1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI 3 NGHIÊN cứu sự CHẾT và THI THỂ

25 1,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 157 KB

Nội dung

Về mặt sinh học, ranh giới giữa sự sống và không sống không hoàn toàn rõ rệt, mà điển hình nhất cho hiện tượng này là đời sống của virus.. Trong pháp y học, giai đoạn này có ý nghĩa quan

Trang 1

2 Nhận thức rõ ràng và giải thích được cho người dân về khái niệm chết não.

3 Nắm vững dấu hiệu biến đổi tử thi sớm (chủ yếu là hoen tử thi và cứng tử thi).

4 Hiểu rõ ý nghĩa việc ứng dụng các biến đổi tử thi để ước lượng thời gian tử vong.

Sự chết là kết thúc không thể hồi phục hoạt động sống của một cá thể.

Nhưng trong thực tế, khi đi vào bản chất sâu xa, sự chết không đơn giản như một mệnh

đề định nghĩa

1.1 Về mặt sinh học, ranh giới giữa sự sống và không sống không hoàn toàn rõ rệt, mà

điển hình nhất cho hiện tượng này là đời sống của virus Còn trên một cơ thể sinh họcnói chung, luôn luôn có sự suy thoái, già và chết đi của các tế bào, của hồng cầu, của

Trang 2

một bộ phận mô - cơ quan bị cắt bỏ, bị hoại tử Chính những cái chết bộ phận ấy đãgiữ gìn cho sự sống của cả cơ thể Ngược lại, khi một cơ thể được chính thức báo tửlại vẫn còn rất nhiều cơ quan, mô, tạng, tế bào vẫn duy trì sự sống của riêng nó trongmột thời gian Đây chính là yếu tố quyết định nhất cho thành tựu về hiến, bảo quản vàghép mô tạng của y học hiện đại.

1.2 Về mặt xã hội, sự chết của một con người liên quan chặt chẽ đến nhiều lĩnh vực

quan trọng như luật pháp, đạo đức, triết học, văn hóa, tôn giáo nghĩa là hầu hếtnhững vấn đề về nhân văn và xã hội của một cá nhân người chết đối với gia đình vàcộng đồng

Vì vậy, nghiên cứu về sự chết và quan niệm của thầy thuốc về tử vong phải được nhìnnhận ở góc độ toàn diện, nhân đạo và khoa học nhất (cả về khoa học tự nhiên và khoa học

xã hội) Lương tâm, trách nhiệm và y đức đòi hỏi người thầy thuốc cảm thông với ngườibệnh tử vong và tôn trọng thi thể của họ trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình

2 QUÁ TRÌNH CHẾT:

Sự chết xảy ra không phải chỉ trong một thời điểm mà chính xác là một quá trình Có

bắt đầu, phát sinh và kết thúc Lần lượt là: hấp hối, chết lâm sàng rồi chết sinh học.Nhưng 3 giai đoạn này cũng không có ranh giới rõ ràng, cứng nhắc Thời gian của từnggiai đoạn và của cả quá trình chết diễn ra dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân

tử vong khác nhau

Tìm hiểu quá trình này, người thầy thuốc sẽ xử lý đúng đắn trong việc cấp cứu, hồi sứcbệnh nhân cũng như thực hiện đúng chức năng khi xác nhận tử vong, đặc biệt trong xácđịnh chết não phục vụ cho việc hiến, ghép mô tạng

2.1 Quá trình chết theo quan niệm kinh điển:

2.1.1 Giai đoạn hấp hối:

Các chức năng sống của cơ thể rơi vào tình trạng suy thoái, rối loạn Trung khu thần kinh

bị ức chế sâu, ý thức mơ hồ hoặc mất hẳn, các phản xạ thần kinh mất Tim đập chậm lại,rời rạc, huyết áp tụt Hô hấp bị rối loạn, thở yếu, có cơn ngừng thở

Giai đoạn hấp hối dài hay ngắn phụ thuộc vào thể trạng và nguyên nhân tử vong, thậmchí không có hấp hối như trong những cái chết do tổn thương sọ não, tổn thương tim,nhiễm độc HCN

Trang 3

2.1.2 Giai đoạn chết lâm sàng:

Dấu hiệu bắt đầu giai đoạn này là ngừng thở, ngừng tim Tiếp đó dãn hết đồng tử, mấthoàn toàn các phản xạ Trong điều kiện như vậy, do ngừng tuần hoàn và hô hấp, các tếbào thần kinh và mô não bị mất oxy nuôi dưỡng Đây là thời điểm cực kỳ hệ trọng quyếtđịnh khả năng hồi sinh hay không Thông thường, khả năng chịu thiếu oxy của não từ 5đến 7 phút Trong thời hạn đó nếu phục hồi được tuần hoàn hô hấp, có khả năng cơ thểđược hồi sinh Nếu quá thời hạn đó, việc hồi sức để tuần hoàn và hô hấp phục hồi chỉmang lại đời sống thực vật, hoàn toàn không thể hồi sinh Điều này có ý nghĩa quan trọngsống còn trong cấp cứu hồi sức tích cực và trong việc xác nhận chết não

2.1.3 Giai đoạn chết sinh học:

Đây là giai đoạn chết thực thể của mô - tế bào Quá trình trao đổi chất của cơ thể ngừnglại Bắt đầu xuất hiện sự thoái hóa, hoại tử không còn khả năng hồi phục Do sự biệt hóacủa mô - tế bào, khả năng chịu thiếu oxy của chúng khác nhau, nên thời hạn chết sinh họccủa mô - tế bào dài ngắn khác nhau

Trong pháp y học, giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng vì sự biến đổi sau chết bắt đầuhình thành và diễn biến thành những dấu hiệu đặc trưng giúp cho việc chẩn đoán thờigian chết

2.2 Chết giả:

Trong thực tế đời sống và trong hoạt động lâm sàng, đã có không ít hiện tượng chết giả.Thường gặp trong các trường hợp sau:

- Điện giật, ngạt cơ học, ngạt nước

- Nhiễm độc: thuốc ngủ, thuốc mê, oxyt carbone (CO), đặc biệt ở nước ta là bị rắn cắn

- Mất máu, mất nước cấp tính số lượng lớn

- Chết giả ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ do hệ thần kinh chưa hoàn thiện

Để loại bỏ sự nhầm lẫn của chết giả, từ xa xưa đã có những nghiệm pháp để chẩn đoán tửvong đơn giản như đặt gương trước mũi bệnh nhân, rạch động mạch quay, Hiện nay, cóthể ghi điện tim, điện não để xác định chính xác sự chết, loại trừ chết giả

Trang 4

3 CHẾT NÃO:

Với sự phát triển toàn diện trong nhận thức xã hội đồng thời với những thành tựu vượtbậc của y học, quan điểm về sự chết đã có những thay đổi theo hướng tích cực và khoahọc và đặt ra khái niệm “chết não”

3.1.1 Phương tiện hồi sức, điều trị tích cực phát triển có thể duy trì lâu dài sự sống thực

vật nhưng sự lạm dụng phương tiện gây kéo dài nỗi đau đớn, lo lắng bất ổn mộtcách vô vọng cho người bệnh và gia đình

3.1.2 Gây lãng phí về tài lực y tế mà lẽ ra có thể dành cho những bệnh nhân còn khả

năng cứu chữa

3.1.3 Sự phát triển của kỹ thuật bảo quản mô (ngân hàng mô) và phẫu thuật ghép mô

-tạng đặt ra những nhu cầu ngày càng cao với người chết hiến mô -tạng (DonnerCadaverique)

3.1.4 Đòi hỏi sự thay đổi về quan niệm, nhận thức một cách đồng bộ trong xã hội (về

pháp luật, đạo đức, y đức, tôn giáo )

3.2 Sự phát triển của quan niệm chết não:

Năm 1959, tại Lyon - Pháp lần đầu tiên dùng thuật ngữ “chết hệ thống thần kinh”, sau đóMollaret và Goulon dùng thuật ngữ “hôn mê quá thời hạn” (Coma Depasse)

Năm 1966, Hội nghị chuyên đề Ciba- London đưa ra tiêu chuẩn đầu tiên về chết não:

- Dãn hết 2 đồng tử

- Mất hết phản xạ tự nhiên

- Hoàn toàn không tự thở sau khi bỏ máy thở 5 phút

- Hạ huyết áp, phải tăng thuốc co mạch

- Điện não phẳng

Trang 5

Những tiêu chuẩn này được dùng để chẩn đoán chết não trong chấn thương sọ não vàphục vụ cho việc ghép tim ca đầu tiên vào năm 1967.

Năm 1968, tuyên bố Sydney của Hội nghị Y học thế giới lần thứ 22 đã đưa ra quan điểmđầy đủ về quan niệm tử vong:

“ Ở hầu hết các nước, việc xác định thời gian chết là trách nhiệm luật pháp của thầythuốc và chết là quá trình từ từ ở mức tế bào với các mô thay đổi khả năng của nó đểchống lại việc mất oxy Nhưng mối quan tâm về mặt lâm sàng không nằm trong trạngthái bảo vệ các tế bào đơn độc mà trong cả một số phận con người Ở đây, thời điểm chếtcủa các tế bào và cơ quan khác nhau không quan trọng lắm so với việc chắc chắn rằngquá trình chết là không thể đảo ngược nhờ bất kỳ một kỹ thuật hồi sức nào ”

Cũng trong năm 1968, có tiêu chuẩn Harvard về chết não:

- Không thay đổi sau 24 giờ

Năm 1970, điều luật của bang Kansas - Hoa Kỳ: “ Một người được coi là chết hợp luậtpháp và y học là người không còn chức năng não trong khi cố gắng duy trì hoặc bảo đảmchức năng tuần hoàn hay hô hấp trong tình trạng não nói trên và dường như những cốgắng hồi sức hay duy trì sự chống đỡ sẽ không thành công Sự chết sẽ xảy ra vào lúcnhững điều kiện này xảy ra đồng thời Người ta thông báo trước khi ngừng các phươngtiện nhân tạo hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp và trước khi lấy bất cứ cơ quan sống nào vớimục đích cấy ghép”

Tiếp theo đó, ở nhiều nước phát triển, chết não đã định hình do sự phát triển của các điềuluật và các tiêu chuẩn chẩn đoán chết não:

1971, tiêu chuẩn Minnesota

1976, điều luật và tiêu chuẩn của Vương quốc Anh

1977, nghiên cứu tập thể của Hoa Kỳ về tiêu chuẩn chết não

Trang 6

1981, Đồng Chủ tịch của các Hội Y học, Tòa án, Hội đồng Luật sư nhà nước, Học việnThần kinh và Hội Điện não của Hoa Kỳ đưa ra nguyên tắc xác định sự chết, trong đóđáng chú ý là đề cập đến “mất chức năng thân não”.

1987, tiêu chuẩn của Nhật Bản được sửa đổi thay thế cho tiêu chuẩn 1974

1987, Đài Loan ban hành Luật về ghép cơ quan và nguyên tắc chẩn đoán và xác định chếtnão

Ở các nước khu vực Đông Nam Á, hiện nay Singapor và Malaysia cũng đã có tiêu chuẩn

về chết não

Ở Việt Nam, sau những thành công trong kỹ thuật ghép thận, ghép gan với người cho làngười sống, Bộ Y tế đã soạn thảo và đệ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội Pháp lệnh vềhiến, bảo quản, ghép mô tạng và mổ tử thi Đây là những cái mốc quan trọng trong tiến

bộ về y học và luật pháp, về phẫu thuật ghép cũng như về y học tư pháp

4 BIẾN ĐỔI CỦA TỬ THI:

Khi sự sống chấm dứt, quá trình trao đổi chất và cơ chế điều hòa trạng thái cân bằngđộng sinh học ngừng lại, các thành phần sinh hóa, enzym, hóa học, nội sinh của cơ thểmất điều khiển bắt đầu đi vào những chu trình phản ứng phân hủy tự phát (Autolyse).Thêm vào đó, các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng trong ống tiêu hóa bắt đầu phát triểnnhanh chóng

Yếu tố tiếp theo là tác động của môi trường bên ngoài như thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, ánhsáng, sự tấn công của côn trùng, động vật các loại và tấn công vào cơ thể đã chết khôngcòn bất cứ sự đề kháng nào

Tất cả các yếu tố vừa nêu trên (cả nội sinh và ngoại sinh) đã tạo ra những biến đổi của tửthi

Thông thường, các tác giả chia thành 2 giai đoạn:

- Những biến đổi tử thi sớm

- Những biến đổi tử thi muộn

4.1 Những biến đổi tử thi sớm:

4.1.1 Mất trương lực cơ:

Trang 7

Da mất tính đàn hồi, cơ mất trương lực Đây là hiện tượng diễn ra sớm nhất Ngay trướckhi chết hoặc đồng thời với lúc chết Đôi khi, trong trường hợp cái chết xảy ra đột ngột,rất nhanh, không xảy ra biểu hiện này.

Các dấu hiệu quan sát được có thể thấy: đồng tử dãn hết, mắt khép hờ, miệng hơi há, bộmặt dãn các nếp nhăn, nhìn vô cảm, các chi hơi co ở tư thế tự nhiên, các cơ thắt dãn ragây thoát tinh dịch, thoát phân và nước tiểu

Do mất trương lực cơ, nếu có vật đè ép vào cơ thể, tại vị trí đó sẽ để lại một dấu ấn cóhình dạng của vật đó trong thời gian tương đối lâu giúp cho người khám nghiệm có thểnhận định về dấu vết

4.1.2 Giảm thân nhiệt:

Nhiệt độ của cơ thể thực sự bắt đầu giảm từ giai đoạn hấp hối Sau khi chết, thân nhiệttiếp tục hạ tùy thuộc vào bản thân cá thể tử thi và yếu tố bên ngoài

4.1.2.1 Yếu tố cá thể tử thi:

- Thể tạng chung của cơ thể: béo, gầy, suy kiệt, nhiễm trùng, độ tuổi, tình trạng dinhdưỡng

- Sự can thiệp của ngoại khoa, các thủ thuật, việc sử dụng các loại thuốc

- Một số bệnh lý đặc biệt ví dụ nhiễm trùng uốn ván

- Tình trạng quần áo, đồ vải che bọc cơ thể

4.1.2.2 Yếu tố bên ngoài:

- Thời tiết, vi khí hậu của môi trường xung quanh đặc biệt lưu ý đến nhiệt độ, ánhsáng, độ ẩm, độ thông thoáng (lưu thông không khí, gió)

- Điều kiện của hiện trường: trong phòng kín, ngoài hiện trường rộng, phức tạp, môitrường nước

- Việc bảo quản tử thi trong túi nylon kín hay bảo quản trong nhà lạnh, tủ lạnh

Về nguyên tắc: Khi chết, quá trình trao đổi chất ngừng lại kéo theo quá trình sản sinh

thân nhiệt cũng ngừng lại trong khi quá trình tản nhiệt, trao đổi nhiệt vật lý vẫn tiếp diễn

Trang 8

nên thân nhiệt từ từ giảm xuống cho đến khi cân bằng với nhiệt độ môi trường xungquanh.

Quá trình giảm nhiệt độ xảy ra không đồng đều trên cơ thể: ở các vùng ngọn chi, ở bềmặt giảm trước, các vùng trung tâm, ở nội tạng giảm sau

Có một công thức kinh điển và đơn giản của Scotland Yard - Vương quốc Anh tính thờigian chết theo thân nhiệt

Thời gian chết = 37 0 C - t0 C

1,50CTrong đó: t0C: Nhiệt độ hậu môn của tử thi tại thời điểm khám nghiệm

370C: Nhiệt độ trung bình của một người bình thường (không có những yếu tố đặcbiệt đã nêu ở phần 4.1.2.1.)

1,50C: Thân nhiệt giảm đi trung bình trong 1 giờ (không có những yếu tố đặc biệt

4.1.3.2 Dấu hiệu “da giấy”:

Sự bay hơi nước ở những vùng da mỏng, không có lớp sừng, hoặc những nơi bị chấnthương dạng đè ép, chà xát làm lớp da bị khô, dai, cứng chắc như giấy bìa, thường cómầu sẫm gọi là “Da giấy”

Cần lưu ý dấu vết “da giấy” trong một số trường hợp sau:

- Dấu hiệu “da giấy” trong rãnh treo ở chết treo cổ

- Trong trường hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực khi cấp cứu dễ bị nhầm với chấnthương ngực

Trang 9

- Trong những dấu vết va quệt, kéo lê khi vận chuyển nạn nhân hoặc thay đổi hiệntrường.

4.1.4 Vết hoen tử thi:

4.1.4.1 Định nghĩa:

Là hiện tượng ứ máu tĩnh mạnh tại những vùng trũng trên cơ thể, tiếp theo có hiện tượng thoát mạch, tan máu rồi thẩm thấu vào các mô xung quanh tạo nên những vết những mảng màu đặc biệt.

Vết hoen rất nhạt màu hoặc không hình thành trong trường hợp chảy máu ngoài với sốlượng lớn, hầu như không còn máu đọng đủ để tạo vết hoen

Cần phân biệt vết hoen tử thi với những mảng sắc tố bất thường có trước trên da nạnnhân ví dụ những đám u máu phẳng, vết bớt

Đặc biệt phải chẩn đoán phân biệt giữa hoen tử thi và vết bầm tụ máu do chấn thương.Cần rạch qua vết màu đó, rửa nước, lau sạch Nếu vết màu đó mất đi, hoặc máu trong tĩnhmạch chảy ra và trôi đi đó là vết hoen tử thi Nếu thấy đám chảy máu tụ máu dưới da, môdưới da lau rửa không sạch đó là chấn thương bầm tụ máu

4.1.4.3 Đặc tính thời gian của hoen tử thi:

Diễn biến hình thành hoen tử thi xảy ra qua 3 thời kỳ:

Khoảng 1-2 tiếng đến 12 tiếng sau chết Một số nguyên nhân chết gây chết đột ngột, hoen

tử thi xuất hiện sớm sau 30 phút

Trang 10

Trong vòng 6 tiếng đầu sau chết, nếu thay đổi vị trí tư thế tử thi thì các vết hoen đã hình

thành dần dần mất đi Trong khi đó, ở những vị trí thấp trũng mới sẽ lại xuất hiện vết hoen tử thi được gọi là sự chuyển dịch hoen tử thi.

Ngoài 6 tiếng sau khi chết, nếu có thay đổi tư thế tử thi, những vết hoen đã hình thành

không mất đi trong khi ở những vị trí thấp trũng mới sẽ lại xuất hiện những vết hoen tử thi mới được gọi là hoen tử thi thứ phát.

Đây là thời kỳ máu đọng vẫn còn nằm trong lòng mạch nên khi ấn ngón tay vào vết hoen,màu sắc chỗ đó bị nhạt trắng đi do máu đọng bị áp lực đè vào đã di chuyển theo mạchmáu đi chỗ khác Nếu rạch dao qua sẽ thấy máu trong lòng mạch chảy ra liên tục và rửasạch dễ dàng

 Thời kỳ thoát mạch:

Bắt đầu từ 12 tiếng sau chết, đôi khi bắt đầu sớm hơn (khoảng 8-10 tiếng)

Từ thời điểm này có sự thoát mạch của hồng cầu và huyết tương ra các mô xung quanhđồng thời với hiện tượng dịch của mô xung quanh ngấm vào lòng mạch

Đó là nguyên nhân làm cố định vị trí vết hoen và rất khó xuất hiện hoen tử thi thứ phát

khi thay đổi tư thế tử thi Dấu hiệu ấn ngón tay cũng không rõ ràng, chỉ thấy vết hoen hơinhạt màu Nếu rạch qua sẽ thấy máu chỉ còn chảy nhỏ giọt

 Thời kỳ thẩm thấu:

Ngoài 18 tiếng sau chết Các mô xung quanh bị máu thấm vào kèm theo hồng cầu bắt đầuphân hủy (tan máu) Vết hoen tử thi hoàn toàn cố định Ấn ngón tay vào vết hoen hoàntoàn không mất màu Cắt qua vết hoen không còn máu trong lòng mạch còn mô xungquanh ngấm máu màu tím

4.1.4.4 Vị trí của hoen tử thi:

Hoen tử thi luôn luôn khu trú ở những vùng thấp trũng của cơ thể Thông thường ở tư thếnằm ngửa, hoen xuất hiện ở vùng sau cổ, lưng, mặt sau tay chân trừ vùng bả vai, mông,mặt sau của 1/3 trên cẳng chân là những nơi cơ thể bị tì ép vào giường Ngoài ra, nhữngnơi quần áo chèn ép như cổ áo, thắt lưng, các nếp nhăn gấp lớn cũng không có vết hoen

và để lại những vết da trắng nhợt phân biệt rất rõ với xung quanh

Đặc biệt ở tư thế chết treo cổ hoàn toàn, hoen tử thi tập trung ở phần ngọn chi: bàn ngóntay, cẳng tay, vùng bụng dưới và vùng cẳng bàn chân Trong trường hợp điển hình, đây làmột trong những dấu vết tin cậy giúp cho chẩn đoán xác định chết treo cổ

Trang 11

cơ rơi vào trạng thái cố định do kết dính của 2 protein này gây nên hiện tượng co cứngcơ.

Một lý thuyết khác liên quan đến hiện tượng thiếu oxy tạo nên sự ứ đọng của acide lactictrong cơ thể Chính acide này phản ứng làm đông vón protein của tế bào gây nên sự cocứng Cơ chế này tương tự như hiện tượng “chuột rút” ở người sống khi hoạt động mạnh

về cơ bắp trong trạng thái chưa kịp bù oxy hay gặp trong hoạt động thể thao

Hiện tượng co cứng cơ - khớp còn gặp ở người sống khi bị chấn thương hay mất nuôidưỡng máu do tắc mạch dẫn đến giai đoạn sớm của hoại tử các chi

4.1.5.1 Đặc tính thời điểm của cứng tử thi:

Trung bình, cứng tử thi hình thành trong khoảng 1 đến 3 tiếng sau chết, sớm nhất khoảng

10 phút và muộn nhất khoảng 7- 8 giờ Thời hạn này tùy thuộc vào nguyên nhân gây tửvong, thể trạng của người bệnh và yếu tố bên ngoài Những thanh niên tầm vóc cườngtráng, đang khỏe mạnh đột nhiên bị chết sẽ cứng nhanh và cường độ cứng cao Nhữngngười già, người da bọc xương hay nằm bệnh lâu ngày sẽ lâu cứng và ít cứng Nhiệt độbên ngoài cao sẽ gây cứng nhanh và hết cứng cũng nhanh Nhiệt độ thấp dưới 100C làmchậm cứng và kéo dài đến 10-12 ngày ví như trường hợp bảo quản tử thi trong tủ lạnh.Thứ tự hình thành cứng gồm 2 loại cứng từ phía trên xuống và cứng từ dưới lên Loại thứnhất bắt đầu cứng từ các cơ hàm mặt lan dần xuống phía dưới cơ thể Loại thứ hai bắt đầucứng từ chi dưới rồi lan ngược lên trên

Ở các khớp lớn sau 4 đến 6 tiếng đã cứng, sau 24 tiếng là cứng nhất

Từ 4 đến 6 tiếng nếu phá cứng nhưng sau đó cứng tử thi xuất hiện trở lại nhưng độ cứngyếu hơn trước Sau 6 đến 8 tiếng, nếu phá cứng sẽ không còn cứng trở lại

Trang 12

4.1.5.2 Ý nghĩa pháp y học của cứng tử thi:

Căn cứ vào thứ tự xuất hiện, sự phát sinh phát triển, thời điểm và mức độ co cứng có thểphán đoán được nguyên nhân và thời điểm tử vong

Ở một mức độ nhất định, cứng tử thi có thể giữ lại tư thế, vị trí của nạn nhân giúp ta phánđoán được hoàn cảnh xảy ra sự việc

Hiện tượng này được giải thích do bị tổn thương đột ngột của hệ thần kinh trung ươngđặc biệt là tổn thương não trung gian tương tự như triệu chứng “cứng mất não” trong lâmsàng

Hiện tượng này cũng được lý giải bằng trạng thái kích động, hốt hoảng, hưng phấn hayvận động quá mức đều có thể là nguyên nhân quan trọng gây ra cái chết co cứng lập tức

4.1.6 Các biến đổi của mô - tạng, máu và nội mô:

Với những tiến bộ về sinh hóa, huyết học, mô bệnh học hiện đại, pháp y ngày nay đãnghiên cứu sâu hơn biến đổi sớm sau chết của các tạng, mô, máu và dịch nội môi

Yếu tố thứ ba là các dịch tiêu hóa của dạ dày, tụy vốn được trung hòa khi còn sống nay

đã bị mất cân bằng do mất đi lớp bảo vệ của niêm mạc dẫn đến sự tự tiêu của ống tiêuhóa

Máu là một trong các mô tự tiêu đầu tiên Quan sát trên vi thể thấy hình ảnh mắt lưới đadiện với các hồng cầu bị thoái hóa, sau đó trở thành một đám đồng nhất màu hồng chứacặn dạng hạt

Thượng thận cũng tự hủy nhanh sau chết; vùng lưới của lớp vỏ hóa nước tạo thành ranhgiới mầu hồng giữa vùng vỏ và vùng tủy Sau đó, tuyến bị mủn nát thành một khối nhãomàu nâu - đỏ dễ nhầm với chảy máu thượng thận

Ngày đăng: 01/06/2017, 15:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w