấn Độ - bang Arunachal Pradesh

1.2.2.1 Biên gi ới Ấn Độ - Trung Quốc luôn trong tình trạng căng thẳng

Dãy Himalaya đã ngăn chặn hiệu quả, không cho Ấn Độ và Trung Quốc thực hiện được hoạt động quân sự đáng kể nào chống lại nhau Tuy nhiên, điều này không

loại bỏ hoàn toàn được những căng thẳng Hơn 6 thập kỷ qua, tại Ấn Độ, thường xuyên có những phản đối về các mối đe dọa tiềm tàng từ Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) ở nhiều khu vực dọc theo sườn phía Bắc của Ấn Độ (các bang Himachal Pradesh và Uttarakhand, nằm giữa Nêpan và Kashmir dọc biên giới với Trung Quốc, cũng bị xem là có nguy cơ bị quân đội Trung Quốc xâm nhập) Trong

những năm gần đây, mối đe dọa này đã dẫn đến việc New Delhi tăng cường phòng thủ quân sự trong mối quan hệ với Bắc Kinh Các quan chức tại bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ thỉnh thoảng khẳng định rằng Trung Quốc đang xây dựng quân đội ở phía bên giới của họ Những tuyên bố này thường theo sau bởi những báo cáo nêu bật

những nỗ lực của Ấn Độ nhằm tăng cường an ninh bên phía mình và coi Trung Quốc

là thù địch Các nguồn tin của Trung Quốc cho biết rằng cái đang diễn ra trong những trường hợp này là việc các quân đoàn công binh Trung Quốc thường kỳ xây dựng các công trình có mục đích phòng thủ, nhưng Ấn Độ lại coi như là những động thái tấn công Làm trầm trọng thêm những căng thẳng này là những cáo buộc rằng nước này đang hỗ trợ cho những phần tử nổi loạn ở nước kia Ấn Độ thì khẳng định rằng Trung Quốc đang hỗ trợ nhiều nhóm nổi dậy khác nhau ở các bang Đông Bắc của Ấn Độ như Assam, Nagaland, Mizoram, Tripura và Meghalaya Trong khi đó thì Trung Quốc chỉ trích Ấn Độ về việc cung cấp chỗ trú ẩn cho các phần tử ly khai Tây Tạng Ngoài những cáo buộc và các biện pháp chuẩn bị quân sự này, biên giới của Ấn Độ với

Trang 17

Trung Quốc vẫn bình yên trong 50 năm qua, ngoại trừ các sự cố hiếm hoi và nhỏ lẻ Điều này khó có khả năng thay đổi trong tương lai gần [65]

1.2.2.2 Yếu tố Pakixtan trong quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc

Việc lo ngại bị Trung Quốc bao vây đã tác động đến tư duy của các chiến lược gia và các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ Phần quan trọng của tư duy này liên quan đến mối quan hệ đồng minh giữa Trung Quốc và Pakixtan - nước láng giềng đối

thủ ở phía Tây của Ấn Độ Trung Quốc đã sử dụng sự thù địch giữa Ấn Độ và Pakixtan làm đòn bẩy chống lại New Delhi Hợp tác quân sự và trợ giúp kinh tế cho Ixlamabát đã cho phép Trung Quốc thiết lập sự hiện diện đáng kể tại Pakixtan Đối với Niu Đêli, sự tham dự của Trung Quốc vào việc phát triển hành lang giao thông ở khu vực Gilgit-Baltistan, Đông Bắc Pakixtan, mà Pakixtan đã giành được trong cuộc chiến tranh 1948 tại khu vực Kasmir, đã giúp nâng cao vị thế của Pakixtan tại vùng lãnh thổ tranh chấp này Trong những năm gần đây, Niu Đêli đã cáo buộc rằng Pakixtan đã cho phép 11.000 quân PLA vào đồn trú tại Gilgit-Baltistan Trung Quốc có thể muốn sử

dụng toàn bộ chiều dài lãnh thổ Pakixtan làm cầu nối cho hàng xuất khẩu và quan trọng hơn là nhập khẩu Khả năng này sẽ giúp Trung Quốc tránh các tuyến đường biển

giữa vùng biển phía Đông và phía Nam chạy qua eo biển Malacca và Ấn Độ Dương Đây là một bước đi quan trọng giúp việc nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc từ Trung Đông trở nên bảo đảm hơn Bắc Kinh có thể thực hiện được điều này nếu họ có

thể thiết lập một hành lang giao thông tốt và an toàn giữa đèo Khunjerab ở biên giới Pakixtan - Trung Quốc và cảng Gwadar ở Biển Arập (một cơ sở Trung Quốc đã giúp xây dựng) Tuy nhiên, những trở ngại về kỹ thuật và tài chính, cũng như các vấn đề về

an ninh, khí hậu và địa chất, đã ngăn cản Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng đường sá

và đường sắt dọc toàn bộ chiều dài lãnh thổ Pakixtan Do sự rối loạn trong nước của Pakixtan và việc NATO sẽ rút quân khỏi Ápganixtan, về lâu dài, Bắc Kinh sẽ chỉ đạt được một phần nhỏ trong tham vọng này Tuy nhiên, cảng Gwadar lại có giá trị hàng hải rất lớn đối với Bắc Kinh và có thể là một cảng hải quân quan trọng của Trung

Quốc ở phía Tây Bắc của Ấn Độ Dương [22]

Mặc dù có sự can dự của Trung Quốc vào Pakixtan, nhưng vẫn có nhiều khó khăn trong việc sử dụng sự can dự đó để chống lại Ấn Độ Sự bất ổn tại Pakixtan và

Trang 18

các phần tử vũ trang Hồi giáo quốc tế đóng tổng hành dinh tại đó đã biến Pakixtan thành một gánh nợ hơn là một tài sản Quan hệ Trung Quốc - Pakixtan cũng bị ảnh hưởng bởi vai trò của Mỹ ở Nam Á và Bắc Kinh phải cân bằng những cam kết của mình với Ixlamabát và mối quan hệ với Oasinhtơn Trung Quốc cũng không sẵn sàng hoặc không thể đảm nhận một vai trò tại Pakixtan, về mặt tài chính hoặc chính trị, như

Mỹ Quan trọng hơn, nhu cầu địa chính trị của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở Pakixtan Sự thay đổi kinh tế chính trị của Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây

đã buộc Bắc Kinh phải chuyển đổi từ cường quốc đất liền sang cường quốc biển Nhu

cầu ngày càng tăng về năng lượng và các nguồn tài nguyên khác để nuôi bộ máy công nghiệp và do lĩnh vực xuất khẩu yêu cầu các tuyến đường vận chuyển từ bờ biển của Trung Quốc đến châu Phi và Trung Đông, Trung Quốc phải thiết lập và tăng cường sự

hiện diện của mình ở Ấn Độ Dương cho phù hợp Mặc dù sẽ mất thời gian để Trung Quốc có thể xây dựng năng lực hải quân, nhưng Trung Quốc đã bắt đầu phát triển các

tiền đồn ảnh hưởng trên khắp Ấn Độ Dương Mặc dù trong nhiều trường hợp Trung

Quốc cung cấp tài chính cho hoạt động xây dựng các cảng này, các dự án này tại Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka, Maldives và những nơi khác cũng là nguồn thu tiềm năng cho các công ty xây dựng của Trung Quốc Tuy nhiên, việc bị xâm nhập vào sườn phía Nam này đã làm trầm trọng thêm sự lo ngại của Ấn Độ đối với Trung Quốc trong vấn đề an ninh [67]

1.2.2.3 V ấn đề Kashmir trong quan hệ Trung - Ấn

Kashmir vừa là nhân tố bên ngoài vừa vừa nhân tố bên trong có ảnh hưởng đến quan hệ Trung - Ấn Kashmir là vùng đất tranh chấp từ lâu chủ yếu giửa Ấn Độ và Pakistan Lãnh thổ Kashmir trở thành một điểm nóng khi Ấn Độ và Pakistan được tự trị vào tháng 8 năm 1947 Theo kế hoạch chia cắt lãnh thổ trong Luật độc lập Ấn Độ năm 1947, Kashmir được tự do chọn lựa hoặc sát nhập vào lãnh thổ Ấn Độ, hoặc vào lãnh thổ Pakistan Hoàng tử Hari Singh của Kashmir lúc đầu muốn độc lập nhưng cuối cùng nhưng cuối cùng đã quyết định sát nhập Kashmir vào lãnh thổ Ấn Độ, giao quyền lực cơ bản của vùng đất này cho Chính phủ Ấn Độ, và đổi lại vùng đất này nhận được sự hỗ trợ về quân sự và một cuộc trưng cầu dân ý, Islamabad cho rằng Kashmir đáng lẽ đã thuộc về Pakistan năm 1947, bởi vì người Hồi giáo chiếm đa số ở Kashmir,

Trang 19

Pakistan cũng cho rằng sau một loạt nghị quyết của Liên Hợp Quốc về vấn đề Kashmir, người dân ở đây cần được bỏ phiếu đề quyết định tương lai của họ Tuy nhiên, New Delhi lại khẳng định người Kashmir không muốn có sự can thiệp của cộng đồng quốc tế vào vấn đề riêng của họ, dẫn chứng mà New Delhi đưa ra là Hiệp ước Simla năm 1972 – hiệp ước đó đưa đến một giải pháp qua đàm phán song phương mà không cần có sự tham gia của cộng đồng quốc tế Ấn Độ cũng đề cập đến Văn kiện gia

nhập mà Hoàng tử Hari Singh ký năm 1947

Kể từ sau quyết định của Hoàng tử Hari Singh, Kashmir trở thành một điểm nóng, với hai cuộc chiến tranh lớn giữa quân đội và Pakistan năm 1947-1948 và năm

1965 Sau khi cuộc chiến tranh đầu tiên ở Kashmir kết thúc vào tháng 1/1949, một đường ranh giới đã được dựng lên chia cắt Kashmir thành hai vùng Kashmir – Ấn Độ

và Kashmir – Pakistan Vào tháng 7/1972, Hiệp ước Simla đã quy định một đường ranh giới chính thức gọi là ranh giới kiểm soát Về cơ bản đường ranh giới kiểm soát này giống với đường ranh giới năm 1949, chạy qua vùng núi non cao 5.000m Ở vùng núi này, điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt, cái lạnh khủng khiếp làm chết rất nhiều người Ở phía bắc của đường ranh giới, từ năm 1984, các lực lượng của hai bên đã xây căn cứ trên núi bang Siachen cao hơn 6.000m Ranh giới kiểm soát chia cắt Kashmir thành hai phần: phần thuộc về Ấn Độ nằm ở phía Đông và phía Nam Kashmir với dân

số khoảng 9 triệu người, thuộc bang Jammu và bang Kashmir; phần còn lại ở phía Bắc

và phía Tây do Pakistan kiểm soát, dân số khoảng 3 triệu người, được gọi là vùng Kashmir Azad (Kashmir tự do) Trung Quốc cũng kiểm soát một phần nhỏ lãnh thổ Kashmir được Pakistan nhượng lại từ năm 1963 Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong vấn đề Kashmir Pakistan luôn đòi chủ quyền đối với Kashmir bởi vì dân số ở vùng đất này phần lớn là người Hồi giáo 60% dân số của bang Jammu và Kashmir thuộc Ấn Độ là người Hồi giáo Đây là bang duy nhất của Ấn Độ có người Hồi giáo chiếm đa số Ở Kashmir hiện nay có nhiều lực lượng tham gia vào các cuộc bạo động đòi chủ quyền Kể từ khi phong trào của những người Hồi giáo nổi lên từ năm 1989,

những chiến binh ly khai có vũ trang đã tăng từ con số hàng trăm lên hàng nghìn Lực lượng đông đảo nhất hiện nay là nhóm ủng hộ Pakistan Hizbul Mujahideen Mặt trận giải phóng Jammu và Kashmir (JKLF) là lực lượng ủng hộ độc lập lớn nhất ở Kashmir

Trang 20

– Ấn Độ, nhưng nhiều người cho rằng ảnh hưởng của mặt trận này đang suy yếu dần Các nhóm khác tập hợp dưới ngọn cờ của Hội nghị liên minh tự do, Hội nghị này chủ trương hoạt động một cách hòa bình nhằm kêu gọi Ấn Độ từ bỏ sự hiện diện của nước này ở Kashmir Hơn 50 năm qua, Ấn Độ và Pakistan luôn ở trong tình trạng quan hệ thù địch Sự thù địch này bắt nguồn từ nguyên nhân tôn giáo và lịch sử, và leo thang thành một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm Cuộc tranh chấp này ngày càng phức tạp hơn vì có thêm những thế lực bên ngoài tham gia [65]

Tháng 1/1961, Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan tuyên bố phía Pakistan đề nghị

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vạch đường giới tuyến giữa hai nước Phía Pakistan lưu ý đối phương rằng các bản đồ Trung Quốc tự tiện nhập một vùng đất rộng khoảng

4 – 6 nghìn dặm vuông thuộc quyền kiểm soát của Pakistan vào lãnh thổ Trung Quốc

Vẫn như thường lệ, Bắc Kinh trả lời chất vấn của Chính phủ Pakistan là những bản đồ này được thành lập từ thời Dân quốc và công tác họa đồ của Chính phủ Trung Quốc

hiện nay chưa tiến hành xong Nhưng câu trả lời thoạt nghe xuôi tai đó đã làm cho Pakistan rất lo ngại, bởi vì cách đó mấy năm về trước Trung Quốc cũng trả lời tương

tự với Ấn Độ, nhưng đường biên giới trên bản đồ thì vẫn giữa nguyên chẳng sửa lại gì

cả và những bất đồng xung quanh tấm bản đồ đã căng lên thành vụ xung đột vũ trang

Mặc dù nổ ra vụ xung đột Trung - Ấn, nhưng Ấn Độ vẫn giữ lập trường không nhượng bộ Trung Quốc trong cuộc tranh chấp về biên giới Tình hình đó buộc Bắc Kinh phải gấp rút giải quyết vấn đề biên giới với Pakistan kiểu “thả con săn sắt” Tháng 5/1962, Trung Quốc và Pakistan cùng đưa tin hai nước sẽ mở một cuộc đàm phán về vấn đề biên giới

Nhận được tin này, Chính phủ Ấn Độ cũng tuyên bố ngay trong công hàm ngày 10/5/1962 rằng giữa Pakistan và Trung Quốc không hề có đường biên giới chung Bản tuyên bố này cho thấy rõ trước đây Trung Quốc hoàn toàn công nhận chủ quyền của

Ấn Độ đối với vùng Kasmir, bởi vì chính Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhiều lần nhận định “nhân dân Kasmir đã nói lên ý chí của mình”1 Ấn Độ đã lên tiếng phản đối

1

Theo luật chia Ấn Độ thuộc Anh, những người đứng đầu các “tiểu công quốc” địa phương, trong đó có xứ Kashmir, năm 1947 được tự do chọn lựa sát nhập đất đai của

Trang 21

Trung Quốc can thiệp vào vấn đề chủ quyền của mình và tuyên bố không công nhận bất kỳ hiệp định biên giới nào giữa Trung Quốc và Pakistan, dù đó là hiệp ước chính

thức hoặc tạm ước

Đáp lại, trong công hàm ngày 31/5 Trung Quốc tuyên bố Chính phủ nước này trước đây chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Ấn Độ đối với Kasmir, và ngược lại, Chính phủ Trung Quốc luôn luôn tránh phát biểu ý kiến của mình về căn nguyên lịch

sử của vấn đề này

Sau đó trong công hàm của Trung Quốc có nêu rõ hiệp định sơ bộ với Pakistan hoàn toàn không đả động tới vùng Kasmir thuộc bên nào Cuối cùng, trong công hàm nêu lên khá rõ tại sao Bắc Kinh lại quan tâm tới việc đám phán với Pakistan: chính là

vì muốn Ấn Độ sau đó phải nhận điều giải vấn đề biên giới với Trung Quốc Tất nhiên,

Bắc Kinh muốn Ấn Độ phải chấp nhận những điều kiện của mình

Sau đó việc Bắc kinh mưu toan đối lập Ấn Độ với các nước láng giềng khác của Trung Quốc cũng lộ rõ trong thông cáo chung Trung Quốc - Pakistan là văn kiện báo tin hai bên về nguyên tắc nhanh chóng đi tới thỏa thuận về vấn đề biên giới do quá khứ

để lại

Ngày 12/10/1962, cuộc đàm phán Trung Quốc-Pakistan mở đầu ở Bắc Kinh Khi khai mạc cuộc đàm, hai bên tranh chấp vùng có diện tích rộng gần 3400 dặm vuông Kết quả đàm phán là đã thỏa thuận giao cho Trung Quốc 2050 dặm vuông với thung lung Sakegam, còn phía Pakistan nhận 1350 dặm vuông

Ngày 22/2/1963, phái đoàn biên giới của hai bên báo tin đã đi tới thỏa thuận hoàn toàn về việc phân định đường biên giới giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Pakistan Ngày 2/3/1963, văn bản hiệp định về biên giới Trung Quốc-Pakistan được ký [1, tr 50-52]

Trung Quốc không chí chiếm 5.180km2ở Kashmir sau khi được Pakistan nhượng

lại từ năm 1963 mà còn hậu thuẫn cho chính quyền Islamabad trong thế đối trọng với New Delhi Sự hậu thuẫn này là một trong những nguyên nhân khiến cho vấn đề Kashmir trở nên phức tạp Việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình ở vùng đất bạo lực

mình vào Liên bang Ấn Độ hoặc Pakistan Ngày 27/10/1947, Tiểu vương Kashmir xin sát nhập đất đai của mình vào Liên bang Ấn Độ

Trang 22

này không thể thiếu sự tham gia của Trung Quốc Có thể thấy vấn đề Kashmir là một trong những nhân tố chi phối quan hệ Trung – Ấn hiện nay

1.2.2.4 Động thái của Ấn Độ ở Biển Đông

Khi căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á bước vào một giai đoạn đối đầu mới, có nhiều dấu hiệu cho thấy Ấn Độ đang ngày càng can thiệp sâu vào vấn đề khu vực này

Ngoài những lo ngại về năng lực hải quân ngày càng được tăng cường của Trung Quốc, Ấn Độ có lợi ích chiến lược và kinh tế ở Biển Đông Trong nhiều năm qua, tập đoàn dầu khí quốc gia onGC của Ấn Độ đã liên doanh với trong các dự án khai thác dầu khí ở Biển Đông

Ấn Độ cũng mở rộng các mối quan hệ chiến lược với các nền kinh tế mới nổi của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), hy vọng tăng cường thương mại song phương lên con số 200 tỉ USD vào thập kỷ tới

Với tư cách là đối tác đối thoại chính của ASEAN, Ấn Độ cũng liên tục nhấn mạnh cam kết tự do hàng hải ở Biển Đông, cảnh báo về những mối đe dọa ngày càng tăng đối với an ninh hàng hải

Trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ, để đáp trả những hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc, nhiều quốc gia Đông Nam Á đã tìm kiếm một vài trò lớn hơn và sự can thiệp sâu hơn của Ấn Độ trong việc đảm bảo sự ổn định trong khu vực cũng như ngăn chặn lập trường hiếu chiến của Trung Quốc

“Trong khi trung tâm của nền kinh tế toàn cầu đang chuyển về hướng đông, Ấn

Độ Dương và Thái Bình Dương đã và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tuyến đường biển sống còn cho thương mại và ngoại thương”, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã tuyên bố như vậy tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-

Ấn Độ hồi cuối năm ngoái

Cả Ấn Độ và ASEAN dường như đều chia sẻ với nhau mối quan ngại ngày càng tăng về sự hiếu chiến trên biển gần đây cũng như năng lực hải quân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc

Sự can thiệp của Ấn Độ vào Biển Đông thể hiện rõ qua việc, hồi cuối năm ngoái,

Tư lệnh Hải quân Ấn Độ - Đô đốc D.K Joshi đã tuyên bố một cách quả quyết rằng:

Trang 23

“Bất kỳ nơi đâu có quyền lợi của chúng tôi ở đó, chúng tôi sẽ can thiệp vào để bảo vệ các quyền lợi của mình”

Theo lời Đô đốc D K Joshi, Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ - onGC có 4 lô dầu đang khai thác ngoài khơi Việt Nam “Nếu cần, chúng tôi sẽ can thiệp để bảo vệ các lô dầu đó” Ông Joshi tuyên bố chắc nịch rằng, nhiệm vụ của Hải quân Ấn Độ là phải bảo vệ các tài sản thuộc Ấn Độ Ấn Độ có hai mối quan tâm cơ bản – đó là “tự do hàng hải và bảo vệ các tài sản của quốc gia”

"Biển Đông là một vấn đề phức tạp Chúng tôi không phải là một bên có liên quan trực tiếp Chúng tôi không có quyền lợi lãnh thổ ở đây Tuy nhiên, mối quan ngại

chính của chúng tôi là tự do hàng hải Ngoài ra, onGC cũng có các lô dầu ở Biển Đông Hải quân Ấn Độ ở đây để bảo vệ cho các lợi ích hàng hải của đất nước”, ông Joshi nhấn mạnh [77]

Những năm gần đây chứng kiến sự leo thang nghiêm trọng trong các cuộc tranh chấp trên biển ở khu vực Châu Á Trung Quốc đòi chủ quyền gần như hầu hết Biển Đông và liên tục đòi giải quyết tranh chấp trên cơ sở song phương với từng nước chứ nhất quyết không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông

Tình hình tranh chấp trở nên xấu hơn nữa khi giới lãnh đạo mới ở Trung Quốc

“tung” ra một loạt hành động khiêu khích, từ việc phát hành hộ chiếu mới trong đó có

in hình bản đồ đường lưỡi bò đến thông báo gần đây của giới chính quyền tỉnh Hải Nam về việc cho phép lực lượng cảnh sát nước này chặn và bắt giữ tàu thuyền nước khác ở các vùng tranh chấp thuộc Biển Đông rồi đến cả việc Trung Quốc đưa ra bản

đồ chính thức mới trong đó có cả những vùng lãnh thổ rõ ràng thuộc Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam

Đối phó với một Trung Quốc như trên, một số nước Đông Nam Á đã tìm kiếm mối quan hệ hợp tác quốc phòng và chiến lược sâu sắc hơn với các cường quốc Thái Bình Dương như Mỹ, Ấn Độ Hai nước Philippines, Việt Nam cùng với Vùng lãnh thổ Đài Loan đã chính thức lên tiếng phản đối hộ chiếu có đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc trong khi liên minh ASEAN thể hiện sự quan ngại sâu sắc trước những quy định mới mà tỉnh Hải Nam của Trung Quốc đưa ra ở các vùng biển tranh chấp

Trang 24

Ngoài ra, còn có một vấn đề lớn hơn là sự đối đầu giữa hai địch thủ Trung

Quốc-Ấn Độ Theo truyền thống, Hải quân Quốc-Ấn Độ chỉ tập trung tuần tra vào bảo vệ những lợi ích của nước này ở vùng lãnh hải kéo dài từ Eo biển Hormuz ở vùng Vịnh Persia đến Ấn Độ Dương và Eo biển Malacca Tuy nhiên, việc Trung Quốc nổi lên nhanh chóng như một cường quốc hải quân khu vực đã khuyến khích Ấn Độ tăng cường hiện đại hóa hải quân của mình và hướng tới các cuộc viễn chinh xa năm [76]

Từ năm 2000 đến 2012, ngân sách dành cho Hải quân Ấn Độ đã tăng từ 15 đến 19% cùng với đó là việc tăng cường các cuộc tập trận quân sự với các đồng minh trong khu vực, đặc biệt là Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Trong những năm tới, Hải quân Ấn sẽ được củng cố sức mạnh bằng việc được trang bị thêm một hạm đội tàu sân bay mới, các tàu ngầm hiện đại của Pháp, các tàu ngầm hạt nhân tự chế và những chiếc máy bay tối tân

Với tư cách là một trong những lực lượng hải quân đáng sợ nhất khu vực Châu

Á, lớn hơn hải quân của tất cả các nước ASEAN, cuộc chạy đua vũ trang mới của Ấn

Độ với Trung Quốc đã trở nên có ý nghĩa hơn trong bối cảnh căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông ngày một nghiêm trọng.)

Như vậy thách thức lớn nhất trong quan hệ Trung – Ấn hiện nay là giải quyết vấn

đề lịch sử Trung Quốc và Ấn Độ mặc dù mong muốn cải thiện quan hệ hai nước nhưng những “chấn thương của lịch sử” rất nặng nề, trong đó vấn đề biên giới là vấn

đề phức tạp và ngạy cảm nhất Trung Quốc và Ấn Độ có chung đường biên giới dài

3550 km, được phân cách bởi dãy Hymalaya và cao nguyên Tây Tạng Do những di sản của thời kì thực dân Anh thống trị Ấn Độ, tranh chấp về biên giới Trung - Ấn sau ngày hai nước độc lập hết sức phức tạp Bắc Kinh và New Delhi đều tuyên bố chủ quyền ở những vủng biên giới tranh chấp Ấn Độ đòi Trung Quốc trả lại vùng cao nguyên Aksai Chin với diện tích khoảng 39.000 km2

nằm ở phía Tây đường biên giới chung mà Trung Quốc hiện đag quản lí Ngoài ra, New Delhi cũng cáo buộc Bắc Kinh chiếm đóng bất hợp pháp 5.180 km2 ở khu vực Kashmir được Pakistan nhượng lại từ năm 1963 Còn Trung Quốc cũng lên tiếng đòi chủ quyền ở bang Arunachal Pradesh

của Ấn Độ ở phía Đông đường biên giới chung với diện tích khoảng 90.000 km2

vì cho rằng bang này thuộc vùng Tây Tạng [52] Trung Quốc cũng phản đối việc tiểu

Trang 25

bang Sikkim được sát nhập vào Ấn Độ năm 1975 Thêm nữa, cả hai hiện còn tranh chấp khoảng 2000 km2 ở đoạn giữa đường biên giới chung Sau cuộc chiến tranh năm

1962, biên giới giữa hai nước luôn trong tình trạng căng thẳng Từ cuối những năm

1980 trở đi, cả hai bên đều tích cực tìm kiếm những biện pháp giải quyết những tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình Hai bên đã thành lập Nhóm công tác chung về biên giới để thảo luận nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới Năm 2002, Trung

Quốc và Ấn Độ đã trao đổi bản đồ tuyến kiểm soát thực tế tại “đoạn giữa” biên giới hai nước, nằm trên bang Himachal Pradesh của Ấn và vùng Uttaranchal thuộc Tây

Tạng của Trung Quốc Trải qua 5 lần họi đàm đặc phái viên, ngày 11/4/2005, hai nước

đã kí kết “Hiệp định về nguyên tắc chỉ đạo chính trị giải quyết vấn đề biên giới Trung - Ấn” Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ M.K Narayanan cho biết, giới chức hai nước đã xây dựng một bản lộ trình để giải quyết cuộc tranh chấp về đường biên giới dài 3.550 km: “Chúng tôi rất hy vọng rằng tài liệu này sẽ là điểm xuất phát của một quá trình cơ

bản trong việc dàn xếp bất đồng về biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc” [50] Hiện nay, hai nước đã trải qua 11 vòng đàm phán biên giới và đang bước vào giai đoạn phải

xử lý thực chất các nội dung cụ thể Đây là vấn đề phức tạp và nhạy cảm bởi nó không

chỉ liên quan đến lợi ích quốc gia mà vì nó là hệ quả của những vấn đề lịch sử Do vậy,

để có một biên giới Trung - Ấn hòa bình, ổn định đòi hỏi hai bên phải hết sức nhẫn nại, nhân nhượng và có thiên chí Đây chính là nhân tố chi phối lớn nhất đến quan hệ Trung - Ấn trong giai đoạn hiện nay

Đáng chú ý là những vấn đề lịch sử này được đặt trong bối cảnh sức mạnh quốc gia của cả Ấn Độ và Trung Quốc đang ngày càng được tăng cường Trung Quốc, sau

gần 30 năm cải cách, ở cửa đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, sức mạnh quốc phòng được tăng cường, đang cố gắng hiện thực hóa ước mơ trở thành cường

quốc khu vực sau đó vươn lên toàn cầu trong thế kỉ XXI Năm 2004, GDP của Trung

Quốc đạt khoảng 1665 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ đạt 609 tỷ USD Nền kinh tế Trung Quốc hiện hiện đã lớn hơn Canada và Italia, hai nước thuộc G7 [17] Cùng với sự trỗi

dậy của Trung Quốc, sự nổi lên của Ấn Độ cũng đã tác động đến cơ cấu địa chiến tranh thế giới từ cuối những năm 1990 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của Ấn Độ đạt trung bình 6% Với đà tăng trưởng đó, theo dự báo của WB và IMF, Ấn

Trang 26

Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới,chỉ sau Trung Quốc và Mỹ vào thế kỉ XXI.[9, tr.69] Sự tranh giành ảnh hưởng giữa hai “gã khổng lồ” Châu Á đã có từ lâu nhưng đến giai đoạn này, khi thực lực của cả Trung Quốc và Ấn Độ đều được tăng cường thì sự cạnh tranh đó càng trở nên quyết liệt hơn Do vậy, sự tăng cường thực lực quốc gia là một nhân tố chi phối đến quan hệ hai nước Trung - Ấn

Với tư cách là những quốc gia láng giềng, quan hệ Trung - Ấn trong thế kỉ mới

vẫn luôn chịu tác động của những di chứng do lịch sử để lại, trong đó quan trọng nhất

là vấn đề tranh chấp biên giới, lãnh thổ, vấn đề Kashmir… Lịch sử quan hệ và sự trỗi

dậy của hai nước cả về kinh tế lẫn tiềm lực quốc phòng cho thấy, việc giải quyết vấn

đề này là khó có thể nhanh chóng trong một tương lai gần Do đó, quan hệ Trung - Ấn vừa phát triển tích cực để tạo môi trường thuận lợi giải quyết tranh chấp, bất đồng, tránh sự lợi dụng của bên ngoài Đồng thời, sự cạnh tranh giữa hai nước cũng gia tăng

để chiếm lợi thế trong việc giải quyết tranh chấp Điều cần chú ý là: Cạnh tranh giữa hai nước láng giềng đầy “duyên nợ”, vừa là sự cạnh tranh của hai cường quốc, trước

hết là cường quốc khu vực Điều này lý giải vì sao cả hai nước luôn nỗ lực cải thiện quan hệ, gia tăng ảnh hưởng với các quốc gia trong khu vực trong thời gian vừa qua

Thực tế của quan hệ Trung - Ấn cho thấy, những nhân tố bên trong, đặc biệt là

những vấn đề lịch sử, luôn có tính quyết định nhất đối với mối quan hệ đặc biệt này Những nhân tố bên ngoài cũng hết sức quan trọng Sự tương tác giữa những nhân tố bên trong và bên ngoài sẽ tạo ra thuận lợi hay thách thức và quyết định đến chiều hướng phát triển của quan hệ Trung - Ấn trong những năm đầu thế kỉ XXI Tuy nhiên,

do là mối quan hệ giữa hai cường quốc láng giềng nên sự hợp tác và cạnh tranh của hai nước này sẽ mạnh mẽ hơn, gay gắt hơn và nhạy cảm hơn trước những thay đổi của môi trường quốc tế và khu vực Do đó, sự vận động của mối quan hệ này sẽ khá phức

tạp, hàm chứa những biến động khó lường trong tương lai xa Đây vừa là cơ hội thuận

lợi to lớn để các quốc gia trong khu vực lợi dụng để tăng cường qun hệ sâu rộng hơn với cả hai bên song cũng là thách thức không nhỏ khi phải tìm cách nế tránh những nhân tố rủi ro của mối quan hệ này

1.3 Các vùng tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ

Trang 27

Trong những thế kỷ trước Trung Quốc và Ấn Độ rất ít quan hệ vì địa lý cản trở Những năm đầu tiên, sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập và Ấn Độ tuyên bố độc lập, những bất đồng về vấn đề biên giới không lộ ra, hơn nữa Tây Tạng chỉ trở thành bộ phận đất đai Trung Quốc sau khi kí hiệp định năm 1951 về giải phóng Tây Tạng bằng con đường hòa bình Nhưng về sau, những đường biên giới do các nước thực dân ấn định trở thành đầu mối cho những xung đột có khi dẫn đến chiến tranh

Mọi quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đều bị chi phối bởi vấn đề biên giới vẫn chưa giải quyết từ hơn 50 năm nay Trung Quốc và Ấn Độ giáp nhau trên 3.550 cây

số, được phân cách bởi dãy núi Himalaya hiểm trở và vùng cao nguyên Tây Tạng Ba khu vực ngày nay vẫn là điểm nóng của sự xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc: Aksai Chin ở tụ điểm của biên giới ba nước Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc Arunachal Pradesh ở sát biên giới Đông Bắc của Ấn Độ Và Kashmir ở Tây Bắc

Ấn Độ

1.3.1 Kashmir

Là vùng đất phía bắc của Tiểu lục địa Ấn Độ và là phần phía nam của Trung Á

Từ Kashmir trong lịch sử chỉ đến thung lũng giữa dãy Himalaya và dãy Pir Panjal Kashmir rộng khoảng 222.590 km2

, phía Bắc Kashmir giáp với vùng Tân Cương và Tây Tạng của Trung Quốc và cách Afghanistan bằng hành lang Wakhan hướng ra khu

vực Trung Á, phía Nam liền với bang Himachal Pradesh và bang Punjab của Ấn Độ, phía Tây giáp tỉnh Frontier và tỉnh Punjab của Pakistan Hiện tại lãnh thổ của nó bị chia cắt thành 3 phần, với ba chủ sở hữu khác nhau: Phần lớn nhất ở phía Nam do Ấn

Độ kiểm soát, tức là bang Jammu và Kashmir (diện tích 138.430 km2

, dân số 7,7 triệu người) Phần thứ hai ở phía tây Bắc do Pakistan kiểm soát (diện tích 84.160 km2

, dân

số khoảng 2,8 triệu người) Phần còn lại ở phía Đông do Trung Quốc kiểm soát là vùng Aksai Chin rộng chừng 40.00km2 Địa hình Kashmir phần lớn là núi đá vôi; thủ phủ Srinagar (về mùa đông) và Jammu (về mùa hè) Dân cư ở đây phần lớn theo đạo

Hồi (80%); bộ phận ít hơn là những người theo đạo Hindu, đạo Phật và đạo Sikh [71]

Từ thế kỷ XIV đến cuối thế kỷ XVI, các tiểu vương Hồi giáo kiểm soát Kashmir

Từ năm 1586 đến 1592, vua Akbar của triều đại Mughal đã chinh phục, sau đó sát

Trang 28

nhập lãnh thổ Kashmir vào lãnh thổ đế quốc mình Năm 1756, Kashmir bị người Afganistan thống trị Năm 1859, Kashmir trở thành một bộ phận của đế chế Sikh Năm

1846, sau khi đánh bại người Sikh, Anh bán Kashmir cho Hoàng tử Galub Singh (người theo đạo Hindu) của xứ Jammu Galub Singh và những người kế vị cai trị Kashmir khoảng 100 năm thì người Anh chia Ấn Độ thành hai nước Gần trùng với

thời gian nói trên, từ năm 1857 đến năm 1947, Ấn Độ cũ tức là liên hiệp Ấn Độ do

một viên toàn quyền người Anh đứng đầu gồm hai bộ phận xen kẽ nhau: bộ phận thứ nhất là Ấn Độ thuộc Anh tức là thuộc địa Bộ phận thứ hai là các xứ bảo hộ thuộc Anh

gồm hàng trăm vương quốc, tiểu quốc đã có trước khi thực dân Anh tới, mà Kashmir

là một vương quốc trong số đó Trong thời kỳ thống trị của thực dân Anh, Kashmir là một bang lớn của Ấn Độ thuộc Anh

Kể từ năm 1947, khi Ấn Độ và Pakistan giành độc lập từ tay người Anh đến nay, Kashmir đã trở thành nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp lãnh thổ và xung đột giữa hai nước Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại đứng đầu là M Gandhi bùng lên mạnh mẽ khiến thực dân Anh phải đối phó bằng phương án L Mounbatten chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị thuộc Anh là Ấn Độ mới và Pakistan Theo phương án trên,

những người đứng đầu các vương quốc, tiểu quốc có quyền tự do quyết định tương lai của đất nước mình theo các khả năng: sát nhập vào Ấn Độ mới, sát nhập vào Pakistan,

hoặc tuyên bố độc lập Trên thực tế, các vương quốc, tiểu quốc có đa số dân theo Hindu giáo đã gia nhập Ấn Độ và ngược lại, có đa số dân theo Hồi giáo gia nhập Pakistan Nhưng Kashmir là một ngoại lệ Vương quốc này có 80% dân số theo Hồi giáo nhưng nhà vua lại theo đạo Hindu

Pakistan cho rằng, hầu hết dân Kashmir theo đạo Hồi nên vương quốc này đương nhiên phải gia nhập Pakistan Ngược lại, Ấn Độ khẳng định, những người Hồi giáo không phản đối gì nên vấn đề tôn giáo không gây trở ngại cho việc sát nhập Kashmir vào Ấn Độ Điều này lập tức làm cho Pakistan và những người Hồi giáo Kashmir nổi

giận; còn người Anh chuyển sang lập trường ủng hộ Pakistan

Với quyết tâm giành lấy Kashmir, chính quyền Pakistan quyết định lật đổ Hari Singh bằng bạo lực Được Pakistan hậu thuẫn, ngày 21 tháng 10 năm 1947, khoảng

Trang 29

4.500 quân các bộ tộc Hồi giáo thân Pakistan từ vùng núi phía Bắc tiến về thủ phủ Srinagar Chiến tranh đã nổ ra giữa một bên là quân đội nhà vua với một bên là “quân phiến loạn” do Pakistan trợ giúp Trước diễn biến ngày càng bất lợi cho mình, ngày 26.10.1947, Tiểu vương Hari Singh phải chạy về Jammu, đánh điện cầu cứu Halhi giúp đỡ và đồng ý sát nhập vương quốc của mình vào Ấn Độ Hôm sau (27.10), bằng đường hàng không, Ấn Độ đã đưa quân đến giải cứu Srinagar, trấn áp các phiến quân

Hồi giáo Chiến tranh lần thứ nhất giữa Ấn Độ và Pakistan đã bùng nổ như vậy Quân đội Ấn Độ mạnh hơn đã nhanh chóng đẩy lùi đối phương Ngày 31.12,1947, Ấn Độ đưa vấn đề ra Hội đồng bào an Liên hợp quốc hội đồng đề nghị hai bên lui quân, sau

đó tiến hành trưng cầu dân ý Cả hai bên từ chối đề nghị này Chiến tranh vẫn tiếp tục Ngày 1.1.1949, với sự dàn xếp của Liên hợp quốc, hai bên đạt được thỏa thuận ngưng bắn dọc theo đường ranh giới tạm thời Liên hợp quốc cũng thông qua nghị quyết kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của Kashmir Trên thực tế, Kashmir đã bị chia đôi: 2/3 do Ấn Độ chiếm giữ; 1/3 còn lại thuộc về Pakistan

Tháng 11/1951, Ấn Độ thành lập Viện lập pháp Jammu – Kashmir; năm 1953, nâng quy chế Jammu – Kashmir thành một bang và đến tháng 2.1954 thì sát nhập vào

Ấn Độ

Tranh chấp Kashmir không nằm ngoài diễn biến căng thẳng của chiến tranh lạnh Tháng 9.1954, Pakistan là thành viên khối SEATO Tháng 3.1955, Pakistan ký Hiệp ước phòng thủ chung tại Baghdad với Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Anh Trong khi đó, Ấn Độ tiếp tục quan hệ hữu nghị với Liên Xô

Vấn đề Kashmir càng trở nên phức tạp do sự tham gia tranh chấp của Trung Quốc Năm 1959, Trung Quốc đánh chiếm 38.000 km2 vùng Đông - Bắc Kashmir (nay

là Aksai Chin) Đó là chưa kể chiếm thêm hơn 5.000 km2 (như phía Ấn Độ công bố) ở

Bắc Kashmir, sau đó được Pakistan giao lại cho Trung Quốc Mâu thuẫn Ấn – Trung xuất hiện càng làm tăng mâu thuẫn ở khu vực này

Kashmir được đề cập ở đây là vùng tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, mỗi bên chiếm một nửa và đòi bên kia phải trả phần còn lại Mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Kashmir là vì Trung Quốc ủng hộ Pakistan Mâu thuẫn giữa Trung Quốc và

Trang 30

Ấn Độ trong vùng Kashmir cũng không chỉ vì Pakistan mà còn vì một khu vực hai bên trực tiếp tranh giành nhau

1.3.2 Aksai Chin

Aksai Chin là một trong hai khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ, ngoài Aksai Chin thì vùng tranh chấp còn lại Arunachal Pradesh Trong hai vùng tranh chấp, Trung Quốc kiểm soát vùng Aksai Chin còn Arunachal Pradesh do Ấn Độ kiểm soát, là một đơn vị hành chính cấp bang của Ấn Độ

Aksai Chin rộng 38,000 km², ở độ cao 5 000 thước, hoang vu và khô cằn, rất ít dân cư nhưng ở vị trí chiến lược giữa ba nước Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc Nguyên từ “Aksai Chin”, có thể bắt nguồn từ tiếng Turk, với nghĩa là “suối trắng” Toàn bộ khu vực này đều là sa mạc, nằm trên một độ cao tương đối lớn so với mực nước biển, trong sa mạc này tồn tại những hồ muối có cao độ từ 4800m đến 5500m so với mực nước biển Phía tây nam khu vực là dãy núi Karakoram là biên giới trên thực

tế giữa Aksai Chin và vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát Đỉnh núi phủ băng nằm

giữa ranh giới này thuộc dãy núi Karakoram đạt độ cao 6.950m (22.800 ft) [74]

Ở phía Bắc, dãy Côn Lôn tách Aksai Chin ra khỏi khu vực Tarim, nơi mà phần còn lại diện tích của huyện Hotan án ngữ Theo một bản đồ chi tiết của Trung Quốc

gần đây, không có con đường nào bang qua dãy Côn Lôn trong Đặc khu Hotan, và chỉ

có một con đường như vậy, qua đèo Hindutash

Với độ cao trên 5000m, vùng Aksai Chin, thực sự không phải là vùng đất thích

hợp dành cho con người sinh sống, trong lịch sử đã từng có một con đường thương mại đi ngang qua nó Vào mùa hè, thì đây là một con đường dành cho các đoàn lữ hành đi từ Tây Tạng qua Tân Cương [27, tr 49]

Điều ước đầu tiên được thông qua liên quan tới ranh giới của khu vực này được

ký kết vào năm 1842 Liên minh người Sikh của khu vực Punjap ở Ấn Độ đã sát nhập Ladak vào bang Jammu vào năm 1834 Năm 1841, họ xâm lược Tây Tạng với một đội quân, lực lượng quân sự nhà Thanh đã đánh bại quân đội Sikh và sau đó lần lượt vào Ladakh và bao vây Leh Nhà Thanh và người Sikh đã ký một hiệp ước trong tháng 9 năm 1842, trong đó quy định không có sự vi phạm hoặc can thiệp vào biên giới giữa hai nước [11, tr 96-101] Aksai Chin được sát nhập vào Ấn Độ thuộc Đế quốc Anh

Trang 31

khi Anh ở Tây Tạng (lúc ấy còn độc lập) ký hiệp ước năm 1904, ấn định biên giới giữa Tây Tạng và Ấn Độ theo đường ranh giới McMahon Trung Quốc lúc ấy không công nhận Tây Tạng là nước độc lập nên cũng không công nhận đường McMahon Vì vị trí chiến lược của Aksai Chin, nằm trên quốc lộ 219 của Ấn Độ nối Tây Tạng và tỉnh Tân Cương, Trung Quốc nhất định giữ quyền kiểm soát khu vực này

Tuy được Trung Quốc kiểm soát nhưng vùng tranh chấp Aksai Chin vẫn được

Ấn Độ tuyên bố chủ quyền, New Delhi xem nó như là một phần của huyện Ladakh, thuộc Tiểu bang Jammu & Kashmir Đỉnh điểm trong cuộc tranh chấp hai vùng là năm

1962, giữa Trung Quốc và Ấn Độ có một cuộc chiến tranh nổ ra ở khu vực quanh biên giới hai nước, nhưng hai bên cũng nhanh đi đến hồi kết với việc Bắc Kinh và New Delhi cùng tôn trọng đường phân chia thực tế, có từ thời Đế quốc Anh còn thống trị

Ấn Độ

Đồng thời với việc tuyên bố chủ quyền vùng này từ phía Trung Quốc, trên thực

tế Aksai Chin được kiểm soát bởi CHND Trung Hoa.Vùng tranh chấp Aksai Chin được phía Trung Quốc sáp nhập và trở thành một phần của huyện Hotan (Khotan) thuộc địa khu Hotan(Khotan), khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương

Aksai Chin hiện thuộc quyền quản lý của Trung Quốc nhưng Ấn Độ coi như thuộc về mình và đòi lại Vì sự giằng co giữa hai bên nên vùng đất này trở thành một trong những điểm nóng của xung đột biên giới trong khu vực Châu Á

1.3.3 Arunal Pradesh

Là một trong 28 bang của Ấn Độ Arunachal Pradesh nằm ở Đông Bắc của quốc gia, có biên giới quốc nội với các bang Assam và Nagaland ở phía nam, và có biên giới quốc tế với Bhutan ở phía tây, Myanmar ở phía đông và Trung Quốc ở phía bắc Itanagar là thủ phủ của bang Diện tích của Arunachal Pradesh là 83.743 km2

, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết lãnh thổ Arunachal Pradesh, trên danh nghĩa đặt khu vực tranh chấp dưới sự quản lý của Khu tự trị Tây Tạng và gọi là Zangnan (Tạng Nam) [44, tr 103]

Arunachal Pradesh có nghĩa là “vùng đất của các dãy núi thần quang” [41,

tr 65],cũng có biệt danh là “bang hoa lan của Ấn Độ” hay “thiên đương của các nhà

thực vật học” Về mặt địa lý, Arunachal Pradesh là bang lớn nhất trong số các bang ở

Trang 32

Đông Bắc Ấn Độ- thường được gọi là Bảy bang chị em Giống như nhiều nơi khác ở Đông Bắc Ấn Độ, cư dân bản địa tại Arunachal Pradesh có nguồn gốc Tạng-Miến thuộc Đại chủng Á Một lượng lớn người nhập cư đến từ các miền khác của Ấn Độ và ngoại quốc đã và đang tác động đến dân số của bang

Bang Arunachal nằm dọc theo biên giới Ấn Độ và Tây Tạng Bắc Kinh cho rằng khoảng 90 ngàn cây số vuông là của Trung Quốc bị Ấn Độ kiểm soát

1.4 Lịch sử tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc – Ấn Độ

Đường biên giới Trung - Ấn dài hơn 3.000 km, đi từ đèo Đi – phu trên biên giới

ba nước Trung Quốc, Miến Điện và Ấn Độ chạy sang phía tây tới Nepal, sau đó từ đầu kia Nepal đến Afghanistan Đường biên giới và hai bên giáp ranh nằm trên cao, trong dãy Himalaya chính Chỉ ở đoạn phía bắc, đường biên giới mới rời khỏi dãy Himalaya Vùng giáp biên là vùng núi non hiểm trở, thưa dân Ở vùng biên giới phía bắc có hai dãy núi – Karakoram và Khủng Long mà phía sau lưng là thung lũng sông Sai - ốc,

một chỉ lưu hữu ngạn sông Indus Hai dãy núi này tách nhau ở phía tây bằng thung lũng Rắc-kê-ma (thung lũng thượng của sông Giác-ken – Đa-ri-a), ở phía đông bằng bình địa cao Aksai Chin, một hoang mạc cao cách mặt biển hơn 5.000m

Quá trình hình thành đường biên giới quốc gia giữa hai nước có lịch sử rất lâu đời Ấn Độ và Trung Quốc gắn liền với sự phát triển trong quá khứ quan hệ giữa các nước ngăn cách nhau bằng dãy núi Himalaya

Theo hiệp ước Temisgam năm 1864 giữa Ladakh và Tây Tạng, đường biên giới

ấn định trước đó phải được duy trì

Cuối năm 1717, 6.000 quân của vương quốc Dzungaria tràn vào Tây Tạng Nhà

cầm quyền Tây Tạng không ngăn nổi quân Dzungaria bị thua trận và phải chạy tới ta-la ẩn náu, rồi sai sứ thần mang thư cầu cứu vua Thanh

Pô-Triều đình nhà Mãn Thanh không có ý định nhượng Tây Tạng cho người Dzungaria Năm 1719, quân Trung Quốc vào Tây Tạng giúp bọn phong kiến địa phương đuổi quân Dzungaria ra khỏi bờ cõi Sau khi đánh đuổi quân Dzungaria, quân nhà Thanh đóng lại ở Tây Tạng và cử khâm sai tới Lhasa

Cuộc chiến tranh với Nepal cuối thế kỉ XVIII đã ảnh hưởng quyết định tới sự tiếp tục phát triển quan hệ giữa Tây Tạng và triều đình nhà Thanh Năm 1788, quân Nê-

Trang 33

pan tấn công Tây Tạng và chiếm một bộ phận đất đai vương quốc này Khi quân Thanh từ Kullu kéo tới, quân đội Nepal rút chạy nhưng không kịp và bị thua lớn Quân Mãn Thanh tiếp tục truy kích và chiếm thủ đô Nepal Hòa ước được ký trong điều kiện

nhục nhã đối với Nepal Hòa ước này buộc vương quốc Nepal cử 5 năm một lần phải mang cống vật đến Bắc Kinh

Triều đình nhà Thanh lợi dung tình hình đó để giữ chặt Tây Tạng trong tay Nhưng tới đầu thế kỉ XIX, quyền lực nhà Mãn Thanh ở Tây Tạng giảm sút tới mức tối thiểu

Những sự kiện liên quan tới cuộc chiến tranh 1841 – 1842 giữa vương quốc Tây

Tạng và tiểu vương Maharaja Gulab Singh là bằng chứng quan trọng về việc nhà Thanh không quyền lực và ảnh hưởng lớn ở Tây Tạng

Tiểu vương Maharaja Gulab Singh cầm quyền xứ Jammu và sau đó cầm quyền

cả Kashmir nữa đã sát nhập hai tiểu vương quốc láng giềng Ladakh và Ban – ti vào đất đai của mình Mùa hè năm 1841, 5.000 quân của ông ta tràn vào đất Tây Tạng Sau hàng loạt cuộc giao tranh, một hòa ước được ký giữa hai bên trong tháng 9/1842 Theo hòa ước này, người Tây Tạng công nhận Maharaja Gulab Singh là người cầm quyền ở Ladakh, còn về phía mình, Maharaja Gulab Singh chối từ không có tham vọng đối với đất đai miền Tây Tạng nữa Hai bên còn thỏa thuận với nhau rằng đường biên giới xác định trước đó là bất khả xâm phạm Trong hòa ước 1842, hai bên chỉ nói tới những đường biên giới cổ truyền, chứ không nêu rõ lãnh thổ của mình giới hạn ở đâu

Tuy không ghi rõ đường ranh giới giữa Ấn Độ và Tây Tạng, hòa ước 1842 thực

tế vẫn là một văn kiện lịch sử kết thúc việc hình thành khúc giữa của đường biên giới hai nước, từ điểm giao tiếp giữa các đường biên giới Ấn Độ, Tây Tạng và Nepal lên phía bắc cho tới Aksai Chin

Đường biên giới phía đông của tiểu vương quốc Jammu và Kashmir xuất hiện do

kết quả hiệp ước Amritsar ký giữa tiểu vương Maharaja Gulab Singh và người Anh, được coi là đã rõ ràng Tuy nhiên, tháng 7/1846, huân tước Haminton, phó vương toàn quyền Ấn Độ đã cử hai phái viên đi thanh tra các vùng đất này và nghiên cứu đường biên giới thời cổ giữa Ladakh và Tây Tạng để đánh dấu đường biên giới giữa thuộc địa

Trang 34

mới của Anh là vùng Nam Ladakh trước kia, và đất đai của tiểu vương Maharaja Gulab Singh [ 1, tr 29-31]

Để cho công việc đó hoàn thành có kết quả, người Anh còn phải tranh thủ được

sự cộng tác của các đại diện Tây Tạng Trong công hàm của nhà cầm quyền Anh gửi nhà cầm quyền Tây Tạng, phía Anh đã đề nghị Tây Tạng gửi người tham gia phái đoàn hoạch định biên giới Nhưng Trung Quốc không ủng hộ việc tham gia phái đoàn này và thực tế đã từ chối cùng phân định đường biên giới

Mùa xuân năm 1847, một phái đoàn biên giới mới của Anh được cử để tiếp tục công việc đơn phương bắt đầu từ năm trước Nhiệm vụ chính của phái đoàn này là xác định đường biên giới cổ truyền Đồng thời, phái đoàn này được lệnh trong công tác phải tiếp xúc chặt chẽ với các đại diện Trung Quốc và Jammu Nói riêng, người ta dặn trong đối xử, các đại diện này phải hết sức thận trọng để cho triều đình nhà Thanh không hiểu lầm về mục đích của phái đoàn

Cuối tháng 8/1847, phái viên Anh định lọt vào Tây Tạng, nhưng dân một làng Tây Tạng vùng biên giới đã ngăn họ lại Bởi thế, người Anh lại phải gửi một công hàm nữa cho nhà cầm quyền Tây Tạng để đề nghị Tây Tạng gửi phái viên tới Hunle Nhưng đề nghị này cũng không được trả lời, cho nên sau đó phái đoàn Anh được lệnh

hoạt động độc lập Khi nghiên cứu đường biên giới, họ dựa vài tin tức địa phương và những cột mốc cũ

Kết quả hoạt động của phái đoàn biên giới Anh là một bản đồ biên giới được lập

từ đèo La – nắc chạy theo hướng nam tới đèo Sip – ki – la

Các thập kỷ tiếp sau là thời gian đường biên giới Tây Tạng – Ladakh tương đối yên tĩnh và ổn định [1, tr 32]

Khác với đường biên giới Tây Tạng – Ladakh yên tĩnh và thực tế bị lãng quên trong nửa cuối thế kỉ XIX, biên giới giữa Đông Turkestan và Ladakh, mà trước đó nhà

cầm quyền Anh hoàn toàn mù tịt, thì lại càng làm cho mọi người chú ý tới

Khi người Anh tiến dần lên miền bắc Ấn Độ, Đông Turkestan trở thành láng

giềng trực tiếp, cho nên điều đó đã đề ra trước mắt họ hàng loạt vấn đề

Từ năm 1864, cuộc khởi nghĩa của nhân dân địa phương - người Uyghur, người Tát – gích, người Kyrgyz và người Đun – gan chống ách thống trị của nhà Mãn Thanh

Trang 35

đã lan khắp Đông Tân Cương Năm 1866, người đứng đầu cuộc khởi nghĩa chống lại quân đội Mãn Thanh là Yaqub Beg2 đã ngỏ ý đặt quan hệ thân thiện với tiểu vương xứ Kashmir và sau đó muốn mở rộng buôn bán với Ấn Độ Ông ta cũng muốn dựa vào

thực dân Anh ở Ấn Độ để chống lại quân Thanh Còn người Anh lại muốn biến Đông Turkestan thành một nước Hồi giáo lệ thuộc vào nước Anh

Sau khi giữ chắc được các vùng miền Bắc Ấn Độ, chính phủ Anh - Ấn ngày càng coi trọng việc xác định đường biên giới xứ Kashmir

Nhưng hồi đó thực dân Anh chưa có ý định tích cực đối lập lại Bắc Kinh, nhất là dung vũ lực để chiếm những vùng đất mà Bắc Kinh đã tranh giành hoặc có thể tranh giành Người Anh muốn coi đế quốc Trung Hoa là một đồng minh ngăn chặn ảnh hưởng của nước Nga lan tới Trung Á

Tình hình biến đổi sau khi triều đình nhà Thanh thua trận trong cuộc chiến tranh chống Nhật Cuộc bại trận này để lộ rõ sự yếu ớt của đế quốc Trung Hoa và cuối cùng

đã phá vỡ quyền lực của nhà Thanh ở các vùng biên cương nước mình Bây giờ, người Anh bắt đầu tỏ ý quan tâm hơn nhiều tới vấn đề đất đai biên giới

Năm 1898, chính phủ Ấn Độ thuộc Anh đề nghị giao nhượng vùng Aksai Chin là lưu vực sông Ca-ra-ca-sơ cho Trung Quốc để đổi lấy sự công nhận của nhà Thanh về

chủ quyền của Anh đối với tiểu vương quốc Hun-dư, ở địa đầu cực bắc Ấn Độ trước

đó vừa phải cống nộp Trung Quốc lần Kashmir Theo đề nghị này, đường biên giới

phải bắt đầu từ nơi các đường biên giới nước Nga, Trung Quốc nhà Thanh và Afghanistan gặp nhau rồi hơi chệch sang một bên đường phân thủy chính qua các đèo Min-tê-ke, Hun-giê-ráp, Sim-san và Karakoram Sau đó, đường này vòng qua các đầu nguồn sông Ca-ra-ca-sơ rồi tiến lên phía bắc tới địa điểm Cư-dưn-gin-ga Từ đây, đường biên giới chạy vào trong núi theo hướng đông – nam

Đường biên giới đề nghị bên trên được gọi theo tên các tác giả đồ án này là

Trang 36

Nhân dân Trung Hoa ngày nay tranh chấp với Ấn Độ Nhưng người Anh khi đó thậm chí không nhận được thư trả lời của mình

Quan hệ Anh – Nga trở nên gay gắt ở Trung Á thời kỳ đó làm cho những người

cầm quyền Anh và đại diện chính quyền thuộc địa bước ngoặt sang chính sách xâm lược hơn tại các vùng biên khu xa xôi của Ấn Độ

Khi triều đình nhà Thanh bị lật đổ, trong công thư giữa nhà cầm quyền Ấn Độ và London lại nhắc tới vấn đề biên giới phía bắc Ấn Độ Trong bức điện của huân tước toàn quyền Ấn Độ Henry Hardinge gửi bộ trưởng thuộc địa Ấn Độ có nói rằng, nếu trong tình hình mới bắt đầu cuộc đàm phán về vấn đề biên giới, thì lập trường chủ yếu

của người Anh phải là đòi đối phương công nhận đường biên giới chạy qua phía bắc Tác-đum-ba-sơ, Rắc-kem, Sa-khi-đu-la và Aksai Chin Đường này phải bắt đầu từ sườn nam dãy Xa-rư-côn ở đỉnh Bê-ích, tiến theo hướng đông tới đèo San (Ma-ri-an) sao cho Tác-đum-ba-sơ và Đê-phơ-đa thuộc về phía Anh Sau đó biên giới chạy theo đỉnh dãy núi này qua đèo Xác-gôn (Xác-gan), vượt sông Giác-ken rồi tới sát đỉnh dãy

Khủng Long ở phía bắc Rác-kem và chạy dọc theo dãy núi này qua các đèo ang, Đu-da-khơ, Gia-ghi, Các-lức, Sanju Sau khi vượt sông Ca-ra-ca-sơ, nó lại trùng

Cu-ca-li-với đường phân thủy dãy núi trên cho tới biên giới Tây Tạng, sao cho đồng bằng Aksai Chin nằm trong vùng thuộc Anh

Cuối chiến tranh thế giới lần thứ nhất, trong các ấn phẩm khác nhau phát hành ở

Ấn Độ thuộc Anh, người ta lấy “đường Éc-đa-khơ” 3 làm đường biên giới ít nhiều chính thức Năm 1927 có một số sửa đổi, khi chính quyền thực dân Anh tính tới tình hình thực tế, đã chối từ không đòi phần đất phía sau dãy Karakoram nữa và đặt cột

mốc biên giới trên đèo Karakoram

Một thời gian dài, đoạn phía đông trên đường biên giới Trung - Ấn đóng vai trò không đáng kể trong quan hệ giữa Ấn Độ thuộc Anh và Tây Tạng Khu vực này không bên nào chú ý tới là vì ít giá trị kinh tế và quân sự

Đối với chính quyền thuộc địa Anh, đất đai các bộ lạc phía bắc Assam là vùng luôn luôn có các vụ xung đột Các bộ lạc miền núi hay tràn vào cướp phá những làng xóm vùng Assam, làm cho những người cầm quyền địa phương rất lo ngại Không có

3

Gọi theo tác giả đồ án này

Trang 37

cách chống lại các toán phỉ này, thỉnh thoảng chính quyền địa phương lại phải tìm cách dàn hòa với những bộ lạc đó

Năm 1873, chính quyền thuộc địa Anh đã vạch ra Điều lệ về đường biên giới Đông Bengal Theo văn kiện này, đường biên giới được vạch cao hơn vùng chân núi một chút mà ai muốn qua phải được chính quyền địa phương cho phép Đường này tách vùng Assam được bảo vệ khỏi đất đai các bộ lạc thường tới cướp phá gây thiệt hại

lớn của chính quyền thuộc địa và phía bên kia đường phải là đường biên giới quốc gia Vùng phía bắc đường ngoài rất ít được nghiên cứu, cho nên cục địa đồ Ấn Độ đã phải

tốn nhiều công phu mới thu thập được các tin tức khác nhau – địa lý, thương mại, quân

sự, … - nhất là khi chuẩn bị hội nghị Simla năm 1914 Nhưng từ mấy thập kỷ trước hội nghị này, khi mà đường biên giới được đánh dấu rõ về mặt địa lý, đã có nhiều đoàn thăm dò khoa học và quân sự được tổ chức ở đây Đó hầu như là nguồn tin chính, nếu không phải là duy nhất, cho biết rõ tình hình vùng này Hơn nữa, phần đông các đoàn thăm dò quân sự này cũng là các đội càn quét [1, tr 37]

Chiến tranh Trung – Nhật 1984 – 1985 đã phơi bày rõ sự yếu ớt của nhà Thanh

về mặt quân sự Do đó quan hệ của nhà cầm quyền Tây Tạng với Bắc Kinh cũng như

của các cường quốc khác với Tây Tạng cũng khác đi.4

Một trong những giai đoạn chính của cuộc đấu tranh đó là hoạt động của phái đoàn Francis Younghusband Mùa hè năm 1903, huân tước Curzon phó vương toàn quyền Ấn Độ đã cử Francis Younghusband một phái đoàn nhỏ “các nhà ngoại giao về

vấn đề biên giới” để đàm phán với các đại diện của Dalai Lama và khâm sai nhà

4Nhà sư thám hiểm người Nhật, Ekai Kawaguchi, viết năm 1909, miêu tả Trung Quốc mất đi ảnh hưởng ở Tây Tạng sau chiến tranh Trung – Nhật lần thứ nhất tháng 8, 1894 – 17/4/1895

“Uy quyền của người Trung Quốc mất đi rất đáng kể từ sau chiến tranh Trung – Nhật Trước

sự kiện đó, Trung Quốc thường đối xử với Tây Tạng như một bậc bề trên, trong khi Tây

Tạng, khiếp sợ trước uy lực của Thiên triều, tuân theo lệnh Tất cả bây giờ đều thay đổi, và thay vì vâng lời, bây giờ Tây Tạng đối với Trung Quốc có vẻ khó chịu…Người Tây Tạng

lắng nghe lắng nghe lời khuyên từ Trung Quốc khi thấy chấp nhận được, nhưng bất cứ lệnh nào không thích thì họ cứ mặc kệ…”

Trang 38

Thanh toàn quyền Tây Tạng về chuyện buôn bán và tranh chấp biên giới Nhưng ý đồ thực sự của việc tổ chức phái đoàn này là tìm cách lọt vào Tây Tạng và bám vững ở

đó Francis Younghusband là thủ lĩnh chính trị của phái đoàn này, còn đứng đầu toán lính hộ vệ đông tới 8.000 người là thiếu tướng MacDonald Tháng 12/1903, đội tiền tiêu của đám lính hộ tống đã vượt đèo Giê-lếp-la sang thung lũng Sum-bi Ngày 10/4, phái đoàn tới Cam Trạch là địa điểm khá lớn có pháo đài Tháng 6, phái đoàn Tây

Tạng cũng tới Cam Trạch để gặp người Anh, nhưng Francis Younghusband không chịu thương lượng với họ và vẫn tiếp tục tiến quân theo hướng thủ đô Tây Tạng Ngày 4/8/1904, phái đoàn quân sự Anh tới thành phố Lhasa

Thời kỳ đó, quan hệ thực sự giữa triều đình nhà Thanh Trung Quốc và Tây Tạng

đã lộ rõ đặc biệt Nhà Thanh hoàn toàn không nghĩ tới chuyện giúp người Tây Tạng

chống lại bọn xâm lược, thậm chí còn bắt đầu cộng tác với thực dân Anh, tuyên bố truất Dalai Lama là người tiêu biểu cho các lực lượng chính trị Tây Tạng tiếp tục

chống sự xâm lược của nước ngoài Binh lính nhà Thanh đóng ở Tây Tạng không

những không giúp người địa phương chống thực dân Anh, mà còn rước cờ quạt đi đón Francis Younghusband

Thực dân Anh đã ép Tây Tạng ký công ước lệ thuộc Lhasa ngày 7/9/1904 Song

những cam kết của Tây Tạng ghi trong công ước này không được thực hiện là bao, bởi

vì các nước đế quốc khác cạnh tranh với Anh ở Châu Á đã chống lại việc người Anh định chiếm Tây Tạng, tuy không phản đối việc ký công ước này Nói khác đi, trong trường hợp này, Tây Tạng được coi là một bên ký hiệp ước quốc tế với bên khác

Bị các cường quốc khác ép, người Anh sau đó buộc phải nhân nhượng nhà Thanh Trung Quốc và để cho Trung Quốc một số quyền ưu tiên đối với Tây Tạng Quan hệ dứt khoát của các bên với nhau được ghi trong công ước Anh – Trung Quốc năm 1906 Phái đoàn Francis Younghusband, việc ký công ước Anh – Tây Tạng năm 1904

và công ước Anh – Trung Quốc năm 1906 đã đặt triều đình Mãn Thanh trước triển vọng mất hẳn quyền lãnh đạo Tây Tạng mà trước đây luôn luôn là tham vọng của Trung Quốc

Mặt khác, nước Anh vấp phải khó khăn tại các vùng khác nhau trên thế giới, cho nên kế hoạch của họ ở Tây Tạng cũng phải gác lại Ngày 31 (18)/8/1907, Anh và Nga

Trang 39

ký công ước, trong đó hai bên cam kết tôn trọng lãnh thổ toàn vẹn và không can thiệp vào công việc nội bộ của Tây Tạng Triều đình Mãn Thanh có ý định biến Tây Tạng thành một tỉnh Trung Quốc Bắt đầu từ năm 1908, khi quân Mãn Thanh do tướng Triệu Nhĩ Phân cầm đầu đã tràn vào đất Tây Tạng, thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của người Tây Tạng, chính sách của nhà Thanh nhằm mục đích bắt Tây Tạng phải khuất phục Trung Quốc hoàn toàn

Sau này, các giới cầm quyền Anh vẫn không từ bỏ ý định của mình đối với Tây Tạng Trong bị vong lục của bộ ngoại giao Ấn Độ thuộc Anh mùa hè năm 1912 có ghi

rõ điền cần thiết cấp bách là hiện giờ, khi còn là nước tự trị thuộc chủ quyền Trung

Quốc, Tây Tạng phải rời khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và trong tương lai không xa phải lệ thuộc tuyệt đối vào chính phủ Ấn Độ và phải ngăn giữ sức bành trướng của người Trung Quốc

Cuộc cách mạng Tân Hợi lật đổ triều đình nhà Thanh ở Trung Quốc cũng đã làm

biến đổi tình hình Tây Tạng Quân Thanh đóng ở Lhasa và các thành phố khác của Tây Tạng mất liên lạc với trung ương và thực tế mất sự chỉ huy chặt chẽ đã biến thành đám quân ô hợp, mất tinh thần Chúng không đủ sức đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Tây Tạng và phải hạ vũ khí đầu hàng Với sự xúc tiến của chính phủ Ấn Độ thuộc Anh, tù binh Trung Quốc ở Tây Tạng được hồi hương qua đất Ấn Độ

Sự sụp đổ của chính quyền quan lại nhà Thanh năm 1912 và việc Tây Tạng công

bố độc lập vẫn không làm cho thực dân Anh yên tâm về đường biên giới phía bắc Ấn

Độ Không thể loại trừ cả khả năng tranh chấp vùng địa đầu bắc Ấn Độ từ phía nước Tây Tạng độc lập Ngoài ra, việc đuổi chính quyền nhà Thanh ra khỏi Tây Tạng chỉ là

tạm thời, còn nếu người Trung Quốc quay trở lại Tây Tạng thì tình hình vùng biên giới bắc Ấn Độ nhất định không tránh khỏi trở nên gay gắt Để tránh trường hợp rắc rối có

thể xảy ra, tháng 8/1912 người Anh đã thực hiện một số biện pháp Phái viên Anh Jordan tới Bắc Kinh để thông báo cho chính phủ Viên Thế Khải về việc nước Anh đồng ý giữ Tây Tạng ở nguyên trạng trước năm 1904, tức là trước khi có phái đoàn Francis Younghusband Nếu Trung Quốc cũng đồng ý như vậy, người Anh có thể giúp khâm sứ Trung Quốc quay trở lại Tây Tạng trong trường hợp người Tây Tạng không

Trang 40

phản đối, để Tây Tạng thuộc quyền bảo trợ của Trung Quốc dù chỉ về mặt hình thức

mà thôi

Đề nghị này đã cho phép chính phủ Anh không vi phạm công ước Anh – Nga năm 1907, mà một trong những điều kiện trong văn kiện đó ghi rõ “không được tiến hành đàm phán với Tây Tạng trực tiếp không thông qua chính phủ Trung Quốc” Như

vậy là người Anh vừa tránh được đàm phán trực tiếp với Tây Tạng, vừa bảo vệ quyền

lợi của mình một cách có hiệu quả nhất

Thoạt đầu, Bắc Kinh phản đối đề nghị triệu tập hội nghị ba bên với lý do chính là Tây Tạng được tham gia hội nghị này như là thành viên ngang quyền hạn Nhưng cuối cùng tình hình đối nội và đối ngoại buộc chính phủ Viên Thế Khải phải chấp nhận đề nghị này của Anh

Hội nghị ba bên khai mạc ở Simla ngày 6/10/1913 và kéo dài tới ngày 3/7/1914 Trưởng đoàn đại biểu Anh Henry MacMahon được bầu làm chủ tịch hội nghị MacMahon nhiều năm làm việc ở chính vụ viện Ấn Độ và ở vùng biên giới Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc là Trần Nhất Phạn, một nhân viên ngoại giao, là tham tán sứ quán Trung Quốc ở London 9 năm Đoàn đại biểu Tây Tạng do thủ tướng Lonchen Ga-den Shatra Pal-jor Dorje của chính phủ Dalai Lama dẫn đầu Ông ta giữ chức này

từ hồi chính phủ Tây Tạng còn ở nước ngoài Đoàn đại biểu Anh rõ Lonchen Ga-den Shatra Pal-jor Dorje từ hồi ông ta sang Ấn Độ năm 1910 và 1912

Phía Tây Tạng đã chuẩn bị kỹ các tài liệu cho hội nghị dựa vào giấy tờ lưu trữ ở

thủ đô Lhasa Sự chuẩn bị đó đã giúp hội nghị rất nhiều: khi cần tới những chứng tờ xác nhận vùng này hay vùng khác thuộc chủ quyền nước nào, đại diện Bắc Kinh chỉ

dựa vào một quyển sách tuyên truyền mỏng ca ngợi cuộc tiến quân năm 1910 của Triệu Nhĩ Phân vào Tây Tạng và một số công trình nghiên cứu Tây Tạng của các tác

giả người Âu Trong khi đó Lonchen Ga-den Shatra Pal-jor Dorje đưa ra rất nhiều tài

liệu quý báu về lịch sử Tây Tạng, trong đó có văn bản hiệp ước Trung Quốc – Tây Tạng năm 822, thư của tù trưởng các bộ lạc biên khu phía đông tới tận Đại Giang Lộ (Can-đin) xin phục tùng chính quyền Tây Tạng…

Ngày đăng: 03/06/2017, 16:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Epghenhi Xtepanop V.I , H ữu Duy Anh (dịch)(1982), Biên gi ới Trung Quốc từ chủ nghĩa bành trướng cổ truyền đến chủ nghĩa bá quyền ngày nay, Nxb Thông t ấn xã Nô-vô-xti, Mát-xco-va Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biên giới Trung Quốc từ chủ nghĩa bành trướng cổ truyền đến chủ nghĩa bá quyền ngày nay
Tác giả: Epghenhi Xtepanop V.I , H ữu Duy Anh (dịch)
Nhà XB: Nxb Thông tấn xã Nô-vô-xti
Năm: 1982
2. Nguy ễn Tường Bách (2006), Mùi hương trầm: ký sự du hành tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng, Nxb Trẻ, Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mùi hương trầm: ký sự du hành tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng
Tác giả: Nguy ễn Tường Bách
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2006
3. Đặng Thị Hận (2008), Quan h ệ Trung Quốc - Ấn Độ từ 1950 – 2000 , Khóa lu ận t ốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ từ 1950 – 2000
Tác giả: Đặng Thị Hận
Năm: 2008
4. Lê Phụng Hoàng (2009), Lịch sử quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1975), Ban Ấn bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1975)
Tác giả: Lê Phụng Hoàng
Năm: 2009
5. Nguy ễn Thừa Hỷ (1986), Ấn Độ qua các thời đại, Nxb Giáo d ục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ấn Độ qua các thời đại
Tác giả: Nguy ễn Thừa Hỷ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1986
6. Đỗ Tuyết Khanh (2007), “Quan hệ hợp tác cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong th ế giới đa cực’’, T ạp chí Thời đại mới , (12), 11/2007, tr.41-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ hợp tác cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong thế giới đa cực’’, "Tạp chí Thời đại mới
Tác giả: Đỗ Tuyết Khanh
Năm: 2007
7. Trần Thị Lý (2002), Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 – 2000, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 – 2000
Tác giả: Trần Thị Lý
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2002
8. Cao Xuân Ph ổ, Trần Thị Lý (1997), Ấn Độ xưa và nay , Nxb Khoa h ọc Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ấn Độ xưa và nay
Tác giả: Cao Xuân Ph ổ, Trần Thị Lý
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1997
9. Vũ Dương Ninh (1995), L ịch sử Ấn Độ , Nxb Giáo d ục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Ấn Độ
Tác giả: Vũ Dương Ninh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
10. Tr ần Văn Tùng (2006), Con đường phát triển kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ, Tạp chí Cộng sản (13), tr.69.Ti ếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường phát triển kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ, Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Tr ần Văn Tùng
Năm: 2006
11. Alfred P. Rubin (1960), The Sino-Indian Border Disputes, The International and Comparative Law Quarterly, pp. 96-125 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The International and Comparative Law Quarterly
Tác giả: Alfred P. Rubin
Năm: 1960
12. Bajpai G.S. (1999), China`s Shadow over Sikkim, The Politics of Intimidation New Delhi, 156-195 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Politics of Intimidation New Delhi
Tác giả: Bajpai G.S
Năm: 1999
13. Calvin James Barnard (April 1984), The China-India Border War, Marine Corps Command and Staff College, Retrieved 2011-10-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The China-India Border War
14. Cukwurah A. O. (1967), The Settlement of Boundary Disputes in International Law, Manchester, New York, Manchester University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Settlement of Boundary Disputes in International Law
Tác giả: Cukwurah A. O
Năm: 1967
17. Elizabeth (2004), Bejing is invited for talks with G7, The Herald International Tribune Sách, tạp chí
Tiêu đề: Elizabeth (2004), Bejing is invited for talks with G7
Tác giả: Elizabeth
Năm: 2004
18. Gupta, Karunakar (1971), The McMahon Line 1911-45, The British Legacy, in The China Quarterly July Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gupta, Karunakar (1971), The McMahon Line 1911-45
Tác giả: Gupta, Karunakar
Năm: 1971
19. Hoffmann, Steven A (1990), India and the China Crisis, Berkley, California: University of California Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoffmann, Steven A (1990), India and the China Crisis, "Berkley, California
Tác giả: Hoffmann, Steven A
Năm: 1990
20. Jabin T. Jacob (2007), The Qinghai-Tibet Railway and Nathu La – Challenge and Opportunity for India, China Report Vol. 43, No. 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: China Report
Tác giả: Jabin T. Jacob
Năm: 2007
21. Jabin T Jacob (2011), The Sino-Indian Boundary Dispute: Sub-National Units as Ice-Breakers, Slavic Research Center (SRC) Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Sino-Indian Boundary Dispute: Sub-National Units as Ice-Breaker
Tác giả: Jabin T Jacob
Năm: 2011
52. Madhur Singh, Can China and India be friend? http://www.time.com/time/printout/0,88161697595,00.html) Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w